Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH sản XUẤT bắp RAU(Zea mays l ) đạt TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP tại xã mỹ AN HUYỆN CHỢ mới TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NÔNG NGHIỆP SẠCH

ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH
SẢN XUẤT BẮP RAU(Zea mays L.)
ĐẠT TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP
TẠI XÃ MỸ AN - HUYỆN CHỢ MỚI
TỈNH AN GIANG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

TS. Châu Minh Khôi

Lê Võ Trúc Giang

3083402

ThS. Trần Huỳnh Khanh

Lê Châu An

3087617

Lớp Nông nghiệp sạch K34


Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NÔNG NGHIỆP SẠCH

ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH
SẢN XUẤT BẮP RAU(Zea mays L.)
ĐẠT TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP
TẠI XÃ MỸ AN - HUYỆN CHỢ MỚI
TỈNH AN GIANG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

TS. Châu Minh Khôi

Lê Võ Trúc Giang

3083402

ThS. Trần Huỳnh Khanh

Lê Châu An


3087617

Lớp Nông nghiệp sạch K34

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
---------

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Xác nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp với đề tài ““Đánh giá bước
đầu xây dựng quy trình sản xuất bắp rau đạt tiêu chuẩn Global GAP tại xã Mỹ
An – huyện Chợ Mới – tỉnh An Giang”.
Do sinh viên: Lê Võ Trúc Giang và Lê Châu An lớp Nông nghiệp sạch K34 –
Khoa Nông nghiệp & SHƯD – Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ tháng 6/2011
đến tháng 2/2012.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
---------

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
Xác nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp với đề tài ““Đánh giá bước
đầu xây dựng quy trình sản xuất bắp rau đạt tiêu chuẩn Global GAP tại xã Mỹ
An – huyện Chợ Mới – tỉnh An Giang”.
Do sinh viên: Lê Võ Trúc Giang và Lê Châu An lớp Nông nghiệp sạch K34 –
Khoa Nông nghiệp & SHƯD – Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ tháng 6/2011
đến tháng 2/2012.
Nhận xét của Bộ môn:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
---------

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp với đề tài ““Đánh giá bước đầu
xây dựng quy trình sản xuất bắp rau đạt tiêu chuẩn Global GAP tại xã Mỹ An –
huyện Chợ Mới – tỉnh An Giang”.
Do sinh viên: Lê Võ Trúc Giang và Lê Châu An lớp Nông nghiệp sạch K34 –
Khoa Nông nghiệp & SHƯD – Trường Đại học Cần Thơ thực hiện và báo cáo trước
Hội đồng ngày … tháng … năm 2012.

Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức:
------------------------------------------------------------------------------------------------------Nhận xét của Hội đồng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
Chủ tịch Hội đồng

iii


TÓM TẮT LỊCH SỬ CÁ NHÂN


I. Sơ lược lý lịch
- Họ tên: Lê Võ Trúc Giang

Giới tính: Nữ

- Ngày sinh: 19/01/1990

Dân tộc: Kinh

- Nơi sinh: Xã Vĩnh Hựu – huyện Gò Công Tây – tỉnh Tiền Giang
- Họ tên cha: Lê Văn Hồng
- Họ tên mẹ: Võ Thị Cẩm Lệ
- Quê quán: ấp Hòa Bình – xã Vĩnh Hựu – huyện Gò Công Tây- tỉnh Tiền Giang
II. Quá trình học tập
-

1996 – 2001: Trường Tiểu học Vĩnh Hựu I

Xã Vĩnh Hựu – huyện Gò Công Tây – tỉnh Tiền Giang

-

2001 – 2005: Trường THCS Vĩnh Hựu
Xã Vĩnh Hựu – huyện Gò Công Tây – tỉnh Tiền Giang

-

2005 – 2008: Trường THPT Vĩnh Bình
Thị trấn Vĩnh Bình – huyện Gò Công Tây – tỉnh Tiền Giang

-

2008 – 2012: Trường Đại học Cần Thơ – Khoa Nông nghiệp & SHƯD – ngành

Nông nghiệp sạch Khóa 34
Khu II Trường Đại học Cần Thơ - Đường 3 Tháng 2 – quận Ninh Kiều – thành
phố Cần Thơ

iv


TÓM TẮT LỊCH SỬ CÁ NHÂN


I. Sơ lược lý lịch
- Họ tên: Lê Châu An

Giới tính: Nam


- Ngày sinh: 09/09/1990

Dân tộc: Kinh

- Nơi sinh: Tam Bình – Vĩnh Long
- Họ tên cha: Lê Văn Lộc
- Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Phượng
- Quê quán: ấp Hòa Thuận – xã Hoà Lộc – huyện Tam Bình - tỉnh Vĩnh Long
II. Quá trình học tập
-

1996 – 2001: Trường Tiểu Hoà Lộc C

-

2001 – 2005: Trường THCS Hậu Lộc

-

2005 – 2008: Trường cấp II – III Phan Văn Hoài

-

2008 – 2012: Trường Đại học Cần Thơ – Khoa Nông nghiệp & SHƯD – ngành
Nông nghiệp sạch – Khóa 34

v



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố
trước đây.

Tác giả luận văn

Lê Châu An

vi

Lê Võ Trúc Giang


LỜI CẢM TẠ
-----Trong suốt bốn năm học tại trường Đại Học Cần Thơ với những kiến thức mới,
những lĩnh vực khoa học đầy mới mẽ, ngoài nổ lực rèn luyện, học tập của bản thân đã
cố gắng tìm tòi, học hỏi, cùng với sự chỉ dạy tận tình của quý Thầy, Cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thầy Châu Minh Khôi đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý giá
và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng em trong suốt thời gian thực hiện đề tài
và hoàn thành bài luận văn.
Anh Trần Huỳnh Khanh đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên trong thời gian thực
hiện đề tài và hoàn thành bài luận văn.
Cô Nguyễn Mỹ Hoa Cố vấn học tập lớp Nông nghiệp sạch K34 đã tận tình giúp
đỡ, ủng hộ, động viên và truyền đạt cho chúng em rất nhiều kinh nghiệm quý
báo.
Toàn thể quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ đã dìu dắt truyền đạt kiến thức
quý báo cho chúng em trong suốt thời gian theo học tai trường.

Cảm ơn tất cả các bạn lớp Nông nghiệp sạch K34 đã cùng giúp đỡ nhau trong
suốt bốn năm học tai trường Đại học Cần Thơ.
Cảm ơn tất cả các bạn chúng tôi quen biết đã động viên, giúp đỡ những trong
suốt thời gian học tập và rèn luyện.
Sau cùng xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến Cha, Mẹ đã nuôi lớn và luôn quan
tâm, động viên, hỗ trợ chúng con đến lúc trưởng thành.
Xin kính chúc quý Thầy, Cô, anh, chị, tất cả các bạn trong Bộ môn Khoa học đất –
Khoa Nông nghiệp & SHƯD – Trường Đại học Cần Thơ được dồi dào sức khỏe và
công tác tốt.

Trân trọng kinh chào!

vii


MỤC LỤC
Trang
XÉT DUYỆT LUẬN VĂN.......................................................................................... i
LỊCH SỬ CÁ NHÂN ................................................................................................ iv
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... vi
LỜI CẢM TẠ........................................................................................................... vii
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................. xi
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................... xii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................. 2
1.1 KHÁI QUÁT LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
1.1.1 Giới thiệu khu vực sản xuất bắp rau đăng ký chứng nhận Global GAP ...... 3
1.1.2 Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................... 3
1.2 SẢN XUẤT RAU AN TOÀN ............................................................................... 5

1.2.1 Các khái niệm về rau .................................................................................. 5
1.2.2 Tầm quan trọng của sản xuất rau an toàn .................................................... 6
1.2.2.1 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ............................................................. 6
1.2.2.2 Dư lượng nitrat (NO3-) ......................................................................... 10
1.2.2.3 Kim loại nặng ...................................................................................... 12
1.2.2.4 Vi sinh vật gây bệnh ............................................................................ 14
1.2.3 Tiêu chuẩn rau an toàn .............................................................................. 15
1.3 VÀI NÉT VỀ CÂY BẮP RAU ........................................................................... 17
1.3.1 Khái quát về cây bắp rau (Zea mays L.) .................................................... 17
1.3.2 Giá trị kinh tế và dinh dưỡng cây bắp rau ................................................. 17
1.3.3 Tình hình sản xuất bắp rau ở Đồng bằng Sông Cửu Long ......................... 19
1.4 QUY TRÌNH GLOBAL GAP............................................................................ 21
1.4.1 Khái niệm về GAP – Tiêu chuẩn Global GAP .......................................... 21
1.4.2 Yêu cầu tiêu chuẩn Global GAP ............................................................... 22
1.4.3 Lợi ích của Global GAP ........................................................................... 23

viii


1.4.4 Một số thông tin khái quát về việc đăng ký đánh giá chứng nhận Global
GAP .......................................................................................................................... 24
1.4.5 Tiêu chuẩn Global GAP ............................................................................ 25
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 32
2.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ...................................................................... 32
2.1.1 Thời gian – Địa điểm nghiên cứu ............................................................. 32
2.2.2 Phương tiện nghiên cứu ............................................................................ 32
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 32
2.2.1 Điều tra phỏng vấn nông dân .................................................................... 32
2.2.2 Xây dựng quy trình canh tác bắp rau theo tiêu chuẩn Global GAP ............ 33
2.2.3 Xử lý số liệu ............................................................................................. 34

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 35
3.1 TÌNH HÌNH CANH TÁC BẮP RAU CỦA NÔNG DÂN XÃ MỸ AN –
HUYỆN CHỢ MỚI – TỈNH AN GIANG TRƯỚC KHI THAM GIA QUY
TRÌNH CANH TÁC BẮP RAU THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP .............. 35
3.2 TÌNH HÌNH CANH TÁC BẮP RAU CỦA NÔNG DÂN XÃ MỸ AN –
HUYỆN CHỢ MỚI – TỈNH AN GIANG KHI THAM GIA QUY TRÌNH CANH
TÁC BẮP RAU THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP ....................................... 36
3.2.1 Phân hữu cơ .............................................................................................. 37
3.2.2 Phân vô cơ và thuốc BVTV ...................................................................... 38
3.2.3 Mức độ quan tâm của nông dân khi mua thuốc BVTV.............................. 39
3.2.4 Tình hình xử lý phế phẩm nông nghiệp của nông hộ ................................. 40
3.2.5 Xử lý bao bì, vỏ thuốc BVTV ................................................................... 41
3.2.6 Xây dựng cơ sở vật chất ........................................................................... 42
3.2.7 Thực hiện ghi sổ nhật ký canh tác ............................................................. 43
3.3 QUY TRÌNH CANH TÁC BẮP RAU THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP
THEO KHUYẾN CÁO CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT – KHOA NÔNG
NGHIỆP & SHƯD – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ......................................... 43
3.3.1 Chọn giống ............................................................................................... 43
3.3.2 Chuẩn bị đất ............................................................................................. 44
3.3.3 Mật độ gieo trồng ..................................................................................... 44
ix


3.3.4 Thời vụ trồng ............................................................................................ 44
3.3.5 Bón phân .................................................................................................. 44
3.3.6 Nước tưới ................................................................................................. 45
3.3.7 Phòng trừ cỏ dại ....................................................................................... 45
3.3.8 Phòng trừ sâu bệnh ................................................................................... 45
3.3.9 Phòng trừ bệnh hại.................................................................................... 46
3.3.10 Rút cờ ..................................................................................................... 50

3.3.11 Thu hoạch ............................................................................................... 50
3.3.12 Chế biến, bảo quản ................................................................................. 51
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 52
4.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 52
4.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 54
PHỤ CHƯƠNG ....................................................................................................... 57

x


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

1.1

Vị trí vùng nghiên cứu trong bản đồ hành chánh tỉnh An Giang

4

3.1

Vỏ thuốc BVTV vứt tại đồng của nông dân

36


3.2

Tập huấn nông dân tại xã Mỹ An – huyện Chợ Mới – tỉnh An

37

Giang
3.3

Tỷ lệ nông dân đã sử dụng phân hữu cơ khi tham gia quy trình

37

Global GAP tại Chợ Mới – An Giang
3.4

Phương thức bón phân vô cơ và thuốc BVTV của nông dân khi

38

tham gia quy trình Global GAP
3.5

Những vấn đề nông dân quan tâm khi mua thuốc BVTV

39

3.6


Mức độ nông dân sử dụng đồ bảo hộ lao động khi phun thuốc

40

BVTV
3.7

Dùng thân bắp, vỏ bắp để chăn nuôi bò của nông dân Chợ Mới –

41

An Giang
3.8

Xử lý bao bì, vỏ thuốc BVTV của nông dân khi tham gia quy

41

trình Global GAP
3.9

Phần trăm nông dân đã xây dựng nhà kho riêng biệt

42

3.10

Tủ thuốc BVTV và nhà kho của nông dân xã Mỹ An – huyện Chợ

42


Mới – tỉnh An Giang khi tham gia quy trình Global GAP
3.11

Phần trăm nông dân ghi sổ nhật ký canh tác

xi

43


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1.1

Tên bảng
Kết quả điều tra và phân tích dư lượng thuốc BVTV trong một số loại
rau quả khu vực Hà Nội (tại các chợ và các vùng trồng rau trọng điểm)

1.2

Khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt Nam từ 19901998

1.3

Ngưỡng giới hạn hàm lượng nitrat trong rau (Đơn vị tính: mg/kg tươi)

1.4

Ngưỡng giới hạn các kim loại nặng (mg/kg) trong sản phẩm rau tươi

(FAO/WHO Codex Alimentarius, 1993)

1.5

Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật trong sản phẩm rau
tươi (Theo Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y tế)

Trang
8

9
12
14

15

1.6

Hàm lượng tối đa của một số nguyên tố hóa học trong nước tưới

16

1.7

Hiệu quả kinh tế của cây bắp rau so với các loại rau khác

17

1.8


Giá trị dinh dưỡng của bắp rau so với các loại rau khác (từ 100 gram
phần ăn được)

1.9

Diện tích bắp rau so với một số loại cây rau màu khác ở Chợ Mới năm
2009

xii

18

20


Lê Võ Trúc Giang, Lê Châu An, 2012. “Đánh giá quy trình sản xuất bắp rau (Zea mays L.) đạt tiêu
chuẩn Global GAP tại xã Mỹ An – huyện Chợ Mới – tỉnh An Giang”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư
ngành Nông nghiệp sạch khóa 34. Khoa Nông nghiệp & SHƯD – Trường Đại học Cần Thơ.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau là thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của mọi người, đặc biệt
đối với dân tộc Châu Á trong đó có Việt Nam. Trong nhiều năm qua người tiêu dùng
đã thật sự lo ngại và quan tâm nhiều đến vấn đề an toàn thực phẩm bởi sự tồn dư các
chất độc hại trong nông nghiệp như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng nitrat,
tích lũy kim loại nặng,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm ô nhiễm môi
trường.
Sản xuất theo quy trình chất lượng, an toàn (Global GAP) đã được phát triển
rộng ở nhiều quốc gia nhằm giảm thiểu các mối nguy hại liên quan đến sử dụng thuốc
phòng trừ dịch hại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức người sản xuất và
cộng đồng. Sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao và thân thiện với môi trường đạt

tiêu chuẩn GAP là hướng phát triển cần thiết để có đủ điều kiện gia nhập thị trường thế
giới. Nhật Bản có luật mới về an toàn thực phẩm, Châu Âu có quy định về hủy bỏ
trong 24 giờ đối với sản phẩm không đạt chất lượng, Mỹ ngày càng thắt chặt quy định
về an toàn thực phẩm bằng cách đưa thêm và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng. Tại
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều địa phương trong nước đã và đang phấn
đấu đạt chứng nhận Global GAP cho sản phẩm nông nghiệp như Thanh long Chợ Gạo,
Dứa Tân Lập (Tiền Giang), Bưởi da xanh (Bến Tre), Hợp tác xã thanh long Dương
Xuân (Long An)…Gần đây Hợp tác xã lúa tại xã Mỹ Thành Nam (Cai Lậy – Tiền
Giang) triển khai thí điểm sản xuất 14,7 ha lúa ở 16 hộ xã viên theo hướng an toàn
sinh học. Qua kiểm tra đánh giá, diện tích sản xuất lúa này đã đạt tiêu chuẩn để chế
biến gạo theo tiêu chuẩn Global GAP.
Và hiện nay, bắp thu hoạch ở giai đoạn trái non (bắp rau) được chế biến và sử
dụng như một loại rau trong chế biến thức ăn hằng ngày. Bắp rau đã và đang được
trồng và phát triển tốt trên địa bàn tỉnh An Giang. Đặc biệt, trên vùng đất phù sa ven
sông như vùng Chợ Mới là vùng đất có nhiều ưu thế cho việc sản xuất cây bắp rau.

1


Vấn đề là cần xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, an toàn thực phẩm và có chất
lượng cao nhằm bảo đảm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và nâng cao giá trị của sản phẩm và
thu nhập của nông dân.
Vì vậy, đề tài “Đánh giá quy trình sản xuất bắp rau (Zea mays L.) đạt tiêu
chuẩn Global GAP tại xã Mỹ An – huyện Chợ Mới – tỉnh An Giang” được thực
hiện nhằm đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi nông dân tham gia sản xuất theo
quy trình Global GAP, đưa ra hướng sản xuất bắp rau ở Hợp tác xã Mỹ An – huyện
Chợ Mới – tỉnh An Giang thật sự theo hướng chất lượng, an toàn, bền vững và hiệu
quả.

2



CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 KHÁI QUÁT LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1 Giới thiệu khu vực sản xuất bắp rau đăng ký chứng nhận Global GAP
1.1.2 Đặc điểm tự nhiên
An Giang nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa gió
là: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ cao nhất thường 36 – 38 0C, nhiệt
độ thấp nhất hàng năm thường xuất hiện vào tháng 10, trung bình khoảng 180C. Mùa
mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. An Giang có mùa nắng chói
chang, bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ngày, mùa mưa tuy ít nắng hơn nhưng
cũng còn gần tới 7 giờ nắng/ngày. Trong mùa khô do nắng nhiều, độ ẩm không khí
thấp nên lượng bốc hơi lớn, bình quân 110 mm/tháng, đặt biệt vào tháng 3 tới 160 mm.
Trong mùa mưa, lượng bốc hơi bình quân 85 mm/tháng, nhỏ nhất khoảng 52
mm/tháng xuất hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10 là thời kỳ có mưa nhiều, độ ẩm cao. Ở
An Giang, thời gian có độ ẩm thấp (nhỏ hơn 80%) thường bắt đầu từ tháng 12 và kéo
dài đến tháng 4 năm sau. Trong mùa khô độ ẩm ở thời kỳ đầu là 82%, giữa mùa là
78% và cuối mùa còn 72%. Độ ẩm trung bình trong những tháng mưa khoảng 84%, có
tháng đạt xấp xỉ 90%.
Huyện Chợ Mới là huyện cù lao của tỉnh An Giang, nằm giữa sông Tiền và
sông Hậu. Địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa bằng phẳng, hệ thống sông ngòi
chằng chịt thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển. Đất đai được phù sa bồi đắp quanh
năm nên màu mỡ, cây cối xanh tốt, là vựa lương thực quan trọng của tỉnh An Giang.
Phía Bắc giáp sông Vàm Nao, ngăn cách với huyện Phú Đông; phía Đông giáp sông
Tiền, ngăn cách với tỉnh Đồng Tháp; phía Tây giáp sông Hậu, là ranh giới huyện Châu
Phú, huyện Châu Thành và thành phố Long Xuyên; phía Nam giáp rạch Cái Tàu
Thượng, ngăn cách với huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp. Khu vực thực hiện trồng bắp
rau được bố trí ở xã Mỹ An, huyện Chợ Mới là nơi có diện tích trồng bắp rau lớn nhất

3


của An Giang. Địa hình của khu vực nằm ở phía Đông của huyện Chợ Mới cũng như
của tỉnh An Giang (hình 1), có vị trí địa lý tiếp giáp như sau:
-

Phía Tây Bắc giáp thị trấn Mỹ Luông

-

Phía Tây Nam giáp xã An Thạnh và Long Kiến

-

Phía Đông Nam giáp xã Hội An

-

Phía Đông Bắc giáp xã Tấn Mỹ và Bình Phước Xuân

Hình 1.1:Vị trí vùng nghiên cứu trong bản đồ hành chánh tỉnh An Giang

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện tăng ở mức cao nhờ đẩy mạnh
chuyển dịch trong nội ngành theo hướng quy hoạch vùng chuyên canh, đa canh, xen
canh. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2007 của Chợ Mới đạt gần 2.000 tỷ đồng. Một
số địa phương trên địa bằng huyện đã có xu hướng chuyển sang trồng hoa màu. Huyện
đã áp dụng mô hình trồng rau an toàn tại 5/16 xã. Hiện tại, mỗi ngày Chợ Mới cung
cấp khoảng 10 tấn rau cho Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và xuất sang cả
Campuchia.

Mô hình canh tác rau màu huyện Chợ Mới phát triển cùng với sự phát triển của
hệ thống đê bao ngăn lũ và là một trong những địa phương nổi tiếng về sản phẩm rau
màu hiện nay. Trong đó, xã Mỹ An có diện tích gieo trồng cũng như sản phẩm bắp thu
4


trái non lớn nhất huyện. Nhiều năm nay, nông dân xã Mỹ An đã có nhiều kinh nghiệm
với mô hình trồng bắp non kết hợp với chăn nuôi bò thịt.
Khu vực sản xuất được chọn để làm thí điểm sản xuất bắp rau đạt tiêu chuẩn
Global GAP gồm 31 hộ nông dân với diện tích trên 10 ha.
1.2 SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
1.2.1 Các khái niệm về rau
Rau là sản phẩm cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người, cung cấp các
vitamin (A, C, B,…), một số chất khoáng (canxi, sắt,…) và chất bổ dưỡng khác cần
thiết cho sự duy trì và phát triển cơ thể. Nhu cầu rau trung bình của mỗi người khoảng
250 – 350 g cho mỗi ngày. Ngoài chất bổ dưỡng thì rau còn làm tăng khẩu vị, kích
thích ăn ngon miệng. Cây rau giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở
ĐBSCL, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Rau có thể trồng quanh năm, chuyên canh,
luân canh với lúa, đậu xanh, đậu nành, bắp,… hoặc trồng xen trong vườn cây ăn trái
mới cải tạo. Khí hậu nóng ẩm nước ta là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, để
hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh nông dân đã sử dụng rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực
vật (BVTV), đặc biệt là thuốc trừ sâu làm rau bị ô nhiễm và gây độc cho người tiêu
dùng. Hiện nay, rau lưu thông trên thị trường có thể phân chia thành 4 cấp độ như sau:
- Rau thường (normal vegetable) là rau trồng sử dụng phân bón vô cơ và hóa
chất BVTV tùy tiện. Người trồng rau thường không được tập huấn về kỹ thuật. Người
ăn rau có nguy cơ trúng độc, do khi đến tay người tiêu dùng thì các chỉ tiêu về an toàn
thực phẩm có thể không đạt mức cho phép của tổ chức Y tế thế giới (thuốc hóa học,
nitrat, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh). Loại rau này không nên tiếp tục duy trì
sản xuất.
- Rau an toàn (safe vegetable) là những sản phẩm rau tươi (bao gồm các loại rau

ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, rau mầm, nấm thực phẩm) được sản xuất, thu hoạch, sơ
chế phù hợp quy trình sản xuất rau an toàn, có chất lượng đúng như đặc tính giống của
nó, hàm lượng các chất độc hại và mức độ nhiễm các vi sinh vật gây hại dưới tiêu
chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường. Tuy nhiên, trên
các phương tiện thông tin đại chúng còn gọi là rau sạch, có thể xem đây là rau sạch
5


trong điều kiện Việt Nam. Người sản xuất rau an toàn phải được tập huấn nâng cao
trình độ chủ yếu về sử dụng thuốc BVTV. Đây là loại rau cần mở rộng sản xuất để
cung cấp cho người tiêu dùng (TS. Trần Thị Ba, 2010).
- Rau sạch (clean vegetable) theo chuyên gia rau Châu Á Nguyễn Quốc Vọng
(2002) thì rau sạch là loại rau sản xuất theo quy trình công nghệ cao và hạn chế sử
dụng hóa chất trong nông nghiệp. Quy trình công nghệ cao bao gồm như các phương
pháp thủy canh, bán thủy canh, nhà kính, nhà lưới với môi trường kiểm soát được. Rau
được gọi là sạch có nghĩa là rau khi đến tay người tiêu dùng các chỉ tiêu về chất lượng
phải đạt mức cho phép của tổ chức Y tế thế giới như độ tồn dư thuốc BVTV, nitrat,
kim loại nặng và không chứa các vi sinh vật gây bệnh. Các nước tiên tiến đã phát triển
mạnh mẽ loại hình trồng rau công nghệ cao này, người trồng rau phải được tập huấn
chuyên môn sâu về kỹ thuật, quản lý dịch hại trong nhà lưới, nhà kính và kỹ thuật
chăm sóc (TS. Trần Thị Ba, 2010).
- Rau hữu cơ (Organic vegetable) còn gọi là “rau sinh học Bio – vegetable hoặc
Organic - vegetable”. Rau hữu cơ hoàn toàn không sử dụng hóa chất nông nghiệp và
phân vô cơ, đã sản xuất nhiều ở các nước phát triển, diện tích canh tác ngày càng gia
tăng nhanh chóng. Sản phẩm tuyệt đối an toàn và chất lượng cao, hướng đến xuất
khẩu. Rau hữu cơ đòi hỏi người canh tác phải có trình độ cao để quản lý đất canh tác
và bảo vệ thực vật (TS. Trần Thị Ba, 2010).
1.2.2 Tầm quan trọng của sản xuất rau an toàn
Trong nhiều năm qua người tiêu dùng đã thật sự lo ngại và quan tâm nhiều đến
vấn đề an toàn của thực phẩm bởi sự tồn dư của một số chất độc hại trong cây rau như:

hóa chất bảo vệ thực vật, dư lượng nitrat (NO3-), kim loại nặng… Người tiêu dùng yêu
cầu người trồng rau phải đảm bảo cung cấp cho họ những cây rau sạch, an toàn.
Có nhiều nguyên nhân làm rau không còn an toàn , trong đó có 3 vấn đề liên
quan đến sản xuất rau sạch được nhiều người quan tâm:
1.2.2.1 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Từ lâu người dân đã biết dùng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh hại trên rau.
Dùng chất hóa học mang lại hiệu quả nhanh, hiệu lực của thuốc được duy trì lâu dài,
6


thao tác thuận tiện… Nhưng do trình độ hiểu biết của người sản xuất còn hạn chế, họ
đã quá lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau dẫn đến dư lượng thuốc trong các bộ
phận cây rau vượt quá ngưỡng cho phép. Nồng độ sử dụng có khi gấp 10 -20 lần so
với khuyến cáo, và nông dân thường không quan tâm đến thời gian cách ly, thường
đến khi thu hoạch 1 - 3 ngày vẫn còn phun thuốc, lại thích dùng thuốc cực độc vì thấy
sâu chết ngay. Thêm vào đó, trong phương pháp bảo vệ hạt giống hiện nay, DDT vẫn
được dùng nên mức độ nhiễm thuốc BVTV càng phức tạp (Huỳnh Thị Dung và
Nguyễn Duy Điềm, 2007). Hậu quả làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người
và động vật, gây ngộ độc thức ăn, dẫn đến tử vong. Mặt khác, sử dụng thuốc BVTV
không chính xác và khoa học đã phá vỡ quần thể tự nhiên, nhiều loại thiên địch của
sâu hại bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc BVTV không đúng còn gây ô nhiễm
môi trường đất và nguồn nước.
Ở Hà Nội, kết quả điều tra và phân tích dư lượng thuốc BVTV trong một số loại
rau quả năm 1996 được trình bày ở bảng 1.1
Do sâu bệnh nhiều, gây thiệt hại lớn nên lượng thuốc hóa học sử dụng cao. Ở
vùng chuyên canh rau Hà Nội thu kết quả điều tra ở hợp tác xã Tây Tựu – Từ Liêm và
ở Đà Lạt lượng thuốc hóa học sử dụng trung bình là 1,2 – 1,6 kg a.i./ha, cao gấp 3 – 4
lần mức trung bình của nhiều loại cây trồng khác (đề tài quốc gia mã số KN 01 – 12,
1991 – 1995). Theo những kết quả nghiên cứu khác thì lượng thuốc sát trùng sử dụng
cho rau còn cao, nhất là không tuân thủ quy định cách ly. Cách dùng thuốc quá liều,

tùy tiện như thế dẫn đến dư lượng thuốc hóa học độc hại trong rau cao khi đem bán và
hậu quả là hàng loạt các vụ ngộ độc rau xảy ra đối với người tiêu dùng.

Tên rau quả

Số mẫu có thuốc (%)
7

Số mẫu có dư lượng > tiêu
chuẩn cho phép (%)


Rau cải

45

15

Đậu đỗ

45

20

Nho

50

20


Bình quân

47

18

Bảng 1.1: Kết quả điều tra và phân tích dư lượng thuốc BVTV trong một số loại rau quả
khu vực Hà Nội (tại các chợ và các vùng trồng rau trọng điểm)
(Nguồn: Bùi Cách Tuyến, 1996)

Theo GS.TS. Nguyễn Văn Luật (2004) và Trần Thị Minh Thu (2004), có 35%
nông dân dùng thuốc hóa học không đọc nhãn hiệu, 61% có đọc nhưng không làm
theo chỉ dẫn, 91% tìm hiểu thuốc từ người bán và 30% tự tăng nồng độ lên 1,5 đến 2
lần cao hơn chỉ dẫn. Việc dùng thuốc trừ sâu quá liều, nhiều lần còn gây ô nhiễm môi
trường.
Khi phun thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ dại,… thuốc sẽ tạo thành một lớp mỏng trên
bề mặt lá, quả, thân cây, mặt đất, mặt nước và một lớp chất lắng gọi là dư lượng ban
đầu của thuốc. Theo Viện Bảo vệ thực vật (1998), hiện nay ở Việt Nam đã và đang sử
dụng khoảng 270 loại thuốc trừ sâu, 216 loại thuốc trừ bệnh, 160 loại thuốc trừ cỏ, 12
loại thuốc diệt chuột và 26 loại thuốc kích thích sinh trưởng với khối lượng ngày càng
tăng (bảng 1.2).

Bảng 1.2: Khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt Nam từ 1990-1998

8


Năm

Số lượng (1000 tấn)


Giá trị (triệu USD)

1990

10,3

16,1

1991

20,3

22,5

1992

23,1

24,1

1993

24,8

33,4

1994

20,4


58,9

1995

25,7

100,4

1996

32,8

124,2

1997

30,4

131,4

1998

33,0

145,0

(Nguồn: Ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau - NXB Hà Nội, 2005)

Bộ Y tế cho biết, năm 1997 cả nước có 585 vụ ngộ độc với 6.421 người bị ngộ

độc thực phẩm, trong đó có 4.646 người chết. So với năm 1996 tăng 50 vụ tới 1.341
người bị ngộ độc, 25 người chết. Đây mới chỉ là con số báo cáo của 30/61 tỉnh. Trực
tiếp gây ngộ độc là các trường hợp rau đã phun thuốc BVTV một vài ngày trước khi
thu hoạch (báo Hà Nội chủ nhật ngày 10/05/1998). Ngoài ra, điều này còn liên quan
đến việc quản lí nhà nước đối với loại hóa chất độc hại này. Theo báo cáo của Cục Bảo
vệ thực vật (1990), cả nước nhập 10.000 tấn hóa chất BVTV, đến năm 1998 con số
này tăng gấp 3 lần (hơn 30.000 tấn). Mặt khác, thời gian cách ly an toàn từ lần phun
cuối cùng đến thu sản phẩm cũng không được quan tâm.
Với cách sử dụng thuốc trừ sâu như vậy, hằng năm có nhiều trường hợp ngộ
độc do ăn phải rau có lượng tồn dư hóa chất BVTV cao. Nguyễn Văn Uyển đã thống
kê các thông tin trên báo: trong 2 năm (1993-1994) tại các tỉnh phía Nam có hơn 600
trường hợp ngộ độc do ăn rau có hóa chất BVTV phải đi cấp cứu. Ngoài ra lượng tồn
dư không gây độc cấp tính còn khá phổ biến. Kết quả xét nghiệm sữa của 47 bà mẹ

9


đang cho con bú tại một vùng ngoại thành Hà Nội thì có 4 trường hợp có dư lượng hóa
chất BVTV nhóm lân hữu cơ từ 0,2 – 0,5 mg/l.
1.2.2.2 Dư lượng nitrat (NO3-)
Khi bón phân đạm (N) ở dạng nitrat vào đất chúng bị chuyển thành NH3. NH3
là nguồn nguyên liệu được cây sử dụng để tổng hợp các hợp chất quan trọng như acid
amin, protein và các loại chất có đạm khác.

NO3

-

Phương trình tổng hợp khái quát quá trình khử nitrat:
Mo

Cu, Fe, Mg
Cu, Fe, Mg
NO2
N2O2
NH2OH

Mg, Mn
NH3

Quá trình khử nitrat được thực hiện chủ yếu tại hệ rễ thực vật. Do nhiều nguyên
nhân làm cho quá trình này không thực hiện được một cách triệt để làm cho nitrat và
sản phẩm của nó nitrit (NO2) tồn tại ở môi trường: đất, nước, khí quyển và thực vật.
Điều này gây hại cho sức khỏe con người và động vật.
Bón phân không theo quy định khuyến cáo, như bón quá nhiều phân đạm, bón
không cân đối, bón phân khi gần thu hoạch làm cho hàm lượng nitrat trong rau cao.
Mối nguy hiểm của nitrat là khi xâm nhập vào cơ thể người với liều cao, dưới
tác động của các enzyme trong cơ thể, nitrat chuyển hóa thành nitrit (NO2-). Chính
nitrit này vào trong máu ngăn cản việc hình thành và trao đổi oxy của hemoglobine
dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Nitrat đặc biệt nguy hại đối với cơ thể trẻ em, nếu vượt
mức cho phép làm cho trẻ có biểu hiện xanh tím, khó thở và nếu không cấp cứu kịp
thời có thể dẫn đến tử vong; ở người lớn ảnh hưởng đến hô hấp, hoạt động của tuyến
giáp, gây đột biến và phát triển khối u. Ngoài ra, NO2- trong cơ thể còn là nguồn tạo ra
các nitroza gây ung thư (Nguyễn Văn Tới và Lê Cao Ân, 1995; Trần Khắc Thi, 1999).
Trong một số điều kiện, nitrat tích lũy trong rau có thể đã chuyển hóa thành
nitrit trước khi ăn, trong trường hợp này có thể sẽ gây hiện tượng Methemoglobin
trong cơ thể hoặc có thể gây tử vong. Chẳng hạn, tình trạng nhiệt độ môi trường giữ
rau tăng lên trong quá trình vận chuyển cộng với tình rạng thiếu oxy do sắp và bó chặt
rau quả lại cũng được cho là nhân tố làm tăng quá trình chuyển đổi từ nitrat sang nitrit
(Nguyễn Đình Nguyên, 2007).
10



Trong cơ thể người, lượng nitrit ở mức độ cao có thể gây phản ứng với amin
thành chất gây ung thư gọi là Nitrosamin. Có thể nói hàm lượng NO3 vượt ngưỡng sẽ
gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, nên các nước nhập khẩu rau tươi đều kiểm tra
hàm lượng NO3 trước khi nhập sản phẩm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cộng đồng
kinh tế Châu Âu (EU) giới hạn hàm lượng nitrat trong nước uống là dưới 50 mg/lít.
Trẻ em thường xuyên uống nước có hàm lượng nitrat cao hơn 45 mg/lít sẽ bị rối loạn
trao đổi chất, giảm khả năng kháng bệnh của cơ thể; ăn súp rau (puree) có hàm lượng
NO3 từ 80 – 1300 mg/kg sẽ bị ngộ độc. WHO khuyến cáo hàm lượng NO3 trong rau
không được quá 300 mg/kg tươi.
Những người sản xuất rau thương phẩm thường bón phân hóa học NPK với
lượng rất cao 250 – 400 kg/ha. Qua phân tích các mẫu rau thu thập từ các vùng sản
xuất khác nhau trong 3 năm (1991 – 1993) cho thấy trong su hào, bắp cải có 645 -1080
mg NO3/kg sản phẩm (mức cho phép < 500 mg), trong hành tây có 180 – 210 mg/kg
sản phẩm (mức cho phép < 80 mg). Thời gian kết thúc bón phân, hay từ lúc bón phân
đến lúc thu hoạch đem bán quá ngắn cũng dẫn đến tích lũy quá nhiều nitrat trong các
tế bào sinh trưởng còn non, gây tổn hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Ngày 28/4/1998 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp – PTNT đã ra quyết định số 671998/QĐ-BNN-KHCN về việc ban hành “Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn”
để thực hiện chung cho cả nước. (Bảng 1.3)

11


×