Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO sát một số CHỈ TIÊU lý hóa nước THẢI lò mổ ở HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.03 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LA MINH THÁI

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÝ HÓA
NƯỚC THẢI LÒ MỔ Ở HUYỆN TAM BÌNH TỈNH
VĨNH LONG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Cần Thơ, 2009

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÝ HÓA
NƯỚC THẢI LÒ MỔ Ở HUYỆN TAM BÌNH TỈNH
VĨNH LONG
Tên đề tài:

Giáo viên hướng dẫn:
PGs. TS. Lưu Hữu Mãnh


Sinh viên thực hiện:
La Minh Thái
MSSV: 3042835
Lớp: THÚ Y K30

Cần Thơ, 2009

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “ Khảo sát một số chỉ tiêu lý hóa nước thải lò mổ ở huyện Tam
Bình, tỉnh Vĩnh Long” do sinh viên La Minh Thái Lớp Thú Y khóa 30, thực
hiện tại 2 lò giết mổ.
Lò mổ Tư Hùng, quốc lộ 1A, xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long,
Lò mổ Công Bình, quốc lộ 1A, xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh
Long và tại phòng thí nghiệm bộ môn chăn nuôi khoa Nông Nghiệp & Sinh
Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, từ ngày 12/01 đến ngày
10/04/2009.

Cần Thơ, ngày…tháng… năm 2009

Cần Thơ, ngày …tháng... năm 2009

Duyệt Bộ môn

Duyệt giáo viên hướng dẫn


Cần Thơ, ngày..... tháng…. .năm 2009
Duyệt khoa Nông Nghiệp & SHƯD

iii


LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành cảm tạ đến tất cả các cán bộ giảng dạy, khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, đã tạo điều kiện cho tôi thực
hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm tạ thầy PGs.TS Lưu Hữu Mãnh và Th.S Bùi Thị Lê
Minh cán bộ giảng dạy Bộ môn ngành Thú Y, khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, đã tận tình hướng dẫn tôi thực
hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm tạ đến TS. Nguyễn Nhật Xuân Dung và cô Điệp cán
bộ giảng dạy thuộc Bộ môn Chăn nuôi, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho tôi
hoàn thành đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Hoàng Việt, Phó trưởng khoa Môi trường,
Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình tư vấn cho tôi để thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến chị Nguyễn Thị Cẩm Linh đã giúp tôi
rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến chủ hai lò mổ Công Bình, Tư Thành đã cho
tôi lấy mẫu để thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi
trong quá trình thực hiện đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm tạ !

SVTH
La Minh Thái

iv


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Tài nguyên nước.................................................................................................... 2
2.2Vai trò của nước trong tự nhiên.......................................................................... 2
2.3 Sự ô nhiễm môi trường ...................................................................................... 3
2.3.1 Định nghĩa
2.3.2 Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường

2.4 Thành phần và đặc tính nước thải của lò mổ gia súc........................................... 3
2.5 Các thông số đánh giá chất lượng nước thải ....................................................... 5
2.5.1 Các thông số vật lý

2.5.1.1 Tổng số chất rắn ................................................................................... 5
2.5.1.2 Chất rắn lơ lững (SS) ............................................................................ 5
2.5.1.3 Chất rắn hòa tan

2.5.2 Các thông số hóa học của nước thải................................................................ 5
2.5.2.1 Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (Dissolved oxygen: DO) ................ 5
2.5.2.2 Nhu cầu oxy hóa học (COD: Chemical oxygen demand) ....................... 7
2.5.2.3 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD : Biochemical oxigen demand).................. 7
2.5.2.4 Hàm lượng phospho trong nước............................................................ 8
2.5.2.5 Hàm lượng nitơ trong nước................................................................. 10

2.5.3 Chỉ số vệ sinh

2.5.3.1 Vi sinh vật:.......................................................................................... 12
2.5.3.2 Tảo (Algae hay Algobacteria) ............................................................. 13
2.6 Một số hình thức xử lý nước thải từ lò mổ........................................................ 14
2.6.1 Sử dụng ao hồ để xử lí nước thải
2.6.2 Sử dụng thủy sinh thực vật để xử lý nước thải
2.6.3 Sử dụng bể lắng để xử lí nước thải
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu

3.2 Phương tiện nghiên cứu.................................................................................... 17
3.2.1 Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu
3.2.2 Dụng cụ và hóa chất

3.2.2.1 Dụng cụ .............................................................................................. 17
3.2.2.2 Hóa chất ............................................................................................. 17
3.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 18
3.3.1 Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu nước

3.3.1.1 Phương pháp bảo quản mẫu nước....................................................... 18
3.3.1.2 Vị trí lấy mẫu và các chỉ tiêu phân tích. .............................................. 18
3.3.2 Phân tích các chỉ tiêu trong nước

3.3.2.1 Chất rắn lơ lửng trong nước (SS) ........................................................ 19
3.3.2.2 Oxy hóa học (COD) ............................................................................ 19
3.3.2.3 Oxy hoà tan DO (Dissolve Oxygen)..................................................... 19
3.3.2.4 Oxy sinh hóa (BOD5) .......................................................................... 21
3.3.2.5 Hàm lượng Nitơ tổng số……………………………………………......21
3.3.2.6 Hàm lượng photpho tổng số ......................................................................22

3.3.2.7 Coliform tổng số……………………………………………………….23
v


3.3.3 Phương pháp phân tích số liệu
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình xử lí nước thải ở một số lò mổ ở huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh
Long……….. ........................................................................................................ 24
4.1.1 Lò mổ 1
4.1.2 Lò mổ 2

4.2 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu, đánh giá chất lượng nước thải ở các lò
mổ…………….. .................................................................................................... 30
4.2.1 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu nước thải ở lò mổ 1
4.2.2 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu nước thải ở lò mổ 2
4.2.3 Nhận xét và đánh giá so sánh các chỉ tiêu ở lò mổ1 và lò mổ 2 với tiêu chuẩn
TCVN 5945 – 2005, và so sánh hiệu quả của hai mô hình xử lí ở hai
lò…………………... 32
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận .......................................................................................................... 46
5.2 Đề nghị............................................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Phân bố và dạng của nước trên Trái đất. ..................................................... 2
vi



Bảng 2.2 Thành phần nước thải của lò mổ heo, trâu, bò (Ngô Kế Sương, Nguyễn
Lân Dũng, 1997). ....................................................................................................... 4
Bảng 2.3 Số dân tương đương (PE) ứng với qui mô sản xuất của các nhà máy .....................4
Bảng 3.1: Điều kiện bảo quản và thời gian lưu mẫu của các chỉ tiêu........................ 18
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát mô hình xử lí nước thải ở lò mổ 1 của huyện Tam Bình
tỉnh Vĩnh Long. ........................................................................................................ 30
Bảng 4.2 Kết quả khảo sát chất lượng xử lí nước thải tại lò mổ 2 ở huyện Tam Bình,
tỉnh Vĩnh Long. ........................................................................................................ 31
Bảng 4.3 So sánh hiệu quả xử lí của 2 lò .................................................................. 32

vii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Chu trình cộng sinh vi khuẩn – tảo............................................................6
Hình 2.2 Chu trình của photpho trong ao hồ. ...........................................................9
Hình 2.3 Chu trình của nitơ trong ao hồ.................................................................11
Hình 4.1Tổng quan về lò mổ 1 ..............................................................................24
Hình 4.2 hầm lắng .................................................................................................25
Hình 4.3 Ao lục bình .............................................................................................25
Hình 4.4 Ao cỏ ......................................................................................................26
Hình 4.5 Tổng quan về lò mổ 2 .............................................................................26
Hình 4.6 Hầm lắng ................................................................................................27
Hình 4.7 Ao Cá 1...................................................................................................27
Hình 4.8 Ao cá 2 ...................................................................................................28
Hình 4.9 Ao cá 3 ...................................................................................................28
Hình 4.10 Sông tiếp nhận ......................................................................................29

Hình 4.11 Biểu đồ so sánh hiệu quả xử lí của hai lò...............................................33
Hình 4.112 Biểu đồ so sánh hiệu quả xử lí SS .......................................................32
Hình 4.13 Biểu đồ so sánh hiệu quả xử lí DO ........................................................35
Hình 4.14 Biểu đồ so sánh hiệu quả xử lí BOD5 ....................................................36
Hình 4.15 Biểu đồ so sánh hiệu quả xử lí COD .....................................................38
Hình 4.16 Biểu đồ so sánh hiệu quả xử lí Nitơ tổng số ..........................................39
Hình 4.17 Biểu đồ so sánh hiệu quả xử lí photpho tổng số....................................41
Hình 4.18 Biểu đồ so sánh hiệu quả xử lí Coliform tổng số ...................................44

TÓM LƯỢC
viii


Ô nhiễm môi trường diễn ra ngày càng nhanh và nghiêm trọng trên mọi lĩnh vực,
ngành nghề sản xuất. Trong đó, ô nhiễm do nước thải từ các lò mổ là rất nghiêm
trọng, mà đặc biệt các lò giết mổ thường tập trung đan xen vào các khu dân cư. Bên
cạnh đó, những lò mổ ở ngoại thành và các chợ huyện thường là những lò mổ thủ
công với hệ thống xử lí thô xơ, đơn giản, kém hiệu quả. Do vậy, mức độ ô nhiễm
ngày càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt nước thải lò mổ là môi trường tối ưu để mầm
bệnh lưu trú, sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy, nó là mối hiểm họa đe dọa đến
sức khỏe của cộng đồng dân cư.
Do đó tôi tiến hành thưc hiện đề tài “Khảo sát một số chỉ tiêu lí hóa nước thải lò
mổ ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long”.
Qua quá trình điều tra cho thấy, kiểm tra 7 thông số trong nước thải là: chất rắn lơ
lửng (SS), nhu cầu oxi hóa học (COD), nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5), Nitơ tổng số,
Photpho tổng số, Coliform tổng số, thì có đến khoảng 3 – 4 thông số là không đạt
chuẩn TCVN 5945 – 2005, trong đó các thông số không đạt tiêu chuẩn TCVN 5945
– 2005. Đó là các thông số: chất rắn lơ lửng (SS), chỉ số nhu cầu oxi hóa học
(COD), photpho tổng số và Coliform tổng số vượt quá giới hạn cho phép rất nhiều
lần.

Để hạn chế tác động của nước thải lò mổ đến môi trường thì cần phải khuyến cáo
cho chủ lò mổ biết để bổ sung thêm các biện pháp xử lí làm giảm các chỉ tiêu chưa
đạt. Đồng thời khuyến cáo người dân không nên sử dụng các nguồn nước xung
quanh lò mổ để phục vụ cho sinh hoạt và ăn uống.

ix


x


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ô nhiễm môi trường luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Ô
nhiễm môi trường xảy ra ở mọi lãnh vực, ngành nghề, ảnh hưởng trực tiếp lên đời
sống sản xuất của con người.
Đối với các nước đang phát triễn như Việt Nam chúng ta thì ô nhiễm môi trường
ngày càng diễn ra nghiêm trọng, do sự tăng vọt các ngành công nghiệp và ngành
chế biến mà không chú trọng đến vấn đề xử lí chất thải, các chất thải cứ tiếp tục đổ
vào các con sông, kênh rạch một cách vô tội vạ. Điển hình là vấn đề ô nhiễm ở kênh
Thị vải, kênh Ba bò…mà gần đây dư luận xã hội đã lên án.
Trong đó, các xí nghiệp giết mổ động vật cũng là nguồn gây ô nhiễm đối với tài
nguyên nước do các sản phẩm thải chứa rất nhiều chất hữu cơ (Protein, lipid, các
axit amin, các peptid, các axit hữu cơ), chính các chất thải này, trong quá trình giết
mổ không được xử lí một cách triệt để và các lò mổ thường tập trung xen kẽ ở
những nơi đông dân cư nên việc xử lí chất thải rất khó khăn. Bên cạnh đó phần lớn
các lò giết mổ ở các tỉnh lẻ, ngoại thành thường hệ thống xử lí chất thải còn thô sơ,
hoặc có xây dựng nhưng hoạt động không hiệu quả, và cuối cùng thì các chất thải
phế phầm này lại tiếp tục đổ vào những con sông, nơi mà những người dân nông
thôn có thói quen sử dụng nguồn nước sông để làm nước sinh hoạt. Bên cạnh đó,
Đồng Bằng Sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi chằn chịt cho nên các nguồn ô

nhiễm này sẽ ô nhiễm sang những con sông khác một cách nhanh chống nếu không
xử lí kịp thời, sẽ là một mối hiểm họa đối với sức khỏe cộng đồng vì nước thải ở lò
mổ là nguồn lưu trú nhiều mầm bệnh và cũng là môi trường tối ưu cho các mầm
bệnh sinh trưởng và phát triễn.
Vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát và đánh giá một số chỉ tiêu lí
hóa nước thải của một số lò mổ ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long” với mục tiêu :
- Đánh giá chất lượng nước thải ở lò mổ tập trung.
- So sánh chất lượng nước thải ở các lò mổ qua các mô hình xử lý nước thải .
Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý và tái sử dụng khả thi nước thải từ lò
mổ .

1


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tài nguyên nước
Trên bình diện toàn cầu, nước là một tài nguyên vô cùng phong phú nhưng nước chỉ
hữu dụng với con người khi nó ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng dạng và đạt chất lượng
yêu cầu. Hơn 90% trữ lượng nước trên thế giới nằm ở dạng không hữu dụng đối với
đa số các mục đích của con người do độ mặn (nước biển), địa điểm, dạng (băng
hà)….
Bảng 2.1 Phân bố và dạng của nước trên Trái đất
Địa điểm
Các đại dương và biển
(nước nặm)
Khí quyển
(hơi nước)
Sông, rạch
Nước ngầm (đến độ sâu
0,8 km)

Hồ nước ngọt
Tảng băng và băng hà

Diện tích (km2)

Tổng thể tích
nước (km3)

% tổng
lượng nước

361.000.000

1.230.000.000

97.2000

510.000.000

12.700

0,0010

----

1.200

0.0001

130.000.000


4.000.000

0,3100

855.000
28.200.000

123.000
28.600.000

0,0090
2.1500

Theo Nguồn US Geological survery
Con người khai thác các nguồn tự nhiên để cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt và
sản xuất. Sau khi sử dụng nước bị nhiễm bẩn do chứa nhiều vi sinh vật và các chất
gây ô nhiễm khác. Nếu không xử lý trước khi thải vào các nguồn nước công cộng
thì nước thải sẽ làm ô nhiễm môi trường nước. Vì vậy, nước thải cần phải được xử
lý đúng mức, đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào sông hồ (nguồn nước). Mức độ xử lý
phụ thuộc vào nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải; khả năng pha loãng giữa nước
thải với nước nguồn và các yêu cầu về mặt vệ sinh và khả năng tự làm sạch của
nguồn nước. (Lê Hoàng Việt, 2003).
2.2 Vai trò của nước trong tự nhiên
Nước rất cần thiết cho sự sống trên trái đất nếu không có nước thì sự sống không
thể tồn tại và phát triển. Nước là nhu cầu lớn và thường xuyên của con người, động
vật, thực vật…nước giữ vai trò trao đổi chất, giữ cân bằng sinh lí cho cơ thể. Trên
thế giới nước chiếm 70% diện tích nhưng trong đó nước ngọt chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ
khoảng 2,7% trong đó lượng nước mà con người có thể sử dụng được là nước mặt
và nước ngầm chiếm dưới 1% ( Lê trình, Quan trắc, 1997).

Nước ngọt là một yếu tố không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế xã hội của
một quốc gia. Theo sự phát triển của nền văn minh nhân loại thì nhu cầu về nước
ngọt của con người trong sinh hoạt sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông,
thủy sản ngày càng tăng. Sự gia tăng về dân số làm nhu cầu về nước ngọt tăng.
Trong hoạt động nông nghiệp nguồn nước ngọt cần thiết cho sản xuất nông nghiệp

2


ngày càng tăng, mỗi ha cần 16 – 18m3 nước ngọt. Trong công nghiệp sự tăng nhanh
của nhà máy, xí nghiệp và tăng năng xuất thì nhu cầu về nước tăng rất nhanh.
Để sản xuất 1 tấn nhựa cần 500m3 nước, 1 tấn dầu cần 16m 3 nước. (Lương Đức
Phẩm, 2002).
Hầu như tất cả những sản phẩm thải đó được thải trực tiếp ra môi trường nước trong
tự nhiên, hoặc có qua xử lý nhưng không đạt yêu cầu. Chính những đều đó đã làm
nhiễm bẩn nguồn nước và việc phá rừng cũng làm giảm nguồn nước. Do đó vấn đề
giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm là một vấn đề nan giải hiện nay (Lê Tuyết
Minh, 2002)
2.3 Sự ô nhiễm môi trường
2.3.1 Định nghĩa
Theo WHO, sự ô nhiễm là việc đưa vào môi trường các chất thải hay năng lượng ở
một lượng nào đó có thể gây tác hại cho sức khỏe của con người, sự phát triển của
các sinh vật hay làm suy giảm chất lượng môi trường.
2.3.2 Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
Với sự phát triển nhanh của công nghiệp hóa, đô thị hóa, gia tăng dân số nông thôn
và thành thị, chất lượng nước mặt cũng như nước ngầm đã có những biểu hiện suy
thoái khá nghiêm trọng. Mức độ ô nhiễm nước ở một số khu công nghiệp, khu chế
biến, cụm chăn nuôi tập trung, làng nghề đã rất cao. Nước thải sinh hoạt vẫn còn lẫn
lộn với chất thải chăn nuôi không qua xử lý tập trung mà trực tiếp thải ra các nguồn
tiếp nhận là các sông, hồ, kênh, mương lộ thiên đi qua các khu dân cư và sản xuất.

Nước thải phần lớn ở các bệnh viện và cơ sở y tế cũng được thải chung vào nước
thải công cộng. Độ ô nhiễm của các khu vực nước tiếp nhận, nước thải đã vượt quá
giới hạn cho phép. Ô nhiễm nước ở nông thôn và các khu vực sản xuất nhiễm cũng
rất quan trọng, phần lớn là chất thải gia súc và con người chưa được xử lý bị rửa trôi
theo dòng chảy mặt và thấm xuống đất, làm cho nguồn nước mặt cũng như nước
ngầm bị ô nhiễm về mặt hữu cơ và vi sinh…(Hội bảo vệ thiên nhiên môi trường
Việt Nam, 2004)
Có nhiều tác nhân gây ô nhiễm nước, để thuận lợi cho việc kiểm soát và khống chế
ô nhiễm có thể chia ra làm mười nhóm. Chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, chất
hữu cơ bền vững, kim loại nặng, ion vô cơ, dầu mỡ, chất phóng xạ, các chất gây
mùi, các chất rắn, các khí hòa tan và vi trùng. (Lê Hoàng Việt, 2003)
Môi trường nước có thể bị nhiễm bẩn hoặc bị ô nhiễm, nhiễm bẩn là màu sắc có thể
bị thay đổi nhưng chưa gây hại, còn ô nhiễm có nghĩa là vượt quá mức độ an toàn
cho phép. Môi trường nước có thể bị ô nhiễm cho nước dùng để uống, nhưng chưa
ô nhiễm đối với nước tắm giặt. Một môi trường nước ô nhiễm cho sinh hoạt nhưng
tốt cho sản xuất nông nghiệp…Nhưng ngược lại môi trường nước ô nhiễm cho nông
nghiệp, sản xuất công nghiệp thì cũng ô nhiễm cho nước uống và sinh hoạt. (Lê
Huy Bá, 2000).
2.4 Thành phần và đặc tính nước thải của lò mổ gia súc
Tùy thuộc vào loại heo, số lượng heo được giết mổ, cách giết mổ, cách thu hồi và
xử lý các sản phẩm phụ trong quá trình giết mổ. Trong các xí nghiệp giết mổ
3


thường gồm các nơi như khu mổ, nơi làm lòng và nơi tháo phân, trong đó nước thải
nơi tháo phân chứa hơn 50% chất ô nhiễm. Nó phụ thuộc vào:
- Tỷ lệ hồi tiết (BOD5 : 150 – 200mg/L; COD 300-400mg/L; N tổng 2,5g/L)
- Cách tháo phân
- Độ lớn của nơi làm lòng
Theo Ngô Kế Sương – Nguyễn Lân Dũng (1997) thành phần nước thải của lò mổ

heo, trâu, bò như sau:
Bảng 2.2 Thành phần nước thải của lò mổ heo, trâu, bò (Ngô Kế Sương, Nguyễn Lân
Dũng, 1997)

Ngành công nghiệp

Lò mổ trâu, bò

Lò mổ heo

Chất ô nhiễm trong nước thải
Chất lơ lửng
Nitơ hữu cơ
BOD5
Chất lơ lửng
Nitơ hữu cơ
BOD5

Nồng độ (mg/L)
820
154
996
717
122
1045

Mức độ ô nhiễm môi trường gây ra có thể được khái niệm bằng dân số tương dương
như sau:
Dân số tương đương (the population equivalent, PE) là dân số gây ra một lượng
chất ô nhiễm tương đương với lượng chất ô nhiễm do nước thải của một nhà máy xí

nghiệp tạo nên.
Bảng 2.3 Số dân tương đương (PE) ứng với qui mô sản xuất của các nhà máy
Nhà máy

Quy mô sản xuất

Nhà máy sữa không sản xuất pho-mát
Nhà máy sữa có sản xuất pho-mát
Lò sát sinh
Lò sát sinh
Nhà máy bia
Nhà máy sản xuất tinh bột
Nhà máy thuộc da
Nhà máy chế biến len
Phân xưởng tẩy
Nhà máy nhuộm (có chứa lưu huỳnh)
Nhà máy giặt
Sự rò rỉ dầu khoáng

PE

x 1 000 lít sữa
30 - 80
x 1 000 lít sữa
50 - 250
x 1 con bò (=2,5 con heo)
70 - 200
x 1 tấn thịt
150 - 450
x 1 000 lít bia

150 - 400
x 1 tấn bắp hoặc lúa mì
500 - 1 000
x 1 tấn da
1 000 - 4 000
x 1 tấn len
2 000 - 5 000
x 1 tấn sản phẩm
1 000 - 4 000
x 1 tấn vật liệu
2 000 - 3 500
x 1 tấn vải giặt
370 - 1 000
x 1 tấn dầu
12 000
Nguồn: I.Grulo, Công trình làm sạch nước thải loại nhỏ, 1980, trích Lê Anh Tuấn.
4


2.5 Các thông số đánh giá chất lượng nước thải
Để đánh giá chất lượng nước, mức độ ô nhiễm của nguồn nước có thể dựa vào một
số thông số cơ bản như thông số lý, hóa và sinh học.
Thông số vật lý: Bao gồm màu sắc, mùi vị, nhiệt độ, tổng chất rắn, độ đục…
Thông số hóa học: Phản ánh một số đặc tính hóa hữu cơ và hóa vô cơ của nước
BOD, COD, độ mặn, pH, các hợp chất có chứa nitơ như amoni, nitric, nitrate,
phosphate, các ion kim loại…(Lê Hoàng Việt, 2003).
Thông số sinh học: Được biểu thị bằng loài và một số loài vi khuẩn gây bệnh và
một số sinh vật có nguồn gốc từ phân người, phân súc vật và các chất hữu cơ bị
thoái rữa như tổng vi khuẩn hiếu khí, tổng coliform, E.coli…,(Bộ khoa học công
nghệ và môi trường, 1995).

2.5.1 Các thông số vật lý
2.5.1.1 Tổng số chất rắn
Chất rắn trong nước thải bao gồm các chất lơ lửng, chất rắn có khả năng lắng, các
hạt keo và chất rắn hòa tan. Tổng các chất rắn trong nước thải là phần còn lại sau
khi đã cho nước thải bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ 103 – 1050C. Tổng các chất rắn
được tính bằng bằng đơn vị mg/l (Lê Hoàng Việt, 2003 và Nguyễn Văn Bảo, 2002)
2.5.1.2 Chất rắn lơ lửng (SS)
Chất rắn lơ lững là các hạt nhỏ (hữu cơ hoặc vô cơ) trong nước thải. Khi vận tốc của
dòng chảy giảm xuống (do nó chảy vào các hồ chứa lớn) phần lớn các chất rắn lơ
lửng sẽ bị lắng xuống đáy hồ; những hạt không lắng sẽ tạo thành độ đục (turbidity)
của nước.
Các chất lơ lửng hữu cơ sẽ tiêu thụ oxy để phân hủy làm giảm DO của nguồn nước.
Các cặn lắng sẽ làm đầy các bể chứa làm giảm thể tích hữu dụng của các bể này.
Để xác định hàm lượng chất rắn lơ lửng phải tiến hành phân tích chúng bằng cách
lọc qua giấy lọc.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước sử dụng hằng ngày
của một người. Lượng nước tiêu thụ càng lớn thì hàm lượng chất rắn lơ lửng nói
riêng và các chất gây ô nhiễm nói chung càng nhỏ (do bị pha loãng) và ngược lại.
tùy theo kích thước hạt, trọng lượng riêng của chúng, tốc độ dòng chảy và các tác
nhân hóa học mà các chất lơ lửng có thể lắng xuống đáy, nổi lên mặt nước hoặc lơ
lửng.
2.5.1.3 Chất rắn hòa tan
Các chất rắn hòa tan là những chất không lọc được bao gồm các hạt keo và các chất
hòa tan. Các hạt keo có kích thước từ 0.001 – 1 mm không thể loại bỏ bằng phương
pháp lắng cơ học. Các chất hòa tan có thể là phân tử hoặc ion của chất hữu cơ (Lê
Hoàng Việt, 2003).
2.5.2 Các thông số hóa học của nước thải
2.5.2.1 Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (Dissolved oxygen: DO)
 Sự hòa tan oxy vào nước nguồn.
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước là lượng oxy từ không khí có thể hòa tan vào

trong nước trong điều kiện áp suất, nhiệt độ xác định, thông qua tiếp xúc bề mặt của
5


nước và không khí phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất độ mặn của nước. (Lương Đức
Phẩm, 2002).
Ngoài ra còn có một lượng oxy bổ sung vào trong nước do quá trình quang hợp của
thực vật sống dưới nước chủ yếu là tảo.
Trong điều kiện ánh sáng thích hợp, quá trình quang hợp của tảo diễn ra như sau:
NH3 + 7,62CO2 + 2,53H2O
C7,62H8,06O2,53N + 7,62O2
Đối với các nguồn nước tự nhiên nhận một lượng chất hữu cơ thấp thì lượng oxy
sản sinh ra từ hoạt động quang hợp của tảo sẽ đáp ứng cho hoạt động của vi khuẩn,
và chu trình hoạt động cứ tiếp diễn. Chu trình này gọi là “cộng sinh tảo và vi
khuẩn”, đây là một chu trình tự nhiên và các hoạt động của tảo và vi khuẩn ở trạng
thái cân bằng động.
Tảo mới

Năng
lượng mặt
trời

Tảo
O2
Chất hữu


CO2, NH3,
PO43-, H2O


Vi sinh
vật

Tế bào mới

Hình 2.1 Chu trình cộng sinh vi khuẩn – tảo

Oxy hòa tan trong nước sẽ tham gia vào quá trình trao đổi, duy trì năng lượng cho
quá trình phát triển, sinh sản, tái sản xuất cho cho các vi sinh vật sống dưới nước.
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước giúp ta đánh giá được chất lượng nước, khi DO
thấp nghĩa là nước có nhiều chất hữu cơ, nhu cầu oxy hóa tăng nên tiêu thụ nhiều
oxy trong nước. (Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, 2006).
Khi DO cao chứng tỏ nước có nhiều rong tảo tham gia quá trình quang hợp giải
phóng oxy. Nước sạch nồng độ bảo hòa của oxy hòa tan là 14.6 mg/l ở 200C và áp
suất 1atm ở lớp mặt, DO phụ thuộc và khả năng tiêu thụ oxy của vi sinh vật và sự
xáo trộn của các lớp nước. Mùa thu, mùa đông DO cao hơn mùa xuân, mùa hè do
nhiệt độ cao, nồng độ muối tăng, hô hấp tăng làm DO giảm (Đặng Kim Chi, 2001).
Theo Đỗ Thị Hồng Nhung và Ngô Ngọc Cát, trong ao hồ, lượng oxy hòa tan cũng
thường đạt mức bão hòa, khi trong đó có nhiều động vật và thực vật phù du thì nồng
độ oxy biến động mạnh trong ngày: cao nhất vào cuối buổi chiều và thấp nhất vào
sáng sớm. Một số ao có hiện tượng tầng nhiệt, tức là nước không được khuấy đảo từ
dưới lên trên, nước ở tầng trên nóng hơn ở tầng dưới, do đó nước ở tầng dưới ít ánh
sáng hạn chế sự phát triển của tảo, vì vậy ít oxy ở tầng nước sâu.
Ngoài ra còn có sự hao tốn oxy do các chất sa lắng. Vì các chất sa lắng hấp thu oxy
hòa tan do các phản ứng hóa học và do các loại vi sinh tồn tại trong bùn. Các phản

6


ứng hóa học tiêu thụ oxy trước hết là các phản ứng oxy hóa của sắt (II), mangan

(II), hoặc hydrosunfua (HS-):
2Fe2+ + 0,5 O2 + 2 H2O
Fe2O3 + 4H+
Mn 2+ + 0,5 O2 + 2 H2O
MnO2 + 2H+
HS- + 2 O2
SO42- + H+
Nói chung, DO trong nước giảm theo chiều sâu. Nếu nước bị ô nhiễm bởi các chất
hữu cơ có khả năng oxy hóa bằng sinh học thì hàm lượng DO giảm do bị các vi
khuẩn tiêu thụ để hoạt động (Dương Nguyên Khang, Công nghệ xử lí chất thải).
 Sự tiêu thụ oxy
Khi lượng Oxy trong nước dưới 2ppm các vi khuẩn sẽ lấy oxy của các hợp chất
chứa oxy để oxy hóa theo phương trình sau.
SO4-2
H2S
S nước trở nên yếm khí
Trong nước oxy tham gia chủ yếu các quá trình sau đây:
Oxy hóa các hợp chất hữu cơ bởi vi sinh vật
CH2O + VSV
CO2 + H2O (Nguyễn Đức Lượng và
Nguyễn Thị Thùy Dương).
2.5.2.2 Nhu cầu oxy hóa học (COD: Chemical oxygen demand)
Nhu cầu oxi hóa học cần thiết cho quá trình oxi hóa học các chất hữu cơ trong mẫu
nước thành CO2 và nước. Chỉ số này được dùng để đặc trưng cho hàm lượng chất
hữu cơ của nước thải và sự ô nhiễm của nước tự nhiên (Lê Hoàng Việt, 2003).
COD và BOD đều là các chỉ số định lượng các chất hữu cơ trong nước có khả năng
bị oxi hóa, nhưng hai chỉ số này khác nhau về ý nghĩa. COD cho thấy toàn bộ chất
hữu cơ có trong nước bị oxi hóa bằng tác nhân hóa học. BOD chỉ thể hiện các chất
hữu cơ bị oxi hóa bằng các vi sinh vật có ở trong nước. Do đó, chỉ số COD luôn
luôn lớn hơn BOD, thường tỉ số BOD:COD là 0,4 – 0,8 (Lê Hoàng Việt, 2003).

Khi vật chất hữu có trong thủy vực nhiều, trong quá trình phân hủy chúng phải tiêu
hao nhiều oxy của môi trường gây nên hiện tượng nhiễm bẩn của thủy vực, nhưng
nếu vật chất hữu cơ trong thủy vực quá ít, thủy vực sẽ nghèo dinh dưỡng .
2.5.2.3 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD : Biochemical oxigen demand)
Nhu cầu oxy hóa là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ trong quá trình oxy
hóa các chất hữu cơ trong nước đặc biệt là nước thải. Đơn vị tính mg/l (Lê Hoàng
Việt, 2003).
Hợp chất hữu cơ +
O2 vi khuẩn
CO2 + H2O
Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết sử dụng trong quá trình oxy hóa chất
hữu cơ bởi các vi sinh vật (đặc biệt là nước thải). Oxy sử dụng trong quá trình là
oxy hòa tan trong nước. BOD là thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm
của nước do các chất hữu cơ dễ bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện hiếu khí.
Trong thực tế, người ta không thể xác định lượng oxy cần thiết để phân hủy hoàn
toàn chất hữu cơ bằng phương pháp sinh học, mà chỉ xác định lượng oxy cần thiết
trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ ủ 200C trong bóng tối để tránh hiện tượng quang hợp ở
trong nước. Chỉ số này được gọi là BOD5. Hiện nay trên thế giới sử dụng chỉ số
BOD5 làm chỉ số chuẩn để xác định sự ô nhiễm của nước, đặc biệt là nước thải ( Lê
Văn Khoa và ctv, 1998).

7


Chỉ số BOD chỉ ra lượng oxy mà vi khuẩn tiêu thụ trong phản ứng oxy hóa các chất
hữu cơ trong nước ô nhiễm, BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả năng
phân hủy sinh học ô nhiễm trong nước càng lớn (Nguyễn Văn Bảo, 2002).
Quá trình oxy hóa học đòi hỏi thời gian dài, vì phải phụ thuộc vào bản chất của chất
hữu cơ, các chủng loại vi sinh vật, nhiệt độ nguồn nước, một số chất có độc tính
trong nước. Bình thường 70% nhu cầu oxy được sử dụng trong 5 ngày đầu, 20%

trong 5 ngày tiếp theo, 99% ở ngày thứ 20 và 100% ở ngày thứ 21 (Lương Đức
Phẩm, 2002).
Quá trình oxi hóa các chất hữu cơ trong nước có thể xảy ra theo hai giai đoạn
Giai đoạn 1: Chủ yếu oxi hóa các chất cacbuahydro, quá trình này kéo dài 20 ngày
ở nhiệt độ 200C.
Vi khuẩn

CmHm + (n + m/2)O2
nCO2 + m/2 H2O
Giai đoạn 2: Oxy hóa các hợp chất nito, bắt đầu khoảng ngày thứ 5 đến ngày thứ 8.
Vi khuẩn

2NO2- + 2H+

2NH3 + 3O2
2NO2-

+

O2

Vi khuẩn

+ 2H2O

2NO3-

Do đó, việc xác định BOD vào ngày thứ 5 của quá trình oxi hóa các chất hữu cơ
trong nước sẽ loại trừ được ảnh hưởng của lượng oxi tiêu thụ cho quá trình nitrat
hóa. (Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, 2006)

2.5.2.4 Hàm lượng phospho trong nước
Phospho rất cần thiết cho sự sinh trưởng của tảo và một số sinh vật khác. Phospho
có thể tồn tại trong nước dưới dạng H2PO4-, HPO42-, PO43- .
Thực vật nói chung hoặc tảo nói riêng chỉ hấp thu photphat ở dạng đơn, các dạng
photpho khác cũng dễ dàng thủy phân thành dạng đơn để cho tảo hấp thu. Về mùa
đông nồng độ photpho thường cao hơn về mùa hè. Nồng độ photpho tan thấp chủ
yếu là do sự hấp thu của tảo và bị lắng xuống bùn ở đáy ao hồ.
Bùn có khả năng hấp thu photpho cao, đặc biêt khi pH thấp và trong ao hồ có độ
cứng cao. Trong các ao mà vừa có pH cao vừa có độ cứng cao thì photpho bị kết tủa
dưới dạng canxi photphat (Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, 2006).
Các polyphosphate và photpho hữu cơ. Đây là một trong những nguồn dinh dưỡng
cho thực vật dưới nước, gây ô nhiễm và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng ở
các ao hồ ( Đặng Kim Chi, 1999).
Ngoài ra, ô nhiễm photpho hữu cơ còn gây sự thiếu hụt oxy trầm trọng trong nước,
vì để oxy hóa hoàn toàn 1mg photpho hữu cơ cần 60mg oxy (Lê Hoàng Việt,
2000).

8


Phân bón

Photpho hữu cơ

P trong thức ăn

Không khí

P - cá
P - phân


P đơn

P trong tảo

P – hữu cơ
tan

P – hữu cơ
không tan

P - canxi
bùn
P – hữu cơ tan

P đơn

P - Ca

P – hữu

không
tan

Ca (Fe, Al)

Ca, Fe,Al

Hình 2.2 Chu trình của photpho trong ao hồ
(Nguồn trích từ Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, 2003).

Từ sơ đồ chu trình photpho cho thấy: lượng photpho đầu vào là nguồn phân bón,
photpho hữu cơ từ các sản phẩm hữu cơ từ lò mổ. Nếu nguồn photpho từ phân lân
thì trước tiên chúng bị hòa tan và thủy phân thành dạng photpho đơn. Lượng
photpho đơn sẽ giảm nhanh sau vài ngày do tảo hấp thu và sa lắng dưới bùn. Động
vật thủy sinh cũng thải một lượng photpho chủ yếu trong phân. Mức độ thải của
photpho của động vật phụ thuộc vào loài và chất lượng của thức ăn. Thông thường
động vật hấp thu được 25 – 30% photpho trong thức ăn, số còn lại được thải ra môi
trường. Photpho trong phân là dạng không tan và bị phân hủy giống như là phân
hữu cơ bón vào ao hồ (Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, 2003).
Tảo hấp thu photpho nhanh và khá triệt để, tới mức nồng độ trong nước dưới
1mgP/m3. Một số loài thực vật có khả năng hấp thu photpho nhiều hơn cần thiết,
chúng dự trữ để sử dụng sau. Tảo lam là loại có khả năng tích trữ photpho khi môi
trường giàu chất dinh dưỡng này, đó là đặc tính có lợi giúp cho thực vật phát triển
qua giai đoạn dinh dưỡng bị thiếu hụt (Lê Xuân Phương, 2000)
Trong một số ao hồ có thực vật dạng rể cây thì chúng tham gia vào chu trình
photpho: thực vật hấp thu photpho qua rễ cây, đưa về thân lá cây, thải trở lại nước
khi chết hoặc thải ra một số chất photpho hữu cơ trong quá trình trao đổi chất. Sự
9


tham gia của thực vật có rễ vào chu trình photpho có ý nghĩa trong các ao hồ tự
nhiên (Lê Hoàng Việt, 2003).
Photpho nằm trong bùn cũng có thể là tảo chết, mùn hữu cơ, các chất này lắng
xuống đáy trước khi bị vi sinh vật phân hủy. Mặc dù xảy ra phân hủy thành
photphat đơn trong bùn, nhưng cơ hội khuyết tán lại vào nước không cao do tạo
thành hợp chất hóa học ít tan.
Quá trình trao đổi photpho giữa bùn và nước đóng vai trò quan trọng trong chu trình
photpho: khả năng phát triển của tảo tỷ lệ thuận với lượng photpho có trong bùn.
Nguyên nhân quan trọng làm giảm nồng độ photpho tan trong nước là do quá trình
sa lắng xuống bùn, đó là lí do chính vì sao nồng độ photpho thấp ( Đỗ Thị Hồng

Nhung, Ngô Ngọc Cát, 2003).
Ngoài ra còn có sự chuyển hóa photpho từ nguồn hữu cơ. Các kết quả nghiên
cứu cho thấy các vi khuẩn Bacillus và Pseudomonas là những loài vi sinh vật đóng
vai trò chủ yếu trong chuyển hóa các hợp chất hữu cơ chứa photpho trong nước và
trong đất. Trong loài Bacilluss có nhiều giống như Bacilluss mycoides và Bacillus
megatherium var photphotium là những giống có chuyển hóa mạnh nhất. Ngoài ra
còn có các giống khác như Bacillus cereus, var Bacillus asterosporus cũng có khả
năng chuyển hóa tốt (Dương Nguyên Khang, 2003).
2.5.2.5 Hàm lượng nitơ trong nước
Trong nước nitơ có thể tồn tại các dạng chính sau: Các hợp chất nitơ dạng hữu cơ
như protein, axit amin, urin… hay các dạng hợp chất vô cơ như Amonia và các
muối amon: NH4OH, NH4NO3, (NH4)2SO4…Các hợp chất dưới dạng nitric NO2,
nitrate NO3-

10


N – hữu cơ

N2

NH4 +

Không khí

Nước

NH3 + H+

N – tảo


N - cá

N - mùn

N - phân

NH4 +

NH4 +

Bùn

NO2

NO2

NO3

NO3

N2O

N2

Bùn

Thấm vào đất

Hình 2.3 Chu trình của nitơ trong ao hồ

(Nguồn trích từ Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, 2003)
 Hấp thu đạm của thủy thực vật
Tảo là nguồn tiêu thụ đạm vô cơ (amoniac, nitrit, nitrat) trong các thành phần đạm
vô cơ thì tảo ưa nhất là amoniac, chúng có thể làm giảm nồng độ của các chất trên
tới 1 – 2 mgN/m3. Nitrit và nittrat cũng được tảo hấp thu nhưng trước khi đồng hóa
thành thành phần tế bào (axit amin) chúng bị khử về thành amoniac. Để khử tảo có
thể sử dụng năng lượng, vì thế chúng rất ít được ưa chuộng đối với amoniac. Tốc độ
tiêu thụ amoniac tỷ lệ thuận với quá trình tăng sinh khối tảo. Cụ thể, mức tiêu thụ
hợp chất vô cơ nitơ giảm khi cường độ ánh sáng thấp, nhiệt độ thấp hay thiếu hụt
các yếu tố dinh dưỡng khác. Tốc độ tiêu thụ amoniac cũng mang tính chu kì ngày
đêm, ban ngày mạnh ba đêm yếu. Một số loại tảo lam có khả năng cố định đạm là
Anabaena Aphanizomenon, loại sinh ra các dị bào, các dị bào bao quanh hệ enzym
cố định nitơ. Giống như các loài vi khuẩn cộng sinh tảo lam cố định đạm thuộc loại
tùy nghi và bị ức chế khi có mặt của amoniac và nitrat. Điều đó đồng nghĩa với khả
năng cố định đạm sẽ kém trong các ao hồ có bón phân hóa học, phân hữu cơ (Đỗ
Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, 2003).

11


 Hấp thụ amoniac trong bùn
Bùn trong các ao hồ chủ yếu là các loại khoáng sét vô cơ và các loại mùn hữu cơ.
Khả năng hấp thụ hay thu giữ amoniac là rất yếu. điều nầy có lợi, hạn chế sự thất
thoát ngấm xuống đất và amoniac được hoàn trả vào nước khi các hạt bùn được
phân tán lại vào nước nhưng khả năng xử lí amoniac của chúng thì lại không đáng
kể đối với các ao hồ có nồng độ amoniac cao (Lê Hoàng Việt, 2003).
 Bốc hơi amoniac
Amoniac dạng trung hòa có khả năng bay hơi vào khí quyển, tuy vậy độ tan của nó
trong nước rất cao nên khả năng bay hơi là không đáng kể. Tốc độ bay hơi của
amoniac được tăng cường khi nồng độ của cao ở trong nước, pH cao và khả năng

khuấy đảo (sóng, gió) mạnh (Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, 2006).
Nếu nước thải chứa hầu hết các hợp chất nitơ hữu cơ, amoniac, NH4OH là nước bị ô
nhiễm. Nước chủ yếu chứa hợp chất hữu cơ Nitơ chủ yếu là Nitrit (NO-2) là nước bị
ô nhiễm một thời gian dài hơn. Nước chứa Nitơ chủ yếu là nitrat (NO3-) chứng tỏa
quá trình phân hủy đã kết thúc (Nguyễn Văn Bảo, 2000).
Mặc khác khi có mặt của nitơ và phospho sẽ gây nên hiện tượng phù dưỡng làm cho
tảo phát triển rất mạnh làm giảm giá trị sử dụng của nguồn nước bởi vì chúng có
mùi lạ. Đặc biệt sau khi hết dưỡng chất tảo sẽ chết gây nên hiện tượng tái ô nhiễm
(Lê Văn Khoa và et al..,1999).
Theo TS Dương Nguyên Khang, thì hai chất dinh dưỡng trong nước thải dễ gây nên
vấn đề ô nhiễm nguồn nước đó là Nitơ (nhất là ở dạng nitrat) và Photpho.
2.5.3 Chỉ số vệ sinh
Thành phần sinh học của nước thải gồm có:
2.5.3.1 Vi sinh vật:
Vinh vật là một giới sinh vật nhỏ bé,đơn bào, rất đông đúc trong tự nhiên. Tế bào
của chúng chỉ nhìn thấy được dưới kính hiển vi phóng đại từ 400 – 1000 lần.
Vi sinh vật bao gồm có vi khuẩn, nấm mốc, nấm men, xạ khuẩn, virut. Chúng
nhiễm vào nước do từ các nguồn: từ đất, từ nguồn thải sinh hoạt, nguồn thải bệnh
viện, từ bụi trong không khí nhiễm vào, đặc biệt từ các nguồn phân người cũng như
phân súc vật. Vi sinh vật trong nước thì vi khuẩn chếm tỉ lệ cao nhất. Ở trong nước
chúng sử dụng các chất ô nhiễm làm nguồn dinh dưỡng để xây dựng tế bào mới
phục vụ cho sinh trưởng của chúng. Vì vậy, trong nước thải số lượng vi sinh vật chủ
yếu là vi khuẩn, ngày một nhiều lên. (Lương Đức Phẩm, 2002).
Vi khuẩn trong nước chủ yếu là các loài dị dưỡng hoại sinh. Các loài này có khả
năng phân hủy chất hữu cơ, oxy hóa các chất này thành các chất đơn giản, sản phẩm
cuối cùng là CO2 và nước.
Tiêu biểu là Coliform
Trong nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu giết mổ, nhiễm
nhiều vi sinh vật có sẳn trong phân gia súc, và các sản phẩm phụ trong quá trình giết
mổ. Việc xác định tất cả các loài vi sinh vật phân và các sản phẩm phụ thải ra từ lò

mổ là rất khó khăn và phức tạp. Trong các nhóm vi sinh vật đó người ta thường
chọn E.coli làm vi sinh vật chỉ thị cho chỉ tiêu vi sinh với lí do: E.coli đại diện cho
nhóm vi khuẩn quan trọng nhất trong việc đánh giá mức độ vệ sinh có nhiễm hay
không và nó có đủ các tiêu chuẩn và lí tưởng cho vi sinh vật chỉ thị ; có thể phân
12


tích theo phương pháp vi sinh vật thông thường ở các phòng thí nghiệm và có thể
xác định sơ bộ trong điều kiện hực địa (Lương Đức Phẩm, 2002).
Thông số E.coli vừa có ý nghĩa sự nhiễm E.coli vừa có ý nghĩa đánh giá gián tiếp
đánh giá sự nhiễm các vi khuẩn đường ruột khác bởi vì nếu biết nước có chứa E.coli
cũng có nghĩa là nước bị nhiễm những vi khuẩn đường ruột khác (Lê Xuân Phương,
2003).
Vi khuẩn đường ruột : Vi khuẩn đường ruột gồm 3 nhóm
- Nhóm Coliform đặc trưng Echerichia coli (E.coli).
- Nhóm Streptococcus đặc trưng là Streptococcus faecalis.
- Nhóm Clostridium đặc trưng là Clostridium perfringens.
Coliform là những trực khuẩn gram âm không sinh bào tử, hiếu khí hoặc kỵ khí tùy
ý, có khả năng lên men lactose sinh acid và sinh hơi ở 370C trong 24 – 48 giờ.
Trong thực tế phân tích, coliform còn được định nghĩa là các vi khuẩn có khả năng
sinh hơi trong khoảng 48 giờ khi được ủ ở 37 0C trong môi trường canh Lauryl
Sulphate và canh Brilliant Green Lactose Bile Salt. Nhóm coliform gồm 4 giống là:
Escherichia với một loài duy nhất là E.coli, Citrobacter, Klebsiella và Enterbacter.
Tính chất sinh hóa đặc trưng của nhóm này được thể hiện qua các thử nghiệm
Indol(I), Methyl Red (MR), Voges – Prokauer (VP) và Citrate (IC) thường được gọi
tắt chung là IMVIC. (Biền Văn Minh, 2003).
2.5.3.2 Tảo (Algae hay Algobacteria)
Tảo được xếp vào giới tực vật nổi của nước. Giới sinh vật này là loài tự dưỡng
quang hợp. tảo và các loài thực vật khác trong nước có thể tạo thành một quần thể
khổng lồ các hợp chất hữu cơ từ các nguyên tố C, N, P bằng quang hợp hay hóa

tổng hợp.
Tảo là loài tực vật đơn giản nhất không có rể thân lá. Có loại tảo với cấu trúc đơn
bào, có loại mọc nhánh dài. Chúng là thực vật phù du, có thể ở trong nước hoặc
móc vào các giá đỡ (loài thực vật khác). Nhiều loài tảo, như vi tảo còn xếp vào giới
vi sinh vật, tảo lam được xếp vào nhóm vi khuẩn lam.
Tảo là vi sinh vật tự dưỡng (autotrophe). Chúng sử dụng CO2 hoặc bicarbonat làm
nguồn carbon và nguồn nitơ, photpho vô cơ để cấu tạo tế bào dưới tác dụng của
năng lượng ánh sáng mặt trời, đồng thời thải ra oxy. Quá trình quang hợp của tảo
được biểu dienr như sau:
CO2 + PO43- + NH4+
tế bào mới (tăng sinh khối) + O2
Trong nước giàu nguồn nitơ,ánh
photpho.
sáng Đặc biệt là Photpho sẽ là điều kiện tốt cho
tảo phát triển. Nguồn CO2 có thể do vi sinh vật hoạt động trong nước, phân hủy các
chất hữu cơ tạo thành cung cấp cho tảo hoặc từ không khí.
Tảo phát triển làm cho nước có màu sắc, thực chất là màu sắc của tảo.
Tảo xanh Aphanizomenon blosaquae, Anabaena microcistic… làm cho nước có
màu xanh lam.
Tảo Oscilatoria rubecens làm cho nước ngã màu hồng.
Khuê tảo (Melosira, Navicula) làm cho nước có màu vàng nâu. Chrisophit làm cho
nước có màu vàng nhạt.
Tảo phát triển gây cho nước có mùi khó chịu, như mùi cỏ, mùi mỡ ôi khét, mùi
thối… Nói chung tảo không gây độc, nhưng thân xác của chúng làm cahs tắc cho
13


bơm lọc, làm giảm độ keo tụ lắng cặn và làm giảm chất lượng nước, đặc biệt là về
màu và mùi.
Gần đây mới phát hiện ra một số loại tảo độc, đặc biệt là ở các vùng đầm lầy tù

hảm. Tảo độc phát triển thường có liên quan tới vùng có bệnh viêm gan hoặc ung
thư gan.
Tảo xanh có chất diệp lục (Clorophyl). Chất này đóng vai trò quan trong trong quá
trình quan hợp. Có thể dùng tảo xanh làm chỉ thị sinh học đánh giá chất lượng nước
tự nhiên (Lương Đức Phẩm, 2002).
2.6 Một số hình thức xử lý nước thải từ lò mổ
2.6.1 Sử dụng ao hồ để xử lí nước thải
Trong những thập niên 50, ở các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,
Philipin, Mĩ, đã nghiên cứu và ứng dụng hồ sinh học trong việc xử lí nước thải sinh
hoạt và nước thải công nghiệp, ở Việt Nam nhiều nông hộ đã ứng dụng mô hình
VACB ( vườn, ao chuồng, khí sinh học), sản phẩm thu được làm thức ăn cho người
và gia súc.
Các quá trình diễn ra trong hồ sinh học tương tự như quá trình tự rửa sạch
trong sông hồ nhưng với tốc độ nhanh hơn và hiệu quả hơn. Trong các ao hồ này
các hoạt động của vi sinh vật hiếm khí, kị khí, quá trình cộng sinh của tảo và vi sinh
vật là quá trình sinh học chủ đạo. các quá trình lí học, hóa học gồm các hiện tượng
pha loãng, lắng, hấp thụ, kết tủa, các phản ứng hóa học…cũng diễn ra tại đây. Quần
thể động thực vật trong ao hồ đóng vai trò quan trọng trong quá trình vô cơ hóa các
hợp chất hữu cơ trong nước thải. Đầu tiên vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ
phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản và vô cơ, đồng thời trong quá trình quang
hợp chúng lại giải phóng oxi cung cấp cho cá. Cá bơi lội khấy trộn nước có tác
dụng tăng sự tiếp xúc của oxi với nước, thúc đẩy sự hoạt động phân hủy của vi sinh
vật. Tùy theo sự hiện của oxi mà người ta phân ra các loại ao hồ để xử lí nước thải
thành ao hiếm khí, ao tùy nghi, ao kỵ khí.
Ngày nay, người ta xử dụng ao hồ để xử lý nước thải và đồng thời tái sử dụng chất
dinh dưỡng có trong nước thải để sản xuất tảo và để nuôi cá.
Theo Lê Hoàng Việt, (2000) và Lương Đức Phẩm (2002) từ mặt ao xuống đáy chia
làm 3 vùng:
Vùng hiếu khí: Đặc trưng bởi hệ cộng sinh giữa vi khuẩn tảo, nguồn oxy
cung cấp cho hoạt động này là nguồn oxy khí trời, thông qua quá trình trao đổi tự

nhiên của bề mặt ao và oxy tạo ra quá trình quang hợp của tảo. Vi khuẩn hiếu khí sẽ
sử dụng oxy để phân hủy các chất hữu cơ thành các chất dinh dưỡng và CO2 cho tảo
sử dụng để quang hợp.
Vùng kỵ khí không bắt buộc: Đặc trưng bởi các hoạt động của vi sinh vật kỵ
không khí bắt buộc. Ở vùng này có khu hệ sinh vật khá phong phú, gồm giống
Pseudomonas, Bacillus, Flavobacterium, Achromobacter… các vi khuẩn này phân
giải chất hữu cơ thành nhiều chất trung gian khác, cuối cùng là CO2 và nước, đồng
thời tạo ra tế bào mới, chúng sử dụng oxy của tảo và thực vật trong nước tạo ra.
Vùng kỵ khí: Đặc trưng bởi các hoạt động vi sinh vât kỵ khí phân hủy các chất
hữu cơ lắng động dưới đáy ao. Các sản phẩm phân hủy kỵ khí trước tiên là các axit
hữu cơ sau đó thành NH3, H2S, CH4, H2,…
14


Quy trình này có ưu điểm là công nghệ và vận hành khá đơn giản, giá thành rẻ
nhưng có nhược điểm là xử lí không triệt để khí thải còn mùi hôi và đặc biệt cần
phải có diện tích rộng để xử lí đạt hiệu quả (Dương Nguyên Khang, Biogas - xử lí
chất thải).
2.6.2 Sử dụng thủy sinh thực vật để xử lý nước thải
Theo Lê Hoàng Việt, 2003, Thủy sinh thực vật là các loài thực vật sinh trưởng
trong môi trường nước, chúng có thể gây nên một số bất lợi cho con người do việc
phát triển nhanh và phân bố rộng của chúng. Tuy nhiên chúng ta có thể sử dụng
chúng để xử lý nước thải. các thủy sinh thực vật tạo điều kiện cho các vi khuẩn bám
vào cơ thể chúng để phân hủy chất thải, các loại thực vật chính gồm:
Thủy sinh thực vật sống chìm: Loài thủy sinh vật này phát triển dưới mặt
nước và chỉ phát triển được ở các nguồn nước có đủ ánh sáng. Chúng gây nên các
tác hại làm tăng độ đục cho nước, ngăn cản sự khuyếch tán của ánh sánh vào nước.
Do đó các loại thủy sinh thực vật này không hiệu quả trong việc làm sạch chất thải.
Thủy sinh thực vật sống trôi nổi: rễ của loài thực vật này không bám vào đất mà lơ
lửng trên mặt nước. Rể của chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào phân hủy các

chất thải.
Thủy sinh vật sống nổi: loại thủy sinh vật này có rể bám vào đất, nhưng thân
và lá phát triển trên mặt nước. Loại này thường sống ở những nới có thủy triều ổn
định.
 Cơ chế xử lý bằng thủy sinh thực vật.
- Cơ chế loại bỏ chất hữu cơ: các cặn lắng được phân hủy bởi các vi khuẩn
kị khí. Các chất lơ lững hoặc chất hữu cơ hòa tan được loại đi bởi các hoạt động của
vi sinh vật.
- Cơ chế loại các chất rắn: do thời gian tồn lưu của chất thải trong ao cao vì
vậy thủy sinh thực vật loại được cặn bả và các chất rắn lơ lững.
- Cơ chể loại photpho: Photpho trong nước thải được khử đi do các thủy sinh
vật hấp thu vào cơ thể hây bị hấp phụ hoặc kết tủa. Photpho sẽ được loại bỏ khỏi hệ
thống do việc thu hoạch các thủy sinh thực vật và vét bùn lắng ở dưới đáy ao.
Một số thủy sinh thực vật tiêu biểu được sử dụng để xử lý nước thải như lục bình
(Eichhornia crapsipes), bèo tấm (Wofia arrhiga), bèo tai tượng (Pistia stratiotes)…
Lục bình có khả năng hấp thụ kim loại nặng như Chì, Cadium và thủy ngân.
Nó có khả năng hấp thu khoảng 65% Pb, 5% Cd, 65% Hg, từ nước thải ô nhiễm
nồng độ 10ppm Hg và Cd (B.C. Wolverton và R.C.MC Donald, 1978).
Theo kết quả nghiêng cứu của B.C. Wolverton (1979) cho thấy sự kết hợp giữa lục
bình và beo tấm làm tăng khả năng xử lý BOD, N, K, Ca2+ của hệ thống và chúng
được loại khỏi hệ thống bằng cách thu hoạch sinh khối thực vật. Sinh khối này cũng
là nguồn cung cấp năng lượng, phân bón và thức ăn gia súc.
Cỏ vetiver dạng bụi rậm, lưu niên, phiến lá tương đối cứng, tán lá phần lớn
nằm ở phần gốc. Các bẹ lá phủ lên nhau, ép sát và xếp úp vào nhau tạo thành một
rào cản cơ học, mật độ dày trên bề mặt đất, sẽ rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự
mất dinh dưỡng và xói mòn đất.

15



×