Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ một số BIỆN PHÁP PHÒNG và TRỊ TIÊU CHẢY ở HEO CON THEO mẹ tại TRẠI CHĂN NUÔI THỰC NGHIỆM HOÀ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.67 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHẠM THỊ DIỄM

Đề tài:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

SO SÁNH HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÒNG VÀ TRỊ TIÊU CHẢY Ở HEO CON
THEO MẸ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI
THỰC NGHIỆM HOÀ AN

Cần Thơ – 6 / 2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề Tài

SO SÁNH HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÒNG

TRỊ
TIÊU
CHẢY


Ở tập
HEO
Trung tâm Học
liệu ĐH
Cần
Thơ
@ Tài
liệu học
và CON
nghiên cứu
THEO MẸ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI
THỰC NGHIỆM HOÀ AN

Giáo Viên Hướng Dẫn

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Dương Bảo

PHẠM THỊ DIỄM
MSSV: 3042062


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

SO SÁNH HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÒNG VÀ TRỊ TIÊU CHẢY Ở HEO CON
THEO MẸ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI

THỰC NGHIỆM HOÀ AN

SinhĐH
viên Cần
thực hiện:
PHẠM
THỊliệu
DIỄM
Trung tâm Học liệu
Thơ
@ Tài
học tập và nghiên cứu
Địa điểm: Trại chăn nuôi thực nghiệm Hoà An
Thời gian: Từ 01/2008 đến 28/04/08

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2008

Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ, ngày

tháng

Cần Thơ, ngày

tháng


năm 2008

Giáo Viên Hướng Dẫn

năm 2008

Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ.................................................................................................................. i
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................... ii
DANH SÁCH HÌNH ....................................................................................................iii
TÓM LƯỢC.................................................................................................................. iv
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................6
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................11
2.1 Đặc điểm sinh lý heo con...................................................................................................11
2.1.1 Đặc điểm về thần kinh và cơ quan điều nhiệt .................................................................11
2.1.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển.................................................................................12
2.1.3 Đặc điểm của cơ quan tiêu hóa .......................................................................................13
2.2 Đôi nét về miễn dịch và vai trò của miễn dịch đối với heo con.........................................15
2.2.1 Miễn dịch chủ động ........................................................................................................15

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2.2 Miễn dịch thụ động .........................................................................................................16
2.3 Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy .......................................................................................18
2.3.1 Nguyên nhân không truyền nhiễm..................................................................................18
2.3.2 Nguyên nhân truyền nhiễm.............................................................................................25

2.4 Triệu chứng, bệnh tích .......................................................................................................28
2.4.1 Triệu chứng.....................................................................................................................28
2.4.2 Bệnh tích .........................................................................................................................29
2.5 Cơ chế phát bệnh................................................................................................................30
2.6 Tính chất dược lý của một số thuốc ...................................................................................31
2.6.1 Vizyme............................................................................................................................31
2.6.2 Coli – Norgen..................................................................................................................33
2.6.3 Aralis...............................................................................................................................34
2.6.4 Norgencin........................................................................................................................35


2.6.5 Amoxi 15% .....................................................................................................................36
2.6.6 Vaccin Porcilis COLI......................................................................................................37
2.6.7 Carbomango....................................................................................................................37
Chương 3: ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM....................38
3.1 Địa điểm.............................................................................................................................38
Đề tài được thực hiện tại trại chăn nuôi Thực nghiệm Đại Học Cần Thơ ...............................38
3.1.1 Cơ sở vật chất và điều kiện tự nhiên của trại..................................................................38
3.1.2 Tình hình Thú y và chăn nuôi ........................................................................................39
3.2 Thời gian thí nghiệm..........................................................................................................40
3. 3 Phương tiện .......................................................................................................................40
3.3.1 Đối tượng thí nghiệm......................................................................................................40
3.3.2 Các thuốc phòng bệnh.....................................................................................................40
3.3. Phương pháp thí nghiệm ...................................................................................................40

Trung tâm
Học
liệu
ĐH
Cần

Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.3.1 Thí
nghiệm
phòng
bệnh
..................................................................................................40
3.3.2 Thí nghiệm trị .................................................................................................................42
3.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU ...............................................................................................................43
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN......................................................................................44
4.1 Kết quả phòng ....................................................................................................................44
4.1.1 Ảnh hưởng của nghiệm thức tác động trên heo mẹ đến tỉ lệ tiêu chảy của heo con.......44
4.1.3 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phòng đến tỷ lệ tiêu chảy của heo con theo thời gian.
..................................................................................................................................................49
4.1.4 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phòng bằng men đến năng suất heo con ....................52
4.2 Kết quả trị ..........................................................................................................................54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...............................................................................58
5.1 Kết luận..............................................................................................................................58
5.2 Đề nghị...............................................................................................................................58


LỜI CẢM TẠ
Trải qua những tháng năm học tập, rèn luyện ở trường cùng với thời gian thực tập ở
trại chăn nuôi thực nghiệm trường Đại Học Cần Thơ, tôi xin chân thành cám ơn:
- Quý thầy, cô Khoa Nông Nghiệp & SHƯD trường Đại học Cần Thơ đã tận tâm dạy
dỗ và truyền thụ những kiến thức quí báu về chuyên môn cùng với những kinh nghiệm
thực tiễn xã hội mà quí thầy cô đã trải qua.
- Chân thành cám ơn thầy Nguyễn Dương Bảo đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực tập để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
- Quí thầy cô và cán bộ nhân viên trại chăn nuôi thực nghiệm bộ môn chăn nuôi khoa
Nông Nghiệp & SHƯD trường Đại Học Cần Thơ đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực

tập luận văn tốt nghiệp.
- Cảm ơn tất cả các bạn sinh viên lớp chăn nuôi thú y K30 đã chia sẽ, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chân thành cám ơn!


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm phòng trên heo mẹ………………………. 32
Bảng 3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm phòng trên heo con ..................................... 33
Bảng 3.3 phương pháp bố trí thí nghiệm trị……………..……………………..……..34
Bảng 4.1 Tỷ lệ và thời gian tiêu chảy ở heo con của các heo mẹ thí nghiệm và đối
chứng……………………………………………………………………………..…..35
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phòng cho heo mẹ đến năng suất của heo
con………………………………………………………………………………..…...38
Bảng 4.3 Tỷ lệ mắc bệnh theo thời gian khi cho heo uống men và không cho uống
men…………………………………………………………………………………...40
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phòng bằng men đến năng suất của heo con
……………………………………………………………… ……………………...43
Bảng 4.5 Kết quả điều trị……………………………………………………………..46

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


DANH SÁCH HÌNH
Biểu đồ 1: So sánh tỷ lệ tiêu chảy của heo con theo thời gian ở nghiệm thức thí
nghiệm và nghiệm thức đối chứng............................................................................... 36
Biểu đồ 2: So sánh trọng lượng bình quân ở nghiệm thức thí nghiệm và nghiệm thức
đối chứng……………………………………………….……………………….........39

Biểu đồ 3: So sánh tỷ lệ chết, tỷ lệ còi ở nghiệm thức thí nghiệm và nghiệm thức đối
chứng…………………………………………………………………………………39
Biểu đồ 4: So sánh tỷ lệ tiêu chảy theo thời gian ở các nghiệm thức phòng bằng men
và nghiệm thức đối chứng............................................................................................ 41
Biểu đồ 5: So sánh trọng lượng bình quân ở các nghiệm thức phòng bằng men và
nghiệm thức đối chứng……………………………………………………………….43
Biểu đồ 6: So sánh tỷ lệ chết, tỷ lệ còi ở các nghiệm thức phòng bằng men và nghiệm
thức đối chứng………………………………………………………………………..44

Trung tâm
Học
ĐHquả
Cần
liệu
học tập và nghiên cứu
Biểu đồ
7: Soliệu
sánh hiệu
điềuThơ
trị giữa@
haiTài
nghiệm
thức..........................................46
Biểu đồ 8: So sánh thời gian khỏi bệnh, tỷ lệ chết, tỷ lệ còi giữa hai nghiệm thức….47


TÓM LƯỢC
Bệnh tiêu chảy ở heo con trong thời gian theo mẹ là bệnh khá phổ biến trong chăn
nuôi nông hộ đến chăn nuôi tập trung. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân: vi sinh vật,
yếu tố môi trường, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng,… gây thiệt hại đáng kể về kinh tế

cho người chăn nuôi. Để góp phần làm hạn chế thiệt hại, nâng cao hiệu quả kinh tế
trong việc phòng và trị bệnh tiêu chảy cho heo con, đồng thời ứng dụng những kiến
thức đã học ở trường vào thực tiển, chúng tôi thực hiện đề tài “So sánh hiệu quả một
số biện pháp phòng và trị bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ” tại trại chăn nuôi thực
nghiệm Hoà An.
Qua thời gian tiến hành đề tài tại trại chúng tôi nhận thấy:
Heo nái được tiêm phòng vaccin Porcilis – Coli trước khi sinh và Amoxi 15% sau khi
sinh có tỷ lệ tiêu chảy thấp (32,26%), tỷ lệ heo chết (3,23%), tỷ lệ heo còi (3,23%),
tăng trọng 28 ngày tuổi cao (6,44 kg). Trong khi đó heo không được tiêm phòng có tỷ
lệ heo con tiêu chảy cao (79,31%), tỷ lệ heo chết (13,79%), tỷ lệ heo còi (3,45%), tăng

Trung tâm
Học
ĐH(5,38
Cần
trọng 28
ngàyliệu
tuổi thấp
kg).Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Heo con được cho uống men Vizyme có tỷ lệ tiêu chảy thấp nhất (55,56%), tăng trọng
28 ngày tuổi ( 6,24 kg). Kế đến là nghiệm thức cho uống Coli – Norgen có tỷ lệ tiêu
chảy (59,38%), tăng trọng 28 ngày tuổi (6,90 kg). Trong khi đó nghiệm thức đối
chứng có tỷ lệ tiêu chảy cao nhất (91,43%), tăng trọng 28 ngày tuổi (5,41 kg).
Trong các nghiệm thức điều trị thì nghiệm thức điều trị bằng Norgacin kết hợp với
Carbomango có hiệu quả điều trị tốt (96,67%). Trong khi điều trị bằng Aralis kết hợp
với Carbomango cho hiệu quả điều trị là (86,67%).


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi nước ta hiện nay đã và đang trên đà phát triển, với nhiều quy mô và

phương thức khác nhau nhưng phương thức chăn nuôi tập trung công nghiệp, qui mô
lớn luôn được ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, cùng với sự mở rộng qui mô, gia tăng số
lượng gia súc trong đàn thì việc quản lý dịch bệnh lại càng khó khăn, phức tạp. Một
trong các bệnh xảy ra phổ biến và rất thường xuyên trong các cơ sở chăn nuôi heo
sinh sản tập trung đó là tiêu chảy ở heo con theo mẹ. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên
nhân: Do heo mẹ, do bản thân heo con và nhất là do rất nhiều yếu tố bất lợi của môi
trường như khí hậu, thời tiết, vệ sinh, chăm sóc..., và là một trong những nguyên nhân
quan trọng làm giảm năng xuất chăn nuôi.
Với mong muốn tìm ra những phương pháp phòng và trị có hiệu quả bệnh tiêu chảy ở
heo con theo mẹ nhằm góp phần làm giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra cho cơ sở
chăn nuôi. Được sự chấp thuận của ban lãnh đạo trại Chăn Nuôi Thực Nghiệm Hòa
An, sự hướng dẫn của quý thầy cô, tôi tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề
tài: So sánh hiệu quả một số phương pháp phòng và trị bệnh tiêu chảy ở heo con theo

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
mẹ.
Mục tiêu của đề tài là:
Xác định và so sánh hiệu quả của các nghiệm thức phòng để tìm ra nghiệm thức
phòng có hiệu quả hơn
Xác định và so sánh hiệu quả của các nghiệm thức điều trị để tìm ra nghiệm thức điều
trị hiệu quả hơn.


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Đặc điểm sinh lý heo con
2.1.1 Đặc điểm về thần kinh và cơ quan điều nhiệt
Ở heo con sơ sinh chức năng thần kinh chưa hoàn chỉnh, bộ não của heo con phát triển
chậm, vì thế chức năng điều nhiệt cũng như chức năng điều tiết dịch, phối hợp hoạt
động cùng các cơ quan khác bên trong cơ thể heo con như: hô hấp, tuần hoàn, bài

tiết…hoàn thiện chậm, heo con rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường. Về
mặt cơ thể học, heo con có lớp mỡ dưới da không đáng kể, bộ lông thưa thớt. Diện
tích bề mặt tiếp xúc với môi trường bên ngoài lớn hơn trên cùng một đơn vị trọng
lượng (Mount 1962, Stanton và cộng sự, 1973).
Ở heo sơ sinh, tổng số mỡ chỉ bằng 1% thể trọng, sự thay đổi thân nhiệt rất nhanh
chóng khi nhiệt độ môi trường có nhiệt độ thấp hay cao so với nhiệt độ trung hòa
(360C). Do đó heo con dễ mẫn cảm với điều kiện thời tiết làm giảm sức đề kháng, gây
rối loạn tiêu hóa sinh tiêu chảy (Newland và ctv, 1952).

Trung tâm
liệu
Tài
liệu
tậpnước
và nên
nghiên
cứu
Ở heo Học
sơ sinh,
tỉ lệĐH
nướcCần
trong Thơ
cơ thể @
chiếm
82%.
Vì học
có nhiều
thân nhiệt
giảm nhanh, 30 giây sau khi sinh, lượng nước trong cơ thể giảm 1,5% - 2%, kèm theo
giảm thân nhiệt khoảng 5 – 100C heo con bị lạnh, các chức năng hoạt động bị rối loạn,

dẫn đến heo dễ bị chết (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2003).
Ở giai đoạn 3 – 4 tuần tuổi, nước chiếm 75% - 78%. Nhịp đập tim của heo con so với
heo trưởng thành nhanh hơn rất nhiều, ở giai đoạn đầu mới đẻ, nhịp đập tim lên đến
200 lần/phút (heo lớn chỉ 80 – 90 lần trên phút), lượng máu đến các cơ quan cũng rất
lớn, đạt tới 150ml trong 1 phút trên 1kg thể trọng (heo trưởng thành chỉ đạt 30 – 40
ml), Heo con dưới 3 tuần tuổi, có khả năng điều nhiệt chưa hoàn chỉnh, nên thân nhiệt
heo con chưa ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chưa cân bằng (Phùng Thị
Vân, 2004).
Vì vậy trong 1 giờ sau khi sinh, nếu heo con được bú sữa đầu, thì 8 – 12 giờ sau thân
nhiệt heo con sẽ ổn định.


Ở heo con, hệ thần kinh điều khiển sự cân bằng thân nhiệt chưa phát triển đầy đủ, mô
dưới da chưa phát triển và glycogen trong cơ thể còn thấp, da mỏng lông thưa nên
chống lạnh kém (Lê Hồng Mận, 2002).
Năng lượng trong sữa đầu cao hơn trong sữa thường, da mỏng và lớp da có rất ít lông
bao phủ không có khả năng cách nhiệt. Như vậy có một thời gian rất ngắn nhưng vô
cùng quan trọng là thời gian là thời gian tiếp nhận sữa đầu đảm bảo cho sự sống của
heo con. Cùng với việc sưởi ấm, heo con được bú sữa đầu càng sớm càng tốt (Nguyễn
Trọng Phục, 2005).
Trong bụng mẹ việc căng bằng nhiệt của bào thai được xác định bởi thân nhiệt của
heo mẹ, sau khi sinh cơ thể heo con chưa có thể bù đắp được nhiệt lượng bị mất đi do
ảnh hưởng của môi trường ngoài tác động, vì vậy phải đặc biệt chú ý tạo điều kiện
thích hợp trong chuồng sinh sản, để chúng khỏi ảnh hưởng bởi thay đổi nhiệt độ đột
ngột khi mới sinh (Đào Trọng Đạt và et al,1996).
Nói chung khả năng điều nhiệt của heo con dưới 3 tuần tuổi còn kém, nhất là trong
tuần đầu mới sinh, cho nên nếu nuôi heo con trong chuồng có nhiệt độ thấp và ẩm độ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cao thì thân nhiệt heo con hạ rất nhanh. Mức độ hạ thân nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay


chậm chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ của chuồng nuôi và tuổi của heo con. Nhiệt độ
chuồng nuôi càng thấp thân nhiệt của heo con hạ xuống càng nhanh. Tuổi của heo con
càng ít thân nhiệt hạ xuống càng nhiều.
Trên cơ thể heo con, phần thân nhiệt có nhiệt độ cao hơn phần chân và phần tai. Ở
phần thân thì nhiệt độ ở bụng là cao nhất, cho nên khi bị cảm lạnh thì phần bụng bị
mất nhiệt nhiều nhất. Sau 3 tuần tuổi cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con mới
tương đối được hoàn chỉnh và thân nhiệt của lợn được ổn định hơn 390 C – 39,50C
(Phùng Thị Vân, 2004).
2.1.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Lợn con bú sữa mẹ có tốc độ lớn rất nhanh. So với sơ sinh, sau 10 ngày khối lượng
lợn con tăng gấp đôi, sau 20 ngày tăng gấp 5 lần, 30 ngày gấp 6 lần, 40 ngày gấp 7- 8
lần, 50 ngày gấp 9 – 10 lần, 60 ngày gấp 12 – 13 lần. Phải rất coi trọng đặc điểm này
để nuôi dưỡng tốt lợn nái đủ sữa cho lợn con bú, có thức ăn tập ăn ngon cho lợn con.


Lợn con bú sữa có sinh trưởng phát triển nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn,
nhanh trong 21 ngày tuổi đầu, sau đó giảm dần. Có sự giảm này là do nhiều nguyên
nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin
trong máu của lợn con bị giảm. Thời gian bị giảm sinh trưởng thường kéo dài khoảng
2 tuần, còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của heo con. Chúng ta có thể ngăn cảng sự
khủng hoảng này bằng cách tập cho heo con ăn sớm (Phùng Thị Văn, 2004).
2.1.3 Đặc điểm của cơ quan tiêu hóa
Theo Phùng Thị Văn, 2004 thì:
Cơ quan tiêu hóa của heo con giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh về cấu tạo và hoàn
thiện dần về chức năng tiêu hóa. Chức năng tiêu hóa của heo con mới sinh chưa có
hoạt lực cao, trong giai đoạn theo mẹ chức năng tiêu hóa của một số men tiêu hóa
được hoàn thiện dần như men pepsin tiêu hóa protit, men tiêu hóa bột đường... Cần
lưu ý khả năng tiêu hóa đường saccharose của heo con là rất kém, thậm chí heo con
uống nước đường vào những ngày đầu tiên sau khi sinh còn có thể gây tổn thương

đường tiêu hoá.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nói chung heo con bú sữa chỉ có khả năng tiêu hóa tốt các chất dinh dưỡng trong sữa
heo mẹ, còn khả năng tiêu hóa thức ăn kém. Trong khẩu phần nuôi dưỡng chúng ta
cần chú ý chế biến thức ăn tốt để nâng cao khả năng tiêu hóa của heo con.
Tiêu hóa ở miệng
Theo Trương Lăng, 2004 thì:
Heo mới sinh những ngày đầu hoạt tính amilaza nước bọt cao. Tách mẹ sớm, hoạt tính
amilaza nước bọt cao nhất ở ngày thứ 14, còn lợn do mẹ nuôi phải đến ngày thứ 21.
Nước bọt ở tuyến mang tai chứa 0,6 – 2,26% vật chất khô. Khả năng tiêu hóa 16 – 500
đơn vị vongemut, pH = 7,6 – 8,1. Tùy lượng thức ăn, lượng nước bọt tiết ra khác
nhau. Thức ăn có phản ứng axit yếu và khô thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng thì
giảm hoặc ngừng tiết dịch. Vì vậy cần chú ý không cho lợn con ăn thức ăn lỏng.
Lượng nước bọt thay đổi tùy theo số lần cho ăn, chất lượng thức ăn. Ăn chỉ một loại
thức ăn kéo dài sẽ làm tăng nhiệm vụ cho một tuyến, gây ức chế nên heo ít thèm ăn.


Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn đổi bữa thì cả hai tuyến hoạt động, không gây ức
chế, heo con sẽ thèm ăn, tiết nước bọt liên tục, giúp tiêu hóa tốt thức ăn.
Tiêu hóa dạ dày
Theo Trương Lăng, 2004 thì:
Lợn con đạt 10 ngày tuổi có dung tích dạ dày tăng gấp 3 lần, 20 ngày tuổi đạt 0,2 lít,
hơn 2 tháng tuổi đạt 2 lít, sau đó tăng chậm, đến tuổi trưởng thành đạt 3,5 – 4 lít. Dịch
vị tiết ra tương ứng với sự phát triển của dung tích dạ dày, tăng nhanh nhất ở 3 – 4
tháng tuổi sau đó kém hơn. Lượng dịch vị biến đổi tùy theo tuổi và ngày đêm cụ thể
như sau:
Thời gian

lợn lớn


lợn con

Ngày

62%

31%

Đêm

38%

69%

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Heo con 20 ngày tuổi phản xạ tiết dịch chưa rõ. Ban đêm heo mẹ nhiều sữa, kích thích
sự tiết dịch vị ở heo con. Khi cai sữa lượng dịch vị tiết ra của heo con ngày đêm bằng
nhau. Axit chlohidric (HCl) tự do chỉ xuất hiện ở 25 – 30 ngày tuổi và diệt khuẩn rõ
nhất ở 40 – 50 ngày tuổi.
Số lượng, chất lượng thức ăn khác nhau làm tăng tính ngon miệng, dịch vị tiết ra
nhiều, tiêu hóa cao. Ban đêm tiêu hóa kém hơn ban ngày. Ban ngày sự tiết dịch vị lại
nhiều hơn. Thêm 3g pepsin và 500ml HCl 0,4% vào thức ăn cho heo 3 – 4 tuần tuổi sẽ
kích thích tiết dịch vị và tăng sức tiêu hóa.
Những axit chính trong dạ dày là axit lactic, acetic, propionic, còn axit butyric thì ít
hơn.
Axit lactic có liên quan đến vi khuẩn lactic, heo 60 ngày tuổi có vi khuẩn lactic nhiều
hơn heo 120 ngày tuổi. Vi khuẩn lactic giảm khi cân bằng dinh dưỡng hoàn toàn và
tăng khi cân bằng dinh dưỡng không hoàn toàn. Trực trùng E.coli cũng giảm khi cân
bằng dinh dưỡng hoàn toàn.



Độ axit của dịch vị heo con thấp nên hoạt tính pepsinogen kém. Trong 2 tuần đầu, axit
chlohidric (HCl) tự do chưa có trong dạ dày heo con. Do đó chưa có tính kháng
khuẩn, không bảo vệ được đường tiêu hóa, nên thường bị bệnh đường ruột như bệnh
ỉa phân trắng. Hơn nữa heo con 20 – 30 ngày tuổi, dạ dày chưa phân giải được protein
thực vật. Do đó nên tập cho heo con ăn sớm thức ăn hạt rang để tác động tiết dịch sớm
hơn là điều hết sức cần thiết (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2003).
Tiêu hóa ở ruột
Theo Trương Lăng, 2004 thì:
Heo sơ sinh có dung tích ruột non 100ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 đạt 6 lít,
12 tháng đạt 20 lít.
Ruột già của heo sơ sinh có dung tích 40 – 50 ml, 20 ngày tuổi đạt 100ml, tháng thứ 3
khoảng 2,1 lít, tháng thứ 4 đạt 7 lít, tháng thứ 7 lên tới 11 – 12 lít.
Tiêu hóa ở ruột nhờ tuyến tụy. Enzym tripxin trong dịch tụy thủy phân protein thành
axit amin. Heo con 20 ngày tuổi, dịch tụy có sức tiêu hóa 6 – 8 mm Metl/24 giờ, sau

Trung tâm
Học
ĐH Cần
Thơ
@ 7Tài
học
và tuổi.
nghiên
cứu
đó giảm
theo liệu
tuổi nhưng
số lượng

lại tăng,
– 8 liệu
lít/ngày
ở lợntập
7 tháng
Độ kiềm
của dịch tụy tăng theo tuổi và cường độ tiết. Hoạt tính Enzyme amilaza đạt 1000 –
8000 đơn vị vongemut và giảm theo tuổi.
Các Enzym tiêu hóa trong dịch ruột heo con gồm: amino peptidaze, dipeptidaze,
enterokinaze, lipaze, và amilaze.
Trong một ngày đêm, heo 1 tháng tuổi tiết dịch từ 1,2 – 1,7 lít, 3 – 5 tháng có từ 6 – 9
lít dịch.
Lượng dịch tiêu hóa phụ thuộc tuổi và tính chất khẩu phần thức ăn. Heo con một
tháng rưỡi đến hai tháng tuổi, lượng dịch ngày đêm tăng đáng kể nếu tăng thức ăn thô
xanh vào khẩu phần.
2.2 Đôi nét về miễn dịch và vai trò của miễn dịch đối với heo con.
2.2.1 Miễn dịch chủ động
Miễn dịch chủ động được tạo ra qua chủng phòng hay nhiễm trùng tự nhiên.


*Đối với heo mẹ: Chích vaccin E.coli hai lần trước khi sinh: 6 tuần và 2 tuần trước khi
sinh (phương pháp tiêm nhắc lại).
- Lần chích đầu tiên: Kích thích đáp ứng miễn dịch lần đầu mà nó tạo ra một kháng
thể tối thiểu và bảo hộ tối thiểu, lần chích đầu tiên này cảm ứng các lamba cầu T phát
triển ở heo trong lúc đó tạo ra một số lượng nhỏ, chu trình này cần thời gian 2 – 3
tuần.
- Lần chích thứ hai: Sự chủng phòng này tạo ra một sự gia tăng đáng kể trong số
lượng kháng thể là do trong lần này heo đã cảm ứng và bộ máy sản xuất ra kháng thể
đã được thiết lập qua lần tiêm phòng. (Sổ tay heo bệnh, 1992)
*Đối với heo con: Miễn dịch đối với Colibacterioz là miễn dịch dịch thể, được hình

thành bằng một đáp ứng miễn dịch cục bộ ở ruột. Kháng thể đặc hiệu ức chế vi khuẩn
bám dính lên tế bào biểu mô của thành ruột và trung hòa hoạt tính các độc tố do E.coli
(Escherichia Coli).
2.2.2 Miễn dịch thụ động

Trung tâm
Họcthụliệu
Tài
học
tập
và kháng
nghiên
cứu
Miễn dịch
độngĐH
là sựCần
bảo hộThơ
ngắn @
ở heo
conliệu
do tiếp
nhận
những
thể qua
sữa đầu. Vào lúc sinh, nồng độ kháng thể trong sữa đầu rất cao, gồm 60 – 100g IgG/lít
(70% là IgG), 10g IgA/lít và 3g IgM/lít. Tất cả IgG, hơn 80% IgM và 40% IgA bắt
nguồn từ máu thú mẹ, 24 giờ sau khi sinh lượng IgG còn ít hơn 2g/lít và lượng IgA
trở nên nhiều nhất trong vòng tuần đầu sau khi sinh (Trần Thị Dân, 2000).
Heo con đến 3 tuần tuổi chưa có khả năng tự tạo được kháng thể chủ động mà phải
nhận kháng thể thụ động của mẹ truyền cho. Tuy vậy, ở heo kháng thể thụ động của

mẹ không hoàn toàn truyền qua nhau thai trong quá trình chữa mà chỉ cho heo con qua
sữa đầu. Quá trình hấp thu được các kháng thể tốt nhất trong vòng 5 – 6 giờ đầu tiên
sau khi sinh, bởi vì nồng độ kháng thể trong sữa đầu cao nhất vào lúc 4 giờ sau khi
sinh, 6 – 8 giờ sau giảm đi còn 50% và sau 12 giờ giảm còn lại 30% và sang đến ngày
thứ 2 thì còn rất thấp khoảng 10% so với thời điểm cao nhất (Nguyễn Ngọc Phục,
2005).
Sữa là nguồn thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng không có loại thức nào so sánh và
thay thế được, vì sữa đầu có 11,29% Protein huyết thanh và 5% Cazein. Protein huyết


thanh có Preanbumin (Protein đặc biệt của sữa) 13,17%, anbumin 11,48%, α globulin
12,74%, β globulin 11,29% và γ globulịn 45,29% (thực hiện chức năng miễn dịch).
Sữa đầu rất quan trọng với heo con, chứa nhiều globulin miễn dịch, vitamin hòa tan
trong dầu, cả những chất bảo vệ heo con mới đẻ chống nhiễm bệnh. 2 giờ sau khi đẻ,
heo con phải được bú sữa đầu để hấp thu được nhiều globulin miễn dịch từ sữa đầu
vào máu trong thời gian 24 – 36 giờ, nhờ đó có đủ kháng thể trong 5 tuần đầu của
cuộc sống (Trương Lăng, 2003).
24 giờ đầu tiên của heo con, niêm mạc ruột hấp thụ nguyên dạng các phân tử protein
một cách không có chọn lọc kể cả vi trùng. Nhưng nhờ hấp thụ sữa non trước chất
kháng trypsin sữa non, làm niêm mạc “đóng cửa” không thu các phân tử protein nữa,
nên cản được vi trùng và độc tố vào trong máu gây bệnh cho heo (Võ Ái Quấc, 1996).
48 giờ sau khi sinh, ruột không còn hấp thu các phân tử ở dạng nguyên nữa do hiện
tượng “đóng lỗ hỏng” để tránh mầm bệnh xâm nhập vào. Nếu heo con không được bú
sữa đầu sớm (ít nhất trong vòng 24 giờ đầu) thì quá trình “đóng lỗ hỏng” sẽ chậm lại
và như vậy sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm mầm bệnh qua đường ruột (Nguyễn Trọng

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phục, 2005).
Sau khi sinh việc thiết lập hệ vi sinh vật tối hảo trong đường ruột (thường là

bactobacillus spp.) được đẩy mạnh nhờ các yếu tố kháng vi sinh vật tại chỗ có trong
sữa đầu. Các yếu tố này giới hạn sự định vị của vi sinh vật gây bệnh trong đường ruột.
Như vậy, trong giai đoạn đầu rất ngắn nhưng rất quan trọng sau khi sinh, heo con cần
bú sữa mẹ để có thể sống sót ở giai đoạn sau (Trần Thị Dân, 2003).
Bên cạnh sự hấp thu kháng thể từ sữa mẹ thì bản thân heo con trong thời kì này cũng
có quá trình tổng hợp kháng thể. Trước đây người ta cho rằng tới 2 tuần tuổi hoặc
muộn hơn mới có quá trình tổng hợp kháng thể ở heo. Song một nghiên cứu gần đây ở
Bruno (Tiệp Khắc) cho thấy chỉ ngay ngày thứ hai sau khi đẻ một số cơ quan trong cơ
thể của heo đã bắt đầu sản sinh kháng thể. Nhưng khả năng này còn rất hạn chế và nó
chỉ được hoàn chỉnh tốt hơn khi heo con được một tháng tuổi. Như vậy quá trình hấp
thụ nguyên vẹn phân tử γ globulin bị giảm rất nhanh theo thời gian. Sở dĩ heo con có
khả năng hấp thu được nguyên vẹn phân tử globulin là vì trong sữa đầu có kháng men
antitripsin nó làm mất hoạt lực của tripsin của tuyến tụy. Đồng thời khoảng cách giữa


các tế bào vách ruột heo con mới sinh rất lớn, cho nên phân tử globulin có thể được
chuyển qua bằng con đường ẩm bào (kiểu hấp thu này giảm mạnh theo thời gian, tức
càng về sau càng giảm). Cho nên sau 24 giờ hàm lượng globulin trong máu heo con đã
đạt tới 20,3mg%. Tại thời điểm này các tiểu phần protein sữa tuần hoàn trong máu
không nguy hiểm đối với heo vì trong thời gian này heo không hình thành kháng thể
bản thân và protein đối với chúng không phải là kháng nguyên. Xuất phát từ điểm đó
chúng ta thấy việc cho heo con bú sữa đầu là rất quan trọng và việc cho bú càng sớm
càng tốt (Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt, 2007).
2.3 Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy ở heo con thường có nhiều nguyên nhân gây ra: do đặc điểm sinh lí heo con
chưa hoàn chỉnh, do đó làm heo con dễ mẫn cảm và bị tác động bởi nhiều yếu tố. Tùy
theo nguyên nhân và mức độ trầm trọng mà phân tiêu chảy có thể chứa thức ăn không
tiêu hóa, máu, bọt khí, màng niêm mạc hay chất nhầy. Trong đường tiêu hóa của heo
tồn tại các loại vi khuẩn có lợi và khuẩn gây hại ở các đoạn ruột xác định. Bất cứ
nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi về môi trường trong đường tiêu hóa đều dẫn đến


Trung tâm
ĐH đường
Cầnruột
Thơ
@ ra
Tài
học
vàĐồng
nghiên
cứu
sự thayHọc
đổi hệliệu
vi khuẩn
và gây
hiệnliệu
tượng
loạntập
khuẩn.
thời chức
năng tiêu hóa bị giảm dẫn đến thức ăn không tiêu tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại
phát triển, sự tiết dịch vào đường tiêu hóa tăng lên và làm tăng nhanh tốc độ di chuyển
của thức ăn chưa tiêu hóa trong đường ruột, giảm mức độ tái hấp thu các chất dinh
dưỡng và nước. Mặc dù bệnh tiêu chảy có thể xảy ra từ nguyên nhân truyền nhiễm
hoặc không truyền nhiễm.
2.3.1 Nguyên nhân không truyền nhiễm
Do heo mẹ
Heo nái sinh sản trong thời gian mang thai không được chăm sóc chu đáo. Nếu thức
ăn không tốt về chất lượng có thể làm heo nái hao mòn cơ thể đến 30%, heo nái sẽ
phát sinh hiện tượng liệt chân, có trường hợp heo mập nhanh mà sữa thì ít, heo con

kém sinh trưởng, năng suất sản xuất kém và bị loại thải nhanh (Trương Lăng, 2004).
Do khẩu phần ăn heo mẹ thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, khoáng, vitamin nhất là
vitamin A, nên sau khi sinh sữa mẹ bị thiếu chất, heo con bị suy dinh dưỡng, màng


nhầy của ruột không được bảo vệ rất dễ cảm nhiễm vi trùng Colibacille, salmonella:
gây nên ỉa chảy (Nguyễn Xuân Bình, 2000).
Trong nhiều trường hợp heo nái bị thiếu canxi trong khẩu phần nên sữa bị thiếu
canxi, từ đó sữa khó tiêu, lượng canxi có trong sữa giúp tạo ra hydrocanxicaseinat,
chất này tác dụng với acid lactic để tạo ra acid canxi, lactac canxi. Vì khó bị kết đông
để trở thành dạng dễ bị enzym proteolytic tác kích phân cắt nhanh acid amin (Võ Văn
Ninh, 2001).
Lượng sữa từ khi đẻ tăng dần đến ngày thứ 15 là cao nhất, đến ngày thứ 20 đột nhiên
giảm xuống khá thấp, trong khi nhu cầu về sữa của heo con ngày càng tăng. Đến ngày
thứ 20, nếu heo mẹ bị thiếu dinh dưỡng, heo con càng thiếu sữa thường ăn bậy, dễ
sinh các bệnh về tiêu hóa nhất là bệnh tiêu chảy (Phạm Sĩ Lăng, Phan Địch Lăng,
1997).
Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của heo con là sữa mẹ, nếu sữa mẹ thiếu phẩm chất, gây
nên rối loạn tiêu hóa và bệnh tiêu chảy xuất hiện. Vì vậy, để bảo vệ heo con, việc nuôi
dưỡng chăm sóc heo nái là một khâu vô cùng quan trọng. Do đó đối với heo nái nuôi

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
con khẩu phần không thể thiếu dưỡng chất, cần có sự cân bằng trong khẩu phần. Nếu

heo mẹ ăn nhiều tinh bột, nhiều béo làm sữa đặc, hàm lượng mỡ sữa cao, heo con bú
không tiêu, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy. Khi khẩu phần chứa nhiều thức ăn
tinh bột, thức ăn nhiều béo nhưng lại ít đạm làm cho hàm lượng mỡ sữa tăng cao từ
5g% đến 7 – 8g%, heo con bú không tiêu gây rối loạn tiêu hóa (Đào Trọng Đạt, 1996).
Tình trạng rối loạn trao đổi chất protein có thể xuất hiện do thiếu hụt protein trong
thức ăn, do tỉ lệ acid amin trong khẩu phần không cân đối, do hệ tiêu hóa của heo mẹ

hấp thu kém cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con (Đào Trọng Đạt và et al,
1996).
Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng không đúng. Khi heo nái chữa quá mập do ăn quá
mức, thai quá to nên thường dẫn đến đẻ khó, phải can thiệp bằng tay. Đây là nguyên
nhân viêm nhiễm đường sinh dục dẫn đến mất sữa và tiêu chảy ở heo con (Nguyễn
Ngọc Phục, 2005).


Những đàn sinh sản nếu không được nuôi dưỡng đầy đủ, nhất là trong thời kỳ mang
thai, sẽ làm cơ thể nái bị suy yếu, điều này dẫn đến quá trình trao đổi chất giữa cơ thể
mẹ và bào thai bị rối loạn. Vì thế heo con sinh ra bị yếu và dễ mẫn cảm với mầm
bệnh, nhất là bệnh tiêu chảy ở heo con (Đào trọng Đạt, 1996).
Do thay đổi khẩu phần ăn của heo mẹ đột ngột, hoặc do sữa mẹ quá nhiều, heo con bú
không sử dụng hết chất đạm, trôi xuống ruột già, ở đó có nhiều vi khuẩn E.coli…
chúng sử dụng đạm sinh sản và tiết ra độc tố gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy
(Phùng Thị Vân, 2004).
Do khẩu phần ăn của heo nái rất cần chất xơ. Nếu tỉ lệ chất xơ thấp dễ gây táo bón do
hoạt động của ruột kém và kéo dài thời gian lưu giữ phân trong đường tiêu hóa. Từ đó
tạo điều kiện cho các chất độc sản sinh trong đường ruột và hấp thụ vào máu. Kết quả
là quá trình sản xuất và hoạt động của prolactin, oxytocin bị ức chế và làm giảm quá
trình tạo sữa và tiết sữa. Hoặc heo nái sau khi nằm đẻ lười đứng dậy thường dễ bị táo
bón, đái ít, do đó tăng nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu. Điều này đặc biệt nghiêm
trọng trong vòng 2 tuần đầu sau khi sinh (Nguyễn Ngọc Phục, 2005).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Heo nái khi nuôi con đòi hỏi nhiều dinh dưỡng để có sữa nuôi con. Thức ăn có ảnh

hưởng đến sản lượng và phẩm chất sữa, tăng cường cho ăn thức ăn dễ tiêu và có nhiều
protein, thức ăn nhiều nước, thức ăn họ đậu, protid động vật, các phụ phế phẩm công
nghiệp những loại có tác dụng kích thích tiết sữa.

Ngoài vấn đề dinh dưỡng, một số bệnh hậu sản ở heo nái như: viêm vú, viêm tử cung,
sốt cao… làm thay đổi chất lượng của sữa gây tiêu chảy cho heo con (Đoàn Thị Băng
Tâm, 1987).
Bên cạnh đó có thể do heo mẹ không biết nuôi con hoặc heo mẹ sữa quá nhiều để heo
con bú tự do đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của heo con và dễ sinh tiêu chảy.
Trong quá trình nuôi con tuyệt đối không được chuyển chuồng heo mẹ và con. Vì điều
này dễ dẫn đến stress làm heo mẹ mất sữa ảnh hưởng đến heo con.
Do heo con
Trong thời kỳ phôi thai, do sự hoạt động yếu của nhao thai, không cung cấp đủ chất
dinh dưỡng cho phôi làm heo con sinh ra có trọng lượng sơ sinh thấp dẫn đến khả


năng đề kháng với sự thay đổi của môi trường ngoài kém, heo con dễ bị rối loạn tiêu
hóa sinh tiêu chảy (Sổ tay về bệnh heo, 1992).
Theo Đào Trọng Đạt, 1966 thì:
Ở heo con, các cơ quan đều chưa thành thục về chức năng, đặc biệt là hệ thần kinh,
do đó heo con phản ứng rất chậm chạp đối với các yếu tố tác động lên chúng. Do chưa
hoàn thiện nên các cơ quan tiêu hóa cũng rất dễ mắc bệnh, dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Ở heo con có một giai đoạn không có acid Chlohydric trong dạ dày. Giai đoạn này
được coi như là một tình trạng thích ứng tự nhiên của heo con. Nhờ vậy mới tạo được
khả năng thẩm thấu các kháng thể có trong sữa đầu của heo mẹ. Trong giai đoạn này,
dịch vị không có hoạt tính phân giải protid, mà chỉ có hoạt tính làm vón sữa đầu và
sữa thường. Còn huyết thanh chứa Albumin và Globulin được chuyển xuống ruột và
thẩm thấu vào máu.
Ở heo con mới sinh hệ vi sinh vật đường ruột chưa phát triển, chưa đủ số lượng vi
khuẩn có lợi, chưa đủ khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh, nên rất dễ nhiễm bệnh,
nhất làHọc
các bệnh
hóa.Thơ
Ở heo @

con Tài
chức liệu
năng sinh
tiêu hóa
phát triển
Trung tâm
liệuđường
ĐHtiêu
Cần
họclý tập
vàchưa
nghiên
cứu
hoàn chỉnh, khả năng xuất hiện các men chưa đầy đủ, men amilaza chỉ xuất hiện ở 35
– 45 ngày tuổi, hàm lượng acid HCl còn rất thấp chỉ bằng phân nữa so với nhu cầu
trưởng thành nên khi heo con bú quá no dễ bị tiêu chảy. Một số heo con nhận được
sữa đầu kịp thời nhưng do heo con hấp thu kém, sức chống đỡ thụ động giảm thì bệnh
có thể xảy ra vào 10 hoặc 21 ngày tuổi, tỉ lệ mắc bệnh trong các trại là rất cao, tỉ lệ có
thể lên đến 70 – 100%.
Bên cạnh đó nhu cầu nước uống của heo con cũng rất cao, do tốc độ sinh trưởng của
heo con nhanh chóng đòi hỏi có đủ nước để thực hiện trao đổi chất mô bào, đồng thời
hòa tan các hạt mỡ trong sữa nhất là sữa đầu có độ đậm đặc cao. Do đó nếu cung cấp
nước không đầy đủ dễ dẫn đến việc heo con uống nước dơ bẩn trên nền chuồng gây
tiêu chảy cho heo con do nhiễm trùng.
Sữa đầu là thức ăn chủ yếu và còn là nguồn nước cần thiết cho heo con. Nếu người
chăn nuôi không chú ý, heo con sẽ dễ bị đói, khát. Trong mấy ngày đầu cứ một giờ
heo con bị mất đi một gram nước bốc hơi qua da và thải qua đường hô hấp. Trong


thực tế ta thấy heo con uống nhiều nước tiểu, nước dơ dưới nền chuồng, đó là biểu

hiện của khát nước. Nước tiểu và nước dơ có hại đối với cơ thể heo con, có thể gây ra
tiêu chảy và một số bệnh khát (Trần Cừ, 1972).
Nước chiếm 50% - 60% khối lượng cơ thể. Sữa và nước chiếm đến 80% - 95% trong
máu. Cơ thể heo mất 10% nước sẽ gây rối loạn chức năng trao đổi chất (Trương Lăng,
2004).
Nước trong cơ thể giảm, lượng máu cũng giảm. Tỷ lệ máu trong cơ thể heo sơ sinh 7 –
8% khối lượng cơ thể, đến trưởng thành còn 2% - 3,5%. Máu ở giai đoạn heo con
tham gia bảo vệ cơ thể, muốn vậy heo con cần được bú sữa đầu. Vì sữa đầu có γ
globulin. Lượng bạch cầu trong máu chưa đủ mạnh để chống vi khuẩn xâm nhập. Sữa
đầu có 45% - 50% γ globulin đảm bảo bảo vệ heo con 30 ngày đầu. Vì vậy, heo con
cần được bú sữa đầu của heo nái mẹ 2 – 3 ngày đầu khi chuyển cho heo nái khác, nếu
thấy cần thiết (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2003).
Một số nguồn dưỡng chất khoáng và vitamin khi bị thiếu cũng ảnh hưởng đến tiêu
chảy ở heo con. Trong trường hợp thiếu Clor trong khẩu phần sẽ làm giảm sự phân tiết

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
acid chlohydrid trong dạ dày, điều này có thể tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn

đường ruột phát triển, đồng thời làm giảm khả năng tiêu hóa và gây tiêu chảy ở heo
con (Trần Cừ, 1972).
Đối với sắt trong cơ thể heo con, mặc dù hiện diện với hàm lượng rất ít, nhưng nó
đóng vai trò sinh lý rất quan trọng trong việc thành lập Hemoglobin. Khi được sinh ra
cơ thể heo con chứa khoảng 50g chủ yếu ở gan, nhu về sắt mỗi ngày đối với heo con
khoảng 7 - 15mg, trong khi đó sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 1mg mỗi ngày, do đó phải
cung cấp sắt cho heo con. Nếu thiếu sắt heo con bị giảm tăng trọng, dễ bị bệnh bần
huyết giảm sức đề kháng và dễ bị nhiễm bệnh tiêu chảy (Nguyễn Hữu Nhạ, 1976).
Bên cạnh đó, đồng, coban, mangan cũng rất cần thiết cho sự hấp thu sắt, giúp cho sự
sinh sản và tái sinh Hemoglobin. Vì thế thiếu đồng, Coban, Mangan dẫn tới thiếu sắt
và thiếu máu.



Thực tế cho thấy, heo ở trạng thái stress hoặc bị nhiễm bệnh điều có nhu cầu vitamin
tăng cao, trong khi ở trạng thái sinh lý bình thường heo con chưa tiêu hóa được các
loại thức ăn.
Nhu cầu vitamin của heo con theo mẹ tính theo 1kg thể trọng (Hinoshi – Morimoto,
1993):
Vitamin A

480 UI

Vitamin D

50UI

Vitamin B1

0,33mg

Vitamin K

0,1mg

Vitamin B3

2,6mg

Vitamin PP

4,4mg


Vitamin B6

0,44mg

Vitamin B4

130mg

Vitamin B12

4,4mg

Vitamin H

0,02mg

Đối với heo con, vitamin A ngoài tác dụng kích thích tăng trưởng, chống trị mù mắt,

Trung tâm
Học
liệu
Cần
@vệTài
liệu
và chống
nghiên
Vitamin
A còn
thamĐH
gia vào

quáThơ
trình bảo
niêm
mạc học
đườngtập
tiêu hóa
bệnhcứu
lỵ
và viêm ruột ở heo con (Trần Cừ, 1972).
Thiếu vitamin E sẽ làm cho sự sản sinh kháng thể bị giảm xuống (Van Vleet, 1980).
Bên cạnh đó vitamin B2, PP, B5…rất cần cho heo con. Khi thiếu vitamin, heo con theo
mẹ bú rất yếu ớt, ít khi đi lại, xuất hiện hội chứng tiêu hóa, viêm phế quản và viêm
phổi, gầy sút nhanh, da vàng xám, còi cọc và chết non (Phan Thanh Phượng, 1996).
Theo Nguyễn Xuân Bình, 2000 thì:
Khi thiếu vitamin C, chức năng tiết dịch và nhu động của đường ruột bị giảm, dẫn đến
phá hủy quá trình lên men, giảm khả năng hấp thu của thành đường ruột (do các tế bào
thành đường ruột biến dạng hoặc thoái hóa, đặc biệt ở nhân các tế bào biểu mô ruột
non), giảm Glucogen ở cơ và gan, dẫn đến giảm khả năng tổng hợp kháng thể.
Sự thiếu hụt vitamin B1 gây rối loạn hoạt động chức năng của cơ quan tiêu hóa, giảm
nhu động ruột, tăng sự hấp thu các độc tố trong thành ruột, gây rối loạn quá trình Oxy
hóa – khử trong tế bào.


Khi thiếu vitamin B2 heo con bị tiêu chảy, nôn, viêm niêm mạc ruột phần hậu môn.
Vitamin B2 tăng cường sự hình thành HCl trong dịch dạ dày và tăng hàm lượng HCl ở
thể tự do (HCl là một trong những chất quan trọng tham gia vào sự phân hủy tinh bột
và các chất khác).
Khi thiếu acid nicotinic (vitamin PP) sẽ rối loạn chức năng tiết dịch và nhu động
đường ruột. Kết quả dẫn đến các quá trình viêm và biến dạng niêm mạc dạ dày ruột.
Khi thiếu Cholin và vitamin D sức sống của heo con bị giảm kèm theo các quá trình

bệnh lý các cơ quan tiêu hóa.
Do đặc điểm sinh lý của heo con trong thời kỳ 3 tuần tuổi luôn luôn biến động, nhất là
hệ thống men tiêu hóa. Do vậy dễ bị nhiễm bệnh đường tiêu hóa gây ỉa chảy.
Heo con tăng trưởng nhanh và tốc độ tăng trưởng cao. Heo con càng lớn nhu cầu tăng
trọng càng cao nhưng khả năng tiết sữa của heo mẹ giảm. Sau 21 ngày tuổi của heo
con, lượng sữa mẹ đã giảm nhiều, heo con lại có nhu cầu dinh dưỡng cao để phát
triển. Vì vậy phải cho heo con ăn thêm những loại thức ăn giàu dinh dưỡng. Tập cho
heo con ăn thêm là biện pháp giúp heo mẹ bớt hao mòn cơ thể do con bú nhiều, đảm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
bảo các lứa đẻ sau đều đặn và không bị loại thải sớm. Đây còn là cách giảm khoảng

cách giữa khả năng cho sữa của heo mẹ với sự tăng trưởng của heo con, không làm
ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của heo con (Phan Hữu Doanh – Lưu Ký,
2004).
Do điều kiện ngoại cảnh
Vệ sinh chuồng trại kém, chuồng ẩm ướt heo con bị lạnh. Trong điều kiện đó nhiều
chủng loại vi sinh vật có hại sẽ gia tăng mật độ, thừa dịp heo con bị lạnh yếu sức sẽ
bộc phát bệnh tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2001).
Trong những yếu tố về tiểu khí hậu, thì quan trọng nhất là ẩm độ và nhiệt độ. Độ ẩm
thích hợp cho heo con vào khoảng 75% - 85%. Do đó trong những tháng mưa nhiều
thì số heo con bị ảnh hưởng rõ rệt, tỉ lệ tiêu chảy có khi tới 90% - 100%. Vì vậy việc
làm khô chuồng là vô cùng quan trọng (Đào Trọng Đạt và Ctv, 1996).
Thông thường heo nái luôn có đủ sữa cho nhu cầu của tất cả heo con trong ổ trong
tuần đầu tiên sau khi đẻ. Khi có heo con ghép từ đàn khác vào từ ngày thứ 4 đến ngày


thứ 8, heo nái sẽ tăng tiết sữa và vẫn đáp ứng được nhu cầu tăng lên do có thêm lượng
heo con. Nếu việc ghép đàn thực hiện sau ngày thứ 10 thì lượng sữa của heo nái sẽ
không tăng nữa. Heo con bị chậm lớn do thiếu sữa càng trầm trọng, nếu hiện tượng

này kéo dài cũng như xảy ra trong các ổ có nhiều heo con là nguyên nhân dẫn đến tiêu
chảy (Nguyễn Ngọc Phục, 2005).
2.3.2 Nguyên nhân truyền nhiễm
Do vi khuẩn
* Escherichia Coli (E.coli):
Trong các vi khuẩn đường ruột E.coli là loài phổ biến nhất. Loài này xuất hiện và sinh
sống trong động vật chỉ vài giờ sau khi sinh và tồn tại cho đến khi con vật chết. E.coli
sinh sống bình thường trong đường ruột của người và động vật. Khi các điều kiện nuôi
dưỡng, khẩu phần thức ăn, vệ sinh thú y kém, sức chống đỡ bệnh tật của con vật yếu,
thì E.coli trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh (Đào Trọng Đạt và Ctv, 1996).
Escherichia Coli là nguyên nhân của khoảng 50% trường hợp tử vong do tiêu chảy ở

Trung tâm
Học liệu Coli
ĐH thuộc
Cần họThơ
@ -Tài
liệu họcnhóm
tập và
nghiênloài
cứu
heo. Escherichia
Entero
bacteriaceae,
Escherichae,
Escherichia. Vi khuẩn E.coli có những đặc điểm chung sau đây: nhuộm màu G(-)
không tạo thành nha bào, phần lớn là di động, thường tạo Idol, kết quả dương tính với
phản ứng methylrot, không mọc trên môi trường Citrat, không phân hủy Urê, không
làm rửa gelatin, có 3 loại kháng nguyên: kháng nguyên O (kháng nguyên thân), kháng
nguyên K (kháng nguyên bề mặt), kháng nguyên H (kháng nguyên lông).

Hiện nay người ta đã phân loại được 163 type E.coli khác nhau, và được chia làm 2
nhóm:
- Nhóm vi khuẩn không sinh độc tố, không gây bệnh (Nonpathogenic E.Coli).
- Nhóm vi khuẩn sinh độc tố, gây bệnh (Pathogenic E.Coli).
Các chủng thường xuyên gây bệnh cho heo con là: K88, K99, 987P, F41. Heo sơ sinh,
heo theo mẹ và sau cai sữa đều cảm nhiễm nhưng xảy ra nặng hơn ở heo dưới 10 ngày
tuổi (Sổ tay về bệnh heo, 1992).


×