Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

SO SÁNH HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN của CAO lá BÀNG (terminalia catappa l ) được LY TRÍCH BẰNG METHANOL NGUYÊN CHẤT và METHANOL tái sử DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

MAI THỊ LỆ QUYÊN

SO SÁNH HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CAO
LÁ BÀNG (Terminalia catappa L.) ĐƯỢC LY TRÍCH
BẰNG METHANOL NGUYÊN CHẤT VÀ
METHANOL TÁI SỬ DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

SO SÁNH HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CAO
LÁ BÀNG (Terminalia catappa L.) ĐƯỢC LY TRÍCH
BẰNG METHANOL NGUYÊN CHẤT VÀ
METHANOL TÁI SỬ DỤNG

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Bùi Thị Lê Minh

Sinh viên thực hiện:


Mai Thị Lệ Quyên
MSSV: 3082815
Lớp: Thú y K34

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
------  ------

Đề tài “So sánh hoạt tính kháng khuẩn của cao lá Bàng (Terminalia catappa L.)
được ly trích bằng Methanol nguyên chất và Methanol tái sử dụng” do sinh
viên Mai Thị Lệ Quyên thực hiện tại phòng thí nghiệm Dược lý thú y, Bộ môn Thú
y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ từ tháng
8/2012 đến tháng 11/2012.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Duyệt của Bộ Môn

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Duyệt của giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Duyệt của Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Cần Thơ, ngày…..tháng…, năm
Tác giả luận văn

Mai Thị Lệ Quyên

ii


LỜI CẢM ƠN

Trải qua những năm tháng học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần Thơ.
Thầy cô là người đã dành bao tâm huyết cho sự nghiệp trồng người, đã trang bị
những hành trang quí báu cho chúng tôi vững bước vào đời. Nhờ sự yêu thương chỉ
bảo của thầy cô cùng với sự phấn đấu của bản thân, hôm nay tôi đã hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn thành kính nhất đến ba mẹ và gia đình của tôi,
những người đã vượt khó khăn để nuôi tôi khôn lớn và trưởng thành như ngày hôm
nay.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, quý thầy cô Bộ môn Thú Y và Bộ môn
Chăn nuôi - Thú y đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Lê Minh, đã theo sát hướng dẫn tận tình trong
quá trình thực hiện nghiên cứu, đã chỉ dẫn nhiệt tình, cung cấp những kiến thức cần
thiết để hoàn thành đề tài này. Xin cảm ơn Thầy Phạm Hoàng Dũng, Cố vấn học tập
lớp Thú Y K34A, người thầy luôn hết mình quan tâm, lo lắng và giúp đỡ sinh viên

chúng tôi trong suốt quá trình học tập.
Các bạn lớp Thú Y K34A, Thú Y LT36 đã nhiệt tình giúp đỡ, hổ trợ nhau trong quá
trình thực hiện nghiên cứu.
Lời cuối, xin được chúc các Thầy, Cô của Bộ Môn Thú Y và Bộ Môn Chăn Nuôi Thú Y luôn công tác tốt và tìm được niềm vui trong công việc. Chúc các bạn lớp
Thú Y K34A, Thú Y K34B, Thú Y LT36 sẽ thành công sau khi tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.

iii


MỤC LỤC

TRANG DUYỆT.............................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................ vi
DANH SÁCH BẢNG....................................................................................... vii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
TÓM LƯỢC..................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................... 1
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................... 2
2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY BÀNG .............................................................. ... 2
2.1.1 Phân loại ..................................................................................... … 2
2.1.2 Đặc điểm hình thái ..................................................................... … 2
2.1.3 Phân bố, thu hái và chế biến ....................................................... … 3
2.1.4 Thành phần hóa học ................................................................... … 3
2.1.5 Công dụng và liều dùng............................................................... … 4
2.2 SƠ LƯỢC VỀ METHANOL ............................................................. … 5
2.2.1 Tính chất vật lý .......................................................................... … 5

2.2.2 Tính chất hóa học ....................................................................... … 5
2.2.3 Sử sụng trong công nghiệp .......................................................... … 5
2.2.4 Sử dụng làm dung môi ................................................................ … 5
2.2.5 Tính độc hại ................................................................................ .... 7
2.3 VI KHUẨN TRONG NGHIÊN CỨU MIC ....................................... .... 7
2.3.1 Staphylococcus aureus ............................................................... ... 7
2.3.2 Streptococcus faecalis ............................................................... ... 8
2.3.3 Escherichia coli ......................................................................... ... 9
2.3.4 Pseudomonas aeruginosa ........................................................... ... 10
2.3.5 Salmonella spp. .......................................................................... ... 11
iv


2.3.6 Aeromonas hydrophila ............................................................... ... 12
2.3.7 Edwardsiella ictaluri................................................................... ... 13
2.3.8 Edwardsiella tarda ..................................................................... ... 15
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ ....16
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................. … 16
3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ....................................................... .... 16
3.2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu............................... ... 16
3.2.2 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ...................................................... .... 16
3.2.3 Các giống vi khuẩn dùng để nghiên cứu ..................................... .... 16
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... .... 17
3.3.1 Phương pháp thu thập mẫu ............................................................. 17
3.3.2 Phương pháp ly trích cao ................................................................ 17
3.3.3 Phương pháp kiểm tra nồng độ ức chế vi khuẩn .............................. 20
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ......................................................... 24
4.1 HIỆU SUẤT CHIẾT XUẤT CAO LÁ BÀNG ...................................... 24
4.2 KẾT QUẢ ẨM ĐỘ CAO LÁ CAO BÀNG ........................................... 24
4.3 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU MIC ............ 25

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................... 29
5.1 KẾT LUẬN............................................................................................ 29
5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 30
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

2.1

Cây Bàng

3

2.2

Lá Bàng

3

2.3

Công thức cấu tạo Methanol


5

3.1

Mẫu lá Bàng được thu hái

17

3.2

Quy trình chiết xuất cao thô

18

3.3

Quy trình chuẩn độ vi khuẩn

21

3.4

Quy trình xác định MIC

23

4.1

Mẫu đối chứng của 8 vi khuẩn


27

4.2

Kết quả nồng độ ức chế MIC = 64 µg/ml vi khuẩn P. aeruginosa từ
cao thô của dung môi Methanol tái sử dụng

27

4.3
4.4
4.5
4.6

Trang

Kết quả nồng độ ức chế MIC = 128 µg/ml vi khuẩn P. aeruginosa
từ cao thô của dung môi Methanol nguyên chất
Kết quả nồng độ ức chế MIC = 2048 µg/ml của 4 vi khuẩn
S. aureus, St. faecalis, Sal.spp., A.hydrophila
Kết quả nồng độ ức chế MIC = 2048 µg/ml của 2 vi khuẩn
E. ictaluri, E. tarda
Kết quả nồng độ ức chế MIC = 256 µg/ml của vi khuẩn E.coli.

vi

27
28
28

28


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

2.1

Thành phần dinh dưỡng của hạt Bàng tính theo trọng lượng khô

3.1

Chuẩn bị môi trường nuôi cấy vi khuẩn

22

4.1

Hiệu suất chiết xuất cao lá Bàng

24

4.2

Kết quả ẩm độ cao lá Bàng


24

4.3

Kết quả nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) cao thô của lá Bàng

25

vii

4


DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

CFU:
CRD:
DM:
DMSO:
MIC:

Colony Forming Unit
Chronic respiratory Disease
Dry Matter
Dimethyl sulfoxide
Minimum Inhibitory Concentration

viii



TÓM LƯỢC
Đề tài “So sánh hoạt tính kháng khuẩn của cao lá Bàng (Terminalia catappa L.)
được ly trích bằng Methanol nguyên chất và Methanol tái sử dụng” được thực hiện
từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 11 năm 2012, tại Khoa NN&SHƯD, trường Đại
Học Cần Thơ. Sau thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả sau
- Hiệu suất chiết xuất cao từ Methanol nguyên chất và tái sử dụng không có sự khác
biệt.
- Nồng độ ức chế tối thiểu của cao thuốc được ly trích bằng Methanol nguyên chất
và tái sử dụng trên vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis,
Salmonella spp., Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri, Edwardsiella tarda
là MIC = 2048 µg/ml; trên vi khuẩn Escherichia coli là MIC = 256 µg/ml. Tuy
nhiên trên vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có sự khác biệt về nồng độ ức chế tối
thiểu của cao methanol nguyên chất và tái sử dụng. Methanol tái sử dụng ức chế
Pseudomonas aeruginosa ở nồng độ MIC = 64 µg/ml, Methanol nguyên chất MIC
= 128 µg/ml. Điều đó cho thấy cao lá Bàng được ly trích bằng dung môi Methanol
tái sử dụng nhạy với vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa hơn cao Methanol nguyên
chất.

ix


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nằm ở khu vực có khí hậu nhiệt đới nên hệ thống thực vật đa
dạng và phong phú, trong số đó Bàng là một loài cây rất quen thuộc được trồng để
lấy bóng mát nhưng ít người biết đến công dụng dược lý của nó. Trong dân gian vỏ
Bàng sắc uống chữa lỵ, tiêu chảy, rửa các vết loét và vết thương. Ngoài ra, lá còn
dùng sắc uống chữa cảm sốt, hoặc lá tươi giả nát, xào nóng để đắp, chườm vào nơi
đau nhức. Hạt còn được dùng chữa tiêu ra máu, có thể dùng hạt ép lấy dầu để ăn

hay dùng trong công nghiệp (Đỗ Tất Lợi, 2010). Chính những liều thuốc dân gian
này kết hợp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy các nhà khoa học thực
hiện các công trình nghiên cứu. Trong những năm gần đây, không ít các công trình
nghiên cứu về tác dụng dược lý của lá Bàng như, Babayi et al. (2004) đã nghiên cứu
lá Bàng có khả năng ức chế sự tăng trưởng của Staphylococcus aureus. Theo Lê
Quang Sung (2009), trong nghiên cứu đã dùng Methanol nguyên chất làm dung môi
để ly trích cao lá Bàng, kết quả cao thuốc có khả năng ức chế các chủng vi khuẩn
trong đó có Escherichia coli. Điều này cho thấy, các dược phẩm thiên nhiên ngày
càng được các nhà khoa học quan tâm. Ngoài ra, hiện nay có nhiều loại dung môi
khác nhau được sử dụng để ly trích dược liệu như glycerin, ethanol, acetone,
propanol, benzene, hexan, methanol… tương ứng với đặc tính riêng biệt của từng
loại dược liệu nhằm đạt được hiệu quả chiết xuất cao nhất. Tuy nhiên, chưa có
nhiều nghiên cứu thực hiện về tái sử dụng dung môi trong chiết xuất dược liệu nên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: So sánh hoạt tính kháng khuẩn của cao lá
Bàng (Terminalia catappa L.) được ly trích bằng Methanol nguyên chất và
Methanol tái sử dụng. Với mục tiêu so sánh hoạt tính kháng khuẩn của cao thuốc
được ly trích từ lá Bàng của hai loại dung môi Methanol nguyên chất và Methanol
tái sử dụng.

1


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY BÀNG
2.1.1 Phân loại
Tên khoa học: Terminalia catappa L.
Tên khác: Quang lang.
Tên nước ngoài: Phytolacca javanica Osbeck, Terminalia mauritiana Blanco,

Terminalia moluccana Lamk, Terminalia procera Roxb. Indian almond – tree,
tropical almond (Anh); badamier (Pháp), ChamBok parang parcang prang
(Campuchia), Ketapang (Malaysia).
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta).
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida).
Bộ Sim (Myrtales).
Họ Bàng (Combretaceae).
Chi Terminalia.
(Lex and Barry Evans, 2006).
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Bàng là loài cây cao, có tán lá, mọc thẳng, trung bình cây có kích thước lớn 10 đến
25 m cao. Vỏ cây là màu xám nâu màu, các cây con có vỏ trơn láng, cây lâu năm thì
vỏ thô hơn. Những cây non, nhánh gần như ngang, thẳng đứng và sắp xếp theo tầng
(V.Selvam, 2007). Hoa nhiều mọc thành nhánh dài 15 – 20 cm, trên cánh hoa có
lông. Quả hình bầu dục, nhẵn dẹp với 2 bên rìa hẹp, đầu hơi nhọn, dài 4 cm, rộng 3
cm, dày 15 cm, hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu (Đỗ Tất Lợi, 2010).
Lá đơn, mọc xen kẽ nhau, lá có hình trứng ngược, lớn (dài từ 15 đến 36 cm và rộng
8 đến 24 cm) với 8 -12 cặp gân lá. Lá thứ cấp hình tròn có đỉnh và thẳng, thuôn dần
tới cuống lá. Lá non có lớp vỏ mềm, ép vào thân cây, lông nâu. Lá màu xanh đậm
mặt trên của lá sáng bóng, mặt dưới có màu nhạt hơn, trước khi rụng màu sắc của lá
thay đổi sang màu vàng hoặc đỏ. Các lá được sắp xếp theo hình xoắn ốc gần,
thường có nhiều lá ở phía đoạn cuối của nhánh cây. Cây Bàng thay lá vào mùa khô,
chúng có thể thay lá hai lần trong một năm. Ra lá non vào tháng 2, mùa hoa vào
tháng 3 – 7, mùa quả tháng 4 – 9 (Lex and Barry Evans, 2006).

2


/>
/>

Hình 2.2 Lá Bàng

Hình 2.1 Cây Bàng

2.1.3 Phân bố, thu hái và chế biến
Cây Bàng thường sống ở vùng nhiệt đới và ven biển. Nó phân bố trải dài từ
Seychelles đến Ấn Độ, Andamans và các đảo lân cận, khắp khu vực Đông Nam Á
(Myanmar, Thái Lan, bán đảo Mã Lai, Việt Nam, Philippines, Indonesia), Papua
New Guinea và bắc Australia. Loài này được tìm thấy trên khắp khu vực Nam Thái
Bình Dương (Lex and Barry Evans, 2006). Theo Đỗ Tất Lợi (2010), cho biết ở Việt
Nam, cây Bàng được trồng khắp nơi làm cây bóng mát. Người ta cho rằng cây Bàng
vốn không có ở nước ta, mà di thực từ đảo Moluques vào. Người ta thường dùng lá,
vỏ và hạt. Về mặt nguyên liệu cho dầu thì năng suất bàng thấp vì việc tách nhân
Bàng rất vất vả. Từ 100 g hạt khô chỉ tách được 23 g nhân.
Theo V.Selvam (2007), cây Bàng phát triển trên đất phù sa, đất mùn, đất sét nhưng
tốt hơn với đất cát trung tính hoặc hơi kiềm và đất cát nhiều mùn. Loài này chịu
được gió mạnh, độ mặn và sống được ở đất cát, có vai trò quan trọng bảo vệ bờ
biển. Cây khoảng 3 năm tuổi có thể thu hoạch trái và sử dụng. Cây Bàng có thể dễ
dàng nhân giống bằng hạt. Hạt có thể được thu thập từ trái cây tươi và được gieo
trồng từ 4-6 tuần. Cây con phát triển nhanh chóng trong giai đoạn đầu. Cây con bốn
tháng tuổi hoặc khoảng 25 cm chiều cao có thể được sử dụng cho để trồng.
2.1.4 Thành phần hóa học
Lá và vỏ cây chứa tanin: vỏ thân chứa từ 25 – 35% tanin pyrogalic và tanin
catechic. Vỏ cành chứa 11% tanin. Nhân hạt chứa 50% dầu béo màu vàng nhạt hay
lục nhạt, vị dễ chịu, giống như dầu hạnh nhân, ăn được. Tuy nhiên, nhân chỉ chứa
10% toàn quả cho nên cuối cùng quả chỉ chứa 5% dầu béo, việc tách nhân lại đòi
hỏi nhiều công sức, chưa cơ giới hóa được nên đến nay việc khai thác dầu hạt Bàng
chưa được đặt ra (Đỗ Tất lợi, 2010).
Các chiết xuất dung dịch nước từ những lá rụng có màu đỏ chứa các hợp chất
phenolic được xác định bằng tổng sắc ký ion. Những phenol axit p -hydroxybenzoic

3


(15,2%), axit 4-hydroxyphenylpropionic (13,3%), axit m -coumaric (17,2%), axit
3,4-dihydroxybenzoic (17,8%), p-coumaric acid (31,4%) và và gallic acid (5,1%)
(Lin and Hsu, 1999).
Theo Christian A and Ukhun ME (2006), hạt Bàng có carbohydrate, chất béo thô
chiếm lần lượt là 78,14%, 16,35% trọng lượng khô. Bên cạnh đó, hạt Bàng còn
chứa nhiều thành phần dưỡng chất đáng kể được thể hiện qua Bảng 2.1
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của hạt Bàng tính theo trọng lượng khô
(Christian and Ukhun, 2006).
Thành phần dinh dưỡng
Phốt pho
Magiê
Canxi
Sắt
Kẽm
Natri
Mangan
Vitamin A
Vitamin C
Nitrite

Hàm lượng
22
0,4
0,32
49,00
0,50
13,61

9,50
0,71
0,03
1,125

Đơn vị
mg/g
mg/g
mg/g
ug/g
ug/g
ug/g
ug/g
µg /g
µg /g
µg /g

1mg = 6,02.1020ug
1mg = 1000 µg

2.1.5 Công dụng và liều dùng
Ở Ấn Độ, Indonexia và Philippin người ta cũng dùng liều hàng ngày là 12 – 15 g
sắc với 200 ml nước, thêm ít đường cho dễ uống. Tại một số vùng, nhân dân ta
dùng vỏ Bàng sắc uống chữa lỵ, tiêu chảy và rửa các vết loét, vết thương. Lá còn
được dùng sắc uống chữa cảm sốt và ra mồ hôi. Hạt dùng chữa tiêu chảy ra máu
(sắc uống), có thể dùng ép lấy dầu để ăn hay dùng cho công nghiệp (Đỗ Tất lợi,
2010).
Theo Võ Văn Chi (1991), búp non của cây Bàng phơi khô, tán bột rắc trị ghẻ, sắc
đặc ngậm trị sâu răng. Dùng tươi xào nóng để đắp và chườm vào nơi đau nhức.
Nhựa lá non trộn nấu chín với dầu hạt bông là một thứ thuốc chửa bệnh hủi.

Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây còn cho thấy lá có chứa các tác nhân hóa trị để
phòng ngừa ung thư và có tiềm năng anticarciogenic. Chúng cũng có tác dụng của
chất anticlastogenic (một quá trình gây phá vỡ trong nhiễm sắc thể) do đặc tính
chống oxy hóa của chúng. Ethanol chiết xuất từ lá cây cho thấy tiềm năng trong
việc điều trị các rối loạn hồng cầu lưỡi liềm (Lin et al.,1997).

4


2.2 SƠ LƯỢC VỀ METHANOL
2.2.1 Tính chất vật lý
Methanol, còn được gọi là methyl alcohol, rượu gỗ, gỗ naphtha .
Công thức: CH3OH, nhiệt độ sôi là 65°C, khối lượng phân tử: 32,04 g / mol.

Hình 2..3 – Công thức cấu tạo Methanol

Methanol là chất dễ cháy, cháy với ngọn lửa không màu. Tự tạo hỗn hợp với không
khí. Là một chất lỏng không màu, có mùi nhẹ, dễ bay hơi.
Methanol là dung môi phân cực, có khả năng tan vô hạn trong nước và các dung
môi hữu cơ khác. Methanol là một chất độc thần kinh mạnh.
2.2.2 Tính chất hóa học
Methanol là đại diện đơn giản nhất của dãy đồng đẳng ancol no, đơn chức. Tác
dụng với kim loại kiềm, tạo muối ancolat. Tác dụng với axit vô cơ hay hữu cơ, tạo
este. Bị oxi hoá hoàn toàn tạo thành khí cacbonic và hơi nước. Oxi hoá không hoàn
toàn tạo andehit formic.
2.2.3 Sử sụng trong công nghiệp
Được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp dưới dạng một dung môi và
trong các sản phẩm có hợp chất methyl như Emethyl tertiary butyl ether (MTBE)
và formaldehyde. Methanol còn được dùng sản xuất axit axetic, làm dung môi, chất
tải lạnh, chất chống đông. Có trong thành phần của sơn, vecni. Dùng làm nhiên liệu,

xăng.
2.2.4 Sử dụng làm dung môi
Những dung môi để bào chế cao thuốc thông thường được sử dụng như nước,
ethanol, ete ethylic. Có thể dùng hỗn hợp ethanol – nước hoặc ethanol – ete (Từ
Minh Kóong và ctv., 2007).
Methanol có đầy đủ tính chất để thỏa yêu cầu chất lượng của dung môi như dễ thấm
vào dược liệu; trơ về mặt hóa học: không làm biến đổi hoạt chất, không gây khó
khăn trong quá trình bảo quản, không bị phân hủy ở nhiệt độ cao; bay hơi khi cô
đặc dịch chiết; không làm thành phẩm có mùi vị đặc biệt; không gây cháy nổ; rẻ

5


tiền, dễ kiếm. Điều chế cao đặc, cao khô nên dùng dung môi dễ thu hồi và tái sử
dụng được (Phạm Ngọc Bùng và Võ Xuân Minh, 2002).
Theo Pawar and Pal (2002), nghiên cứu trên rễ của cây Bàng, kết quả nghiên cứu
cho thấy dịch chiết dầu ether không có hoạt tính kháng khuẩn. Cả hai chất chiết xuất
từ Methanol và Chloroform cho thấy hoạt tính kháng khuẩn tốt chống lại các vi sinh
vật Gram dương và Gram âm. So với các chất chiết xuất khác, chất chiết
Chloroform cho thấy hoạt tính kháng khuẩn nổi bật so với Staphylococcus aureus
(MIC = 0,4 mg / mL) và Escherichia coli. Chiết xuất Methanol thể hiện hoạt động
mạnh đối với Escherichia coli (MIC = 0,065 mg / ml).Thời gian sau, Babayi et al.
(2004) đã nghiên cứu về hoạt động kháng khuẩn của lá Bàng và lá Bạch đàn (E.
Camaldulensis) được chiết xuất từ Methanol, chống lại một số vi sinh vật gây bệnh.
Kết quả của nghiên cứu là chiết xuất của cả hai dược liệu đều ức chế sự tăng trưởng
của Staphylococcus aureus, nhưng không thể ức chế sự tăng trưởng của Escherichia
coli, Pseudomonas aeruginosa. Gần đây, một nghiên cứu của Nair and Chanda
(2008) tại Ấn Độ, đã thực hiện khảo sát về hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết lá
Bàng, Sapô (M. Zapota) và Trầu (P.betel) từ dung môi là nước và dung môi
Methanol, trên vài vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Kết quả cho thấy 4 vi khuẩn

Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Streptococcus
faecalis kháng lại chiết xuất Methanol của Bàng, nhưng vi khuẩn Samonella
typhimurium bị ức chế, với đường kính là 10 mm. Với dịch chiết từ dung môi nước
thì vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis bị ức chế, với đường
kính vùng ức chế lần lượt là 5 mm, 12 mm. Pseudomonas aeruginosa, Escherichia
coli, Samonella typhimurium không bị ức chế. Tác giả cũng khẳng định rằng các
chất chiết xuất từ Methanol đã mạnh hơn so với chiết xuất từ nước.
Theo Lê Quang Sung (2009), trong nghiên cứu đã dùng Methanol nguyên chất làm
dung môi để ly trích cao lá Bàng, kết quả thu được hiệu suất chiết suất là 1,72%, tỷ
lệ phần trăm ẩm độ là 12,43%. Kết quả nồng độ ức chế tối thiểu của cao lá Bàng,
Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa cùng có MIC=512 µg/ml,
Escherichia coli có MIC=1024 µg/ml, Streptococcus faecalis, Samonella spp. có
MIC=2048 µg/ml; Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella
tarda đều có MIC=128 µg/ml. Nghiên cứu gần đây nhất của Nguyễn Bửu Châu
(2012), thực hiện ly trích cao lá Bàng cũng bằng dung môi Methanol nguyên chất.
Kết quả hiệu suất chiết xuất từ 3,68% đến 4,62%. Ẩm độ của cao Bàng trong
khoảng 7,79% đến 12,01%. Nồng độ ức chế tối thiểu của lá Bàng được tác giả kết
luận: vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa là mạnh nhất (64 µg/ml ≤ MIC ≤ 128
µg/ml), kế đến chủng Edwardsiella tarda (64 µg/ml ≤ MIC ≤ 256 µg/ml), chủng
Staphylococcus aureus, Escherichia coli (128 µg/ml ≤ MIC ≤ 512 µg/ml), chủng
Edwardsiella ictaluri (128 µg/ml ≤ MIC ≤ 1024 µg/ml), chủng Samonella spp. (128
6


µg/ml ≤ MIC ≤ 1024 µg/ml) và thấp nhất là Streptococcus faecalis, Aeromonas
hydrophila (512 µg/ml ≤ MIC ≤ 1024 µg/ml).
2.2.5 Tính độc hại
Theo Ahmed et al. (2005), Nagappa et al. (2003), LD50 liều uống của các chất chiết
xuất từ dung dịch nước của lá Bàng ở chuột là 215 và 230 mg / kg. LD50 liều uống
dầu ether, Methanol và các chất chiết xuất dung dịch nước của quả Bàng ở chuột là

343, 195 và 210 mg / kg.
Liều lượng hạt chỉ định (1500 mg / kg) không sinh độc tính ở gan, trên chuột đực
một liều lượng cao hơn (3000 mg / kg) gây ra nồng độ cao ở mức trung bình trong
huyết thanh, hoạt động cho thấy nhiễm độc gan. Cả hai liều lượng về hạt giống
Bàng đã không gây ra độc tính, cũng không gây nhiễm độc vào máu, chỉ gây căng
thẳng, mỏi cơ, mất kiểm soát cử động, mất cảm giác đau hoặc hạ đường huyết
(Ratnasooriya and Dharmasiri, 2000).
2.3 VI KHUẨN TRONG NGHÊN CỨU MIC
2.3.1 Staphylococcus aureus
Giới: Procaryotae.
Ngành: Firmicutes.
Lớp: Firmibacteria.
Họ: Micrococaceae .
Chi: Staphylococcus.
Loài: Aureus. Hiện tại có 32 loài.
(Merchant and Packer, 1967).
Vi khuẩn gây những ổ mủ ở ngoài da, niêm mạc.
Theo Phạm Hồng Sơn (2005), Staphylococcus aureus là những cầu khuẩn Gram
dương có đường kính 0,8-1,0 µm, thường tạo thành khối nhiều tế bào hình thành
chùm nho, không có tiêm mao, không hình thành nha bào. Theo Merchant and
Packer (1967), các tụ cầu là những tế bào hình cầu hay hình trứng. Khuẩn lạc trắng,
vàng, hoặc màu da cam, không tan trong nước. Là vi khuẩn hiếu khí và tuỳ ý, hóa
lỏng gelatin và lên men một số carbonhydrates axit.
Nhiệt độ thích hợp để phát triển của tụ cầu khuẩn từ 32-37oC, pH thích hợp 7,2-7,6.
Sau 12-24 giờ khuẩn lạc tròn đường kính 2-4 mm, màu trắng, vàng, vàng chanh, hơi
ướt. Phần lớn khuẩn lạc có màu vàng thẫm (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Vi khuẩn không có nha bào nên đối với tác nhân lí hóa đề kháng kém. Nhiệt độ
70oC diệt vi khuẩn trong môi trường 1 giờ, 80oC làm chết vi khuẩn trong 10-30
phút, đun sôi 100oC vài phút vi khuẩn mới chết (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).


7


Staphylococcus aureus kháng với nhiệt đ ộ thấp. Nhưng lại rất nhạy cảm
với môi trường có tính acid, các hợp chất hóa học và thuốc kháng sinh. Axit
phenic 3-5% diệt vi khuẩn trong 3-5 phút. Formol 1% diệt vi khuẩn trong 1 giờ
(Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Sự kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus là một đặc điểm rất đáng chú ý.
Đa số Staphylococcus aureus kháng Penicillin G do vi khuẩn này sản xuất được
men penicillinase. Một số còn kháng lại được methicillin gọi là methicillin resistant
Staphylococcus aureus (MRSA), do nó tạo ra các protein gắn vào các vị trí tác
động của kháng sinh (Lê Huy Chính, 2007).
Năm 2001, Nguyễn Văn Phát và Lê Ngọc Thủy thực hiện nghiên cứu trên mẫu sữa
bò bị viêm vú, thu được kết quả: Staphylococcus aures nhạy với Vancomycine
(94,44%), Gentamycine (90,74%), Cephalecine (87,04%). Ngược lại, đề kháng
mạnh với Lincomycine (1,85%), với Penicillin (3,70%).
Một nghiên cứu khác về kiểm tra tính kháng thuốc của Staphylococcus aureus
phân lập từ bệnh viêm vú bò cho kết quả như sau: Penicillin G (33,33%),
Ampicillin (16,67%), Chloramphenicol (0,00%), Chlortetracyclin (13,30%),
Sulphonamid (13,33%), Neomycin (6,67%), Furazodiol (20,00%), Streptomycin
(60,00%) (Bùi Thị Tho, 2003).
2.3.2 Streptococcus faecalis
Streptococcus faecalis thuộc họ Enterococceace, sống chủ yếu trong ruột của con
người, vật nuôi. Ở động vật liên cầu thường gây những chứng mưng mủ, những
bệnh biến chung hay cục bộ như viêm vú (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997).
Theo Nguyễn Như Thanh và ctv. (1997), liên cầu khuẩn có hình cầu hoặc hình bầu
dục, đôi khi có vỏ, bắt màu Gram dương, không di động. Vi khuẩn này là trực
khuẩn dài, lớn 0,3 - 0,7µm x 1-5µm, thường hình thành chuỗi dài, không kháng
acid, không có giáp mô, không di động, không hình thành nha bào (Phạm Hồng
Sơn, 2005).

Hiếu khí hay yếm khí không bắt buộc, mọc tốt ở tất cả môi trường. Phần lớn các
liên cầu gây bệnh thích hợp ở 37oC. Môi trường thạch thường sau 24 giờ nuôi cấy:
khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi, bóng, màu hơi xám (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Liên cầu có sức đề kháng kém đối với nhiệt độ và hóa chất. Ở 70oC liên cầu chết
trong 35-40 phút, ở 100oC chết trong 1 phút. Các chất sát trùng thông thường dễ
tiêu diệt liên cầu (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997).
Phần lớn các chủng Enterococcus faecalis đề kháng với cefaclor và các loại
cephalosporin khác. Theo kiểm tra tính kháng thuốc của Streptococcus faecalis
phân lập từ bệnh viêm vú bò cho kết quả như sau: Penicillin G (31,25%),
Ampicillin (26,67%), Chloramphenicol (0,00%), Chlortetracyclin (18,75%),
8


sulphonamid (12,50%), neomycin (0,00%), furazodiol(18,75%), streptomycin
(37,50%) (Bùi Thị Tho, 2003).
Nguyễn Văn Phát và Lê Ngọc Thủy (2001) đã thực hiện một nghiên cứu khác thực
hiện trên mẫu sữa bò bị viêm vú. Kết quả là Streptococcus faecalis nhạy với
Vancomycine (94,12%), Chloramphenicol (79,42%), Cephalecine (64,71%). Đề
kháng mạnh với Lincomycine (5,88%), Ampicillin (11,76%). Riêng với Penicillin
(26,47%), ở mức trung gian do quá trình sử dụng lâu dài.
2.3.3 Escherichia coli
Escherichia coli thuộc họ Enterobacteriaeceae. Được xem là nguyên nhân gây bệnh
tiêu chảy ở người và động vật.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), Escherichia coli là một trực khuẩn hình gậy
ngắn, kích thước 2-3 x 0,6 µm, hai đầu tròn, trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn,
đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, có lông ở xung quanh thân nên có thể di
động, không hình thành nha bào, Gram âm, thỉnh thoảng thấy hiện tượng bắt màu ở
hai đầu.
Theo Merchant and Packer (1967), Nguyễn Vĩnh Phước (1977), trực khuẩn hiếu khí
và hiếu khí tùy tiện có thể sinh trưởng ở nhiệt độ từ 15 đến 24oC, nhiệt độ thích hợp

37oC, pH thích hợp 7,4. Nhưng sự tăng trưởng có thể xảy ra trong khoảng 15oC đến
45oC. Phát triển tốt nhất ở mật độ pH = 7 nhưng phát triển trong phạm vi pH rộng
hơn.
Thạch thường: sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt, không trong suốt,
màu tro trắng nhạt, hơi lồi đường kính 2-3 mm (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997).
Trên môi trường thạch khuẩn lạc được hình thành có màu trắng, hoặc màu vàng
trắng, chuyển sang màu nâu hoặc nâu vàng với tuổi tác, khuẩn lạc ẩm, sáng , mờ
đục và tròn. Khuẩn lạc lúc non thì dạng hột mịn, khi già thì hạt thô (Merchant and
Packer, 1967).
Trực khuẩn này thường bị phá hủy ở 60oC, trong 30 phút, những chủng chịu nhiệt
có thể tồn tại. 95% của các tế bào bị phá hủy trong 2 giờ bằng cách làm lạnh trong
không khí lỏng (Merchant and Packer, 1967).
Cũng như các loại vi khuẩn không sinh nha bào khác, Escherichia coli không chịu
được nhiệt độ, chết khi đun ở 55oC trong 1 giờ, đun sôi 100oC chết ngay. Các chất
sát trùng thông thường axit phenic, biclorua thủy ngân, formol, hydropenoxit 1o/oo
diệt vi khuẩn sau 5 phút (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997).
Escherichia coli nhạy cảm với polymycin. Dihydrostreptomycin, Chlortetracycline,
Tetracycline, Oxytetracycline ở mức trung bình. Penicillin, Oleandomycin,
Furaltadone và Nicroxyzone ít hiệu quả nhất (Merchant and Packer, 1967).

9


Năm 1999, Lê Văn Tạo đã cho biết hiện nay, có 12% Escherichia coli đa kháng với
7 loại thuốc, 32% đa kháng với 6 loại thuốc, 40% đa kháng với 5 loại thuốc, 10% đa
kháng với 4 loại thuốc và 6% đa kháng với 3 loại thuốc (Bùi Thị Tho, 2003).
Theo nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Minh Trang và ctv. (2011), thực hiện trên
heo con 1 - 60 ngày tuổi tại tỉnh Trà Vinh đã cho kết quả , vi khuẩn Escherichia coli
nhạy cảm mạnh với Imipeneme (97,06%), nhạy cảm tương đối với Gentamycin
(46,03%), Streptomycin (39,68%), Ciprofloxacin (38,97%), Enprofloxacin

(32,35%), Amoxicllin/Clavulanic acid (30,15%). Vi khuẩn đề kháng cao với nhiều
loại kháng sinh gồm Tetracyclin (97,06%), Trimethoprim/Sulphamethoazole
(86,51%), Colistin (86,51%), Flofenicol (80,95%), Streptomycin (60,32%),
Gentamycin, Cephalothin lần lượt là 53,17% và 25%.
Theo Bùi Thị Tho (2003), kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của vi khuẩn phân lập
từ heo con bệnh phân trắng của bộ môn Nội Chẩn Dược Độc chất học trường Đại
học Nông nghiệp I (Hà Nội) từ năm 1976 đến nay cho thấy tỷ lệ kháng thuốc của
Escherichia coli đối với Chloramphenicol là 25,78%, với Chlortetracycline là
23,21% , với Streptomycin và Sulphonamide lần lượt là 77,07% , 89,97%.
2.3.4 Pseudomonas aeruginosa
Trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa còn có tên là Pseudomonas
pyocyaneus, Bacterium pyocyaneum, Pseudomonas Aeruginosa là vi sinh vật có độc
lực thấp, thường tìm thấy trong quá trình mưng mủ ở bò, heo và trong các vết
thương nhiễm trùng của người (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Là những trực khuẩn Gram âm, kích thước trung bình 0,5-1,0 µm x 1,5-3 µm
thường là đơn mao, đôi khi là từng mao khuẩn có 2 - 3 lông. Các vi khuẩn này đều
không sinh nha bào và giáp mô, không có vỏ nhầy (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Khuẩn lạc phát triển trên môi trường nuôi cấy có màu xanh lá cây, màu xanh
dương, hoặc vàng-xanh. Đa số các chủng của nhóm là di động, nhưng một số hoặc
là không có hoặc chúng đã bị mất roi (Merchant and Packer, 1967).
Pseudomonas aeruginosa là vi khuẩn hiếu khí và yếm khí không bắt buộc, mọc ở
nhiệt độ từ 30 - 37oC, giới hạn nhiệt độ phát triển 5 - 42oC, pH thích hợp là 6,6 7,0. Loài này có khả năng tăng trưởng trên môi trường nghèo dinh dưỡng với
khoáng và nguồn carbon như: acetate, pyruvate, succinate, glucose. Trên thạch:
khuẩn lạc không tròn, bóng, dẹt, to, rìa không phẳng có dạng nhầy (Trần Linh
Thước, 2006).
Pseudomonas aeruginosa sống rất lâu trong môi trường nuôi cấy và trong thiên
nhiên, bị diệt sau khi đun 55oC trong 2 giờ (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977), chết nhanh
chóng ở 100oC. Trong môi trường ẩm, thoáng, không có ánh sáng mặt trời chiếu

10



trực tiếp, chúng sống được hàng tuần; trong môi trường có dinh dưỡng tối thiểu, ở
5oC chúng có thể sống hơn 6 tháng (Lê Huy Chính, 2007).
Pseudomonas aeruginosa có được tính kháng thuốc cao là do cấu tạo của màng tế
bào làm giảm khả năng thấm của kháng sinh vào bên trong tế bào của vi khuẩn, một
yếu tố khác là do Pseudomonas aeruginosa có mang plasmid – R có khả năng
truyền gen kháng thuốc qua trung gian plasmid (Lê Huy Chính, 2007).
Pseudomonas aeruginosa là vi khuẩn kháng thuốc phổ biến, do đó là một loài gây
bệnh nguy hiểm, chỉ còn một số ít kháng sinh có tác dụng với nó như:
Fluoroquinolone, Gentamycin và Imipenem (Trần Linh Thước, 2006). Theo
Bonfiglio et al (1998), Pseudomonas aeruginosa kháng một số kháng sinh:
Meropenem 9,1%, Ceftazidime 13,4%, Carbenicillin 27,3%, Ticarcillin/ Clavulanic
acid 22,8%, Amikacin 10,6% và Ciprofloxacin 31,9%.
Theo Hoàng Kim Tuyến và ctv. (2005) nghiên cứu trên người cho thấy,
Pseudomonas aeruginosa kháng mạnh với Cefoperazone và nhóm Aminoglycoside
(65 – 70%). Kháng sinh thông dụng như Ceftazidime cũng chỉ còn nhạy cảm
khoảng 50%.
2.3.5 Salmonella spp.
Vi khuẩn Salmonella thuộc bộ Enterobacteriales, họ Enterobacteriaceae.
Salmonella spp. gây bệnh đường ruột cho người, gia súc và gia cầm gọi là bệnh
thương hàn và phó thương hàn (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997).
Salmonella là một loại vi khuẩn, hình gậy ngắn, hai đầu tròn, khích thước 0,4 - 0,6 x
1,3 µm, không hình thành giáp mô và nha bào. Đa số các loài Salmonella đều có
khả năng di động mạnh do có từ 7 - 12 lông xung quanh thân (trừ Salmonella
gallinarum – pullorum) Gram âm, khi nhuộm vi khuẩn bắt màu đều toàn thân hoặc
hơi đậm ở hai đầu (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997). Chúng thường không tạo bào
tử, mặc dù hình thức không di động xảy ra, sản xuất acid và khí từ glucose, maltose,
mannitol, sorbitol, không lên men lactose, sucrose, hoặc salicin, không hình thành
indol, đông sữa, hoặc hóa lỏng gelatin (Merchant and Packer, 1967).

Vi khuẩn Salmonella spp. vừa hiếu khí, vừa yếm khí, dễ nuôi, nhiệt độ thích hợp là
37oC, pH từ 7,2 - 7,6. Salmonella spp. trên gia súc sinh trưởng trong điều kiện hiếu
khí kém hơn trong điều kiện yếm khí, phát triển tốt trong cơ thể, trong môi trường
trung tính hay kiềm (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Chúng phát triển tốt trên môi
trường thạch trong, 20-24 giờ hình thành khuẩn lạc tròn từ trong suốt không màu
đến hơi đục, hơi lồi hoặc có dạng hạt sương (Phạm Hồng Sơn, 2005).
Ở 60oC trực khuẩn Salmonella spp. bị tiêu diệt trong một giờ, 70oC trong 20 phút,
75oC trong 5 phút, có thể sinh trưởng trong môi trường thạch ở nhiệt độ 10oC trong
115 ngày.
11


Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp diệt vi khuẩn
trong nước sau 5 giờ, trong nước đục sau 9 giờ. Đối với các hóa chất, Nguyễn Như
Thanh và ctv. (1997) nhận định các chất sát trùng thông thường cũng dễ phá hủy vi
khuẩn hoàn toàn: Formol 5%. HgCl 1/500 diệt vi khuẩn trong 15 - 20 phút. Nhưng
đối với một số hóa chất như: Cristal violet, lục malachite, natrihyposunfit, dixitrat,
muối mật với những nồng độ vừa đủ gây độc cho Escherichia coli thì không ảnh
hưởng tới sự phát triển của Salmonella spp.
Salmolnella spp. đã đề kháng cùng với nhiều loại thuốc như Ampicillin,
Chloramphenicol, Oxytetracyline, Streptomycine (Bùi Thị Tho, 2003).
Năm 1995, Phùng Quốc Chướng cho biết kết quả vi khuẩn Salmonella spp. mẫn
cảm nhất với Norfloxacin và Ciprofloxacin. Đến năm 2005, Tô Liên Thu lại cho
rằng Salmolnella spp. phân lập từ thịt lợn mẫn cảm với Norfloxacin (90%),
Ofloxacin (90%) và Gentamicin (90%). Đa số các chủng kháng Tetracycline,
Amoxicillin và Ampicillin là (96,77%) và Sulfatrimethoprime (93,55%) (Nguyễn
Mạnh Phương và ctv., 2012).
Nghiên cứu gần đây nhất của Nguyễn Mạnh Phương và ctv. (2012)nghiên cứu trên
phân của lợn sau cai sữa, cho kết quả số chủng mẫn cảm với Apramycin chiếm tỷ lệ
cao nhất (58,06%) tiếp theo là với Norfloxacin (51,61%) và Colistin (48,39%).

Nghiên cứu cho thấy đã có sự thay đổi về tỷ lệ các chủng Salmonella mẫn cảm với
các loại kháng sinh. Có thể nhận xét rằng tác dụng của nhiều loại kháng sinh đối với
vi khuẩn Salmonella đã giảm.
Theo kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của vi khuẩn phân lập từ heo con bệnh phân
trắng cho thấy tỷ lệ kháng thuốc của Salmonella đối với Penicillin G (100%),
Ampicillin (49,29%), Chloramphenicol (18,30%), Chlortetracyclin (50,70%),
Sulphonamid (71,83%), Neomycin (1,41%), với Furazodiol và Streptomycin lần
lượt là 0,00% và 63,38% (Bùi Thị Tho, 2003).
2.3.6 Aeromonas hydrophila
Họ Aeromonadaceae.
Bộ Aeromonadales.
Lớp Gammaproteobacteria.
Ngành Proteobacteria.
Trong giống Aeromonas có hai nhóm:
Nhóm 1: Aeromonas không di động (A. salmonicida) thường gây bênh ở nước lạnh.
Nhóm 2: Là các loài Aeromonas di động, bao gồm Aeromonas hydrophyla,
Aeromonas caviae, Aeromonas sobria (Bùi Quang Tề, 2006).
Bệnh đốm đỏ còn gọi là bệnh xuất huyết, nhiễm trùng máu, bệnh sởi…Là bệnh do
vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra (Từ Thanh Dung và ctv., 2005).
12


Năm 1990, theo Cahill cho biết Aeromonas hydrophila có những đặc trưng như
Gram âm, que thẳng, kích thước khoảng 0,5 x 1,4 – 4,0 µm. Có roi cực ở cơ thể, kỵ
khí, lên men cacbonat, hình thành acid hoặc khí gas, sản phẩm của 2,3 – butadiol,
oxydase dương tính, khử nitrat (Nguyễn Bửu Châu, 2012).
Aeromonas hydrophila là trực trùng hình gậy ngắn, hai đầu hơi tròn, đầu có tiêm
mao, không có nha bào, không có giác mạc, di động. Là vi khuẩn Gram âm (Từ
Thanh Dung và ctv., 2005). Vi khuẩn có tăng trưởng tối ưu ở 28oC, nhưng cũng có
thể phát triển từ 4oC đến 37oC. Sinh trưởng trong môi trường có độ pH thích hợp

7,1 - 7,2. Trên môi trường thạch, sau 24 giờ khuẩn lạc tròn, rìa đều hơi lồi, ướt,
nhẫn bóng, màu vàng rất nhạt (Từ Thanh Dung và ctv., 2005). Khuẩn lạc màu kem,
tròn, lớn lên, đường kính từ 2 - 3 mm phát triển trong vòng 48 giờ ở 25°C (Austin
and Austin, 1993).
Aeromonas hydrophila kháng nhiều kháng sinh mạnh như Ampicillin (100%),
Tetracycline (26%), Oxacillin (100%), Bacitracin (100%), Streptomycin (26%),
Clindamycin (43%), Nalidixic acid (26%), Novobiocin (87%), Rifampicin (4%),
Vancomycin (9%) (Orozoval et al., 2008).
Theo Từ Thanh Dung và ctv.(2005), Austin and Austin (1993), điều trị bằng thuốc
doxycyline, hoặc oxytetracyline. Vi khuẩn Aeromonas hydrophila đề kháng lại một
loạt các hợp chất kháng sinh, bao gồm Ampicillin, Chloramphenicol, Erythromycin,
Nitrofurantoin, Novobiocin, Streptomycin, Sulphonamides và Tetracycline. Qua
khảo sát, kết quả cho thấy 38% Aeromonas hydrophila phân lập từ cá tra bệnh
kháng oxytetracycline. Trong tương lai, các hợp chất mới kháng khuẩn, chẳng hạn
như Baytril, có thể có hiệu quả. Hợp chất này là kháng khuẩn ngay cả ở liều lượng
thấp, tức là với nồng độ ức chế tối thiểu 0,002 / µg / ml.
2.3.7 Edwardsiella ictaluri
Giống Edwardsiella ictaluri thuộc họ Enterobacteriaceae.
E. ictaluri là tác nhân chính gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt Nam, chủ yếu ở
các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Từ Thanh Dung và ctv., 2005).
Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri là vi khuẩn Gram âm, không di động, lên men,
không oxi hóa. Cho phản ứng catalase dương tính, âm tính trong phản ứng oxidase.
Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri có dạng hình que, có kích thước biến đổi.
Edwardsiella ictaluri phát triển tốt ở 28oC, kém phát triển ở 37oC (Từ Thanh Dung
và ctv., 2005).
Theo Hawke et al., (1981), Edwardsiella ictaluri là loài thuộc Enterobacteriaceace,
Gram âm, hình que ngắn, kích thước 0,75 x 1,5 - 2,5 µm, di động chủ yếu ở 25 30oC không di động ở nhiệt độ cao hơn. Catalase dương tính, cytochrom oxidase âm
tính và lên men glucose. Không sinh H2S và indole âm tính. Vi khuẩn Edwardsiella
13



ictaluri phát triển trên môi trường TSA (trypton soya agar), từ 36 - 48 giờ tại 1828oC.
Vi khuẩn này có nhiệt độ tối ưu từ 25 - 31oC, phát triển tốt trên môi trường thạch
thường. Ở 25oC, sau 24 giờ nuôi cấy vi khuẩn phát triển thành khuẩn lạc tròn nhỏ,
màu trắng tro, bóng láng (Phạm Hồng Sơn, 2005). Edwardsiella ictaluri có khả
năng gây dung huyết, nhưng dấu hiệu của sự dung huyết chỉ xuất hiện một vùng hẹp
xung quanh khuẩn lạc.
Edwardsiella ictaluri có khả năng tồn tại ở môi trường pH khoảng 3 - 4, di động ở
25oC và phát triển được ở độ muối 1,5%, vi khuẩn có khả năng đề kháng tác động
của muối mật. Tuy nhiên, khả năng chịu đựng nồng độ muối cao lại kém, vi khuẩn
không thể phát triển được ở môi trường dinh dưỡng có nồng độ muối khoảng 2 - 3%
(Waltman et al., 1985).
Theo Austin and Austin (1993), vi khuẩn bị ức chế bởi các loại thuốc bao gồm
Cefaperazone, Cinoxacin, Kanamycin, Moxalactam, Neomycin, Nitrofurantoin,
Axit oxolinic, Streptomycin, Ticarcillin và Trimethoprim. Tuy nhiên, qua trung gian
plasmid đã kháng lại chất kháng khuẩn như Tetracycline. Một ý kiến khác của
Stock (2001), Edwardsiella ictaluri mẫn cảm tự nhiên với Oxacillin và
Benzylpenicillin nhưng cũng kháng tự nhiên với Benzylpenicillin. So với hầu hết
các loài khác trong họ Enterobacteriaceae thì Edwardsiella ictaluri mẫn cảm với
benzylpenicillin hơn.
Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri đã có hiện tượng kháng với kháng sinh
Streptomycin, Oxytetracycline và Trimethoprim. Đặc biệt có 73% tổng số chủng đa
kháng với ít nhất 3 loại kháng sinh và vi khuẩn này bắt đầu có hiện tượng kháng với
nhóm Quinolone như: Flumequin, Oxolinic acid và Enrofloxacin (Đặng Thị Hoàng
Oanh và Nguyễn Thanh Phương, 2012).
Theo một số tác giả được Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương (2012)
tham khảo cho biết , đối với bệnh mủ gan do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri hầu hết
các hộ nuôi đều sử dụng kháng sinh nhóm Quinolon kết hợp với Methionine,
Sorbitol và nhóm Sulfamid để điều trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% người
nuôi cá tra sử dụng thuốc kháng sinh mà trong đó Ciprofloxacin, Enrofloxacin,

Oxolinic acid, Norfloxacin, Ofloxacin thuộc nhóm Quinolon được sử dụng nhiều
nhất.
Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương (2012),
các chủng Edwardsiella ictaluri thử nghiệm nhạy cảm với Erythromycin
Thiocyanate thuộc nhóm Macrolines. Erythromycin thiocyanate ở liều bổ sung 60
mg/kg cá cho ăn liên tục trong 5 ngày có tác dụng trị bệnh mủ gan do vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri, trong điều kiện phòng thí nghiệm.
14


×