Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

nghiên cứu sự sẵn lòng trả của các hộ gia đình cho việc tăng phí vệ sinh trên địa bàn quận ninh kiều thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.76 KB, 67 trang )





TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH









LÊ CẨM TÚ







NGHIÊN CỨU SỰ SẴN LÒNG TRẢ CỦA CÁC
HỘ GIA ðÌNH CHO VIỆC TĂNG PHÍ VỆ
SINH TRÊN ðỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ









LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ðẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
MÃ SỐ NGÀNH: 52850102








12 - 2013






TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH







LÊ CẨM TÚ
MSSV: 4105712





NGHIÊN CỨU SỰ SẴN LÒNG TRẢ CỦA CÁC
HỘ GIA ðÌNH CHO VIỆC TĂNG PHÍ VỆ
SINH TRÊN ðỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ðẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
MÃ SỐ NGÀNH: 52850102




CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. VŨ THÙY DƯƠNG








12 – 2013


i

LỜI CẢM TẠ


Khoảng thời gian học tại trường ðại học Cần Thơ là khoảng thời gian quý
báu của ñời em. Dưới mái trường này, em ñã ñược các Thầy, Cô chỉ dạy tận tình
từ kiến thức chuyên ngành ñến kiến thức xã hội. ðó chắc chắn sẽ là hành trang
vững chắc ñể em có thể tự tin hơn ñể bước vào ñời, bước vào môi trường mới.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Vũ Thùy Dương ñã hết lòng chỉ dạy, hướng dẫn
cho em trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp của mình, qua ñó em có thể
hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị tại Phòng Tài nguyên
môi trường Quận Ninh Kiều ñã giúp ñỡ tận tình và hết lòng cho em trong quá
trình thực tập của mình. Ngoài các kiến thức liên quan ñến ñề tài luận văn tốt
nghiệp của mình, các Cô, Chú, Anh, Chị còn cung cấp cho em thêm một số kiến
thức khác có liên quan mà trước ñây em chưa ñược biết ñến. ðó sẽ là những kiến
thức quý báu cho em sau này.
Em xin cảm ơn gia ñình, người thân và bạn bè ñã giúp ñỡ, ủng hộ và ñộng
viên em vượt qua những khó khăn ñể hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin gửi ñến các Thầy, Cô trường ðại học Cần Thơ; khoa
Kinh Tế - QTKD và các Cô, Chú, Anh, Chị tại Phòng Tài nguyên môi trường
Quận Ninh Kiều và 2 phường em tiến hành khảo sát lời chúc sức khoẻ dồi dào,
luôn thành ñạt trong công việc và cuộc sống.



Cần Thơ, ngày … tháng … năm

Người thực hiện










ii

TRANG CAM KẾT


Tôi xin cam ñoan ñề tài nghiên cứu này do chính bản thân tôi thực hiện, có
sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, không trùng với bất kỳ ñề tài nghiên cứu nào.
Các số liệu ñược thu thập từ những nguồn hợp pháp, nội dung và kết quả nghiên
cứu của ñề tài là trung thực.


Cần Thơ, ngày … tháng … năm

Người thực hiện

































iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


























Ninh Kiều, ngày tháng năm….

Thủ trưởng ñơn vị









iv
MỤC LỤC


Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ðẶT VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Phạm vi về không gian 3
1.3.2 Phạm vi về thời gian 3
1.3.3 ðối tượng nghiên cứu 3
1.4. Các nghiên cứu có liên quan 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1.1 Khái niệm nhận thức 6
2.1.2 Khái niệm sự sẵn lòng chi trả (WTP) 6

2.1.3 Phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên (CVM). 7
2.1.4 Áp dụng phương pháp CVM vào ñề tài nghiên cứu 10
2.1.5 Khái niệm về dịch vụ 12
2.1.6 Giới thiệu sơ nét về dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh
hoạt 12
2.1.7 Các nguồn thu cho hoạt ñộng bảo vệ môi trường 13
2.1.8 Một số biện pháp chế tài ñối với hành vi vứt rác bừa bãi 14
2.1.9 Mức thu phí vệ sinh trên ñịa bàn Thành phố Cần Thơ 15
2.1.10Một số ñịnh nghĩa về chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt 17
2.1.11 Vai trò của cộng ñồng trong bảo vệ môi trường 18
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 19


v
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 20
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU 23
3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ QUẬN NINH KIỀU 23
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên 23
3.1.2 ðiều kiện Kinh tế - Xã hội 24
3.2 HIỆN TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT HIỆN NAY TRÊN ðỊA BÀN
QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 25
3.2.1 Thành phần và khối lượng rác thải sinh hoạt 25
3.2.2 Thực trạng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải hiện nay ở quận
Ninh Kiều 27
CHƯƠNG 4 ðÁNH GIÁ MỨC ðỘ HÀI LÒNG VÀ ƯỚC MUỐN SẴN
LÒNG CHI TRẢ CỦA HỘ GIA ðÌNH CHO DỊCH VỤ THU GOM RÁC
THẢI 28
4.1 MÔ TẢ ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 28
4.2 THÁI ðỘ VÀ SỰ HIỂU BIẾT CỦA ðÁPVIÊN ðỐI VỚI CÁC VẤN

ðỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ðẾN RÁC THẢI 29
4.2.1 Nhận thức của người dân về môi trường của quận hiện nay 30
4.2.2 Nhận thức của người dân về sự ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt
hiện nay ở quân Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ 30
4.2.3 Tình hình tiếp cận thông tin liên quan ñến rác thải 33
4.3 MỨC ðỘ NHẬN THỨC CỦA ðÁP VIÊN VỀ LỢI ÍCH CỦA DỊCH VỤ
THU GOM RÁC THẢI 34
4.3.1 Mức ñộ nhận thức của ñáp viên về tầm quan trọng của dịch vụ thu gom rác 34
4.3.2 Mức ñộ nhận thức của ñáp viên về lợi ích của dịch vụ thu gom rác thải sinh
hoạt 35
4.4. SỰ HÀI LÒNG CỦA ðÁP VIÊN ðỐI VỚI DỊCH VỤ THU GOM RÁC
HIỆN NAY TRÊN ðỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU, TPCT 36
4.5 SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA HỘ GIA ðÌNH CHO DỊCH VỤ THU
GOM RÁC THẢI SINH HOẠT 39
4.5.1 Mức ñộ chấp nhận sẵn lòng chi trả thêm ñối với dịch vụ thu gom rác thải 39
4.5.2 Lý do không sẵn lòng trả mức giá cao hơn của các ñáp viên 40
4.5.3 ðo lường mức sẵn lòng trả của ñáp viên 40

vi
4.6 PHÂN TÍCH HỒI QUY VỀ SỰ SẴN LÒNG TRẢ CỦA CÁC HỘ GIA
ðÌNH 40
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
5.1 KẾT LUẬN 44
5.2 KIẾN NGHỊ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 49





































vii

DANH SÁCH BẢNG


Trang

Bảng 2.1 Quy ñịnh mức phí vệ sinh trên ñịa bàn Thành phố Cần Thơ 16
Bảng 2.2 Mô tả các biến trong mô hình hồi quy 21
Bảng 2.2 Thành phần chất thải sinh hoạt tại quận Ninh Kiều 26

Bảng 3.1 Khối lượng rác ñược vận chuyển bằng xe ép rác ñến bãi rác Tân Long 26

Bảng 4.1 Mô tả ñối tượng nghiên cứu 28
Bảng 4.2 Nhận thức của người dân về hiện trạng môi trường quận hiện nay 29
Bảng 4.3 Phản ứng của ñáp viên về hành vi vứt rác 30
Bảng 4.4 Nhận thức của ñáp viên về tác hại của rác thải sinh hoạt 32
Bảng 4.5 Nguồn nhận biết thông tin tác hại của rác thải sinh hoạt 33
Bảng 4.6 Mức ñộ nhận thức của ñáp viên về tầm quan trọng của dịch vụ thu gom
rác thải 35
Bảng 4.7 Mức ñộ nhận thức của ñáp viên về lợi ích của việc thu gom rác thải 35
Bảng 4.8 Mức ñộ hài lòng của ñáp viên về dịch vụ thu gom rác 37
Bảng 4.9Tổng hợp các mức giá sẵn lòng chi trả thêm của ñáp viên 39
Bảng 4.10 Lý do không sẵn lòng trả mức phí vệ sinh cao hơn 40
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy về sự sẵn lòng chi trả của hộ gia ñình 41















viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


TPCT: Thành phố Cần Thơ
ðBSCL: ðồng bằng sông Cửu Long
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
UBND: Ủy ban nhân dân
CVM: Contigent Valuation Method (Phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên)
WTP: Willingness To Pay (Sự sẵn lòng trả)
TTCN: tiểu thủ công nghiệp
PTNT: phát triển nông thôn





























1
CHƢƠNG 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Rác thải là kết quả được sản sinh từ các hoạt động sống hàng ngày của
con người, nó là một phần tất yếu của cuộc sống, bởi không hoạt động nào của
cuộc sống không sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển thì số lượng rác ngày
càng nhiều và dần trở thành mối đe dọa thật sự đối với cuộc sống. Ở Việt Nam
trong những năm vừa qua, rác thải đang là một hiện trạng đáng lo ngại. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế cùng với sự gia tăng dân số liên tục từ các thành phố lớn,

điều đó đã làm gia tăng đáng kể một lượng rác thải không chỉ ở đô thị mà cả
các vùng nông thôn.
Thành phố Cần Thơ (TPCT) là đô thị trung tâm trong hệ thống các đô
thị ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một khu vực trọng yếu
và là đầu mối của hầu hết các hoạt động buôn bán, kinh doanh thương mại của
vùng, cũng vì thế mà lượng dân cư tập trung về đây sinh sống ngày càng
nhiều. Hòa nhịp cùng tốc độ phát triển chung của cả nước, quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa ở Thành phố ngày càng nhanh, các khu dân cư, khu
công nghiệp ngày càng nhiều cùng với tốc độ gia tăng dân số. Trong những
năm gần đây, sự liên tục gia tăng lượng rác thải sinh hoạt đặt ra nhiều vấn đề
về thu gom, xử lý đối với Thành phố Cần Thơ (TPCT) nói chung và quận
Ninh Kiều nói riêng, bởi vì lượng gia tăng nhanh chất thải rắn sinh hoạt
(CTRSH) sẽ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường và do vậy sẽ tác động tới
sức khỏe cộng đồng là điều không thể tránh khỏi. Từ đó ảnh hưởng không nhỏ
đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội và cảnh quan môi trường đô thị của
thành phố Cần Thơ.
Trong những năm qua thành phố cũng có nhiều biện pháp khắc phục
những tác hại trên, điển hình là thành lập Công ty Công trình đô thị thành phố
Cần Thơ và Công ty cổ phần Minh Tâm chuyên thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố, thế
nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều bất cập: theo Sở Xây dựng thành phố
Cần Thơ cho biết với tốc độ phát triển kinh tế nhanh như hiện nay thì mỗi
ngày toàn thành phố Cần Thơ thải ra khoảng 650 tấn chất thải rắn, nhưng tỉ lệ
thu gom chỉ đạt khoảng 63%, trong khi đó lượng rác còn lại khoảng 400
tấn/ngày không được thu gom mà bị đổ ra sông, rạch, ao, hồ…Nguyên nhân
dẫn đến thực trạng này là do công tác thu gom vận chuyển rác thải trên địa bàn
thành phố Cần Thơ chưa được đầu tư đồng bộ. Hiện nay, hầu hết công tác thu
gom rác thải tại các quận như: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn đều
tập trung vận chuyển về bãi rác Tân Long thuộc huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu


2
Giang cách trung tâm thành phố Cần Thơ đến 28km. Với khoảng cách khá xa
và bãi rác lại nằm trên địa bàn Hậu Giang nên công tác vận chuyển và thu gom
rác gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Hiện tại công tác thu gom trên địa bàn
thành phố nói chung và quận Ninh Kiều nói riêng đang phải đối mặt với vấn
đề tìm nơi khác để xử lý rác thải. Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố
cho biết đến cuối năm 2013 rác thải ở TPCT không còn được xử lý tại bãi rác
Tân Long thuộc huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang như trước đây. Trước tình
hình đó công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn quận trong
tương lai sẽ gặp không ít khó khăn và việc phát sinh nhiều chi phí là điều
không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó hàng năm quận Ninh Kiều phải chi trong
ngân sách gần 40 tỷ đồng để bù đắp cho dịch vụ này và điều đó phải chăng
Nhà nước đã gánh chịu quá nhiều chi phí trong khi hộ gia đình chính là những
người lẽ ra phải chịu trách nhiệm về những gì thải ra trong quá trình tiêu dùng
cá nhân? Trong tương lai nếu Nhà nước giảm bao cấp và trước khó khăn thực
tại thì để duy trì được chất lượng dịch vụ với mức phí hiện nay có đủ để đảm
bảo? Người dân có hiểu được khoản đóng góp của họ được phục vụ vào những
khoản nào trong toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ? Chất lượng dịch vụ đã
đem lại sự hài lòng cho tất cả các đối tượng khách hàng? Xuất phát từ những
vấn đề đó mà đề tài ”Nghiên cứu sự sẵn lòng chi trả của hộ gia đình cho
việc tăng phí vệ sinh trên địa bàn quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ”
được chọn để nghiên cứu nhằm hướng đến đối tượng là các hộ gia đình không
sản xuất kinh doanh có nhà trong hẻm để tìm hiểu về mức độ hài lòng về việc
sử dụng dịch vụ thu gom rác cũng như là sự sẵn lòng chi trả mức phí vệ sinh
mới như thế nào của các hộ gia đình để góp phần giảm thiểu sự bao tiêu của
Nhà nước đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác
thải sinh hoạt trên địa bàn quận.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá sự sẵn lòng chi trả cho việc tăng phí vệ sinh nhằm giảm thiểu

sự bao tiêu của Nhà nước và duy trì chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh
hoạt tại quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung cần có mục tiêu cụ thể:
Đánh giá tình hình chung của công tác thu gom, quản lý rác thải hiện nay
trên địa bàn quận Ninh Kiều, TPCT.

3
Phân tích thái độ và sự hiểu biết của người dân đối với các vấn đề liên
quan đến rác thải. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ thu
gom rác thải.
Phân tích sự sẵn lòng chi trả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi
trả của hộ gia đình không sản xuất kinh doanh có nhà trong hẻm đối với dịch
vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Ninh Kiều, TPCT.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm duy trì chất lượng thu gom rác
thải, đồng thời đem lại sự hài lòng và khuyến khích sự tham gia của người dân
đối với dịch vụ thu gom rác thải.
1.3. PHẠM VI NGHIÊM CỨU
1.3.1. Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn phường Cái Khế và Xuân Khánh,
quận Ninh Kiều TPCT vì đây là những phường nằm khu vực trung tâm quận,
có lượng rác thải sinh hoạt lớn do tập trung nhiều chợ và trung tâm thương
mại.
1.3.2. Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12/2013. Đề tài sử dụng số
liệu thứ cấp năm 2011, 2012. Điều tra về nhận thức và sự sẵn lòng trả của các
hộ gia đình tiến hành vào tháng 9/2013.
1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào hộ gia đình không sản
xuất kinh doanh đang sử dụng dịch vụ thu gom rác có nhà trong hẻm trên địa

bàn phường Cái Khế và Xuân Khánh, quận Ninh Kiều TPCT. Do đối tượng
này có sự tiếp cận dịch vụ có phần khó khăn hơn những hộ nằm ngoài mặt
tiền. Lựa chọn đối tượng này nhằm đánh giá mức độ hài lòng của họ về dịch
vụ đồng thời xem xét khả năng chi trả cho dịch vụ trước những khó khăn thực
tại nhằm duy trì tốt công tác thu gom trong các hẻm, ngõ.
1.4. Các nghiên cứu có liên quan
Nguyễn Văn Song và cộng sự (2009) sử dụng phương pháp đánh giá
ngẫu nhiên (CVM) để xác định mức sẵn lòng trả của các hộ nông dân về dịch
vụ thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Bài
nghiên cứu này tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy để xác đinh mức độ ảnh
hưởng của nhân tố đến mức sẵn lòng trả của hộ nông dân. Kết quả cho thấy
mức sẵn lòng trả cao nhất là 20.000 đồng cho những hộ có thu nhập trên

4
3.000.000 đồng, những hộ có thu nhập dưới 1.000.000 đồng thì mức sẵn lòng
trả là bằng 0. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả của các hộ gia đình
là : giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, tuổi, trình độ học vấn và số người trong
gia đình.
Nguyễn Phú Son (2012) đề tài nghiên cứu về hiện trạng và đưa ra các
giải pháp để giảm bao cấp ngân sách Nhà nước đối với các nhóm đối tượng
trong quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn quận
Ninh Kiều TPCT với việc áp dụng các phương pháp CVM để nghiên cứu giá
sẵn lòng trả trung bình của các nhóm đối tượng đối với dịch vụ thu gom, vận
chuyển, xử lý rác thải và phương pháp hồi quy tuyến tính bội bằng mô hình
Kinh tế lượng Probit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả
của đáp viên, bên cạnh đó tác giả còn sử dụng biểu đồ Pareto để xác định
những lí do quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc đồng tình và không đồng tình
với mức phí vệ sinh mới hàng tháng. Qua kết quả phân tích nhận thấy gần
70% đối tượng sử dụng đều nhận thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng
dịch vụ và hài lòng với dịch vụ này. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn

lòng chi trả này bao gồm: mức phí đóng, trình độ học vấn của người dân sử
dụng dịch vụ, lượng rác thải hàng tháng và sự tin tưởng thông tin được cung
cấp.
Tăng Ngọc Khánh Vy (2012) sử dụng phương pháp phân tích bảng chéo,
phân tích nhân tố, CVM và mô hình hồi quy để đánh giá sự hài lòng và ước
muốn sẵn lòng trả của người dân quận Ninh Kiều đối với việc thu gom chất
thải rắn của công ty công trình đô thị thành phố Cần Thơ. Qua đó, nhìn chung
người dân hài lòng với việc thu gom của công ty như về thời gian, số lần thu
gom, phương tiện,…Khi khảo sát về việc tăng phí thu gom thì có 62,4% người
dân đồng ý và 37,6% không đồng ý do muốn giảm chi tiêu gia đình. Qua tính
toán mức sẵn lòng trả trung bình (WTP mean) của người dân là 4.225 đồng
(tương đương 0.201% thu nhập hàng tháng của hộ gia đình). Mức sẵn lòng trả
của người dân phụ thuộc vào 5 yếu tố: số thành viên trong gia đình, lượng rác
thải hàng ngày, thu nhập trung bình, lượng rác thải địa phương và nghề nghiệp
đáp viên.
Lê Trần Thiên Ý, Nguyễn Hồ Anh Khoa, Mã Bình Phú (2012), bài viết
trình bày kết quả khảo sát thực trạng chọn nơi làm việc của 385 sinh viên kinh
tế của Trường Đại học Cần Thơ sau tốt nghiệp. Thông qua phương pháp phân
tích nhân tố và mô hình hồi quy nhị nguyên, kết quả rút được 5 nhân tố tác
động đến quyết định về quê làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp, xếp theo
thứ tự tầm quan trọng; (1) Điều kiện làm việc tại địa phương, (2) Tình cảm
quê hương, (3) Chi phí sinh hoạt ở địa phương, (4) Mức lương bình quân tại

5
địa phương, (5) Chính sách ưu đãi của địa phương. Kết quả phân tích hồi quy
cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sinh viên nam
và nữ trong quyết định về quê làm việc. Trong khi đó, chọn những sinh viên
nào chịu sự chi phối bởi người thân khi quyết định chọn nơi làm việc thì sẽ có
xu hướng về quê làm việc cao hơn so với những sinh viên không bị ảnh hưởng
bởi gia đình.



6
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm về nhận thức
Theo quan điểm Mác – Lênin nhận thức là sự phản ánh thế giới khách
quan vào trong bộ óc con người. Nhưng đó không chỉ là sự phản ánh đơn giản,
thụ động mà là sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo của con người trước
các hiện thực khách quan hoạt động trong cuộc sống của con người.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (1988), “nhận thức” là quá trình biện
chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó
con người tư duy và không ngừng tiến gần đến khách thể”. Quá trình của nhận
thức chia làm hai giai đoạn:
Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động), là giai đoạn
đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác
quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Giai đoạn này được thực
hiện qua ba hình thức cơ bản là: cảm giác, tri giác và biểu tượng. Cảm giác là
hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật,
hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào giác quan của con người. Tri giác
là sự phản ánh tương đối toàn vẹn của con người về những biểu hiện của sự
vật, hiện tượng khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào giác quan của con
người. Biểu tượng là sự tái hiện về hình ảnh về sự vật khách quan vốn đã được
phản ánh bởi cảm giác và tri giác.
Theo giáo trình những Nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin,
(2010). Nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn cao
hơn của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn phản ánh gián tiếp, trừu tượng và
khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của sự vật khách quan.
Nó được thể hiện qua ba hình thức: khái niệm, phán đoán, suy luận. Khái niệm

là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất
của sự vật. Phán đoán là tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để
khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng. Suy
luận là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút
ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới.
2.1.2. Khái niệm sự sẵn lòng chi trả (Willingness to pay; WTP)
Theo Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc UNEP: WTP (Willing to
pay) là một khoản tiền mà một cá nhân sẵn lòng và có khả năng chi trả để có

7
được hàng hóa hay dịch vụ nào đó, ví dụ như việc cải thiện chất lượng môi
trường, có được một ngày nghỉ để đi câu cá, hay một chuyến đi thăm miệt
vườn, hay chi phí bỏ ra cho việc phòng tránh dịch bệnh, Cá nhân lựa chọn
mức WTP phục thuộc vào sở thích và điều kiện của mình.
2.1.3. Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên – CVM
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên – CVM là phương pháp phỏng vấn
trực tiếp để xác định giá sẵn lòng trả (WTP) cho sự thay đổi trong việc cung
ứng hàng hóa, dịch vụ môi trường hoặc ngăn cản một sự thay đổi môi trường
nào đó.
Ứng dụng của CVM: có thể đánh giá được giá trị của:
- Sự cải thiện môi trường: Max WTP để đạt được sự cải thiện, Min WTP
để từ bỏ sự cải thiện.
- Sự thiệt hại môi trường: Max WTP để tránh thiệt hại, Min WTP để
chấp nhận thiệt hại.
- Ưu điểm của CVM: định giá được giá trị phi sử dụng (non use value).
Các bƣớc thực hiện CVM
Bƣớc 1: Xác định hàng hóa (vấn đề) cần đánh giá
Đối tượng được đề cập đến ở đây là gì?. Tác động như thế nào đến vấn
đề nghiên cứu.
Mô tả thị trường, trong đó ai là người được hưởng lợi, ai bị thiệt hại

Hình thức thanh toán, cá nhân hay hộ gia đình?
Sử dụng bảng, hình ảnh,…để minh họa
Bƣớc 2: Xác định đối tượng khảo sát
Xác định đối tượng khảo sát là cá nhân hay gia đình để có cách tiếp cận
phù hợp. Xác định đặc điểm riêng cửa từng đối tượng để tìm hiểu thông tin
đầy đủ chính xác về đối tượng cho quá trình lựa chọn đối tượng dễ dàng hơn.
Bƣớc 3: Lựa chọn phương pháp khảo sát/cách đặt câu hỏi
 Cách đặt câu hỏi
- Open-ended question: Hỏi người được phỏng vấn họ muốn trả bao
nhiêu cho sự thay đổi hàng hóa, dịch vụ đang đánh giá.
- Close-ended question: Đưa ra cho người được phỏng vấn 1 con số (số
tiền phải trả) và hỏi họ đồng ý trả hay không?

8
- Payment card: Đưa thẻ ghi một dãy số và đề nghị người được phỏng
vấn chọn
- Double-bounded: Người được phỏng vấn trả lời mức giá ban đầu. Nếu
trả lời có, hỏi mức cao hơn. Nếu trả lời không, hỏi mức thấp hơn.
 Phương pháp phỏng vấn
- Phỏng vấn trực tiếp: Gặp mặt để phỏng vấn (in-person interview) thông
thường đây là cách thu được số liệu chất lượng cao nhất. Nhược điểm lớn nhất
của cách này là tốn kém chi phí nhiều hơn so với cách điện thoại hoặc gởi thư.
Phỏng vấn bằng thư/email: Gởi nội dung phỏng vấn cho đáp viên qua
email. Phương pháp này ít tốn kém, khảo sát được trên diện rộng nhưng tỉ lệ
trả lời thấp.
- Phỏng vấn qua điện thoại: Điện thoại cho các đáp viên hỏi theo bảng
câu hỏi, với phương pháp này tỉ lệ trả lời cao, tiết kiệm thời gian tuy nhiên
người hỏi không mô tả hết thông tin về tình huống giả định trên điện thoại.
Bƣớc 4: Xây dựng công cụ khảo sát
Xây dựng bảng câu hỏi rất quan trọng trong CVM

“Bảng câu hỏi (hay còn gọi là phiếu đều tra) là hệ thống các câu hỏi
được sắp xếp trên cơ sở các nguyên tắc, trình tự logic và theo nội dung nhất
định nhằm giúp cho người đều tra có thể thu được thông tin về hiện tượng
nghiên cứu một cách đầy đủ, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã được thiết lập”
(Giáo trình Lý thuyết thống kê – 2006).
Trong các cuộc điểu tra nói chung, dù thuộc về lĩnh vực gì thì bảng câu
hỏi luôn đóng vai trò rất quan trọng, nó là công cụ để người nghiên cứu truyền
tải nội dung đến người được hỏi và thu nhận những phản hồi từ họ. Vì vậy, chỉ
cần nhìn vào bảng hỏi cũng có thể cho ta biết được những thông tin sơ lược
nhất về cuộc đều tra như mục đích đều tra, chương trình, tổ chức đều tra,…
 Các bước xây dựng bảng câu hỏi
- Xác định lại hàng hóa cần đánh giá
- Thiết kế kịch bản
- Đặt câu hỏi về WTP
Các câu hỏi phụ liên quan đến: thái độ (attiude, opinion, knowledge
question), các câu hỏi “tiếp theo” (follow-up question), sự hài lòng và nhu cầu
sử dụng hàng hóa, dịch vụ hoặc đặc điểm kinh tế xã hội (demographic).

9
- Khảo sát thử và chỉnh sửa bảng câu hỏi
 Cấu trúc bảng câu hỏi:
- Các câu hỏi về thái độ
- Kịch bản
- Mô tả các thuộc tính của hàng hóa
- Mô tả thị trường; gia đình cung cấp, ai sẽ hưởng lợi và ai chịu thiệt hại?
- Phương thức thanh toán (payment vehicle): thanh toán như thế nào?, cá
nhân hay hộ gia đình?, thời gian thanh toán?, cơ quan nào chịu trách nhiệm
thu tiền?, phương thức chi trả đạt yêu cầu nếu người được phỏng vấn tin là
công bằng và có tính thực tế.
- Câu hỏi về sự hài lòng và nhu cầu

- Câu hỏi WTP
- Câu hỏi “liên quan tiếp theo” (Follow up question)
- Đặc điểm kinh tế xã hội
 Xác định các mức giá
- Để xác định các mức giá: cần thảo luận nhóm, phỏng vấn cá nhân
- Xác định mức giá như thế nào cần liên quan đến câu hỏi
Bƣớc 5: Xử lý số liệu
- Bước này là bước hoàn thành phân tích và báo cáo kết quả. Dữ liệu
được phân tích bằng các phần mềm thống kê để xác định các thông số cần
thiết cho báo cáo như trung bình của mẫu, WTP trung bình, loại bỏ những
phiếu không phù hợp,…
Tính toán WTP trung bình theo phương pháp phi tham số kiểm tra độ tin
cậy của giá trị WTP. Nhằm xác định WTP có tuân theo các lý thuyết kỳ vọng
hay không.
Hồi quy WTP theo các biến số.
- Thu nhập của các hộ gia đình
- Các biến về tuổi
- Giới tính đáp viên
- Các biến thông tin
- Tổng quan sát N

10
- Có j giá trị WTP khác nhau, j có thể nhỏ hơn N
- Sắp xếp các giá trị WTP từ thấp đến cao (j=0,J). C0 luôn bằng 0 và có
giá trị cao nhất trong mẫu.
- Gọi hj là có số hộ có WTP là Cj
- Tổng số hộ có WTP cao hơn Cj sẽ là:
nj
=



J
jk
k
h
1

- Hàm “survisor fuction” là
N
nj
S
tj

)(

- WTP trung bình là:
 
tjtSMeanWTP
j
J
j
tj




1
0
)(


Kiểm tra độ tin cậy của giá trị WTP: Nhằm xác định WTP có tuân theo
các lý thuyết và kỳ vọng hay không
Hồi quy WTP theo các biến số:
- Thu thập đặc điểm kinh tế -xã hội
- Các biến số về thái độ
- Thái độ đối với kịch bản
- Kiến thức về hàng hoá đang xem xét
- Khoảng cách đến địa điểm cung cấp hàng hoá
Các bước kiểm tra:
- Hồi quy WTP theo các biến
- Kiểm tra mức ý nghĩa của các hệ số
- Xem xét dấu của biến. Có phù hợp với lý thuyết hay không?
- Kiểm tra lại phần trăm dự báo đúng của mô hình để xem xét mức độ
phù hợp của mô hình.
2.1.4. Áp dụng phƣơng pháp CVM vào đề tài nghiên cứu
2.14.1. Bảng câu hỏi (gồm có 3 phần)
Phần 1. Thông tin của đáp viên. Phần này dùng để thu thập thông tin cá
nhân của đáp viên

11
Phần 2. Tìm hiểu về thái độ và sự hiểu biết của người dân về vấn đề rác
thải và tình trạng môi trường hiện nay. Hiệu quả của các nguồn thông tin, giáo
dục truyền thông về vấn đề rác thải của địa phương.
Phần 3. Tập trung vào các câu hỏi tìm hiểu mức độ hài lòng của hộ gia
đình đối với dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trong thời gian qua và nhu cầu
của người dân quận Ninh Kiều đối với dịch vụ thu gom rác thải. Người dân
đồng ý hay không đồng ý về việc tăng phí vệ sinh và sự sẵn lòng chi trả thêm
cho dịch vụ thu gom là bao nhiêu.
2.1.4.2. Kịch bản
Kịch bản bắt đầu bằng sự miêu tả của phỏng vấn viên về thực trạng của

công tác thu gom rác thải trên địa bàn quận Ninh Kiều, TPCT. Thái độ và sự
hiểu biết của người dân về vấn đề môi trường sống xung quanh đang ngày
càng bị đe dọa. Chi phí thu gom rác thải sinh hoạt hằng ngày từ các hộ dân đến
địa điểm trung chuyển rác do gia đình chi trả (thông qua phí vệ sinh thu hằng
tháng) và phần chi phí địa điểm trung chuyển rác đến bãi rác để chôn lấp xử lý
do ngân sách quận Ninh Kiều chi trả, như vậy hàng năm quận Ninh Kiều phải
chi trong ngân sách khoảng 40 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hiện nay thành phố Cần
Thơ nói chung và quận Ninh Kiều nói riêng đang phải đối mặt với vấn đề tìm
nơi mới để xử lý rác thải thay vì xử lý tại bãi rác Tân Long thuộc huyện Phụng
Hiệp tỉnh Hậu Giang như trước đây. Để góp phần giảm bớt gánh nặng cho
việc bao tiêu của Nhà nước và duy trì chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh
hoạt trước những khó khăn thực tại thì với mức phí mà người dân chi trả hiện
tại vẫn chưa đủ đáp ứng chính vì lẽ đó cần phải có sự đóng góp thêm từ phía
người dân thông qua việc tăng thêm mức phí vệ sinh hàng tháng. Câu hỏi
WTP được đặt ra: Bây giờ chúng tôi muốn biết gia đình Ông/Bà có đồng ý
đóng tiền phí vệ sinh cao hơn để góp phần duy trì chất lượng dịch vụ trước
khó khăn trong việc tìm nơi xử lý rác đồng thời giảm phần nào bao cấp
ngân sách cho Nhà nước?
2.1.4.3. Cách thức chi trả và mức giá
- Cách thức chi trả: Số tiền chi trả của người dân cho dịch vụ vệ sinh
cũng như các cách thu phí điện, nước truyền thống, phí vệ sinh được thu gom
mỗi tháng một lần và do nhân viên của các đơn vị thu gom thực hiện.
- Mức giá được đáp viên trực tiếp đưa ra.
2.1.4.4. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Phỏng vấn viên đến các
hộ gia đình đã được chọn và xin được trao đổi trực tiếp, nói lên vấn đề cần

12
trao đổi. Đưa bản câu hỏi cho đáp viên xem qua và trả lời, nếu có những câu
hỏi nào mà đáp viên chưa rõ thì phỏng vấn viên sẽ giải thích và hướng dẫn cụ

thể.
2.1.5. Khái niệm về dịch vụ
Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho
những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [Từ điển
Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, tr256]
Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự
như hàng hoá nhưng phi vật chất (Từ điển Wikipedia). Theo quan điểm kinh tế
học, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du
lịch, thời trang, chăm sóc sức khỏe, và mang lại lợi nhuận.
Tóm lại, dịch vụ là một dạng hoạt động như giao dịch và phục vụ nhằm
thỏa mãn nào đó của từng cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng dân cư. Đặc điểm
của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như h`àng hoá
nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội.
Cơ cấu các ngành dịch vụ hết sức phức tạp. Chia ngành dịch vụ ra 3
nhóm:
 Các dịch vụ kinh doanh: gồm vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, bảo
hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp,
 Các dịch vụ tiêu dùng: gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch,
các dịch vụ cá nhân như y tế, giáo dục, thể dục thể thao.
 Các dịch vụ công: gồm các dịch vụ hành chính công, các hoạt động
đoàn thể,
2.1.6. Giới thiệu sơ nét về thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh
hoạt
- Thu gom: Việc thu gom được thực hiện trên khắp các tuyến đường
đóng phí vệ sinh như các tuyến đường chính, hẻm, chợ… bằng thủ công (dùng
chổi quét rác). Một số tuyến đường và hẻm nhỏ không được thu gom hoặc do
người dân không đăng ký sử dụng dịch vụ thu gom nên lượng rác sinh hoạt
phát sing tại một số nơi thuộc các phường trên địa bàn quận vẫn còn tồn đọng.
- Vận chuyển: Rác sinh hoạt sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển
đến bãi chôn lấp chất thải rắn của tỉnh bằng xe cuốn ép rác chuyên dụng. Tuy

nhiên do đặc thù của rác thải, mùi hôi là một vấn đề không thể tráng khỏi.
Trong quá trình lưu trữ, thu gom và vận chuyển mùi hôi sẽ phát sinh kèm theo

13
nước rỉ rác làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người thu gom, người đi đường,
gây mất mỹ quan đô thị.
- Xử lý chất thải: Là một quá trình sử dụng công nghệ, kỹ thuật để làm
biến đổi chất làm cho chúng mất đi hoặc biến đổi sang một dạng khác không
gây ô nhiễm, thậm chí còn có lợi cho môi trường và kinh tế xã hội. Xử lý chất
thải có thể bằng phương pháp hóa học, lý học, hóa lý hay sinh học. Có khi quy
trình xử lý chất thải đơn giản nhưng có khi là cả một dây chuyền công nghệ.
Xử lý chất thải rắn được gọi là xử lý rác.Xử lý rác bao gồm phân loại, thu
gom, vận chuyển và chế biến rác.Xử lý rác bao gồm phân loại, thu gom, vận
chuyển và chế biến rác. Xử lý chất thải lỏng có thể là xử lý nước tahir. Tùy
theo chất ô nhiễm, mức độ ô nhiễm mà có những công nghệ xử lý khác nhau.
Trong một số trường hợp, khái niệm xử lý chất thải và xử lý ô nhiễm là đồng
nghĩa với nhau, nhưng giữa chúng có một sự khác nhau nhỏ.
2.1.7.Về các nguồn thu cho hoạt động vệ sinh môi trƣờng
- Trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 có qui định về phí bảo vệ môi
trường và qui định về quỹ bảo vệ môi trường. Thông tư số 97/2006/TT-BTC
ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm
quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, trong đó có các qui định về phí vệ sinh như sau:
+ Đối với các cá nhân, hộ gia đình, mức thu tối đa không quá 3.000
đồng/người/tháng hoặc không quá 20.000 đồng/hộ/tháng.
+ Đối với các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, trường học, nhà trẻ, trụ sở
làm việc của các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, sự nghiệp, mức thu tối đa
không quá 100.000 đồng/đơn vị/tháng.
+ Đối với các cửa hàng, khách sạn, nhà hàng kinh doanh hàng ăn uống,
tuỳ theo quy mô của từng đối tượng mà có mức thu cho phù hợp nhưng tối đa

không quá 200.000 đồng/cửa hàng/tháng hoặc không quá 160.000 đồng/m3
rác.
+ Đối với các nhà máy, bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, nhà ga, bến tàu,
bến xe, mức thu tối đa không quá 160.000 đồng/m3 rác.
- Ngoài ra, vào năm 2007 Chính phủ ban hành Nghị định số
74/2007/NĐCP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Trong đó qui
định Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là khoản thu ngân sách Nhà
nước, được quản lý, sử dụng như sau: Để lại một phần số phí thu được cho cơ
quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí. Phần còn
lại là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để chi dùng cho các nội

14
dung sau đây: chi phí cho việc xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi
trường, như: đốt, khử khuẩn, trung hoá, trơ hoá, chôn lấp chất thải rắn hợp vệ
sinh, đảm bảo có sự kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi tr ờng phát sinh trong
quá trình xử lý chất thải; chi hỗ trợ cho việc phân loại chất thải rắn, bao gồm
cả hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của nhân dân trong
việc phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn; chi hỗ trợ đầu tưxây dựng các bãi
chôn lấp, công trình xử lý chất thải rắn, sử dụng công nghệ tái chế, tái sử
dụng, xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn.
- Theo các qui định trên thì liên quan đến hoạt động vệ sinh môi trường
có hai loại phí khác nhau là phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường. Trong đó
phí vệ sinh chủ yếu để bù đắp cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác còn phí
bảo vệ môi trường để sử dụng cho việc xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi
trường và các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân.
2.1.8.Một số biện pháp chế tài đối với hành vi vức rác bừa bãi
Từ năm 2005, Chính phủ đã có chế tài xử phạt các hành vi vứt rác là mất
vệ sinh chung. Cụ thể: Tại Mục c, Khoản 1; Mục b, Khoản 2 và Mục a, Khoản
4 Điều 9, Nghị định số: 150/2005/NĐ-CP, ngày 12-12-2005 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn

xã hội. Mức xử phạt từ 60.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Thượng tá Lê
Minh Châu, Trưởng phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Bình Dương).
Tháng 7/2013 Dự thảo Nghị định thay thế cho Nghị định 117/2009/NĐ-
CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định xử
lý đối với hành vi vứt rác thải bừa bãi chính thức có hiệu lực. Theo đó, đề xuất
mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000-500.000 đồng đối với hành vi đổ
rác không đúng nơi quy định ở khu đô thị, chung cư. Đối với hành vi đổ rác
thải sinh hoạt trên đường phố, hệ thống thoát nước sẽ bị phạt nặng từ 500.000-
1.000.000 đồng. Cùng với đó là phạt tiền từ 1.000.000-5.000.000 đồng đối với
hành vi thu gom rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định về bảo vệ môi
trường.
Với thực trạng việc vứt rác một cách bừa bãi ngày càng trở nên nghiêm
trọng, gây ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế, đời sống xã hội và đặc biệt hơn
là môi trường sống thì biện pháp chế tài cần phải được đặt ra, có nhiều nguồn
ý kiến của những người nghiên cứu khác nhau, mốt số đồng ý là phải phạt
nặng đối với hành vi vứt rác bừa bãi này, như thế mới có thể làm giảm bớt
trường hợp vi phạm, đồng thời qua đó nâng cao giá trị của pháp luật, đưa pháp
luật đến mọi người dân. Trái lại cũng có ý kiến cho rằng, rất khó để áp dụng
biện pháp chế tài đối với người có hành vi vứt rác, việc áp dụng biện pháp chế

15
tài quá khắc nghiệt có thể mang lại hiệu quả trái ngược, phản tác dụng. Vả lại
một khi ng ười ta cố tình thực hiện thì công tác giám sát để phát hiện là vấn đề
không hề đơn giản.
2.1.9. Mức thu phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Thực hiện theo Nghị quyết số 17/2010/NQ-HĐND ngày 03 tháng 12
năm 2010 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về việc sửa đổi, bổ sung
Nghị quyết số 83/2006/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng
nhân dân thành phố về việc quyết định danh mục và mức thu phí, lệ phí, cụ thể
được trình bày trong 2.1. Mức phí vệ sinh trên địa bàn Thành phố Cần Thơ

được chia ra nhiều mức và áp dụng cụ thể cho từng đối tượng, nếu chỉ xét
riêng về đối tượng là các hộ gia đình thì bao gồm: Hộ gia đình sản xuất kinh
doanh, buôn bán (chia thành buôn bán cố định và buôn bán lẻ khác) và các hộ
gia đình không sản xuất kinh doanh (gồm nhà mặt tiền và nhà trong hẻm).
Mức phí áp dụng từ 10.000 đồng, 15.000 đồng, 20.000 đồng, và 30.000 đồng.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về đối tượng hộ
gia đình không sản xuất kinh doanh và có nhà trong hẻm, đây là đối tượng có
mức phí vệ sinh thấp nhất với mức phí 10.000 đồng/tháng.
















×