Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM kí SINH TRÙNG TRÊN cá TRA GIỐNG tại HUYỆN THỐT nốt THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
….

….

NGUYỄN THỊ THUÝ DIỄM

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM KÍ SINH TRÙNG TRÊN
CÁ TRA GIỐNG TẠI HUYỆN THỐT NỐT THÀNH PHỐ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CẦN THƠ

Giáo Viên Hướng Dẫn
NGUYỄN HỮU HƯNG

Cần Thơ, Tháng 7/2007

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
….
….

Đề tài: “Điều tra tình hình nhiễm kí sinh trùng trên cá tra giống tại
huyện Thốt Nốt Thành Phố Cần Thơ”


do sinh viên: Nguyễn Thị Thuý Diễm thực hiện tại Cần Thơ
từ tháng 4/2007 đến tháng 7/2007.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2007 Cần thơ, ngày…tháng...năm
2007
Duyệt Bộ Môn
Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2007
Duyệt khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

2


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian năm năm học tập tại trường Đại Học Cần
Thơ, được sự giảng dạy tận tình của các thầy cô, em cảm thấy mình đã
tiếp thu và học hỏi được rất nhiều kiến thức vô cùng quý báu và cần thiết
cho bản thân.
Xin chân thành cảm ơn:
- Thầy Nguyễn Hữu Hưng đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi
hoàn thành luận văn này.
- Quí thầy cô bộ môn Chăn Nuôi và Thú Y đã tận tình giảng dạy
cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt những năm học qua.
- Các anh chị và các bạn đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá
trình học tập cũng như trong cuộc sống.
- Ba mẹ, anh chị em của tôi đã ủng hộ tôi về vật chất lẫn tinh thần
để tôi hoàn thành chương trình đại học này.
Xin kính chúc quí thầy cô, người thân và bạn bè của tôi dồi dào sức

khoẻ, đạt nhiều thành công trong công tác cũng như trong đời sống.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3


MỤC LỤC

Trung

Trang tựa ..................................................................................................i
Trang duyệt ........................................................................................... ii
Lời cảm tạ ............................................................................................. iii
Mục lục ...................................................................................................iv
Danh sách chữ viết tắt ............................................................................vi
Danh sách bảng......................................................................................vii
Danh sách hình .................................................................................... viii
Tóm lược .................................................................................................ix
Chương 1: Đặt vấn đề................................................................................1
Chương 2: Cơ sở lí luận.............................................................................2
2.1 Tình hình nghiên cứu kí sinh trùng trong và ngoài nước 2
2.1.1 Tình hình nghiên cứu kí sinh trùng trên thế giới.......2
2.1.2 Tình hình nghiên cứu kí sinh trùng trong nước.........3
2.2 Đặc điểm sinh học của cá tra .............................................4
2.2.1 Đặc điểm hình thái và phân loại ................................4
2.2.2 Đặc điểm sinh sản và phân bố ....................................5
2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng .................................................5
tâm Học2.3liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên

Mối quan hệ giữa các yếu tố gây bệnh cho cá ...................6
2.4 Một số bệnh thường gặp trên cá tra ..................................8
2.4.1 Bệnh đốm đỏ ...............................................................8
2.4.2 Bệnh trắng da ..............................................................9
2.4.3 Bệnh mủ trên gan cá tra............................................11
2.5 Bệnh kí sinh trùng............................................................13
2.5.1 Trùng bánh xe (Trichodina) .....................................13
2.5.1 Trùng quả dưa (Ichthyophthyiosis) ..........................15
2.5.3 Trùng loa kèn............................................................16
2.5.4 Sán lá đơn chủ (Monogenea) ....................................18
2.6 Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự xuất hiện
bệnh........................................................................................................19
2.6.1 pH..............................................................................19
2.6.2 NH3 (ammonia) .........................................................20
2.6.3 NO2- (nitrit) ...............................................................20
2.6.4 Kiềm (alkalinity).......................................................20
Chương 3: Phương tiện và phương pháp nghiên cứu ...............................22
3.1 Phương tiện nghiên cứu ...................................................22
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................22
3.2.1 Phương pháp điều tra ...............................................22
4

cứu


Trung

3.1.3 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường ảnh
hưởng đến sự xuất hiện bệnh ..............................................................22
3.2 Phương pháp nghiên cứu kí sinh trùng.......................23

3.2.1 Phương pháp xác định mức độ nhiễm kí sinh trùng24
Chương 4: Kết quả và thảo luận ..............................................................25
4.1 Điều kiện tự nhiên xã hội và tình hình chăn nuôi tại huyện
Thốt Nốt ...............................................................................................25
4.1.1 Điều kiện tự nhiên xã hội .........................................26
4.1.2 Tình hình chăn nuôi ở huyện ...................................27
4.2 Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu về môi trường ............28
4.3 Kết quả tình hình nhiễm kí sinh trùng ở cá tra giống tại
huyện Thốt Nốt ......................................................................30
4.4 Các bệnh xuất hiện trong quá trình kiểm tra mẫu ........31
4.5 Mối quan hệ giữa nhiễm bệnh kí sinh trùng với bệnh xuất
hiện trong quá trình kiểm tra mẫu .......................................32
Chương 5: Kết luận ................................................................................34
Tài liệu tham khảo.....................................................................................
35
tâm
Học
liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
Phụ chương ............................................................................................36

5

cứu


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
TT
LT
R

TLN
CĐN

: Thực tế
: Lí thuyết
: Ruộng
: Tỉ lệ nhiễm
: Cường độ nhiễm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

6


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn của cá tra tự nhiên........................................6
Bảng 4.1 Diện tích và sản lượng thủy sản từ năm 2005-2/2007 .................... 27
Bảng 4.2 Kết quả so sánh các chỉ tiêu môi trường ở ao nuôi cá tra giống tại
huyện Thốt Nốt .............................................................................. 28
Bảng 4.3 Thành phần loài kí sinh trùng ở cá tra giống ................................ 30
Bảng 4.4 Một số bệnh xuất hiện trong quá trình kiểm tra mẫu ................. 31
Bảng 4.5 Mối quan hệ giữa nhiễm bệnh kí sinh trùng với các bệnh xuất hiện
trong quá trình kiểm tra mẫu ...................................................................... 32

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

7


DANH MỤC HÌNH


Trung

Hình 1. Hình dáng bên ngoài cá tra........................................................5
Hình 2. Mối quan hệ giữa các yếu tố gây bệnh vùng xuất hiện bệnh có
đủ 3 yếu tố gây bệnh 1, 2, 3 ..................................................................7
Hình 3. Không đủ 3 yếu tố không xảy ra bệnh ......................................7
Hình 4. Cá tra bị bệnh đóm đỏ ...............................................................8
Hình 5. Cá tra bị bệnh trắng đuôi...........................................................9
Hình 6. Cá tra bị bệnh thận mủ, gan xuất huyết .................................11
Hình 7. Trùng bánh xe (Trichodina).....................................................13
Hình 8. Trùng bánh xe bám đầy trên vây cá .......................................13
Hình 9. Trùng quả dưa (Ichthyophthyiosis)..........................................15
Hình 10. Trùng loa kèn ........................................................................16
Hình 11. Sán lá 16 móc (Dactylogyrus) .................................................18
Hình 12. Bản đồ địa lí huyện Thốt Nốt
................................................................................................................2
5
Hình 13. Trùng quả dưa (Ichthyophthyrius).........................................38
Hình 14.Trùng bánh xe (Trichodina)....................................................38
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
Hình 15. Trùng bánh xe bám đầy trên mang cá ..................................39
Hình 16. Trùng loa kèn (Apiosoma) ......................................................40
Hình 17. Trùng loa kèn (vorticella) .......................................................40
Hình 18. Trùng loa kèn (Epistylis) ........................................................41
Hình 19. Sán lá 16 móc (Dactylogyrus) ...............................................41
Hình 20. Gan xuất huyết .......................................................................42
Hình 21. Thận sưng, bong bóng chứa máu...........................................42
Hình 22. Xoang bụng chứa dịch vàng ..................................................43

Hình 23. Nắp mang xuất huyết ............................................................43
Hình 24. Gan xuất huyết, thận mủ .......................................................44
Hình 25. Gan trắng mang trắng............................................................44

8

cứu


TÓM LƯỢC
Bệnh ký sinh trùng trên cá, đặc biệt là đối với các loài cá kinh tế họ
Pangasiidae là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng
suất chăn nuôi.
Chúng tôi tiến hành đề tài này trên một số vấn đề sau:
- Điều tra điều kiện tự nhiên xã hội và tình hình chăn nuôi cá tra ở
huyện Thốt Nốt – Thành Phố Cần Thơ.
- Điều tra tình hình nhiễm kí sinh trùng trên cá tra.
- Xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự xuất hiện
bệnh
Nghiên cứu được tiến hành trên 58 mẫu cá từ 19 ao cá ở giai đoạn
giống bằng cách cạo nhớt ở da, vây, mang, và cắt mắt của cá sau đó quan
sát bằng mắt thường, kính lúp hoặc kính hiển vi ở độ phóng đại X10 và
X40

Trung

- Kết quả đã xác định được 6 giống kí sinh trùng trong đó có: Giống
Trichodina chiếm 84,48%, Giống Apisoma chiếm 15,51% Giống Epistylis
chiếm 6,89%, Giống Vorticella chiếm 3,44%, giống Ichthyophythyrius
chiếm 3,44% thuộc nhóm Protozoa và giống Dactylogyrus thuộc nhóm

(6,89%)
Monogenea
chiếm
tâm
Học liệu
ĐH
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên

9

cứu


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các loài cá nuôi phổ biến hiện nay ở Đồng Bằng Sông Cửu Long,
cá tra (Pangasius hypophthalmus) là loài chiếm ưu thế nhất bởi vì nó dễ nuôi,
kích thước lớn, tăng trọng nhanh, dễ dàng thích nghi với các loại thức ăn và là
loài có sức chịu đựng tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nên có thể
nuôi ở mật độ cao với các loại hình thủy vực khác nhau từ ao nhỏ, hồ lớn cho
đến những bè thả trên sông. Ngoài ra cá tra là một trong các mặt hàng thủy
sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần thơ… vào thị
trường Mỹ, EU, Nhật Bản. Với những đặc điểm thuận lợi cá tra ngày càng
được người dân ưa chuộng và nuôi nhiều.
Những năm gần đây nghề nuôi cá tra thâm canh ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Theo báo cáo của bộ thủy sản lượng
cá tra năm 2004 đạt mức hơn 300000 tấn, diện tích thả nuôi khoảng 2000 ha.
Cá tra có đặc điểm tăng trọng nhanh, có thể sử dụng được nhiều loại thức ăn
khác nhau nên được nhiều người dân chọn nuôi nhằm tận dụng nguồn nguyên
liệu sẵn có tại địa phương giúp hạ thấp chi phí sản xuất. Hơn nữa sản phẩm cá
tra được xem là nguồn xuất khẩu thủy sản quan trọng của nước ta, do đó nhiều

hộ nuôi đã mạnh dạn đầu tư vào đối tượng này.

Trung

Để đáp ứng nhu cầu cá tra (Pangasius hypophthalmus) được ương nuôi
phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, với xu hướng ương cá với mật độ cao.
tâm
liệu
ĐH
Cần
Tàiđảm
liệubảohọc
CùngHọc
với việc
nuôi
mang
tính Thơ
tự phát,@
không
chất tập
lượngvà
ảnhnghiên
hưởng
xấu đến môi trường nên dẫn đến việc xuất hiện một số bệnh gây nguy hiểm
cho cá. Nhất là bệnh kí sinh trùng, khi bệnh xảy ra gây thiệt hại lớn cho người
ương, nuôi. Nguy hiểm là trùng quả dưa, trùng mặt trời, trùng loa kèn, chúng
phát triển nhanh và gây chết hàng loạt. Khi cá mắc bệnh, thường lây lan
nhanh chóng, có khi chết 80%-90% số cá trong ao.
Vì vậy nghiên cứu kí sinh trùng trên cá tra là việc làm có ý nghĩa rất lớn
không những về khoa học mà còn trong cả thực tiễn sản xuất. Được sự đồng ý

của khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Cần Thơ.
Tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Điều tra tình hình nhiễm kí sinh trùng trên
cá tra giống tại huyện Thốt Nốt – Thành Phố Cần Thơ”.
Nội dung
Điều tra điều kiện tự nhiên xã hội và tình hình chăn nuôi cá tra ở huyện
Thốt Nốt – Thành Phố Cần Thơ.
Điều tra tình hình nhiễm kí sinh trùng trên cá tra.
Xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự xuất hiện bệnh

10

cứu


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 Tình Hình Nghiên Cứu Kí Sinh Trùng Trong Và Ngoài Nước
2.1.1 Tình Hình Nghiên Cứu Kí Sinh Trùng Trên Thế Giới
Kí sinh trùng đã được nghiên cứu từ thời Linnae (1707-1778). Ở Liên Xô
cũ viện sĩ V. A. Dogiel (1882-1956) đã đặt nền móng cho nghiên cứu kí sinh
trùng cá. Viện sĩ Bychowsky và các cộng sự, năm 1962 đã xuất bản cuốn sách
“Bảng phân loại kí sinh trùng của cá nước ngọt Liên Xô”. Mô tả 1211 loài kí
sinh trùng của khu hệ cá nước ngọt của Liên Xô. Tiếp tục năm 1984, 1985,
1987 công trình nghiên cứu khu hệ kí sinh trùng cá nước ngọt Liên Xô đã xuất
bản thành hai phần gồm 3 tập, do O.N. Bauer là chủ biên chính, S. S.
Schulman chủ biên tập 1, A.V. Gussev chủ biên tập 2, O.N. Bauer chủ biên
tập 3, ngoài ra còn nhiều tác giả nghiên cứu kí sinh trùng lâu năm của Liên Xô
cũ. Công trình đã nghiên cứu trên 2000 loài kí sinh trùng của 233 loài cá
thuộc 25 họ cá nước ngọt Liên Xô. Có thể nói Liên Xô cũ là nước có rất nhiều
nhà khoa học nghiên cứu kí sinh trùng ở cá sớm nhất toàn diện nhất.


Trung

Các nước Châu Âu khác cũng có nhiều nhà khoa học nghiên cứu kí sinh
trùng cá Jiri Lom (1958-1997) người Tiệp Khắc nghiên cứu kí sinh trùng
Ciliophora, Myxozoa, Microspora, Spotozoa và Mastigophora trên động vật
trong
đó có liệu
Jiri Lom
G. Grupcheva
(1976),
cứu kítập
sinh và
đơn nghiên
bào của
tâm Học
ĐHvàCần
Thơ @
Tàinghiên
liệu học
cá chép ở Tiệp Khắc Và Bungari, các tác giả đã so sánh sự xuất hiện bệnh và
mô tả loài mới. Năm 1992 Jiri Lom và Iva Dykov¸ đã xuất bản cuốn “Ký sinh
trùng đơn bào (Protozoa) của cá”. Họ cho biết hiện nay có xấp xỉ 2420 loài kí
sinh trùng đơn bào (Protozoa) ở cá đã được công bố. Nhiều loài gây nguy
hiểm cho cá nước ngọt và nuôi nước biển. Cuốn sách đã giới thiệu phương
pháp nghiên cứu và hệ thống phân loại của 7 ngành kí sinh đơn bào ở cá, gồm
ngành trùng roi (Mastigophora), ngành Opalinata, ngành Amip (Amoebae),
ngành trùng bào tử (Apicomplexa), ngành vi bào tử (Microspora), ngành bào
tử (Myxozoa), ngành trùng lông (Ciliophora). Ở Trung Quốc giữa thế kỉ 20 đã
có nhiều nhà khoa học nghiên cứu kí sinh trùng cá, Chen Chih-leu (1955,
1956, 1960); Nie Dashu (1960) Yin Wen-ying (1960, 1962, 1963); Wu H.S.

(1956). Năm 1973 Chen Chih-leu là chủ biên cuốn sách kí sinh trùng cá nước
ngọt tỉnh Hồ Bắc, điều tra 50 loài cá nước ngọt và phân loại được 375 loài kí
sinh trùng trong đó: động vật đơn bào (Protozoa) có 159 loài, sán lá đơn chủ,
(Monogenea) có 116 loài, sán dây (Cestoda) 10 loài, sán lá song chủ
(Trematoda) 33 loài, giun tròn (Nematoda) 21 loài, giun đầu gai
(Acanthocephala) 7 loài, đĩa (Hirudinea) 2 loài, nhuyễn thể (Mollusca) 1 loài,
giáp xác (Crustacea) 26 loài. Yu Yi và Wu Huisheng (1989) đã nghiên cứu
khu hệ giun đầu gai 72 loài cḠthuộc trung lưu sông Trường Giang Trung
Quốc. Đã phân loại được 10 loài, trong đó có 2 loài mới.
Ở Nhật Bản công trình đồ sộ nhất của nhà kí sinh trùng họcYamaguti S.
(1958, 1960, 1963, 1971) đã tổng kết kết quả nghiên cứu giun sán kí sinh ở
động vật và người trên toàn thế giới xuất bản thành nhiều tập. Nagasawa K;
11

cứu


Awakura T. và Urawa S. (1989) đã tổng kết nghiên cứu kí sinh trùng nước
ngọt ở Hokkaido- Nhật Bản và xác định được 96 loài ký sinh trùng bao gồm:
Protozoa-(21); Monogenea-(11); Trematoda-(22); Cestoda-(10); Nematoda(15); Acanthocephala-(7); Mollusca- (2); Copepoda- (6); Branchiura- (1) và
Isopoda- (1) và 38 loài chưa xác định đến tên loài.
Một số nước khu vực Đông Nam Á đã có các nghiên cứu kí sinh trùng cá
nước ngọt từ đầu thế kỉ 20, nhưng chưa nghiên cứu toàn diện các nhóm kí sinh
trùng mà thường nghiên cứu theo từng nhóm kí sinh trùng như sán lá song chủ
(Philippines) hoặc sán lá đơn (Malaysia).

Trung

Ở Philippines các tác giả nghiên cứu kí sinh trùng sớm nhất là Tubangui
M.A. (1928-1946); Vasquez-Colet (1938-1943); Africa C.M. (1936-1938);

Carmen C. Velasquez (1951-1988). Albaladejo J.D. (1989); Boromthanarat S.
(1982); Bamdad-Reantaso M.G. (1989); Yambot A.V. (1996). Năm 1975
Carmen C. Velasquez đã xuất bản cuốn sách “sán lá song chủ Trematoda ở cá
Philippines” trong đó mô tả 73 loài thuộc 50 giống 21 họ sán lá song chủ kí
sinh trên 27 họ cá của Philippines. Các tác giả Arthur, J.R.; Lumanlan-May,
S. (1997) khi tổng kết nghiên cứu kí sinh trùng của cá ở Philippines đã điều tra
và xác định được 201 loài kí sinh trùng ở 172 loài cá, gồm: Apicomplexa- (1),
Ciliophora-(16), Mastigophora-(2), Microspora-(1), Myxozoa-(9), Trematoda(90), Monogenea-(22), Cestoda-(6), Nematoda-(20), Acanthocephala-(5),
Mollusca-(1),
Branchiura-(2),
Copepoda-(21)
Isopodatâm
Học liệu
ĐH Cần Thơ
@ Tài và
liệu
học (5).
tập và nghiên
Ở Thái Lan nhà khoa học người mỹ Charles Branch Wilson (1926, 1927,
1928), đã mô tả 2 loài của Argulus và Caligus từ cá nước ngọt Thái Lan.
Paiboon-Yutisri; Apirum- Thuhanruksa (1985), khi điều tra khu hệ kí sinh
trùng của một số cá sống tự nhiên của Thái Lan đã phát hiện 160 loài kí sinh
trùng, trong đó gồm 3 loài ngoại kí sinh và 13 loài nội kí sinh ở cá bống tượng
(Oxyeleotris marmoratus) với tỉ lệ nhiễm 69,0% và giun sán ở cá sặc rằn
(Trichogaster pectoralis).
Komonporn Tonguthai (1992) đã nghiên cứu
Isopod và Myxosporidia ký sinh trên cá. Chinabut Suprane(1991, 1993,
1994)
2.1.2 Tình Hình Nghiên Cứu Kí Sinh Trùng Trong nước
Người đầu tiên nghiên cứu kí sinh trùng ở cá Việt Nam là nhà kí sinh

trùng học người Pháp¸ bác sĩ Albert Billet (1856-1915). Ông đã mô tả một
loài sán mới sán lá song chủ Distomum hypselobagri (1898) ký sinh trong
bong bóng hơi cá nheo ở Việt Nam. Chevey và J. Lemasson (1936) đã nghiên
cứu sự kí sinh của trùng mỏ neo Lernaea carassii Tidd, 1933 (syn. Của L.
cyprinacea Linne, 1758) ở cá chép nuôi.
Từ năm 1961- 1976 một số nhà khoa học của Liên Xô cũ Oschmarin P.G,
Mamaev U.L, Paruchin A.M, Lebedev B.I. khi điều tra kí sinh trùng ở hơn 60
loài cá của vịnh Bắc bộ, đã công bố hơn 20 bài báo trong các tạp chí sách tham
khảo. Các tác giả đã xác định 190 loài giun sán kí sinh gồm: Monogenea-(46),
Cestoda-(10), Trematoda-(95), Nematoda-(31), Acanthocephala-(8), trong đó
đã mô tả được 9 giống và 37 loài mới đối với khoa học
12

cứu


Các công trình nghiên cứu kí sinh trùng ở cá đầy đủ và toàn diện nhất của
tiến sĩ Hà Ký (1968, 1971) khi điều tra kí sinh trùng ở 16 loài cá kinh tế ở Bắc
Bộ Việt Nam, Ông đã xác định được 120 loài kí sinh trùng thuộc 48 giống, 37
họ, 26 bộ và 10 lớp, trong đó trùng roi (Mastigophora)-(2 loài), trùng bào
(Myxozoa)-(18), trùng lông (Ciliophora)-(17), Monogenea-(42), Cestoda-(4),
Trematoda-(8), Nematoda-(12), Acanthocephala-(2), Crustacea-(15); Ông
cũng đã mô tả 1 họ , 1 giống và 42 loài mới với khoa học.
Lê Văn Hòa và Phạm Ngọc Khuê (1967) Lê Văn Hòa Và Bùi Thị Liên
Hương đã nghiên cứu phân loại giun tròn trên cá ở Nam Bộ. Các tác giả đã
mô tả 1 giống và 2 loài mới: Pseudoproleptus lamyi, Campanarouge
campanarougetae.
Năm 1976 Nguyễn Thị Muội và cộng sự đã nghiên cứu giun đầu gai trên
cá thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, bước đầu phân loại được 9 loài kí sinh trùng
trên 12 loài cá. Năm 1981-1985, Nguyễn Thị Muội và cộng sự khi điều tra kí

sinh trùng của 20 loài cá nước ngọt Tây nguyên, sơ bộ phân loại được 57
taxon, trong đó lớp sán lá đơn chủ (Monogenea)-15 taxon, ký sinh đơn bào
(Protozoa)-13, Trematoda-11, Crustacea-7, Cestoda-5, Nematoda-3,
Acanthocephala- 3.

Trung

Hai nhà giun sán học F. Moravec và O. Sey (1986-1991) đã phân loại
giun sán kí sinh ở một số mẫu cá của trường đại học Tổng Hợp Hà Nội thu
tâm
liệu
ĐH Cần
Thơ Các
@ tác
Tàigiảliệu
họcloại
tập
và16nghiên
hệ thống
sông Hồng.
đã phân
được
sán lá
trên Học
cá thuộc
song chủ (Trematoda), 21 loài giun tròn (Nematoda), 7 loài giun đầu gai
(Acanthocephala), trong đó đã mô tả 16 loài, 2 giống mới đối với khoa học
Lê Văn Châu và cộng sự (1997) nghiên cứu vật chủ trung gian sán lá gan
nhỏ đã xác định được 10 loài cá nhiễm metacercaria của Clonorchis và
Opisthorchis ở một số tỉnh của miền bắc và miền trung Việt Nam.

2.2 Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Tra
2.2.1 Đặc Điểm Hình Thái Và Phân Loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993, cá tra có tên khoa
học là Pangasius micronemus Bleeker, 1847. Ngoài ra ở Thái Lan, Indonesia,
Malaysia cá tra còn có tên là Pangasius sutchi (Cacot, 1998, trích dẫn từ Trần
Văn Nhì, 2005). Tuy nhiên, theo tài liệu của Trần Văn Nhì (2005), cá tra
thuộc:
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasius
Loài: Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878
a. Thành phần loài cá họ Pangasiidae đã phát hiện
Theo Tyson Robert (1991) giống Pangasius có 17 loài xuất hiện ở tiểu lục
địa Ấn Độ, Burma, Indo-china, Malaysia
13

cứu


Ở Việt Nam, theo các tác giả Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai
Trần Mai Thiên (1979) thì họ Pangasiidae có 14 loài
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, theo hai tác giả Trương Thủ Khoa và Trần
Thị Thu Hương, (1992) đã công bố danh sách thành phần loài gồm 11 loài,
ngoài ra còn có hai loài nữa mà hai tác giả không xác định được.
Pangasius sp1 (cá Tra Nghệ)
Pangasius sp2 (cá Bông Lau)
b. Hình thái, sinh lý

1: Hình
dáng

ngoài
cá tra
Trung tâm Học liệu ĐHHình
Cần
Thơ
@bênTài
liệu
học tập và nghiên cứu

Cá tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc,
miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể
sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối 7-10 ), có thể chịu đựng được
nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15 oC, nhưng chịu nóng tới
39 oC. Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác. Cá
có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu
đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Tiêu hao oxy và ngưỡng oxy
của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng.
2.2.2 Đặc Điểm Sinh Sản Và Phân Bố
Cá tra không sinh sản trong ao nuôi, chúng không có bãi đẽ tự nhiên ở
Việt Nam, cá tra đẻ ở Campuchia, cá bột theo dòng nước về Việt Nam. Chúng
thành thục sinh dục chậm hơn các loài cá da trơn khác, chúng thường thành
thục sinh dục vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa.
Mùa vụ sinh sản của cá bắt đầu từ tháng 5-7, thường vớt cá tra bột trên
sông vào khoảng tháng 5 âm lịch. Ngoài tự nhiên cá sống ở lưu vực sông Cửu
Long (Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam). Ở Việt Nam cá tra phân bố
trên sông Tiền, sông Hậu, nhiều nhất ở vùng hạ lưu.
2.2.3 Đặc Điểm Sinh Trưởng
Cá tra có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều mùn
bã hữu cơ, hàm lượng oxy hòa tan thấp và có thể thả nuôi với mật độ cao.
14



Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trong ao nuôi sau một năm cá
có thể đạt trọng lượng 1-1.5 kg/con và trong những năm sau cá lớn nhanh hơn
(theo Dương Nhựt Long, 2003).
Cá còn nhỏ tăng nhanh về chiều dài, cá sẽ bước vào thời kì tích lũy mỡ
khi đạt 2.5kg/con. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc vào điều
kiện môi trường, mật độ thả, chất lượng thức ăn…
2.2.4 Đặc Điểm Dinh Dưỡng
Cá tra là loài ăn tạp thiên về động vật. Trong tự nhiên cá tra có thể ăn
được bã mùn hữu cơ, rễ cây thủy sinh, tôm, tép, cua, côn trùng, ốc và cá.
Thành phần thức ăn trong dạ dày cá tra tự nhiên như sau:
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn của cá tra tự nhiên
Loại thức ăn

Tỉ lệ %

Cá tạp

37.8

ốc

23.9

thực vật

6.67

bã mùn hữu cơ


31.6

trong
ao nuôi
thể sửThơ
dụng @
đượcTài
các loại
ăn tập
khác nhau
như cá cứu
Trung tâm Cá
Học
liệu
ĐHcóCần
liệuthức
học
và nghiên
tạp, thức ăn viên, rau muống, tấm , cám,… tuy nhiên thức ăn có nguồn gốc
động vật sẽ giúp cá lớn nhanh hơn
2.3 Mối Quan Hệ Giữa Các Yếu Tố Gây Bệnh Cho Cá
Cá ở trong nước hay nói một cách khác nước là môi trường sống của cá.
Cá sống được phải có môi trường sống tốt, đồng thời chúng phải có khả năng
thích ứng với môi trường. Nếu môi trường sống của cá xảy ra những thay đổi
không có lợi cho chúng, những con nào thích ứng sẽ duy trì cuộc sống, những
con nào không thích ứng sẽ mắc bệnh hoặc chết. Cá mắc bệnh là kết quả của
tác động lẫn nhau giữa cơ thể và môi trường sống. Vì vậy, những nguyên
nhân gây bệnh cho cá gồm 3 nhân tố sau:
Môi trường sống (1): To, O2, pH, CO2, NH3, NO2, kim loại nặng… những

yếu tố này thay đổi bất lợi cho cá và tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây
bệnh (mầm bệnh) dẫn đến cá dễ mắc bệnh.
Tác nhân gây bệnh (2): virut, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng và những sinh
vật hại khác.
Vật nuôi (3): có sức đề kháng hoặc mẫn cảm với tác nhân gây bệnh là cho
cá chống lại được bệnh hoặc dễ mắc bệnh
Mối quan hệ của các yếu tố gây bệnh khi dủ 3 yếu tố 1, 2, 3 thì cá mới có
thể mắc bệnh (hình 2) nếu thiếu một trong 3 yếu tố thì cá không mắc bệnh
(hình 3). Tuy cá có mang mầm bệnh nhưng môi trường thuận lợi cho cá và
bản thân cá có sức đề kháng với mầm bệnh thì mầm bệnh không thể phát sinh
15


được. Để ngăn cản những nhân tố trên không thay đổi xấu cho cá thì con
người, kỹ thuật nuôi phải tác động vào 3 yếu tố như: cải tạo ao tốt, tẩy trùng
ao hồ diệt mầm bệnh, thả giống tốt, cung cấp thức ăn đầy đủ chất và lượng thì
bệnh rất khó xuất hiện
Khi nắm được 3 yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết, do đó xem xét
nguyên nhân gây bệnh cho cá không nên kiểm tra một yếu tố đơn độc nào mà
phải xét cả 3 yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật nuôi. Đồng thời khi đưa ra
biện pháp phòng và trị cũng lưu ý đến 3 yếu tố trên, yếu tố nào dễ làm chúng
ta sử lý trước. Ví dụ thay đổi môi trường sống tốt cho cá là một biện pháp
phòng bệnh. Tiêu diệt mầm bệnh bằng hóa chất, thuốc sẽ ngăn chăn bệnh
không phát triển nhanh. Cuối cùng chọn giống có sức đề kháng với bệnh
thường gặp gây nguy hiểm cho cá

MÔI
TRƯỜNG

1+2


1

MẦM
BỆNH 2

BỆNH
1+2+3
1+3

2+3

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @
VẬTTài
CHỦ 3liệu học tập và nghiên cứu
Hình 2: Mối quan hệ giữa các yếu tố gây bệnh: vùng xuất hiện bệnh có đủ 3
yếu tố gây bệnh 1, 2, 3

MÔI
TRƯỜNG

1+2

MẦM
BỆNH 2

1
1+3

VẬT CHỦ 3


Hình 3: Không đủ 3 yếu tố không xảy ra bệnh

16


2.4 Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Cá Tra
2.4.1 Bệnh Đốm Đỏ
a. Tình hình xuất hiện
bệnh
Bệnh đốm đỏ rất phổ biến
kể cả các nước vùng ôn đới và
nhiệt đới như: Liên Xô, Đức
Tiệp Khắc, Trung Quốc, Thái
Lan… ở Việt Nam cũng có
xuất hiện bệnh này.
Hình 4: Cá tra bị bệnh đóm đỏ

b. Tác nhân gây bệnh
Bệnh Đốm Đỏ còn gọi là bệnh xuất huyết, bệnh nhiễm trùng máu, bệnh
sởi… là bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra. Ngoài ra, một số
trường hợp phân lập được vi khuẩn Aeromonas sobria, Aeromonas caviae
hoặc Pseudomonas sp. Trên cá bị bệnh đốm đỏ.
Về hình thái Aeromonas hydrophila là trực trùng hình que ngắn, chiều dài

Trung tâm
Học
ĐHtròn,
Cần
học

tậpbào,
vàkhông
nghiên
đầu hơi
đầu Thơ
có một@
tiêmTài
mao,liệu
không
có nha
có cứu
2-3 µm,
hailiệu
giác mạc, di động, gram âm
c. Phân bố, loài cá và giai đoạn nhiễm bệnh
Bệnh đốm đỏ xuất hiện trên tất cả các loài cá nuôi và cá tự nhiên. Bệnh
xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, vi khuẩn này thường gây bệnh
đốm đỏ trên cá trắm cỏ ở miền Bắc. Ở miền Nam bệnh này xuất hiện trên cá
tra, basa, cá bống tượng, cá mè vinh, cá he, cá tai tượng, cá trê lai. Bệnh có
thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá
d. Dấu hiệu bệnh lý
Thời gian chết kéo dài 2-3 tuần và triệu chứng thể hiện đặc trưng: hai bên
thân nhất là phần bụng bị xuất huyết, ứ máu đỏ bầm. Vảy dựng lên, gốc vây ứ
nước vàng, lấy tay ấn nước vàng sẽ chảy ra. Bụng cá phình to, chứa dịch thể
màu vàng, đỏ bầm. Một số vây cá rách xơ xác nhất là vây lưng, vây hậu môn
và vây đuôi. Ở một số cá bệnh, mắt lồi, hậu môn lồi ra. Vây cá dần dần bị
rụng, tuột ra, bên trong ruột ứ máu và mủ, lấy tay ấn vào thấy mềm nhũn.
Khoảng 30-40% đàn cá bị bệnh. Đàn cá bơi lội uể oải, lờ đờ, chậm chạp nên
dễ đánh bắt. Ở cá khỏi bệnh nhiều chổ loét lành thành sẹo và sinh trưởng
chậm hơn 2-3 lần so với cá bình thường.

e. Mùa vụ xuất hiện
Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa Xuân và mùa
Thu ở miền Bắc, ở miền Nam bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa (giao
mùa). Tỉ lệ chết do bệnh này thường từ 30-70%.
17


f. Chẩn đoán bệnh
Dựa vào dấu hiệu bệnh lý, mùa vụ xuất hiện bệnh, kết quả phân lập vi
khuẩn.
g. Cách phòng
Trong quá trình nuôi phải thỏa mãn những điều kiện sống tối thiểu của cá
như không nuôi với mật độ quá dày, cho cá ăn đầy đủ, hợp vệ sinh. Khi sắp
đến mùa bệnh đốm đỏ và trong mùa bệnh hàng tháng cần cho cá ăn thức ăn có
trộn thuốc để phòng bệnh theo định kì, mỗi lần cho ăn 3 ngày liên tục. Làm vệ
sinh để ao, hồ nuôi cá luôn sạch.
h. Cách trị
Thay phân nữa nước trong ao 2 ngày một lần, bón thêm vôi với liều 46kg/100m3 nước
Trộn thuốc vào thức ăn với liều:
Doxicline 0.5-1g hoặc oxytetraciline liều 2-4g cho1kg thức ăn
Vitamin C 1-2g cho 100kg cá bệnh
Cho ăn liên tục 5-7 ngày. Tốt nhất nên áo dầu hoặc chất kết dính ngoài
viên thức ăn sau khi đã trộn thuốc.

Trung tâm 2.4.2
HọcBệnh
liệuTrắng
ĐH Da
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
a. Tình hình dịch bệnh

Bệnh xãy ra ở cá tra miền Nam Việt Nam, cá nheo ở Mỹ, Ý, và một số
nước Châu Âu. Bệnh không những gây tác hại cho cá hương, cá giống và cá
thịt. Nhiều ao ương hàng trăm ngàn cá con
bị chết sạch hoặc số còn sống rất ít.
b. Tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn gây bệnh trắng đuôi là
Pseudomonas dermoabba, dạng hình que,
kích thước trung bình 0.8 x 0.4 µm. Phần
lớn 2 tế bào nối liền nhau, phía đầu có 1-2
tiêm mao, có khả năng di động, không có
nha bào, không có giác mạc, bắt màu điều,
là vi khuẩn Gram âm.
c. Phân bố, loài cá và giai đoạn nhiễm
bệnh

Hình 5: Cá tra bị bệnh trắng
đuôi

Bệnh trắng đuôi là bệnh chủ yếu của cá mè trắng, mè hoa, đôi khi cũng
phát hiện ở cá trắm đen, trắm cỏ của Trung Quốc và ở cá miền Bắc Việt Nam,
đặc biệt miền Nam bệnh thường xuất hiện trên các loài cá nuôi như: cá trơn và
cá đồng. Bệnh này rất nguy hại cho cá hương, cá giống từ 20-30 ngày. Mức
hao hụt rất cao và quá trình bệnh rất ngắn, thời gian bắt đầu bệnh đến khi chết
chỉ trong vòng 2-3 ngày.
18


d. Dấu hiệu bệnh
Cá ăn yếu dần bỏ ăn ở cuối vây lưng cá xuất hiện màu trắng và lan dần từ
vây lưng đến cuống vây đuôi, lan lên thân đến trước vây lưng. Cá lờ đờ chậm

chạp, đuôi cứng dần đến thân. Vây đuôi có khi bị rách và gẫy dần. khả năng
hoạt động của cá mất dần, cá nằm ngan mặt nước ve vẩy, yếu ớt. Sau đó đuôi
treo trên mặt nước đầu cắm xuống đáy, bơi lờ đờ bằng cách giẫy có khi bất
động như treo lũng lẵng trong nước, từ từ chìm xuống đáy ao và chết.
Khi quan sát cá tra con và cá tra thịt mới phát bệnh trắng đuôi thì thấy các
tia máu ở các vây da căng phồng ứ máu. Dần dần biểu bì ở da và ở vây bị phá
hủy xơ xác, da cá bị mất nhớt, sờ thấy nhám. Cá con để trong nước dễ nhìn
thấy 2/3 thân về phía đuôi bị bạc màu.
e. Mùa vụ xuất hiện
Bệnh trắng đuôi thường xảy ra trong các ao, bể ương cá con, nhất là ở giai
đoạn cá hương của cá mè , trôi vào mùa hạ và thu. Khi đánh bắt hoặc vận
chuyển làm cá bị xây xác cũng là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập
và phát triển.

Trung

Theo tài liệu của Thượng Hải và Sơn Đông (Trung Quốc) tỷ lệ hao hụt
của bệnh này trung bình 3%, mức lớn nhất 45%. Theo tìm hiểu và quan sát
của chúng tôi ở An Giang tỷ lệ hao hụt bệnh trắng đuôi ở cá tra là 40-90%,
mức
hao hụtliệu
lớn nhất
bệnh này
là cá
hương,
tỉ lệ và
hao nghiên
hụt đến
tâm Học
ĐH ởCần

Thơ
@traTài
liệugiống
họccótập
100%.
f. Chẩn doán bệnh
Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý và phân lập vi khuẩn
g. Cách phòng
Không đánh bắt vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao. Tránh đánh bắt
cá bằng lưới không đúng qui cách. Không nên ương hoặc nuôi cá với mật độ
quá dày. Ao ương phải vệ sinh sạch sẽ, tránh để đáy ao quá nhiều bã mùn hữu
cơ.
h. Cách trị
Dùng oxytetrecyline ngâm cá, với liều 20-25g/m3 nước. Cứ 24 giờ lượng
nước củ rút ra phân nữa và thay lượng nước thuốc mới vào. Trị liên tục 5-7
ngày lượng thức ăn giảm chỉ dùng 1% trọng lượng thân trong thời gian điều trị

19

cứu


2.4.3 Bệnh Mủ Trên Gan Cá
Tra
a. Tình hình dịch bệnh
Ở Đồng Bằng Sông Cữu Long,
bệnh mũ gan xuất hiện đầu tiên vào
mùa lũ năm 1998 ở các tỉnh nuôi cá
tra thâm canh phát triển mạnh như:
An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ.

Sau đó bệnh lan dần sang các vùng
nuôi cá tra lân cận. Đặc biệt, những
năm gần đây bệnh này cũng xuất
hiện ở một số tỉnh mới nuôi cá tra
như Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng…

Hình 6: Cá tra bị bệnh thận mủ,

b. Tác nhân gây bệnh
Bệnh mủ gan còn có một số tên gọi khác là: bệnh trắng gan; gan, thận mủ;
bệnh ung thư gan
Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
Đặc điểm
sinh hóa
Trung tâm c.Học
liệusinh
ĐHlý Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri là vi khuẩn gram âm, không di động, lên
men, không oxy hóa Edwardsiella ictaluri có dạng que và kích thước biến đổi.
Các đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri cho hầu hết các
phản ứng âm tính chỉ có 2 phản ứng dương tính là Lysine và Glusose.
d. Phân bố, loài cá và giai đoạn nhiễm bệnh
Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri xuất hiện đầu tiên trên cá nheo ở Mỹ, cá
trê trắng ở Thái Lan. Ở Việt Nam bệnh mủ gan chủ yếu xuất hiện trên cá tra,
thỉnh thoảng xuất hiện trên cá ba sa. Xuất hiện trên tất cả các giai đoạn phát
triển của cá tra. Tỉ lệ hao hụt lớn nhất ở cá giống, nhưng gây thiệt hại về kinh
tế lớn nhất ở giai đoạn cá lứa cở 300-500g.
e. Dấu hiệu bệnh lý
Hoạt động của cá: cá gầy, mắt lồi. Cá bệnh nặng bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt

nước và tỉ lệ chết cao. Dấu hiệu bệnh bên ngoài không rõ ràng. Bên trong
xuất hiện nhiều đốm trắng đục kích cỡ 1-3mm trên gan, thận và tỳ tạng.
Chú ý giai đoạn đầu, những đốm trắng chỉ xuất hiện trên thận hoặc tỳ tạng
của cá.
f. Mùa vụ xuất hiện
Bệnh mủ gan thường xuất hiện vào mùa lũ và cao điểm vào tháng 7, 8.
Tuy nhiên trong 2 năm gần đây. Bệnh này xuất hiện trên cá tra hầu như quanh
năm. Trong một vụ nuôi, bệnh mủ gan có thể xuất hiện 3-4 lần. Tỉ lệ hao hụt
20


lên đến 10-50%, tùy thuộc vào chế độ chăm sóc và quản lý.
f. Chẩn đoán bệnh
Việc điều trị bệnh chỉ có hiệu quả khi phát hiện sớm bệnh. Do đó, trong
quá trình nuôi cần thường xuyên quan sát những biểu hiện của cá để phát hiện
bệnh và xử lý kịp thời.
Giai đoạn đầu, vài con tách đàn bơi lờ đờ ở đầu bè hoặc dạt về góc bè, dọc
bờ ao, đôi lúc cá giảm ăn.
Bắt khoảng 5-10 con kiểm tra các đốm trắng ở gan, thận và tỳ tạng.
g. Cách phòng
Chọn con giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh
Tiệt trùng các dụng cụ như lưới, vợt, sọt, ống dây bằng Chlorine 1015g/m3 trong 30 phút, rữa nước sạch và phơi khô
Cá chết được vớt ra khỏi ao, bè càng sớm càng tốt. Không vứt cá chết
bừa bãi ra sông, rạch, trên mặt đất, cần được chôn vào hố cách ly có rải vôi
sống để tiệt trùng.
Vào mùa dịch bệnh (mùa lũ) không nên cho cá tra ăn cá tạp tươi sống.
Thức ăn cần được nấu chính hoặc sử dụng thức ăn viên.
ao cáĐH
đã bịCần
bệnhThơ

mũ gan,
tạo học
kỹ bằng
(15- cứu
Trung tâm Những
Học 2liệu
@ cần
Tàicảiliệu
tậpvôivàCaO
nghiên
20kg/100m ).

Trong ao nuôi, luân phiên mỗi tuần nên sử dụng CaCO3 (2-4kg/100m3
nước) và Zeolite. Duy trì oxy trong nước >2.5mg/l.
h. Cách trị
Cá bệnh mủ gan chỉ dùng 1 trong 3 loại kháng sinh sau: Enrofloxacine.
Ciprofloxacin hoặc Norfloxacin. Liều lượng 0.1-0.5/kg thức ăn cho cá ăn liên
tục 5-7 ngày. Có thể bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho
cá. Thuốc được trộn vào thức ăn viên có áo dầu hoặc chất kết dính.
Chú ý: Không sử dụng thuốc kháng sinh mà vi khuẩn này đã lờn. Không
nên sử dụng Oxytetracyline. Oxolinic acid và Sulphonamides để trị bệnh mủ
gan. Không nên dùng thuốc kháng sinh để phòng bệnh. Không tùy tiện kết
hợp nhiều loại kháng sinh cùng một lúc. Trước khi thu hoạch 4 tuần không
được cho cá dùng thuốc kháng sinh.
2.5 Bệnh Kí Sinh Trùng
2.5.1 Trùng Mặt Trời (Trichodina)
Họ trùng bánh xe Trichodina có nhiều giống nhưng ở Việt Nam thường
gặp các loài thuộc 3 giống kí sinh ở cá nước ngọt, nước mặn, lưỡng thê và bò
sát. Những giống loài thường gặp: Trichodina nigara, Trichodina nobilis,
Trichodina pediculus, Trichodina siluri, Trichodina domerguei, Trichodina

mutabilis, Trichodina epizootica, Trichodina bulbosa
21


a. Hình dạng và cấu tạo
Cơ thể Trichodina nhìn mặt bên giống cái chuông, mặt bụng giống cái
đĩa. Lúc vận động nó quay tròn lật
qua lật lại giống như bánh xe nên có
tên trùng bánh xe. Nhìn chính diện
có 1 đĩa bám lớn có cấu tạo phức
tạp, trên đĩa có 1 vòng răng và các
đường phóng xạ. Vòng răng có
nhiều thể răng, mỗi thể răng có
dạng gần như chữ “V”. Hình dạng,
số lượng răng và đường phóng xạ là
tiêu chuẩn quan trọng để phân loại.
Kích thước nhỏ, đường kính cơ
thể khoảng từ 30-90 µm

Trung

Trùng bánh xe sinh sản chủ yếu
bằng hình thức vô tính phân chia
đơn giản, tùy theo từng loài chúng
sinh sản gần như quanh năm.
Trùng bánh xe có thể sống tự do
trong nước từ 1-1.5 ngày. Trùng kí Hình 7: Trùng bánh xe (Trichodina)
tâm
ở da ĐH
mangCần

mũi cáThơ @ Tài liệu học tập và nghiên
sinh Học
chủ yếuliệu
b. Dấu hiệu bệnh lý
Khi cá mới mắc bệnh, mình cá sẽ có lớp nhớt màu trắng đục. Da cá
chuyển
màu xám, cá cảm thấy ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước,
riêng cá tra giống thường nhô đầu hẳn lên mặt nước và lắc mạnh, người nuôi
cá gọi là bệnh “lắc đầu”. Một số con tách đàn bơi quanh bờ ao. Khi bệnh
nặng trùng kí sinh phá hủy các tơ mang khiến cá ngạt thở, những con bệnh
nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội lung tung không định hướng.
Sau cùng cá lật bụng mấy vòng,
chìm xuống đáy ao và chết.
Khi kiểm tra tỷ lệ cảm nhiễm
của đàn, nếu tỷ lệ cảm nhiễm 90100%, cường độ cảm nhiễm 20-30
trùng/ thị trường 9x10 là nguy
hiểm. Đàn cá phát bệnh khi cường
độ cảm nhiễm từ 50-100 trùng/ thị
trường 9x10. Bệnh nặng cường độ
cảm nhiễm có khi tới 200-250 trùng
/thị trường 9x10, trùng bám đầy
trên da và mang.
Hình 8: Trùng bánh xe bám đầy trên
vây cá

22

cứu



c. Phân bố và lan truyền
Trùng bánh xe phân bố rộng. Theo Hà Ký (1968) và Bùi Quang Tề
(1990, 2001) bệnh này gây tác hại chủ yếu cho cá hương cá giống ở Việt Nam.
Bệnh phát sinh rộng trên nhiều loài cá khác nhau: chép, trắm cỏ, mè hoa, mè
trắng, trôi, rôhu, trê, tra, bống tượng, mùi,… và trên 10 loài cá kinh tế khác
nữa. Trong các hồ ao ương nuôi cá bệnh phát triển quanh năm nhưng phổ biến
nhất vào mùa xuân, đầu mùa hạ và mùa thu ở miền bắc, vào mùa mưa ở miền
nam (mùa khô ít gặp hơn)
Bệnh gây thiệt hại lớn cho các cơ sở ương nuôi cá giống.
d. Chuẩn đoán bệnh
quan sát các dấu hiệu bệnh lý của đàn cá trong ao. Bắt cá kiểm tra nhớt,
da, mang, vây, dưới kính hiển vi, xác định tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm trùng
bánh xe.
e. Phòng và trị bệnh

Trung

Biện pháp phòng bệnh trùng bánh xe là giữ gìn vệ sinh cho các ao hồ nuôi
cá nhất là ao ương. Trước khi ương nuôi phải tẩy vôi, tiêu độc ao. Mật độ cá
không nên thả quá dày. Theo Hà Ký (1963) mật độ cá thả quá dày thì cường
độ nhiễm trùng bánh xe sẽ tăng gấp 4-12 lần. Các loại phân hữu cơ, nhất là
phân bắc cần phải được ủ kỹ với 1% vôi. Thực tế cho thấy những nơi dùng
tâm
liệu ĐH
Cần
hay phát
sinhThơ
bệnh. @ Tài liệu học tập và nghiên
phânHọc
tươi thường

Ở Việt Nam thường dùng một số phương pháp đơn giản và hóa chất dễ
kiếm: dùng nước muối 2-3% tắm cho cá 5-15 phút, dùng CuSO4 nồng độ 35ppm tắm cho cá 5-15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0.5.7ppm (0.5-0.7g cho 1m3 nước).

23

cứu


2.5.2 Trùng Quả Dưa (Ichthyophthyiosis)
a. Hình dạng

Hình 9: Trùng quả dưa (Ichthyophthyiosis)

Tác nhân gây bệnh trùng quả dưa là loài Ichthyophthyiosis multifiliis
Fouguet (1876). Trùng có dạng rất giống quả dưa, đường kính 0.5-1mm.
Toàn thân có nhiều lông tơ nhỏ, nhiều đường sọc, vằn dọc. Giữa thân có một
hạch lớn hình móng ngựa và một hạch nhỏ.
Chu kỳ sống của trùng gồm 2 giai đoạn: dinh dưỡng và bào nang

Trung tâm *Học
ĐHdưỡng:
Cần Khi
Thơ
Tài
liệuở học
tậpởvà
đoạn dinh
ấu @
trùng
kí sinh

da, mang
giữanghiên
các tổ cứu
Giai liệu
chức thượng bì hút chất dinh dưỡng của kí chủ để sinh trưởng, đồng thời kích
thích các tổ chức của kí chủ hình thành một đốm mủ trắng (vì vậy còn gọi là
bệnh đốm trắng). Trùng trưởng thành chui ra khỏi đốm mủ trắng và chuyển
sang giai đoạn bào nang.
* Giai đoạn bào nang: trùng rời khỏi ký chủ bơi lội tự do trong một thời
gian rồi dừng lại ở ven bờ ao hoặc tựa vào cây có thủy sinh, tiết ra chất keo
bao vây lấy cơ thể hình thành bào nang. Trùng bắt đầu sinh sản phân đôi
thành rất nhiều (1000-2000) ấu trùng có đường kính 18-22µm
b. Dấu hiệu bệnh
Da, mang, vây, của cá bị nhiễm bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt
lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục, có thể thấy rõ bằng mắt thường. Da mang
cá có nhiều nhớt màu nhợt nhạt. Cá bệnh nổi thành từng đàn trên mặt nước,
bơi lờ đờ yếu ớt, tập trung gần bờ, nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa. Trùng
bám nhiều trên mang phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Khi cá yếu quá
chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước.
c. Phân bố và lan truyền
Bệnh lưu hành rất rộng, khắp các châu lục trên thế giới. Ở khu vực Đông
Nam Á, các loài cá nuôi thường mắc bệnh này.

24


d. Chẩn đoán bệnh
Dựa theo các dấu hiệu bệnh lý quan sát bằng mắt thường và kiểm tra cá
trên kính hiển vi. Cường độ cảm nhiễm từ 5-10 trùng/lamen là cá nguy hiểm
d. Phòng và trị bệnh

Tuyệt đối không thả chung cá bệnh với cá khỏe. Thời gian cách ly phụ
thuộc vào nhiệt độ, ở nhiệt độ 26oC cần cách ly khoảng 2-8 tuần (theo Kabata,
1985). Tẩy dọn ao kỹ, phơi đáy ao 3-4 ngày bằng thuốc
Để trị bệnh cần chú ý đến 2 giai đoạn trong chu kỳ sống của nó. Diệt
trùng ở thời kỳ ấu trùng bơi lội tự do thuộc giai đoạn bào nang dễ dàng hơn so
với giai đoạn dinh dưỡng (ký sinh). Phương pháp dùng thuốc diệt hết trùng ở
giai đoạn ký sinh của cá cần ít nhất vài lần. Các phương pháp trị bệnh trùng
quả dưa đều phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên phải thí nghiệm để lựa
chọn phù hợp với từng vùng. Thuốc và hóa chất sử dụng điều trị bệnh này rất
đa dạng. Nhiều tác giả ở các nước khác nhau đã sử lý đạt kết quả ở những
mức độ khá nhau. Đối với cá giống nuôi ở đồng bằng Nam Bộ, do nhiệt độ
nước bình quân cao (25-28oC), có thể dùng thuốc ở nồng độ thấp hơn. Ở Việt
Nam đã sử dụng có kết quả một số loại hóa chất như sau: Formalin tắm 200300pmm thời gian 30-60 phút hoặc phun xuống ao liều lượng 10-20ppm thời
gian vô định

Trung tâm 2.5.3
HọcTrùng
liệu Loa
ĐHkèn
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
a. Tác nhân gây bệnh
Lớp Peritricha Stein, 1859
Bộ Peritrichida F.Stein, 1859
Bộ phụ Sessilina Kahl, 1933
Họ Epistylididae Kahl, 1933
Họ phụ Epistylidinae Kahl, 1933
Giống Epistylis ehrenberg, 1836
Họ phụ Apiosomatinae Banina
Giống Apiosoma Blanchard, 1885
Họ Vorticellidae

Giống Zoothamnium
Giống Vorticella
Ký sinh trùng ở động vật thủy sản
Vịêt Nam, 4 giống thụôc 2 họ. Nhìn
chúng cơ thể phía trước lớn, phía sau
nhỏ, có dạng hình loa kèn, hình chuông
lộn ngược, nên có tên gọi là trùng loa
kèn. Phía trước cơ thể có1 - 3 vòng
25

Hình 10: Trùng loa kèn


×