ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ TRUNG ĐỨC
Tên đề tài:
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỘI CHỨNG BỆNH TIÊU CHẢY
Ở LỢN CON THEO MẸ NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN BÌNH MINH,
HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo :
Chính quy
Chuyên ngành :
Thú y
Khoa :
Chăn nuôi - Thú y
Khóa học :
2010 - 2014
Thái Nguyên – 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ TRUNG ĐỨC
Tên đề tài:
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỘI CHỨNG BỆNH TIÊU CHẢY
Ở LỢN CON THEO MẸ NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN BÌNH MINH,
HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo :
Chính quy
Chuyên ngành :
Thú y
Khoa :
Chăn nuôi - Thú y
Khóa học :
2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn :
PGS. TS. ĐẶNG XUÂN BÌNH
Thái Nguyên – 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, em đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy, cô giáo.
Nhờ vậy, em đã được các thầy cô giáo trang bị những kiến thức khoa học
kỹ thuật cũng như đạo đức tư cách người cán bộ tương lai. Thầy cô đã
trang bị cho em đầy đủ hành trang và một lòng tin vững bước vào đời, vào
cuộc sống và sự nghiệp sau này.
Để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng
của bản thân. Em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo trong
khoa Chăn nuôi Thú y, sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Đặng
Xuân Bình, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ xã Phù Lưu Tế, và gia đình
bác Nguyễn Sĩ Bình đã giúp em hoàn thành khóa luận này.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các
thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự quan tâm giúp đỡ của
thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Đặng Xuân Bình đã trực tiếp hướng dẫn để em
hoàn thành khóa luận này.
Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn các cán bộ xã Phù Lưu Tế, gia
đình bác Bình và bạn bè đồng nghiệp đã giúp em hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Lê Trung Đức
LỜI NÓI ĐẦU
Một sinh viên sau khi kết thúc khóa học của mình đều phải tiến hành
một khóa thực tập tốt nghiệp do nhà trường tổ chức. Đây là thời gian giúp
sinh viên củng cố và hệ thống lại toán bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp
sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tiễn, học hỏi thêm kiến thức, kinh
nghiệm đúc rút qua thực tiễn sản xuất để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn,
nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng các tiến
bộ khoa học vào sản xuất. Do vậy, thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường là
giai đoạn quan trọng cần thiết đối với mỗi sinh viên.
Quá trình thực tập tốt nghiệp là một quá trình rèn luyện, giúp sinh viên
ra trường thành một kỹ sư thực sự có trình độ kỹ thuật và năng lực làm việc,
góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của ban giám
hiệu nhà trường, được sự phân công của ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y và
được sự tiếp nhận của cơ sở thực tập, em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp trên địa
bàn huyện với đề tài: "Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng bệnh tiêu chảy ở
lợn con theo mẹ nuôi tại công ty cổ phần phát triển Bình Minh, huyện Mỹ
Đức, Hà Nội và biện pháp khống chế".
Tuy nhiên do bước đầu làm quen với thực tế, thời gian thực tập có hạn,
trình độ kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều nên bản khóa luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các
thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để bản khóa luận tốt nghiệp được đầy đủ
và hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng một số cây trồng chính từ năm 2011
đến năm 2013 4
Bảng 1.2. Số lượng gia súc, gia cầm của xã năm 2011 - 2013 5
Bảng 1.3. Lịch sát trùng trại lợn nái 16
Bảng 1.4. Lịch phòng bệnh của trại lợn nái 17
Bảng 1.5. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 22
Bảng 2.1. Tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn theo lứa tuổi 42
Bảng 2.2. Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy theo tính biệt tính biệt 45
Bảng 2.3. Tỷ lệ mắc tiêu chảy lợn con theo đàn và cá thể 46
Bảng 2.4. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con theo từng lô theo dõi 48
Bảng 2.5. Kết quả giám định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của lợn
mắc tiêu chảy 50
Bảng 2.6. Tỷ lệ lợn chết do mắc tiêu chảy theo tuổi 51
Bảng 2.7. Hiệu quả phòng tiêu chảy ở lợn bằng Colistin sunfat (75%) 53
Bảng 2.8. Phác đồ điều trị của hai lô điều trị 53
Bảng 2.9. Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn bằng hai loại thuốc
CP Nor 100 và Nova Amcoli 54
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
E.coli : Escherichia coli
KHKT : khoa học kỹ thuật
CS : Cộng sự
HCTC : Hội chứng tiêu chảy
Nxb : Nhà xuất bản
Pp : powerpoint
Ctv : Cộng tác viên
TB : Trung bình
UBND : Uỷ ban nhân dân
RLSS : Rối loạn sinh sản
LMLM : Lở mồm long móng
STT : Số thứ tự
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, em đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy, cô giáo.
Nhờ vậy, em đã được các thầy cô giáo trang bị những kiến thức khoa học
kỹ thuật cũng như đạo đức tư cách người cán bộ tương lai. Thầy cô đã
trang bị cho em đầy đủ hành trang và một lòng tin vững bước vào đời, vào
cuộc sống và sự nghiệp sau này.
Để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng
của bản thân. Em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo trong
khoa Chăn nuôi Thú y, sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Đặng
Xuân Bình, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ xã Phù Lưu Tế, và gia đình
bác Nguyễn Sĩ Bình đã giúp em hoàn thành khóa luận này.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các
thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự quan tâm giúp đỡ của
thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Đặng Xuân Bình đã trực tiếp hướng dẫn để em
hoàn thành khóa luận này.
Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn các cán bộ xã Phù Lưu Tế, gia
đình bác Bình và bạn bè đồng nghiệp đã giúp em hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Lê Trung Đức
2.4.3. Kết quả điều tra lợn mắc bệnh theo đàn và theo cá thể 46
2.4.4. Tỷ lệ mắc tiêu chảy theo tình trạng vệ sinh thú y 48
2.4.5. Kết quả giám định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của lợn con mắc
tiêu chảy 49
2.4.6. Kết quả điều tra số lợn chết do tiêu chảy theo tuổi 51
2.4.7. Đánh giá hiệu quả phòng hội chứng tiêu chảy ở lợn 53
2.4.8. Đánh giá kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn 53
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 54
2.5.1. Kết luận 54
2.5.2. Tồn tại 55
2.5.3. Đề nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
1
PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản về xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Phù Lưu Tế nằm trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội,
cách thị trấn Vân Đình 12 km về phía Nam. Phù Lưu Tế là xã nằm ở phía
Đông Bắc của huyện Mỹ Đức, tiếp giáp với:
Phía Tây giáp xã Xuy Xá
Phía Nam giáp thị trấn Đại Nghĩa
Phía Bắc giáp xã Hòa Xá của huyện Ứng Hòa
Phía Đông giáp xã Phùng Xá
1.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai
Phù Lưu Tế có địa hình tương đối bằng phẳng. Toàn xã có tổng diện
tích đất tự nhiên là 6,71km
2
. Trong đó đất nông nghiệp là 318,366 ha, chiếm
47,45%, đất phi nông nghiệp là 333,82 ha (chiếm 49,75%), đất chưa sử dụng
là 18,81 ha, chiếm 2,8%.
Đất đai đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây lương thực, thực phẩm và
cây công nghiệp.
1.1.1.3. Giao thông vận tải
Giao thông ở đây khá phát triển, thuận tiện cho việc giao lưu, đi lại của
người dân địa phương. Hầu hết các tuyến đường đã được trải nhựa hoặc rải
cấp phối. Ở các thôn còn tự xây dựng các đoạn đường tự quản. Hiện nay, xã
đang nâng cấp tuyến đường 430, đoạn chạy ra trục đường 21B đi Hà Nam.
1.1.1.4. Điều kiện khí hậu thời tiết
Xã Phù Lưu Tế nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ nên khí hậu mang
tính chất chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa.
2
- Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2,157 mm, thấp nhất là 1,060 mm,
trung bình là 1,567 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 7
trong năm.
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, độ ẩm cao nhất là
88%, thấp nhất là 67%.
- Nhiệt độ trung bình trong năm là 21
o
C đến 23
o
C, mùa nóng tập trung vào
tháng 6 đến tháng 7. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam
nên có sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa các mùa trong năm.
- Về chế độ gió, gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 3 đến tháng 10, gió
mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
1.1.2.1. Dân số và lao động
Tính đến đầu năm 2013, dân số của xã là gần 9000 người ở 8 thôn, tỷ lệ
tăng dân số qua các năm 2012 là 1,47% và năm 2011 là 1,5%, mật độ dân số
1070 người/km
2
, số người trong độ tuổi lao động chiếm 56% dân số, chủ yếu là
lao động nông nghiệp. Lao động chưa có chuyên môn kỹ thuật chiếm 80,2%.
Dân cư trong xã phân bố chưa đồng đều. Các khu vực lân cận thị trấn
và gần trục đường giao thông chính, mật độ dân cư đông, sống tập trung hơn.
Dân tộc ở đây chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm 96%), bên cạnh đó còn
có một số dân tộc ít người như: Mường, Thái, H’Mông (chiếm 4%).
Người dân trong xã cần cù trong lao động, sáng tạo trong sản xuất, đoàn
kết trong nếp sống.
1.1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Phù Lưu Tế chủ yếu sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc - gia cầm,
nuôi trồng thủy sản. Nhờ được đầu tư hệ thống mương máng tốt mà người
dân có thể trồng hai vụ lúa và một vụ hoa màu trong một năm. Trong những
năm gần đây, xã đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất
3
hàng hóa, nâng cấp hệ thống chợ nông thôn để phát triển thương mại. Năm
2011, giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng trên địa bàn xã
đạt 46.80 triệu đồng. Ngành tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển, rải rác còn
một số hộ trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, đan cói…
1.1.2.3. Văn hóa xã hội
- Giáo dục:
Trong những năm gần đây ngành giáo dục của xã Phù Lưu Tế có những
bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng giáo dục. Xã đã đầu tư
một số trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho giáo viên và học sinh trong quá
trình dạy và học. Trong xã có:
+ 2 trường mẫu giáo
+ 1 trường tiểu học
+ 1 trường trung học cơ sở
+ Trung tâm hướng nghiệp, bồi dưỡng chính trị huyện cũng được đặt
tại xã Phù Lưu Tế.
Xã đã phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở.
Đa số người dân có trình độ dân trí cao.
- Công tác y tế:
Xã có trạm y tế với quy mô 3 giường bệnh. Các thôn đều có y tá chăm
sóc sức khỏe cho người dân. Ngoài ra còn có các phòng khám tư nhân.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân ngày càng được quan tâm,
nhất là phụ nữ, trẻ em. Thường xuyên quan tâm, tuyên truyền với nhiều hình
thức, kết hợp với nhiều biện pháp nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật đã làm
giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hàng năm.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp.
4
Diện tích và sản lượng của một số cây trồng chính được trình bày ở
bảng 1.1:
Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng một số cây trồng chính
từ năm 2011 đến năm 2013
Năm
Cây
trồng
2011 2012 2013
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Lúa 380 2.538 378 2.721 186,7 1.344
Ngô
50 400 42 369,6 30 270
Lạc 38 570 39,5 691,25 42,8 864,56
Khoai tây 17 212,5 20 191,8 24,7 187
Rau màu 50 2.790 454 2.556 34.9 1.989
(Nguồn UBND xã Phù Lưu Tế)
Qua bảng 1.1 cho thấy: Mấy năm trở lại đây, diện tích và sản lượng một
số loại cây trồng chính có những biến động nhất định. Lúa vẫn là cây trồng
chủ đạo trên địa bàn xã, với tổng diện tích năm 2011 là 380 ha, sản lượng đạt
2.538 tấn, đến năm 2013, thì diện tích giảm xuống còn 186,7 ha nhưng sản
lượng đạt 1.344 tấn, tuy diện tích có giảm nhưng năng suất vẫn đạt 7,2 tấn/ha,
là do người dân đã ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất,
đưa năng suất lên cao. Diện tích và sản lượng ngô giảm mạnh, thay vào đó là
các cây công nghiệp và hoa màu ngắn ngày, nhưng đem lại năng suất cao như
khoai tây, lạc, bắp cải, su hào,… vào sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao
cho người dân. Nguyên nhân của sự thay đổi đó là do người dân thay đổi cơ
cấu cây trồng, tăng vốn đầu tư cho những loại cây trồng đạt hiệu quả kinh tế.
Việc đưa các loại cây có giá trị vào sản xuất được chú trọng, cho nên năng
suất và sản lượng cây trồng không ngừng được nâng lên.
5
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Số lượng gia súc, gia cầm của xã có sự biến động qua 3 năm gần đây.
Kết quả điều tra số lượng gia súc, gia cầm được trình bày ở bảng 1.2:
Bảng 1.2: Số lượng gia súc, gia cầm của xã năm 2011 - 2013
Đơn vị tính: Con
STT Vật nuôi Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Trâu 138 124 115
2 Bò 258 247 235
3 Lợn 9.898 10.897 12.000
4 Gia cầm 46.658 48.780 54.000
(Nguồn UBND xã Phù Lưu Tế)
Qua bảng 1.2 cho thấy:
- Chăn nuôi trâu, bò: Số lượng trâu giảm nhẹ qua các năm. Năm 2011 toàn
xã có 138 con trâu, đến năm 2013, số lượng đàn trâu giảm xuống còn 115 con. Số
lượng bò giảm từ 258 con trong năm 2011, xuống 235 con vào năm 2013.
- Chăn nuôi lợn: Những năm gần đây trên địa bàn các xã xuất hiện một
số gia đình chăn nuôi từ 10 - 20 lợn nái sinh sản và vài trăm lợn thịt, cùng với
sự thành lập và phát triển của trang trại chăn nuôi gia công trên địa bàn
huyện, do đó số lượng đàn lợn của xã không ngừng tăng lên qua các năm.
Năm 2011, số lượng là 9.898 con, đến năm 2013 số lượng tăng lên 12.000
con. Nguyên nhân là một số công ty liên doanh như CP, Dabaco… tập trung
đầu tư vốn và kỹ thuật, người dân thuê đất đai và nhân lực để hợp tác phát
triển chăn nuôi.
- Chăn nuôi gia cầm: Số lượng đàn gia cầm tăng lên rõ rệt. Năm 2011,
số lượng đàn gia cầm là 46.658 con nhưng đến năm 2013 số lượng đàn đã
tăng lên 54.000 con. Có sự tăng lên không ngừng về số lượng đàn như vậy là
do mấy năm trở lại đây người chăn nuôi đã chú trọng hơn trong công tác
6
chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh, công tác tiêm phòng được thực hiện
triệt để. Giá bán sản phẩm chưa cao nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cho
người chăn nuôi.
* Công tác thú y: Huyện Mỹ Đức hàng năm đã tổ chức tốt kế hoạch
tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Công tác kiểm tra xuất nhập con giống
và kiểm soát giết mổ được thực hiện nghiêm ngặt.
Hiện nay, người dân đã nhận thức được lợi ích của việc tiêm phòng cho
đàn gia súc, gia cầm nên công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cao, góp phần làm
giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất. Hàng năm vào tháng 3 - 4 và tháng 9 – 10,
Trạm Thú y huyện Mỹ Đức kết hợp với thú y cơ sở ở xã tiến hành tiêm phòng
tất cả đàn trâu, bò, lợn, gia cầm và chó.
- Với trâu, bò: Tiêm vaccine Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng.
- Với lợn: Tiêm vaccine Tụ dấu, Dịch tả, Tai xanh
- Với gia cầm: Tiêm vaccine cúm H
5
N
1
, Newcastle
Vì vậy, công tác thú y ở xã đã đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia
súc - gia cầm, thực hiện nghiêm Pháp lệnh thú y.
1.1.4. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty CP Bình Minh
1.1.4.1. Quá trình thành lập
Công ty CP Bình Minh nằm trên địa phận xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ
Đức, Hà Nội. Trang trại được thành lập năm 2008, là trại lợn gia công của
Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam (Công ty TNHH Charoen Pokphand Việt
Nam). Hoạt động theo phương thức chủ trại xây dựng cơ sở vật chất, thuê
công nhân, công ty đưa tới giống lợn, thức ăn, thuốc thú y, cán bộ kỹ thuật.
Hiện nay, trang trại do ông Nguyễn Sĩ Bình làm chủ trại, cán bộ kỹ thuật của
Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động
của trang trại.
LỜI NÓI ĐẦU
Một sinh viên sau khi kết thúc khóa học của mình đều phải tiến hành
một khóa thực tập tốt nghiệp do nhà trường tổ chức. Đây là thời gian giúp
sinh viên củng cố và hệ thống lại toán bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp
sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tiễn, học hỏi thêm kiến thức, kinh
nghiệm đúc rút qua thực tiễn sản xuất để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn,
nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng các tiến
bộ khoa học vào sản xuất. Do vậy, thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường là
giai đoạn quan trọng cần thiết đối với mỗi sinh viên.
Quá trình thực tập tốt nghiệp là một quá trình rèn luyện, giúp sinh viên
ra trường thành một kỹ sư thực sự có trình độ kỹ thuật và năng lực làm việc,
góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của ban giám
hiệu nhà trường, được sự phân công của ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y và
được sự tiếp nhận của cơ sở thực tập, em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp trên địa
bàn huyện với đề tài: "Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng bệnh tiêu chảy ở
lợn con theo mẹ nuôi tại công ty cổ phần phát triển Bình Minh, huyện Mỹ
Đức, Hà Nội và biện pháp khống chế".
Tuy nhiên do bước đầu làm quen với thực tế, thời gian thực tập có hạn,
trình độ kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều nên bản khóa luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các
thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để bản khóa luận tốt nghiệp được đầy đủ
và hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
8
quạt thông gió đối với chuồng nái chửa và 2 quạt đối với chuồng cách ly, 2
quạt đối với chuồng đực. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính. Mỗi cửa sổ có
diện tích 1,5m
2
, cách nền 1,2m, mỗi cửa sổ cách nhau 40cm. Trên trần được
lắp hệ thống chống nóng bằng tôn lạnh.
Phòng pha tinh của trại được trang bị các dụng cụ hiện đại như: Máy
đếm mật độ tinh trùng, kính hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt, các dụng cụ đóng
liều tinh, nồi hấp cách thủy dụng cụ và một số thiết bị khác.
Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều
được đổ bê tông và có các hố sát trùng.
Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước uống cho
lợn được cấp từ một bể lớn, xây dựng ở đầu chuồng nái đẻ 6 và chuồng nái chửa
2. Nước tắm và nước xả gầm, phục vụ cho công tác khác, được bố trí từ tháp bể
lọc và được bơm qua hệ thố.
1.1.4.4. Tình hình sản xuất của trang trại
* Công tác chăn nuôi:
Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất con giống và chuyển giao tiến
bộ khoa học kỹ thuật.
Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,47 lứa/năm.
Số con sơ sinh là 11,23 con/đàn, số con cai sữa: 10,7 con/đàn. Trại hoạt động
vào mức khá theo đánh giá của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam.
Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là
26 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các trại chăn nuôi lợn giống
của công ty.
Trong trại có 18 con lợn đực giống được chuyển về cùng một đợt, các
lợn đực giống này được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái
và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Tinh lợn được khai thác từ 2 giống lợn
Pietrain và Duroc. Lợn nái được phối 3 lần và được luân chuyển giống cũng
như con đực.
9
Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao,
được Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam cấp cho từng đối tượng lợn của trại.
* Công tác vệ sinh:
Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa
đông. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân,
nước tiểu, khơi thông cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn, phun thuốc
sát trùng, hành lang đi lại được quét dọn và rắc vôi theo quy định.
Công nhân, kỹ sư, khách tham quan khi vào khu chăn nuôi đều phải sát trùng
tại nhà sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ lao động.
* Công tác phòng bệnh:
Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, hành lang
giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện
vào trại được sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Với phương
châm “phòng bệnh là chính” nên tất cả lợn ở đây đều được cho uống thuốc,
tiêm phòng vaccine đầy đủ.
Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được trang trại thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm
riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn con. Lợn được tiêm vaccine ở trạng
thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền
nhiễm và các bệnh mạn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất
cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phòng vaccine cho đàn lợn luôn đạt 100%.
* Công tác trị bệnh:
Cán bộ kỹ thuật của trang trại có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đàn lợn
thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại luôn được kỹ thuật
viên phát hiện sớm, cách ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu, nên điều trị đạt
hiệu quả từ 80 - 90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại
lớn về số lượng đàn gia súc.ng ống dẫn tới bể chứa ở giữa các chuồng
10
1.1.5. Đánh giá chung
1.1.5.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân xã tạo điều kiện cho sự phát
triển của trang trại.
Trang trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện
đường giao thông.
Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn
quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.
Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt
tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất.
Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép
kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại.
1.1.5.2. Khó khăn
Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh
lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh sản của lợn.
Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi đã cũ, có phần bị hư hỏng.
Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý
nước thải của trại còn nhiều khó khăn.
1.2. Nội dung và phương pháp thực hiện công tác phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi
Tìm hiểu về quy trình chăn nuôi các loại lợn: Lợn nái chửa, nái nuôi
con, lợn con theo mẹ, lợn đực.
Nắm vững đặc điểm của các giống lợn có ở trại.
Tham gia công tác vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn.
Tham gia đỡ đẻ cho lợn nái, bấm số tai, bấm nanh, cắt đuôi cho lợn
con, làm ổ úm cho lợn con.
11
Tham gia công tác phát hiện lợn động dục và phối giống cho lợn nái
động dục.
Tham gia điều tra sổ sách của trại và lập sổ sách theo dõi từng cá thể,
ghi chép các chỉ tiêu sinh lý sinh sản.
Tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học trên đàn lợn thí nghiệm của trang trại.
1.2.1.2. Công tác thú y
Tiêm phòng vaccine cho đàn lợn theo quy trình tiêm phòng của trại.
Phun thuốc sát trùng chuồng trại, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi theo quy
trình vệ sinh thú y.
Chẩn đoán và điều trị một số bệnh mà đàn lợn mắc phải trong quá trình
thực tập.
Tham gia vào các công tác khác.
1.2.2. Biện pháp thực hiện
Để thu được kết quả tốt nhất trong thời gian thực tập và thực hiện tốt
những nội dung trên tôi đã đưa ra một số biện pháp để thực hiện như sau:
Tuân thủ nội quy của trường, khoa, trại và yêu cầu của cô giáo hướng dẫn.
Tích cực học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật trong
trại và những người chăn nuôi để nâng cao tay nghề và củng cố kiến thức
chuyên môn.
Vận dụng những kiến thức lý thuyết ở trường, lớp vào công việc chăm
sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn.
Thực hiện bám sát cơ sở sản xuất và đi sâu kiểm tra, tìm hiểu quy trình
chăn nuôi của trại.
Khiêm tốn, hòa nhã với mọi người, không ngại khó, ngại khổ tham gia
vào các công việc của trại
Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn để có những
bước đi đúng đắn.
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng một số cây trồng chính từ năm 2011
đến năm 2013 4
Bảng 1.2. Số lượng gia súc, gia cầm của xã năm 2011 - 2013 5
Bảng 1.3. Lịch sát trùng trại lợn nái 16
Bảng 1.4. Lịch phòng bệnh của trại lợn nái 17
Bảng 1.5. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 22
Bảng 2.1. Tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn theo lứa tuổi 42
Bảng 2.2. Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy theo tính biệt tính biệt 45
Bảng 2.3. Tỷ lệ mắc tiêu chảy lợn con theo đàn và cá thể 46
Bảng 2.4. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con theo từng lô theo dõi 48
Bảng 2.5. Kết quả giám định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của lợn
mắc tiêu chảy 50
Bảng 2.6. Tỷ lệ lợn chết do mắc tiêu chảy theo tuổi 51
Bảng 2.7. Hiệu quả phòng tiêu chảy ở lợn bằng Colistin sunfat (75%) 53
Bảng 2.8. Phác đồ điều trị của hai lô điều trị 53
Bảng 2.9. Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn bằng hai loại thuốc
CP Nor 100 và Nova Amcoli 54
13
Đối với nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 14 ăn thức ăn 566 với tiêu
chuẩn 2,5 - 3 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi được ăn thức ăn 567SF với tiêu
chuẩn 3,5 - 4 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
- Đối với nái đẻ:
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10
ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, sát
trùng và cọ, rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên
bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn
ăn 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều.
Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống
0,5 kg/con/bữa
Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 5
kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc
nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 6 kg/con/ngày.
- Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:
+ Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh.
+ Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được cắt số tai, cắt đuôi và tiêm sắt, cho uống
thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.
+ Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng.
+ Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.
+ Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh 550SF.
+ Lợn con được 16 - 18 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả.
+ Lợn con được 21 - 26 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn.
* Phát hiện lợn nái động dục
- Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng nhốt lợn đực thì lợn nái có biểu
hiện kích thích thần kinh, tai vểnh lên và đứng ì lại.
14
- Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, ta quan sát được
vào khoảng 10 - 11 giờ trưa.
- Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ xung huyết, sưng, mẩy đỏ, có
dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.
* Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái
- Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật chính tôi đã tự tay dẫn tinh
cho một số lợn nái đã có biểu hiện động dục và chịu đực gồm các bước sau:
- Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái tôi đã quan sát triệu chứng
động dục trước đó và đã xác định khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất.
- Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ
Vô trùng dụng cụ dẫn tinh bằng cách luộc dụng cụ đó trong nước sôi
khoảng 15 phút sau đó vớt ra vẩy ráo nước. Sau đó dùng 3-5 ml tinh dịch đã
pha loãng để tráng qua lòng dẫn tinh quản. Dùng Vazơlin bôi 2/3 mặt ngoài
phía đầu dẫn tinh quản.
- Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (100 ml) và số lượng
tinh trùng tiến hành trong một liều dẫn (1,5-2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng).
- Bước 4: Vệ sinh lợn nái
Trước khi dẫn tinh rửa sạch vùng sinh dục lợn bằng nước sạch. Sau
khi rửa xong, lau khô bằng vải sạch, sau đó dùng pank kẹp, bông thấm nước
cất lau sạch cổ tử cung.
- Bước 5: Dẫn tinh
Giữ cho lợn nái đứng yên bằng cách gãi nhẹ vào phần mông hoặc kích
thích âm hộ lợn cái. Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ vạch hai mép âm hộ ra
và nhẹ nhàng đưa dẫn tinh quản về phía trước hơi chếch lên phía trên, vừa
đưa vừa xoay nhẹ đầu dẫn tinh quản cho đến khi không vào sâu được nữa thì
lắp lọ tinh vào và nâng lọ tinh lên cao để tinh dịch tự chảy từ từ vào tử cung.
Sau khi tinh dịch chảy hết rút dẫn tinh quản ra một cách từ từ sao cho phần
15
tiếp xúc của ống dẫn tinh quản với âm hộ luôn cao hơn so với âm hộ của con
lợn để tinh dịch không chảy ra ngoài. Sau đó vỗ mạnh vào mông con lợn để
kích thích con vật đóng cổ tử cung hạn chế tinh dịch chảy ra ngoài. Sau khi
phối xong không nên cho lợn nái nằm ngay phải để nó đứng khoảng 10-15
phút, kết hợp với theo dõi và ghi vào sổ ngay.
- Bước 6: Sau khi dẫn tinh xong phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Số lần
lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục tại Xí nghiệp là từ 2-3 lần.Sau
khi dẫn tinh được 21-25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ thai,
phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai
ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục ấy
1.2.3.2. Công tác thú y
* Công tác vệ sinh
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, chuồng được tiêu độc bằng thuốc sát
trùng Ommicide 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 320ml sát trùng/1000 lít nước.
Ở các chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái
chửa 1 (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được
tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1
ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt
bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch
vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng kỹ sau đó
rắc vôi bột. Để khô 1 ngày rồi tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ
từ chuồng nái chửa 2 xuống. Lịch sát trùng được trình bày qua bảng 1.1.
16
Bảng 1.3: Lịch sát trùng trại lợn nái
Thứ
Trong chuồng
Ngoài
Chuồng
Ngoài khu
vực chăn nuôi
Chuồng
nái chửa
Chuồng đẻ
Chuồng
cách ly
CN
Phun sát
Trùng
Phun sát
Trùng
Thứ 2
Quét
hoặc rắc
vôi
đường đi
Phun sát
trùng
+ rắc vôi
Phun
sát trùng
Phun sát
trùng toàn
bộ khu
vực
Phun sát trùng
toàn bộ khu
vực
Thứ 3
Phun sát
Trùng
Phun sát trùng
+ quét vôi
đường đi
Quét hoặc
rắc vôi
đường đi
Thứ 4
Xả vôi
xút gầm
Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi
Thứ 5 Phun ghẻ
Phun sát trùng
+ xả vôi, xút
gầm
Phun ghẻ
Thứ 6
Phun sát
Trùng
Phun sát
trùng
+ rắc vôi
Phun sát
Trùng
Phun sát
Trùng
Phun sát trùng
Thứ 7
Vệ sinh
tổng
chuồng
Vệ sinh tổng
chuồng
Vệ sinh
tổng
chuồng
Vệ sinh
tổng khu
* Công tác phòng bệnh
Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được
thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm
tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi
khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
E.coli : Escherichia coli
KHKT : khoa học kỹ thuật
CS : Cộng sự
HCTC : Hội chứng tiêu chảy
Nxb : Nhà xuất bản
Pp : powerpoint
Ctv : Cộng tác viên
TB : Trung bình
UBND : Uỷ ban nhân dân
RLSS : Rối loạn sinh sản
LMLM : Lở mồm long móng
STT : Số thứ tự