Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

KHẢO sát sự lưu HÀNH của VI KHUẨN SALMONELLAVÀ ESCHERICHIA COLI TRÊN CHUỘT tại THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN MINH THƯ

KHẢO SÁT SỰ LƯU HÀNH CỦA VI KHUẨN
SALMONELLA VÀ ESCHERICHIA COLI TRÊN
CHUỘT TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SỸ THÚ Y

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Tên đề tài:

KHẢO SÁT SỰ LƯU HÀNH CỦA VI KHUẨN
SALMONELLA VÀ ESCHERICHIA COLI TRÊN
CHUỘT TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Lý Thị Liên Khai

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Minh Thư
MSSV: 3070239
Lớp: Thú Y 33B




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: KHẢO SÁT SỰ LƯU HÀNH CỦA VI KHUẨN SALMONELLA VÀ
ESCHERICHIA COLI TRÊN CHUỘT TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Do sinh viên Nguyễn Minh Thư thực hiện tại phòng Vệ Sinh Thức Ăn-Bộ môn Thú
Y-Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại học Cần Thơ từ 07/2011
đến 04/2012.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2012

Cần Thơ, ngày

Duyệt Bộ môn

tháng

năm 2012

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

TS. Lý Thị Liên Khai


Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2012

Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii


LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, người đã sinh thành và dưỡng dục con
nên người.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ, quí Thầy Cô Bộ môn
Thú Y và Bộ môn Chăn Nuôi Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng đã tận tình
giảng dạy trong suốt thời gian học tập.
Xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô Lý Thị Liên Khai, người đã hết lòng hướng
dẫn, truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành biết ơn tất cả các anh chị học viên Cao Học khóa 17, các bạn sinh
viên lớp Thú Y khóa 33 cùng làm việc tại phòng Vệ Sinh Thức Ăn - Bộ môn Thú y Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình đóng
góp nhiều ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn tất cả các bạn cùng lớp Thú Y khóa 33 đã chia sẻ cùng tôi những buồn vui,
cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ trong suốt trong quá trình học tập.

Xin chân thành cảm ơn
Nguyễn Minh Thư


iii


MỤC LỤC

Trang

Trang tựa ................................................................................................................. i
Trang duyệt ............................................................................................................. ii
Lời cảm tạ ............................................................................................................... iii
Mục lục ................................................................................................................... iv
Danh sách sơ đồ - biểu đồ........................................................................................ vi
Danh sách hình ........................................................................................................ vii
Danh sách chữ viết tắt ............................................................................................. viii
Danh sách bảng ....................................................................................................... ix
Tóm lược ................................................................................................................. x
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 3
2.1 Giới thiệu chung về loài chuột ...................................................................... 3
2.1.1 Sự phân bố.......................................................................................... 3
2.1.2 Tập tính chung của chuột .................................................................... 3
2.1.3 Các loài chuột chính thường gặp ở Việt Nam...................................... 4
2.1.4 Phương thức truyền lây bệnh từ chuột................................................. 6
2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước........................................... 7
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ....................................................... 7
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................ 9
2.3 Mầm bệnh từ vi khuẩn Salmonella ............................................................... 9
2.3.1 Tính gây bệnh của Salmonella ............................................................ 13
2.3.2 Triệu chứng bệnh do Salmonella ........................................................ 14
2.4 Mầm bệnh từ vi khuẩn Escheriachia coli ..................................................... 14

2.4.1 Tính gây bệnh của Escherichia coli ..................................................... 15
2.4.2 Triệu chứng bệnh do Escherichia coli.................................................. 16
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU ............................ 17
3.1 Phương tiện thí nghiệm ................................................................................ 17
iv


3.1.1 Địa điểm thực hiện .............................................................................. 17
3.1.2 Đối tượng khảo sát .............................................................................. 17
3.1.3 Trang thiết bị - dụng cụ ....................................................................... 17
3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm ............................................................... 18
3.2.1 Phương pháp lấy mẫu .......................................................................... 18
3.2.2 Phương pháp nuôi cấy phân lập Salmonella ......................................... 18
3.2.3 Phương pháp nuôi cấy phân lập E. coli ................................................ 27
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 31
3.4 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 31
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................... 32
4.1 Tổng quan địa điểm lấy mẫu ........................................................................ 32
4.2 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella và E. coli trên phân chuột tại thành
phố Cần Thơ........................................................................................................... 33
4.3 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella và E. coli trên phân chuột theo địa
điểm ....................................................................................................................... 34
4.4 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella và E. coli trên phân chuột theo
giới tính .................................................................................................................. 36
4.5 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella và E. coli trên phân chuột theo
loài .......................................................................................................................... 37
4.6 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella và E. coli trên phân chuột theo môi
trường sống ............................................................................................................. 39
4.7 Kết quả định danh vi khuẩn Salmonella trên phân chuột tại TP. Cần Thơ ..... 40
Chương 5 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 42

5.1 Kết luận........................................................................................................ 42
5.2 Đề nghị ........................................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 43
PHỤ CHƯƠNG....................................................................................................... 50

v


DANH SÁCH SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
STT

Tên

Trang

1

Đường lây truyền mầm bệnh từ chuột

7

2

Qui trình phân lập vi khuẩn Salmonella

20

3

Phản ứng huyết thanh học của Salmonella với kháng huyết

thanh chuẩn

24

4

Chế kháng nguyên Salmonella

25

5

Qui trình xác định kháng nguyên H phase 1 của Salmonella

26

6

Các bước xác định kháng nguyên H phase 2 của Salmonella

26

7

Qui trình phân lập vi khuẩn E. coli

28

8


Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên phân chuột theo địa điểm

35

vi


DANH SÁCH HÌNH
STT

Tên hình

Trang

1

Khuẩn lạc Salmonella trên môi trường DHL

21

2

Khuẩn lạc Salmonella trên môi trường MLCB

21

3

Khuẩn lạc E. coli trên môi trường DHL


29

4

Bản đồ địa điểm lấy mẫu

32

5

Chuột cống (Rattus norvegicus )

37

6

Chuột đồng (Rattus argentiventer)

37

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích

PBS


Phosphat Buffered Saline

DHL

Deoxy Cholate Hydrogen Sulfide Lactose Agar

KIA

Kligker Iron Agar

LIM

Lysine Indole Motility Medium

MLCB

Mannitol Lysine Crystal Violet Brilliant Geen Agar

NA

Nutrient Agar

TSA

Trypticase Soya Agar

VP

Voges Proskauer


MR

Methyl Red

viii


DANH SÁCH BẢNG

STT

Tên bảng

1

Đặc tính sinh hóa của các chủng Salmonella

2

Đặc tính sinh hóa E. coli và một số chủng vi khuẩn đường

3

Trang

23

ruột

31


Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella và E. coli trên phân

33

chuột tại thành phố Cần Thơ
4

Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella và E. coli trên phân

34

chuột theo từng địa điểm
5

Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella và E. coli trên phân

36

chuột theo giới tính
6

Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella và E. coli trên phân

38

chuột theo loài
7

Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella và E. coli trên phân


39

chuột theo môi trường sống
8

Kết quả định chủng vi khuẩn Salmonella trên phân chuột

ix

40


x


TÓM LƯỢC
Salmonella và E. coli là vi khuẩn đường ruột sống hoại sinh trong cơ thể động vật,
theo phân ra ngoài môi trường gây bệnh nguy hiểm cho người và gia súc. Bằng
phương pháp nuôi cấy, phân lập và định chủng, chúng tôi khảo sát sự lưu hành của
vi khuẩn Samonella và E. coli trên phân chuột được thu thập từ 7/2011 đến 4/2012
tại thành phố Cần Thơ. Trong 101 mẫu chuột khảo sát có 16 mẫu dương tính với
Salmonella chiếm 15,84%, 64 mẫu dương tính với E. coli (63,37%). Trong đó, tỷ lệ
nhiễm Salmonella ở Nông Trường Sông Hậu (29,73%) cao hơn tỷ lệ nhiễm ở
phường Châu Văn Liêm (8,57%) và phường Thới An (6,89%). Không có sự khác
nhau về tỷ lệ nhiễm E. coli ở Nông Trường Sông Hậu (62,16%), phường Châu Văn
Liêm (62,85%), phường Thới An (65,52%). Tỷ lệ nhiễm Salmonella và E. coli trên
chuột đực (16,67% và 59,52% ) và chuột cái (15,25% và 66,10%) là tương đương
nhau. Tỷ lệ nhiễm Salmonella và E. coli trên chuột đồng (Rattus argentiventer) và
chuột cống (Rattus norvegicus) lần lượt là (12,77% và 57,14%) và (62,77% và

100%). Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên chuột sống gần trại chăn nuôi là 22,73% cao
hơn chuột sống ở vườn cây ăn trái (7,81%). Ngược lại, tỷ lệ nhiễm E. coli là tương
đương nhau (62,16% và 64,06%). Có 5 chủng Salmonella được tìm thấy trên chuột
tại thành phố CầnThơ: S. Weltevreden, S. Thompson, S. Paratyphi B, S. Oxford, S.
Infantis.

x


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực phẩm và sử dụng thực phẩm là nhu cầu thiết yếu. Vệ sinh an toàn thực
phẩm là yếu tố cần thiết để bảo vệ sức khỏe người dân. Theo thống kê của Cục An
toàn thực phẩm, trong giai đoạn 2000-2006 đã có 174 vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp
ăn tập thể; 58 vụ ngộ độc thực phẩm trong các trường học; 161 vụ ngộ độc thực
phẩm do thức ăn đường phố. Tại hội thảo về an toàn thực phẩm được tổ chức vào
ngày 23/10/2010, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố thống kê mới, hàng năm
Việt Nam có hơn 3 triệu trường hợp nhiễm độc từ thực phẩm, gây thiệt hại hơn 200
triệu USD.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2010 có tới 400 các bệnh
lây truyền qua thực phẩm không an toàn, chủ yếu là dịch tả, tiêu chảy, thương
hàn,…Và nguyên nhân gây ra chủ yếu là do thực phẩm bị vấy nhiễm từ vi sinh vật.
Hầu hết các vi khuẩn đều vô hại, nhưng một số lại rất nguy hiểm với sức khỏe con
người, và vi khuẩn E. coli và Salmonella là mối đe dọa lớn, là nguyên nhân gây ngộ
độc thực phẩm đang được quan tâm đến hiện nay. Trong đó con người và động vật
có thể bị nhiễm Salmonella và E. coli trực tiếp hoặc gián tiếp từ côn trùng, loài gặm
nhấm (Bùi Mạnh Hà, 2006).
Chuột là loài rất phổ biến ở Việt Nam và đặc biệt là Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Đây là vựa lúa của cả nước, khí hậu nóng ẩm, hệ thống kênh ngòi chằng chịt.
Tất cả yếu tố trên là điều kiện lý tưởng cho chuột phát triển. Chuột thường sống ở

những nơi dơ bẩn và chúng mang theo mầm bệnh đi khắp nơi đến các hộ gia đình,
các khu vực chăn nuôi làm tăng nguy cơ gây bệnh cho vật nuôi và con người.
Cần Thơ là thành phố trung tâm của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Thời
gian gần đây đã và đang xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm khá nghiêm trọng. Mà
một trong những nguyên nhân có thể do vi sinh vật vấy nhiễm vào thức ăn từ môi
trường, côn trùng, động vật,…Chưa có nghiên cứu nào về loài chuột trong tự nhiên
ở thành phố Cần Thơ để nhận ra chúng có thể mang mầm bệnh nguy hiểm cho con

1


người, cũng như là sự lưu hành của vi khuẩn đường ruột cụ thể là vi khuẩn
Salmonella và Escherichia coli trên chuột.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự phân công và cho phép của Bộ Môn Thú Y,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát sự lưu hành của vi khuẩn Salmonella và
Escherichia coli trên chuột tại thành phố Cần Thơ”.
Mục tiêu đề tài:
Xác định tỷ lệ dương tính Salmonella và Escherichia coli trên phân chuột tại
một số địa điểm thuộc thành phố Cần Thơ.
Xác định tỷ lệ dương tính Salmonella và Escherichia coli trên phân chuột theo
giới tính, loài chuột tại thành phố Cần Thơ.
Xác định tỷ lệ dương tính Salmonella và Escherichia coli trên chuột theo môi
trường sống của chuột tại TP. Cần Thơ.
Xác định những chủng Salmonella phổ biến trên chuột ở thành phố Cần Thơ.

2


CHƯƠNG 2

CỞ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Giới thiệu chung về loài chuột
Chuột là nhóm động vật nhỏ chiếm 42% các loài thú có ý nghĩa rất quan trọng
đến đời sống của con người. Với sự thích nghi kỳ diệu, chuột là nhóm động vật phổ
biến tại nhiều sinh cảnh. Nhiều trường hợp nhóm động vật này là có lợi, chúng săn
bắt động vật, côn trùng gây hại, tạo độ màu mỡ cho đất. Tuy nhiên, gần 5% các loài
chuột là có hại về kinh tế và sức khỏe con người (McDonal, 1999).
2.1.1 Sự phân bố
Theo Ken et al. (2003) trong vùng rộng lớn trải từ Nam Trung Quốc, bán đảo
Malaysia, Philipin có tất cả 28 loài và Việt Nam có 18 loài chuột hại chính. Căn cứ
vào các nghiên cứu cho thấy khu hệ chuột ở Việt Nam thuộc nhóm Rattus rattus.
Ở đồng bằng Sông Hồng có 8 loài chuột hại. Trong khi đó, tại Thừa Thiên Huế
theo Aplin et al. (2003) trên đồng lúa và đất trồng mía phát hiện được 5 loài chuột.
Trong đó, chủ yếu là chuột đồng, chuột nhà, chuột đàn, chuột cống, chuột đất…
Riêng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long theo nghiên cứu của Brown et al. (1983) tại
các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Minh
Hải, An Giang, Vĩnh Long có 12 loài chuột hại, trong đó có loài chuột đồng nói
chung chiếm tới 75% số lượng cá thể và loài chuột cống chiếm 2,2%, còn lại là 1
một số ít loài chuột khác.
2.1.2 Tập tính chung của chuột
a/ Hoạt động
Nơi hoạt động là những nơi có nhiều thức ăn, xung quanh tổ, và một số nơi khác.
Chẳng hạn như chuột cống không ở trong hang trong nhà suốt năm mà có 4 – 6
tháng chuyển ra sống ở cạnh rãnh nước, bờ sông, bờ mương, ruộng lúa. Thời gian
hoạt động, đa số chuột hoạt động vào ban đêm (Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).

3


b/ Cự ly hoạt động

Chuột nhà thường chỉ hoạt động xung quanh nhà, nếu hết thức ăn chúng có thể đi
kiếm ăn đến các vùng phụ cận nhà ở. Đối với nhóm chuột hoạt động ở đồng ruộng,
rừng…phạm vi hoạt động rộng hơn. Một số loài có thể kiếm ăn xa 100 – 200m, có
con đi xa hơn 1000m (Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).
c/ Sức sinh sản
Phân biệt đực cái: theo Nguyễn Văn Đĩnh (2005) ta dựa vào số lỗ ở cuối bụng.
Con đực có 2 lỗ (lỗ hậu môn và lỗ đái sinh dục), tinh hoàn của con trưởng thành
võng xuống rõ rệt. Con cái có 3 lỗ (lỗ hậu môn, lỗ đái và lỗ âm đạo).
Chuột có thể đẻ quanh năm, tuy nhiên mùa đông nhiệt độ thấp nên sức sinh sản
của chúng có thể giảm đôi chút. Các loài sống gần người, do đầy đủ thức ăn nên sức
sinh sản tương đối ổn định trong năm. Các loài sống trên đồng ruộng thường tăng
sức sinh sản vàn 2 vụ lúa. Thời gian kể từ khi chuột con được đẻ ra cho đến khi
thành thục là 2,5 – 3 tháng. Mỗi năm chúng có thể đẻ 2 – 3 lứa, tối đa 50 con. Trung
bình là 30 con (Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).
d/ Thức ăn của chuột
Thức ăn của loài chuột chủ yếu là thực vật. Nhiều loài chuột ăn cả thức ăn thực
vật cả thức ăn có nguồn gốc động vật như côn trùng, chim, thú nhỏ,…Thức ăn
quyết định đến sự gia tăng số lượng của chuột tại các vùng sinh thái. Những nơi có
nguồn thức ăn phong phú mật độ chuột thường cao và ngược lại những nơi có
nguồn thức ăn nghèo nàn mật độ chuột thấp hoặc rất thấp (McDonal et al., 1999).
2.1.3 Các loài chuột chính thường gặp ở Việt Nam
Chuột được xếp vào bộ gặm nhấm (Rodentia). Trên thế giới có khoảng 1500 loài
chuột, 200 giống hợp thành 17 họ phụ. Họ phụ quan trọng nhất đối với Châu Á và
Châu Âu là Murinae gồm các loài chuột nhà, chuột đồng. Theo Lê Vũ Khôi và Lưu
Nguyên Khánh (2000) ở Việt Nam có khoảng 30 loài chuột thuộc 2 họ phụ. Họ phụ
chuột cộc Microtinae có 1 loài và họ phụ Murianae có 29 loài.

4



a/ Chuột đồng (Rattus argentiventer)
Phân bố và nơi ở: có mặt tại nhiều sinh cảnh vùng Đông Nam Á, ở vùng đồng
bằng. Chúng thường sống ở ngoài đồng, ít khi sống trong nhà. Đào hang ở các bờ
ruộng, bờ mương, bờ ao, gò đất hoặc ngay giữa ruộng hay vườn cây.
Thức ăn: chuột đồng ưa thích ăn thóc, ngô, đậu đỗ, khoai lang, khoai tây, sắn, rau
xanh, mạ, lúa các giai đoạn sinh trưởng. Ngoài ra, chúng còn ăn cả cua, cá,…
Đặc điểm hình thái: chuột có lông mềm. Mặt lưng màu vàng sẫm có điểm nâu
cánh gián. Mặt bụng sáng bạc có vết tối giữa ngực không rõ lắm. Bàn chân trắng
bẩn có vệt giữa bàn thẫm hơn. Đuôi đồng màu nâu tối, ngắn hơn hoặc bằng dài
thân. Trọng lượng khoảng 52 – 240 gram.
Hoạt động: di chuyển nhanh nhẹn, leo trèo, bơi giỏi, kiếm ăn vào ban đêm. Đẻ 3
lứa trong 1 năm, mỗi lứa 3 – 9 con.
b/ Chuột cống (Rattus norvegicus)
Phân bố và nơi ở: Chúng có mặt phổ biến khắp đất nước. Tập trung nhiều tại thị
trấn, chợ, càng xa thị trấn mật độ càng giảm. Ưa thích sống ở nơi ẩm thấp, tối bẩn,
chỗ cống rãnh, kho thức ăn. Trong thành thị chúng thường làm tổ ở những chỗ
khuất, kín, góc cống, còn ở nông thôn, chúng có thể sống trong trang trại, quanh đê,
bờ ruộng, quanh vườn.
Thức ăn: chuột cống là loài ăn tạp điển hình, chúng ăn thức ăn của người và vật
nuôi. Lượng thức ăn trong một ngày trung bình là 70 gram lương thực.
Đặc điểm hình thái: Chuột có thân hình khá lớn, thân và đuôi mập. đuôi ngắn chỉ
khoảng 75% chiều dài thân. Màu lông ở lưng thay đổi từ xám đến xám đen. Mu bàn
chân trắng. Đuôi có vảy xếp thành vòng tròn hoàn chỉnh. Mặt đuôi có nhiều lông
nên có màu nâu sẫm. Chuột cái có 10 - 12 vú. Trọng lượng 230 – 586,8 gram hoặc
có thể hơn ở một số cá thể.
Hoạt động: chúng hoạt động vào ban đêm, ban ngày ngủ, khả năng leo trèo kém
hơn chuột nhà. Khi kiếm ăn chúng thường làm bẩn lương thực thực phẩm, lan
truyền nhiều bệnh truyền nhiễm cho người và vật nuôi.
5



Chuột sinh sản quanh năm, không theo mùa rõ rệt. Tuy nhiên, cường độ có giảm
đôi chút vào mùa đông và mạnh nhất vào tháng 4 – 5 và 9 – 10. Chúng đẻ 4 lứa
trong 1 năm. Một con cái có thể đẻ từ 28 – 33 con/năm, nhưng số con sống sót là từ
11,5 – 13,6 con/năm.
* Ngoài ra ở Việt Nam còn một số loài chuột khác như: chuột đất lớn (Bandicota
indica), chuột đất nhỏ (Bandicota savilei), chuột nhắt (Mus caroli), chuột lắt (Rattus
exulans), chuột bang (Rattus nitidus), chuột nhà (Rattus rattus), chuột khuy (Rattus
rattus slodeni) (Nguyễn Phú Tuân et al., 1999).
2.1.4 Phương thức lây truyền bệnh từ chuột
Khi gặp điều kiện thuận lợi về môi trường như mùa thu hoạch dẫn đến việc gia
tăng mạnh mẽ số lượng chuột trong các quần thể chuột. Chuột bị nhiễm bệnh trong
điều kiện tăng số lượng của chúng. Tiếp đến có thể mang mầm bệnh đến với con
người hay các gia súc ở các vùng nông thôn. Con người và vật nuôi có thể nhiễm
bệnh khi họ hít phải vi khuẩn trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với chuột bị
nhiễm bệnh qua vết cắn hoặc nước tiểu, phân của chúng.
Theo Lê Vũ Khôi và Lưu Nguyên Khánh (2000) có 3 phương thức lây truyền
bệnh từ chuột:
- Qua vết chuột cắn (bệnh sốt chuột cắn) và bệnh dại.
- Qua thức ăn nước uống bị nhiễm bẩn do chuột: Leptospirosis do nhiều loài
chuột mang xoắn khuẩn gây nên, thương hàn, tả, lỵ…
- Bệnh lây qua côn trùng trung gian: dịch hạch do bọ chét ký sinh trên chuột
truyền vi khuẩn Yersinia petits sang người, sốt mò do Rickettsia orientalis chúng
được truyền từ chuột rừng hay chuột đồng và chuột nhà qua mò đỏ Trombicula
akamuski, sốt phát ban chuột…

6


Loài gặm nhấm (chuột)


Vết cắn

Phân, tiểu

Côn trùng

Đất, nước, sình lầy, thức ăn
bị nhiễm

Con người,
Gia súc
Sơ đồ 1. Đường lây truyền mầm bệnh từ chuột

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Chủng Salmonella được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1885 là Salmonella
cholerae suis bởi Salmon và Smith.
Năm 1978, hội thảo về Salmonella ở Mỹ, Rigly báo cáo Salmonella phổ biến
nhất ở Canada là S. Typhimurium, chuột là nguồn lây lan S. Typhimurium và S.
Enteritidis.
Nghiên cứu của Jay (2000) cho thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella trên thức ăn gia súc
là 49% và có 60% bột thịt và bột xương nhiễm Salmonella.
Các động vật hoang dã và côn trùng được xem là véctơ truyền bệnh nguy hiểm vì
chúng có thể làm vi khuẩn Salmonella lan rộng vào trong môi trường. Theo Henzler
và Opitz (1992) cho thấy trong phân chuột chứa khoảng 105 vi khuẩn Salmonella.

7



Theo Singh et al. (1980) thấy có 16 chuột nhắt trên tổng số 254 con nhiễm
Salmonella với tỷ lệ 6,3%.
Một nghiên cứu tại Mỹ cho rằng có 4,91% số chuột dương tính với Salmonella
(Healing, 1991).
Đối với loài chuột mía (Thryonomys gregorianus, Thryonomys gregorianus)
Châu Phi ở Nigeria thì tỷ lệ dương tính với Salmonella là 32% (Oboegbulem và
Okoronkwo, 1991).
Năm 1992, một nghiên cứu khác của Henzeler và Optiz cho thấy có 16,2% số
chuột dương tính với Salmonella.
Theo Kato (1999) nghiên cứu trên loài chuột đen và chuột cống tỷ lệ Salmonella
có mặt trong phân của 2 loài này là 1,5% và 10%.
Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên chuột cống tại vùng hoang dã ở West Midlands, UK
là 8% (Hilton et al., 2002).
Theo Tran et al. (2005) tỷ lệ Salmonella được tìm thấy trong phân chuột đồng tại
Đồng Bằng Sông Cửu Long là 19,3%. Trong đó, tỷ lệ Salmonella ở tỉnh Cà Mau
(12,8%), Bạc Liêu (32%), Sóc Trăng (66%), An Giang (3%), Đồng Tháp (40%).
Trong số đó đã tìm ra được các chủng Salmonella có mặt trên chuột đồng là: S.
London, S. Weltevreden, S. Derby, S. Thompson, S. Dublin, S. Javiana, S. Newport,
S. Schleissheim, S. Worthington.
Theo Tran et al. (2004), An et al. (2006) Salmonella được tìm thấy trong phân
người, gia súc, gia cầm với tỷ lệ cao. Trong nghiên cứu An et al. (2006) tỷ lệ nhiễm
Salmonella trên vịt là 20,5%, bò 27,4%, gà 38,5 %, heo 49,4%.
Đối với vi khuẩn E. coli không nhiều nghiên cứu về sự có mặt của chúng ở
chuột. Tuy nhiên, theo Cizek et al. (1999) tỷ lệ nhiễm E. coli trên phân chuột là
5,3%.

8


2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo Nguyễn Thu Tâm (2001) ngiên cứu về tình hình nhiễm Salmonella trên
chuột đồng ở tỉnh Cần Thơ cho thấy, tỷ lệ nhiễm Salmonella trên chuột đồng khá
cao là 26%.
Qua kết quả nghiên cứu của Võ Thị Thu Lài (2008) thì tỷ lệ nhiễm Salmonella
trên phân gà là 11,89% và trên phân vịt là 6,91%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm Salmonella
trên phân gà tam hoàng là 16,67%, trên phân gà ta là 7,26% và trên phân vịt xiêm là
8,62%, trên phân vịt ta là 6,38%. Tỉ lệ nhiễm Salmonella trên vịt tại Bắc Ninh – Bắc
Giang là 19,2%. Trong đó, S. Enteritidis chiếm 8,57% và 22,86% với S.
Typhimurium.
Theo Trần Anh Trí (2011) tỷ lệ nhiễm Salmonella trên phân bò Nông Trường
Sông Hậu và quận Bình Thủy tại thành phố Cần Thơ là 18,43% và 23,07%.
Theo Lý Thị Liên Khai et al. (2003), thì tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. coli trên phân
heo tiêu chảy và phân heo bình thường là ở Cần Thơ là 87,5% và 96, 22%.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Lực (2007) tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. coli trên
heo con theo mẹ tại thành phố Cần Thơ là 96,96%.
Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm Salmonella và E. coli trên phân heo con tiêu
chảy tại Nông Trường Sông Hậu, thành phố Cần Thơ của Phạm Quí Trọng (2007)
là 6.7% - 86,7% và Nguyễn Văn Nghĩa (2011) là 4,84% và 96,12%.
Qua nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Nguyên (2007) thì tỷ lệ nhiễm E. coli trên
kiến ở một số trại chăn nuôi và một số hộ gia đình quanh TP. Cần Thơ lần lượt là
31,87%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm E. coli ở trại là 37,27% và ở hộ gia đình xung quanh
trại là 20%.
2.3 Mầm bệnh từ vi khuẩn Salmonella
Salmonella là vi khuẩn đường ruột, Gram âm, thuộc họ Enterobacteriaceae.
Những chủng vi khuẩn này phân bố rộng rãi trong môi trường, có thể tìm thấy trong
đất, nước, thực phẩm và đường ruột của người và súc vật (Marcel Dekker, 2001).

9



Theo Nguyễn Như Thanh (1997), vi khuẩn Salmonella có thể tồn tại trong nước,
nước thải, phân gia súc, trong thực phẩm, thức ăn gia súc với thời gian lâu. Chúng
khó sinh sản trong nước thường nhưng có thể tồn tại một tuần. Trong nước đá có
thể sống 2-3 tháng và trong phân vi khuẩn Salmonella có thể tồn tại trên 60 ngày.
Đa số sống hoại sinh trong đường tiêu hoá, một số sống ngoài tự nhiên, chỉ có
một số gây bệnh cho người và động vật (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Salmonella paratyphy A, B, C: gây bệnh phó thương hàn.
Salmonella typhi: gây bệnh thương hàn cho người.
Salmonella choleraesuis chủng Kunzendorf và Salmonella typhisuis chủng
Voldagsen: gây bệnh phó thương hàn heo.
Salmonella enteritidis chủng Dublin và Rostock: gây phó thương hàn bò, dê.
Salmonella abortus ovis: gây bệnh sẩy thai ở cừu.
S. pullorum và S. galinarum: gây bệnh thương hàn gà.
Người và động vật là hai nguồn lây nhiễm Salmonella trực tiếp và gián tiếp cho
thực phẩm. Hầu hết những type huyết thanh khác nhau được tìm thấy trong các
trường hợp người bệnh viêm dạ dày - ruột. Ngoài ra vi khuẩn cũng đến từ các động
vật như mèo, chó, heo, bò nhưng quan trọng nhất là nguồn thực phẩm lấy từ gia
cầm và trứng. Một phần ba các đợt bộc phát bệnh do Salmonella là thịt và các sản
phẩm của gia cầm (Nguyễn Ngọc Tuân, 2002).
Salmonella là nguyên nhân chủ yếu của các ca ngộ độc thực phẩm ở Hoa Kỳ,
chiếm 50% tổng số ca bệnh (Kramer et al., 1996). Ở Việt Nam theo thống kê của
Bộ Y Tế năm 2005 cả nước có 144 vụ ngộ độc thực phẩm, 4.304 người bị ngộ độc
và làm 53 người chết. Trong đó nguyên nhân do vi sinh vật chiếm 51,4% thì
Salmonella là vi sinh vật chính gây ra các ca ngộ độc (Nguyễn Hữu Thịnh, 2007).
Salmonella còn là vi khuẩn gây ra bệnh thương hàn đây là vấn đề sức khỏe cộng
đồng đáng chú ý của thế giới.
Theo báo cáo của CDC (the Center for Disease Control and Prevention) Ngày 05
tháng 5 năm 2005 - động vật gặm nhấm là một nguồn tiềm ẩn chứa Salmonella.
Trong 15 trường hợp ngộ độc từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 10 năm 2004, CDC
10



cho biết có những trường hợp được báo cáo ở 10 tiểu bang của Mỹ: Georgia,
Illinois, Kentucky, Michigan, Minnesota, Missouri, New Jersey, North Carolina,
Pennsylvania, và Nam Carolina. Sáu bệnh nhân được nhập viện, các triệu chứng
bao gồm đau bụng (77%), sốt (67%), nôn (53%), và tiêu chảy ra máu (20%). Các
bệnh nhân này đã tiếp xúc với vi khuẩn Salmonella trong tám ngày trước khi bệnh
bắt đầu.
Salmonella có thể phân lập từ nhiều loài động vật. Phần lớn 1,3 tỷ trường hợp
nhiễm Salmonella hàng năm gây viêm dạ dày ruột khi con người ăn phải thực
phẩm bị ô nhiễm như: thịt, hải sản hoặc trứng nấu chưa chín. Ngoài ra, con người có
thể bị nhiễm sau khi tiêu thụ các sản phẩm rau quả bị ô nhiễm. Điều này cho thấy sự
thích nghi của Salmonella khi ở bên ngoài vật chủ và tồn tại ngoài môi trường và
xâm nhập vào ký chủ mới (Thomason et al., 1975). Theo Tran et al. (2004), An et
al. (2006) Salmonella được tìm thấy trong phân người, gia súc, gia cầm với tỷ lệ
cao. Theo nhận định của Malorny và Hoorfar (2005), khi heo bị nhiễm Salmonella
và đã biểu hiện triệu chứng lâm sàng thì thường có một lượng lớn mầm bệnh được
nhân lên trong phân. Hàng loạt những nghiên cứu cho thấy rằng suốt thời kỳ bệnh
cấp tính xảy ra trên heo thì có khoảng từ 106 vi khuẩn S. Choleraesuis (Smith and
Sigh, 1998) và khoảng 107 vi khuẩn S. Typhimurium trong 1 gram phân (Gutzmann
et al., 1976). Theo Davies et al. (1995) Salmonella tồn tại dai dẳng trong môi
trường chăn nuôi. Chất thải ra từ heo bệnh và được dùng như phân bón nông
nghiệp, Salmonella vẫn tồn tại trong 21 ngày và vấy nhiễm vào đất nông nghiệp
trong khu vực (Baloda et al., 2001). Các nghiên cứu trên chỉ ra rằng heo ở các trại
chăn nuôi trong khoảng thời gian ngắn nhưng thường xuyên kiểm tra thấy vi khuẩn
Salmonella trên heo vì vậy heo tiếp xúc chủ yếu với nguồn bệnh tồn tại trong trang
trại hơn là từ môi trường bên ngoài.
Các động vật hoang dã và côn trùng được xem là véctơ truyền bệnh nguy hiểm vì
chúng có thể làm vi khuẩn Salmonella lan rộng vào trong môi trường. Theo Henzler
and Opitz (1992) cho thấy trong phân chuột chứa khoảng 105 vi khuẩn Salmonella.


11


* Cấu trúc kháng nguyên
Trong phản ứng ngưng kết huyết thanh đặc hiệu để định danh vi khuẩn Salmonella
cần có kháng huyết thanh O, H và Vi
Kháng nguyên thân O: hay kháng nguyên vách tế bào có tính kháng nguyên mạnh,
đề kháng với nhiệt độ trong một thời gian dài, đề kháng với cồn và dung dịch acid.
Là kháng nguyên thân của vách tế bào vi khuẩn, nó có vai trò rất quan trọng. Dựa
vào sự khác nhau giữa các chủng Salmonella về phương diện cấu trúc kháng nguyên
O, người ta đã chia vi khuẩn Salmonella thành 67 nhóm kháng nguyên O, những
nhóm kháng nguyên này thường được sử dụng để nhận dạng các chủng vi khuẩn
Salmonella.
Mỗi nhóm huyết thanh học gồm một số chủng vi khuẩn Salmonella có kháng
nguyên O được cấu tạo bởi một số thành phần nhất định.
Kháng nguyên H (kháng nguyên lông): theo Nguyễn Như Thanh (1997) kháng
nguyên H là kháng nguyên lông của vi khuẩn Salmonella, kháng nguyên này chỉ có ở
các nhóm vi khuẩn Salmonella có lông. Hầu hết vi khuẩn Salmonella đều có lông là
những protein không bền với nhiệt độ, cồn và acid. Đây là nhóm kháng nguyên góp
phần xác định một cách chính xác các chủng Salmonella.
Cấu tạo của kháng nguyên H cũng rất phức tạp, chia thành 2 phase:
Phase 1: có tính chất đặc hiệu gồm 28 loại kháng nguyên lông được thể hiện bằng
chữ La tinh thường a, b, d, f, g, h, z.
Phase 2: không có tính chất đặc hiệu, loài này có thể ngưng kết với loài khác và
đôi khi thành phần này có thể gặp ở Escherichia. Gồm có 6 nhóm được biểu thị
bằng chữ số Ả -Rập 1, 2, 3, 4, 5, 6 hay chữ số La tinh thường e, n, x
Kháng nguyên Vi (kháng nguyên bề mặt)
Kháng nguyên Vi của vi khuẩn Salmonella còn gọi là kháng nguyên bề mặt, không
phức tạp, có thể bao phủ và che kín kháng nguyên O (kháng nguyên thân). Khi đó,

vi khuẩn Salmonella sẽ không thể ngưng kết với kháng huyết thanh O chuẩn. Kháng
nguyên này dễ dàng tìm thấy ở Escherichia coli, Shigella…nhưng chỉ có thể tìm
12


thấy ở một vài chủng vi khuẩn Salmonella. Nó chỉ có thể ở 3 chủng huyết thanh học
là S. Typhi, S. Paratyphi C và S. Dublin (Kenneth, 2005).
2.3.1 Tính gây bệnh của Salmonella
Theo Koupal (1997), Salmonella tiết ra 2 độc tố đó là nội độc tố và ngoại độc tố
Nội độc tố (enterotoxin): có trong tế bào vi khuẩn, được giải phóng khi vi khuẩn
chết. Tính độc rất mạnh. Độc tố ở ruột gây độc thần kinh, gây mê, co giật và gây chết
(Nagaraja et al., 1991).
Ngoại độc tố (cytotoxin): do vi khuẩn sống tiết ra. Ngoại độc tố tác dụng vào
thần kinh và ruột.
Vi khuẩn Salmonella có thể gây bệnh đường ruột cho người, gia súc và gia cầm
gọi là bệnh thương hàn, phó thương hàn, nhiễm trùng huyết và viêm ruột. Bình
thường có thể phát hiện vi khuẩn Salmonella trong ruột của người, bò, heo, gà,
vịt,…và một số động vật khoẻ mạnh. Trong điều kiện sức đề kháng của động vật
giảm sút, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào nội tạng gây bệnh (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Sự gây bệnh của Salmonella còn phụ thuộc vào độc lực của chủng vi khuẩn
Salmonella, sức đề kháng của cơ thể ký chủ, số lượng mầm bệnh nhiễm vào và con
đường xâm nhập của chúng (Wilcock, 1992)
Một số loài vi khuẩn Salmonella như S. Enteritidis, S. Typhimurium, S. Cholerae
suis, S. Dublin, S. Gallinarum, S. Pullorum có thể gây ngộ độc thực phẩm. Khi vào
cơ thể người, gia súc và gia cầm, chúng gây nhiễm trùng huyết, tác động lên thần
kinh trung ương gây rối loạn hoạt động của cơ thể hoặc đến các cơ quan rồi định vị
ở đây tạo các áp xe khu trú (Koupal, 1997).
Theo Wilcock (1992), vi khuẩn Salmonella sau khi xâm nhập vào ruột, gặp điều
kiện thuận lợi như stress vận chuyển, sự giảm sức đề kháng của vật chủ, vi khuẩn
Salmonella nhân lên nhanh chóng trong ruột của con vật.

Vi khuẩn Salmonella có thể xâm nhập vào cơ thể theo đường miệng qua thức ăn,
nước uống. Đến ruột non vi khuẩn chui qua niêm mạc ruột để xâm nhập vào các
hạch bạch huyết và phát triển ở đó. Sau khi sinh sản nhiều một số vi khuẩn phóng
13


×