Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM cầu TRÙNG THỎ tại THÀNH PHỐ cần THƠ và THỬ HIỆU QUẢ của một số THUỐC tẩy TRỪ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 40 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Tên ñề tài:

ðIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG THỎ
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THỬ HIỆU QUẢ
CỦA MỘT SỐ THUỐC TẨY TRỪ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Nguyễn Hữu Hưng

Nguyễn Thị Bữu Châu
MSSV: 3042856
Lớp: Thú Y K30

Cần Thơ, 2009

i


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ðề tài: ðiều tra tình hình nhiễm noãn nang cầu trùng tại Thành Phố Cần Thơ và


thử hiệu quả một số thuốc tẩy trừ do Sinh viên: Nguyễn Thị Bữu Châu thực
hiện tại Thành Phố Cần Thơ từ 15/2/2009 ñến 15/4/2009.

Cần Thơ ngày tháng năm 2009
Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ ngày tháng năm 2009
Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng

ii


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ðề tài: ðiều tra tình hình nhiễm noãn nang cầu trùng tại Thành Phố Cần Thơ và
thử hiệu quả một số thuốc tẩy trừ do Sinh viên: Nguyễn Thị Bữu Châu thực
hiện tại Thành Phố Cần Thơ từ 15/2/2009 ñến 15/4/2009.
Tôi xin cam ñoan ñề tài ñã ñược thực hiện nghiêm túc có sự cho phép và ñồng ý
của Trường ðại Học Cần thơ- Khoa Nông Nghiệp và SHƯD-Bộ Môn Thú Y.

Ký tên

Nguyễn Thị Bữu Châu

iii



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành ñến Quý Thầy Cô trường ðại học Cần
Thơ và bộ môn Thú Y ñã truyền ñạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến Cô Trần Thị Minh Châu, Cô
Huỳnh Kim Diệu, ñã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tôi và tập thể lớp Thú y K30 trong
suốt 5 năm học và trong thời gian thực hiện ñề tài.
Tôi xin ghi nhớ và gửi lời cảm ơn chân thành ñến Thầy Nguyễn Hữu Hưng
ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại phòng thí nghiệm
và thực hiện ñề tài.
Gửi lời cảm ơn ñến tập thể lớp Thú y K30 ñã ủng hộ, ñộng viên tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường ðại Học Cần Thơ.
Gửi lời cảm ơn ñến tất cả những người thân ñã ủng hộ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện ñề tài.
Xin chân thành cảm ơn

iv


MỤC LỤC
Trang tựa .............................................................................................................. ............ i
Trang duyệt ....................................................................................................................... ii
Lời cam ñoan..................................................................................................................... iii
Lời cảm tạ.......................................................................................................................... iv
Mục lục.............................................................................................................................. v
Danh mục bảng ................................................................................................................. viii
Danh mục hình .................................................................................................................. ix
Tóm lược ........................................................................................................................... x
Chương I ðẶT VẤN ðỀ ................................................................................................. 1

Chương II CƠ SƠ LÝ LUẬN ........................................................................................... 2
2.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH CẦU TRÙNG THỎ...................................... 2
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................ 2
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................. 3
2.2 TỔN THẤT KINH TẾ DO BỆNH CẦU TRÙNG ............................................. 4
2.3 VÀI NÉT VỀ BỆNH........................................................................................... 5
2.4 TÍNH CHẤT BỆNH ........................................................................................... 10
2.5 TÍNH CHUYÊN BIỆT CỦA CẦU TRÙNG...................................................... 10
2.6 DỊCH TỄ HỌC.................................................................................................... 11
2.7 VÒNG ðỜI PHÁT TRIỂN................................................................................. 11
2.8 CƠ CHẾ SINH BỆNH ........................................................................................ 14
2.9 TRIỆU CHỨNG BỆNH...................................................................................... 14
2.9.1 Các biểu hiện của cầu trùng gan mật ........................................................... 14
2.9.2 Bệnh cầu trùng thể ruột ................................................................................ 15
2.9.3 Bệnh cầu trùng thể họng và mí mắt ............................................................. 15
2.10 BỆNH TÍCH...................................................................................................... 15
v


2.11 CHẨN ðOÁN................................................................................................... 16
2.12 ðIỀU TRỊ.......................................................................................................... 17
2.13 PHÒNG BỆNH ................................................................................................. 19
2.14 CƠ CHẾ TÁC ðỘNG CỦA MỘT SỐ THUỐC .............................................. 19
Chương III NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM............................................ 21
3.1 NỘI DUNG ......................................................................................................... 21
3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU........................................................................ 21
3.2.1 Thời gian thực hiện ...................................................................................... 21
3.2.2 ðịa ñiểm lấy mẫu ......................................................................................... 21
3.2.3 ðịa ñiểm phân tích mẫu ............................................................................... 21
3.2.4 ðối tượng thí nghiệm ................................................................................... 21

3.2.5 Vật liệu thí nghiệm....................................................................................... 22
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 22
3.3.1 Phương pháp lấy mẫu................................................................................... 22
3.3.2 Phương pháp phù nổi của Willis .................................................................. 23
3.3.3 Phương pháp ñếm noãn nang theo Mac - Master ........................................ 24
3.3.4 Phương pháp nuôi cấy noãn nang ................................................................ 24
3.3.5 Phương pháp ño kích thước noãn nang........................................................ 25
3.3.6 Phương pháp mổ khám bệnh tích................................................................. 26
3.3.7 Phương pháp ñịnh danh phân loại................................................................ 26
3.4 CHỈ TIÊU THEO DÕI ........................................................................................ 26
3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................... 26
3.6 THỬ NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THUỐC ðIỀU TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG
THỎ........................................................................................................................... 27
3.7 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................. 29
3.7.1 Tình hình chăn nuôi tại cơ sở lấy mẫu ......................................................... 30

vi


Chương IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 32
4.1 ðIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG THỎ Ở MỘT SỐ CƠ SỞ
CHĂN NUÔI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ .......................................................... 32
4.1.1 Kết quả nhiễm cầu trùng thỏ tại Thành Phố Cần Thơ .................................. 32
4.1.2 Kết quả tình hình nhiễm cầu trùng thỏ theo 2 qui mô nuôi trang trại và
hộ gia ñình............................................................................................................. 33
4.1.3 Kết quả tình hình nhiễm cầu trùng thỏ theo từng lứa tuổi ........................... 34
4.1.4 Kết quả tình hình nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thái phân......................... 35
4.1.5 Kết quả cường ñộ nhiễm cầu trùng thỏ theo lứa tuổi................................... 36
4.2 THÀNH PHẦN LOÀI CẦU TRÙNG Ở CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ......................................................................................... 36

4.2.1 Kết quả ño kích thước cầu trùng thỏ............................................................. 37
4.2.2 Kết quả theo dõi thời gian sinh bào tử cầu trùng thỏ .................................... 37
4.2.3 Kết thành phần loài cầu trùng thỏ tại Thành Phố Cần Thơ .......................... 40
4.3 KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THUỐC PHÒNG TRỊ BỆNH
CẦU TRÙNG Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ............................................................. 43
Chương V KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ............................................................................. 44
5.1 KẾT LUẬN......................................................................................................... 44
5.2 ðỀ NGHỊ ............................................................................................................ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 45

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thuốc trị cầu trùng thuộc nhóm sufamide....................................... 18
Bảng 3.1. Phác ñồ thử nghiệm thuốc ............................................................... 28
Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ ở các quận tại Thành Phố Cần Thơ ........ 32
Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ theo qui mô nuôi.................................... 33
Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ theo từng lứa tuổi .................................. 34
Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thái phân................................ 35
Bảng 4.5 Tỷ lệ nhiễm cường ñộ nhiễm cầu trùng thỏ theo lứa tuổi ................ 36
Bảng 4.6 Kích thước các loài cầu trùng thỏ .................................................... 37
Bảng 4.7 : Thời gian sinh bào tử của một số cầu trùng thỏ ........................... 37
Bảng 4.8 Tổng hợp thành phần loài cầu trùng thỏ ......................................... 40
Bảng 4.9 Hiệu quả của một số thuốc trị bệnh cầu trùng thỏ ........................... 43

viii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1 : Hình ảnh của một số noãn nang cầu trùng thỏ..................................... 8
Hình 2: Cấu trúc cơ bản của noãn nang cầu trùng sinh bào tử ............................ 9
Hình 3: Vị trí ký sinh của các loài cầu trùng trên ruột và gan thỏ. ...................... 9
Hình 4: Vòng ñời phát triển của cầu trùng thỏ..................................................... 13
Hình 5: Gan thỏ bị nhiễm cầu trùng có nhiều nốt mủ trắng ................................ 16
Hình 6: Ruột thỏ nhiễm cầu trùng (ruột sưng to, xung huyết)............................. 16
Hình 7: Phương pháp phù nổi (Willis)................................................................. 23
Hình 8:.Dung dịch Bicromate kali 2,5%.............................................................. 25
Hình 9: Nuôi cấy noãn nang trong ñĩa petri......................................................... 25
Hình 10: Thước ño kích thước noãn nang ........................................................... 25
Hình11: Bản ñồ Thành Phố Cần Thơ................................................................... 29
Hình 12 Chuồng nuôi với qui mô trang trại ......................................................... 30
Hình 13 Chuồng nuôi theo qui mô hộ gia ñình.................................................... 31
Hình 14: Noãn nang cầu trùng thỏ sinh bào tử ................................................... 38
Hình 15: Bệnh tích ñại thể trên nội quan thỏ ....................................................... 38
Hình 16: Bệnh tích ñại thể trên gan thỏ .............................................................. 38
Hình 17: Tiêu bản xem tươi noãn nang cầu trùng Eimeria stiedai ở ñộ phóng ñại
100 và 400 lần ...................................................................................................... 39
Hình 18: Hình chụp các loài noãn nang cầu trùng thực tế .................................. 42

ix


TÓM LƯỢC
Qua thời gian tiến hành ñiều tra từ 15/02/2009 ñến 15/04/2009 về tình hình nhiễm
noãn nang cầu trùng thỏ tại các cơ sở chăn nuôi trong Thành Phố Cần Thơ trên cơ
sở ñó xác ñịnh tỷ lệ nhiễm, cường ñộ nhiễm theo lứa tuổi, ño hình dạng, kích thước
của noãn nang cầu trùng, xác ñịnh thời gian sinh bào tử của noãn nang cầu trùng.
Qua ñó tìm ra loài chủ yếu gây bệnh tại các cơ sở chăn nuôi. Sau khi tiến hành ñiều
tra chúng tôi dùng thuốc tẩy trừ. Kết quả thu ñược cho thấy thỏ tại Thành Phố Cần

Thơ có tỷ lệ nhiễm rất cao chiếm 55,06%.
Thành phần loài noãn nang cầu trùng chúng tôi nhận thấy có 5 loài phổ biến ký sinh
trên thỏ tại Thành Phố Cần Thơ: E. perforans, E. piriformis, ,E. irresidua, E.
stiedai, E. magna gây cho thỏ gầy ốm, xù lông, tiêu chảy dẫn ñến tăng trọng kém.
Việc phòng trị bệnh cầu trùng cho thỏ cũng mang lại hiệu quả và an toàn nhưng
phải cho thỏ sử dụng thuốc một cách liên tục thì mới ñảm bảo mang lại hiệu quả
cao.

x


Chương I
ðẶT VẤN ðỀ
Ngành chăn nuôi ngày nay rất phát triển, ñó là nhờ vào việc áp dụng các thành tựu
khoa học kỹ thuật hiện ñại trong phương thức chăn nuôi, cũng như nhiều công trình
nghiên cứu sâu rộng về các biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả trên ñàn gia súc
gia cầm. Tuy vậy nhiều dịch bệnh nguy hại ảnh hưởng trực tiếp trên ñàn gia súc và
cả sức khoẻ con người ñã không ngừng xảy ra làm cho ngành chăn nuôi thế giới nói
chung, Việt Nam nói riêng ñang gặp rất nhiều khó khăn như: dịch cúm gia cầm, Lở
mồm long móng,… Do ñó một trong những hướng ñi mới cho ngành chăn nuôi
nước ta là phát triển ñàn thỏ - một loài gia súc sinh sản nhiều và nhanh nhằm thoả
mãn yêu cầu tăng ñàn trong thời gian ngắn.
Ở nước ta việc nuôi thỏ ñã có từ rất lâu ñời, nhưng vẫn chưa tổ chức ñược thành hệ
thống rộng khắp, lý do chính là không có nhiều công trình nghiên cứu về phương
thức nuôi và phòng chống dịch bệnh một cách có hiệu quả phổ biến ñến các nhà
chăn nuôi. Thỏ là loài vật dễ nuôi, nguồn thức ăn cho chúng phong phú dễ tìm,
nhưng người chăn nuôi vẫn gặp một số trở ngại lớn ñó là bệnh gây chết hàng loạt
thỏ con, ñây là một bệnh phổ biến ở các cơ sở chăn nuôi- bệnh cầu trùng trên thỏ,
tuy bệnh không nguy hại ñến sức khoẻ con người nhưng gây ảnh hưởng nghiêm
trọng ñến nền kinh tế trong chăn nuôi thỏ. Bên cạnh ñó nó còn là tác nhân mở

ñường cho các bệnh truyền nhiễm khác bùng phát. Bệnh cầu trùng gây chết 60 –
80% thỏ, nếu ghép với E.coli bại huyết tỷ lệ chết lên ñến 100% (Lê Văn Năm,
2003). Kết luận của Nguyễn Quang Sức, 1995 ghẻ ở thỏ và bệnh ñường ruột là hai
bệnh nguy hại và phổ biến, nguyên nhân gây bệnh ñường ruột là sự kết hợp của cầu
trùng, vi khuẩn E.coli, trong ñó cầu trùng là tiền sinh, tạo ñiều kiện thuận lợi cho vi
trùng E.coli phát triển gây bệnh viêm ruột có hội chứng tiêu chảy. ðây là một vấn
ñề cần ñược giải quyết vì vậy mà qua tìm hiểu và phân tích số liệu chúng tôi ñã thực
hiện ñề tài: “ðIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG THỎ Ở THÀNH
PHỐ CẦN THƠ VÀ THỬ HIỆU QUẢ MỘT SỐ THUỐC TẨY TRỪ”. Nhằm
cung cấp thêm những thông tin về biện pháp phòng và trị bệnh một cách hiệu quả
nhất.

1


Chương II
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH CẦU TRÙNG THỎ
2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Bệnh cầu trùng là một bệnh có hầu hết ở các ñộng vật nuôi: dê, cừu, thỏ, heo,
gà…gây tử vong cao và là một vấn ñề nan giải cho các cơ sở chăn nuôi thỏ tư nhân
và quốc doanh. Cầu trùng thỏ ñược Hake (1839) mô tả lần ñầu. Sau ñó ñến các
công trình nghiên cứu của các tác giả: Lindermann (1863), Leuckart (1879),
Yakimoff (1927), Levine (1961). Leuckart (1879) gọi thể bệnh ở gan là Coccidium
oviforme và thể bệnh ở ruột là Coccidium perforans. Perard (1925) ñã chứng minh
tính chuyên biệt chặt chẽ của các cầu trùng ở thỏ. Tác giả gây nhiễm noãn nang cầu
trùng thỏ cho chuột nhắt, chó, cừu non… ñều cho kết quả âm tính và không bị
nhiễm ngược lại. Tyzzer (1932) ñã thử nghiệm gây miễn dịch bằng các protein cầu
trùng không thành công cũng như không phát hiện precipitin. Niesechulz (1933)

thừa nhận là thỏ rừng có một loài cầu trùng riêng. nhưng nó cũng mang Eimeria
stiedai của thỏ nhà. (Trích dẫn từ Trịnh Văn Thịnh, ðỗ Dương thái, 1982).
Coudert, Licois (1988) quan sát sự nhân lên của các Eimeria trong dạ dày và manh
tràng của thỏ. Theo dõi thời gian sinh bào tử của các chủng Eimeria.

Vanparijs, Desplenter và Marsboom (1989) ghi nhận thuốc trị cầu trùng Diclazuril
với liều sử dụng 1 – 2 ppm cho hiệu quả cao, có thể ñạt hiệu quả ñiều trị 100% ñối
với các thỏ nhiễm bệnh cầu trùng ở các thể nhiễm khác nhau.
( />Zurliiski và Vladiminova (1988) tác giả sử dụng Baycox với liều 25 ppm ñể ñiều trị
2 ngày liên tiếp có hiệu quả cao ñối với bệnh cầu trùng gan và ruột trên thỏ, cùng
với liều như trên James và Champbell (1991) sau 48 giờ ñiều trị bằng Baycox với
liều 25 ppm số lượng noãn nang giảm mạnh ñến ngày 7, 14, 21, 28 kiểm tra không
còn thấy noãn nang cầu trùng. Coudert, Licois, Drouet Viard (1993) quan sát về
mức ñộ gây bệnh của noãn nang và bệnh tích. Singla, JuYal và Sandhu (2000) khi
các tác giả nghiên cứu bệnh cầu trùng gan ở thỏ cho thấy nhiễm cầu trùng có biểu
hiện biếng ăn, ít vận ñộng, chết trong vòng 3 – 4 ngày. Quan sát trên gan thấy có
những nốt trắng nằm rãi rác trên bề mặt và sâu trong nhu mô, ñường kính của các
nốt trắng này có kích thước từ 0,2 – 0,5 cm, lấy dịch từ các nốt trắng này ñêm quan
2


sát dưới kính hiển vi tác giả thấy hiện diện của nhiều noãn nang của Eimeria stiedai
và các giai ñoạn giao tử, noãn nang có kích thước 32,75 – 40,7 x 17,10 – 21,7 µ m.
Trong hầu hết các trường hợp thỏ nhiễm cầu trùng gan thì mô gan bị xơ, túi mật
sưng to chứa ñầy noãn nang, trong biểu mô của ống dẫn mật cũng thấy nhiều noãn
nang, dịch màu xanh ñen ñược tìm thấy ở ruột. Tác giả dùng Baycox 2,5% với liều
lượng 25 ppm cho uống trong 2 ngày ñể ñiều trị bệnh cầu trùng thỏ cho kết quả ñạt
100% sau 7 ngày ñiều trị, thuốc không những ngăn chặn các triệu chứng lâm sàng
và tỷ lệ chết mà còn ngăn cản ñược sự thải ra noãn nang trong phân, trong khi ñó
thỏ ñối chứng nhiễm nặng và không cho uống thuốc bị chết 100% sau 7 ngày.

(Http://ir.obihiro.ac.jp/dspace/bitstream/10322/131/1/Prot.Vol.10-4-3.pdf).
Ebtesam và AL-Malthan (2008) hai ông lấy mẫu phân và gan của 490 con thỏ ñể
kiểm tra cầu trùng gan và nhận thấy có 32,24% nhiễm Eimeria stiedai là tác nhân
chính gây bệnh, các giai ñoạn phát triển của Eimeria stiedai ñược quan sát thấy ở
gan và ống dẫn mật, với nhiều nốt màu trắng nằm rãi rác bao phủ trên bề mặt của
thỏ nhiễm bệnh, kiểm tra vi thể ở gan thấy xung huyết và dãn tỉnh mạch cửa gan,
nhiều nơi trên gan tế bào bị hoại tử bao quanh là phản ứng viêm.
(Http://www.idosi.org/wjz/wjz3(1)2008/6.pdf)
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.
Ở Việt Nam theo Houdemer (1938) Eimeria stiedai phổ biến ở các ñường dẫn
mật của thỏ ở Bắc Bộ. Eimeria perforans cũng thường thấy trong ruột thỏ ở Bắc
Bộ. (Trích dẫn từ Trịnh Văn Thịnh, ðỗ Dương Thái,1982).
Lương Văn Huấn và Trần Kim Lan (1997), khi nghiên cứu tình hình nhiễm cầu
trùng thỏ ở Nha Trang cho thấy: tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ nuôi dao ñộng từ 6,6 –
35,5%. Có 7 loại cầu trùng ở thỏ gồm Eimeria flavescens, E.intestinalis,
E.irresidua, E.magna, E.media, E.perforans, E.piriformis. Các loài có tỷ lệ nhiễm
cao là E.perforans và E.media là 35,50% và 31,11% nhưng thường gây bệnh nhẹ và
trung bình, các loài có khả năng gây bệnh nặng nhưng có tỷ lệ nhiễm thấp là
Eimeria flavescens 11,2%. E.intestinalis 6,6%. E.irresidua 6,66%, E.magna 7,7%,
E.piriformis 7,7%. Qua kiểm tra phân tác giả ghi nhận tỷ lệ thỏ bị nhiễm cầu trùng
từ + ñến + + + là 54,7%. Những thỏ nhiễm có cường ñộ từ + + trở lên ñều có biểu
hiện chậm lớn, tiêu chảy, phân loãng có dịch nhày. Kết quả ñiều trị cầu trùng thỏ
bằng thuốc Nifuline với liều 0,1 – 0,14g/kg P cho thấy hiệu quả của việc phòng trị
cầu trùng thỏ như triệu chứng lâm sàng giảm, noãn nang thải ra trong phân vẫn còn
nhưng ở mức thấp, ở mức ñộ nhiễm thấp cầu trùng có thể gây ñược trạng thái miễn
dịch cho thỏ. Dùng thuốc Anticoccibiomix cho uống với liều 0,15g/kg thể trọng

3



cho thỏ sau cai sữa có tác dụng tốt làm giảm mức nhiễm cầu trùng và tỷ lệ chết do
bệnh cầu trùng.
2.2. TỔN THẤT KINH TẾ DO BỆNH CẦU TRÙNG
Bệnh cầu trùng có thể phát sinh thành những ổ dịch lớn có tính hủy diệt ở thỏ, bê,
cừu, lợn, gia cầm…và gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế cho sản xuất nông
nghiệp. Trong ngành chăn nuôi, tổn thất chủ yếu là do tỷ lệ chết cao ở gia súc mắc
bệnh. Giảm số ñầu con do tỉ lệ chết cao ñặc biệt trong chăn nuôi gà và thỏ, bệnh
cầu trùng gây chết 60-80%, nếu bệnh ghép với E.coli bại huyết thì tỷ lệ chết lên
ñến 100%. Tăng trưởng kém, tăng trọng kém. Tiêu tốn thức ăn, các chi phí khác
tăng cao. Giảm tỷ lệ ñẻ, tỷ lệ ấp nở. Cừu bị cầu trùng sản lượng sữa giảm mạnh
còn 36%, mỗi cừu sản lượng lông khai thác bình quân 380 gram / năm, khi nhiễm
bệnh giảm còn 120 – 250 gram / năm. Ở lợn con, bê nghé non khi bị cầu trùng các
kỹ thuật viên thường có sai sót trong chẩn ñoán thì 30 – 50% số gia súc non bị chết,
số còn lại còi cọc, chậm lớn. (Lê Văn Năm 2003).

4


2.3. VÀI NÉT VỀ BỆNH
Bệnh cầu trùng là một bệnh do nguyên sinh ñộng vật gây ra rất nguy hiểm ở vật
nuôi thuần chủng, thú hoang. Chúng thuộc:
Ngành Protozoa
Lớp Sporozoa
Bộ Coccidia
Họ Eimeriidae
Giống Eimeria và Isospora
Theo Eckert (1995): bệnh cầu trùng thỏ là một bệnh ñược biết ñến từ rất lâu và phổ
biến khắp thế giới, thấy hầu hết ở các cơ sở chăn nuôi thỏ. Cho ñến nay ñã ñược
mô tả những loài cầu trùng thỏ sau ñây:
- Eimeria stiedai (Lindemann (1865), Kissralf và Hartmann (1907)) các giai ñoạn

phát triển xảy ra ở trong gan. Noãn nang có hình bầu dục hay elip, màu vàng nâu,
vỏ noãn nang trơn nhẵn, có lỗ noãn ở phần hẹp của noãn nang, không có thể cận
noãn nang, chỉ một vài trường hợp có các thể hạt nhỏ, có thể cận túi bào tử. Sau giai
ñoạn sinh sản bào tử trong noãn nang và trong bào tử có những thể cặn, kích thước
nang trứng 30- 41 x 15-24µm, trung bình 37 – 20 µ m . Thời gian sinh sản bào tử
kéo dài 2-3 ngày, chu kỳ nội sinh tiến triển trong tế bào biểu bì ống dẫn mật.
- Eimeria perforans (Leuckart. (1879), Sluiter và Swllengrebel (1912)). Loài này
phân bố khắp thế giới. Các giai ñoạn phát triển xảy ra ở không tràng và hồi tràng.
Noãn nang có dạng elíp hay tròn. Có thể cận túi bào tử và thể cận noãn nang nhỏ,
kích thước 15-27 x 11-17 µm, trung bình 21 – 15 µ m. Sau thời kỳ sinh bào tử các
thể cặn hình thành trong noãn nang và bào tử. Thời gian sinh bào tử 30-56 giờ
trong phòng thí nghiệm.
- Eimeria magna (Perard, 1925). Loài phân bố rộng khắp thế giới. Các noãn nang
phát triển ở hồi tràng và không tràng. Noãn nang có hình bầu dục (hình trứng) lỗ
noãn giống như bi cắt cụt ở phần cuối, giống như cổ áo dày lên xung quanh lỗ noãn
nang trông rất rõ, thể cận noãn nang lớn. Vỏ noãn nang màu vàng da cam hay nâu.
Sau thời kỳ sinh bào tử có thể cặn trong noãn nang và bào tử, kích thước 31-42 x
20-28µm, trung bình 35 - 24 µ m. Thời gian sinh sản bào tử 2-3 ngày, ñôi khi thấy
phát triển ở manh tràng và trực tràng
5


- Eimeria media (Kessel, 1929). Loài phân bố rộng khắp thế giới . Noãn nang có
hình bầu dục nên có thể có dạng e líp. Lỗ noãn hình tháp lồi và rất rõ, nhìn quanh
lỗ noãn có thể thấy bề dầy lớp vỏ ngoài. Vỏ noan nang trơn láng màu hồng nhạt.
Kích thước 25-35 x 15-20 µm, trung bình 31 – 18 µ m. Sau thời kỳ sinh bào tử hình
thành các thể cặn trong noãn nang và bào tử. Thời gian sinh bào tử 2 – 3 ngày.
Phát triển trong tá tràng và phần trên của ruột non.
- Eimeria irresidua (Kessel và Jankiewicz, 1931). Loài phân bố rộng khắp thế giới,
noãn nang có hình elíp hay hình thùng tròn, tựa hình chữ nhật, màu nâu sáng hay

nâu tối, lỗ noãn nang rộng có thể cận túi bào tử. Kích thước trung bình 31-41 x 2027µm, trung bình 38 – 26 µ m . Thời gian sinh sản bào tử 3-4 ngày. Phát triển nội
sinh ñược Ruther Ford (1943) nghiên cứu ở phần giữa ruột non, thời gian phát triển
các giai ñoạn xảy ra ở biểu mô lông nhung toàn bộ của ruột non, không có chất cặn
trong noãn nang.
- Eimeria piriformis (Kotlan và Pospesch, 1934) noãn nang có hình quả trứng hay
quả lê không ñối xứng, màu nâu vàng, lỗ noan nang nhô lên, kích thước trung bình
25- 33 x 16-21µm, thời gian sinh bào tử khoảng 4 ngày. Phát triển nội sinh trong
ruột già, chỉ có thể cặn trong bào tử sau khi sinh bào tử.
-Eimeria exigua (Yakimoff, 1934), noãn nang nhỏ có hình cầu, không màu, vách
noãn nang trơn láng không màu, không thấy ñược lỗ noãn, chưa có những nghiên
cứu về vòng ñời, bệnh học liên quan ñến loài này. Có thể cận túi bào tử không có
thể cận noãn nang, kích thước 10-18 x 11-16 µm, trung bình 18 - 13 µ m thời gian
sinh sản bào tử 1 ngày.
- Eimeria flavesceus (Marotel và Guihon, 1941) và (Gregory và Catchpole, 1986),
có dạng hình Elip. Kích thước 32 x 21 µm. Phát triển ở phần sau ruột non, manh
tràng và kết tràng. Vỏ trơn láng, màu vàng sáng, không có thể cận noãn nang.
-Eimeria neoleporis (Carvalho, 1942), vòng ñời phát triển nội sinh xảy ra ở phần
sau của ruột non và manh tràng. Noãn nang có hình trụ hay hình Elip, kích thước
noãn nang 32,8 – 44,3 x 15,7 - 22,8 µm, trung bình 39 - 20 µm. Vỏ noãn nang trơn
láng có màu hơi vàng, lỗ noãn nang thấy rõ. Thời gian sinh bào tử 2 – 3 ngày.
- Eimeria coecicola (Kheisin, 1947), noãn nang hình trụ hay bầu dục thon dài. Lỗ
noãn giống như cổ áo nhô ra trông rất rõ, noãn nang màu vàng sáng hây nâu sáng,
kích thước 27-40 x 15-22µm, trung bình 29 - 18 µ m. Thời gian sinh bào tử 3-4
ngày, phát riển nội sinh ở phần dưới hồi tràng và manh tràng.

6


- Eimeria intastinalis (Kheisen, 1948), các giai ñoạn phát triển xảy ra trong ruột
non. Noãn nang có dạng hình quả lê hay hình trứng, có màu nâu sáng hay vàng

sáng, lỗ noãn rất rõ, thể cận noãn nang lớn. Kích thước 22-30 x 16-21µm, trung
bình 27 - 18 µ m. Sau thời kỳ sinh sản bào tử có thể cặn cả trong noãn nang và bào
tử. Thời gian sinh sản bào tử 3 ngày. Phát triển nội sinh trong biểu bì nhung mao
và các khe ở phần dưới ruột non và ruột già.
- Eimeria matsubayashii (Tsunoda, 1952), noãn nang có dạng hình trứng, phát triển
ở manh tràng và ruột non. Vỏ noãn trơn láng, màu sáng, không có thể cận noãn
nang. Kích thước 25 – 18 µ m.
- Eimeria nagpurensis (Gill anh Ray, 1961), noãn nang có dạng hình thùng tròn.
Vỏ noãn trơn láng, không màu, không có túi cận bào tử và thể cận noãn nang. Kích
thước 23 - 13 µ m.

7


2.4 Tính chất bệnh.
Cầu trùng là loài ñộng vật ñơn bào, chúng sinh sản nhanh chóng làm hư hại màng
niêm mạc ruột, ñồng thời thải noãn nang ra phân. Noãn nang có hình trứng hay tròn.
có hai lớp vỏ, bên trong là khối nhiểm sắc thể, khi noãn nang sinh bào tử sẽ hình t

Hình 1 : Hình ảnh của một số noãn nang cầu trùng thỏ

(Trích nguồn từ Eckert, 1995)

8


Lỗ noãn
Hạt cực
Thể bào tử


Thể cặn noãn nang
Lớp vỏ trong

Thể cặn bào tử
Túi bào tử

Hình 2: Cấu trúc cơ bản của noãn nang cầu trùng sinh bào tử

Hình 3: Vị trí ký sinh của các loài cầu trùng trên ruột và gan thỏ.

(Nguồn từ Eckert, 1995)

9


2.4 TÍNH CHẤT BỆNH.
Cầu trùng là loài ñộng vật ñơn bào, chúng sinh sản nhanh chóng làm hư hại màng
niêm mạc ruột, ñồng thời thải noãn nang ra phân. Noãn nang có hình trứng hay
tròn. Có hai lớp vỏ, bên trong là khối nhiểm sắc thể, khi noãn nang sinh bào tử sẽ
hình thành bốn nguyên bào tồn tại trong ñất rất lâu. Theo Pelaplana và Stuart
(1935) nếu ñể noãn nang phủ bụi ñất có thể tồn tại trong ñất hơn một năm (Farr và
Wehr (1949). Thời gian sinh bào tử tùy thuộc vào nhiệt ñộ và ẩm ñộ (Edgar, 1995)
nhiệt ñộ tốt ñể hình thành bào tử là 28-29oC. (Trích từ Eckert, 1995)
2.5 TÍNH CHUYÊN BIỆT CỦA CẦU TRÙNG
Tính chuyên biệt là sự thích nghi phức tạp lâu dài của cầu trùng ñối với các ký chủ
hoặc cụ thể hơn ñối với các cơ quan, các mô tổ chức nhất ñịnh, phù hợp với sự tồn
tại của chúng. Biester và Muray (1930) cho biết cầu trùng cừu không lây nhiễm cho
heo, cầu trùng heo không lây nhiễm cho bê nghé, cầu trùng thỏ không lây nhiễm
cho gà. Vì thế các nhà khoa học ñã thống nhất lấy tên chung là cầu trùng và thêm
tên các loại gia súc ñể gọi tên bệnh cầu trùng như: cầu trùng gà, cầu trùng thỏ, cầu

trùng bò. Tuy nhiên có những trường hợp noãn nang ñi qua ñường tiêu hoá không
phát triển ñược vì không phải là loài cầu trùng mẫn cảm với vật chủ ñó nên vỏ noãn
nang không bị dịch tiêu hoá phá vỡ, không phóng thích ñược các bào tử thể ñể xâm
nhập vào biêu mô vật chủ gây bệnh, con vật nuốt phải noãn nang và thải ra noãn
nang nhưng không gây biến ñổi noãn nang, những noãn nang này vẫn phát triển và
có khả năng gây bệnh ñối với vật chủ mẫn cảm. Mỗi loài cầu trùng chỉ ký sinh và
gây bệnh ở một vị trí nhất ñịnh trên cơ thể vật chủ, như Eimeria stiedai chỉ ký sinh
ở gan và gây bệnh trên gan không gây bệnh tích ở ruột ngược lại Eimeria
intestinalis chỉ ký sinh và phát triển trên ruột. (Lê Văn Năm, 2003)

10


2.6 DỊCH TỄ HỌC
Bệnh có mặt khắp mọi nơi. Nguồn bệnh nguy hiểm là thỏ bệnh và thỏ mang trùng.
Các nguồn thức ăn nước uống môi trường bị ô nhiễm bào tử nang là nguồn bệnh
tiềm tàng thứ hai, do bào tử nang có khả năng tồn tại ngoài thiên nhiên nhiều tháng,
nhiều năm. Bệnh còn ñược lây lan bởi người chăn nuôi, ñộng vật hoang (chuột,
chó, mèo,..), mang mầm bệnh từ nơi khác ñến. Ngoài ra ruồi cũng là môi giới
truyền bệnh. Các yếu tố về mật ñộ thỏ, ñiều kiện thiên nhiên, khí hậu thất thường,
ăn uống không ñảm bảo chất lượng sẽ thúc ñẩy bệnh dễ bùng phát hơn và nặng nề
hơn. Tính cảm thụ và miễn dịch: Tất cả các giống thỏ, ñộ tuổi ñều dễ bị nhiễm
bệnh nhưng dễ bệnh và bệnh nặng là thỏ ở lứa tuổi trước và sau cai sữa. Thời gian
miễn dịch của thỏ ngắn, vì thế nếu tái nhiễm bệnh vẫn phát ra. (Lê Văn Năm,
2003). Mùa phát bệnh: vào mùa ấm và mưa nhiều (tuỳ theo ñiều kiện nhiệt ñộ và
ẩm ñộ bên ngoài). Vai trò truyền bệnh của thỏ lớn và thỏ mẹ. ðàn thỏ lớn mắc
bệnh nhẹ, tỷ lệ thỏ con chết 6%. ðàn thỏ lớn mắc bệnh trung bình, tỷ lệ thỏ con chết
17%. ðàn thỏ lớn mắc bệnh nặng, tỷ lệ thỏ con chết là 78%. (Phạm văn Khuê, Phan
Lục, 1996)
2.7 VÒNG ðỜI PHÁT TRIỂN

Cầu trùng thuộc nhóm nguyên sinh ñộng vật có quá trình phát triển tương ñối hoàn
chỉnh và phức tạp. Quá trình ñó trãi qua 3 giai ñoạn: Thể phân lập-sinh sản vô tính
(Schizogony), sinh sản giao tử (Gaemetogony) và sinh sản bào tử (Sporogony)
Kolapxki và Paskin (1980). Hai giai ñoạn ñầu phát triển trong biểu bì ruột gia súc
gọi là chu kỳ nội sinh, giai ñoạn thứ 3 diễn ra ở bên ngoài gọi là chu kỳ ngoại sinh.
* Giai ñoạn phát triển bên trong cơ thể ký chủ
+ Sự sinh sản vô tính hay liệt sinh( Schizogony): khi con vật cảm nhiễm ăn phải
noãn nang gây nhiễm vào dạ dày các bào tử thể (Sporozoit) thoát ra khỏi nang trứng
rồi chui vào tế bào biểu bì niêm mạc ruột, ở ñó chúng phát triển về khối lượng và
hình thành dạng bầu dục hoặc hình tròn rồi biến thành các thể liệt sinh (Schizoit)
nhân của mỗi thể liệt sinh còn phân chia nhiều lần và tạo thành các tế bào nhiều
nhân – thể phân lập ñời 1.
Bên trong thể liệt sinh hình thành ra những dạng ký sinh trùng nhỏ hình bầu dục –
các thể phân ñoạn (Merozoit). Với sự hình thành các thể phân ñoạn ñược giải
phóng một lần nữa lại xâm nhập vào các tế bào biểu bì tạo ra các thể phân lập ñời 2,
ñời 3, ở một số loài còn hình thành ra ñời 4, ñời 5. Bởi vậy sinh sản vô tính của cầu

11


trùng còn ñược lập ñi lập lại nhiều lần, sau ñó sự sinh sản vô tính nhiều lần ñược
thay thế bằng quá trình sinh sản hữu tính tức sinh sản giao tử.
Sinh sản giao tử (Gaemetogony): thực chất quá trình sinh sản giao tử là những thế
hệ của các khoản phân lập sau này hình thành ra các thể phân ñoạn chúng xâm nhập
vào tề bào ký chủ và biến thành những thể sinh dưỡng một nhân (Trophozoit) từ
những thể sinh dưỡng một nhân trong tế bào biểu bì ruột hình thành các tế bào giao
tử ñực và cái (Microgametocyt và Macrogametocyt). Sau ñó các tế bào giao tử cái
biến thành những tế bào sinh dục cái lớn ít hoạt ñộng tức là các giao tử cái
Macroganet. Ở giao tử ñực nhân phân chia nhiều lần kết quả tạo ra những tế bào
sinh dục ñực nhỏ bé, hình lưỡi liềm, có hai lông roi tức các giao tử ñực Microgamet.

Sau khi hình thành các giao tử cái và giao tử ñực thì các giao tử ñực nhờ hoạt ñộng
mạnh nên xâm nhập vào các giao tử cái rồi kết hợp với nhau tạo ra các tế bào mớicác hợp tử. Các hợp tử ñược các màng bao bọc và biến thành các nang trứng
(oocyst).
* Giai ñoạn phát triển bên ngoài cơ thể ký chủ
Sinh sản bào tử (Sporogony): các nang trứng ra khỏi cơ thể con vật cùng với phân
và phát triển ở môi trường ngoài. Quá trình này gọi là quá trình sinh sản bào tử. Ở
môi trường ngoài khi có những thuận lợi nhất ñịnh nhiệt ñộ, ẩm ñộ, oxi … Tế bào
chất của nang trứng ñẩy lên thành dạng hình cầu và bắt ñầu phân chia thành nguyên
bào tử. Xung quanh mỗi một nguyên bào tử hình thành màng và nguyên bào tử
biến thành túi bào tử. Bên trong mỗi túi bào tử lại hình thành những dạng hình lưỡi
liềm tức các thể bào tử và túi bào tử biến thành bào tử. Như vậy trong quá trình
sinh sản bào tử trong nang trứng cầu trùng giống Eimeria tạo ra 4 bào tử và mỗi bào
tử có 2 thể bào tử, trong nang trứng cầu trùng giống Isospora tạo ra 2 bào tử và mỗi
một bào tử có 4 thể bào tử. Với sự hình thành trong nang trứng các bào tử và trong
bào tử hình thành các thể bào tử ñã kết thúc chu kỳ phát triển bên ngoài hoặc giai
ñoạn sinh sản bào tử. Các nang trứng ñó thành thục và khi rơi vào cơ thể con vật
cảm thụ thì gây bệnh cho chúng.

12


Thể liệt sinh
Sinh sản giao tử

Sinh sản vô tính
Thể phân ñoạn

Tế bào giao tử ñực
Tế bào giao tử cái
Hợp tử


Thể sinh dưỡng
một nhân

noãn nang ñang phát
triển

Thể bào tử

Hình 4: Vòng ñời phát triển của cầu trùng thỏ
Noãn nang hình
thành bào tử

Noãn nang chưa
hình thành bào tử

(Http://www.inra.fr/theses/these-integrale/Theses/renaux/html/images/fig1.jpg)
Sinh sản bào tử bên ngoài cơ thể

Hình 4: Vòng ñời phát triển ñặc trưng của một số loài cầu trùng thỏ

Vòng ñời của Eimeria stiedai ñược mô tả bởi Smetana (1933). Xảy ra trong ruột
non các thể bào tử xuyên qua lớp biểu mô ruột và theo hệ thống mạch máu của gan
ñến gan và xâm nhập vào tế bào biểu mô của ống dẫn mật. Các giai ñoạn phát triển
thường thấy ñược ở ñây 5 – 6 ngày sau khi nhiễm, tình trạng nhiễm nặng có thể
thấy sau 27 giờ. Các giai ñoạn phát triển xảy ra ở gần ñầu sau ñến nhân của tế bào
biểu mô các thể liệt sinh trưởng thành kích thước có thể 15 – 18 µ m, các giao tử
ñược quan sát thấy 11 ngày sau khi nhiễm, phần lớn các giao tử không ñược quan
sát thấy rõ ràng vài ngày sau khi nhiễm. Cả giai ñoạn sinh sản vô tính và sinh sản
giao tử ñược quan sát thấy trễ sau khi nhiễm.

Vòng ñời của Eimeria intestinalis, ñầu tiên các thể liệt sinh ñược tìm thấy ở ngoại
biên của tế bào biêu mô hồi tràng, có ñặc tính là phát triển ở phấn ñáy của lông
nhung kết tràng. Các giao tử ñược quan sát thấy 7 – 8 ngày sau khi nhiễm.
Vòng ñời của Eimeria media, vòng ñời phát triển nội sinh ñược nghiên cứu bởi
Rutherford (1943) Pellerdy và Babos (1953). Các giai ñoạn phát triển xảy ra ở tế
bào biểu mô lông nhung sau ñó lại tìm thấy bên dưới tế bào biểu mô. Các thể liệt
sinh trưởng thành mất 4 ngày. Có 2 thể liệt sinh (Schizont) ñược mô tả là thể liệt
sinh type A tạo 2 – 10 thể phân ñoạn (merozoites) thể liệt sinh type B thì nhỏ hơn
13


tạo ra 12 – 36 thể phân ñoạn. Thể liệt sinh xuất hiện ngày 6 khi nhiễm và lại quan
sát thấy 2 type của thể liệt sinh. Giai ñoạn sinh sản giao tử xuất hiện 5 – 6 ngày sau
nhiễm (Rutherford, 1943). (Http://www.inra.fr/theses/these
integrale/Theses/renaux/html/images/fig1.jpg)
2.8 CƠ CHẾ SINH BỆNH
Chủ yếu là do các ñộc tố của cầu trùng và ñộc tố ở ruột, cộng thêm với tác ñộng của
vi trùng ñường ruột…gây ra rối loạn về thần kinh của thỏ khi tế bào biểu mô ở ruột
gan bị phá hủy, các nhung mao bị mòn ñi quá trình tiêu hóa bị rối loạn. Làm con
vật bị suy yếu, thiếu máu, thiếu dưỡng chất, mất ñiện giải, mạch ñập chậm…tế bào
biểu mô ruột bị tổn thương nên tạo thuận lợi cho vi khuẩn ruột sinh trưởng và phát
triển sinh ra ñộc tố dẫn ñến trúng ñộc nặng, dẫn ñến co giật, ruột phình to, thiếu
máu ở não. (Lê Văn Năm, 2003)
2.9 TRIỆU CHỨNG BỆNH
Thời gian nung bệnh kéo dài 2-3 tuần. Mức ñộ bệnh phụ thuộc vào số lượng
noãn nang gây nhiễm ăn vào. Triệu chứng lâm sàng:
Con vật ăn ít hoặc bỏ ăn, mệt mỏi, nằm lì ít hoạt ñộng, thỏ con chậm lớn. Tiếp
theo con vật tiêu chảy, táo bón xen kẻ nhau, kiết lị, bụng to, sờ vùng gan thấy gan
sưng to, ñau gan, niêm mạc hoàng ñản.
Ở thời kỳ cuối thỏ con thường có triệu chứng thần kinh, bốn chân co giật và tê

liệt, chân sau cứng thẳng, chân sau vận ñộng không theo ý muốn, ñầu quay về sau,
triệu chứng này kéo dài ñến khi thỏ chết. (Lê Văn Năm, 2003)
2.9.1 Các biểu hiện của cầu trùng gan mật
Mệt mỏi, ủ rũ.
Ăn kém hoặc không ăn.
Vàng da, vàng niêm mạc mũi họng.
Chướng bụng, ñầy hơi, tích nước xoang bụng.
Thiếu máu cấp, thỏ gầy sút nhanh.
Thỏ con thường bị cấp tính, nhưng thỏ lớn bệnh thường ở thể mãn tính.
Thỏ nhiễm bệnh nếu không ñược chữa trị tốt sẽ bị chết trong 1 – 2 ngày do thiếu
máu và nhiễm ñộc toàn thân. (Lê Văn Năm, 2003).
14


2.9.2 Bệnh cầu trùng thể ruột
Viêm ruột cấp kèm theo tiêu chảy.
Khát nước, bỏ ăn, gầy sút nhanh.
Thỏ ngại vận ñộng.
Phân loãng chứa nhiều chất nhầy lẫn máu.
Khi bệnh nặng còn thấy thiếu máu, liệt hoặc bán liệt, chảy dãi, viêm mí mắt.
Nếu không ñiều trị kịp thỏ bệnh cũng chết khá nhanh, bệnh lây lan nhanh ra toàn
ñàn. (Lê Văn Năm, 2003).
2.9.3 Bệnh cầu trùng thể họng và mí mắt
Viêm họng và mũi, thỏ hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, nước dãi, nhiều thỏ khản
tiếng hoặc mất giọng. Một số thỏ mắt sưng mọng, có rỉ.
Trong thực tế người ta thường gặp dạng cầu trùng hỗn hợp hơn là từng loại như
trên. (Lê Văn Năm, 2003).
2.10 Bệnh tích
Tuỳ theo giống, loài, nơi ký sinh và mức ñộ nhiễm bệnh.
Con vật gầy còm, niêm mạc nhợt nhạt và hoàng ñản, phân dính nhiều ở xung quanh

hậu môn.
Ký sinh ở ruột: mạch máu ở thành ruột xung huyết, niêm mạc viêm cata, nhiều ñiểm
xuất huyết, tá tràng rộng và dày, ruột non chứa ñầy khí và có rất nhiều niêm dịch.
Ký sinh ở gan: trên mặt gan có nhiều ñiểm màu trắng hoặc vàng nhạt, những ñiểm
hoại tử hình tròn, dọc theo niêm mạc ống dẫn mật bị viêm cata, có những nốt màu
trắng, dịch mật ñặc lại, trong có tế bào biểu mô.

15


×