Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO sát tỷ lệ CHÓ có KHÁNG THỂ bảo hộ SAU KHI TIÊM PHÒNG VACCINE dại tại một số QUẬN HUYỆN THUỘC THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

LÂM NGỌC QUỲNH

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
KHẢO SÁT TỶ LỆ CHÓ CÓ KHÁNG THỂ BẢO HỘ SAU
KHI TIÊM PHÒNG VACCINE DẠI TẠI MỘT SỐ QUẬN
HUYỆN THUỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, Tháng 6/2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

LÂM NGỌC QUỲNH

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
KHẢO SÁT TỶ LỆ CHÓ CÓ KHÁNG THỂ BẢO HỘ SAU KHI
TIÊM PHÒNG VACCINE DẠI TẠI MỘT SỐ QUẬN HUYỆN
THUỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Giáo viên hướng dẫn
LƯU HỮU MÃNH
HUỲNH THỊ THU HƯƠNG



Cần Thơ, Tháng 6/2008

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: Khảo sát tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccine dại tại
một số quận huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh do sinh viên: Lâm Ngọc
Quỳnh thực hiện tại : Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị thuộc Chi Cục
Thú Y Tp. Hồ Chí Minh. (151 Lý Thường Kiệt P7 Q11) từ ngày 1 tháng 3 năm
2008 đến ngày 20 tháng 5 năm 2008.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2008

Cần Thơ, ngày tháng năm 2008

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Duyệt Bộ Môn

Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn

Cần Thơ, ngày tháng năm 2008
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii



LỜI CẢM TẠ
Con xin tỏ lòng biết ơn vô hạn đến cha mẹ và gia đình, người đã sinh thành,
dưỡng dục và hết lòng vì tương lai con.
Xin gởi lời cảm ơn đến người em gái – người bạn đã luôn bên cạnh động viên,
chia sẽ và giúp đỡ cho tôi được như ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ.
Quý thầy cô và ban chủ nhiệm bộ môn Thú Y.
Đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báu, kinh nghiệm thực tiễn cho chúng tôi
trong suốt quãng đời sinh viên để làm hành trang vào đời.
Chân thành cảm ơn
PGS TS Lưu Hữu Mãnh.
Đã hết lòng dạy bảo, giúp đỡ và hướng dẫn chúng tôi hòan thành đề tài.
BSTY Hùynh Hữu Thọ.
ThS
Nguyễn
VănĐH
Dũng.
Trung tâm
Học
Liệu
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
BSTY Hùynh Thị Thu Hương.
BSTY Nguyễn Thị Thu Thảo.
BSTY Nguyễn Phúc Bảo Phương.
Đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt
nghiệp và hòan thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn
Ban lãnh đạo Chi Cục Thú Y TP. HCM.
Các anh chị Trạm Chẩn Đóan Xét Nghiệm và Điều Trị

Đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian
thực tập tốt nghiệp.
Cảm ơn bạn! Đã giúp đỡ chia sẽ những khó khăn và động viên tôi trong thời gian
học tập và hòan thành tốt nghiệp.

LÂM NGỌC QUỲNH

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .......................................................................................................................... i
Trang duyệt .....................................................................................................................ii
Lời cảm ơn .....................................................................................................................iii
Mục lục........................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt............................................................................................. vii
Danh sách các bảng ......................................................................................................viii
Danh sách các hình – sơ đồ - biểu đồ............................................................................. ix
Tóm lược ......................................................................................................................... x

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1
CHƯƠNG 2. CƠ SƠ LÝ LUẬN ...........................................................................3
Giới thiệu
bệnhCần
dại ........................................................................................3
Trung2.1tâm Học
LiệuvềĐH
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


2.2

2.3

2.1.1

Đặc điểm chung của bệnh dại ....................................................................3

2.1.2

Lịch sử nghiên cứu bệnh dại ......................................................................3

Căn bệnh học ......................................................................................................4
2.2.1

Phân loại.....................................................................................................4

2.2.2

Hình thái học, cấu tạo ................................................................................4

2.2.3

Quá trình nhân lên......................................................................................6

2.2.4

Tiểu thể Negri và đặc tính nhuộm màu của virus dại ................................6

2.2.5


Sức đề kháng ..............................................................................................7

2.2.6

Đặc điểm nuôi cấy .....................................................................................8

2.2.7

Tính chất kháng nguyên và sinh miễn dịch ...............................................8

Dịch tể học..........................................................................................................9
2.3.1

Địa dư bệnh lý............................................................................................9

iv


2.4

2.5

2.3.2

Lòai cảm thụ ............................................................................................11

2.3.3

Chất chứa mầm bệnh................................................................................11


2.3.4

Phương thức truyền bệnh .........................................................................12

2.3.5

Cơ chế sinh bệnh......................................................................................14

Triệu chứng của bệnh dại .................................................................................15
2.4.1

Triệu chứng bệnh dại trên chó .................................................................15

2.4.2

Triệu chứng bệnh dại trên người..............................................................16

2.4.3

Triệu chứng bệnh dại trên mèo ................................................................18

2.4.4

Triệu chứng bệnh dại trên trâu bò............................................................18

2.4.5

Triệu chứng bệnh dại trên gia súc khác ...................................................19


Bệnh tích...........................................................................................................19
2.5.1

Bệnh tích đại thể ......................................................................................19

2.5.2
vi thể
........................................................................................19
Trung tâm
Học Bệnh
Liệutích
ĐH
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.6

2.7

Chẩn đoán.........................................................................................................19
2.6.1

Chẩn đoán lâm sàng và dịch tể ................................................................19

2.6.2

Kiểm tra thể Negri dưới kính hiển vi .......................................................20

2.6.3

Tiêm động vật thí nghiệm ........................................................................20


2.6.4

Chẩn đóan huyết thanh học......................................................................21

2.6.5

Phương pháp ELISA ................................................................................21

2.6.6

Phương pháp khác....................................................................................22

Phòng chống bệnh ............................................................................................22
2.7.1

Đối với chó, mèo......................................................................................22

2.7.2

Đối với người ...........................................................................................24

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...............26
3.1

Thời gian và địa điểm.......................................................................................26

v



Thời gian ................................................................................................................26
Địa điểm .................................................................................................................26
3.2

3.3

Vật Liệu............................................................................................................26
3.2.1

Đối tượng khảo sát ...................................................................................26

3.2.2

Thiết bị - dụng cụ - hoá chất ....................................................................26

Phương pháp.....................................................................................................27
3.3.1

Bố trí lấy mẫu huyết thanh trên chó để xét nghiệm .................................27

3.3.2

Cách lấy mẫu............................................................................................27

3.3.3

Phương pháp xét nghiệm .........................................................................28

3.3.4


Tiến hành phản ứng ELISA .....................................................................30

3.3.5

Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................32

3.3.6

Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................32

KẾT QUẢ
VÀ THẢO
TrungCHƯƠNG
tâm Học4. Liệu
ĐH Cần
Thơ LUẬN.......................................................33
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4.1

Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccine dại.......................33

4.2

Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccine dại theo khu vực.34

4.3

Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccine dại theo lứa tuổi .36

4.4


Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccine dại theo giống.....38

4.5

Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccine dại theo giới tính39

4.6

Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccine dại và sự phân bố
hàm lượng kháng thể theo độ dài thời gian sau tiêm phòng ............................40

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................43
5.1

Kết luận ............................................................................................................43

5.2

Đề nghị .............................................................................................................43

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................44
PHỤ LỤC.............................................................................................................46

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Giải thích nghĩa

ELISA

: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

ARN

: Acid Ribonucleic

BHK

: Baby Hamster Kidney

Ctv

: cộng tác viên

CVS

: Challenge virus strain

HT

: Huyết thanh

IU

: International Unit


OD

: Optical Density

PCR

: Polymerase Chain Reaction

PM

: Pitman Moore

: Vervet
origin
TrungVERO
tâm Học Liệu ĐH Cần
Thơmonkey
@ Tài
liệu học tập và nghiên cứu
WI

: Wistar Institute

TP. HCM

: Thành Phố Hồ Chí Minh

LEP

: Low Egg Passage


HEP

: High Egg Passage

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1. Quy trình tiêm phòng vaccine Rabigen ......................................................... 23
Bảng 2. Khu vực lấy mẫu và số lượng mẫu cho từng khu vực ................................... 27
Bảng 3. Phân bố mẫu trong xét nghiệm định lượng .................................................. 30
Bảng 4. Chuẩn bị mẫu chuẩn định lượng trong xét nghiệm định lượng..................... 30
Bảng 5. Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccine dại .................... 33
Bảng 6. Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ theo khu vực ................................................. 35
Bảng 7. Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ theo lứa tuổi................................................. 36
Bảng 8. Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ theo giống ..................................................... 38
Bảng 9. Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ theo giới tính ................................................ 39
Bảng 10. Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ theo độ dài thời gian sau tiêm phòng ......... 40
Bảng 11. Ảnh hưởng của độ dài thời gian sau tiêm phòng đến mức hàm lượng kháng

Trungthểtâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
................................................................................................................................. 41

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH - SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ

Trang
Hình 1.

Hình thái virus dại ........................................................................................ 5

Hình 2.

Cấu trúc virus dại.......................................................................................... 6

Hình 3.

Tiểu thể Nergi trong phản ứng miễn dịch hùynh quang............................... 7

Hình 4.

Bệnh dại chủ yếu truyền qua vết cắn ........................................................... 12

Hình 5.

Chó dại chảy nước bọt.................................................................................. 16

Hình 6.

Mắt chó đỏ ngầu ........................................................................................... 16

Hình 7.

Chó bị dại trở nên hung dữ, hay cắn người .................................................. 16

Hình 8.


Triệu chứng dại trên người ........................................................................... 18

Hình 9.

Tiểu thể Nergi dưới kính hiển vi điện tử ...................................................... 20

Hình 10. Vaccine Rabisin ........................................................................................... 23
Hình 11. Vaccine Rabigen........................................................................................... 23
Hình 12. Mẫu kháng thể dại dương tính...................................................................... 28

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 13. Đường cong chuẩn để xác định mức hàm lượng kháng thể dại................... 32

Sơ đồ 1. Vòng truyền lây bệnh dại ............................................................................. 13
Sơ đồ 2.

Cơ chế gây bệnh của virus dại..................................................................... 14

Sơ đồ 3. Hướng dẫn để tiêm phòng dại khi người bị động vật cắn............................ 25
Sơ đồ 4.

Các bước kỹ thuật ELISA ........................................................................... 29

Sơ đồ 5. Tiến hành phản ứng ...................................................................................... 31
Biểu đồ 1. Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ theo khu vực .............................................. 35
Biểu đồ 2. Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ theo lứa tuổi............................................... 37
Biểu đồ 3. Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ theo độ dài thời gian sau tiêm phòng ........ 41


ix


TÓM LƯỢC
Sau một thời gian thực hiện đề tài “Khảo sát tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ
sau khi tiêm phòng vaccine dại tại một số quận huyện thuộc thành phố Hồ Chí
Minh” qua khảo sát trên 245 mẫu huyết thanh chó đã tiêm phòng vaccine dại thu được
các kết quả: tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ là 86,12%. Tỷ lê chó có kháng thể bảo hộ ở
nội thành là 90,38% cao hơn so với ngoại thành là 78,65%. Giống và giới tính chó
không ảnh hưởng đến khả năng tạo kháng thể. Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ ở chó đực
là 85,50%, ở chó cái là 86,84%, ở giống chó ngọai là 90,82%, ở giống chó nội là
80,35%. Lứa tuổi chó là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo kháng thể: ở lứa tuổi
<1 năm có tỷ lệ thấp nhất là 74,07%, kế đến là lứa tuổi 1 năm - 3 năm chiếm 83,76% và
cao nhất ở lứa tuổi > 3 năm chiếm 92,08%. Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ với độ dài
thời gian sau tiêm phòng < 60 ngày là 91,13%, trong khoảng 60-120 ngày là 83,64% và
> 120 ngày là 54,55%. Và khi độ dài thời gian sau tiêm phòng càng cao thì mức hàm
lượng kháng thể sinh ra càng giảm.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

x


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta, từ nông thôn đến thành thị, việc nuôi chó đã thành tập quán phổ biến
từ lâu đời nay. Nuôi chó để giữ nhà, đi săn, làm thú vui, làm thực phẩm. Do chó còn
có khả năng đánh hơi đặc biệt, nên nó còn được huấn luyện thành chó nghiệp vụ.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn có nền kinh tê phát triển, đời
sống người dân được nâng cao. Bên cạnh những nhu cầu về ăn ngon, mặc đẹp thì nuôi

chó với mục đích giải trí, làm bạn cũng đang là một nhu cầu mới. Do đó trào lưu nuôi
chó tại thành phố đang rất phát triển. Theo Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh,
tính đến tháng 3 năm 2008 tổng đàn chó mèo đã lên đến 196.741 con.
Số lượng chó tăng nhanh đồng nghĩa với tăng nguy cơ lây một số bệnh truyền
nhiễm sang người trong đó có bệnh dại. Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm có nguyên
nhân do virus, rất nguy hiểm cho người và động vật. Trên thế giới hằng năm bệnh dại
cướpHọc
đi sinh
mạng
củaCần
khoảng
70 ngàn
người
(www.vnmedia.vn)
và gây cứu
nhiều
Trungđãtâm
Liệu
ĐH
Thơ
@ Tài
liệu
học tập và nghiên
thiệt hại về tiền của. Chương trình phòng dại quốc gia hằng năm đã liên tục phổ biến
và tuyên truyền rộng rãi nhưng số người chết vì bệnh dại lại đang có xu hướng gia tăng
rất nhanh, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt là ở Việt
Nam. Theo Đinh Kim Xuyến (2008) chỉ trong năm 2007 số người thiệt mạng do bệnh
dại là 127 trường hợp. Riêng tháng 2 năm 2008 đã có hơn 5 người chết vì bệnh này.
(www.vtc.vn). Nguyên nhân chính là do sự thiếu ý thức trong việc tiêm phòng cho vật
nuôi cũng như chưa hiểu biết về sự bảo hộ của kháng thể sau khi tiêm phòng.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế và được sự phân công của Bộ Môn Thú Y trường
Đại Học Cần Thơ, cùng sự chấp nhận của Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị
thuộc Chi Cục Thú Y TP. HCM, chúng tôi tiến hành đề tài:
“ Khảo sát tỷ lệ bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccine dại trên đàn chó nuôi tại một số
quận huyện thuộc Thành phố Hồ Chí minh”.

1


Mục tiêu của đề tài
– Xác định tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccine dại trên
đàn chó nuôi tại Thành Phố Hồ Chí Minh bằng kỹ thuật ELISA.
– Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh kháng thể như: giới tính,
khu vực nuôi, giống, lứa tuổi, độ dài thời gian sau tiêm phòng, phân bố các mức hàm
lượng kháng thể theo độ dài thời gian sau tiêm phòng.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2


CHƯƠNG 2
CƠ SƠ LÝ LUẬN
2.1

Giới thiệu về bệnh dại

2.1.1 Đặc điểm chung của bệnh dại
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của động vật máu nóng, chung cho
nhiều lòai gia súc: chó, mèo, trâu, bò, ngựa, dê, cừu, gà và người. Thể hiện về mặt lâm

sàng bằng những triệu chứng kích thích điên cuồng, cắn xé và tê liệt do virus tác động
vào hệ thống thần kinh, thường truyền từ nước bọt con vật ốm sang do những vết
thương, vết cắn trên da (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Thời gian nung bệnh biến đổi rất lớn, thường từ 15-50 ngày, có khi kéo dài
nhiều tháng tùy theo vị trí cắn và độc lực của virus (Tô Du và Xuân Giao, 2006).
Về mặt mô học, dấu ấn của sự cảm nhiễm là sự hiện diện của những thể Negri
bắt màu axit trong tế bào chất của một số tế bào thần kinh (Trần Thanh Phong, 1996).
2.1.2 Lịch sử nghiên cứu bệnh dại
Minh Thơ
Quý (2007),
thì liệu
lịch sử
nghiên
dại được
ghi
Trung tâmTheo
HọcPhạm
LiệuNguyễn
ĐH Cần
@ Tài
học
tậpcứu
vàbệnh
nghiên
cứu
nhận như sau:

Bệnh dại là một trong những bệnh được Aristot mô tả từ đầu thế kỷ thứ IV trước
công nguyên.
Thế kỷ thứ I, Celcus gọi đó là bệnh sợ nước (hydrophobia) vì triệu chứng cơ bản

gặp ở người bệnh là các cơn co thắt khi uống nước hoặc ngay cả khi nhìn thấy nước.
Năm 1770, Van Swieten nhận thấy thể dại liệt ở người.
Năm 1804, Zincke chứng minh trên chó, thỏ sự lây truyền của bệnh qua nước
bọt động vật mắc bệnh dại.
Năm 1813, Grunner tiêm truyền nước bọt của chó nghi mắc bệnh dại vào động
vật thí nghiệm với mục đích để chẩn đoán.
Năm 1821, Magendie và Breschet gây bệnh thực nghiệm trên chó bằng nước bọt
của người mắc bệnh dại.
Năm 1829, Hertwig chứng minh phương thức truyền bệnh thông thường là qua
nước bọt của chó mắc bệnh dại thông qua vết cắn.

3


Năm 1881, Pasteur cùng với Chamberland và Roux đã thành công trong việc
gây bệnh thực nghiệm cho thỏ bằng đường tiêm dưới màng cứng khoan sọ.Từ những
chủng virus dại trong tự nhiên hay virus dại đường phố, các nhà khoa học đã tạo được
chủng virus cố định có tính ổn định về thời gian ủ bệnh và triệu chứng.
Năm 1885, Pasteur đã thành công trong việc chủng ngừa cho em bé Joseph
Meister, mở đường cho nhiều tiến bộ to lớn trong nghiên cứu vaccine phòng bệnh dại.
Năm 1903, Negri đã phát hiện những thể vùi đặc hiệu trong tế bào thần kinh của
động vật mắc bệnh dại, đó là những thể Negri, một dấu hiệu quan trọng để khẳng định
bệnh dại ở người hay động vật.
2.2

Căn bệnh học

2.2.1 Phân loại
Virus gây bệnh dại thuộc họ Rhabdoviridae ,giống Lyssavirus. Lúc đầu virus
này được phân thành 4 type huyết thanh dựa trên cơ sở mối liên quan kháng nguyên và

huyết thanh học :
Huyết thanh type 1 gồm virus dại cổ điển gồm các chủng virus dại đường phố
các chủng
định.ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trungvàtâm
HọccốLiệu
Huyết thanh type 2, 3 và 4 là các virus họ hàng với virus dại như virus ở dơi
Lagos (type 2), Mokola (type 3) và Duvenhage (type 4).
Có 4 kiểu gen tương ứng với 4 type huyết thanh đã ghi nhận. Ngoài ra gần đây
các Lyssavirus dơi Châu Âu (EBL 1, EBL 2) đã được phân vào kiểu gen 5 và 6 (Tordo,
1993; trích dẫn bởi Đỗ Quang Hà, 2005).
2.2.2 Hình thái học, cấu tạo


Hình thái

Virus dại có hình viên đạn một đầu tròn, đầu kia dẹt (hình 2.1) với chiều dài trung
bình từ 100 – 300 nm, đường kính từ 70 – 80 nm.
Sự thay đổi về độ dài phản ánh sự khác biệt giữa các chủng virus dại hay sự hiện
diện của các hạt trung gian có cấu trúc bộ gen không hoàn chỉnh với độ dài ngắn hơn
khoảng từ 20 – 50% so với hạt virus hoàn chỉnh. Các hạt trung gian có bộ gen bị cắt
xén và vì thế thiếu hụt một số chức năng của virus, chúng nhân lên một cách nhanh

4


chóng và cạnh tranh tích cực với các hạt virus có bộ gen bình thường trong quá trình
tạo thành lớp vỏ bao (www.pasteur-hcm.org.vn).

Hình 1. Hình thái virus dại

(Nguồn: /www.pasteur-hcm.org.vn/ytecongdong/chongdich/phanloai_hinhthai.htm)



Cấu tạo

Virus dại thuộc họ Rhabdovirideae, nhóm Rhabdovirus, là một ARN virus.
Thành phần cấu tạo hóa học của virus gồm có 4% ARN, 67% protein, 26% lipit, 3%
Trungcarbohydrate.
tâm Học Liệu
Cầnlipoprotein
Thơ @ bao
Tàibọc
liệungòai,
họctrên
tậpbềvà
cứu
Virus ĐH
có màng
mặtnghiên
có các gai
dài
10nm, nhô ra tạo bề mặt lồi lõm đều đặn. Bên trong màng bọc là ribonucleocapsit
(www.vi.wikipedia.org).
Nucleocapsit của virus có hình đối xứng xoắn, có đường kính xoắn ốc từ 15 đến
18 nm, nếu nucleocapsit trải ra sẽ có chiều dài khỏang 4,2 μ và chiều rộng thay đổi từ
20 đến 65Ao. (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Virus có 5 protein. Glycoprotein (protein G) nằm ở màng bao quanh virus.
Glycoprotein có vai trò kích thích tạo ra kháng thể trung hòa. Nucleocapsid (protein
N) hình thành từ lõi virus có vai trò tạo ra kháng thể cố định bổ thể nhưng không tạo ra

kháng thể trung hòa. Protein NS (P) là protein màng liên quang mật thiết đến
nucleocapsid. Protein M có liên quan đến lipoprotein qua tế bào. Cuối cùng là viral
polymerase (L) (Nguyễn Thế Hùng, 1997).

5


Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ
Tàitrúc
liệu
học
Hình 2.@Cấu
virus
dại tập và nghiên cứu
(Nguồn: www.co.monroe.mi.us và www.vet.ksu.edu)

2.2.3 Quá trình nhân lên
Trong mô thần kinh, virus dại gắn gai glycoprotein của mình vào thụ thể dành
cho acetylcholin ở màng sau synap của các tế bào thần kinh cơ hoặc các thụ thể của các
tế bào khác.
Virus xâm nhập theo lối nhập bào, tiến hành phiên mã tạo ra 5 lọai protein (N,
L,NS, M và G). mARN (-) được sử dụng làm khuôn để tổng hợp chuỗi (+), rồi từ
chuỗi (+) lại tổng hợp genom (-). Chỉ có các chuỗi (-) mới được lắp ráp vào virus mới.
Protein M có vai trò quan trọng trong việc lắp ráp ARN, protein N liên kết với vỏ
ngòai. Virion được tạo thành bằng cách nảy chồi nhờ mạng lưới nội chất của tế bào
(Phạm Văn Ty, 2005).
2.2.4 Tiểu thể Negri và đặc tính nhuộm màu của virus dại
Trong các tế bào thần kinh nhiễm virus dại, có chứa các tiểu thể Negri. Tiểu thể
Negri ở trong nguyên sinh chất của tế bào thần kinh, ngoài sừng Ammôn ra còn thấy


6


trong tế bào Purkinje của tiểu não. Có hình tròn, bầu dục, hình trứng, quả lê, tam giác,
có kích thước 0.5-30 gồm những hạt nhỏ hình tròn, trong đó có nhiều hạt nhỏ hơn, có
khi như những khối nhiều thùy (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Bản chất của tiểu thể Negri cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Đa sồ các nhà bệnh
lý học cho rằng tiểu thể Negri là sản phẩm phản ứng của nguyên sinh chất đối với
virus (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Theo Phạm Văn Ty (2005) đó là các đám virus hoặc các đám thành phần của
virus chưa được lắp ráp thành các hạt virus trưởng thành mà ta có thể quan sát được
dưới kính hiển vi thường.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 3. Tiểu thể Nergi trong phản ứng miễn dịch hùynh quang
(Nguồn: www.ozort.org)

2.2.5 Sức đề kháng
Virus dại có tính chất không bền vững trong thiên nhiên. Có thể làm bất hoạt nó
bằng sấy khô hoặc đốt nóng ở 60oC trong 35 giây, ở 56oC trong 30 phút, ở 70oC virus
chết ngay. Tùy theo độ ẩm và nhiệt độ, virus dại sống trong nước bọt nhiều giờ. Cũng
có thể bất hoạt nó bằng các chất sát khuẩn, chất oxy hóa, hóa chất có độ axit pH = 3,
hoặc độ kiềm pH = 11 (Phạm Ngọc Quế, 2002).
Virus dại có chứa tới 22% lipid, là một chất béo, nên khi tiếp xúc với chất làm
hòa tan mỡ như nước xà phòng, virus dễ bị phá hủy (Bùi Quý Huy, 2002).
Virus dại kém bền vững và nhạy cảm với các yếu tố ngọai cảnh nên bị tiêu diệt
nhanh chóng bởi tia cực tím hoặc ánh sáng mặt trời (www.vi.wikipedia.org).

7



Ở nhiệt độ thấp dưới 5oC hay ở trạng thái đóng băng virus sống trên 1 năm, ở
-70oC virus tồn tại trong nhiều năm, trong chất thối rửa virus sống từ 15 ngày đến 8
tháng, glycerin 50% bão tồn virus được 8 tháng (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Theo Dương Đình Thiện (2001) virus có thể sống 2 tháng trong dung dịch
phenol 0,5 % ở 4oC.
2.2.6 Đặc điểm nuôi cấy
Vì có tính hướng thần kinh, virus dại phát triển tốt trong tế bào thần kinh của
động vật máu nóng. Người ta thường dùng đường tiêm vào não động vật. Thỏ là loài
động vật đầu tiên được dùng để tiêm truyền virus dại. Hiện nay chuột con sơ sinh được
coi là động vật mẫn cảm nhất và được dùng để chẩn đóan bệnh (Trần Anh Tuấn, 1999).
Nuôi trên phôi gà: Virus chỉ có thể thích ứng được sau nhiều lần nuôi cấy trên
phôi gà, tiêm virus vào túi lòng đỏ của phôi gà ấp 7 ngày hay tiêm vào màng nhung
niệu của phôi gà ấp 13 ngày, virus sẽ nhân lên trong mô thần kinh và các mô khác của
phôi, hiệu giá virus đạt tối đa ở ngày thứ 9, phôi chậm phát triển nhưng không chết.
Trong óc của phôi gà có thể tìm thấy thể Nergi (Nguyễn Như Thanh, 1997).
tế bào:
Nuôi
cấy Thơ
trên môi
tế bào:
virustập
dại và
có thể
nuôi cấycứu
thích
Trung tâmNuôi
HọccấyLiệu
ĐH
Cần

@trường
Tài liệu
học
nghiên
hợp trên một số tế bào một lớp như:

– Trong tế bào nguyên thủy: tế bào thận chuột lang, thận heo, thận chó, tế bào sợi
phôi gà.
– Trong các dòng tế bào BHK 21 (Baby Hamster Kidney), Vero.
– Trong tế bào lưỡng bội của người WI.38 (Wistar institute) (Tiekel, 1964; trích
dẫn bởi Nguyễn Văn Hùng, 2002).
2.2.7 Tính chất kháng nguyên và sinh miễn dịch


Các protein tham gia vào đáp ứng miễn dịch

Theo Nguyễn Như Thanh (1997) thì protein trong virus dại chia làm hai loại:
Protein nucleocapsit hình thành kháng nguyên nội và protein bề mặt (protein
màng) hình thành kháng nguyên bề mặt.
Kháng nguyên nội là nucleoprotein nằm trong virus, chính là kháng nguyên của
nucleocapsit, kháng nguyên này không có tác dụng bảo hộ cho động vật chống lại

8


cường độc và không sinh ra kháng thể trung hòa khi dùng nó tiêm cho động vật.
Kháng nguyên này chỉ cố định bổ thể và làm kết tủa kháng thể.
Kháng nguyên bề mặt là glycoprotein nằm ở màng bọc của virus, tác dụng chủ
yếu của kháng nguyên này là khi tiêm cho động vật làm sản sinh kháng thể trung hòa
và gây ngưng kết hồng cầu.



Các hình thức miễn dịch

Theo Trần Thanh Phong (1996), tính duy nhất về sinh miễn dịch của virus dại
với sự khác biệt rất nhỏ giữa các chủng có thể dẫn đến sự phòng vệ chéo.
Miễn dịch dịch thể: yếu tố sinh miễn dịch chủ yếu là glycoprotein của vỏ bọc,
nó kích thích sự tổng hợp kháng nguyên thể trung hòa phòng vệ tốt chống lại bệnh dại.
Miễn dịch tế bào: có thể được đo lường trong phòng thí nghiệm bằng những test
trên thú hay trong ống nghiệm nhưng ít được áp dụng thực tế.
Interferon: virus dại sống hay đã bị vô hoạt sẽ kích thích cơ thể sản xuất
interferon, mặt khác virus dại rất nhạy cảm với interferon, do đó có thể chống lại bệnh
dại cho thú bởi những chất dẫn đến sản sinh interferon hay interferon đồng loại.

Trung2.3tâmDịch
HọctểLiệu
học ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.3.1 Địa dư bệnh lý


Tình hình thế giới

Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) có đến 40.000-70.000 người
được chính thức thức ghi nhận trên thế giới chết hằng năm vì bệnh dại. Chắc chắn còn
có một số “chìm” khổng lồ, nằm trong các nước chậm tiến, đã không đăng ký và không
được biết đến. Mười triệu trường hợp hằng năm được chích thuốc chữa bệnh dại sau
khi bị thú vật mắc bệnh hay thú bị nghi là nhiễm bệnh cắn (www.khoahoc.net).
Ở Châu Âu và Bắc Mỹ nhờ áp dụng các biện pháp phòng dại triệt để và liên tục
trong nhiều năm, bệnh dại đã giảm xuống mức thấp nhất.Thực tế nhiều nước đến nay
đã tuyên bố thanh tóan được bệnh dại cho người và gia súc như: Nhật Bản, Na Uy,

Thụy Điển, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Úc và Tân Tây Lan (Phạm Sỹ Lăng
2006).
Ở Châu Phi và Châu Á, bệnh dại là vấn đề y tế cộng đồng đặc biệt nghiêm
trọng. Chó là nguồn gây bệnh chủ yếu, hằng năm con số người chết vì bệnh dại là rất

9


cao. Theo báo cáo tại hội nghị quốc tế lần thứ 4 về giám sát bệnh dại ở Châu Á tổ chức
tại Hà Nội tháng 3/2001, cho thấy: tại Ấn Độ hằng năm có khoảng 3 triệu người phải
tiêm vaccine dại, trong số đó có 40% là trẻ em dưới 14 tuổi và 90 – 92% các trường
hợp là bị chó cắn. Tình hình ở Trung Quốc cũng nghiêm trọng, con số tử vong trong 5
năm gần đây: 1996 có 159 ca, 1998 có 234 ca, 1999 có 341 ca, đến tháng 7/2000 có
226 ca. Tình trạng cũng tương tự xảy ra tại Nepan, Srilanka, Bangladesd, Indonesia và
con số người chết vì bệnh dại hằng năm ở các nước Đông Nam Á chiếm tới 80% số ca
tử vong vì bệnh dại trên toàn thế giới.
Tình hình bệnh dại ở Việt Nam
Ở nước ta, bệnh dại đã được biết đến từ thời xa xưa, năm 1887 thì bệnh dại ở
người và chó mới được xác nhận khi mà các chuyên gia thú y Pháp đã phân lập được
virus dại ở chó thuộc một số tỉnh ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Tuy chúng ta đã áp dụng các
biện pháp phòng chống bệnh dại cho người và gia súc (nhất là chó), nhưng bệnh dại
vẫn còn xảy ra khá phổ biến, gây nhiều thiệt hại cho các địa phương (Phạm Sỹ Lăng,
Trung2006).
tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trong thực tế khó thống kê được chính xác được số lượng chó nuôi trong nhân
dân. Theo điều tra của Cục thú y Bộ Nông Nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (1995)
thì cả nước có khỏang 16 triệu con. Thành phố Hà Nội có khoảng 12 vạn chó nuôi,
trong đó chỉ mới tiêm phòng dại hằng năm cho chó từ 60-80% (Phạm Ngọc Quế,
2002).
Mỗi năm có khỏang 250.000 – 400.000 người bị chó cắn ở nước ta. Từ năm 1996

đến năm 2000, có 664 người chết vì bệnh dại và 2.692.239 người được tiêm phòng
bệnh dại và huyết thanh kháng dại. Bình quân mỗi năm, Việt Nam sản xuất 3.000.000
liều vaccine và nhập khẩu 30.000 liều vaccine Verorab dùng cho người. Bệnh dại
truyền sang chủ yếu là do chó (96%), mèo (3%) và các lòai thú khác (1%) (WHO,
2001; trích dẫn Dương Phát Chiếu, 2005).
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1996 – 2005, số mẫu bệnh phẩm chó trong
thành phố nghi ngờ bệnh dại gởi đến Chi Cục Thú Y TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm
bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang là 357 mẫu, trong đó phát hiện 37 mẫu dương
tính (chiếm tỷ lệ 10,36%), các trường hợp dương tính phần lớn xảy ra trên chó thả rong
và chưa được tiêm phòng (Huỳnh Hữu Lợi, 2006).

10


2.3.2 Lòai cảm thụ
Theo Bùi Quý Huy (2002) tất cả các lòai động vật có vú đều có cảm nhiễm với
virus dại ở mức độ khác nhau. Mẫn cảm nhất là chó, chó sói, cáo rồi đến trâu, bò,
ngựa, lợn, lạc đà, khỉ, gấu, chuột, mèo. Chó là lòai mắc bệnh nhiều nhất. Dơi hút
máu, dơi ăn quả, dơi ăn côn trùng đều có thể nhiễm bệnh. Lòai chim không mẫn cảm
trừ khi gây bệnh trong phòng thí nghiệm. Trong thí nghiệm thường dùng thỏ, chuột
lang, chuột bạch. Người cũng mẫn cảm với bệnh nhưng có vẻ kém hơn một số lòai vật.
2.3.3 Chất chứa mầm bệnh


Hệ thống thần kinh

Trong cơ thể động vật bị bệnh dại, virus thường khu trú ở trong hệ thần kinh.
Não và tủy sống hầu như lúc nào cũng có độc lực, nhiều nhất là ở sừng Amon, chất
xám vỏ não, tiểu não.
Các dây thần kinh ngọai biên cũng có độc lực, nhất là ở dây thần kinh tam thoa

(đôi dây thần kinh thứ V). Một số hạch thần kinh cũng có độc lực (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1978).

Trung tâm
Liệu
 Học
Nước
bọt ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nước bọt chứa nhiều virus và giữ vai trò quan trọng trong việc lây truyền bệnh
dại. Galiter (1879) đã chứng minh được vai trò của nước bọt trong việc truyền bệnh
dại. Virus từ não đến tuyến nước bọt qua dây thần kinh rồi nhân lên ở tuyến nước bọt
và một số phần của xoang miệng (biểu mô lưỡi). Ở động vật mắc bệnh dại, số lượng
virus dại tăng lên theo thời gian. Sự bài xuất virus trong nước bọt xảy ra trước khi con
vật mắc dại thể hiện những triệu chứng đầu tiên. Khả năng tìm thấy virus dại trong
nước bọt tăng lên dần dần khi gần đến thời gian xuất hiện triệu chứng dại đầu tiên
(Nguyễn Văn Hùng, 2002).
Nước bọt người không có độc lực. Tuy nhiên Palauandau và Haida (1930) dùng
nước bọt người gây bệnh có kết quả, mặc dù chỉ mới có hai trường hợp (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1978).
 Máu: Trong điều kiện tự nhiên, virus có trong máu rất ít với nồng độ rất
thấp, không đủ để gây bệnh cho lòai dơi hút máu.


Sữa: Độc lực trong sữa thường không ổn định và rất yếu.

11





Nước tiểu, phân, mồ hôi, nước mắt
Không giữ vai trò gì trong sự truyền lây bệnh dại (Trần Thanh Phong, 1996).

Trong thực tế còn có thể thấy mầm bệnh trong tuyến thượng thận, lách, gan,
phổi nhưng rất biến động (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978)
2.3.4 Phương thức truyền bệnh
Truyền bệnh qua vết cào, liếm: Trong tự nhiên phương thức truyền bệnh dại
chủ yếu qua vết cắn, cào của động vật mắc bệnh dại.
Theo Trần Thanh Phong (1996), tính hiệu quả của vết cắn tùy thuộc vào:
– Sự phòng vệ tại chỗ: quần áo trên người.
– Vùng bị cắn: những vết cắn ở vùng bàn tay, cơ quan sinh dục hay ở vùng gần
trung tâm thần kinh (mặt, cổ) thì nguy hiểm nhất.
– Loài thú cắn: vết cắn sâu trầm trọng ở loài thú ăn thịt như mèo, chó sói. Mặt
khác, nước bọt của loài ăn thịt chứa nhiều hyaluronidase mở đường cho sự phát tán
virus.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 4. Bệnh dại chủ yếu truyền qua vết cắn
(Nguồn www.nlm.nih.gov)

Tiếp xúc qua da: Về nguyên tắc virus dại không vượt qua được da lành, tuy
nhiên những tổn thương nhỏ trên da rất khó nhận biết bằng mắt thường và virus có thể
xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương nhỏ này. Vì vậy khi mổ khám, lấy mẫu, khám
bệnh phẩm.
Tiếp xúc qua niêm mạc: Nguy hiểm hơn tiếp xúc qua da dù về nguyên tắc,
niêm mạc lành không cho virus đi qua. Cũng như da, trên niêm mạc cũng có những

12



tổn thương nhỏ mà mắt không nhìn thấy. Vì vậy khi tiếp xúc với niêm mạc (ví dụ
động vật nghi mắc bệnh dại liếm vào mắt) sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
Qua vết thương do các dụng cụ dính nước bọt chó mắc bệnh dại: Trường
hợp này ít xảy ra. Nhưng trong trường hợp những dụng cụ mới dính nước bọt của con
vật nghi mắc bệnh dại trong thời gian ngắn. Ví dụ: vết thương do một dụng cụ vừa giết
chết con vật dại gây ra
Truyền lây qua hít virus vào phổi: Đường truyền lây này đã được nói đến từ
lâu và chủ yếu xảy ra trong phòng thí nghiệm bệnh dại. Ở Mỹ, năm 1973 có một nhân
viên phòng thí nghiệm mắc bệnh dại do hít phải virus dại trong khi nghiền bệnh phẩm
bằng máy đã tạo ra những vi hạt chứa virus dại bay lơ lửng trong không khí. (Trần
Thanh Phong, 1996)
Truyền lây qua đường tiêu hóa: Cách thức truyền lây này có thể xảy ra cũng
trong phòng thí nghiệm. Trong tự nhiên, đôi khi xảy ra ở động vật ăn thịt
Truyền qua đường bào thai: Trong tự nhiên đường lây truyền này rất hiếm.
Truyền qua động vật hút máu: Trong điều kiện tự nhiên, dơi hút máu khi hút
động
vật mắc
khôngThơ
giữ vai
gì trong
lây bệnh
dại.
Trungmáu
tâm
Học
Liệubệnh
ĐHdạiCần
@tròTài
liệu truyền

học tập
và nghiên
cứu
ĐV nuôi
(Bò)
Động vật
hoang dã
(cầy, cáo,
dơi…)

Chó, mèo

Các nước đang
phát triển

Người

Các nước phát
triển

Sơ đồ 1. Vòng truyền lây bệnh dại
(Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005)

13


2.3.5 Cơ chế sinh bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn, virus dại tồn tại gần vết cắn này trong
một thời gian rồi tăng sinh tại các tế bào cơ. Trừ khi bị bất hoạt bởi cơ chế tự nhiên
hay cơ chế đề kháng chủ động, virus xâm nhập sợi trục của tế bào thần kinh ngoại biên,

từ đây virus di chuyển hướng tâm đến hạch, tủy sống, não bộ. Virus lan tỏa ly tâm
ngay khi nó đến hạch thần kinh trung ương để hiện diện trong tế bào thần kinh trên cơ
thể và có thể phát hiện được virus bởi kháng thể huỳnh quang trên các tế bào giác mạc
hay thể sinh thiết da (Nguyễn Thế Hùng, 1997).
Lúc đầu do cơ năng thần kinh chưa bị tổn thương đáng kể vì thế nên bề ngoài
con vật vẫn bình thường, nhưng nước bọt đã có độc lực. Về sau, virus phá hoại dần
các tế bào thần kinh, con vật bị kích thích rồi xuất hiện những biến lọan tâm lý, hung
dữ hay sợ sệt và sau cùng là bại lịêt (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Sơ đồ 2. Cơ chế gây bệnh của virus dại
(Nguồn: www.bio.davidson.edu)

14


×