Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

KHẢO sát NGUYÊN NHÂN gây BỆNH TRÊN ĐƯỜNG hô hấp ở CHÓ DO VI KHUẨN tại một số cơ sở THÚ y THUỘC QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.56 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ
HẤP Ở CHÓ DO VI KHUẨN TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ THÚ Y
THUỘC QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:
TS. LÝ THỊ LIÊN KHAI

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN HỮU TUYỀN
MSSV: 3064560
Lớp: THÚ Y – K32

Cần Thơ, 12/2010

1


LỜI CẢM TẠ

Xin thành kính dâng lên ông bà cha mẹ lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng
cao quý nhất. Người ñã sinh thành dưỡng dục và nuôi tôi lớn khôn với biết bao sự
khó nhọc và hy sinh ñể tôi khôn lớn nên người.
Xin chân thành cảm ơn Thầy Cô trong Bộ Môn Thú Y, Bộ Môn Chăn Nuôi –
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng ñã truyền ñạt những kiến thức chuyên
ngành cùng những kinh nghiệm thực tiễn quý báu ñể giúp tôi vững tin bước vào


cuộc sống.
Và hơn hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc ñến cô Lý Thị Liên Khai, cô ñã
hết lòng dạy bảo, yêu thương, dìu dắt và truyền ñạt những kiến thức quý báo cho tôi
trong suốt thời gian học tập và giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cám ơn những người bạn ñã giúp ñỡ và ñộng viên tôi trong suốt
quá trình tôi học tập và làm luận văn.

Cần Thơ, ngày 15 tháng 12 năm 2010
Nguyễn Hữu Tuyền

2


MỤC LỤC

Trang tựa .... ..................................................................................................................... i
Trang duyệt ..... ............................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ...... .............................................................................................................. iii
Mục lục.... ....... .............................................................................................................. iv
Danh sách bảng .............................................................................................................. vi
Danh sách hình - sơ ñồ .................................................................................................. vii
Tóm lược . ...... ............................................................................................................. viii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 2
2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh trong và ngoài nước ........................................ 2
2.1.1 Tình hình trong nước......................................................................... 2
2.1.2 Tình hình ngoài nước ...................................................................... 2
2.2 Đặc ñiểm của hệ thống hô hấp trên chó ...................................................... 3
2.3 Sinh lý chức năng hô hấp ............................................................................. 4
2.4 Những nguyên nhân gây bệnh ñường hô hấp .............................................. 5

2.5 Một số bệnh ñường hô hấp........................................................................... 6
2.6 Các vi sinh vật gây bệnh trên ñường hô hấp của chó................................. 14
2.6.1 Staphylococcus................................................................................. 14
2.6.2 Streptococcus (liên cầu khuẩn) ........................................................ 16
2.6.3 Escherichia coli................................................................................ 18
2.6.4 Pseudomonas.................................................................................... 20
2.6.5 Pasteurella ....................................................................................... 21
2.6.6 Bordetella......................................................................................... 23
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................. 26
3.1 Phương tiện thí nghiệm ............................................................................. 26

3


3.1.1 Địa ñiểm ........................................................................................... 26
3.1.2 Thời gian .......................................................................................... 26
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 26
3.1.4 Hoá chất ......................................................................................... 26
3.1.5 Môi trường ..................................................................................... 26
3.1.6 Dụng cụ thí nghiệm........................................................................ 26
3.1.7 Máy móc thiết bị ............................................................................ 26
3.2 Phương pháp thí nghiệm .......................................................................... 27
3.2.1 Phương pháp lấy mẫu..................................................................... 27
3.2.2 Phương pháp nuôi cấy phân lập ..................................................... 27
3.2.3 Các chỉ tiêu khảo sát ...................................................................... 36
3.3 Phương pháp thống kê.............................................................................. 37
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 38
4.1 Kết quả khảo sát bệnh hô hấp ................................................................... 38
4.2 Kết quả phân lập vi khuẩn trên chó bệnh ñường hô hấp........................... 40
4.3 Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn theo giới tính trên chó bệnh ñường hô hấp ............ 41

4.4 Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn theo giống chó trên chó bệnh ñường hô hấp.......... 41
4.5 Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn theo lứa tuổi trên chó bệnh ñường hô hấp ............ 42
4.6 Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus,
E. coli, Pseudomonas trên chó bệnh ñường hô hấp .................................... 43
4.7 Kết quả theo dõi kết quả ñiều trị bệnh hô hấp trên chó ............................ 45
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................... 48
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 48
5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 49
PHỤ CHƯƠNG ............................................................................................................ 51

4


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.

Bảng sinh hóa ñịnh danh vi khuẩn Bordetella.............................................. 25

Bảng 2.

Định danh vi khuẩn Staphylococcus aureus bằng phản
ứng sinh hóa .................................................................................................. 29

Bảng 3.

Định danh vi khuẩn Streptococcus bằng phản ứng sinh hóa........................ 31

Bảng 4.


Định danh vi khuẩn E. coli bằng phản ứng sinh hóa.................................... 33

Bảng 5.

Định danh vi khuẩn Pseudomonas bằng phản ứng sinh hóa ........................ 35

Bảng 6.

Các phác ñồ ñiều trị bệnh hô hấp ................................................................. 37

Bảng 7.

Kết quả khảo sát bệnh ñường hô hấp ở chó tại một số
cơ sở Thú y thuộc quận Ninh Kiều .............................................................. 38

Bảng 8.

Tần số xuất hiện các triệu chứng thường gặp trên chó bệnh
ñường hô hấp................................................................................................ 39

Bảng 9.

Kết quả phân lập vi khuẩn trên dịch mũi chó bệnh ñường hô hấp ............... 40

Bảng 10. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn theo giới tính trên chó bệnh ñường hô hấp................ 41
Bảng 11. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn theo giống chó trên chó bệnh ñường hô hấp ............. 42
Bảng 12. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn theo lứa tuổi trên chó bệnh ñường hô hấp ................ 43
Bảng 13. Tỷ lệ nhiễm Staphylococcus, Streptococcus, E.coli,
Pseudomonas trên chó bệnh ñường hô hấp.................................................. 44

Bảng 14. Kết quả theo dõi kết quả ñiều trị bệnh ñường hô hấp ở chó........................ 46

5


DANH SÁCH HÌNH

Hình 1. Khuẩn lạc Streptococcus trên môi trường BA ................................................ 31
Hình 2. Khuẩn lạc Pseudomonas trên môi trường NA ............................................... 35

DANH SÁCH SƠ ĐỒ

Sơ ñồ 1. Qui trình phân lập Staphylococcus aureus ................................................... .28
Sơ ñồ 2. Qui trình phân lập Streptococcus spp. ........................................................... 30
Sơ ñồ 3. Qui trình phân lập vi khuẩn E. coli................................................................ 32
Sơ ñồ 4. Qui trình phân lập vi khuẩn Pseudomonas .................................................... 34

6


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

B: Bordetella
BA: Blood Agar
BGA: Brilliant Green Agar
EMB: Eosin Methylene Blue Agar
LIM: Lysine Indole Motility Medium
MC: MacConkey Agar
MR-VP: Methyl Red Voges Proskauer Broth
MSA: Mannitol Salt Agar

NA: Nutrient Agar

7


TÓM LƯỢC
Đề tài ñược nghiên cứu nhằm xác ñịnh tỷ lệ nhiễm vi khuẩn gây bệnh trên
ñường hô hấp ở chó tại thành phố Cần Thơ. Qua khảo sát 863 ca bệnh, trong ñó có
99 ca bệnh ñường hô hấp. Chúng tôi nhận thấy: các triệu chứng thường thấy trên
chó bệnh ñường hô hấp: ho, chảy mũi chiếm tỷ lệ cao. Chúng tôi thu thập ñược 60
mẫu dịch mũi viêm trên chó bệnh ñường hô hấp ñể phân tích vi khuẩn. Trong ñó, có
40 mẫu trong 60 mẫu dịch mũi của chó bệnh ñường hô hấp dương tính với vi khuẩn
(66,67%). Trên hệ hô hấp chó bệnh ñường hô hấp hiện diện các vi khuẩn gây bệnh
Staphylococcus, Streptococcus, E. coli và Pseudomonas. Chó bệnh ñường hô hấp
dù có khác nhau về tuổi, giống, giới tính thì vẫn có sự hiện diện của vi khuẩn trên
hệ hô hấp.

8


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Chó là loài vật ñược nuôi phổ biến nhất trong xã hội loài người, và sống gần
gũi nhất với con người so với những gia súc khác. Bệnh ở chó rất ña dạng, bệnh
xảy ra nhiều trên ñường tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, niệu sinh dục. Khí hậu nước ta
là nhiệt ñới gió mùa, có ñộ ẩm không khí cao rất thuận lợi cho vi khuẩn và virus,
nấm, ký sinh trùng tồn tại và phát triển gây bệnh trên ñường hô hấp chó (Nguyễn
Văn Biện, 2001).
Có nhiều vi khuẩn gây bệnh trên ñường hô hấp chó như: Opportunistie

bacteria, Bordetella bronchiseptica, Pasteurella, Staphylococcus species (Quinn et
al, 1997). Các vi khuẩn nói trên xâm nhập và phá hoại niêm mạc ñường hô hấp, tạo
ñiều kiện cho nhiễm trùng thứ phát như Pseudomonas spp., E. coli, Streptococcus
spp. (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Có một vài nghiên cứu về bệnh ñường hô hấp ở chó tại Thành Phố Cần Thơ,
dù vậy việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh trên ñường hô hấp ở chó do vi khuẩn là
rất cần thiết, nhằm xác ñịnh sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh ñường hô hấp ở chó
ñể từ ñó có thể ñưa ra hướng phòng bệnh cũng như ñiều trị hợp lý ñối với bệnh hô
hấp do vi khuẩn ở chó.
Xuất phát từ thực tiễn nói trên tôi tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp với
ñề tài: “ Khảo sát nguyên nhân gây bệnh trên ñường hô hấp ở chó do vi khuẩn
tại một số cơ sở Thú y thuộc quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ ”.
Mục ñích của ñề tài:
Khảo sát bệnh ñường hô hấp trên chó ở các trạm Thú y tại quận Ninh Kiều.
Xác ñịnh tỷ lệ nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh trên ñường hô hấp của chó
bệnh ñường hô hấp ở các trạm Thú y tại quận Ninh Kiều.
Theo dõi kết quả ñiều trị bệnh ñường hô hấp ở các trạm Thú y tại quận Ninh
Kiều.

9


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh hô hấp trên chó trong và ngoài nước
2.1.1 Tình hình trong nước
Huỳnh Thùy Dương (2004), qua khảo sát 636 ca chó bệnh tại Bệnh xá Thú y
trường Đại Học Cần Thơ thì bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ 7,86%.
Trương Huỳnh Linh (2006), trong 11 mẫu dịch mũi lấy từ các chó bệnh

ñường hô hấp ñem ñi phân lập vi khuẩn thì thấy có vi khuẩn E. coli (45,5%),
Staphylococcus (36,6%), Pseudomonas (18,2%), Klebsiealla (27,3%).
Đỗ Văn Bình (2007), qua khảo sát 313 ca chó bệnh ñem ñến phòng mạch
ñiều trị thì bệnh ñường hô hấp chiếm tỷ lệ 20,05%.
Nguyễn Văn Thanh (2005), tỷ lệ mắc bệnh ñường hô hấp khá cao (24%),
trong ñó thể cấp tính (20%) cao gấp 5 lần thể mạn tính (4%). Các lứa tuổi có tỷ lệ
mắc bệnh khác nhau, cao nhất ở nhóm 2 – 4 tháng (32,7%). Chó mắc bệnh cao nhất
là cuối ñông ñầu xuân (42,4%), sau ñó ñến mùa hè (29,6%), thấp nhất là mùa thu
(9,4%).
Bệnh hô hấp trên gia súc có thể xảy ra ở bất kỳ thời ñiểm nào trong năm, phổ
biến nhất là giai ñoạn chuyển mùa. Trên chó: Ho cũi chó ( do Bordetella
bronchiseptica), nhiễm khuẩn kế phát các bệnh do virus như Caré, Phó cúm gây
viêm ñường hô hấp do Pasteurella, Mycoplasma, Bordetella, Staphylococcus,
Streptococcus, Pseudomonas spp. (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2010).
2.1.2 Tình hình ngoài nước:
Clarence (1991), Pasteurella gây viêm màng phổi, gan hóa. Bordetella gây
bệnh viêm khí phế quản truyền nhiễm ở chó. Mycoplasma, Staphylococcus,
Streptococcus, Pseudomonas spp. luôn hiện diện trong các quá trình viêm ở ñường
hô hấp như những vai trò nhiễm khuẩn kế phát.
2.2 Đặc ñiểm của hệ thống hô hấp trên chó
Hệ thống hô hấp bao gồm: lỗ mũi, xoang mũi, họng, thanh quản, khí quản và
phổi.
Nhiệm vụ chủ yếu là trao ñổi khí (lấy O2 từ ngoài vào cung cấp cho các mô
bào, và thải khí CO2 từ mô bào ra ngoài).

10


Ngoài ra hệ hô hấp còn có nhiệm vụ ñiều hòa thân nhiệt (một phần hơi nước
trong cơ thể ñi ra ngoài qua ñường hô hấp) (Hồ Văn Nam, 2006).

Hốc mũi và xoang ñầu mặt
Hốc mũi
Trước khi vào phổi không khí qua hai lỗ mũi ñi vào xoang mũi. Ở ñây
không khí ñược lọc sạch, sưởi ấm, tẩm ướt. Ngoài ra, xoang mũi còn là cơ quan
khứu giác (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003).
Xoang mũi ñược cấu tạo bởi các xương, sụn và ñược lót bởi nhiều mao
mạch. Các xương hợp lại tạo thành xoang mũi là xương mũi, xương hàm trên,
xương sàn và xương lá mía. Trong xoang mũi có xương ống cuộn giúp tăng thêm
bề mặt của màng nhầy và làm hẹp ñường thông khí vào mũi. Khoang mũi gồm 3
phần: 2 lỗ mũi trước, khoang tiền ñình và 2 lỗ mũi sau (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003).
Niêm mạc mũi chia làm 2 vùng: vùng khứu giác ở phía sau và vùng hô hấp ở
phía trước. Trên biểu mô của vùng khứu giác có các tế bào thần kinh là cơ quan thụ
cảm khứu giác. Biểu mô vùng hô hấp có nhiều tế bào tiết dịch nhầy có tác dụng
bảo vệ. Ngoài ra nó còn những lông rung giúp giữ lại bụi bặm không cho lọt vào
ñường hô hấp bên trong (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003).
Xoang ñầu mặt
Là những xoang nằm trong bề mặt của xương ñầu và mặt ăn thông với nhau
gồm có: xoang trán, xoang hàm trên, xoang sàng, xoang bướm. Khi thở không khí
ñi qua xương mũi vào xương sọ, có tác dụng làm nhẹ xương ñầu (Lăng Ngọc
Huỳnh, 2003).
Thanh quản
Là xoang ngắn nằm giữa yết hầu và khí quản, dưới xương thiệt cốt, giữ vai
trò quan trọng trong việc ñiều chỉnh dung lượng không khí ñi vào phổi, ngăn ngừa
sự hít ngoại vật vào phổi, ñồng thời nó là cơ quan chính của phát âm (Lăng Ngọc
Huỳnh, 2003).
Thanh quản gồm có các sụn: sụn giáp trạng, sụn nhẫn, sụn phiễu, sụn tiểu
thiệt. các sụn này nối với nhau bằng cơ (Nguyễn Quang Mai, 2004).
Thanh quản cũng như lổ mũi có thể nở rộng ra ñể không khí vào nhiều hay ít
tùy theo nhu cầu hô hấp của gia súc. Nếu các cơ co rút ở ñó bị liệt thì sinh ra bệnh
khó thở (Nguyễn Quang Mai, 2004).


11


Khí quản
Là ống dẩn khí lớn nhất phía trên giáp thanh quản, phía dưới nối với 2 phế
quản. Gồm nhiều vòng sụn không trọn vẹn xếp nối với nhau nhờ mô liên kết, phía
trên ñược thay thế bằng một tấm cơ trơn (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003).
Lót trong khí quản là màng nhầy. Trên lớp tế bào thượng bì màng nhầy cũng
có nhiều lông rung ñộng ñể ñẩy ra ngoài dịch nhầy do các tuyến nhầy tiết ra
(Nguyễn Quang Mai, 2004).
Phế quản
Phế quản chia ra làm 2 phế quản chính phải và trái vào 2 lá phổi tương ứng.
Thành phế quản ñều có chứa sụn, phía trong là lớp biểu mô có chứa lông rung và
bài tiết dịch nhầy (Nguyễn Quang Mai, 2004).
Phổi
Phổi là cơ quan chủ yếu của hệ hô hấp, là nơi trao ñổi khí giữa không khí và
máu: thải khí CO2 từ máu ra không khí và hấp thu khí O2 từ không khí vào máu ñể
dẫn ñi khắp tổ chức cơ thể (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003).
Phổi gồm 2 lá phải và trái chiếm phần lớn xoang ngực và ngăn cách nhau bởi
màng trung thất. Phổi ñược phân chia thành các ñơn vị nhỏ dần là: lá phổi, thùy
phổi, tiểu thùy phổi và phế nang (Nguyễn Quang Mai, 2004).
2.3 Sinh lý chức năng hô hấp
Cơ chế
Sự hít vào ñược thực hiện chủ yếu bởi sự co thắt làm di chuyển hoành mô về
phía sau, sự chuyển ñộng xương sườn về phía trước và về phía ngoài do sự co thắt
của cơ sườn. Trong khi co thắt hoành cách mô ñẩy các cơ quan nội tạng về phía sau
do ñó làm cho bụng hơi phình ra (Nguyễn Thị Kim Đông, Hứa Văn Chung, 2004).
Sự thở ra bình thường là một hiện tượng hoàn toàn thụ ñộng, lúc này các cơ
nói trên ngừng co thắt. Các xương sườn trở về vị trí cũ các cơ quan trong bụng ñẩy

hoành cách mô về phía trước trong sự cố gắng thở ra có sự tham gia trực tiếp cơ
năng kéo xương sườn về phía sau và các cơ bụng co thắt ñẩy các cơ quan nội tạng
về phía trước (Nguyễn Thị Kim Đông, Hứa Văn Chung, 2004).
Động tác hít vào và thở ra nhịp nhàng tạo thành chu kỳ gọi là nhịp thở (Hồ
Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, 1997).

12


Những tiếng ñộng của sự hô hấp
Tiếng khí quản
Có âm sắc giống âm “kh” thường ñược nghe ở thanh quản và phần trên của
khí quản, có thể xảy ra khi hít vào hay thở ra. Tiếng này cao và to do không khí ñi
qua chỗ co thắt hẹp ñến một vùng rộng (Nguyễn Thị Kim Đông, Hứa Văn Chung,
2004).
Tiếng phế quản
Cũng có âm “kh” giống tiếng khí quản nhưng nhỏ và trầm hơn, nghe ñược ở
sau xương bả vai và giữa ngực. Tiếng phế quản hình thành là do luồng không khí di
chuyển từ khí quản rộng vào phế quản hẹp hơn, và còn do tiếng khí quản vọng vào
(Nguyễn Thị Kim Đông, Hứa Văn Chung, 2004).
Tiếng phế nang
Nghe ñược ở mọi vị trí trên phổi, chỉ nghe rõ lúc gia súc hít vào. Tiếng này
nghe trầm và nhỏ do luồng không khí chuyển ñộng từ phế quản xoáy vào phế nang,
ñiều, nhẹ phát ra giống âm “ph” (Nguyễn Thị Kim Đông, Hứa Văn Chung, 2004).
2.4 Những nguyên nhân gây bệnh ñường hô hấp
Do môi trường
Các ñiều kiện xấu của môi trường tác ñộng gây ra bệnh ñường hô hấp bao
gồm:
Do ñiều kiện thời tiết: thời tiết nóng quá, lạnh quá hoặc thời tiết thay ñổi ñột
ngột tác ñộng trực tiếp lên ñường hô hấp hoặc làm giảm sức ñề kháng và gây nên

viêm ñường hô hấp trên và phổi (Nguyễn Dương Bảo, 2005).
Do môi trường bị ô nhiễm bởi khí ñộc như: SO2, CO2, NH3, CO (Nguyễn
Dương Bảo, 2005).
Do thiếu dinh dưỡng làm sức ñề kháng giảm nhất là thiếu ñạm, vitamin A và
khoáng (Nguyễn Dương Bảo, 2005).
Do hít phải ngoại vật ñường hô hấp như bụi, thức ăn hoặc do uống thuốc
nhầm vào ñường hô hấp (Nguyễn Dương Bảo, 2005).
Điều kiện nội tại
Điều kiện nội tại phát sinh bệnh ñường hô hấp gồm nhiều yếu tố: do hệ miễn
dịch của cơ thể chưa hoàn thiện (ở gia súc non); do cơ thể ñã bị bệnh khác như:

13


viêm hạch, khối u, chấn thương. Do xung huyết tĩnh mạch hoặc nhồi máu ñộng
mạch phổi, mảnh tổ chức trong những ổ viêm (như viêm nội tâm mạc, viêm ngoại
tâm mạc, viêm mũ hoại thư) theo máu ñem vi trùng vào phổi. Ngoài ra còn do viêm
cơ tim, bệnh van tim, viêm hoành cách mô (Nguyễn Dương Bảo, 2005).
Do vi khuẩn và virus
Có nhiều vi khuẩn gây bệnh ñường hô hấp như: Opportunistie bacteria,
Bordetella bronchiseptica, Klebsialla, Staphylococcus species (Quinn et al., 1997).
Ngoài ra, còn có những vi khuẩn sống thường trú ở xoang mũi, khí quản trên
như: Pasteurella multocida, Streptococci, Bordetella Bronchiseptica, E. coli. Khi
gặp ñiều kiện thuận lợi (nhiễm virus, hít phải khí ñộc, phổi sung huyết) thì sẽ phát
triển gây bệnh (Clarence et al., 1991).
Virus thường là nguyên nhân gây bệnh ñường hô hấp ở chó, mèo. Feline
calicivirus, Feline herpervirus gây bệnh viêm xoang mũi, khí quản ở mèo. Canine
parain – flueza virus, Canine adenovirus 1 và 2; Canine Distemper virus, Infection
canine hepatitis virus, Canine reovirus type 1, 2, 3 gây bệnh viêm khí, phế quản ở
chó. Các loại virus này xâm nhập và phá hoại niêm mạc ñường hô hấp tạo ñiều

kiện cho nhiễm trùng thứ phát như Pseudomons spp., E. coli, Klebsiella pneumonia
gây bệnh (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Do ký sinh trùng
Giun xoang mũi (Linguatula serata), giun ñường hô hấp (Capillarica
aerophila), giun phổi (Filaroides capilanose), sán lá phổi (Paragominus westermani)
(Nguyễn Văn Biện, 2001).
Do nấm
Aspergillus spp., Blastomyces dermatitidis, Cryptococcus neoformans,
Penicillium spp., Trichosporon spp. gây bệnh viêm mũi (Quinn et al., 1997).
Aspergillus fumigatus, Blastomyces dermatitidis, Coccidioides immitis,
Cryptococcus neoformans, Histoplasma capsulatum gây bệnh ñường hô hấp dưới
và màng phổi (Quinn et al., 1997).
2.5 Một số bệnh ñường hô hấp
Bệnh viêm mũi
Đặc ñiểm

14


Quá trình xảy ra trên niêm mạc mũi, viêm tiết nhiều dịch, dịch mới ñầu lỏng
và trong, sau ñó ñặc lại và xanh. Gia súc non và gia súc già hay mắc. Nếu ñiều trị
không kịp thời và triệt ñể, bệnh dễ kế phát sang viêm xoang mũi, viêm họng hay
viêm thanh khí quản (Hồ Văn Nam, 2006).
Nguyên nhân
Do khí hậu, thời tiết thay ñổi, hoặc do gia súc bị cảm cúm. Do chuồng trại
chật hẹp, bẩn thỉu, thiếu ánh sáng, có nhiều khí H2S, Amoniac. Do chăm sóc nuôi
dưỡng kém và phải làm việc quá sức. Do ngoại vật (cây cỏ cứng, que) ñâm vào hay
do ký sinh trùng bám vào (ñĩa, vòi, vắt). Do kế phát từ một số bệnh (viêm màng
mũi thoái loét, tỵ thư, carré). Do viêm lan từ dưới lên (viêm màng mũi, viêm họng)
(Hồ Văn Nam, 2006).

Triệu chứng
Thể cấp tính: Chủ yếu là triệu chứng cục bộ. Gia súc chảy nhiều nước mũi
(nước mũi lúc ñầu lỏng và trong, sau ñó ñặc lại và xanh). Gia súc hắt hơi nhiều và
có hiện tượng ngứa mũi (do dịch viêm luôn luôn kích thích vào niêm mạc mũi).
Thường có cức mũi bám quanh lổ mũi. Khi kiểm tra niêm mạc mũi, thấy niêm mạc
xung huyết hoặc có những mụn nước, mụn mủ như hạt tấm hoặc ñậu xanh, thậm chí
có cả những nốt loét. Khi cức mũi nhiều và ñặc làm cho lòng lỗ mũi hẹp lại → gia
súc có hiện tượng ngạt mũi, khó thở (Hồ Văn Nam, 2006).
Bệnh viêm thanh quản
Đặc ñiểm
Quá trình viêm xảy ra trên niêm mạc thanh quản → gia súc ho nhiều, gia súc
khan tiếng hoặc mất tiếng. Gia súc hay mắc nhiều nhất là chó, ngựa, trâu. Bệnh
thường xảy ra vào vụ ñông xuân. Thanh quản là một xoang ngắn, nó nằm giữa yết
hầu và khí quản, dưới xương thiệt cốt. Được cấu tạo hoàn toàn bằng sụn. Do vậy
khi viêm thanh quản thường kế phát viêm khí quản và ngược lại (Hồ Văn Nam,
2006).
Nguyên nhân
Gia súc bị cảm lạnh. Do gia súc bị hít phải một số khí ñộc (Amoniac, H2S,
Chlor). Do kế phát từ một số (bệnh cúm, lao). Do viêm lan từ một số khí quản bên
cạnh (viêm họng, viêm khí quản, viêm mũi). Do bệnh về tim (gây nên ứ huyết
thanh quản→ gây viêm) (Hồ Văn Nam, 2006).
Triệu chứng

15


Con vật sốt nhẹ ăn uống bình thường. Con vật ho nhiều (ñặc biệt là về ban
ñêm và buổi sáng sớm hay khi gia súc vận ñộng nhiều). Con vật khan tiếng hoặc
mất tiếng. Dùng tay ấn vào vùng thanh quản, gia súc có phản xạ ñau. Nếu sụn tiểu
thiệt sưng to và ñau thì ảnh hưởng ñến quá trình nuốt thức ăn và nước uống (phản

xạ nuốt rất khó khăn). Nếu thanh quản sưng to thì nghe thấy tiếng rít, con vật thở
khó. Kiểm tra hạch lâm ba dưới hàm thấy hạch sưng to (Hồ Văn Nam, 2006).
Tiên lượng
Ở thể nguyên phát: tiên lượng tốt, nếu cấp tính bệnh kéo dài 3 ngày hoặc
hàng tuần. Nếu mãn tính bệnh kéo dài hàng tháng hoặc vài tháng (Hồ Văn Nam,
2006).
Ở thể kế phát: tùy theo sự phát triển của bệnh gây kế phát (Hồ Văn Nam,
2006).
Chẩn ñoán
Căn cứ vào triệu chứng ñiển hình: ho nhiều, âm thanh quản thay ñổi, khan
tiếng hoặc mất tiếng. Khó thở sờ vào vùng thanh quản gia súc có phản xạ ñau (Hồ
Văn Nam, 2006).
Cần chẩn ñoán phân biệt với một số bệnh
Bệnh cúm: tính chất lây lan nhanh, sốt cao, kèm theo một số triệu chứng ñiển
hình khác.
Bệnh viêm phổi: Gia súc sốt cao, nghe vùng phổi có âm ran, gia súc bỏ ăn
hoặc kém ăn, khó thở rõ (Hồ Văn Nam, 2006).
Điều trị
Hộ lý: chuồng trại sạch sẽ thoáng khí. Giữ ấm cho gia súc (dùng dầu nóng
xoa vào vùng thanh quản). Cho gia súc ăn thức ăn dễ tiêu hóa, gia súc cần ñược giữ
yên tỉnh. Giai ñoạn ñầu của bệnh ta có thể dùng nước ñá chườm vào vùng viêm
(Hồ Văn Nam, 2006).
Dùng thuốc ñiều trị: dùng thuốc giảm ho long ñờm. Nếu thanh quản bị viêm
nặng, gia súc có hiện tượng nhiễm trùng kế phát, sốt cao, ta phải dùng kháng sinh.
Trong trường hợp thanh quản sưng to, gia súc có hiện tượng ngạc thở ta phải dùng
thủ thuật ngoại khoa (mở khí quản) (Hồ Văn Nam, 2006).
Bệnh viêm phế quản
Đặc ñiểm

16



Quá trình viêm có thể xảy ra trên mặt niêm mạc hay dưới niêm mạc của phế
quản. Quá trình viêm làm cho niêm mạc bị sung huyết, tiết dịch
niêm mạc rất
mẫn cảm. Do vậy trên lâm sàng ta thấy gia súc có hiện tượng khó thở. Tùy theo vị
trí người ta chia làm 2 thể: viêm phế quản lớn và viêm phế quản nhỏ. Bệnh thường
hay gặp về mùa lạnh, gia súc non và gia súc già thường hay mắc. Bệnh có thể
nguyên phát, hoặc thứ phát sau một bệnh khác (Hồ Văn Nam, 2006).
Nguyên nhân
Cảm lạnh, bụi trong thức ăn do ăn thức ăn dạng bột. Khí ñộc chuồng trại:
Chlor, Amoniac, H2S, CO2, ẩm ñộ không khí cao. Nhiễm trùng phế quản do:
Staphylococcus, Streptococcus, Bordetella (Hồ Văn Nam, 2006).
Triệu chứng
Viêm phế quản lớn: sốt nhẹ, vừa, ho vừa (lúc vận ñộng, ăn lạnh). Tiếng rít
phế quản, âm ran xuất hiện trễ (3 ngày), nước mũi chảy nhiều, giảm tần số hô hấp.
X-quang: rốn phổi sáng (Hồ Văn Nam, 2006).
Viêm phế quản nhỏ: sốt cao, ho nhiều (thường xuyên), âm ran và tiếng rít
xuất hiện sớm (2 ngày). Gia súc khó thở (tần số hô hấp tăng), chảy nhiều nước mũi,
âm gõ vùng phổi bình thường. X-quang vùng sáng màu chạy dài (Hồ Văn Nam,
2006).
Thể mãn tính
Ho kéo dài, chậm lớn, kén ăn, thể trạng yếu, khó thở. Thỉnh thoảng xuất
hiện tình trạng nhiễm trùng phế quản (Hồ Văn Nam, 2006).
Tiên lượng
Viêm phế quản lớn: tốt, thời gian ñiều trị từ 5-7 ngày. Viêm phế quản nhỏ:
vừa, ñôi khi mất 2 tuần ñiều trị, dễ kế phát sang viêm phổi ñốm (Hồ Văn Nam,
2006).
Chẩn ñoán
Dựa vào các triệu chúng lâm sàng: tiếng rít phế quản, âm ran, khó thở.

Xquang, âm gõ bình thường (Hồ Văn Nam, 2006).
Điều trị
Hộ lý: chăm sóc thật tốt, cải thiện tiểu khí hậu chuồng trại: thông thoáng, ấm
(Hồ Văn Nam, 2006).

17


Dùng thuốc ñiều trị: dùng kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc giảm viêm, trợ hô
hấp, giảm ho, tăng sức kháng bệnh (Hồ Văn Nam, 2006).
Bệnh viêm phế quản-phế viêm (viêm phổi cata)
Đặc ñiểm
Viêm từng chùm tiểu thùy bao gồm các phế quản nhỏ và các phế nang.
Vùng viêm nhỏ phân tán khắp cả hai lá phổi (Hồ Văn Nam, 2006).
Nguyên nhân
Tiểu khí hậu chuồng nuôi kém: khí ñộc (CO2, NH3, H2S), nhiệt ñộ quá cao
hoặc quá thấp, ẩm ñộ cao. Sặc thức ăn, nước uống vào ñường hô hấp. Nhiễm trùng
hô hấp (Pasteurella, Salmonella, Streptococcus pneumonia, Haemophillus) (Hồ
Văn Nam, 2006).
Triệu chứng
Sốt lên xuống. Ho ít hơn viêm phế quản, ho ướt và kéo dài. Gõ phổi: âm
ñục phân tán. X-quang: nhiều vùng sáng màu nhỏ gờ tròn. Nghe phổi: âm ran xuất
hiện sớm, tiếng rít phế quản. Xét nghiệm máu: bạch cầu nghiêng trái (bạch cầu non
trung tính tăng, bạch cầu ái toan và ñơn nhân giảm) (Hồ Văn Nam, 2006).
Tiên lượng
Vừa, thời gian ñiều trị khoảng 2 tuần. Dễ chuyển sang viêm phổi hóa mủ,
viêm phổi thùy lớn hoặc viêm màng phổi (Hồ Văn Nam, 2006).
Điều trị
Cách ly, chăm sóc tốt, dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc trợ hô hấp,
trợ sức, hạ sốt (Hồ Văn Nam, 2006).

Bệnh viêm thùy phế viêm (viêm phổi thùy lớn)
Đặc ñiểm
Viêm phổi sốt cấp tính. Thở khó, chết nhanh khi mắc bệnh. Xảy ra trên thú
lớn hơn 2 tháng tuổi (Hồ Văn Nam, 2006).
Nguyên nhân
Tiểu khí hậu chuồng nuôi kém: khí ñộc (CO2, NH3, H2S), nhiệt ñộ quá cao
hoặc quá thấp, ẩm ñộ cao. Sặc thức ăn, nước uống vào ñường hô hấp. Đã viêm
phổi mãn tính do Mycoplasma. Nhiễm trùng kế phát (Bordetelle, Actinobaphillus,

18


Pasteurella, Salmonella, Streptococcus pneumonia, Haemophillus) (Hồ Văn Nam,
2006).
Triệu chứng
Bệnh phát ra ñột ngột, sốt rất cao, liên tục, ho ngắn, ñau khi ho, rất khó thở,
tần số hô hấp tăng rất cao, thở cạn. Gõ phổi: thời kỳ hóa gan, âm ñục rộng. Nghe
phổi: thời kỳ 1: âm ran; thời kỳ 2: mất âm ran; thời kỳ 3: âm ran xuất hiện trở lại.
Xét nghiệm máu: bạch cầu nghiêng trái (Hồ Văn Nam, 2006).
Chẩn ñoán
Dựa vào triệu chứng sốt cao liên tục, khó thở. X-quang: nếu vùng viêm quá
lớn, phát hiện trễ (Hồ Văn Nam, 2006).
Tiên lượng: vừa: nếu phát hiện kịp thời, khi phổi chưa hóa gan, vùng viêm
không quá lớn; xấu: nếu vùng viêm quá lớn, phát hiện trễ (Hồ Văn Nam, 2006).
Điều trị
Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm liều cao. Thuốc trợ hô hấp, hạ sốt.
Nâng cao sức ñề kháng, chăm sóc thú bệnh chu ñáo (cách ly, tiểu khí hậu chuồng
nuôi tốt) (Hồ Văn Nam, 2006).
Bệnh viêm màng phổi
Đặc ñiểm

Viêm màng phổi là viêm trên mặt vách ngực (lá thành của màng phổi) hay
trên bề mặt phổi (lá tạng của màng phổi). Tiết ra dịch thẩm xuất và tích tụ trong
xoang ngực (Hồ Văn Nam, 2006).
Nguyên nhân
Do vi sinh vật, khi cơ thể giảm sức ñề kháng, các vi sinh vật thường gặp là
Pasteurella, Streptococcus, Staphylococcus,.. Các nhân tố vật lý tác ñộng mạnh mẽ
vào phổi như chất ñộc, các chất hóa học, nhiệt ñộ quá khắt nghiệt. Kế phát từ bệnh
viêm phổi thùy lớn, viêm phổi hóa mủ, viêm phổi hoại thư (Hồ Văn Nam, 2006).
Triệu chứng
Sốt không quy luật, thể hóa mủ sốt rất cao. Ăn kém, gầy nhanh, mệt mỏi,
phờ phạc, uể oải, kém hoạt ñộng. Vùng ngực ñau ñớn nên gia súc thở thể bụng, khi
sờ nắn thú có phản xạ ñau ở vùng ngực. Gõ vùng phổi: âm ñục do dịch thẩm xuất.
Nghe vùng phổi: tiếng cọ phế mạc khi có fibrin bám giữa là thành và lá tạng của

19


màng phổi, có thể nghe ñược âm bơi nếu dịch thẩm xuất chứa nhiều trong xoang
ngực (Hồ Văn Nam, 2006).
Tiên lượng
Thể cấp tính nếu tích cực ñiều trị 2-3 tuần sẽ khỏi, nếu nặng thú chết do trở
ngại tuần hoàn và hô hấp vì quá nhiều dịch thẩm xuất. Trường hợp biến chứng sang
viêm phổi hóa mủ, thú chết vì nhiễm ñộc mủ (Hồ Văn Nam, 2006).
Chẩn ñoán
Viêm khô hoặc có ít dịch. Nghe ñược tiếng cọ phế mạc, nếu viêm có nhiều
dịch thẩm suất khi gõ có vùng âm ñục giới hạn trên song song với mặt ñất và khi
thở nghe ñược âm bơi. Chọc dò xoang ngực thấy có dịch thẩm xuất. Vách ngực
ñau, thú thở nông, thở thể bụng (Hồ Văn Nam, 2006).
Cần phân biệt với các bệnh: viêm ngoại tâm mạc: có tiếng cọ ngoại tâm mạc
với nhịp tim, âm bơi ở thể này cùng xuất hiện song song với nhịp tim; tích nước

xoang ngực: có vùng âm ñục, nhưng thú không sốt, không có tiếng cọ phế mạc (Hồ
Văn Nam, 2006).
Điều trị
Cho thú uống ít nước, uống nước nhiều có bất lợi là làm tăng dịch thẩm xuất
ở xoang ngực. Dùng kháng sinh và Sulfamid tiêu diệt vi sinh vật. Làm giảm sự tiết
dịch thẩm xuất. Chọc dò xoang ngực ñể lấy dịch viêm. Dùng các loại thuốc bổ,
vitamin. Chăm sóc thú thật tốt, giữ lạnh, ở nơi thoáng mát và cho ăn thức ăn ñủ
dinh dưỡng, dễ tiêu (Hồ Văn Nam, 2006).
Bệnh viêm phổi hoại thư và hóa mủ
Đặc ñiểm
Bệnh thường phát triển trên cơ sở của các loại viêm phổi khác, hoặc do bị
kích ứng trực tiếp bởi ngoại vật từ ñó làm cho vách phế nang và phể quản bi tổn
thương. Trên cơ sở ñó mà vi khuẩn hoại thư và vi khuẩn sinh mủ phát triển và hình
thành các ổ hoại thư hoặc ổ mủ, làm cho tổ chức phổi bị phân hủy (Hồ Văn Nam,
2006).
Nếu vi khuẩn hoại thư phát triển, tác ñộng vào phổi sẽ gây hoại thư làm cho
tổ chức phổi bị phân thùy nên trên lâm sàng ta thấy gia súc thở ra có mùi thối ñặc
biệt, nước mũi màu xám nâu hay xanh nhạt và rất thối (Hồ Văn Nam, 2006).

20


Nếu vi khuẩn gây mủ phát triển và tác ñộng vào phổi gây viêm phổi rồi hóa
mủ trên phổi xuất hiện các ổ mủ to nhỏ khác nhau (do vậy người ta còn có thể gọi là
áp xe phổi). Thể này thường do các loại Staphylococcus, Streptococcus,
Diplococcus gây nên (Hồ Văn Nam, 2006).
Nguyên nhân
Có thể do nhiều loại vi khuẩn gây nên: các vi khuẩn ái khí (phế cầu, tụ cầu
và liên cầu gây ra viêm phổi mủ). Các vi khuẩn kỵ khí gây thối (Proteus,
Clostridium gây ra các áp xe mủ ở phổi rất thối). Các kí sinh vật khác: amip, nấm.

Cũng có khi do xoắn khuẩn: Spirillium, Sichaeta (Nguyễn Dương Bảo, 2005).
Triệu chứng
Sốt cao, sốt lên xuống không theo quy luật, thở nhanh hay thở khó. Chảy
nhiều nước mũi: nước mũi thường lỏng, màu xám nâu và có mùi thối
(viêm hoại thư). Nước mũi ñục, ñặc, màu trắng xanh và có mùi tanh (viêm mủ).
Gõ vùng phổi: vùng âm ñục to nhỏ khác nhau và phân tán rải rác (viêm phổi mủ).
Ho ít, tiếng ho nhỏ, khi ho thì gia súc rất ñau (Nguyễn Dương Bảo, 2005).
Xét nghiệm máu thấy: số lượng hồng cầu giảm, số lượng bạch cầu tăng gấp
ñôi (ñặc biệt là bạch cầu ñơn nhân). Đối với viêm phổi hóa mủ: lấy máu kiểm tra số
lượng bạch cầu, thấy số lượng bạch cầu tăng (ñặc biệt là bạch cầu ña nhân trung
tính) (Hồ Văn Nam, 2006).
Tiên lượng
Tùy theo tính chất của bệnh nguyên, ổ hoại thư hay ở mủ lớn hay nhỏ và tình
trạng cơ thể mà quyết ñịnh. Các biến chứng: tại chổ (viêm màng phổi có mủ, tràn
khí hay tràn mủ màn phổi, viêm phổi dính-màng phổi-thành ngực); ngoài phổi
(nhiễm trùng huyết và gây viêm mủ hay áp xe não, bao tim , gan, thận) (Nguyễn
Dương Bảo, 2005).
Chẩn ñoán
Dựa vào ñặc ñiểm bệnh. Cần chẩn ñoán phân biệt với các bệnh sau: viêm
hủy hoại ở phế quản (bệnh này sốt không cao, nghe phổi và gõ phổi không có tính
chất như viêm phổi hoại thư và hóa mủ); bệnh giãn phế quản (gia súc thở ra có mùi
thối nhưng trong ñờm và nước mũi không thấy có mô bào và sợi chum, triệu chứng
toàn thân không rõ ràng); bệnh viêm mũi và xoang mũi hoại thư (nước mũi chỉ chảy
ra ở một bên lỗ mũi, lỗ mũi thường ñau. Không có triệu chứng toàn thân) (Hồ Văn
Nam, 2006).

21


Điều trị

Hộ lý: ñể gia súc nơi yên tỉnh thoáng mát, cho ăn thức ăn dễ tiêu và giàu dinh
dưỡng (Hồ Văn Nam, 2006).
Dùng thuốc ñiều trị: nguyên tắc ñiều trị là ngăn không cho ổ hoại thư và ổ
mủ phát triển, ñề phòng hiện tượng bại huyết và tăng cường sức ñề kháng cho gia
súc. Dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng ñể diệt khuẩn. Dùng thuốc ñể ngăn chặn sự
viêm lan tràn và giảm dịch thẩm xuất, nâng cao sức ñề kháng của cơ thể. Dùng
thuốc tống những chất hoại tử ra khỏi phổi (Hồ Văn Nam, 2006).
2.6 Các vi sinh vật gây bệnh trên ñường hô hấp của chó
2.6.1 Staphylococcus
Staphylococcus là vi khuẩn hình cầu, tụ lại từng ñám hình chùm nho. Theo
hội nghị quốc tế về xếp loại Micrococcus thì giống Staphylococcus bao gồm 3 loại:
Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus saprophyticus
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Da và niêm mạc là nơi khu trú chủ yếu của tụ cầu khuẩn, ngoài ra còn có các
tổ chức khác như lông, móng, tuyến mồ hôi, tuyến mỡ, lỗ chân lông, mũi, mắt,
họng, niêm mạc ñường tiêu hoá. Thực tế người ta gọi tụ cầu khuẩn là vi khuẩn ký
sinh của da, niêm mạc và ñường tiêu hoá (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Hình thái và tính chất bắt màu
Staphylococcus là vi khuẩn hình cầu, ñường kính 0,7 - 1 µm, không di ñộng,
không sinh nha bào và thường không có vỏ nhày, không có lông (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1977).
Trong canh khuẩn chúng thường xếp thành từng ñám giống hình chùm nho.
Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn bắt màu Gram âm (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1977).
Đặc tính nuôi cấy
Tụ cầu sống hiếu khí hay kỵ khí tuỳ tiện, nhiệt ñộ thích hợp là 32 - 370C, pH
7,2 - 7,6. Dễ mọc trong các môi trường nuôi cấy thông thường (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1977).
+ Môi trường nước thịt: Sau khi cấy 12 – 24 giờ, nước thịt ñục, có màng
(Trần Thị Phận, 2004)


22


+ Môi trường thạch thường: Sau khi cấy 24 giờ vi khuẩn hình thành khuẩn
lạc tương ñối to, dạng S (Smouth), mặt khuẩn lạc hơi ướt, bờ nhẵn ñều, khuẩn lạc
có màu trắng, vàng thẫm hay vàng chanh. Căn cứ vào màu sắc của khuẩn lạc, chỉ
có khuẩn lạc của Staphylococcus aureus có màu vàng thẫm là có ñộc lực và có khả
năng gây bệnh cho ñộng vật, còn khuẩn lạc màu vàng chanh và màu trắng không có
ñộc lực và không gây bệnh (Nguyễn Vĩnh Phước ,1977).
+ Môi trường thạch máu: Vi khuẩn mọc rất tốt, sau khi cấy 24 giờ vi khuẩn
hình thành những khuẩn lạc tròn, lồi, nhẵn và ñục mờ. Nếu là tụ cầu loại gây bệnh
sẽ gây hiện tượng dung huyết (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
+ Môi trường Mannitol Salt Agar (MSA): ñây là môi trường ñặc biệt dùng ñể
nuôi cấy và phân lập tụ cầu. Môi trường MSA là môi trường thạch có 75% muối ăn
và 10% mannitol màu vàng cam. Khi cấy tụ cầu vào môi trường thạch MSA, nếu là
tụ cầu gây bệnh sẽ lên men ñường mannitol làm pH thay ñổi (pH=6,8) môi trường
trở nên vàng, nếu là tụ cầu không gây bệnh sẽ không lên men ñường mannitol
(pH=8,4) môi trường MSA ñổi màu ñỏ ( Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Đặc tính sinh hoá
Môi trường ñường: tụ cầu có thể lên men ñường glucose, lactose, levulose,
mannose, saccharose, không lên men galactose, glyxerin, inulin, arabinose. Tụ cầu
gây bệnh làm lên men mannitol (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Catalase dương tính, enzyme này xúc tác gây phân giải H2O2
O2 + H2O.
Catalase có ở tất cả tụ cầu mà không có ở liên cầu (Trần Thị Phận, 2004).
Coagulase có khả năng làm ñông huyết tương người và ñộng vật. Đây là tiêu
chuẩn quan trọng nhất ñể phân biệt Staphylococcus aureus với các tụ cầu khác
(Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Tính gây bệnh

+ Trong tự nhiên
Trong các loài vật, ngựa cảm nhiễm nhất rồi ñến chó, bò, heo, cừu. Gia cầm
có sức ñề kháng cao với tụ cầu khuẩn (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Tụ cầu kí sinh trên da, niêm mạc của người và gia súc. Khi sức ñề kháng của
cơ thể kém, hoặc tổ chức bị tổn thương vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Vi khuẩn
có thể gây những ổ mủ ở ngoài da, niêm mạc. Một số trường hợp vi khuẩn vào máu
gây nhiễm khuẩn huyết, huyết nhiễm mủ (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).

23


Ngoài ra, ở người còn thấy ñộc tố ruột do tụ cầu tiết ra gây nên nhiễm ñộc
thức ăn và viêm ruột cấp tính (Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị
Hương Lan, 1997).
+ Trong phòng thí nghiệm
Thỏ cảm nhiễm nhất. Tiêm vào tĩnh mạch thỏ 1-2 ml canh khuẩn tụ cầu, sau
36 - 48 giờ thỏ chết vì chứng huyết nhiễm mủ. Mổ khám thấy nhiều ổ áp xe trong
phủ tạng. Nếu tiêm canh khuẩn tụ cầu vào dưới da cho thỏ sẽ gây áp xe dưới da.
2.6.2 Streptococcus (liên cầu khuẩn)
Là những cầu khuẩn xếp thành chuỗi, uốn khúc dài ngắn khác nhau. Liên
cầu có khắp nơi trong tự nhiên: ñất, nước, không khí, trong cơ thể ñộng vật và
người thì sống hoại sinh ở ñường tiêu hóa, hô hấp (mũi), ở xoang âm ñạo, và
thường thấy trên da, niêm mạc (Nguyễn Vĩnh Phước,1977).
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977) có hơn 30 chủng Streptococcus, việc phân
loại hiện chưa dứt khoát. Phần lớn các học giả căn cứ vào hình thái, tính chất nuôi
cấy, phản ứng sinh hóa, và cấu tạo kháng nguyên (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Hình thái và tính chất bắt màu
Liên cầu khuẩn có hình cầu hoặc hình bầu dục, ñường kính có khi ñến 1µm,
ñôi khi có vỏ, bắt màu gram dương, không di ñộng. Liên cầu xếp thành hình chuỗi
vì nó phân chia trong một mặt phẳng thẳng góc với trục của chuỗi, chiều dài của

chuỗi tuỳ thuộc vào ñiều kiện môi trường (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Đặc tính nuôi cấy
Streptococcus là vi khuẩn hiếu khí hay kỵ khí tuỳ tiện, mọc tốt ở tất cả các
môi trường phần lớn các liên cầu gây bệnh phát triển thích hợp ở nhiệt ñộ 370C
(Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
+ Môi trường nước thịt: vi khuẩn hình thành hạt hoặc những bông, rồi lắng
xuống ñáy ống. Vì vậy sau 24 giờ nuôi cấy, môi trường trong, ñáy ống có cặn
(Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
+ Môi trường thạch thường: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S, nhỏ, tròn,
lồi, bóng, màu hơi xám. Khi làm tiêu bản, liên cầu không xếp thành chuỗi dài mà
thường hình thành chuỗi ngắn (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
+ Môi trường thạch máu: quan sát các khúm thấy 3 dạng tiêu huyết

24


Tiêu huyết α : khuẩn lạc ñược bao bọc bằng một vòng màu xanh nhạt tương
ñối hẹp (1-2 mm), ñây là hiện tượng tiêu huyết không hoàn toàn chỉ có một phần
hồng cầu bị dung giải (Trần Thị Phận, 2004).
Tiêu huyết β : chung quanh khuẩn lạc là một vòng trong suốt rộng 2 - 4 mm,
ñây là hiện tượng tiêu huyết hoàn toàn, không còn hồng cầu quanh khuẩn lạc (Trần
Thị Phận, 2004).
Tiêu huyết γ : không có vòng sáng quanh khuẩn lạc, hồng cầu không tan
(Trần Thị Phận, 2004).
Trong các dạng tiêu huyết, liên cầu tiêu huyết nhóm β (Strep. agalactiae,
Strep.equi và Strep. pyogenes) có ñộc lực cao, nhóm α có ñộc lực thấp, còn nhóm γ
thì không có ñộc lực (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Đặc tính sinh hoá
Chuyển hoá ñường: liên cầu có khả năng lên men ñường glucose, lactose,
saccarose, salixin, trehalose, không lên men ñường mannite, inulin (Nguyễn Như

Thanh và ctv, 1997).
Các phản ứng sinh hoá khác: indole âm tính, H2S âm tính, catalase âm tính,
không làm ñông huyết tương (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Tính gây bệnh
+ Trong tự nhiên
Vi khuẩn trong cơ thể người hay súc vật, do những nguyên nhân phức tạp, có
thể trở nên ñộc và gây bệnh với những biến chứng cục bộ hay toàn thân (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1977).
Ở người, thường gặp trong nhiều bệnh nhiễm khuẩn như eczema, mưng mủ ở
phủ tạng, viêm họng, mẩn ñỏ (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Ở ñộng vật, liên cầu thường gây nên những chứng mưng mủ. Ở ngựa, vi
khuẩn gây bệnh viêm hạch truyền nhiễm (adenitis equorum), viêm họng, viêm lâm
ba quản và viêm khớp xương. Ở bò, vi khuẩn gây bệnh viêm buồng vú truyền
nhiễm, bệnh bại huyết của bê. Ở dê, liên cầu gây chứng mưng mủ, viêm vú, viêm
phổi và ngoại tâm mạc (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
+ Trong phòng thí nghiệm
Thỏ là ñộng vật thí nghệm dễ cảm nhiễm nhất. Nếu tiêm liên cầu vào dưới
da cho thỏ, sẽ thấy áp xe tại nơi tiêm. Nếu tiêm liên cầu vào tĩnh mạch hay phúc

25


×