Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO sát sự lưu HÀNH của VI KHUẨN SALMONELLAVÀ ESCHERICHIA COLITRÊN PHÂNTHẰN lằn (HEMIDACTYLUS) tại TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.88 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN HỒNG MẾN

KHẢO SÁT SỰ LƯU HÀNH CỦA VI KHUẨN
SALMONELLA VÀ ESCHERICHIA COLI TRÊN
PHÂN THẰN LẰN (HEMIDACTYLUS)
TẠI TỈNH HẬU GIANG

Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành: Bác Sĩ Thú Y

Cần Thơ,12/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành: Bác Sĩ Thú Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT SỰ LƯU HÀNH CỦA VI KHUẨN
SALMONELLA VÀ ESCHERICHIA COLI TRÊN
PHÂN THẰN LẰN (HEMIDACTYPLUS)
TẠI TỈNH HẬU GIANG

Giáo viên hướng dẫn


Sinh viên thực hiện

TS. LÝ THỊ LIÊN KHAI

NGUYỄN HỒNG MẾN

CHÂU THỊ HUYỀN TRANG

MSSV: 3072688
Lớp Thú Y k33

Cần Thơ, 12/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: KHẢO SÁT SỰ LƯU HÀNH CỦA VI KHUẨN SALMONELLA
VÀ ESCHERICHIA COLI TRÊN PHÂN THẰN LẰN (HEMIDACTYPLUS)
TẠI TỈNH HẬU GIANG; Do sinh viên Nguyễn Hồng Mến thực hiện tại phòng
Vệ Sinh Thức Ăn - Bộ môn Thú y - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại học Cần Thơ từ 08/2011 đến 12/2011.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2011

Cần Thơ, ngày


Duyệt Bộ môn

tháng

năm 2011

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

TS. Lý Thị Liên Khai

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2011

Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

i


LỜI CẢM TẠ

Thời gian thắm thoát trôi qua thật nhanh, nay tôi đã hoàn thành khóa học, sắp bước
sang một trang mới của cuộc đời. Trong thời gian học tập và rèn luyện dưới ngôi
trường Đại Học Cần Thơ, bên cạnh sự phấn đấu và nổ lực của bản thân tôi còn nhận
được sự giúp đỡ tận tình của quí Thầy Cô, bạn bè, người thân trong gia đình. Tôi
không biết nói gì hơn ngoài những lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến:
Gia đình luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, cha mẹ đã sinh thành dưỡng

dục, nuôi tôi khôn lớn với bao vất vả cực nhọc, luôn động viên dạy bảo để tôi ngày
một trưởng thành hơn.
Tôi xin chân thành biết ơn cô Lý Thị Liên Khai tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cô đã truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm
sống quý giá để tôi vững bước trong cuộc sống.
Tôi rất biết ơn quí Thầy Cô Bộ môn Thú Y và Chăn Nuôi Thú Y đã dạy bảo, giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các chủ trại chăn nuôi, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong việc, thu thập mẫu thực hiện đề tài.
Cảm ơn các anh chi cao học, các bạn trong lớp Thú Y K33 đã luôn động viên giúp
đỡ tôi trong học tập và làm luận văn.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2011

Nguyễn Hồng Mến

ii


MỤC LỤC

Trang

Trang tựa ............................................................................................................................i
Trang duyệt .......................................................................................................................ii
Lời cảm tạ........................................................................................................................ iii
Mục lục.............................................................................................................................iv
Danh sách sơ đồ ...............................................................................................................vi
Danh sách hình ................................................................................................................vii
Danh sách bảng ............................................................................................................. viii

Danh sách chữ viết tắt ......................................................................................................ix
Tóm lược ...........................................................................................................................x
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................3
2.1 Tổng quan về thằn lằn ...........................................................................................3
2.1.1 Đặc điểm sinh học của thằn lằn ....................................................................3
2.1.2 Phân loài thằn lằn ..........................................................................................4
2.2 Mầm bệnh Salmlnella và E. coli từ thằn lằn và côn trùng ....................................7
2.3 Ngộ độc thực phẩm................................................................................................8
2.3.1 Ngộ độc do Salmonella .................................................................................8
2.3.2 Ngộ độc do E. coli.......................................................................................11
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................13
3.1 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................23
3.2 Phương tiện thí nghiệm .......................................................................................13
3.2.1 Thời gian thực hiện .....................................................................................13
3.2.2 Địa điểm thực hiện ......................................................................................13
3.2.3 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................13
3.2.4 Trang thiết bị dụng cụ..................................................................................13

iii


3.3 Phương pháp thí nghiệm......................................................................................14
3.3.1 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu .....................................................14
3.3.2 Phương pháp nuôi cây phân lập Salmonella ...............................................14
3.3.3 Phương pháp nuôi cấy phân lập E. coli ......................................................20
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................23
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................23
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN..........................................................................24
4.1 Kết quả định danh các loài thằn lằn.....................................................................24

4.2 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella và E. coli trên phân thằn lằn và môi
trường ..............................................................................................................................25
4.3 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmnella và E. coli trên mẫu môi trường tại các
huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ tỉnh Hậu Giang.......................................26
4.4 Kết quả phân lập Salmonella và E. coli trên phân thằn lằn thại 3 huyện Châu
Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ thuộc Hậu Giang ........................................................29
4.5 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella và E. coli trên phân thằn lằn ở một số
hộ dân và trại chăn nuôi ..................................................................................................30
4.6 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella và E. coli trên phân thằn lằn ở hai khu
vực thành thị và nông thôn..............................................................................................31
4.7 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella và E. coli trên phân thằn lằn theo loài
thằn lằn ............................................................................................................................32
4.8 Tỷ lệ nhiễm ghép Salmonella với E. coli ............................................................33
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................34
5.1 Kết luận................................................................................................................34
5.2 Đề nghị ................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................35
PHỤ CHƯƠNG ..............................................................................................................38

iv


DANH SÁCH SƠ ĐỒ
STT
1
2

Tên sơ đồ
Quy trình phân lập vi khuẩn Salmonella
Quy trình phân lập vi Khuẩn E. coli


v

Trang
16
21


DANH SÁCH HÌNH
STT

Tên hình

Trang

1

Thằn lằn Hemidactylus frenatus

4

2

Thằn lằn Hemidactylus platyurus

5

3

Thằn lằn Gehyra mutilata


6

4

Khuẩn lạc Salmonella trên môi trường DHL

17

5

Khuẩn lạc Salmonella trên môi trường MLCB

17

6

Đặc tính sinh hóa của Salmonella

19

7

Khuẩn lạc E. coli trên môi trường DHL

22

8

Đặc tính sinh hoá của E. coli


23

vi


DANH SÁCH BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1

Đặc tính sinh hóa của các chủng Salmonella

19

2

Phản ứng sinh hóa của một số chủng vi khuẩn đường
ruột

23

3

Kết quả định danh các loài thằn lằn trên tỉnh Hậu Giang


24

4

Tỷ lệ nhiễm Salmonella vè E. coli trên phân thằn lằn và
môi tại tỉnh Hậu Giang

25

5

Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella và E. coli trên
môi trường tại các huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp,
Long Mỹ tỉnh Hậu Giang

27

6

Kết quả phân Salmonella và E. coli trên phân thằn lằn
theo từng huyện

29

7

Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella và E. coli trên phân
thằn lằn ở một số hộ dân và trại chăn nuôi

30


8

Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella và E. coli trên phân
thằn lằn giữa thành thị và nông thôn

31

9

Tỷ lệ nhiễm Salmonella và E. coli trên phân thằn lằn
theo loài thằn lằn

32

10

Tỷ lệ nhiễm ghép Salmonella với E. coli

33

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Diễn giải

BGA


Brilliant Geen Agar

DHL

Deoxy Cholate Hydrogen Sulfide Lactose Agar

EMB

Eosin Methylene Blue

KIA

Kligker Iron Agar

LIM

Lysine Indole Motility Medium

MLCB

Mannitol Lysine Crystal Violet Brilliant Geen Agar

NA

Nutrient Agar

TSA

Trypticase Soya Agar


BPW

Buffer Peptone Water

VP

Voges Proskauer

MR

Methyl Red

viii


TÓM LƯỢC
Thằn lằn (Hemidactyplus) là loài bò sát quen thuộc và sống gần gủi với con người,
chúng thường sống trong các khe hóc, nhà bếp, bãi rác, trại chăn nuôi…Con người
thường hay tiếp xúc với phân thằn lằn. Salmonella và E. coli là vi khuẩn đường ruột
sống hoại sinh trong cơ thể động vật, theo phân ra ngoài môi trường, gây bệnh
nguy hiểm cho người và gia súc. Bằng phương pháp nuôi cấy và phân lập chúng tôi
khảo sát sự lưu hành của vi khuẩn Salmonella và E. coli trên phân thằn lằn được thu
thập trong một số hộ gia đình và trại chăn nuôi tại tỉnh Hậu Giang. Trong 171 mẫu
phân thằn lằn được khảo sát có 33 mẫu dương tính với Salmonella (12,29%), 54
mẫu dương tính với E. coli (31,57%). Trong 56 mẫu môi trường có 7 mẫu dương
tính với Salmonella (12,5%), 18 mẫu dương tính với E. coli(32,14%). Số mẫu nhiễm
ghép Salmonella với E. coli trên phân thằn lằn là 8, môi trường là 4 mẫu. Tỷ lệ
nhiễm Salmonella và E. coli trên phân thằn lằn tại 3 huyện Châu Thành A, Phụng
Hiệp, Long Mỹ thuộc tỉnh Hậu Giang lần lược là Châu Thành A (12,96% và

14,81%), Phụng Hiệp (32,78% và 29,50%), Long Mỹ (10,71% và 50%). Giữa hộ
dân và trại chăn nuôi có tỷ lệ nhiễm Salmonella là 21,36% và 14,81%, E. coli là
29,05% và 37,03%. Thành thị và nông thôn có tỷ lệ nhiễm Salmonella là 14,51% và
29,09%. E. coli là 30,64% và 27,27%. Hemidactylus frenatus, Hemidactylus
platyurus, Gehyra mutilata là 3 loài thằn lằn được định danh có tỷ lệ nhiễm
Salmonella và E. coli lần lượt là (20% và 18,46%), (15,38% và 44,87%), (28,57%
và 25%). Loài Hemidactylus platyurus và Hemidactylus frenatus là hai loài được
tìm thấy nhiều nhất, Gehyra mutilata là loài ít gặp nhất.

ix


CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu
sử dụng thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, chất lượng là rất quan trọng. Để có một
sản phẩm sạch an toàn cho người tiêu dùng thì cần phải có nhiều yếu tố. Bắt đầu từ
nguồn gốc sản phẩm rồi đến phân phối, bảo quản và chế biến.
Những năm gần đây tình trạng mất vệ sinh, không an toàn thực phẩm được đề cập
đến như một mối đe doạ nguy hiểm đến sức khoẻ cộng đồng. Theo thống kê của Bộ
Y tế tổng kết về tình hình ngộ độc thực phẩm trong năm 2010 cho biết: trong toàn
quốc xảy ra 128 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.660 người là nạn nhân, 3.266 người
nhập viện và 40 trường hợp tử vong, trong đó có 45 vụ ngộ độc lớn (số người mắc
trên 30 người). Trong số đó có khoảng 33 - 49% số vụ là do vi sinh vật gây ra (Bùi
Mạnh Hà, 2006).
Vi khuẩn Salmonella và E. coli là hai trong số những vi khuẩn nguy hiểm nhất đối
với con người, chúng gây bệnh và ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Nguyên nhân
có thể do vấy nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp từ các loài chuột, côn trùng...Theo kết
quả nghiên cứu của (Nguyễn Thị Tuyết Phượng, 2007) trên loài gián tại thành phố
Cần Thơ thì tỷ lệ nhiễm Salmonella và E. coli lần lược là 7,03% và 21,9%. Trên
kiến cũng tìm thấy sự hiện diện của Salmonella và E. coli với tỷ lệ là 7,50% và

31,87% (Nguyễn Thị Xuân Nguyên, 2007).
Hậu Giang là một tỉnh nằm trong ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long có
dân số 756.625 người (2009). Thời gian gần đây xảy ra một số vụ ngô độc thực
phẩm khá nghiêm trọng. Một trong số những nguyên nhân có thể do vi sinh vật vấy
nhiễm vào thức ăn từ môi trường, động vât, côn trùng, bò sát...
Thằn lằn là một loài bò sát phổ biến ở Việt Nam, chúng có tập tính cư trú trong các
khe, hốc ở nhiều nơi như cống rãnh, mái nhà, bãi rác, nhà bếp, trại chăn nuôi nên
chúng có điều kiện mang mầm bệnh đi khắp nơi, có thể là các hộ gia đình, đến các
khu vực chăn nuôi làm tăng nguy cơ gây bệnh cho động vật và con người (Trần Thị
Anh Thư, 2007).
Thức ăn của chúng là các loài côn trùng như kiến, dế, gián, muỗi…Một kết quả
nghiên cứu gần đây của (Nguyễn Mạnh Duy, 2009) tỷ lệ nhiễm Salmonella trên
phân thằn lằn tại thành phố Cần Thơ là 15,26%. Chứng tỏ rằng loài bò sát này có
thể là nhân tố trung gian truyền bệnh nguy hiểm cho con người.

1


Xuất phát từ thực tế trên để góp phần có thêm những nghiên cứu về loài bò sát này
đặc biệt những vi khuẩn đường ruột nguy hiểm bên trong cơ thể chúng. Được sự
phân công và cho phép của Bộ Môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, Trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát sự
lưu hành của vi khuẩn Salmonella và Escherichia coli trên phân thằn lằn
(Hemidactylus) tại tỉnh Hậu Giang”.
Mục tiêu đề tài:
Xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella và Escherichia coli trên phân thằn lằn
(Hemidactylus) tại tỉnh Hậu Giang.
Định danh các loài thằn lằn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Khảo sát tỷ lệ nhiễm Salmonella và Escherichia coli trên một số yếu tố môi trường
như thức ăn gia súc, phân gia súc, côn trùng… xung quanh nơi thằn lằn sinh sống.


2


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tổng quan về thằn lằn
2.1.1 Đặc điểm sinh học của thằn lằn
Hoạt động: chu kỳ hoạt động của bò sát phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ và phần
nào liên quan đến thức ăn. Bò sát hoạt động khi có nhiệt độ môi trường phù hợp
nhất, nói chung bò sát thích nhiệt độ cần lấy thêm nhiệt độ vào cơ thể. Do đó chúng
thường chỉ hoạt động ở nhiệt độ thuận lợi nhất trong ngày. Giới hạn nhiệt độ thay
đổi tuỳ loài và tùy vùng phân bố và trong khoảng 20 - 400C. Hầu hết các loài bò sát
vùng ôn đới đi kiếm mồi vào ban ngày, trừ một số ít hoạt động vào lúc hoàng hôn,
chỉ có họ tắc kè là đi ăn đêm. Đa số bò sát vùng nhiệt đới đi ăn đêm vì ban ngày do
khí hậu quá nóng. Với thằn lằn ban ngày thường trốn trong các nơi thiếu ánh sáng,
tối đến chúng mới bò ra và tìm thức ăn.
Sự phát triển của cơ thể: ở thằn lằn lớp vảy sừng được tróc ra theo chu kỳ gọi là
hiện tượng lột xác và được thay bằng các lớp tế bào biểu bì bên dưới. Sự lột xác để
giúp cho sự phát triển. Khi lột xác vảy thằn lằn tự bong ra từng mảng vảy sừng
giống như người ta xé và vứt bỏ từng mảnh áo củ. Số lần lột xác phụ thuộc vào
hoàn cảnh sống (nhiệt độ, độ ẩm...), biến động thức ăn và tình trạng sinh lý của
chúng. Hiện tượng lột xác được tiến hành dưới tác dụng của kích thích tố giáp trạng
và tuyến não thuỳ.
Thức ăn nước uống: thức ăn chủ yếu của thằn lằn là các loài côn trùng như gián,
muỗi, kiến, dế, mối… Thằn lằn uống nước bằng cách liếm những giọt sương.
Sinh sản: hệ sinh dục nằm hai bên sống: với con đực là đôi tinh hoàn lớn, màu
trắng, hình dạng thay đổi. Con cái là hai buồng trứng có kích thước khác nhau, và
xếp so le nhau.
Thằn lằn sinh sản hai lứa trên năm, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Trứng được đẻ nơi kín đáo,
khe đá, hốc cây trứng dính vào khe đá vỏ cây, vỏ trứng cứng do có ngấm thêm

calci, khoảng 30 ngày thì trứng nở. Thằn lằn sau khi đẻ trứng không biết chăm sóc
trứng, và khi trứng nở cũng không biết chăm sóc và bảo vệ con, đôi khi ăn cả con
(Lê Trọng Sơn, 2006).

3


2.1.2 Phân loài thằn lằn.
Hemidactylus frenatus (Schelgel, 1836)
Đặc điểm hình dạng:

Hình 1. Thằn lằn Hemidactylus frenatus

( />
Đầu tương đối lớn có hình tam giác hoặc ngũ giác, mũi khá nhọn, mũi dài hơn
khoảng cách giữa mắt và tai. Tai mở nhỏ, đường kính của tai nhỏ hơn 1½ so với
đường kính mắt; 10 - 12 vảy cằm trên, 8 - 10 vảy cằm dưới; vẩy cằm lớn, có dạng
nửa hình tam giác, có hai cặp vảy sau cằm khá phát triển.Vùng họng có nhiều vảy
đồng dạng nhỏ. Lỗ mũi nằm giữa chuỷ mũi và vảy môi trên thứ nhất và được bao
bọc bởi 3 - 4 vảy sau mũi nhỏ hơn. Phần mũi được phủ với những vẩy hạt lớn hơn
phần sau của đầu được phủ bởi những vẩy hạt nhỏ. Vảy bụng có dạng hình tròn
nhẵn sắp xếp như mái ngói.
Bàn chân trước và sau đều có 5 ngón hoàn toàn tự do, ngón thứ nhất dài chưa bằng
nửa chiều dài của ngón thứ 2, với những giác bám tương đối nở rộng theo hướng
xiên. Có 4 - 5 giác bám dưới ngón chân thứ nhất và 9 - 10 giác bám dưới ngón chân
thứ 4. Bàn chân sau không có vượt quá nách. Đuôi tròn hơi dẹp và phân đốt, mỗi
đốt có hình oval theo mặt cắt, có 6 gai sần hay u lồi ở trên mỗi đốt đuôi. Vẩy dưới
đuôi tương đối nở rộng, con đực có 26 - 36 lổ dưới đùi. Tập tính sống: chúng

4



thường cư trú trên tường, trên cây. Chúng hoạt động chủ yếu vào ban đêm với
nguồn
thức
ăn
chủ
yếu

các
loài
côn
trùng
nhỏ,
( />Hemidactylus platyurus
Đặc điểm hình dạng:

Hình 2. Thằn lằn Hemidactylus platyurus

(www.flitkr.com/photos/63048706@N06/6202383529)

Đầu tương đối lớn có hình tam giác hoặc ngũ giác, mũi dài hơn khoảng cách giữa
mắt và tai. Tai mở nhỏ, đường kính của tai nhỏ hơn 1½, so với đường kính mắt; 7 9 vảy cằm trên, 7 - 8 vảy cằm dưới; vảy cằm lớn, có dạng nửa hình tam giác, có hai
cặp vảy sau cằm khá phát triển. Lỗ mũi nằm giữa chuỷ mũi và vảy môi trên thứ nhất
và bao được bao bọc bởi 3 - 4 vảy sau mũi nhỏ hơn. Phần mũi được phủ với những
vảy hạt lớn hơn phần sau của đầu được phủ bởi những vảy hạt nhỏ. Vảy bụng có
dạng hình tròn nhẵn sắp xếp như mái ngói.
Ở loài này, hai bên thân có lớp da phát triển rộng ra, dài từ nách đến háng.
Bàn chân trước và sau đều có 5 một phần các ngón được phủ màng, ngón thứ nhất
dài chưa bằng nửa chiều dài của ngón thứ 2, với những giác bám tương đối nở rộng

theo hướng xiên. Có 6 giác bám dưới ngón chân thứ nhất và 7 - 9 giác bám dưới
ngón chân giữa. Bàn chân sau không có vượt quá nách. Đuôi hơi dẹp, hai bên rìa

5


của đuôi mỏng có hình răng cưa. Vảy dưới đuôi tương đối nở rộng với dạng các dãy
rộng nằm ngang. Con đực có 34 - 36 lổ dưới đùi.
Tập tính sống: môi trường sống chủ yếu là trên các bức tường, nguồn thức ăn của
chúng là các loài côn trùng, chúng thường đi kiếm thức ăn khi đêm xuống,
( />Giống Gehyra
Gehyra mutilata
Đặc điểm hình dạng: (Peters, 1882)

Hình 3. Thằn lằn Gehyra mutilata

Đầu tương đối dài rộng, mũi dài hơn khoảng cách giữa mắt và tai. Tai mở tương đối
lớn, đường kính của tai nhỏ hơn 1,3 so với đường kính mắt; 8 - 11 vảy cằm trên, 6 9 vảy cằm dưới. Ở vùng cổ được phủ bởi lớp vảy nhỏ và lớn dần về phía sau. Vảy
bụng có dạng hình tròn nhẵn sắp xếp như mái ngói. Đuôi dẹp, hai cạnh của đuôi
mỏng, và được phủ bởi các hạt rất nhỏ, phía dưới đuôi là chuổi các mảng vảy nằm
ngang.
Các ngón chân ngắn, ở đầu ngón các phiếm bám cứng và bị chia ra bởi rảnh nhỏ ở
phía sau các phiếm bám này nằm ngang qua, ngón thứ nhất rộng thon dài và thiếu
móng vuốt hoặc không rõ, các ngón còn lại móng vuốt có xu hướng quấp vào trong
ngón. Con đực có 14 - 22 lổ dưới đùi.

6


Tập tính sống: môi trường sống chủ yếu là trên các bức tường, và trên các cây lớn

hoặc trên các bụi cây nhỏ, nguồn thức ăn của chúng là các loài côn trùng, chúng
thường đi kiếm thức ăn vào ban đêm ( />2.2 Mầm bệnh Salmonella và E. coli từ gia súc, thằn lằn, và côn trùng
Theo Tran et al. (2004), An et al. (2006) Salmonella được tìm thấy trong phân
người, gia súc, gia cầm với tỷ lệ cao. Trong nghiên cứu An et al. (2006) tỷ lệ nhiễm
Salmonella trên vịt là 20,5%, bò 27,4%, gà 38,5 %, heo 49,4%. Phân là môi trường
lý tưởng cho sự trú ẩn và phát triển của những vi khuẩn đường ruột.
Theo Davies et al. (1995) Salmonella tồn tại dai dẳng trong môi trường chăn nuôi.
Chất thải ra từ heo bệnh và được dùng như phân bón nông nghiệp, Salmonella vẫn
tồn tại trong 21 ngày và vấy nhiễm vào đất nông nghiệp trong khu vực (Baloda et
al., 2001). Các nghiên cứu trên chỉ ra rằng heo ở các trại chăn nuôi trong khoảng
thời gian ngắn nhưng thường xuyên kiểm tra thấy vi khuẩn Salmonella trên heo vì
vậy heo tiếp xúc chủ yếu với nguồn bệnh tồn tại trong trang trại hơn là từ môi
trường bên ngoài.
Theo Otokunefor et al. (2003) vi khuẩn Salmonella sống sót trong chất thải của thằn
lằn khoảng 4 tuần, Salmonella trong chất thải thằn lằn có thể sống sót trong nước
máy và cát ướt 6 tuần, 6 tuần khi tiếp xúc với không khí,
Các động vật hoang dã và côn trùng được xem là véctơ truyền bệnh nguy hiểm vì
chúng có thể làm vi khuẩn Salmonella lan rộng vào trong môi trường. Theo
Henzler, Opitz (1992) cho thấy trong phân chuột chứa khoảng 105 vi khuẩn
Salmonella. Trong kết quả nghiên cứu Thomason et al. (1975) đã phân lập được vi
khuẩn trong quần thể chim hoang dã và thấy được sự tương quan với tỷ lệ nhiễm do
vi khuẩn này gây ra trên người và các trại chăn nuôi trong cùng khu vực.
Theo kết quả nghiên cứu Nguyễn Nguyệt Trường (2010) về sự lưu hành của vi
khuẩn Salmonella trên thằn lằn (Hemidactylus) tại thành phố Cần Thơ cho thấy
trong 416 mẫu phân thằn lằn có 63 mẫu dương tính với vi khuẩn Salmonella chiếm
tỷ lệ 15,14%. Bên cạnh đó các côn trùng như kiến, gián,..là thức ăn của thằn lằn
cũng tìm thấy sự hiện diện của Salmonella và E. coli. Bằng phương pháp nuôi cấy
phân lập 160 mẫu kiến cho thấy có 12 mẫu (7,50%) dương tính với Salmonella và
51 mẫu (31,87%) dương tính với E. coli (Trần Thị Xuân Nguyên, 2007). Trên gián,
khảo sát 128 mẫu có 9 mẫu (7,03%) dương tính với Salmonella và 27 mẫu (21,79%)

dương tính với E. coli (Nguyễn Thị Tuyết Phượng, 2005).

7


Theo Lê Xuân Phương (2008) các bãi rác chứa chất thải là môi trường chứa nhiều
mầm bệnh nguy hiểm.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Lực (2007) tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. coli trên
heo con theo mẹ tại thành phố Cần Thơ là (96,96%).
Theo kết quả nghiên cứu của Lý Thị Liên Khai và et al. (2003) tỷ lệ dương tính với
E. coli trên phân heo tiêu chảy và phân heo bình thường lần lượt là 87,50% và
96,22% ở thành phố Cần Thơ.
2.3 Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thức ăn là một bệnh cấp tính xảy ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn
hoặc độc tố của vi khuẩn hoặc thức ăn có chứa các chất độc hại đối với người ăn.
Bệnh thường xảy ra có tính chất đột ngột, nhiều người cùng mắc do ăn cùng một
loại thức ăn, có những triệu chứng của một bệnh cấp tính biểu hiện bằng đau bụng,
nôn mửa, tiêu chảy... kèm theo các triệu chứng khác tuỳ theo từng loại ngộ độc.
Tổng kết tình hình ngộ độc thực phẩm năm 2010 của Cục An toàn vệ sinh thực
phẩm (ATVSTP), trong 10 tháng đầu năm cả nước có 45 vụ ngộ độc lớn (hơn 30
người trên vụ).
Theo thống kê từ Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), trong 6 tháng đầu
năm 2011 toàn quốc xảy ra 54 vụ ngộ độc với 1776 nạn nhân, có 9 trường hợp tử
vong. Nguyên nhân do vi sinh vật là 17 vụ, hoá chất 10 vụ, độc tố tự nhiên 17 vụ.
Cho thấy ngộ độc do vi sinh vật chiếm tỷ lệ cũng khá cao.
2.3.1 Ngộ độc do Salmonella
Salmonella là vi khuẩn đường ruột, hình gậy ngắn, 2 đầu tròn, kích thước 0,4 - 0,6 x 1
- 3µm, không sinh nha bào và giáp mô. Đa số vi khuẩn Salmonella đều có khả năng di
động mạnh nhờ có từ 7 - 12 lông xung quanh thân (trừ vi khuẩn S. gallinarum và S.
pullorum). Vi khuẩn Salmonella dễ nhuộm với thuốc nhuộm thông thường, là vi khuẩn

Gram âm, khi nhuộm bắt màu đều ở toàn thân hoặc hơi đậm ở hai đầu (Nagaraja
Pomeroy & William ,1991).
Theo Nguyễn Như Thanh et al. (1997) giống Salmonella gồm 600 type huyết thanh
học chia thành 35 nhóm đa số sống hoại sinh trong đường tiêu hoá, một số sống
ngoài tự nhiên, chỉ có một số gây bệnh cho người và động vật.
Salmonella paratyphy A, B, C: gây bệnh phó thương hàn.
Salmonella typhi: gây bệnh thương hàn cho người.

8


Salmonella choleraesuis chủng Kunzendorf và Salmonella typhisuis chủng
Voldagsen: gây bệnh phó thương hàn heo.
Salmonella enteritidis chủng Dublin và Rostock: gây bệnh phó thương hàn bò, dê.
Salmonella abortus ovis: gây bệnh sẩy thai ở cừu.
S. pullorum và S. galinarum: gây bệnh thương hàn gà.
Người và động vật là hai nguồn lây nhiễm Salmonella trực tiếp và gián tiếp cho
thực phẩm. Hầu hết những type huyết thanh khác nhau được tìm thấy trong các
trường hợp người bệnh viêm dạ dày - ruột. Ngoài ra vi khuẩn cũng đến từ các động
vật như mèo, chó, heo, bò nhưng quan trọng nhất là nguồn thực phẩm lấy từ gia
cầm và trứng. Một phần ba các đợt bộc phát bệnh do Salmonella là thịt và các sản
phẩm của gia cầm, (Nguyễn Ngọc Tuân, 2002).
Bò sát, gặm nhấm cũng là một trong những tác nhân làm lan truyền mầm bệnh.
Theo Nguyễn Thu Tâm (2001) chuột đồng nhiễm Salmonella spp với tỷ lệ khá cao
26%.
Các loài côn trùng như kiến, gián, ruồi cũng tìm thấy sự hiện diện của Salmonella
spp. Theo Nguyễn Thị Xuân Nguyên (2007) phân lập 160 mẫu kiến tại thành phố
Cần Thơ thì 12 mẫu (7,50%) có sự hiện diện của Salmonella. Ở gián theo kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Phượng (2007) phân lập 128 mẫu gián tại thành
phố Cần Thơ thì 9 mẫu (7,03%) có sự hiện diện của Salmonella. Và ở ruồi theo

Nguyễn Thị Thuý Ân (2006) phân lập 373 mẫu thì có 44 mẫu (11,80%) dương tính
với Salmonella.
Độc tố vi khuẩn
Theo Koupal (1997), Salmonella tiết ra 2 loại độc tố đó là nội độc tố và ngoại độc
tố.
Nội độc tố (enterotoxin): có trong tế bào vi khuẩn, được giải phóng khi vi khuẩn chết.
Tính độc rất mạnh với liều thích hợp tiêm tĩnh mạch giết chết chuột bạch, chuột lang
trong vòng 48 giờ. Bệnh tích đặc trưng là ruột non xuất huyết màng payer phù nề, đôi
khi hoại tử. Độc tố ở ruột gây độc thần kinh, gây mê, co giật và gây chết (Nagaraja,
Pomeroy & William, 1991).
Ngoại độc tố (cytotoxin): do vi khuẩn sống tiết ra, chỉ phát hiện được khi lấy vi
khuẩn có độc tính cao cho vào túi colodion rồi đặt vào ổ bụng chuột lang để nuôi.
Sau 4 ngày lấy ra, rồi lại cấy truyền như vậy từ 5-10 lần. Sau cùng đem lọc, nước
lọc này có khả năng gây bệnh cho động vật thí nghiệm. Ngoại độc tố hình thành

9


trong invivo và trong môi trường nuôi cấy kỵ khí. Ngoại độc tố tác dụng vào thần
kinh và ruột.
Điều kiện để Salmonella gây ngộ độc
Thực phẩm phải chứa hoặc có nhiễm Salmonella.
Số lượng vi khuẩn phải đủ cao trong lúc vấy nhiễm hoặc là chúng phát triển mạnh,
môi trường thích hợp cho sự phát triển của chúng.
Vi khuẩn phải vào trong đường tiêu hoá của người.
Vào cơ thể vi khuẩn phải tạo ra một lượng độc tố đủ lớn có khả năng gây ngộ độc
cho cơ thể.
Sức đề kháng của cơ thể yếu, không đủ khả năng chống lại mầm bệnh.
Cơ chế gây ngộ độc
Vi khuẩn vào ruột phát triển, rồi theo hệ thống bạch huyết và tuần hoàn gây nhiễm

trùng huyết. Gây viêm ruột, phá huỷ tế bào niêm mạc ruột, tiết ra độc tố. Độc tố
thấm qua thành ruột vào máu, hệ thống tuần hoàn, tiết ra nội độc tố tác động trên hệ
thần kinh vận động của mạch máu, làm giảm độ bền của thành mạch, giảm chức
năng điều tiết thân nhiệt của cơ thể.
Tính gây bệnh
Theo Nguyễn Như Thanh et al. (1997) Salmonella gây bệnh dường ruột cho người,
gia súc và gia cầm gọi là bệnh thương hàn và phó thương hàn. Bình thường có thể
phát hiện Salmonella trong ruột của người, lợn, bò, gà, vịt…, và một số động vật
khoẻ mạnh. Trong điều kiện sức đề kháng của động vật giảm sút, vi khuẩn sẽ xâm
nhập vào nội tạng và gây bệnh .
Một số loài Salmonella như S. enteritidis, S. typhimurium, S. choleraesuis có thể
gây ngộ độc thức ăn cho người.
Salmonella sản sinh ra nội độc tố gồm 2 loại độc tố là độc tố ruột gây xung huyết và
mụn loét trên ruột, và độc tố thần kinh gây triệu chứng thần kinh, (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1977).
Triệu chứng ngộ độc
Biểu hiện ngộ độc phụ thuộc vào số lượng và tỷ lệ vi khuẩn nhiễm vào thực phẩm.
Thời gian ủ bệnh khoảng 12 - 24 giờ, đôi khi vài ngày. Các biểu hiện đầu tiên là
nhức đầu, toát mồ hôi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, thân nhiệt tăng lên 37 - 380C.

10


Bệnh nặng gây viêm dạ dày - ruột. Vi khuẩn tồn tại trong ống tiêu hoá 6 - 8 tháng,
và tiếp tục thoát ra ngoài môi trường.
2.3.2 Ngộ độc thực phẩm do E. coli
Trực khuẩn ruột già E. coli còn có tên là Bacterium coli commune, Bacillus coli
communis được Escherich phân lập vào năm 1885 từ phân trẻ em (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1977).
E. coli thường xuất hiện sớm ở đường ruột người và động vật sơ sinh (sau khi đẻ 2

giờ) chúng thường ở phần sau của ruột, ít ở dạ dày và ruột non. Trong nhiều trường
hợp còn tìm thấy ở niêm mạc của nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Từ ruột E. coli
theo phân ra ngoài môi trường đất nước không khí (Nguyễn Như Thanh và et al.
1997).
Cơ chế gây ngộ độc: khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn với số lượng nhiều kèm theo độc
tố của chúng, E. coli gây tiêu chảy thường gặp các nhóm sau:
Nhóm EPEC (Enteropathogenic E. coli): gồm các type thường gặp O26:B6, O44,
O55:B5, O112:B11, O124, O125:B5, O142 là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em
dưới 2 tuổi.
Nhóm ETEC (Enterotoxigenic E. coli): gây bệnh cho trẻ em, người lớn do tiết ra 2
độc tố ruột ST và LT.
LT hoạt hóa men adenyl cyclase trong tế bào ruột làm gia tăng yếu tố C.AMP
(cyclicadenozin 5’ monophosphat). Yếu tố này sẽ kích thích ion Cl- và bicarbonat
tách ra khỏi tế bào đồng thời ức chế Na+ bên trong tế bào. Hậu quả là gây tiêu chảy
mất nước.
Độc tố ST: hoạt hóa men Guanyl Cyclase làm tăng yếu tố C.GMC (cyclic guanosin
5’ monophosphat) bên trong tế bào dẫn đến kích thích bài tiết muối và nước gây ra
tiêu chảy.
Những dòng E. coli có cả 2 loại nội độc tố LT và ST sẽ gây ra tiêu chảy trầm trọng
và kéo dài.
Nhóm EIEC (Enteroinvasine E. coli): những E. coli này bám lên niêm mạc và làm
tróc niêm mạc gây loét niêm mạc do đó gây tiêu chảy có đàm lẫn máu (giống
Shigella). Các chủng này có thể lên men hay không lên men đường lactose và có
phản ứng lysin decarboxylaza âm tính. Thường gặp các type O125, O157, O144…
Nhóm VETEC (Verocytoxin produccing E. coli): vừa gây tiêu chảy vừa là nguyên
nhân gây viêm đại tràng xuất huyết (hermorrhagic colilic) và làm tổn thương mao

11



mạch gây hiện tượng sưng phù (ederma) rất nguy hiểm đến tính mạng (do biến
chứng). Nhóm VETEC bao gồm các type: O26, O11, O113, O145, O157 ; đây là ngoại
độc tố vetec gây tiêu chảy. Các biến chứng trên do vi khuẩn tiết ra một trong 2 loại
ngoại độc tố VT1 (verocytoxin) và VT2 gây tác động thần kinh.
Gần đây người ta phát hiện chủng E. coli mới ký hiệu là E. coli O157:H7. Chủng
này đã gây ra những vụ ngộ độc lớn trên thế giới trong những năm gần đây (theo
CDC, Center for Disease Control and prevention của Mỹ).
Năm 1982, lần đầu tiên người ta ghi nhận được nguồn bệnh do E. coli O157:H7.
Năm 1985, người ta nhận thấy triệu chứng hoại huyết có liên quan đến chủng
O157:H7. Năm 1990, bùng nổ trận dịch từ nguồn nước nhiễm chủng E. coli
O157:H7. Năm 1996, xảy ra trận dịch khá phức tạp ở Nhật Bản do uống nước táo
chưa diệt khuẩn.
Tính gây bệnh
E. coli có sẳn trong ruột của động vật nhưng chỉ tác động gây bệnh khi sức đề
kháng của con vật giảm đi (do chăm sóc, nuôi dưỡng, cảm lạnh, cảm nóng, bệnh
truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm, bệnh ký sinh).
E. coli thường gây bệnh cho súc vật non từ 2 - 3 ngày tuổi, có khi từ 4 - 8 ngày tuổi,
gây bệnh đường ruột cho ngựa con, bê, cừu non, heo con, gia cầm con.
Một type sau khi duy trì thời gian trong một cơ sở chăn nuôi sẽ được thay thế bằng
những type khác sau này.
Bệnh Colibacillosis ở bê thể hiện bằng các triệu chứng sốt cao (41 0C hoặc hơn) đi
tháo, phân lúc đầu màu vàng sệt, mùi chua sau chuyển sang màu trắng xám, hôi
thối, dính máu, đi ngoài và rặn nhiều.
Ở người, đặc biệt là trẻ em dưới một tuổi vi khuẩn có thể gây viêm dạ dày ruột và
nhiễm độc, viêm túi mật, viêm bàng quang, đường niệu sinh dục và viêm nảo, đôi
khi gây nhiễm trùng huyết trầm trọng, (Nguyễn Như Thanh và et al., 1997).
Triệu chứng trúng độc
Thời kỳ ủ bệnh 2 - 20 giờ. Người ngộ độc thấy đau bụng dữ dội, đi phân lỏng nhiều
lần trong ngày, ít khi nôn mửa. Thân nhiệt có thể hơi sốt. Trường hợp nặng bệnh
nhân có thể sốt cao, người mỏi mệt, chân tay co quắp, đổ mồ hôi. Thời gian khỏi

bệnh vài ngày. Nguyên nhân là do nhiễm E. coli vào cơ thể với số lượng lớn và cơ
thể đang suy yếu.

12


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Xác định sự lưu hành của vi khuẩn Salmonella và E. coli trên thằn lằn tại tỉnh Hậu
Giang.
Định danh các loài thằn lằn tại tỉnh Hậu Giang.
3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm
3.2.1 Thời gian thực hiện
Từ 8 – 2011 đến 12 - 2011
3.2.2 Địa điểm thực hiện
Địa điểm lấy mẫu: mẫu được thu thập ở 3 huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long
Mỹ thuộc tỉnh Hậu Giang.
Địa điểm phân lập mẫu: phòng thí nghiệm vệ sinh thực phẩm, Bộ môn Thú Y, khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
3.2.3 Đối tượng nghiên cứu:
Thằn lằn được bắt ở trong nhà và trại chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Mẫu môi trường: mẫu thức ăn, mẫu phân gia súc, mẫu côn trùng tại các hộ gia đình
và các trại chăn nuôi tại nơi thu thập thằn lằn.
3.2.4 Trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, môi trường thí nghiệm
Trang thiết bị: tủ ấm, tủ sấy, lò hấp ướt (autoclave), cân điện tử.
Dụng cụ: găng tay vô trùng, kéo, kẹp, đèn cồn, đĩa petri, bọc nylon, thước dây.
Hóa chất: nước cất, cồn (960, 700), NaCl, chloroform, KI, tinh thể iod.
Môi trường: Deoxy Cholate Hydrogen Sulfide Lactose Agar (DHL), Brilliant Green
Agar (BGA; DifcoTM, France), Mannitol Lysine Crystal Violet Brilliant Green agar
(MLCB; Nissui, Japan), Hajna tetrathionate broth (Eiken, Japan), Trypticase Soy

Agar (TSA; BBLR, USA), Kligler Iron Agar (K.I.A; BBLTM, France), Lysine Indole
Motility medium (LIM; Eiken, Japan), Voges Proskauer (VP; Eiken, Japan),
Buffered Peptone Water (BPW; Merck KGaA, Germany).

13


3.3 Phương pháp thí nghiệm
3.3.1 Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu
Mẫu thằn lằn được thu thập tại các hộ dân (thành thị, nông thôn) và trại chăn nuôi.
Đối với hộ chăn nuôi tiến hành thu thập thêm mẫu phân gia súc, mẫu thức ăn gia
súc, côn trùng là các loài mà thằn lằn sử dụng làm thức ăn như kiến, gián, muỗi,
bằng cách bắt theo nhóm (mỗi mẫu từ 20 - 30 con) tại các hộ gia đình và các trại
chăn nuôi.
Thằn lằn sau khi bắt được cho vào bọc nilon vô trùng riêng biệt mỗi con, trên túi
ghi code mẫu và mang về phòng thí nghiệm tiến hành phân lập.
Tiến hành ghi nhận về màu sắc, kích thước, hình dáng, độ dài, trọng lượng, giới
tính, và định danh các loài thằn lằn theo khóa định danh của George (1890). Sau đó
mổ lấy phân trong trực tràng và tiến hành phân lập.
Mẫu môi trường thu mẫu thức ăn còn tồn trong máng ăn, mẫu phân gia súc trên nền
chuồng. Mẫu phân và thức ăn được đựng trong túi nilon vô trùng và giữ ở nhiệt độ
lạnh. Bắt mẫu côn trùng tại các khu vực xung quanh nhà của các hộ gia đình và các
trại chăn nuôi.
3.3.2 Phương pháp nuôi cấy phân lập Salmonella
 Môi trường tiền tăng sinh (Buffered Peptone Water)
Mẫu phân thằn lằn và mẫu môi trường được cho vào 5ml môi trường tiền tăng sinh
Buffered Peptone Water đem ủ ở 370C trong 24 giờ giúp cho vi khuẩn Salmonella
ổn định và phục hồi sinh lý để phát triển tốt hơn ở môi trường sau, môi trường này
không có tính chọn lọc đối với vi khuẩn đường ruột.
 Môi trường tăng sinh (Hajna tetrathionate broth)

Dùng micro pipet vô trùng hút 1ml canh khuẩn từ môi trường tiền tăng sinh cho vào
ống nghiệm chứa 5ml môi trường tăng sinh Hajna tetrathionate broth, ủ ở 370C
trong 24 giờ.
Môi trường Hajna tetrathionate broth là môi trường giàu chất dinh dưỡng và có tính
chọn lọc đối với vi khuẩn Salmonella và ngăn cản sự phát triển của những vi khuẩn
khác.
 Môi trường phân lập (DHL, MLCB)
Mẫu từ môi trường tăng sinh được cấy chuyển lên môi trường DHL và MLCB đem
ủ ở 370C trong 24 giờ. DHL và MLCB là môi trường thạch, vi khuẩn được nuôi cấy

14


×