Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHẢO sát TÍNH KHÁNG KHUẨN của các LOẠI CAO CHIẾT từ cây TRÀM, cây sả và cây RAU má (centella asiatica (l ) urban)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ VĂN LÊN

KHẢO SÁT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÁC LOẠI
CAO CHIẾT TỪ CÂY TRÀM (Melaleuca leucadendra
L.), CÂY SẢ (Cymbopogon citratus Stapf) VÀ CÂY RAU
MÁ (Centella asiatica (L.) Urban)
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Cần Thơ, 5/2009

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y
Tên đề tài:

KHẢO SÁT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÁC LOẠI
CAO CHIẾT TỪ CÂY TRÀM (Melaleuca leucadendra
L.), CÂY SẢ (Cymbopogon citratus Stapf) VÀ CÂY RAU
MÁ (Centella asiatica (L.) Urban)

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Huỳnh Kim Diệu



Sinh viên thực hiện:
Lê Văn Lên
MSSV: 3042806
Lớp: THÚ Y K30

Cần Thơ, 5/2009

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Trang duyệt của hội đồng Khoa

Đề tài: khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cây Tràm (Melaleuca
leucadendra L.), cây Sả (Cymbopogon citratus Stapf) và cây Rau má (Centella
asiatica (L.) Urban); do sinh viên : …Lê Văn Lên … thực hiện tại …..khoa

Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường đại học Cần Thơ…
từ…30/01/2009… đến…28/05/2009…..

Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009 Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009
Duyệt Bộ môn

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

…………………….


…………………………

Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009
Duyệt khoa Nông Nghiệp & SHƯD

……………………………

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, không sao chép bất cứ ai
và chưa từng công bố. Kết quả của tôi là hoàn toàn chân thật không thay đổi.

Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2009
(tác giả)

Lê Văn Lên

ii


LỜI CẢM TẠ
Cám ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng,chăm lo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con
học tập.
Gởi lời cám ơn đến thầy cô đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm làm hành
trang cho tôi khi ra trường.
Cám ơn thầy, cô Bộ môn Thú Y, cám ơn cô Huỳnh Kim Diệu đã tận tình giúp
đỡ để tôi có thể hoàn thành bài luận văn này.
Chân thành cám ơn thầy Trần Kim Tính và toàn thể anh, chị ở phòng thí nghiệm

Chuyên Sâu đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian tôi thực hiện đề tài.
Cám ơn các bạn trong nhóm đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua.

iii


MỤC LỤC
trang
Trang duyệt của hội đồng Khoa .................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................ii
LỜI CẢM TẠ ...............................................................................................................iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG...................................................................................................vii
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................................viii
TÓM LƯỢC ................................................................................................................. ix
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 2
2.1. VỀ DƯỢC LIỆU ................................................................................................ 2
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước................................................. 2
2.1.1.1. Cây Tràm (Melaleuca leucadendra L.) ................................................. 2
2.1.1.2. Cây Sả (Cymbopogon citratus Stapf) .................................................... 2
2.1.1.3. Cây Rau má (Centella asiatica (L.) Urban) ..........................................2
2.1.2. Tràm (Melaleuca leucadendra L.)................................................................ 3
2.1.2.1. Mô tả....................................................................................................3
2.1.2.2. Phân bố, sinh thái................................................................................. 3
2.1.2.3. Bộ phận dùng ....................................................................................... 4
2.1.2.4. Thành phần hóa học .............................................................................4
2.1.2.5. Tác dụng dược lý.................................................................................. 5
2.1.2.6. Tính vị công năng................................................................................. 6

2.1.2.7. Công dụng............................................................................................ 6
2.1.2.8. Một số bài thuốc có Tràm.....................................................................6
2.1.3. Rau má (Centella asiatica (L.) Urban)......................................................... 6
2.1.3.1. Mô tả....................................................................................................6
2.1.3.2. Phân bố, sinh thái................................................................................. 7
2.1.3.3. Bộ phận dùng ....................................................................................... 7
2.1.3.4. Thành phần hóa học .............................................................................7
2.1.3.5. Tác dụng dược lý.................................................................................. 8
2.1.3.6. Tính vị công năng................................................................................. 9
2.1.3.7. Công dụng............................................................................................ 9
2.1.3.8. Một số bài thuốc có Rau má ............................................................... 10
2.1.4. Sả (Cymbopogon citratus Stapf)................................................................. 10
2.1.4.1. Mô tả.................................................................................................. 10
2.1.4.2. Phân bố sinh thái................................................................................ 11
2.1.4.3. Bộ phận dùng ..................................................................................... 11
2.1.4.4. Thành phần hóa học ........................................................................... 11
2.1.4.5. Tác dụng dược lý................................................................................ 12
2.1.4.6. Tính vị công năng............................................................................... 12
2.1.4.7. Công dụng.......................................................................................... 12
2.2. VỀ VI SINH VẬT ............................................................................................ 13
2.2.1. Các chủng vi khuẩn Gram dương ............................................................. 13
2.2.1.1. Staphylococcus aureus ....................................................................... 13
2.2.1.2. Streptococcus faecalis ........................................................................ 16
2.2.2. Các chủng vi khuẩn Gram âm................................................................... 18
2.2.2.1. Salmonella spp. .................................................................................. 18

iv


2.2.2.2. Pseudomonas aeruginosa ................................................................... 21

2.2.2.3. Escherichia coli.................................................................................. 24
2.2.2.4. Aeromonas hydrophilla ...................................................................... 25
2.2.2.5. Edwardsiella tarda và Edwardsiella ictaluri....................................... 27
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 30
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 30
3.2. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .................................................................... 30
3.2.1. Thời gian và địa điểm ................................................................................ 30
3.2.2. Nguyên liệu................................................................................................. 30
3.2.3. Thiết bị và hóa chất.................................................................................... 30
3.2.3.1. Thiết bị............................................................................................... 30
3.2.3.2. Hóa chất............................................................................................. 30
3.2.4. Vi khuẩn ..................................................................................................... 31
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 31
3.3.1. Điều chế cao................................................................................................ 31
3.3.1.1. Thu mẫu ............................................................................................. 31
3.3.1.2. Cách chiết xuất................................................................................... 31
3.3.1.3. Tính ẩm độ của cao ............................................................................ 31
3.3.1.4. Tính hiệu suất..................................................................................... 32
3.3.2. Thử hoạt tính kháng khuẩn....................................................................... 32
3.3.2.1. Chuẩn độ đục ..................................................................................... 32
3.3.2.2. Chuẩn độ vi khuẩn.............................................................................. 33
3.3.2.3. Thử hoạt tính kháng khuẩn ................................................................. 33
3.3.3. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) .................................................. 33
3.3.3.1. Chuẩn bị nồng độ chất thử ................................................................. 34
3.3.3.2. Tiến hành cấy vi khuẩn....................................................................... 34
3.3.4. Chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 34
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................... 36
4.1. HIỆU SUẤT CHIẾT CAO .............................................................................. 36
4.2. ẨM ĐỘ CAO.................................................................................................... 36
4.3. THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN............................................................ 36

4.4. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU (MIC) ................ 38
4.4.1. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Tràm.......................................... 38
4.4.2. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Sả............................................... 40
4.4.3. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Rau má ...................................... 42
4.5. SO SÁNH KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA 3 LOẠI CAO .................... 44
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 46
5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 46
5.2. ĐỀ NGHỊ.......................................................................................................... 46
PHỤ CHƯƠNG ........................................................................................................... 51

v


ĐK
MIC
TL.
MHA
NB
NA
DMSO
TSA
E.M.B
S.S.
YSA
BHI
TSB
E. coli
Stap. aureus
Strep. faecalis
Aero. hydrophilla

Sal. ssp.
Pseu. aeruginosa
Edwar. ictaluri
Edwar. tarda

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
đường kính
Minimum Inhibitory Concentration
Trọng lượng
Mueller Hinton Agar
Nutrient Broth
Nutrient Agar
Dimethyl Sulfoxide
Trypticase Soy Agar
Eosinmethylen Blue
Shigella, Salmonella spp.
Yersinia
Brain Heart Infusion agar
Trypticase Soy Broth
Escherichia coli
Staphylococcus aureus
Streptococcus faecalis
Aeromonas hydrophilla
Salmonella spp.
Pseudomonas aeruginosa
Edwardsiella ictaluri
Edwardsiella tarda

vi



DANH SÁCH BẢNG
trang
Bảng 2.1: Tỷ lệ kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập từ thịt gà .................... 21
Bảng 4.1: Hiệu suất của các cây Tràm, Rau má, Sả .................................................... 36
Bảng 4.2: Ẩm độ của các cao Tràm, Sả, Rau má (%). ................................................ 36
Bảng 4.3: Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của cao Tràm, Sả và Rau má (mm).. 37
Bảng 4.4: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và đường kính vòng vô khuẩn của cao
Tràm.............................................................................................................................. 38
Bảng 4.5: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Sả................................................. 40
Bảng 4.6: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Rau má trên các chủng vi
khuẩn ............................................................................................................................ 42
Bảng 4.9: So sánh MIC cao của 3 loại cây được quy đổi ra khô hoàn toàn (µg/ml)... 44
Bảng 6.1: Tổng hợp tìm nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cây Tràm (µg/ml) .......... 52
Bảng 6.2: Tổng hợp tìm nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cây Sả (µg/ml)................ 52
Bảng 6.3: Tổng hợp tìm nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cây Rau má (µg/ml)....... 52

vii


DANH SÁCH HÌNH
trang
Hình 2.1: Cây Tràm (Melaleuca leucadendra L.) ..................................................... 3
Hình 2.2: Cây Rau má (Centella asiatica (L.) Urban) .............................................. 7
Hình 2.3: Cây Sả (Cymbopogon citratus Stapf)....................................................... 10
Hình 4.1: Cao Tràm ở nồng độ 64 µg/ml trên 6 chủng vi khuẩn ........................... 39
Hình 4.2: Cao Tràm ở nồng độ 512 µg/ml trên 6 chủng vi khuẩn ......................... 40
Hình 4.3: Cao Tràm ở nồng độ 32 µg/ml, 64 µg/ml trên 2 chủng vi khuẩn........... 40
Hình 4.5: Cao Sả ở nồng độ 2048 µg/ml trên 6 chủng vi khuẩn............................. 41
Hình 4.5: Cao Sả ở nồng độ 512 µg/ml, 2048 µg/ml trên hai chủng vi khuẩn

Edwar. ...................................................................................................................... 42
Hình 4.7: Cao Rau má ở nồng độ 2048 µg/ml trên 6 chủng vi khuẩn.................... 43
Hình 4.8: Cao Rau má ở nồng độ 512 µg/ml, 1024 µg/ml trên 2 chủng vi khuẩn
Edwar. ...................................................................................................................... 44
Hình 6.1: Thử tính kháng khuẩn của 3 loại cây Tràm, Sả và Rau má .................. 51

viii


TÓM LƯỢC
Để xác định hoạt tính kháng khuẩn của cây Tràm (Melaleuca leucadendra L.),
cây Sả (Cymbopogon citratus Stapf) và cây Rau má (Centella asiatica (L.) Urban),
cao thô được trích từ methanol của 3 cây này được dùng thử hoạt tính trên 8 chủng
vi khuẩn bao gồm: Staphylococcus aureus 291003, Streptococcus faecalis 010408,
Pseudonomas aeruginosa 1110008, Escherichia coli 101008, Salmonella spp.
291003, Aeromonas hydrophilla 011004, Edwardsiella tarda 280208 và
Edwardsiella ictaluri.
Kết quả cho thấy cao Tràm có phổ kháng khuẩn rộng ức chế được hầu hết các
chủng vi khuẩn nghiên cứu ở nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và vòng vô khuẩn như
sau: Staphylococcus aureus (64 µg/ml, 20mm), Streptococcus faecalis (64 µg/ml,
18mm), Aeromonas hydrophilla (512 µg/ml, 14mm), Pseudomonas aeruginosa
(512 µg/ml, 13mm), Edwardsiella ictaluri (64 µg/ml, 25mm), Edwardsiella tarda
(64µg/ml, 25mm). Trên hai chủng E. coli và Salmonella spp. ở nồng độ 2048 µg/ml
> MIC > 4096 µg/ml và không có vòng vô khuẩn. Cao Sả thì có tính kháng khuẩn
yếu được 8 chủng nhưng ở nồng độ cao Staphylococcus aureus (2048 µg/ml, 7mm),
Edwardsiella ictaluri (512 µg/ml, 14mm), Edwardsiella tarda (1024 µg/ml, 14mm)
còn những chủng còn lại thì chỉ bị ức chế ở 2048 µg/ml > MIC > 4096 µg/ml và
không có vòng vô khuẩn. Rau má có tính kháng khuẩn yếu nhất chỉ ức chế 6/8
chủng vi khuẩn như: Staphylococcus aureus (2048 µg/ml, 7mm) , Edwardsiella
ictaluri (1024 µg/ml, 10mm), Edwardsiella tarda (1024 µg/ml, 12mm),

Streptococcus faecalis, Aeromonas hydrophilla, và Pseudomonas aeruginosa (2048
µg/ml > MIC > 4096 µg/ml) còn trên E. coli và Salmonella spp. vẫn không bị ức
chế ở nồng độ 4096 µg/ml

ix


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày xưa ông cha ta đã biết sử dụng cây cỏ để làm thuốc phòng và trị bệnh. Do
xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng đông, môi trường ngày càng ô nhiễm
nên bệnh tật càng gia tăng và càng phức tạp. Thuốc tây ra đời khẳng định sự phát
triển vượt bậc của y học hiện đại.
Tuy nhiên, mặt tiêu cực của thuốc tây là mang lại tác dụng phụ khi sử dụng
không đúng cách hoặc quá liều. Vì vậy mà hiện nay người ta đang có xu hướng tìm
về các loại dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên để thay thế dần các loại thuốc đã
được chứng minh có tính tích lũy hoặc gây độc.
Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu thực phẩm sử dụng cho con người ngày
càng gia tăng và đòi hỏi cao về an toàn và chất lượng. Điều này được chú trọng đặc
biệt ở các nước phát triển. Vì thế mà rất nhiều sản phẩm thủy sản chế biến của nước
ta gặp trở ngại ở thị trường các nước này về vấn đề dư lượng kháng sinh.
Ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản nước ta cần có chiến lược và giải pháp
an toàn sinh học để cho ra sản phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng, để có
thể đứng vững trên thị trường quốc tế.
Nhiều biện pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề này, trong đó việc nghiên cứu
và ứng dụng các chế phẩm nguồn gốc tự nhiên trong phòng, trị bệnh cho gia súc,
gia cầm và thủy sản đang là vấn đề cấp bách.
Được sự cho phép của bộ môn Thú Y – khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cây Tràm
(Melaleuca leucadendra L.), cây Sả (Cymbopogon citratus Stapf) và cây Rau má
(Centella asiatica (L.) Urban)”.

 Mục tiêu đề tài
-

Điều chế cao thô.

-

Xác định tính kháng khuẩn của các loại cao Tràm, Sả và Rau má.

-

Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của cao Tràm, Sả và Rau má..

1


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. VỀ DƯỢC LIỆU
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1.1.1. Cây Tràm (Melaleuca leucadendra L.)
 Tình hình nghiên cứu trong nước:
Năm 1994, Nguyễn Duy Cương và ctv đã nghiên cứu tinh dầu Tràm có khả
năng ức chế Staphylococcus aureus và chất 1-8-cineol là chất chính tác dụng lên vi
khuẩn này với đường kính vòng vô khuẩn là16mm. Ngoài ra tác giả cũng nêu ra các
chất terpinen – 4 – ol và α – terpineol có tác dụng đối với Streptococcus spp.,
Salmonella spp., E. coli, Pseudomonas aeruginosa.
Năm 2002, Nguyễn Minh Phúc và ctv đã chứng minh tinh dầu Tràm có khả
năng ức chế vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
Theo Đỗ Huy Bích (2004) tinh dầu Tràm có khả năng kháng E. coli và
Salmonella typhi nhưng yếu.

 Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Theo Naturforsch (2002) tinh dầu 1,8 – Cineol có thể kháng E. coli ở nồng độ
2,4 mg/ml.
Carson và ctv (2006) đã khẳng định tinh dầu Tràm có khả năng tác động lên vi
khuẩn Pseudomonas aeruginosa ở nồng độ 1 - 8 % (vol/vol) trong khi
Staphylococcus aureus là 0,5 - 1,25% (vol/vol).
2.1.1.2. Cây Sả (Cymbopogon citratus Stapf)
Năm 2007, Anonymous cũng đã báo cáo về khả năng kháng khuẩn của cao Sả.
Đến năm 2008, Okigbo và Meka chứng minh cao Sả chiết bằng ethanol và nước
có khả năng ức chế Staphylococcus aureus.
Theo Odunbaku và Ilusanya (2008) cao chiết từ cây Sả có thể ức chế
Staphylococcus aureus ở nồng độ là 650mg/ml và tác giả cũng chứng minh cao Sả
chiết bằng methanol ức chế E. coli và Pseudonomas aeruginosa ở nồng độ cao (500
mg/ml).
2.1.1.3. Cây Rau má (Centella asiatica (L.) Urban)
Zaidan và ctv (2005), cho thấy cao chiết methanol của cây Rau má không có khả
năng kháng trên các chủng E. coli, Pseudomonas aeruginosa. Tuy nhiên, cao Rau
má có khả năng ức chế Staphylococcus aureus.
Wei và ctv (2008), chứng minh cao Rau má chiết bằng methanol không thấy
vòng vô khuẩn ở các chủng Aeromonas hydrophilla, E. coli, Edwardsiella tarda,
Salmonella spp..

2


2.1.2. Tràm (Melaleuca leucadendra L.)
2.1.2.1. Mô tả
Cây Tràm là một cây nếu phát triển tự nhiên có thể cao tới 4 – 5 m. Trên thân
cây to lớp vỏ bong ra thành từng mảng to dài. Lá mọc so le, cuống màu xanh vàng
nhạt, phiến lá hình mác, trên có những gân chạy dọc theo gân chính, lúc đầu mỏng

và mềm về sau dầy, cứng và dòn; thường dài 4 – 8 cm, rộng 10 – 20mm (Đỗ Tất
Lợi, 2003).
Cụm hoa mọc ở đầu cành thành bông tận cùng bằng một túm lá non; lá bắc hình
mác, sớm rụng; hoa màu trắng vàng nhạt tụ tập 2 – 3 cánh trên cụm; đài hình trụ có
lông mềm, 5 răng, sớm rụng; tràng 5 cánh có móng rất ngắn; nhị rất nhiều, hàm liền
ở gốc thành 5 bó đối diện với lá đài; bầu ẩn trong ống đài, 3 ô. Quả nang, gần hình
cầu, cụt ở đầu, đường kính: 4mm, khi chín nứt thành 5 mảnh; hạt hình nệm hoặc
gần hình trứng. Mùa hoa: tháng 3 – 5 (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).

Hình 2.1: Cây Tràm (Melaleuca leucadendra L.)

2.1.2.2. Phân bố, sinh thái
Chi Melaleuca ước tính có khoảng 250 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở
vùng nhiệt đới, sống tập trung từ vùng châu Đại Dương, bao gồm Australia, Papua
Niu Ghinê, Niu Caliđôni,… đến vùng nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, chi này có hai
loài là Tràm lá hẹp (M. alternifolia Cheel) nhập nội từ Australia, trồng ở vùng đồi
khô hạn tỉnh Quảng Bình và Tràm lá lớn (M. leucadendra L.). Các loài trong cùng
một chi có nhiều đặc điểm sinh học liên hệ chặt chẽ với nhau (Đỗ Huy Bích và ctv,
2004).
Theo Đỗ Tất Lợi (2003) ở Việt Nam Tràm được phân bố ở một số tỉnh dọc theo
bờ biển và vùng Đồng Tháp Mười. Căn cứ vào môi trường nơi mọc, có thể chia
Tràm ở Việt Nam thành hai quần thể là Tràm đồi và Tràm trên đất phèn ngập.
Trước đây Tràm hầu như không được khai thác. Mãi tới vào khoảng năm 1990, cây
3


Tràm vào vùng Quảng Bình, Quảng Trị mới được khai thác để cất tinh dầu bán rộng
rãi trên thị trường với tên “dầu khuynh diệp”.
Việt Nam là một trong những nước có diện tích Tràm tự nhiên lớn nhất châu Á.
Mỗi năm, có thể sản suất từ 80 – 100 tấn tinh dầu chủ yếu là xuất khẩu. Nếu có

thêm thị trường tiêu thụ thì tinh dầu Tràm của Việt Nam sản suất ra sẽ còn lớn hơn
rất nhiều. Rừng Tràm của Đồng Tháp Mười còn có ý nghĩa lớn về mặt sinh học và
môi trường (Võ Văn Chi, 1991).
2.1.2.3. Bộ phận dùng
Lá và phần ngọn, thu hái vào đầu mùa hè, phơi hay sấy khô. Còn có thể dùng vỏ
thân.
2.1.2.4. Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu của lá Tràm là tinh dầu, với tỷ lệ 2,5‰ (tính trên lá tươi) và
2,25% (tính trên lá khô) (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Lá chứa tinh dầu, flavonoid. Theo quy định của Dược điển Việt Nam II, tập 3,
dược liệu phải chứa ít nhất 1,25% tinh dầu (tính theo dược liệu khô kiệt) (Đỗ Huy
Bích và ctv, 2004).
Tinh dầu Tràm là một chất lỏng, không màu hay hơi vàng nhạt, vị hơi cay, mùi
thơm đặc biệt. Nếu tinh chế, tinh dầu trong, hầu như không màu, tan trong 2,5 – 3
thể tích cồn 700 (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Tinh dầu Tràm chứa 14 – 65% là 1,8 – cineol tùy theo tuổi cây, thổ nhưỡng và
các điều kiện khác. Các thành phần khác là 3, 5 – dimethyl – 4, 6 – di – O –
methylphloroacetophenon, terpineol, pinen, nerolidol, benzaldehyd (vết),
valeraldehyd (vết).
Tinh dầu Tràm từ nguyên liệu thu thập ở Long An có 34 thành phần trong đó α
– pinen 3,8%, β – pinen 2,6%, limonen 4,8%; 1, 8 – cineol 48%, p.cymen 13,2%,
linalool 3,4%, β – caryophylen 2,1%, terpinen – 4 – ol 1,6%, α – humulen (hay α –
selinen 1,3%, aloaromadendren 1,5%, б – malen 1,4%, α – terpinen 9,8%.
Tinh dầu Tràm từ nguyên liệu thu thập ở Bình Trị Thiên cũ có 31 thành phần
trong đó có α – pinen 1,25 – 3,01%, 1,8 – cineol 24,23 – 66,83%, α – terpineol l5,44
– 11,96%, β – caryophylen 1,26 – 2,56%, β – selinen 1,18 – 6,04%.
Theo quy định của Dược điển Việt Nam II, tập 3, tinh dầu Tràm phải chứa ít
nhất 60% cineol. 1, 8 – cineol là chất lỏng, không màu, trong suốt, mùi thơm nhẹ,
thoảng mùi long não lẫn bạc hà, vị cay, không tan trong nước, hòa tan với bất cứ tỷ
lệ nào trong ethanol tuyệt đối, ether, chloroform, dầu vaselin, dầu thảo mộc, tinh

dầu thông, acid acetic loãng.
Quy trình chiết tách hàm lượng cineol được tiến hành theo nhiều giai đoạn (Đỗ
Huy Bích và ctv, 2004).

4


-

Giai đoạn I: cho tinh dầu với hàm lượng cineol từ 60% trở lên. Nếu tinh dầu
có hàm lượng cineol thấp, cần phải chưng cất dưới áp lực giảm.

-

Giai đoạn II: kết tinh phân đoạn ở nhiệt độ thấp, đưa tinh thể cineol vào túi
vải, ly tâm nhanh.

Sản phẩm có thể đạt 90 – 98% cineol, muốn được với hàm lượng cao hơn
cần tiếp tục tinh chế.
Ngoài tinh dầu, Tràm còn có flavonoid và tanin. Các flavonoid trong lá Tràm là
kaempferol, quercetin, myricetin, myricitryl, quercitrin, miquelianin, và quercetin –
3 – O – xyloglucosid. Tinh dầu khuynh diệp tinh chế làm tăng tác dụng kháng sinh
của streptomycin và đặc biệt của penicillin (Đỗ Tất Lợi, 2003).
-

2.1.2.5. Tác dụng dược lý
Tinh dầu Tràm có tác dụng kháng khuẩn in vitro theo thứ tự hoạt tính giảm trên
các chủng vi khuẩn: Candida albicans, Bacillus subtilis, Proteus vulgaris, Shigenlla
shigae, Sh. flexneri, Mycobacterium turberculosis (giảm độc), Sh. dysenteriae,
Bacillus mycoides, Sh. sonnei, Salmonella typhi, Klebsiella sp., Escherichia coli,

phế cầu, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh. Linalool, terpinen – 4 – ol từ tinh dầu
Tràm có tác dụng trên E. coli. Tinh dầu Tràm và cineol có tác dụng ức chế in vitro
các chủng nấm: Candida albicans, Trichophyton, rubrum, Microsporum gypseum,
M. lanosum và Epidermophyton flocosum (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Nồng độ ức chế tối thiểu của tinh dầu 1,8 – Cineol trên một số chủng vi khuẩn
như sau: Staphylococcus aureus (9,5 mg/ml), Pseudomonas aeruginosa (2,75
mg/ml), E. coli (2,4 mg/ml) (Naturforsch, 2002)
Thường dùng tinh dầu Tràm nguyên chất để xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp, ho,
cảm. Mặc dù tỷ lệ cineol trong tinh dầu Tràm thấp hơn trong tinh dầu bạch đàn
nhưng người ta cho rằng tính chất sát trùng của tinh dầu Tràm lại mạnh hơn tinh
dầu bạch đàn, người lớn và trẻ em đều có thể dùng tinh dầu nguyên chất để xoa bóp,
hoặc có thể uống tinh dầu 10 đến 50 giọt. (Đỗ Tất Lợi, 2003)
Cặn tinh dầu Tràm được bào chế thành thuốc trị nấm da, và đưa thử nghiệm trên
lâm sàng đạt kết quả tốt. Thuốc xức trị ngứa chứa hỗn hợp cặn dầu Tràm (79,8%),
cồn tô mộc 1% (20%) và bột berberin (0,2%) được thử nghiệm trên lâm sàng, xức
lên vùng da ngứa sẽ có tác dụng rõ rệt, đặt biệt có tác dụng tốt với ghẻ ngứa, hắc
lào, lang ben, viêm nang râu. Dung dịch tinh dầu Tràm 20% pha trong dầu lạc, và
dung dịch cineol trong dầu chữa bỏng. Kết quả da bỏng bị hoại tử se lại, giảm phù
nề, nhiễm khuẩn nung mủ bị hạn chế, quá trình tái tạo mô phát triển, vết bỏng
chóng lành và lên sẹo tốt hơn. Tinh dầu Tràm tinh chế có trong thành phần của một
thuốc cùng với bromoform, được thử nghiệm trên lâm sàng, có tác dụng khá tốt để
giảm ho, long đờm, sát khuẩn và làm thông thoáng đường hô hấp trong điều trị
nhiễm khuẩn đường hô hấp thể nhẹ (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
5


2.1.2.6. Tính vị công năng
Lá Tràm có vị cay chát, mùi thơm, tính ấm, vào hai kinh: tỳ, phế, có tác dụng
hoạt huyết, khu phong, an thần, giảm đau, tiêu đờm, sát trùng.
2.1.2.7. Công dụng

Trong dân gian thường dùng lá và cành non mang lá để pha, hãm hoặc sắc với tỉ
lệ 20g lá trong 1 lít nước để uống thay nước giúp tiêu hóa, chữa ho hoặc để xông.
Có thể dùng dưới dạng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5 với tên cồn khuynh diệp cùng một
công dụng như trên với liều 2 – 5g cồn một ngày (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Lá Tràm tươi nấu nước rửa vết thương chống nhiễm khuẩn, bôi lên vết bỏng
tránh hiện tượng phồng nước, tắm chữa mẩn ngứa. Lá Tràm phơi khô cũng được
dân gian nấu nước uống thay trà (2g trong 1 lít nước) có tác dụng kích thích tiêu
hóa. Tinh dầu Tràm được dùng xoa bóp ngoài làm nóng chữa đau khớp, chân tay
nhức mỏi. Tinh dầu Tràm pha trong dầu thầu dầu với tỷ lệ 5 – 10% dùng nhỏ mũi
để sát khuẩn, chống cúm, ngạt mũi. Còn dùng tinh dầu Tràm pha vào nước với nồng
độ 0,2% để rửa vết thương.
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, tinh dầu Tràm pha loãng được dùng uống làm
thuốc long đờm trong viêm thanh quản và viêm phế quản mạn tính và làm thuốc gây
trung tiện giảm chướng bụng; liều quá cao gây kích thích đường tiêu hóa. Có tác
dụng trị giun, đặc biệt giun đũa. Chấm tinh dầu Tràm vào lỗ răng sâu, làm đỡ đau
răng.
2.1.2.8. Một số bài thuốc có Tràm
Chữa ứ huyết: lá Tràm khô, rễ ô rô tía, mỗi vị 20 – 30g. Sắc đặc uống trong
ngày.
Chữa thần kinh suy nhược, ít ngủ: vỏ Tràm 20g; dây lạc tiên, lá vống, mỗi vị
15g. Sắc uống trong ngày.
Chữa cảm cúm: lá Tràm 30g, đun sôi với nước vài dạo để xông và uống một bát
nước sắc lúc nóng cho ra mồ hôi. Hoặc dùng 15 giọt tinh dầu pha với nước đường
để uống và xoa tinh dầu vào mũi, gáy, sống lưng.
2.1.3. Rau má (Centella asiatica (L.) Urban)
2.1.3.1. Mô tả
Rau má là loại cây cỏ mọc bờ, có rễ ở các mấu, thân gầy, nhẵn. Lá hình mắt
chim, khía tay bèo, rộng 2 – 4 cm, cuống dài 2 – 4 cm trong những nhánh mang hoa
và dài từ 10 – 12 cm trong những nhánh thường. (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Cụm hoa hình tán đơn mọc riêng lẻ hoặc 2 – 5 cái ở kẽ lá, mỗi tán mang 1 – 5 hoa

(thường là 3) màu trắng hoặc phớt đỏ, hoa giữa không có cuống; tổng bao có 2 – 5
mảnh hình trái xoan, lõm, dạng màng; cánh hoa hình tam giác hoặc trái xoan; nhị có

6


chỉ nhị ngắn, bao phấn hình mắt chim; bầu hình cầu. Quả màu nâu đen, đỉnh lõm, có
7 – 9 cạnh lồi, nhẵn hoặc có lông nhỏ, có vân mạng (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Mùa hoa quả tháng 4 – 6.

Hình 2.2: Cây Rau má (Centella asiatica (L.) Urban)

2.1.3.2. Phân bố, sinh thái
Chi Centella có khoảng 40 loài, phân bố tập trung ở vùng Bắc Phi, còn loài Rau
má kể trên chỉ thấy ở vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam châu Á, các tỉnh Nam
Trung Quốc bao gồm cả đảo Hải Nam (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Rau má được phân bố nhiều ở khắp vùng nhiệt đới cổ, từ các nước Arap, Trung
Đông qua Pakistan, đến các nước Đông Nam Á và châu Đại Dương. Ở nước ta Rau
má mọc hoang khắp nơi, thường gặp ở các bãi cỏ, bờ ruộng, ven suối, quanh các
làng bản (Võ Văn Chi, 2005)
2.1.3.3. Bộ phận dùng
Toàn thân, dùng tươi hoặc phơi khô sấy khô.
2.1.3.4. Thành phần hóa học
Rau má được nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhưng kết quả chưa được thống
nhất.
Rau má có một alkaloid gọi là hydrocotylin C22H33O8N, có độ chảy 210 –
212oC. alkaloid này cho các muối oxalate với độ chảy là 250 oC, muối picrat với độ
chảy 110 – 112oC, muối cloroplarinat với độ chảy 134 – 136oC (Đỗ Tất Lợi, 2003)
Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004) Rau má chứa những hợp chất thuộc nhiều
nhóm khác nhau như:

- Triterpen: Sapinin triterpenic; asiaticoid (madecassol), madecassosid,
irahminosid.
- Ngoài ra, còn có thankunisid và isothankunisid. Khi thủy phân,
thankunisid cho ra acid thankunic, glucose và rhamnose.

7


- Isothankunisid đem thủy phân sẽ cho acid isothankunic, glucose và
rhamnose.
- Các acid triterpennic trong Rau má là acid Asiatic, acid brahmic, acid
isobrahmic.
- Tinh dầu: phần trên mặt đất của cây Rau má mọc ở Malaysia có 41
thành phần, trong đó 80% là các sesquiterpen (thành phần chính) và 10%
germacgen – D (thành phần có nhiều).
- Cây Rau má mọc ở Srilanca chứa tinh dầu; trong đó có α – copaen 14%,
β – caryophylen 12%, trans – β – farnesen 53% và α – humulen 9%. (Prosea 12
(1), 1991).
- Flavonoid: các flavonoid gồm kaempferol, quercetin, 3 – glucosyl, 3 –
glucosyl – kaempferol.
- Steroid: các hợp chất này gồm β – sitosterol, stigmasterol và
campestrol.
- Dầu béo: các glycerid của các acid oleic, linoleic, lignoceric, palmitic,
stearic, linolenic, elaidic.
-

Acid amin: Acid glutamic, serin, alanin.

- Các nhóm thành phần khác: tanin, carotenoid, vitamin C, alkaloid
(hydro cotylin), oligosaccharide (centelose).

2.1.3.5. Tác dụng dược lý
Nhân dân coi vị Rau má là vị thuốc mát, vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc,
có tính chất giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, dùng chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch
đới, lợi sữa (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Hai chất asiaticosid của Rau má đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị
bệnh phong, do làm tan màng bao sáp của vi khuẩn phong; trực khuẩn trở nên mỏng
manh và dễ bị phá hủy. Khi tiêm dung dịch thuốc, các u nhỏ của bệnh nhân phong
bị vỡ ra, những thâm nhiễm lan tỏa mất đi, những vết loét thủng và những thương
tổn ở ngón tay lành lại, và đặc biệt những tổn thương ở mắt khỏi nhanh chóng, nếu
tiến hành điều trị trước khi hốc sâu của mắt bị tổn thương. Asiaticosid và oxy –
asiticoid (thu được do oxy hóa asiaticosid) được dùng để điều trị một số thể bệnh
lao (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Rau má có vị ngọt tính mát, có tác dụng chống nhiễm trùng, chống độc, giải
nhiệt và lợi tiểu. Thường được chỉ định trị: đau gan mật và bệnh sởi, sổ mũi, viêm
hạnh nhân, đau họng, viêm khí quản, bệnh đường tiết niệu, ngộ độc lá ngón, nấm
độc và thạch tín, trị rắn cắn, mụn nhọt ngứa lở và vết thương (Võ Văn Chi, 2005)

8


Nước sắc Rau má, qua phân tích bằng sắc ký lớp mỏng, thấy có một số vết chất
có tác dụng chống oxy hóa trong ống kính.
Nước sắc có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu
Staphylococcus aureus (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Hỗn hợp brahmosid và brahminosid có hoạt tính chống co thắt, hạ sốt, ức chế hệ
thần kinh trung ương, an thần và hạ áp. Rau má có tác dụng gây ngủ, giảm đau
trung gian qua các thụ thể đáp ứng với thuốc phiện (Lê Ba và ctv, 1999).
Trong cây Rau má có alkaloid là hydrocotylin và các glycoside là asiaticoside,
centelloside,… có tác dụng tới mô liên kết giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng, do
đó làm cho các vết thương mau lành và lên da non. Chất asiaticoside có tác dụng

kháng khuẩn (do làm tan màng sáp của vi khuẩn) và làm cho vết thương chóng lên
da non (Võ Văn Chi, 2000)
Theo Panthi và Chaudhary (2006) cao Rau má được ly trích từ methanol kháng
được các chủng vi khuẩn như: Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa,
Shigella boydii. Còn đối với E. coli thì không kháng (http://www.
planetaobservatory.gov.np/publication/sw4/Antibacterial%20Activity%20of%20So
me%20.pdf).
Tại một số nước, người ta chú ý nghiên cứu Rau má để tìm tác dụng chữa bệnh
phong và bệnh lao (Đỗ Tất Lợi, 2003).
2.1.3.6. Tính vị công năng
Rau má có vị đắng tính ngọt, mùi thơm, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải
độc, lợi tiểu, tiêu viêm, sát trùng, cầm máu, nhuận gan (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
2.1.3.7. Công dụng
Ngày dùng 30 – 40g cây tươi, vò nát, vắt lấy nước hoặc phơi khô sắc uống. Còn
dùng đắp ngoài chữa các vết thương da do ngã, gãy xương, bong gân và làm tan ung
nhọt, giả Rau má với nhọ nồi đắp làm thuốc cầm máu.
Gần đây, Rau má đã được dùng chữa các chứng bệnh cảm mạo, đau đầu, viêm
amiđan, mắt đỏ, đau răng, viêm gan siêu vi truyền nhiễm, viêm đường tiết niệu, tiểu
khó, eczema, mẩn ngứa, ho gà.
Theo y học cổ truyền, cây có vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm mát, có tác dụng
giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, sát trùng, cầm máu, dùng trị cảm mạo, phong nhiệt
thủy đậu, sởi, sốt vàng da mặt, viêm họng, viêm hạnh nhân, viêm khí quản, ho,
viêm đường dẫn tiểu, tiểu gắt buốt, mụn nhọt, lở ngứa. Còn trị thổ huyết, chảy máu,
tả lỵ, khí hư,… (Võ Văn Chi, 2000).
Ở Madagascar Rau má có tác dụng chữa loét đường tiêu hóa, làm liền sẹo bên
trong và bên ngoài. Trong y học dân gian Srilanca, Rau má được dùng làm thuốc lợi
sữa.

9



Rau má có trong thành phần một bài thuốc ở Indonesia chữa sỏi và nhiễm trùng
đường tiết niệu, và trong một siro chống động kinh ở Ấn Độ; siro này có hoạt tính
chống động kinh rõ trong thử nghiệm trên chuột cống trắng. Trong y học hiện đại,
Rau má ít được dùng trực tiếp, mà thường ở dạng cao đã được tiêu chuẩn hóa bằng
đường uống, tiêm bắp hoặc dưới da. Một pomat đặc chứa 1 – 2% cao Rau má điều
trị có hiệu quả những vết thương nhiễm bẩn. Cao Rau má điều trị bỏng độ 2 và độ 3
có tác dụng phòng sự co rút và sưng do nhiễm khuẩn và ức chế tạo sẹo lồi. Cao Rau
má cũng điều trị có hiệu quả loét chân lâu lành. Kem chứa 1% cao Rau má điều trị
loét da nhiễm khuẩn mãn tính. (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
2.1.3.8. Một số bài thuốc có Rau má
Chữa bệnh ngoài da thể phong nhiệt: chàm khô, tổ đĩa khô, á sừng, viêm da
thần kinh, viêm nang lông và vảy nến thể khô; Rau má 16g, chi tử, huyền sâm,
chiên môn, đậu đen, ngưu tất, thạch cao, mỗi vị 20g; hoài sơn, lá đậu, mỗi vị 16g,
hoàng liên 8g, thiền thoái 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa tiêu chảy cấp tính: Rau má sao vàng 10g, biển đậu 12g, hoắc hương,
hương phụ, hạt mã đề, mỗi vị 8g; nhân sâm 3g, gừng 2g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm bàng quang cấp tính: Rau má 12g, công anh 20g, mã đề 16g, thài lài
tía, chi tử, râu ngô, cam thảo dây, mộc thông, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
2.1.4. Sả (Cymbopogon citratus Stapf)
2.1.4.1. Mô tả
Sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi, cao từ 0,8 – 1,5 m hay cao hơn. Thân
rễ trắng hay hơi tím. Lá hẹp, dài giống như lá lúa, mép hơi nhám. Cụm hoa gồm
nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt mùi sả. (Đỗ Tất Lợi,
2003).

Hình 2.3: Cây Sả (Cymbopogon citratus Stapf)

Cụm hoa thành chùy dài 60 – 80 cm hoặc hơn; bông giả hình chum không đều,
xếp từng đôi một, có đốt ngắn; hoa màu tím hoặc nâu hồng, hoa lưỡng tính hình

mác nhọn, không có râu gai; hoa đực có cuống, hình elip hoặc hình mác, đỉnh có hai

10


răng ngắn, mép có lông, nhị 3, bao phấn hai ô, xếp song song, bầu nhẵn, khi khô
màu nâu sẫm.
Mùa hoa: tháng 12 – 1.
2.1.4.2. Phân bố sinh thái
Sả là loài cây được con người sớm biết sử dụng. Các mẫu Sả khô được phát hiện
trong các lăng mộ Ai Cập cổ có niên đại cách đây khoảng 3000 năm. Trên thế giới,
chi Cymbopogon Spreng. có tổng số khoảng 1200 loài; trong đó 55 loài có chứa tinh
dầu phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á; hiện 13 loài đã được trồng ở các mức độ khác
nhau. Đáng chú ý nhất là 4 loại: Sả chanh, Sả Java, Sả dịu, Sả hoa hồng.
Nguồn gốc chưa biết chính xác, nhưng nhiều người cho rằng từ Malaysia. Được
trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc. Sau chiến tranh thế
giới thứ nhất, cây mới được du nhập sang Nam và trung Mỹ, Madagasca và châu
Phi. Ở Việt Nam, Sả được trồng từ lâu đời trong dân gian, để làm gia vị, làm thuốc,
nấu nước gội đầu và cất tinh dầu (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Nhu cầu tinh dầu Sả vào khoảng 3000 đến 4000 tấn/năm. Những nước sản xuất
nhiều tinh dầu Sả nhất là Indonesia, Xrilanca, Ấn Độ, Trung Quốc,… (Đỗ Tất Lợi,
2003)
2.1.4.3. Bộ phận dùng
Toàn cây Sả dùng tươi hoặc phơi khô. Riêng đối với rễ, rửa sạch, cắt thành đoạn
3 – 5 cm hoặc thái lát 2 – 3mm phơi âm can đến khô.
2.1.4.4. Thành phần hóa học
Trong Sả có 20% là tinh dầu mà thành phần chủ yếu là xitral với hàm lượng từ
65 – 85% ngoài ra còn khoảng 40% geraniol. Tinh dầu thường có màu vàng nhạt,
thơm mùi chanh (Võ Văn Chi, 2000).
Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2003) trong Sả có những chất sau:

-

Tinh dầu Sả ở Philippin thấy thành phần chính là citral 69,39%; ngoài ra, còn
có geraniod, myrcen, α, β - pinen, laurat ethyl, 1,8 cineol, limonen, linalool,
caryophyllen, menthol, terpineol, và citronellol.

-

Chất luteolin – 7 – O – neohesperoid, luteolin, homoorientin, luteolin 7 – O –
β glucosid; 2’’ – O – rhamnosylhomỏoientin cùng với các chất acid p.
coumeric, các đường fructose và sacrose, các alcol octacosanol, triacontanol,
và dotriancontanol.

-

Chất myrcen trong Sả có tác dụng làm giảm đau ngoại biên (peripheral
analgesic effcct). Còn chất d. limonene có tác dụng chống ung thư.

11


2.1.4.5. Tác dụng dược lý
Tinh dầu Sả có tác dụng kháng khuẩn in vitro trên các chủng vi khuẩn theo thứ
tự hoạt tính giảm dần: Bacillus subtilis, Bacillus mycoides, Shigella dysenteriae,
Proteus vulgaris, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lao (giảm độc), E. coli, Citronellal và
geraniol là hai thành phần chính có tác dụng kháng khuẩn. Tinh dầu Sả diệt
Entamoeba moshkowskii. Geraniol có cùng nồng độ ức chế thấp trên amip như tinh
dầu Sả (Đỗ Huy Bích và ctv, 2003).
Tinh dầu Sả dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, đuổi muỗi, còn dùng trong công
nghiệp chất thơm, làm nước hoa, xà phòng thơm,… Lá Sả dùng pha nước uống cho

mát và tiêu. Củ Sả có công dụng thông tiểu tiện, ra mồ hôi, chữa cảm sốt (Đỗ Tất
Lợi, 2003)
Citronellal ở nồng độ 112 mg/l và linalool 14-56 mg/l chống lại sự phát triển
một số nấm Aspergillus, Penicillium và Eurotium.
Ở nồng độ 0,10 – 0,25%, Sả có tác dụng rõ rệt kháng các nấm Aspergillus
flavus, A. oryzae, A. sp., Penicillium citriorum, P. coryliphilum, P. janthanmellium,
P. sp., Rhizopus sp. Mucor sp., Botrytis sp., Circinella sp. và Mycelia sterillia. Sả
có tác dụng kháng khuẩn và kháng các men yếu (Đỗ Huy Bích và ctv, 2003).
Trong thử nghiệm in vitro đánh giá về hoạt tính kiềm hãm nấm, Sả có tác dụng
đáng kể đối với các chủng nấm Candida spp., Aspergillus fumigatus, Microsporum
canis,… Tác dụng mạnh nhất trên Candida albicans và M. gypseum. Citral và
citronella có hoạt tính kháng nấm tốt trong khi dipenten và myrcen không có tác
dụng.
Cho chuột cống trắng ăn dài ngày với chế độ ăn có thêm các nồng độ khác nhau
của tinh dầu Sả tính theo thể trọng. Sau 60 ngày, các chuột tăng thể trọng rõ rệt hơn
và ăn thức ăn nhiều hơn so với đối chứng.
2.1.4.6. Tính vị công năng
Sả có vị the cay, mùi thơm tính ấm, vào phế, tùy vị, có tác dụng làm ra mồ hôi,
thông tiểu, hạ khí tiêu đờm.
2.1.4.7. Công dụng
Sả được chữa cảm sốt, đau bụng, đi ngoài, đầy hơi, trướng bụng, nôn mửa, trẻ
em kinh phong, ho, viêm phổi, thuỷ thũng, ngộ độc rượu. Ngày dùng 8 – 12g lá và
rễ dưới dạng thuốc xông hay thuốc hãm uống. Dùng riêng hay phối hợp với các vị
thuốc khác. Rễ Sả giã nát, xát vào vết chàm chữa chàm mặt ở trẻ em. Lá Sả nấu lấy
nước gội đầu là sạch gầu, trơn tóc, tránh bệnh về da đầu. Tinh dầu Sả dùng để trừ
muỗi, khử mùi hôi tanh, dùng xoa ngoài chống cúm, phòng bệnh truyền nhiễm. Có
thể dùng tinh dầu Sả uống dưới dạng giọt, mỗi ngày 3 – 6 giọt pha trong siro và
nước thành nhũ tương để chữa đầy bụng, đau bụng, thông trung tiện, chống nôn và
trị tiêu chảy (Đỗ Huy Bích và ctv, 2003).


12


Ở các nước châu Âu, nước Sả có đường được dùng làm nước giải khác. Tinh
dầu Sả phối hợp với nhiều loại tinh dầu khác dùng xoa bóp làm giảm đau xương,
đau mình (Đỗ tất Lợi, 2004).
2.2. VỀ VI SINH VẬT
2.2.1. Các chủng vi khuẩn Gram dương
2.2.1.1. Staphylococcus aureus
Theo hội nghị quốc tế về xếp loại Micrococcus, giống Staphylococcus bao gồm
3 loại: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus
saprophyticus (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997). Do Rosenbach phân lập được vào
năm 1884 (Bergey’s Manual, 2005).
 Đặc điểm
Là cầu khuẩn hình chùm nho, sinh mủ điển hình làm cho các tổ chức của động
vật, người bị sưng, vết thương nung mủ gây viêm có mủ, một số trường hợp chuyển
sang huyết nhiễm mủ và bại huyết (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)
Staphylococcus aureus còn có khả năng hình thành độc tố ruột trong thực phẩm,
do đó mới gây nên chứng nhiễm độc (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
 Hình thái
Đường kính 0,5 - 1,5 µm, gồm nhiều cầu khuẩn gắn liền nhau tạo thành hình
giống như chùm nho (Asperger, 1994). Gram dương, không di động, không sinh
nha bào (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
 Đặc tính nuôi cấy và sinh hóa
Dễ nuôi cấy phát triển ở nhiệt độ 10 – 45oC, nồng độ muối từ 10% - 15%, thích
hợp điều kiện hiếu khí, kỵ khí, nhiệt độ thích hợp 30 – 37oC, pH thích hợp là 7,0 –
7,5 (Asperger, 1994).
Có khả năng lên men đường glucose, lactose, levulose, mannose, mannit,
saccarose, không lên men đường galactose. Staphylococcus aureus lên men
mannitol (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).

Môi trường thạch máu Staphylococcus aureus làm dung huyết và làm đông
huyết tương thỏ (Trần Thị Phận, 2004).
Thạch: 12 – 24 giờ khuẩn lạc tròn đường kính 2 – 4mm, màu trắng, vàng, vàng
chanh, hơi ướt. Phần lớn khuẩn lạc có màu vàng thẫm (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Môi trường thạch Mannitol Salt Agar (MSA) sau 12 – 24 giờ mọc thành đám
nhỏ, tròn, màu vàng, rìa gọn, khô. Môi trường thạch chuyển sang màu vàng
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Gelatin: cấy sâu, sau mấy ngày (3 – 4 ngày) tan chảy từ từ thành phễu từ ở giữa,
phần đản bạch ở keo bị tan là do một thứ men làm tan keo. Staphylococcus aureus
làm tan gelatin rất rõ (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
13


 Sức đề kháng
Nhiệt độ 70oC diệt vi khuẩn 1 giờ; 80oC trong vòng 10 – 30 phút, đun sôi vài
phút vi khuẩn mới chết (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Staphylococcus aureus có đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi
khuẩn không có nha bào khác. Nhiệt độ 80oC diệt vi khuẩn trong 1 giờ. Đun sôi
100oC chết sau 1-2 phút. Staphylococcus aureus dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát
trùng thông thường nhưng đề kháng với sự khô và sự đóng băng. Ở nơi khô ráo,
Staphylococcus aureus sống từ 4-5 tháng (Trần Thị Phận, 2004).
 Đặc tính gây bệnh
Tụ cầu thường ở trên da và niêm mạc các hốc tự nhiên, khi sức đề kháng của tổ
chức bị phá hoại thì gây viêm cục bộ có tính chất mưng mủ, gây ápxe, sưng khớp,
viêm tủy xương, viêm màng kết mạc, viêm tuyến sữa của dê, bò, ngựa.
Staphylococcus aureus gây mưng mủ ở những vết thương hở. (Nguyễn Vĩnh Phước,
1977).
Trong phòng thí nghiệm: thỏ cảm nhiễm nhất. Tiêm canh trùng Staphylococcus
aureus vào tĩnh mạch thỏ thì thỏ chết trong vòng 1-2 ngày vì chứng huyết nhiễm
mủ. Mổ khám thấy có nhiều ổ áp xe ở tim, thận, xương, bắp thịt…(Trần Thị Phận,

2004).
Nếu tiêm canh khuẩn non vào dưới da cho thỏ sẽ gây ápxe dưới da. (Nguyễn
Như Thanh và ctv, 1997).
Về môi trường tự nhiên: ngựa cảm nhiễm nhất rồi đến chó, bò, heo, cừu. Gà, vịt,
ít cảm nhiễm nhất. Người dễ cảm nhiễm với Staphylococcus aureus.
Staphylococcus aureus có thể theo đường máu gây ra mưng mủ ở nội tạng, từ đó
gây ra bại huyết và độc huyết.
Staphylococcus aureus còn gây ra một số bệnh ở chó như: viêm tử cung cấp và
mãn tính, tích mủ ở tử cung, viêm vú có nhiễm trùng, viêm tuyến tiền liệt, viêm
bàng quang, viêm mủ nếp gấp, viêm da mõm (Nguyễn Văn Biện, 2001).
 Độc tố
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977) căn cứ vào mức độ bệnh có thể phân loại độc
tố như sau:
 Độc tố gây shock (Toxic shock syndrome toxin (TSST-1)) đây là tình trạng
nhiễm độc cấp tính, đe dọa tính mạng với các biểu hiện sốt, tụt huyết áp, phát
ban ngoài da, rối loạn chức năng đa cơ quan và tróc vảy da vào đầu thời kỳ
lui bệnh.
 Hyaluronidase: men này có khả năng phá hủy chất cơ bản của tổ chức, giúp
vi khuẩn có thể phát tán trong tổ chức.

14


×