Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

KHẢO sát một số CHỈ TIÊU SINH lí và SINH hóa máu TRÊN CHÓ TIÊU CHẢY máu DO PARVOVIRUS tại BỆNH xá THÚ y đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.24 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN HOÀNG SANG

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ VÀ SINH
HÓA MÁU TRÊN CHÓ TIÊU CHẢY MÁU DO
PARVOVIRUS
TẠI BỆNH XÁ THÚ Y-ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SỸ THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ VÀ SINH
HÓA MÁU TRÊN CHÓ TIÊU CHẢY MÁU DO
PARVOVIRUS
TẠI BỆNH XÁ THÚ Y-ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Hoàng Sang


MSSV: 3042917
Lớp: Thú y A 2- K30

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Trần Thị Minh Châu

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lí và sinh hóa máu trên chó tiêu chảy máu
do Parvovirus tại bệnh xá Thú y – Đại Học Cần Thơ, do sinh viên: Nguyễn
Hoàng Sang thực hiện tại bệnh xá Thú y – Đại Học Cần Thơ, từ ngày 02 tháng
02 đến ngay 15 tháng 04 năm 2009.

Cần thơ, ngày… tháng… năm 2009
Duyệt bộ môn

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2009
Duyệt giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2009
Duyệt khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng


Lời Cảm Tạ


Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, được sự giảng dạy tận tình
của các thầy cô, tôi đã tiếp thu và học hỏi được rất nhiều kiến thức quý báu và cần
thiết cho bản thân cũng như công việc sau này.
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ.
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.
- Bộ môn Thú y.
- Cô Trần Thị Minh Châu
- Các thầy, cô của khoa Nông Nghiêp.
Xin cảm ơn:
- Ban lãnh đạo bệnh xá Thú y.
- Các anh, chị ở bệnh xá đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập vừa qua.
Lòng kính yêu và biết ơn:
Cha, mẹ và anh, chị, em của tôi đã tạo điều kiện về vật chất cũng như động viên
tôi hoàn thành chương trình đại học.
Xin kính chúc quí thầy, cô và người thân dồi dào sức khỏe, luôn gặt hái nhiều
thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống.

Cần thơ, tháng 05 năm 2009

Nguyễn Hoàng Sang


Mục Lục
Trang duyệt của Hội đồng Khoa----------------------------------------------------------------------i
Lời cảm tạ-----------------------------------------------------------------------------------------------ii
Mục lục-------------------------------------------------------------------------------------------------iii
Danh mục bảng-----------------------------------------------------------------------------------------v
Danh mục hình-----------------------------------------------------------------------------------------vi
Tóm lược----------------------------------------------------------------------------------------------vii

Chương 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ---------------------------------------------------------------------------1
Chương 2 – CƠ SỞ LÝ LUẬN----------------------------------------------------------------------2
2.1 - Bệnh do Parvovirus-----------------------------------------------------------------------------2
2.1.1 Dịch tể học---------------------------------------------------------------------------------------2
2.1.2 Sinh bệnh học-----------------------------------------------------------------------------------3
2.1.3 Triệu chứng--------------------------------------------------------------------------------------3
2.1.4 Bệnh tích-----------------------------------------------------------------------------------------5
2.1.5 Chẩn đoán---------------------------------------------------------------------------------------5
2.1.6 Điều trị-------------------------------------------------------------------------------------------6
2.1.7 Phòng bệnh--------------------------------------------------------------------------------------6


2.2 – Sinh lí và sinh hóa máu------------------------------------------------------------------------7
2.2.1 Đại cương----------------------------------------------------------------------------------------7
2.2.2 Khối lượng máu---------------------------------------------------------------------------------8
2.2.3 Thành phần của máu---------------------------------------------------------------------------8
2.3 – Sơ lược nghiên cứu trong nước-------------------------------------------------------------20
Chương 3 – PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT----------------------------21
3.1 – Nội dung----------------------------------------------------------------------------------------21
3.1.1 Xác định tình hình tiêu chảy máu do Parvovirus trên chó mang đến khám lần đầu
tại
bệnh xá Thú y-----------------------------------------------------------------------------------------21
3.1.2 Đáng giá những thay đổi sinh lí, sinh hóa máu trên chó bệnh tiêu chảy máu do
Parvovirus---------------------------------------------------------------------------------------------21
3.2 – Phương tiện-------------------------------------------------------------------------------------21
3.2.1 Địa điểm-----------------------------------------------------------------------------------------21
3.2.2 Thời gian----------------------------------------------------------------------------------------21
3.2.3 Đối tượng nghiên cứu-------------------------------------------------------------------------21
3.2.4 Trang thiết bị, dụng cụ------------------------------------------------------------------------21
3.2.5 Hóa chất-----------------------------------------------------------------------------------------22

3.3 – Phương pháp tiến hành------------------------------------------------------------------------22


Chương 4 – KẾT QUẢ THẢO LUẬN -----------------------------------------------------------24
4.1 – Xác định tình hình bệnh tiêu chảy máu do Parvovirus trên chó mang đến khám
lần đầu tại bệnh xá Thú y--------------------------------------------------------------------------------24
4.1.1 Tỉ lệ chó có bệnh tiêu chảy máu do Parvovirus-------------------------------------------24
4.1.2 Tỉ lệ chó bệnh tiêu chảy máu do Parvovirus theo giới tính
---24

------------------------

4.1.3 Tỉ lệ chó bệnh tiêu chảy máu do Parvovirus theo tuổi------------------------------------25
4.1.4 Tỉ lệ chó bệnh tiêu chảy máu do Parvovirus theo giống---------------------------------25
4.1.5 Biểu hiện lâm sàng trên chó có bệnh tiêu chảy máu do Parvovirus -------------------26
4.2 – Đánh giá những thay đổi sinh lí, sinh hóa máu trên chó bệnh tiêu chảy máu do
Parvovirus---------------------------------------------------------------------------------------------27
4.2.1 Tỉ lệ chó có chỉ tiêu sinh lí máu ngoài mức bình thường---------------------------------27
4.2.2 Tỉ lệ chó có chỉ tiêu sinh hóa máu ngoài mức bình thường------------------------------29
Chương 5 – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ----------------------------------------------------------31
TÀI LIỆU THAM KHẢO---------------------------------------------------------------------------32
PHỤ CHƯƠNG---------------------------------------------------------------------------------------33


Danh mục bảng
Bảng 1-Tỉ lệ chó tiêu chảy máu do Parvovirus --------------------------------------------------24
Bảng 2-Tỉ lệ chó tiêu chảy máu do Parvovirus theo giới tính----------------------------------24
Bảng 3-Tỉ lệ chó tiêu chảy máu do Parvovirus theo tuổi----------------- ----------------------25
Bảng 4-Tỉ lệ chó tiêu chảy máu do Parvovirus theo giống------------------------------ ------25
Bảng 5-Biểu hiện lâm sàng trên chó có bệnh tiêu chảy do Parvovirus-----------------------26

Bảng 6-Tỉ lệ chó có chỉ số sinh lí máu nằm ngoài mức bình thường--------------------------27
Bảng 7- Tỉ lệ chó có chỉ số sinh hóa máu nằm ngoài mức bình thường------------- -29


Danh mục hình
Hình 1-Sơ đồ sinh bệnh học của bệnh tiêu chảy máu do Parvovirus trên chó-----------------3
Hình 2-Chó ói-------------------------------------------------------------------------------------------4
Hình 3-Chó tiêu chảy máu (hồng)-------------------------------------------------------------------4
Hình 4-Chó tiêu chảy máu (đỏ tươi)-----------------------------------------------------------------4
Hình 5-Các loại bạch cầu---------------------------------------------------------------------- -----17
Hình 6-Monocyte--------------------------------------------------------------- ---------------------28
Hình 7-Neutrophil------------------------------------------------------------- ----------------------28
Hình 8-Lymphocyte------------------------------------------------------------ ---------------------28
Hình 9-Hộp bộ kít xét nghiệm nhanh bệnh do Parvovirus trên chó---------------------------37
Hình 10-Qui trình xét nghiệm nhanh bệnh do Parvovirus trên chó----------------------------38
Hình 11-Giải thích kết quả xét nghiệm----------------------------------------------------- ------39


Tóm Lược
Bệnh do Parvovirus là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở chó. Phần lớn những
bệnh này chỉ được biết đến qua triệu chứng lâm sàng, cần có những xét nghiệm mới
xác định được bệnh, trong đó xét nghiệm về các chỉ tiêu sinh lí và sinh hóa máu là rất
cần thiết.
Qua thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy khi chó mắc bệnh do Parvovirus
thì có sự tăng các enzyme như AST, ALT và có sự tăng cũng như giảm Urê, còn
Creatinin thì chỉ giảm, bên cạnh đó có những thay đổi về các chỉ tiêu sinh lí máu. Để
thực hiện chúng tôi lấy máu tĩnh mạch chi trước của thú sống đã dương tính với test
thử Parvovirus, pha với chất kháng đông rồi làm các chỉ tiêu sinh lí máu, riêng chỉ tiêu
sinh hóa máu thì chúng tôi gửi mẫu sang khoa Xét Nghiệm – Bệnh viện 121 phân tích.
- Trong số 43 chó có triệu chứng do Parvovirus thì có 32 con dương tính với bệnh

chiếm tỉ lệ 74%.
- Các triệu chứng chính: phân nâu sệt, tanh (50%), tiêu chảy lỏng, hồng, tanh
(70%), tiêu chảy máu đỏ tươi, tanh (89%).
- Về chỉ tiêu sinh lí: hồng cầu giảm 14 ca (70%), % Hematocrit giảm 14 ca (70%),
bạch cầu tăng 2 ca (10%), bạch cầu giảm 8 ca (40%)
- Về chỉ tiêu sinh hóa: AST tăng 14 ca (70%), ALT tăng 4 ca (20%), Urê tăng 4 ca
(20%), Urê giảm 4 ca (20%), Creatinin giảm 8 ca (40%).


Chương 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với nhịp độ phát triển của đất nước, đời sống
của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu nuôi chó ngày càng phổ biến hơn. Cho dù
nuôi chó với mục đích nào thì con chó cũng đóng góp một phần vai trò quan trọng
trong cuộc sống của chúng ta. Chó không chỉ giữ nhà, trợ giúp săn bắn, trợ giúp
nghiệp vụ cho công an, quân đội mà nó còn làm thú cảnh mang lại thú vui tinh thần
cho chủ nuôi.
Việc quan tâm đến sức khỏe cũng như điều trị bệnh cho chó là một việc làm hết
sức cần thiết trong công tác thú y hiện nay. Có khá nhiều bệnh có thể xảy ra trên chó,
trong đó bệnh do Parvovirus là một bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao, gây nhiều
thiệt hại cả vật chất lẫn tinh thần cho người chăn nuôi chó. Bệnh này không những
gây tiêu chảy máu mà còn làm tổn thương những cơ quan khác như: tim, gan, thận…
Do đó, vấn đề tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của Parvovirus đến chức năng gan, thận
của chó là một yêu cầu cấp bách. Nhằm nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh
trên chó do Parvovirus gây ra.
Được sự đồng ý của bộ môn Thú y, khoa Nông Nghiệp & SHƯD, trường Đại
Học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lí và sinh
hóa máu trên chó tiêu chảy máu do Parvovirus tại bệnh xá Thú y - trường Đại
Học Cần Thơ”.
Mục tiêu của đề tài:
Xác định được những thay đổi sinh lý và sinh hóa máu của những chó bị bệnh do

Parvovirus gây ra, nhằm hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh trên chó tại bệnh
xá Thú Y - trường Đại Học Cần Thơ và làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu
sau.


Chương 2 - CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1-Bệnh do Parvovirus
Là một bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Parvoviridae, giống Parvovirus
type 2 (Canine Parvovirus type 2) đặc điểm là gây xuất huyết đường ruột, chó tiêu
chảy phân lẫn máu (do viêm dạ dày, ruột cấp tính), giảm thiểu số lượng bạch cầu (dẫn
đến suy giảm hệ miển dịch), tử số cao trên chó con còn bú (Trần Thanh Phong, 1996).
2.1.1 Dịch tể học
Bệnh này thường xảy ra trên chó 6 tuần đến 6 tháng tuổi. Trong những tuần lễ
đầu của đời sống, phần lớn chó con được bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh bởi
kháng thể mẹ truyền qua sữa đầu. Những kháng thể này sẽ được loại thải hết trong
khoảng 6 – 10 tuần, lúc này chó con sẽ trở nên dễ thụ cảm nhất (Trần Thanh Phong,
1996).
- Nguồn virus: thú bệnh và phân là nguồn căn bản nhất.
- Đường xâm nhập: phổ biến qua đường miệng.
- Phương thức lây lan:
Trực tiếp: từ chó này sang chó khác.
Gián tiếp: tiếp xúc với môi trường vấy nhiễm.
- Loài nhạy cảm: thú thuần dưỡng và thú hoang dã đều nhạy cảm.
2.1.2 Sinh bệnh học
Qua đường miệng

Virus vào máu

Hạch bạch huyết và lách


Hoại tử những tế bào sinh lympho

Tủy xương

Ruột

Hoại tử biểu mô ruột


Giảm thiểu tế bào lympho

Viêm ruột/ tiêu chảy

Chết

Khỏi bệnh

Hình 1-Sơ đồ sinh bệnh học của bệnh tiêu chảy máu do Parvovirus trên chó

2.1.3 Triệu chứng
Thể viêm ruột
- Thời gian nung bệnh 3 – 5 ngày.
- Tập trung trên chó 2 – 4 tháng tuổi, chó ủ rủ, bỏ ăn, sốt kéo dài khi triệu chứng
tiêu chảy nặng xuất hiện.
- Nhiệt độ giảm dần nếu chó bị suy nhược.
- Ói mửa và tiêu chảy nặng, phân lúc đầu thối sau đó phân có màu hồng hoặc đỏ
tươi tùy vị trí virus tấn công vào ruột.
- Phân có lẫn niêm mạc ruột, có lẫn keo nhầy và có mùi đặc trưng.
- Chó suy nhược nhanh và mất nước dữ dội.

Thể viêm cơ tim
- Thường xảy ra với tỉ lệ thấp trên chó con nhỏ hơn 2 tháng tuổi.
- Chó suy tim, niêm mạc nhợt nhạt hoặc thâm tím gan sưng, túi mật sưng, tim nhợt
nhạt, nhão, lớp mỡ quanh tim và cơ tim xuất huyết. Trong thể này các biểu hiện ruột
không rõ ràng, chó chết nhanh.
Thể kết hợp: làm chó chết nhanh
- Thoái hóa cơ tim, tim suy nhược, mất nước.
- Tiêu chảy, ói mửa nặng, mất nước nhanh.

Hình 2 - Chó ói

Hình 3 - Chó tiêu chảy Hình 4 -Chó tiêu chảy
máu (hồng)
máu (đỏ tươi)


2.1.4 Bệnh tích
Bệnh tích đại thể
- Lách không có dạng đồng nhất.
- Hạch màng treo ruột triển dưỡng và xuất huyết, ruột nở rộng xung huyết hay xuất
huyết, thành ruột non mỏng do có sự bào mòn của nhung mao ruột, niêm mạc ruột
bong tróc.
- Gan có thể sưng, túi mật căng.
- Trong thể cơ tim thường thấy thủy thủng ở phổi.
Bệnh tích vi thể
- Hoại tử tế bào lympho trong mảng bayer.
- Trong trung tâm mầm, trong các hạch bạch huyết màng ruột. Trên chó con còn
bú tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh mà có bệnh tích, thủy thủng hoặc hoại tử, hóa
sợi với sự có mặt hay không những thể vùi ái bazơ trong nhân của sợi cơ tim.
2.1.5 Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng
- Dựa vào bệnh sử và những diễn biến của triệu chứng lâm sàng: viêm dạ dày ruột
xuất huyết, thường ở độ tuổi 6 tuần đến 6 tháng.
- Sốt không cao, có thể chết nhanh hoặc khỏi bệnh sau 5 - 6 ngày.
- Giảm số lượng bạch cầu sau 4 - 6 ngày nhiễm bệnh.
Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh viêm dạ dày ruột do Coronavirius: Bệnh lây lan nhanh nhưng thường phát
triển chậm, ít khi gây chết, chó không sốt, số lượng bạch cầu không giảm, chó tiêu
chảy nhiều nước có thể có nhiều chất nhầy hoặc máu.
- Bệnh Carré: Sốt cao kèm theo triệu chứng viêm phổi, viêm kết mạc mắt, tiêu
chảy ra máu nhưng mức độ tiêu chảy ít hơn. Thời gian mắc bệnh kéo dài hơn bệnh do
Parvovirus, vào giai đoạn cuối của bệnh sẽ xuất hiện theo các triệu chứng nổi mụn mủ
ở vùng da mỏng, gang bàn chân và da vùng gương mũi bị sừng hóa. Triệu chứng thần
kinh xuất hiện trước khi chết.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm


- Xét nghiệm mô ruột và cơ quan lympho cho phép nghi ngờ bệnh: tế bào nhung
mao ruột bị hoại tử, nhung mao ruột bị hư hại, thể vùi trong nhân (không luôn luôn
có)…
- Lấy máu kiểm tra số lượng bạch cầu: lấy mẫu 2 lần liên tiếp nhau để phát hiện sự
biến đổi trong máu (Trần Thanh Phong, 1996).
- Thử test parvovirus trên phân.
2.1.6 Điều trị
Điều trị những triệu chứng đặt biệt là triệu chứng ói mửa và tiêu chảy:
- Chóng ói: Dùng Primperan (Metoclopramide): 0,5-1mg/kg thể trọng.
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày-ruột: Dùng 1 trong 3 lọai sau:
Phosphalugel: 1gói/10kg thể trọng, ngày 2 lần.
Actapulgite: 1gói/10kg thể trọng, ngày 2 lần.
Smecta: 1gói/20kg thể trọng, ngày 3 lần.

- Chống tiêu chảy: Dùng Imodium: 1 viên/ 15kg thể trọng, ngày 2 lần, dùng 3
ngày.
- Chống mất nước và duy trì sự cân bằng chất điện giải dùng NOVA-ELECJECT
1ml/1-2 kg thể trọng tùy thuộc tình trạng mất sức, mất chất điện giải. Tiêm xoang
bụng hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch, ngày 1-3 lần.
- Sử dụng kháng sinh chống phụ nhiễm. Chọn 1 trong các loại sau:
Gentamycine 2 mg/ kg tiêm thịt hoặc dưới da ngày hai lần
Kanamycine 10 – 20 mg/ kg ngày bốn lần cho uống, hoặc 5 – 7,5 mg/ kg tiêm
thịt hay dưới da ngày 2 lần.
Chú ý: Nên cho chó nhịn ăn trong những ngày đầu tiên sau khi phát bệnh, các
ngày sau cho ăn thức ăn dễ tiêu, không chứa chất béo (Nguyễn Văn Biện, 2001).
2.1.7 Phòng bệnh
- Cách ly chó khỏe với chó bệnh.
- Không cho chó khỏe tiếp xúc với phân của chó bệnh.
- Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để tránh lây lan mầm bệnh.
- Phòng bệnh bằng vaccin.
Trên chó con: chích vaccine lần đầu tiên vào lúc 7 - 8 tuần tuổi, tiêm nhắc lại lần
2 sau 3 - 5 tuần, đồng thời định kỳ hàng năm tiêm phòng trở lại.
Trên chó mẹ chưa tiêm phòng, tiến hành tiêm 2 lần. Lần thứ nhất và lần thứ hai


cách nhau 3 - 5 tuần, sau đó hàng năm tiêm nhắc lại.
Các loại vaccin phòng bệnh do Parvovirus : Vanguard. Pluc.5 CV-L, Tetradog,
Hexadog hoặc Erican (Trần Thanh Phong, 1996).
2.2-Sinh lý và sinh hóa máu
2.2.1 Đại cương
Máu là một mô lỏng được hình thành cùng với hệ mạch. Máu cùng với các dịch
thể khác là môi trường sống của các tế bào trong cơ thể được gọi là nội môi. Sự ổn
định và cân bằng của các chỉ số trong nội môi đảm bảo cho các quá trình sống được
thực hiện bình thường và do đó cơ thể mới tồn tại, sinh trưởng và phát triển.

Do đặt điểm cấu tạo và chức năng của nó, mô máu luôn luôn được đổi mới trong
cơ thể. Tuy vậy, nó vẫn duy trì một tỉ lệ tương đối cố định của các thành phần cấu tạo
(Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001).
Các chức năng sinh lí của máu:
- Chức năng hô hấp: vận chuyển oxy từ phổi vào các mô và carbonic từ các mô
đến phổi.
- Chức năng dinh dưỡng, cung cấp chất dinh dưỡng: glucose, acid amin, mỡ,
v.v…
- Chức năng bài tiết, thải những sản phẩm cuối cùng của trao đổi chất: urê, acid
uric, creatinin, v.v… từ các mô và cơ quan ra ngoài.
- Chức năng cân bằng nước trong cơ thể.
- Chức năng điều hòa nhiệt: đem nhiệt sinh ra trong cơ thể thải ra ngoài qua bề
mặt của cơ thể.
- Chức năng vận chuyển: mang các chất sinh ra ở cơ quan này sang cơ qua khác.
- Chức năng bảo vệ: trong máu có những protid đặc biệt (prexipitin, agglutinin,
v.v...) và bạch cầu. Những chất này có khả năng ngăn cản và chống lại protid khác
loại, vi khuẩn, virus và độc tố xâm nhập vào cơ thể động vật.
Ngoài ra, máu còn tham gia thực hiện nhiều chức năng khác của cơ thể, đặc biệt
là điều hòa nồng độ ion hydro, duy trì áp suất thẩm thấu v.v... Từ máu có thể tạo thành
dịch mô bào và thực hiện sự trao đổi nội bào. Dịch này làm cho tế bào cơ thể mang
một số tính chất độc lập với nhân tố ngoại cảnh (Trần Cừ, 1975).
2.2.2 Khối lượng máu
Thường chiếm 1/13 trọng lượng cơ thể (hơi tăng ở gia súc non và trẻ em)
(Nguyễn Thị Kim Đông và Hứa Văn Chung, 2004).


Khối lượng máu thay đổi theo loài. Ví dụ: tỉ lệ % của máu so với trọng lượng cơ
thể ở chó 8 - 9, mèo 6,6... (người ta cũng có thể tính theo đơn vị ml/kg thể trọng).
Khối lượng máu còn thay đổi theo một số trạng thái. Ví dụ lượng máu tăng sau bữa
ăn, khi mang thai.

Trạng thái sinh lý bình thường có khoảng 1/2 lượng máu lưu thông trong mạch,
còn 1/2 dự trữ ở các kho chứa, cụ thể ở lách khoảng 16%, gan 20%, dưới da 10%. Khi
khối lượng máu giảm đột ngột có thể gây nguy hiểm cho tính mạng vì làm cho huyết
áp giảm nhanh (Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001).
Sự biến đổi khối lượng máu chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh. Thần kinh điều
hòa sự chuyển phần dịch thể của máu vào dịch mô bào, thải nước theo thận v.v...
Tuyến nội tiết và các nhân tố khác cũng tham gia điều hòa lượng máu (Trần Cừ,
1975).
2.2.3 Thành phần của máu
Máu là một mô liên kết gồm 2 thành phần chính:
- Phần lỏng, huyết tương (plasma) chiếm 55% thể tích gồm: huyết thanh, nội
huyết, men và các chất khác.
- Phần đặc, huyết cầu (blood cells) chiếm 45% thể tích gồm: hồng cầu, bạch cầu,
tiểu cầu.
Huyết tương
Huyết tương là một dịch trong, màu vàng nhạt và vị hơi mặn.
Trong thành phần huyết tương: nước chiếm 90-92%, chất khô 8-10%.
Thuộc thành phần chất khô có protein, lipid, glucid, muối khoáng, các hợp chất
hữu cơ chứa nitơ không phải protein (còn gọi là đạm cặn). Ngoài ra, còn có các
enzyme, hormone, vitamine.
Một số chỉ tiêu sinh hóa máu chó
Urê
Urê là sản phẩm thoái hóa chủ yếu của protein và acid amin, được tạo thành từ
NH3 và chủ yếu ở gan (qua chu trình urê ). Khả năng tạo urê của gan rất lớn, có khi tổ
chức gan bị hỏng đến 60 – 70%, nhưng gan vẫn bảo đảm chức năng tạo urê bình
thường, vì vậy xét nghiệm urê huyết ít được sử dụng trong các bệnh gan. Sau khi
được tạo thành ở gan, urê được đưa vào máu rồi được lọc qua cầu thận, một phần được
tái hấp thu ở ống thận và một phần được thải ra nước tiểu. Nitơ của urê niệu chiếm tới
80 – 90% nitơ toàn phần của nước tiểu. Urê được thải 90% qua nước tiểu và mồ hôi,
còn một ít thì thải qua phân.



Urê huyết: bình thường urê huyết của chó = 3,1 – 9,2 mmol/ L. Urê được phân
bố đều trong 24 giờ.
Thay đổi sinh lý
Urê huyết thay đổi theo tuổi:
Urê huyết tăng ở chó có chế độ ăn giàu protid, chó dùng thuốc corticosteroid,
tetracycline, giảm khi có thai, khi dùng thuốc chống động kinh. Ngoài ra còn có sự
thay đổi theo mùa.
Nhận xét: về hoạt động thể lực nếu vừa phải, urê huyết không thay đổi vì chỉ cần
cung cấp năng lượng từ lipid và glucid là đủ. Khi hoạt động kéo dài, cơ thể phải sử
dụng đến protein để tăng năng lượng, do đó urê huyết tăng. Ở chó có thai có khuynh
hướng dự trữ protein nên urê huyết giảm.
Thay đổi bệnh lý:
* Tăng urê huyết:
Thường khi thấy urê huyết tăng, người ta thường nghĩ đến rối loạn chức năng
thận. Đó là nguyên nhân thường gặp, nhưng thỉnh thoảng sự tăng urê huyết còn có thể
do rối loạn chuyển hóa hoặc nguyên nhân khác. Vậy những trường hợp tăng urê huyết
bệnh lý có thể có một trong hai nguyên nhân: tại thận và ngoài thận.
- Tăng urê huyết nguyên nhân tại thận (ở những bệnh có liên quan đến cầu thận
và ống thận):
Cầu thận và ống thận: mỗi thận chứa khoảng một triệu đơn vị gọi là nephron, mỗi
nephron gồm cầu thận, chức năng của nó là lọc máu, nằm ở phần ngoài của thận (vỏ
thận); ống thận, cấu trúc này gồm có ống lượng gần (nằm ở vỏ thận), quai Henle (đi
sâu vào vùng tủy và uống cong trở lại vùng vỏ thận), ống lượng xa (nằm ở vùng vỏ
thận) và ống góp (đâm sâu vào vùng tủy để rồi đổ vào gai thận, bể thận).
Viêm cầu thận cấp: do nhiễm khuẩn (thương hàn, ghẻ bị bội nhiễm…) hay do dị
ứng. Các triệu chứng chính: phù, thiểu niệu, huyết áp cao, tiểu protein và tiểu máu.
Nếu urê huyết quá cao, chó có thể bị hôn mê hoặc phù não, phù phổi, vô niệu, vì trong
những trường hợp khẩn cấp, khả năng chịu đựng urê huyết cao thì kém hơn so với

trường hợp mạn tính.
Viêm cầu thận bán cấp: urê huyết tăng từ từ hay từng đợt, urê niệu thì không rõ.
Viêm ống thận cấp: do ngộ độc Hg, P, As, Br, mật cá chấm, truyền nhầm nhóm
máu… Triệu chứng chính: vô niệu.
Viêm thận mạn, có hội chứng urê huyết cao, với các triệu chứng: đạm niệu, huyết
áp cao, nôn, buồn nôn, khó thở, nhức đầu.
Hội chứng urê huyết cao: urê huyết cao kèm theo urê niệu giảm là hội chứng gặp
trong suy thận cấp và mạn.


- Tăng urê huyết trong một số bệnh khác:
Nguyên nhân do giảm lưu lượng máu đến thận (nguyên nhân trước thận)
Suy tim ứ huyết, lưu lượng máu đến thận giảm. Chó tiểu ít, urê huyết tăng ít.
Xuất huyết tiêu hóa, chấn thương chảy máu, làm giảm áp suất máu hoặc giảm thể
tích huyết tương. Lưu lượng máu đến thận giảm, do đó urê huyết tăng.
Mất nước và muối (nôn, tiêu chảy, tiểu nhiều, mồ hôi nhiều).
Choáng
Nguyên nhân do tắc nghẽn hệ niệu (nguyên nhân sau thận)
Do tắc nghẽn, sự bài tiết urê giảm làm cho urê huyết tăng lên:
Dị tật bẩm sinh của thận hay đường niệu, thận đa nang.
Sạn thận, sạn niệu quản
Lao thận, lao niệu quản, lao bàng quang.
Hẹp đường niệu do chấn thương hoặc viêm niệu đạo.
Nguyên nhân do tăng thoái hóa protid
Chấn thương phần mền nặng, đại phẩu, phỏng nặng: làm phá hủy tế bào rất
nhiều, làm urê huyết tăng.
Sốt vàng da chảy máu do xoắn khuẩn Leptospira, gây nên hội chứng gan thận cấp
tính (viêm gan và viêm thận), phần protein bị phá hủy rất nhiều gây tăng urê huyết.
Trong cơn thụ độc giáp trạng, do tăng phá hủy protein, urê huyết tăng.
Nhịn đói lâu ngày, tiểu đường giai đoạn suy thận: thiếu insulin, sự chuyển hóa

glucid giảm, cơ thể phải sử dụng dự trữ protein và mỡ để tạo năng lượng. Do đó urê
huyết tăng và có nhiều thể ceton.
Chảy máu não, viêm não cấp.
Ổ mủ lớn, bệnh cấp (phế quản phế viêm).
Thay đổi Clo máu.
Bệnh gút, nhiễm nấm aspergillus.
* Giảm urê huyết:
Gan bị tổn thương nặng (suy gan): viêm gan do ngộ độc chì, CCl4, xơ gan, ung
thư gan.
Chế độ ăn nghèo protid
Truyền nước nhiều quá (làm loãng máu), một số chó bị thận nhiễm mỡ.
Creatinin:


Phản ứng giữa arginin và glycin xảy ra ở mô thận, tạo ra ornithin và acid guanid
acetic (glycocyamin). Sau đó glycocyamin được đưa vào máu rồi chuyển đến gan, và
được chuyển hóa thành creatin. Creatin vào mạch máu và được tế bào cơ hấp thụ. Tại
đây creatin được chuyển hóa thành creatin phosphate, chất này được chuyển hóa thành
creatinin.
Sự tạo thành creatinin phụ thuộc vào khối lượng cơ. Creatinin được lọc qua cầu
thận, không tái hấp thu ở ống thận và được thải ra nước tiểu vì vậy xét nghiệm
creatinin huyết có tác dụng đánh giá chức năng lọc của cầu thận và theo dõi tiến triển
của chức năng thận (urê huyết không đáng lo ngại nếu creatinin huyết bình thường;
nếu có creatinin tăng thì cần thăm dò chức năng thận kỹ hơn).
Creatinin huyết:
Bình thường, creatinin huyết chó trong khoảng 44,3 – 138,4 mmol/ L.
Thay đổi sinh lý:
Theo tuổi: creatinin huyết ở thú non thấp hơn thú già.
Creatinin huyết giảm khi có thai và khi dùng thuốc động kinh.
Creatinin huyết tăng khi vận động mạnh.

Chú ý: creatinin là một chất có nitơ của máu ổn định nhất, sự tổng hợp nội sinh
của nó không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn và bởi sự thoái hóa protid. Sự sản xuất
creatinin hằng ngày thực tế chỉ phụ thuộc vào khối lượng cơ. Vì vậy creatinin huyết
giảm ở bệnh cơ, bệnh liệt.
Thay đổi bệnh lý:
Creatinin huyết tăng trong các trường hợp sau đây:
- Bệnh nội tiết có liên quan đến cơ: cơ khổng lồ, to đầu chi.
- Các trường hợp tăng urê huyết trước thận: các nguyên nhân đưa đến giảm dòng
máu thận (suy tim ứ huyết, xuất huyết tiêu hóa, mất nước và muối, choáng).
- Các trường hợp tăng urê huyết sau thận: do nghẽn hệ thống niệu (dị tật bẩm
sinh, lao hệ niệu, hẹp đường niệu do chấn thương hay viêm niệu đạo).
- Tăng bạch cầu, cường giáp.
- Rối loạn chức năng thận: creatinin huyết tăng là triệu chứng có giá trị nhất
trong các bệnh thận (viêm cầu thận, viêm ống thận cấp, suy thận cấp hay mạn…).
Suy thận cấp: phần lớn do thiếu máu, do xuất huyết, hạ huyết áp, thường đi sau
một cuộc đại phẫu hoặc bỏng. Hoặc do thận nhiễm độc do dùng thuốc (kháng sinh,
thuốc độc hại cho tế bào), do nhiễm kim loại nặng, hoặc tán huyết (truyền nhầm nhóm
máu).
Suy thận mạn: suy thận mạn phát triển từ từ qua nhiều năm.


Những nguyên nhân thường gặp của suy thận mạn là viêm cầu thận, viêm thận
kẽ, bệnh hệ thống và rối loạn tuần hoàn thận.
Các enzyme trong máu
Đại cương.
Các enzyme có bản chất là protein, đều được tổng hợp trong tế bào, nhưng tùy
nơi hoạt động mà chúng được chia ra làm hai loại:
Enzyme nội bào, hoạt động trong tế bào, phần lớn các enzyme thuộc loại này (
thí dụ aspartate aminotransferase (AST), alanin aminotransferase (ALT),…).
Enzyme ngoại bào, hoạt động trong huyết tương (thí dụ như enzyme của sự đông

máu, lipoprotein lipase (LPL)…), hoặc hoạt động ở dịch ngoại bào (thí dụ như các
enzyme của dịch tiêu hóa: pepsin của dịch vị, trypsin, lipase, amylase của dịch tụy…).
Ý nghĩa của xét nghiệm enzyme máu. (Đỗ Đình Hồ, 2005)
Sự hiện diện sinh lý bình thường của enzyme trong huyết thanh phản ánh sự
khuếch tán qua màng tế bào của enzyme. Khi hoạt tính enzyme tăng cao bất thường
có thể do 4 yếu tố:
Sự phân hủy tế bào (cytolyse) gây tăng cao nhanh, quan trọng enzyme trong
huyết thanh.
Tế bào không vỡ nhưng bị tổn thương làm ảnh hưởng đến tính thấm của màng,
tăng sự khuyếch tán enzyme qua màng.
Rối loạn chuyển hóa trong tế bào cũng có thể ảnh hưởng trên tính thấm của
màng.
Ngay khi tế bào bình thường, sự tăng sinh tổng hợp enzyme cũng làm tăng sự
vận chuyển qua màng. Đó là cơ chế phản ứng tổng hợp enzyme (enzyme induction)
do nguồn gốc hóa sinh (rượu, một số loại thuốc…), hoặc cơ học vật lý (như trường
hợp tắt mật).
Phân bố enzyme.
Các mô khác nhau có thành phần và hàm lượng enzyme khác nhau, các bộ phận
khác nhau của tế bào cũng có sự phân bố enzyme khác nhau.
Một enzyme có thể có mặt ở nhiều cơ quan, nhưng những hoạt động của chúng là
khác nhau ở những cơ quan khác nhau, nhờ đó có thể xác định các “bộ enzyme” tương
ứng với từng cơ quan bị tổn thương (thí dụ: bộ enzyme đối với bệnh gan, bộ enzyme
đối với bệnh tim…).
Sự phân bố khác nhau của enzyme trong các bào quan của tế bào có thể giúp
đánh giá mức tổn thương của tế bào. Thí dụ AST tăng rất cao trong huyết thanh chứng


tỏ tế bào bị tổn thương hủy hoại nặng, tới cả mức bào quan (ty thể). (Đỗ Đình Hồ,
2005)
Enzyme Transaminase:

Đại cương và những trị số bình thường
Transaminase, hay Aminotransferase, là enzyme nội bào có nhiều ở gan, tim, cơ
và não, xúc tiến phản ứng chuyển hóa amin rất quan trọng trong thoái hóa acid amin.
Hai transaminase phổ biến là GPT hay ALT và GOT hay AST.
Hoạt độ của ALT và AST trong huyết thanh của chó khỏe mạnh là 8,2 – 57,3 và
8,9 – 48,5 U/ L.(The Merck Veterinary Manual, 1986)
Hoạt độ transaminase trong hồng cầu hơn 4 – 8 lần trong huyết thanh, vì vậy cần
tránh tan huyết khi lấy máu làm xét nghiệm transaminase.
Những yếu tố gây biến thiên sinh học:
Yếu tố gây giảm: thiếu vitamin B6
Yếu tố gây tăng: thuốc (chống tiểu đường, chống thống phong, chống tăng huyết
áp, chống đau thắt, trợ tim, giảm lipid máu …) vận động nhiều và kéo dài…
Thay đổi bệnh lý (chỉ chú ý sự tăng).
Transaminase được sử dụng rất phổ biến để khảo sát tế bào gan, tim, khi tăng >
10 lần là xét nghiệm rất đặc hiệu của hội chứng hủy tế bào (syndrome de cytolyse).
- Bệnh lý gan
Khi có sự phân hủy tế bào gan thì transaminase huyết tương tăng cao, nên các
enzyme này có ý nghĩa chủ yếu trong chẩn đoán viêm gan cấp (do ngộ độc, thuốc,
nhiễm trùng hay do virus).
- Bệnh lý tim
Trong tế bào tim nồng độ AST > ALT. Mức tăng đi đôi với mức nặng của bệnh
tim. ALT cũng tăng theo nhưng ít quan trọng.
- Bệnh cơ và các bệnh khác
Loạn dưỡng cơ xương, viêm cơ, viêm da, tiêu myoblobin, viêm tụy cấp, tổn
thương ruột, nhồi máu phổi, nhồi máu não, ung thư não và nhồi máu thận.
Huyết cầu
Một số chỉ tiêu về sinh lý máu trên chó và ý nghĩa chẩn đoán.
Chỉ tiêu

Đơn vị


Trung bình

Hồng cầu

triệu/ mm 3

5.5 - 8.5


Hemoglobin

g%

12 – 18

Hematocrit

ml/ 100ml

37 – 55

Bạch cầu

nghìn/ mm3

6 - 17

Bách phân bạch cầu


%

Neutrophil

60 – 75

Lymphocyte

12 – 30

Monocyte

3 – 10

Eosinophil

2 – 10

Basophil

0–1
(The Merck Veterinary Manual, 1986)

Hồng Cầu:
Hồng cầu loài hữu nhũ có dạng hình đĩa tròn, lõm 2 bên trong chứa sắc tố màu
đỏ. Cấu trúc hồng cầu là những tế bào không có nhân (Nguyễn Đình Giậu và ctv,
2000).
Kích thước hồng cầu thay đổi tùy loài và không phụ thuộc kích thước động vật.
Ở các loài động vật nói chung, kích thước hồng cầu tỉ lệ nghịch với số lượng hồng cầu;
nghĩa là kích thước hồng cầu càng lớn thì số lượng hồng cầu càng ít và ngược lại (Lê

Quang Long, 1996).
Thành phần chủ yếu của hồng cầu là huyết cầu tố (Hemoglobin). Hemoglobin là
một protein có màu (Chromoproteid) gồm hai thành phần là hem và globin. Hem là
một sắc tố màu đỏ giống nhau ở tất cả các loài động vật, mỗi phân tử Hemoglobin có 4
hem chứa 4%. Globin là một protein có cấu trúc thay đổi tùy theo loài. Chính globin
quyết định tính đặc hiệu của Hemoglobin (Nguyễn Đình Giậu và ctv, 2000).
Hemoglobin là nguyên liệu để tạo thành mọi sắc tố của cơ thể (da, mật, nước tiểu,
phân) (Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001).
Số lượng của hồng cầu trong máu rất nhiều, số lượng này thay đổi tùy loài, được
tính bằng triệu/mm3 máu. Trong cùng một loài, số lượng hồng cầu cũng thay đổi tùy
theo tình trạng cơ thể, chế độ dinh dưỡng, tuổi, phái tính, giống và bệnh tật (Trần Cừ,
1975). Sự tạo thành hồng cầu liên quan đến sự có mặt của sắt, đồng và một số acid
amin B12, C…khi những chất này chứa ít trong thức ăn thì lượng hồng cầu sẽ giảm.
Thức ăn giàu protein sẽ tăng sự tái tạo hồng cầu (Trần Cừ, 1975).
Chức năng quan trọng của hồng cầu là vận chuyển O2 và CO2; góp phần tạo áp
suất keo lại; điều hòa sự cân bằng acid - bazơ.
Trong cơ thể, hồng cầu luôn được thay đổi, hồng cầu già bị tiêu hủy, các hồng
cầu mới được sinh ra. Hồng cầu sống trung bình khoảng 120 ngày. Các hồng cầu già


bị phá hủy chủ yếu ở lách và gan. Khi bị phá hủy, lượng globin và sắt được tái thu hồi
cho tủy xương để sản xuất hồng cầu mới. Một phần Hemoglobin tạo thành sắc tố mật
(Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001).
Bạch Cầu:
Bạch cầu là những tế bào có nhân được tạo thành trong tủy xương và các hạch
bạch huyết. Chúng có khả năng di động trong mạch máu, giúp cơ thể chống lại tác
nhân gây nhiễm khuẩn và nhiễm độc bằng quá trình thực bào và bằng quá trình miễn
dịch (Nguyễn Đình Giậu và ctv, 2000).
Bạch cầu là những tế bào máu có kích thước lớn hơn hồng cầu, trung bình vào
khoảng 5-25 µm đường kính, nhưng số lượng thì ít hơn nhiều lần so với hồng cầu

(Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001). Bạch cầu thường ổn định và phụ thuộc
trạng thái sinh lý của cơ thể. Bạch cầu sống từ 2-15 ngày. Chúng bị phá hủy ở gan và
lách (Trần Cừ, 1975).
Công thức bạch cầu
Dựa vào hình dạng kích thước và cấu tạo, bạch cầu được phân chia ra làm 2
nhóm gồm 5 loại bạch cầu sau:

Bạch cầu

Nhóm 1
Bạch cầu không hạt đơn nhân

Bạch cầu
đơn nhân lớn
(Monocyte)

Lâm ba cầu
(Lymphocyte)

Nhóm 2
Bạch cầu có hạt đa nhân

Bạch cầu
trung tính
(Neutrophil)

Bạch cầu
ưa kiềm
(Basophil)


Bạch cầu
ưa acid
(Eosinophil)

Hình 5 - Các loại bạch cầu

Bạch cầu có hạt đa nhân
Đó là những bạch cầu mà trong bào tương có hạt bắt màu đặt trưng và nhân chia
ra nhiều thùy. Bạch cầu nhóm này chiếm khoảng 2/3 tổng số bạch cầu trong máu.
Căn cứ vào sự bắt màu của các hạt chúng được chia ra:
- Bạch cầu trung tính (Neutrophil): chiếm khoảng 65% tổng số bạch cầu. Kích
thước khoảng 10-15 µm. Nhân chia ra 3, 4 hay 5 thùy. Nhuộm giemsa các hạt bắt
màu đỏ nâu, khi cơ thể bị tổn thương vì bất cứ lí do gì và ở đâu bạch cầu trung tính


đều tăng (Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001). Bạch cầu trung tính là những tế
bào đã trưởng thành nên chúng có thể tấn công và phá hủy vi khuẩn, virus ngay trong
máu tuần hoàn. Chức năng quan trọng nhất của bạch cầu trung tính là thực bào
(Phùng Xuân Bình, 1998).
- Bạch cầu ưa acid (Eosinophil): chiếm khoảng 9% tổng số bạch cầu. Kích thước
trung bình khoảng 10-15 µm. Nhân phân đoạn như bạch cầu trung tính nhưng bắt hạt
màu hồng đỏ khi nhuộm giemsa (Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001). Bạch
cầu ưa acid có chức năng khử độc các protein lạ khi chúng có thể gây tác hại cho cơ
thể, có khả năng phóng thích Profibrinolysin, chất này được hoạt hóa trở thành
Fibrinolysin có tác dụng tiêu Fibrin làm tan cục máu đông (Nguyễn Đình Giậu và ctv,
2000).
- Bạch cầu ưa kiềm (Basophil): chiếm khoảng khoảng 0-1% tổng số bạch cầu.
Kích thước trung bình khoảng 10-15 µm. Nhân phân chia 2-3 thùy, hạt bắt màu xanh
tím khi nhuộm giemsa (Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001). Bạch cầu ưa base
không có khả năng thực bào nhưng là nơi sản xuất histamine trong trường hợp bị tổn

thương mô, đáp ứng dị ứng, phóng thích heprin vào máu để ngăn chặn sự đông máu
(Nguyễn Đình Giậu và ctv, 2000).
Bạch cầu không hạt đơn nhân
Nhóm bạch cầu này chiếm khoảng 1/3 tổng số bạch cầu. Trong bào tương không
có hạt và nhân không phân thùy được chia ra 2 loại:
- Lâm ba cầu (Lymphocyte): Chiếm khoảng 25% tổng số bạch cầu. Kích thước
trung bình khoảng 5-15 µm. Nhân tròn hoặc hình hạt đậu, khối lượng lớn chiếm hầu
hết phần nội bào, bắt màu sậm. Bào tương ít, tạo thành lớp mỏng xung quanh giữa
nhân và màng. Người ta phân biệt Lympho T do tuyến ức sản sinh và Lympho B do
hạch bạch huyết sản sinh ra. Chức năng chủ yếu là bảo vệ cơ thể bằng các phản ứng
miễn dịch.
Lympho bào có khả năng chuyển thành bạch cầu đơn nhân lớn (Monocyte), cũng
có khả năng trở lại tủy xương biến thành tế bào không biệt hóa, để rồi biến thành hồng
cầu và bạch cầu có hạt (Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001).
- Bạch cầu đơn nhân lớn (Monocyte): số lượng khoảng 2-2,5% tổng số bạch cầu.
Có kích thước lớn nhất, đường kính 15-25 µm. Bạch cầu này có nhân lớn chiếm hầu
hết khoảng nội bào. Bào tương không có hạt. Chức năng chính của bạch cầu đơn
nhân lớn là thực bào (cùng với bạch cầu trung tính). Bạch cầu đơn nhân lớn là đại
thực bào có khả năng thực bào mạnh và kéo dài, nhất là trường hợp hoại tử do viêm
mãn tính kéo dài (Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001). Bạch cầu đơn nhân có
khả năng xuyên mạch máu đi vào mô (Nguyễn Đình Giậu và ctv, 2000).
Tiểu Cầu:


×