Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

KHẢO sát một số CHỈ TIÊU SINH lí SINH hóa nước TIỂU và NHỮNG THAY đổi cặn nước TIỂU TRÊN CHÓ rối LOẠN hệ TIẾT NIỆU tại BỆNH xá THÚ y, đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.12 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TÔ THỊ THANH HÀ

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ - SINH HÓA
NƯỚC TIỂU VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CẶN NƯỚC
TIỂU TRÊN CHÓ RỐI LOẠN HỆ TIẾT NIỆU TẠI
BỆNH XÁ THÚ Y, ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ - SINH HÓA
NƯỚC TIỂU VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CẶN NƯỚC
TIỂU TRÊN CHÓ RỐI LOẠN HỆ TIẾT NIỆU TẠI
BỆNH XÁ THÚ Y, ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:
TRẦN THỊ MINH CHÂU



Sinh viên thực hiện:
Tô Thị Thanh Hà
MSSV: 3042787
Lớp: THÚ Y K30

Cần Thơ, 2009

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lí - sinh hóa nước tiểu và những thay đổi cặn
nước tiểu trên chó rối loạn hệ tiết niệu tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần
Thơ; do sinh viên: Tô Thị Thanh Hà thực hiện tại Bệnh Xá Thú Y, Đại Học Cần
Thơ từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 3 năm 2009.

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2009

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2009

Duyệt Bộ môn

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD


i


LỜI CẢM ƠN
Trải qua những năm tháng học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần Thơ.
Thầy cô là người đã dành bao tâm huyết cho sự nghiệp trồng người, đã trang bị
những hành trang quí báu cho chúng tôi vững bước vào đời. Nhờ sự nhiệt tình chỉ
bảo của thầy cô cùng với sự phấn đấu của bản thân, hôm nay tôi đã hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với cha mẹ, người nuôi nấng, dạy dỗ và
luôn đặt niềm tin, hy vọng vào tôi.
Xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ
Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng
Quý thầy cô Bộ môn Thú Y đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập.
Xin chân thành cảm ơn
Cô Trần Thị Minh Châu đã nhiệt tình hướng dẫn tôi làm luận văn tốt nghiệp này.
Thầy Phạm Hoàng Dũng đã giúp đỡ tôi trong thời gian làm luận văn.
Cùng các Anh, Chị tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ đã hết lòng
giúp đỡ, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành được luận văn
tốt nghiệp.

ii


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA..............................................................................................................i
TRANG DUYỆT................................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG .........................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................................vi
TÓM LƯỢC....................................................................................................................vii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................2
2.1. CẤU TẠO VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ TIẾT NIỆU TRÊN CHÓ ............................2
2.1.1.
Cấu tạo và chức năng của thận....................................................................2
2.1.2.
Ống dẫn nước tiểu ......................................................................................5
2.1.3.
Bàng quang ................................................................................................5
2.1.4.
Niệu đạo (ống thoát tiểu) ............................................................................6
2.2. SỰ THÀNH LẬP NƯỚC TIỂU .........................................................................7
2.2.1.
Giai đoạn lọc ở cầu thận .............................................................................7
2.2.2.
Giai đoạn tái hấp thu và bài tiết các chất ở ống thận....................................7
2.3. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA NƯỚC TIỂU.......................................................10
2.3.1.
Số lượng...................................................................................................10
2.3.2.
Màu sắc ....................................................................................................10
2.3.3.
Độ trong ...................................................................................................10
2.3.4.
Mùi...........................................................................................................11

2.3.5.
Thành phần của nước tiểu .........................................................................11
2.4. NHỮNG DẤU HIỆU LÂM SÀNG CỦA RỐI LOẠN HỆ NIỆU......................12
2.4.1.
Đa niệu .....................................................................................................12
2.4.2.
Thiểu niệu ................................................................................................12
2.4.3.
Vô niệu.....................................................................................................12
2.4.4.
Bí tiểu.......................................................................................................12
2.4.5.
Tiểu đau ...................................................................................................13
2.4.6.
Tiểu không kiểm soát ...............................................................................13
2.4.7.
Tiểu có mủ ...............................................................................................13
2.4.8.
Tiểu máu ..................................................................................................13
2.5. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ SINH HÓA NƯỚC TIỂU .........................14
2.5.1.
Tỷ trọng....................................................................................................14
2.5.2.
pH ............................................................................................................14
2.5.3.
Protein niệu ..............................................................................................15
2.5.4.
Máu..........................................................................................................15
2.5.5.
Bạch cầu...................................................................................................16

2.6. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG CẶN NƯỚC TIỂU............................................16
2.6.1.
Tế bào từ hệ tiết niệu - sinh dục ................................................................16
2.6.2.
Tế bào từ máu...........................................................................................17
2.6.3.
Các trụ hình..............................................................................................17
2.6.4.
Các tinh thể ..............................................................................................19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................22

iii


3.1. NỘI DUNG......................................................................................................22
3.2. PHƯƠNG TIỆN...............................................................................................22
3.2.1.
Thời gian thực hiện...................................................................................22
3.2.2.
Địa điểm...................................................................................................22
3.2.3.
Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................22
3.2.4.
Vật liệu.....................................................................................................22
3.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH........................................................................22
3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU .............................................................................................25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................................26
4.1. TÌNH HÌNH CHÓ RỐI LOẠN HỆ NIỆU (RLHN) ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU
TRỊ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y, ĐẠI HỌC CẦN THƠ ....................................................26
4.1.1.

Tỷ lệ các biểu hiện lâm sàng trên chó bị rối loạn hệ niệu...........................26
4.1.2.
Mối quan hệ giữa chó có biểu hiện rối loạn hệ niệu (RLHN) và độ tuổi….27
4.1.3.
Mối quan hệ giữa chó biểu hiện rối loạn hệ niệu và giới tính ....................29
4.1.4.
Mối quan hệ giữa chó có biểu hiện rối loạn hệ tiết niệu và giống ..............29
4.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ - SINH HÓA NƯỚC TIỂU NẰM NGOÀI MỨC
SINH LÝ TRÊN BỊ RỐI LOẠN HỆ NIỆU (RLHN)....................................................30
4.3. XÁC ĐỊNH NHỮNG HÌNH ẢNH BẤT THƯỜNG TRONG CẶN NƯỚC TIỂU
TRÊN CHÓ RỐI LOẠN HỆ NIỆU TẠI BỆNH XÁ THÚ Y, ĐẠI HỌC CẦN THƠ… 31
4.3.1.
Các loại tế bào trong cặn nước tiểu nằm ngoài mức sinh lý trên chó bị rối
loạn hệ tiết niệu........................................................................................................31
4.3.2.
Các loại trụ hình trong cặn nước tiểu nằm ngoài mức sinh lý trên chó bị rối
loạn hệ tiết niệu........................................................................................................34
4.3.3.
Các loại tinh thể nằm ngoài mức sinh lý trên chó bị rối loạn hệ tiết niệu (n =
25)…….. ……………………………………………………………………………..36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................39
5.1. KẾT LUẬN .....................................................................................................39
5.2. ĐỀ NGHỊ .........................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................40

iv


DANH MỤC BẢNG


Bảng

Tựa bảng

Trang

1

Thành phần các chất trong huyết tương và trong nước tiểu đầu

7

2

So sánh các thành phần của huyết tương và nước tiểu đầu

11

3

Tỷ lệ các biểu hiện lâm sàng trên chó bị rối loạn hệ tiết niệu

26

4

Tỷ lệ chó có biểu hiện rối loạn hệ tiết niệu theo độ tuổi

27


5

Tỷ lệ chó có biểu hiện rối loạn hệ tiết niệu theo giới tính

28

6

Tỷ lệ chó có biểu hiện rối loạn hệ tiết niệu theo giống

28

7

Tỷ lệ một số chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa nước tiểu nằm ngoài mức
sinh lý trên chó có biểu hiện rối loạn hệ tiết niệu

29

8

Tỷ lệ các loại tế bào trong cặn nước tiểu nằm ngoài mức sinh lý trên
chó bị rối loạn hệ tiết niệu

31

9

Tỷ lệ các loại trụ hình trong cặn nước tiểu nằm ngoài mức sinh lý
trên chó bị rối loạn hệ tiết niệu


34

10

Tỷ lệ các loại tinh thể trong cặn nước tiểu nằm ngoài mức sinh lý
trên chó bị rối loạn hệ tiết niệu

36

v


DANH MỤC HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

1

Mặt cắt dọc của quả thận

3

2

Cấu tạo vi thể của thận


3

3

Đường niệu dưới và cơ quan sinh dục chó đực

6

4

Tế bào hồng cầu (số 1), tế bào bạch cầu (số 2) trong cặn nước tiểu
(40X)

33

5

Tế bào hình vẩy cá (biểu mô bàng quang) trong cặn nước tiểu (40X)

33

6

Biểu mô bể thận - ống dẫn (1) và biểu mô thận (2) trong cặn nước
tiểu (40X)

33

7


Trụ hạt trong cặn nước tiểu (40X)

35

8

Trụ sáp trong cặn nước tiểu (40X)

35

9

Trụ mỡ trong cặn nước tiểu (40X)

35

10

Tinh thể MAP trong cặn nước tiểu (40X)

37

11

Tinh thể monohydrate trong cặn nước tiểu (40X)

37

12


Tinh thể canxi oxalat trong cặn nước tiểu (40X)

37

13

Tinh thể bilirubin trong cặn nước tiểu (40X)

37

vi


TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lí - sinh hóa nước tiểu và những thay đổi cặn nước
tiểu trên chó rối loạn hệ tiết niệu tại Bệnh Xá Thú Y, Đại Học Cần Thơ” được thực hiện từ
tháng 2 năm 2009 đến tháng 4 năm 2009 tại Bệnh Xá Thú Y, Đại Học Cần Thơ.
Trong tổng số 382 chó đến khám và điều trị tại Bệnh Xá, có 32 chó biểu hiện rối loạn ở hệ
tiết niệu, thu được 25 mẫu nước tiểu để tiến hành xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lí - sinh hóa
và quan sát cặn nước tiểu.
Chó có bệnh lý trên hệ tiết niệu chiếm tỷ lệ 8,38%. Bệnh lý ở hệ tiết niệu khác nhau rất có ý
nghĩa thống kê về độ tuổi, giống và không phụ thuộc nhiều vào giới tính. Các biểu hiện lâm
sàng: biểu hiện lâm sàng khác (37,50%), tiểu máu (18,74%), tiểu nhiều và bí tiểu
(15,63%), thấp nhất là tiểu mủ (12,50%).
Chó bị rối loạn hệ niệu dẫn đến thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa của nước tiểu
như sau: tỷ trọng cao (40,00%); tỷ trọng thấp (12,00%); pH tăng chiếm 24,00%; bạch cầu
(76,00%); protein xuất hiện với tỷ lệ rất cao (88,00%).
Rối loạn hệ niệu dẫn đến xuất hiện một số thành phần bất thường trong cặn nước tiểu như:
bạch cầu (76,00%), biểu mô hình tròn (56,00%), biểu mô vẩy cá (40,63%), hồng cầu

(40,00%), biểu mô quả lê (24,00%), biểu mô đa giác (8,00%); trụ hạt (44,00%), trụ sáp và
trụ mỡ tương đương nhau (12,00%); tinh thể amonium magie phosphat (26,00%), canxi
oxalat (24,00%), bilirubin (16,00%).

vii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ở hệ tiết niệu trên chó khó phát hiện hơn ở người, vì gia súc không biết nói
nên những triệu chứng lâm sàng như đau vùng thận, bàng quang, rối loạn động thái
đi tiểu,…thường bị bỏ qua. Để chẩn đoán được chó bị rối loạn hệ tiết niệu thì khám
lâm sàng là khâu quan trọng. Nhưng xét nghiệm nước tiểu là một khâu có tính chất
quyết định, vì những bệnh lý của đường tiết niệu bao giờ cũng phản ánh trong nước
tiểu. Thông qua kết quả xét nghiệm nước tiểu không những giúp ta biết được tình
trạng của hệ tiết niệu mà còn giúp cho việc đánh giá trạng thái chung của cơ thể,
cũng như giúp cho chẩn đoán một cách tương đối chính xác các bệnh về thận, gan,
về tuyến nội tiết, về thai nghén và nhiễm khuẩn,… (Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử
Dương, 2001). Đặc biệt là triệu chứng của các bệnh ở hệ tiết niệu trên chó thường
không đặc thù, nhưng với việc phân tích kỹ các dữ kiện lấy từ bệnh sử, khám lâm
sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết sẽ giúp ta có sự chẩn đoán chính xác.
Được sự đồng ý của Bộ Môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
Trường Đại Học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành đề tài “KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ
TIÊU SINH LÍ - SINH HÓA NƯỚC TIỂU VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CẶN
NƯỚC TIỂU TRÊN CHÓ RỐI LOẠN HỆ TIẾT NIỆU TẠI BỆNH XÁ THÚ
Y, ĐẠI HỌC CẦN THƠ”
Mục tiêu đề tài
- Xác định tình hình chó bị rối loạn hệ tiết niệu được đem đến khám và điều trị tại
Bệnh Xá Thú Y, Trường Đại Học Cần Thơ.
- Theo dõi sự thay đổi của các chỉ tiêu sinh lí - sinh hóa nước tiểu trên chó rối loạn

hệ tiết niệu như đo pH, tỷ trọng, protein, hồng cầu, bạch cầu.
- Xác định những hình ảnh bất thường trong cặn nước tiểu của chó bị rối loạn hệ tiết
niệu.

1


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. CẤU TẠO VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ TIẾT NIỆU TRÊN CHÓ
Hệ bài tiết nước tiểu của chó gồm có: hai quả thận có chức năng sinh lý chủ yếu là
sản sinh nước tiểu, hai niệu quản để dẫn nước tiểu xuống bàng quang (bóng đái) và
cuối cùng là niệu đạo (ống thoát tiểu). Ngoài ra còn có các động mạch, các tĩnh
mạch và các dây thần kinh để chi phối hoạt động của hệ bài tiết (Nguyễn Quang
Mai, 2004).
2.1.1. Cấu tạo và chức năng của thận
Thận chó tương đối lớn, trung bình 50 - 60 g. Hình hạt đậu, mặt ngoài trơn nhẵn,
dầy theo chiều trên dưới (Lăng Ngọc Huỳnh, 2007). Hai quả thận nằm ở phía sau
màng bụng và trước cột sống lưng, phía sau của thận là cơ hoành, phía trước của
thận là phúc mạc (Đỗ Đình Hồ, 2008). Thận phải có vị trí không thay đổi nhiều,
thường nằm dưới 3 đốt sống hông đầu tiên hay có thể xa về phía trước đến đốt sống
ngực cuối cùng. Một nửa trước của thận phải nằm trên vết lõm thận của thùy bên
của gan. Thận trái vị trí thay đổi nhiều vì thận dính rời rạc bằng màng bụng và bị
ảnh hưởng bởi độ căng của dạ dày. Khi dạ dày rỗng, thận trái tương ứng với thân
các đốt sống hông 2, 3, 4. Khi dạ dày đầy, thận trái thường cách xa về phía sau
chừng một đốt sống, nên cực trước của nó có thể đối diện với cực sau của thận phải.
Cạnh ngoài của thận trái thường tiếp xúc với hông và từ đó ta có thể sờ biết rõ ràng
ở thú sống khoảng giữa đường nối từ sườn cuối và góc hông xương cánh chậu.
Nhưng một ít trường hợp lá lách nằm che dọc giữa thận và hông (Lăng Ngọc
Huỳnh, 2007).

2.1.1.1. Cấu trúc đại thể
Nếu bổ dọc quả thận ta sẽ thấy các phần sau đây: ngoài cùng là màng bao thận có
mỡ bám; kế đến là miền vỏ màu đỏ sẫm do có nhiều mạch máu, lấm tấm những hạt,
đó là các cầu thận; phần trong là miền tủy có màu nhạt hơn, có dạng tia, là những
tháp thận hay tháp Malpighi, đỉnh tháp quay vào phía trong bể thận. Mỗi thận có từ
6 - 12 tháp thận, đó là hệ thống các ống thận (Lăng Ngọc Huỳnh, 2007). Phần ở
chính giữa là một xoang rỗng gọi là bể thận gồm có các mô mỡ, các mạch máu và
các dây thần kinh để chi phối hoạt động của thận (Nguyễn Quang Mai, 2004).

2


Thận

Đài thận

Bể thận

Động mạch
thận
Tĩnh mạch
thận

Tủy

Niệu quản

Vỏ

Hình 1 Mặt cắt dọc của quả thận

Nguồn:

2.1.1.2. Cấu trúc vi thể
Ông lượn xa
Nang Bowman
Cầu thận

Ống góp

Ống lượn gần

Mao quản

Quai Henle

Hình 2 Cấu tạo vi thể của thận
Nguồn: />
Thận được cấu tạo bởi nhiều đơn vị thận gọi là nephron. Mỗi thận có khoảng 1 triệu
nephron. Mỗi nephron đều có khả năng thành lập nước tiểu. Do đó, để hiểu rõ hoạt
động thành lập nước tiểu của thận, chỉ cần khảo sát hoạt động của một nephron.

3


Nephron được cấu tạo chủ yếu gồm hai phần: cầu thận là nơi lọc máu, ống thận là
nơi dịch lọc được biến đổi thành nước tiểu (Phạm Hoàng Phiệt, 2004).
Cầu thận: nằm ở lớp vỏ của thận gồm có quản cầu Malpighi và nang Bowman.
Quản cầu Malpighi gồm có rất nhiều mao mạch (khoảng 50 mao mạch) xếp song
song thành một khối hình cầu và nằm gọn trong nang Bowman, nang này thông với
ống lượn gần. Ngăn cách giữa nang này và các mao mạch là một màng lọc rất mỏng

để lọc các chất từ các mao mạch sang nang Bowman. Thành của nang Bowman là
một lớp tế bào biểu mô có các lỗ rất nhỏ, (Nguyễn Quang Mai, 2004). Cấu trúc của
cầu thận rất thích hợp cho nhiệm vụ lọc: cuộn mao mạch có diện tích tiếp xúc lớn,
chịu được áp lực cao, lỗ lọc có đường kính 30 - 40 Ao, giữ lại được tế bào và các
phân tử lớn của máu. Hầu hết máu vào thận qua mao mạch cầu thận và sau đó qua
ống thận bằng lưới mao mạch thứ hai. Tế bào cầu thận nghèo ty lạp thể nên quá
trình chuyển hóa và tạo năng lượng ở đây không lớn. Do vậy khả năng tái sinh rất
kém nhưng có thể phì đại để bù đắp chức năng. Khi tổn thương trong phạm vi rộng
dễ đưa đến suy thận mãn tính (Nguyễn Ngọc Lanh, 2002).
Ống thận: cấu trúc này gồm có ống lượn gần, quai Hénle, ống lượn xa và ống góp.
- Ống lượn gần: nối tiếp cầu thận và nằm ở vỏ thận, thành ống cấu tạo bởi một lớp
tế bào biểu mô xếp liên tiếp nhau, bờ hướng về lòng ống có cấu tạo giống như bàn
chải gồm nhiều nhung mao, trong tế bào gồm nhiều ty lạp thể, phần uốn cong của
ống lượn gần đổ vào phần thẳng và tạo nên phần đầu của quai Hénle (Đỗ Đình Hồ,
2008)..
- Quai Hénle: cấu tạo hình chữ U (đi sâu vào vùng tủy và uốn cung trở lại vùng vỏ
thận) (Đỗ Đình Hồ, 2008) nên dịch chảy trong hai nhánh lên và xuống ngược chiều
với nhau (Nguyễn Quang Mai, 2004), gồm có 2 phần: phần dày của quai Hénle và
phần mỏng của quai Hénle. Đoạn xuống và đoạn lên của phần mỏng của quai Hénle,
tế bào biểu mô thấp, không có bờ bàn chải chứa rất ít ty lạp thể (Đỗ Đình Hồ, 2008).
- Ống lượn xa: nằm ở vùng vỏ thận, có hình uốn khúc, tế bào biểu mô thấp, có ít vi
nhung mao, chứa nhiều ty lạp thể.
- Ống góp: qua vỏ thận đâm sâu vào vùng tủy, rồi đến tháp thận, sau đó đổ nước tiểu
vào bể thận, các tế bào biểu mô của ống góp có dạng khối, bờ bằng phẳng và chứa ít
ty lạp thể (Đỗ Đình Hồ, 2008).
Tế bào ống thận có nhiều ty lạp thể là nơi tiêu thụ rất nhiều oxy và chất dinh dưỡng
để sản xuất mạnh mẽ năng lượng hóa học (ATP). Do vậy thiếu oxy là nguyên nhân
quan trọng nhất đưa đến tổn thương và hoại tử tế bào ống thận. Tuy nhiên, khác tế

4



bào cầu thận, sức tái sinh bù của tế bào ống thận rất lớn, rất phù hợp với đời sống
ngắn của loại tế bào này (Nguyễn Ngọc Lanh, 2002).

2.1.1.3. Mạch máu và thần kinh
Động mạch thận đi vào rốn thận sau đó chia thành động mạch gian thùy. Tĩnh mạch
đi ra khỏi thận là tĩnh mạch thận. Thần kinh đến thận là thần kinh phế vị (X) có
nhánh giao cảm đi kèm. Ở rốn thận nó tạo thành đám rối thần kinh, sau đó theo
động mạch vào thận (Lăng Ngọc Huỳnh, 2007).
2.1.1.4. Chức năng của thận
Thận là cơ quan rất quan trọng của cơ thể, là một trong các cơ quan được ưu tiên
tưới máu. Thận nhận 25% máu của cung lượng tim, máu này được cung cấp từ động
mạch thận đi từ động mạch chủ. Chỉ có khoảng 10% lượng máu tới thận được dùng
để nuôi thận, khoảng 90% lượng máu còn lại dùng cho việc tạo thành nước tiểu (Đỗ
Đình Hồ, 2008). Thận giữ vai trò thiết yếu và sống còn của cơ thể. Trong đó có 3
vai trò chính: thận cô đặc nước tiểu để thải ra một lượng lớn các chất cặn bã của cơ
thể; duy trì sự hằng định nội môi: điều hòa lượng nước và nồng độ các chất điện giải
trong huyết tương; chức năng nội tiết: tiết Renin có vai trò duy trì ổn định huyết áp,
tiết Erythropoietin (Phạm Hoàng Phiệt, 2004) là hormone do nhu mô thận sản xuất,
có tác dụng làm tăng sản sinh hồng cầu, nếu thận bị thiếu máu sẽ sản sinh nhiều
Erythropoietin (V. Fattorusso, O. Ritter, 2004).
2.1.2. Ống dẫn nước tiểu
Ống dẫn nước tiểu (niệu quản) xuất phát từ bể thận chạy dọc 2 bên cột sống xuống
bàng quang, dài khoảng 25 cm. Đường kính của ống thay đổi tùy theo từng đoạn của
niệu quản (trên thì rộng, dưới thì hẹp). Cấu tạo của niệu quản gồm có 3 lớp như sau:
lớp vỏ gồm có rất nhiều mạch máu và một số tế bào hạch để chi phối sự hoạt động
tự động của niệu quản; Lớp cơ trơn gồm có 3 lớp (2 lớp ở dọc cơ ngoài và ở trong là
lớp cơ vòng xoắn); Lớp niêm mạc ở trong cùng.
Động mạch đến rất phong phú và có nhiều nhánh xuất phát từ các động mạch như:

động mạch thận, động mạch chậu và động mạch treo tràng dưới.
Thần kinh để chi phối: ngoài các tế bào hạch ở lớp vỏ, niệu quản còn chịu sự chi
phối của các nhánh thần kinh đi từ thận và bàng quang (Nguyễn Quang Mai, 2004).
2.1.3. Bàng quang
Bàng quang là một túi để chứa đựng nước tiểu có dung tích khoảng 250 - 300 ml.
Nằm trước cửa xoang chậu, về phía dưới âm đạo, đầu trước có hình manh nang, đầu

5


sau thon lại thành cổ bóng đái và tiếp tục là ống thoát tiểu. Ở tại cổ bóng có cơ vòng
co thắt. Bóng đái được cố định bởi 3 dây chằng: dây giữa nối bóng đái vào sàn
xoang bụng và xoang chậu, 2 dây bên nối bóng đái với thành xoang chậu (Lăng
Ngọc Huỳnh, 2007).
Bàng quang được cấu tạo bởi lớp biểu mô chuyển tiếp, có 3 lớp như sau: lớp ngoài
cùng là lớp mô liên kết; lớp giữa là lớp cơ gồm có (cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở giữa
và cơ chéo là ở trong); lớp trong cùng là lớp niêm mạc.
Động mạch cung cấp máu là các động mạch rốn và động mạch của bàng quang.
Thần kinh chi phối là các nhánh của thần kinh đã tách ra từ đám rối của hạ vị và các
nhánh giao cảm và phó giao cảm. Trung tâm chi phối hoạt động của bàng quang
nằm ở hành tủy (Nguyễn Quang Mai, 2004).
2.1.4. Niệu đạo (ống thoát tiểu)
Ở con cái, ống thoát tiểu bắt đầu từ cổ bóng đái và đổ vào phía sau âm đạo ở lỗ
thoát tiểu (nằm ở chỗ tiếp nối giữa âm đạo và tiền đình).
Ở con đực, đường thoát tiểu gồm hai phần: phần nằm trong xoang chậu thì nằm trên
xương háng và xương ngồi, phía dưới trực tràng, đoạn này bắt đầu từ cổ bàng quang
đến vòng cung ngồi, phần nằm ngoài xương chậu chính là dương vật (Lăng Ngọc
Huỳnh, 2007). Cấu tạo của niệu đạo từ ngoài vào trong gồm có các lớp sau đây: lớp
cơ (cơ dọc ở trong và cơ vòng ở ngoài), lớp niêm mạc gồm có nhiều hốc, nhiều lỗ
tuyến tiết ra dịch nhờn và lớp nếp dọc.

Động mạch để cung cấp máu cho niệu đạo đi từ các động mạch của bàng quang,
động mạch của trực tràng và động mạch của tiền liệt (ở con đực), động mạch âm
đạo (ở con cái) (Nguyễn Quang Mai, 2004).
Thừng tinh hoàn

Kết tràng

Trực tràng

Niệu quản

Bàng quang

Tuyến tiền liệt
Ống dẫn tinh

Khớp hàn háng

Tinh hoàn
Tuyến hành
Bao quy đầu

6

Dương vật

Hình 3 Đường niệu dưới và cơ quan sinh dục chó đực
Nguồn: />

2.2. SỰ THÀNH LẬP NƯỚC TIỂU

Quá trình thành lập nước tiểu có thể chia làm hai giai đoạn là giai đoạn lọc tại cầu
thận và giai đoạn tái hấp thu và bài tiết ở ống thận (Phạm Hoàng Phiệt, 2004).
2.2.1. Giai đoạn lọc ở cầu thận
Thận nhận 25% lưu lượng máu từ tim và thể tích dịch lọc trung bình trong 24 giờ là
từ 160 - 180 lít. Huyết tương được lọc khoảng 60 lần trong một ngày. Khả năng lọc
này cho phép đào thải một lượng lớn chất cặn bã nhưng đòi hỏi phải có tái hấp thu ở
phía dưới do các ống thận đảm nhiệm. Việc kết hợp khả năng lọc rất lớn của cầu
thận với quá trình tái hấp thu có hiệu quả ở ống thận khiến cho cơ thể đảm bảo được
một cách chính xác sự hằng định nội môi (V. Fattorusso và O. Ritter, 2004).
Thành phần của dịch lọc: dịch lọc còn gọi là nước tiểu đầu (nước tiểu loại 1). Phần
lớn các chất có trong huyết tương và trong nước tiểu đầu có hàm lượng gần như
tương đương với nhau (trừ protein là không có ở trong nước tiểu đầu). Điều này
chứng tỏ protein không được lọc qua vì kích thước phân tử của chúng quá lớn.

Bảng 1 Thành phần các chất trong huyết tương và trong nước tiểu đầu

STT

Thành phần

Huyết tương (‰)

Nước tiểu đầu (‰)

1

Nước

900 - 930


990

2

Protein

70 - 90

-

3

Lipid

6-7

-

4

Glucozo

1

1

5

Natri


3

3

6

Clo

3,7

3,7

7

Ure

0,3

0,3

8

Acid

0,04

0,04

9


Creatinin

0,01

0,01

(Nguyễn Quang Mai, 2004)

2.2.2. Giai đoạn tái hấp thu và bài tiết các chất ở ống thận
Ống thận có chức năng tái hấp thu và bài tiết các chất. Sự tái hấp thu và bài tiết các
chất tùy theo nhu cầu của cơ thể. Thông thường các chất trong quá trình chuyển hóa

7


sinh ra được năng lượng cho cơ thể (glucid, lipid, protid) thì được cơ thể tái hấp thu
vô điều kiện, tái hấp thu hoàn toàn. Các loại muối khoáng, nước, vitamin được tái
hấp thu tùy theo nhu cầu của cơ thể. Một lượng dư thừa của các chất này sẽ được
bài tiết, nếu quá trình bài tiết không được thực hiện sẽ gây ra bệnh lý. Sau khi được
tái hấp thu ở ống thận, các chất glucid, lipid, protid sẽ được chuyển hóa bên trong tế
bào, trong quá trình chuyển hóa, các sản phẩm độc được sinh ra (thí dụ: H+, NH3 sẽ
đào thải ra ngoài bằng đường tiểu) (Đỗ Đình Hồ, 2008).
2.2.2.1. Quá trình tái hấp thu
(1) Sự tái hấp thu các chất ở ống lượn gần
- Sự tái hấp thu ion Na+: khoảng 90% ion Na+ đã được tái hấp thu ở ống lượn gần
(Nguyễn Quang Mai, 2004). Sự tái hấp thu Na+ xảy ra qua hai bước: Na+ khuếch tán
thụ động từ lòng ống thận vào tế bào ống thận theo khuynh độ điện hóa (vì [Na+]
trong tế bào thấp và điện thế âm hơn so với trong lòng ống). Sau đó Na+ được vận
chuyển chủ động từ trong tế bào ống thận ra dịch quanh ống thận rồi khuếch tán vào
máu. Sự tái hấp thu Na+ sẽ kéo theo nước do hiện tượng thẩm thấu. Như vậy sự tái

hấp thu dịch ở ống lượn gần là đẳng trương (Phạm Hoàng Phiệt, 2004).
- Tái hấp thu K+: K+ được lọc tự do qua cầu thận, sau đó khoảng 65% được tái hấp
thu ở ống lượn gần (Phạm Hoàng Phiệt, 2004).
- Sự tái hấp thu HCO3-: được tái hấp thu một cách gián tiếp thông qua khí CO2 theo
phản ứng.
HCO-3 + H+

H2CO3

CO2 + H2O

Ở lòng của ống lượn gần, phản ứng xảy ra theo chiều thuận, khí CO2 được tạo thành
sẽ thấm qua màng vào dịch nội bào (bào tương). Ở các tế bào thành ống phản ứng sẽ
được xảy ra theo chiều nghịch, HCO-3 được tạo thành sẽ được thấm ra dịch ngoại
bào.
- Sự tái hấp thu đường glucozo: đường glucozo đã được tái hấp thu gần như hoàn
toàn ở ống lượn gần thông qua cơ chế vận tải tích cực.
- Sự tái hấp thu protein: protein đã được tái hấp thu ngay ở đoạn đầu của ống lượn
gần.
- Sự tái hấp thu acid amin: mỗi loại acid amin đã được gắn với các chất mang đặc
hiệu trên màng. Sau khi đã tách ra khỏi các chất mang, thì sẽ được khuếch tán vào
dịch ngoại bào.
- Sự tái hấp thu các chất khác: vitamin, aceto - acetate cũng sẽ được tái hấp thu hoàn
toàn ở ống lượn gần.

8


- Sự tái hấp thu nước: khoảng 90% nước được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần
do ba yếu tố sau: vì dịch thể và các chất có kích thước nhỏ đã được thấm vào dịch

lọc, còn các phân tử protein thì lại được giữ lại trong máu, nên đã làm tăng nồng độ
của protein, tức đã làm tăng áp suất thẩm thấu thể keo, nên có xu hướng kéo nước
quay trở lại; vì sự tái hấp thu ion Na+; vì các tế bào biểu mô của ống lượn gần có
tính thấm nước cao hơn các đoạn khác (Nguyễn Quang Mai, 2004).
(2) Sự tái hấp thu các chất tại quai Henle
Tại đoạn xuống của quai Hénle có tính thấm cao đối với nước nên nước được tái
hấp thu thụ động, còn ion Na+ thì hoàn toàn bị giữ lại trong dịch của lòng ống. Tại
đoạn lên Cl- hấp thu thụ động kéo theo Na+ một cách thụ động nhưng nước không
được tái hấp thu (Phạm Hoàng Phiệt, 2004). Sự tái hấp thu của hai nhánh lên và
xuống hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng lại có sự hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Nước
được tăng tái hấp thu ở nhánh xuống sẽ có tác dụng thúc đẩy sự tăng tái hấp thu ion
Na+ ở nhánh lên và ngược lại. Đó là quy luật tăng nồng độ ngược dòng (Nguyễn
Quang Mai, 2004).
(3) Sự tái hấp thu các chất ở ống lượn xa
Phần đầu của ống lượn xa quá trình tái hấp thu các chất cơ bản giống với quá trình
tái hấp thu ở nhánh lên của quai Henle. Khác với ống lượn gần là ion Cl- được ra
theo ion Na+ do quá trình vận tải tích cực. Vì vậy đã kéo theo các ion khác như ion
K+, Ca++ và Mg++…Các ion được tái hấp thu nhiều nên làm cho dịch lọc loãng ra
(Nguyễn Quang Mai, 2004). Phần sau của ống lượn xa nước và Na+ được tái hấp thu
theo yêu cầu của cơ thể qua cơ chế tăng nồng độ ngược dòng của quai Henle và
dưới tác dụng của hormon ADH của thùy sau tuyến yên làm tăng tái hấp thu nước,
hormon Aldosterone được tiết ra từ lớp vỏ của tuyến trên thận làm tăng tái hấp thu
chủ động Na+ (Phạm Hoàng Phiệt, 2004).
(4) Sự tái hấp thu các chất tại ống góp
Chủ yếu là sự tái hấp thu nước và ure. Sự tái hấp thu nước có sự tham gia tích cực
của hormone vasopressin. Nhờ có sự hấp thu nước mà nồng độ của ure trong dịch đã
được tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho ure thấm qua thành dịch vào dịch ngoại
bào. Ống góp cũng có sự tái hấp thu thêm các ion Na+, K+ và Ca++. Tại đây nước
tiểu chính thức được hình thành và đổ vào bể thận, rồi theo ống dẫn nước tiểu xuống
bàng quang và đạt đến một thể tích nhất định thì sẽ được thải ra ngoài một cách

phản xạ (đi tiểu) (Nguyễn Quang Mai, 2004).

9


2.2.2.2. Quá trình bài tiết
Tại ống lượn gần và ống lượn xa H+ được tế bào thận bài tiết, nếu pH giảm đến 4,5
thì nó sẽ ức chế quá trình vận chuyển H+, nhờ có cơ chế đệm trong lòng ống nên pH
dịch lọc không giảm nhiều như vậy. Ở ống lượn gần có hệ đệm bicarbonate và NH3,
ở ống lượn xa có hệ đệm Na2PO4 và NH3, ở ống góp H+ được bài tiết chủ động nhờ
bơm H+ ATPase. Ở ống lượn xa cùng với H+ là K+ và NH3 được tiết vào dịch lọc.
NH3 ở dạng Glutamin trong máu, khi vào tế bào biểu mô ống thận nhờ men
Glutamiase phân ly thành và acid Glutamic. Acid Glutamic được tái hấp thu còn
NH3 khuếch tán vào lòng ống lượn xa (Phạm Hoàng Phiệt, 2004). NH3 kết hợp với
H+ để tạo thành NH4 rồi được thải ra ngoài qua nước tiểu (Nguyễn Quang Mai,
2004).
2.3. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA NƯỚC TIỂU
Nước tiểu chó trong một ngày đêm 0,25 - 1 lít, vàng tươi, để lâu lắng cặn nhưng ít
(Hồ Văn Nam, 1982).
2.3.1. Số lượng
Lượng nước tiểu của gia súc khỏe thay đổi tùy theo chế độ ăn uống và loại thức ăn
(uống nhiều nước thì đái nhiều), tùy theo điều kiện khí hậu (mùa đông đái nhiều,
mùa hè ra mồ hôi nhiều thì đái ít), chế độ làm việc, kích thước và trọng lượng cơ thể
(Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương, 2001). Thể tích nước tiểu có mối liên quan
ngược với tỷ trọng, thể tích nước tiểu cao thì tỷ trọng thấp, thể tích nước tiểu thấp
thì tỷ trọng cao (Maxine M. Benjamin, 1978).
2.3.2. Màu sắc
Đựng nước tiểu vào cốc thủy tinh, đằng sau che một tờ giấy trắng để quan sát (Hồ
Văn Nam, 1982). Màu là tùy thuộc vào hàm lượng các sắc tố đã có ở trong nước
tiểu. Sắc tố có trong các loại thức ăn đã ảnh hưởng đến các sắc tố trong nước tiểu.

Màu vàng của nước tiểu do sắc tố urobilinogen khi được thải ra ngoài đã gặp khí
oxy bị oxy hóa thành urobilin làm cho nước tiểu sẫm màu (Nguyễn Quang Mai,
2004).
Nước tiểu trong vắt khi uống nhiều nước, tiểu nhiều; vàng sẫm khi uống ít nước,
tiểu ít, ra mồ hôi nhiều; nồng độ nước tiểu càng cao thì màu càng sẫm (Nguyễn Thế
Khánh, Phạm Tử Dương, 2001).
2.3.3. Độ trong
Cho nước tiểu vào bình thủy tinh trong suốt, sạch sẽ để quan sát. Chú ý, xem nước
tiểu đục ngay từ khi chảy trong niệu đạo ra hay do để lâu. Nước tiểu của chó trong

10


suốt, không có kết tủa, nếu nước tiểu đục có kết tủa là do có bệnh. Nước tiểu đục là
do có nhiều niêm dịch, bạch cầu, hồng cầu, các tế bào thượng bì hay các mảnh tổ
chức bàng quang (Hồ Văn Nam, 1982).
2.3.4. Mùi
Bình thường nước tiểu có mùi khai nhẹ. Nếu bị viêm bàng quang, liệt bàng quang,
tắc niệu đạo nước tiểu lên men, mùi nồng amoniac. Viêm hoại thư bàng quang, ung
thư bàng quang tổ chức bị phá hoại, phân giải nước tiểu có mùi thối (Hồ Văn Nam,
1982).
2.3.5. Thành phần của nước tiểu
Nước tiểu gồm các thành phần chủ yếu là: nước chiếm khoảng 93 - 95%; vật chất
khô khoảng 5% trong đó các sản phẩm có chứa N do quá trình phân giải protein đã
tạo nên như ure là 80%, acid uric, ammoniac, creatinin,…các acid hữu cơ như acid
lactic, acid béo, các enzyme, các vitamin, các hormone (FSH, LH, Tertosteron,
estrogen, HCG,…) và các loại sắc tố, các chất vô cơ như các loại muối NaCl,
STT Thành phần

Hàm lượng trong huyết

tương (%)

Hàm lượng trong
nước tiểu (%)

Số lần
hơn

1

Nước

90 - 95

93 - 95

gần bằng

2

Protein

7-9

-

-

3


Đường

0,1

-

-

4

Ure

0,03

2

70

5

Acid uric

0,002

0,05

25

6


Natri

0,32

0,35

gần bằng

7

Kali

0,02

0,15

7

8

Calci

0,0025

0,006

2,4

9


Magie

0,001

0,04

40

10

Clo

0,37

0,6

1,6

11

Photphat

0,009

0,27

30

12


Sunphat

0,002

0,18

90

13

Creatinin

0,001

0,1

100

NaHCO3 và các muối sunfat (Nguyễn Quang Mai, 2004).
Bảng 2 So sánh các thành phần của huyết tương và nước tiểu đầu
(Nguyễn Quang Mai, 2004)

11


2.4. NHỮNG DẤU HIỆU LÂM SÀNG CỦA RỐI LOẠN HỆ NIỆU
2.4.1. Đa niệu
Lượng nước tiểu nhiều do việc tái hấp thu của ống thận kém làm cho số lượng nước
tiểu tăng lên, do viêm thận mãn tính, tiểu nhiều sau mổ vì truyền dịch nhiều hoặc
uống quá nhiều nước, uống thuốc lợi niệu, trong một số bệnh nhiễm khuẩn (Nguyễn

Bửu Triều, 1998), do rối loạn ngoài thận trong một số bệnh như đái đường (đa niệu
là triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường không được điều trị hay điều trị chưa
tốt, có đường huyết cao và đường niệu cao), đái tháo nhạt (do thiếu hormone chống
bài niệu - ADH. Cũng gặp trong bệnh đái tháo nhạt do thận, các tế bào ống thận
không đáp ứng với hormone chống bài niệu, thể này có bẩm sinh hoặc mắc phải)
(V. Fattorusso, O. Ritter, 2004). Gia súc bị đa niệu, nước tiểu màu nhạt, tỷ trọng
thấp và trong (trừ bệnh đái đường) (Hồ Văn Nam, 1982).
2.4.2. Thiểu niệu
Lượng nước tiểu ít, màu đậm, tỷ trọng tăng và có nhiều cặn. Thiểu niệu do viêm
thận cấp tính, tiêu chảy nặng, sốt cao (Hồ Văn Nam, 1982), do giảm lọc tại cầu thận
có thể kết hợp với tăng tái hấp thu, do bế tắc đường tiểu làm giảm bài tiết nước tiểu
(Phạm Hoàng Phiệt, 2004), suy gan, suy tim, ngộ độc, shock do chấn thương, bỏng
(Nguyễn Bửu Triều, 1998).
2.4.3. Vô niệu
Vô niệu là mức độ nặng nhất của thiểu niệu. Là khi hoàn toàn không có nước tiểu
tiết xuống bàng quang (Triệu Vũ An, 2002). Do thận không bài tiết được nước tiểu
cho nên không có nước tiểu ở bàng quang: do tổn thương cơ quan bài tiết nước tiểu
như viêm ống thận cấp tính, viêm cầu thận cấp tính, viêm thận kẽ cấp tính, suy thận
cấp tính; do tắc từ đài bể thận trở xuống như sỏi bể thận, sỏi niệu quản, tắc do dị vật
hoặc do các khối u vùng tiểu khung chèn ép vào niệu quản (Nguyễn Bửu Triều,
1998). Có thể vô niệu do bàng quang bị vỡ thì nước tiểu tích đầy trong xoang bụng,
gia súc rất đau đớn (Hồ Văn Nam, 1982).
2.4.4. Bí tiểu
Là hiện tượng có nước tiểu ở bàng quang nhưng gia súc không thể nào đái ra được.
Không đái được sau nhiều giờ mặc dầu đã gắng sức, cảm giác đau tức dữ dội vùng
bụng, con vật không thể chịu được, vật vã, rên rĩ. Hình cầu bàng quang co cứng nổi
hằn lên rõ rệt trên thành bụng. Do các bệnh về thần kinh, bí đái sau chấn thương có
vỡ xương chậu, bí đái sau mỗ, các bệnh ở bàng quang như sỏi bàng quang, các khối
u, xơ cứng cổ bàng quang hoặc viêm nhiễm lâu ngày, sỏi niệu đạo, viêm tuyến tiền


12


liệt, chấn thương niệu đạo, ở con cái do khối u vùng tiểu khung chèn ép bàng quang
như u tử cung, u buồng trứng, do có thai (Nguyễn Bửu Triều, 1998).
2.4.5. Tiểu đau
Là tình trạng nước tiểu ra chậm, tia nước tiểu yếu (V. Fattorusso, O. Ritter, 2004),
gia súc đau đớn, rên rĩ, đầu quay nhìn bụng, đuôi cong, chân cào đất,…Do viêm
bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến hay tắc niệu đạo (Hồ Văn Nam,
1982).
2.4.6. Tiểu không kiểm soát
Đi tiểu không cầm được là lúc gia súc đi tiểu thiếu động tác chuẩn bị, không chủ
động được, nước tiểu tự chảy dò liên tục (Hồ Văn Nam, 1982). Do bệnh ở thần
kinh, tủy sống (như bị liệt hai chi dưới), do tràn ngập nước tiểu quá nhiều, bàng
quang giãn quá căng, sỏi bàng quang quá to, cơ vòng bàng quang bị liệt (Nguyễn
Bửu Triều, 1998). Đi tiểu không cầm được còn thấy lúc gia súc hôn mê hoặc nằm
lâu ngày (Hồ Văn Nam, 1982).
2.4.7. Tiểu có mủ
Là triệu chứng thường gặp và có giá trị giúp cho việc chẩn đoán các bệnh về tiết
niệu - sinh dục. Đái ra mủ thường dễ nhận thấy nếu như có kèm theo các triệu
chứng viêm bàng quang, đái rắt hoặc các cơn đau. Phải quan sát nước tiểu qua
những bình đựng trong suốt để đánh giá chính xac màu sắc của nước tiểu. Cần phân
biệt mức độ.
- Nước tiểu trong nhưng có lẫn một vài sợi vẩn.
- Nước tiểu đục vừa: màu vẫn trong nhưng mất đi độ sáng.
- Nước tiểu đục.
- Nước tiểu hòa lẫn mủ đặc sánh.
- Nước tiểu có mủ thối.
Trên vi thể đái ra mủ được xác định bằng sự hiện diện của tế bào bạch cầu trong
nước tiểu. Tất cả các vị trí của bộ máy tiết niệu - sinh dục đều có thể bị tổn thương

và gây đái ra mủ như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm mủ thận hoặc ứ mủ
thận (Nguyễn Bửu Triều, 1998).
2.4.8. Tiểu máu
Cần phân biệt với những hiện tượng chảy máu ở các đường lân cận khác lẫn vào
nước tiểu như máu trong giai đoạn lên giống ở chó cái (Nguyễn Bửu Triều, 1998).
Trong nước tiểu có máu, nước tiểu có màu hồng cho đến đỏ sẫm. Máu trong nước

13


tiểu có thể từ bất kỳ nơi nào trong bộ máy tiết niệu, từ cầu thận cho tới niệu đạo. Đái
ra máu có prtotein niệu và trụ hồng cầu cho thấy có bệnh ở thận nhất là viêm cầu
thận. Đái ra máu không có protein niệu và trụ hồng cầu cho thấy máu từ các ống dẫn
nước tiểu từ trong tiểu khung tới niệu đạo (sỏi thận, lao, khối u, chấn thương, viêm
tuyến tiền liệt, viêm bàng quang). Đái ra máu lúc bắt đầu tiểu là máu từ tuyến tiền
liệt, đái ra máu lúc tiểu gần xong là máu từ bàng quang, một màu máu đồng nhất là
đái ra máu nặng, nhất là khi bị khối u bàng quang, u thận, sỏi và lao (V. Fattorusso,
O. Ritter, 2004).

2.5. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ SINH HÓA NƯỚC TIỂU
2.5.1. Tỷ trọng
Tỷ trọng nước tiểu của chó dao động trong khoảng 1,013 - 1,025 (Osborne 1999).
Tỷ trọng phụ thuộc vào lượng chất rắn hòa tan (Nguyễn Ngọc Lanh, 2002). Tỷ trọng
phản ánh áp lực thẩm thấu của nước tiểu (Trương Văn Việt, Phạm Thị Chải, Trần
Thị Bích Hương, 2002), phản ánh khả năng cô đặc hay pha loãng của thận (Maxine
M. Benjamin, 1978).
Thay đổi sinh lý: tỷ trọng tăng khi gia súc uống ít nước, làm việc nặng, ra mồ hôi
nhiều. Tỷ trọng giảm khi gia súc uống nhiều nước, ăn thức ăn chứa nhiều nước,
uống thuốc lợi niệu (Hồ Văn Nam, 1982).
Thay đổi bệnh lý: tăng cao trong các bệnh sốt cao, tiêu chảy nặng, nôn mửa, tiểu

đường, viêm thận cấp tính, suy tim, viêm thận thẩm xuất. Giảm nhiều trong bệnh đái
tháo nhạt, suy thận (Đỗ Đình Hồ, 2008).
2.5.2. pH
Nước tiểu của chó bình thường là toan (pH 5,5 - 7,5) (Osborne 1999). Nước tiểu
mới đái ra phản ứng toan. Để một thời gian ở ngoài trời, chuyển thành kiềm do lên
men amoniac (Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương, 2001).
Nước tiểu gia súc kiềm hay toan do tính chất thức ăn, mức độ làm việc và trạng thái
cơ thể quyết định. Nước tiểu loài ăn thịt thường toan tính vì trong thức ăn nhiều
protid có S, P, N qua trao đổi chất của cơ thể hình thành H2SO4, H3PO4 và các muối
của chúng mang tính chất toan tính. Nếu nước tiểu kiềm tính chủ yếu là do nước
tiểu lên men sinh ra nhiều amoniac trong các bệnh viêm bàng quang, tắc niệu đạo.
Trong nước tiểu có lẫn mủ (nhiễm khuẩn đường tiết niệu), có mảnh tế bào thượng bì
phân giải thì nước tiểu cũng kiềm tính (Hồ Văn Nam, 1982), do vi khuẩn sinh ra
enzyme ureaz phân hủy ure thành amoniac. Nước tiểu toan nhiều trong các bệnh có

14


sốt, đái tháo đường nặng, gút, nhiễm toan chuyển hóa (Nguyễn Thế Khánh, Phạm
Tử Dương, 2001).
2.5.3. Protein niệu
Màng lọc cầu thận ngăn chặn phần lớn protein huyết tương, chỉ để lọt qua một
lượng nhỏ protein vào nước tiểu ban đầu, nhưng sau đó phần lớn protein này (95%)
lại được hấp thu ở ống thận theo cơ chế ẩm bào. Vì vậy, nước tiểu chỉ chứa một
lượng nhỏ protein rất nhỏ, trong đó protein có nguồn gốc huyết tương chiếm 25%.
Mức độ protein được lọc qua màng lọc cầu thận tùy thuộc vào kích thước phân tử và
nồng độ của protein đó trong máu. Ngoài ra tỷ lệ của các protein bài tiết ra nước tiểu
còn phụ thuộc vào khả năng tái hấp thu của ống thận. Với kỹ thuật thông thường,
nước tiểu bình thường chỉ chứa vết protein. Vì vậy, coi như nước tiểu bình thường
không có protein, nghĩa là protein niệu (-) (Đỗ Đình Hồ, 2008).

Trong trường hợp bệnh lý, có protein trong nước tiểu chủ yếu là albumin và
globulin từ huyết tương ra. Nếu do chức năng siêu lọc của thận rối loạn gọi là
albumin niệu thật hay albumin niệu do thận. Nếu do bệnh ở bể thận, ống dẫn, bàng
quang và niệu đạo thì gọi là albumin niệu giả hay albumin niệu ngoài thận. Nếu
albumin niệu có nguồn gốc trong thận và cả ngoài thận gọi là albumin niệu hỗn hợp
(Hồ Văn Nam, 1982).
2.5.4. Máu
Trong nước tiểu gia súc khỏe không có hồng cầu và nếu có hồng cầu là trạng thái
bệnh. Nếu trong nước tiểu có hồng cầu gọi là huyết niệu (Hematuria), có huyết sắc
tố gọi là huyết sắc tố niệu (Hemoglobinuria) (Hồ Văn Nam, 1982).
Hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu (huyết niệu) có thể do ở thận hoặc do bể thận,
ống dẫn, bàng quang và niệu đạo tổn thương. Các bệnh ở thận như lao thận, ung thư
thận, sỏi thận, viêm bể thận, viêm bàng quang, sỏi bàng quang, vỡ niệu đạo, loét
niệu đạo, viêm niệu đạo đều có thể gây chảy máu dẫn đến huyết niệu. Huyết niệu do
thận nước tiểu sẫm, cặn có nhiều cục máu, tế bào thượng bì vỡ. Nhiều bệnh truyền
nhiễm cũng gây xuất huyết ở thận như nhiệt thán, dịch tả heo, dịch tả trâu bò, phó
thương hàn bê, nghé…. Để phân biệt chảy máu ở bộ phận nào, ngoài hóa nghiệm
máu trong nước tiểu cần phải kiểm tra cặn nước tiểu, có thể tìm thấy tế bào thượng
bì của khí quan chảy máu (Hồ Văn Nam, 1982). Tùy theo mức độ bị hủy hoại của
hồng cầu có thể chẩn đoán được bộ phận tổn thương, nếu không bị hủy hoại là
thương tổn ở bàng quang, nếu bị hủy hoại là thương tổn ở thận (Nguyễn Thế Khánh,
Phạm Tử Dương, 2001).

15


Huyết sắc tố niệu là do hồng cầu vỡ, huyết sắc tố hòa trong huyết tương và qua thận
ra ngoài theo nước tiểu. Hiện tượng này thường thấy trong các bệnh ký sinh trùng
đường máu như lê dạng trùng, tiêm mao trùng, trong các chứng ngộ độc, một số
bệnh truyền nhiễm cấp tính (Hồ Văn Nam, 1982), sốt rét, truyền nhầm nhóm máu

(Đỗ Đình Hồ, 2008).
2.5.5. Bạch cầu
Khi thấy nhiều bạch cầu đang bị hủy hoại, nên nghĩ đến nước tiểu có mủ. Tiểu bạch
cầu gặp trong nhiễm trùng tiểu, lao hệ niệu, viêm ống thận mô kẽ, viêm đài bể thận,
phản ứng thải ghép thận. Tiểu bạch cầu thường kết hợp với tiểu đạm hay tiểu máu
nhẹ. Dấu hiệu trụ bạch cầu gợi ý phản ứng viêm xảy ra ở thận (Trương Văn Việt,
Phạm Thị Chải, Trần Thị Bích Hương, 2002).

2.6. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG CẶN NƯỚC TIỂU
2.6.1. Tế bào từ hệ tiết niệu - sinh dục
Tế bào biểu mô là những tế bào già cỗi bong ra. Không có giá trị chẩn đoán nếu số
lượng ít; nếu có nhiều quá, có thể do viêm âm hộ, niệu đạo, bàng quang hoặc đường
dẫn niệu. Có thể phân biệt tỉ mỉ được từng loại tế bào của từng bộ phận đó. Những
tế bào biểu mô có những chất vùi mỡ óng ánh là đặc hiệu của hội chứng thận hư
(Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương, 2001).
- Tế bào biểu mô thận: nhỏ, hơi lớn hơn bạch cầu (Maxine M. Benjamin, 1978),
hình tròn hay hơi vuông trong có nhiều hạt, có một nhân tròn. Đây là loại tế bào nhỏ
nhất so với các tế bào biểu mô của cơ quan tiết niệu khác. Tế bào biểu mô thân tróc
ra từ thận tiểu quản và có nhiều trong nước tiểu khi bị viêm thận cấp tính (Hồ Văn
Nam, 1982).
- Tế bào biểu mô ở bể thận và ống dẫn: to hơn tế bào biểu mô thận, gấp 3 - 4 lần
bạch cầu. Tế bào hình quả lê hay hình bầu dục, hai đầu tế bào nhọn, trong có nhân
tròn hay bầu dục. Thấy trong bệnh viêm bể thận (Hồ Văn Nam, 1982).
- Tế bào biểu mô bàng quang: tế bào lớn, có nhiều hình dạng khác nhau hình tròn,
hình oval, hình giống như vẩy cá, có kích thước trung gian giữa tế bào âm đạo và
các tế bào biểu mô thận, thường có hạt trong kết cấu và chứa một nhân tròn nhỏ
(Maxine M. Benjamin, 1978). Loại tróc ra từ tầng sâu thì nhỏ hơn. Có nhiều tế bào
biểu mô bàng quang khi viêm bàng quang (Hồ Văn Nam, 1982).

16



×