Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.71 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Vấn đề xác định cha, mẹ cho con đã được quy định tương đối sớm trong hệ
thống pháp luật Việt Nam, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của
Luật Hôn nhân và gia đình nói riêng và của cả xã hội nói chung, thể hiện
tính nhân đạo sâu sắc, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, đồng thời thể
hiện mục đích cao cả vì sự phát triển toàn diện của trẻ em, của gia đình và
của toàn xã hội. Trên thực tế, việc xác định cha mẹ cho con không phải lúc
nào cũng dễ dàng, đặc biệt đối với trường hợp con ngoài giá thú, khi những
quy định của pháp luật về vấn đề này còn nhiều bất cập.

NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON
1. Khái niệm xác định cha, mẹ, con
a) Khái niệm cha, mẹ, con và xác định cha, mẹ, con
Dưới góc độ sinh học, quan hệ cha, mẹ, con là mối quan hệ huyết hệ tự
nhiên. Việc xác định cha, mẹ, con chính là sự nghiên cứu, tìm kiếm mối
quan hệ di truyền, huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp nhau. Về mặt tự
nhiên, khi một người phụ nữ quan hệ sinh lý với một người đàn ông dẫn
1
1


đến mang thai và khi người phụ nữ đó sinh ra một đứa trẻ thì chính sự kiện
sinh đẻ chính là sự kiện trực tiếp xác định mối quan hệ mẹ con và tiếp theo
là sự suy đoán người đàn ông đã quan hệ sinh lý với người mẹ đứa trẻ sẽ là
cha của đứa trẻ đó. Tuy nhiên, về mặt xã hội vốn đã rất phức tạp thì việc
xác định đúng mối quan hệ cha, mẹ và con tưởng chừng như dễ dàng
nhưng thực tế lại rất khó khăn bởi con người là tổng hòa các mối quan hệ
xã hội và đặc biệt những mối quan hệ tình cảm lại vô cùng tế nhị, hơn nữa


do sự phát triển của khoa học kỹ thuật (như trường hợp cho trứng, cho tinh
trùng, cho phôi; sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản,…) đã phần nào làm
thay đổi quan niệm truyền thống về xác định mối quan hệ huyết thống này.
Do vậy, xác định cha, mẹ con là việc nghiên cứu, tìm kiếm, nhận diện mối
qan hệ huyết thống giữa gai thế hệ kế tiếp nhau thông qua sự kiện sinh đẻ,
dựa trên quan hệ huyết thống hoặc dựa trên các căn cứ do pháp luật quy
định. 1
b) Khái niệm con trong giá thú và ngoài giá thú
Con trong giá thú là con mà cha mẹ có hôn nhân hợp pháp.
Con ngoài giá thú là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp
luật, hoặc tuy cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng
không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng.
Con của cha mẹ chung sống như vợ chồng có giá trị pháp lý là con trong
giá thú khi cha mẹ của người con đó đăng ký kết hôn hoặc quan hệ giữa
cha mẹ được thừa nhận bằng một bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa
án.
Con của cha mẹ kết hôn trái pháp luật bị hủy là con ngoài giá thú.

1 Nguyễn Thị Lan, Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ
Luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr20.

2
2


2. Ý nghĩa của việc xác định cha, mẹ, con
Việc xác định cha, mẹ, con là một vấn đề mang tính thực tiễn và cấp thiết,
chứa đựng nhiều ý nghĩa về mặt xã hội và pháp lý.
Về mặt xã hội, việc xác định cha, mẹ, con là cơ sở đảm bảo cho việc nâng
cao ý thức trách nhiệm đối với gia đình, là sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích

gia đình và xã hội. Đồng thời, việc xác định cha, mẹ, con trong mọi trường
hợp đã góp phần xóa bỏ tư tưởng lạc hậu, phân biệt đối xử giữa các con,
đem lại cuộc sống hòa bình cho mọi đứa trẻ. Trong thời đại khoa học kỹ
thuật càng phát triển, việc xác định cha, mẹ, con dựa trên những tiêu chuẩn,
cơ sở hợp lý sẽ góp phần làm ổn định các mối quan hệ xã hội và công tác
quản lý dân số, hộ tịch của Nhà nước.
Về mặt pháp lý, việc xác định cha, me, con luôn được coi trọng, bởi nó liên
quan đến rất nhiều mối quan hệ pháp lý khác đặc biệt là trong pháp luật
Hôn nhân và gia đình.
3. Căn cứ pháp lý
Điều 88 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời
kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn
nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con
chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và
phải được Tòa án xác định.”

3
3


II. XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON KHI CHA MẸ KHÔNG CÓ HÔN
NHÂN HỢP PHÁP
1 Căn cứ xác định
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 không quy định cụ thể về căn cứ pháp lý
cho việc xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp.
Tuy nhiên theo tinh thần các điều luật trong chế định xác định cha, mẹ, con,

có thể khẳng định rằng việc xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ không có
hôn nhân hợp pháp là có cơ sở pháp lý.
Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về xác định con quy định: "Người
không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định
người đó là con mình.Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể
yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình".
Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về quyền nhận cha, mẹ quy định:
"Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã
chết. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ;
nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha".
Đây cũng là cơ sở pháp lý để thực hiện việc xác định cha, mẹ, con khi cha
mẹ không có hôn nhân hợp pháp.
Vấn đề chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được hướng dẫn tại
Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP. Theo đó, chứng cứ để chứng minh
quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều
44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
“1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có
thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con,
quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có
thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan
4
4


hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ
em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ
làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả
pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.

Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của
Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định
nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.”
4. Thủ tục xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ không có hôn nhân
hợp pháp
a Thủ tục đăng ký khai sinh
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú cũng tương tự như trường
hợp khai sinh cho con trong giá thú. Chỉ có sự khác biệt đôi chút là ngoài
UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ có thẩm quyền đăng
kí khai sinh còn là UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng kí
khai sinh cho trẻ (Khoản 1 Điều 15 NĐ 123/2015/NĐ-CP). Dù cha, mẹ của
đứa trẻ không có giấy chứng nhận kết hôn, tức là, đứa trẻ sinh ra khi cha
mẹ của nó không có hôn nhân hợp pháp, thì trẻ em đó vẫn được khai sinh
bình thường. Nhưng phần ghi về cha trong sổ hộ tịch và giấy khai sinh của
trẻ để trống. Nếu tại thời điểm khai sinh trẻ em đó mà có người cha đến
nhận con thì UBND cấp xã sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký
khai sinh (Khoản 3 Điều 15 NĐ 123/2015/NĐ-CP). Trường hợp trẻ chưa
xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận
con thì giải quyết như quy định tại khoản 3 Điều 15 NĐ 123, ngoài ra phần
khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống (Khoản 4
Điều 15 NĐ 123/2015/NĐ-CP).

5
5


c) Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
• Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ con:
- Đối với việc đăng ký nhận cha, mẹ, con trong nước do UBND cấp xã
nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận cha, mẹ, con thực

hiện (Điều 24 Luật Hộ tịch 2014).
- Đối với việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài do UBND cấp
huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng
ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam
định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài
với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài
với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước
ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam
(Điều 43 Luật hộ tịch 2014).
- Đối với việc đăng ký nhận cha mẹ con giữa công dân Việt Nam
thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng
thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam do UBND cấp xã ở khu
vực biên giới thực hiện (Khoản 1 Điều 19 NĐ 123/2015/NĐ-CP).
• Thủ tục đăng ký tiến hành nhận cha, mẹ, con
- Giấy tờ cần thiết cho việc nhận cha, mẹ, con bao gồm: tờ khai đăng
ký việc nhận cha, mẹ, con và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con
hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch (Khoản 1 Điều 25 Luật Hộ
tịch 2014). Điều quan trọng nhất trong việc đăng ký nhận cha, mẹ,
con mà pháp luật đặc biệt coi trọng là sự tự nguyện của các chủ thể
trong mối quan hệ đó. Vì thế quy định về chứng cứ chứng minh quan
hệ cha, mẹ, con là hoàn toàn phù hợp và bắt buộc phải có. Chứng cứ
để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được quy định cụ thể tại Điều
11 TT số 15/2015/TT-BTP. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thất việc nhận cha, mẹ, con là
6
6


đúng sự thật và không có tranh chấp thì UBND cấp xã đăng ký việc

nhận cha, mẹ, con. Nếu cần phải xác minh thêm thì thời hạn không
kéo quá 5 ngày.
- Đối với việc đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài phải có
thêm một số giấy tờ cần thiết khác như bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ
có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân. Thời hạn giải
quyết là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Trong quá trình
giải quyết việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài có thời gian
niêm yết công khai là 7 ngày liên tục để xem xét việc khiếu nại, tố
cáo (Điều 44 Luật Hộ tịch 2014).Từ đó thẩm tra kĩ càng hồ sơ xin
nhận cha, mẹ, con trước khi quyết định đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Thủ tục này là rất cần thiết, nhưng trong thủ tục nhận cha, mẹ, con
trong nước lại không đề cập đến.
- Đối với việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên
giới cần có thêm bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh
nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
Thời hạn giải quyết là 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và
được niêm yết tại trụ sở UBND và báo cáo Chủ tịch UBND xã quyết
định. Nếu cần xác minh thêm thì thời hạn không quá 12 ngày làm
việc (Khoản 2, khoản 3 Điều 19 NĐ 123/2015/NĐ-CP).
• Thủ tục giải quyết tranh chấp về xác định cha, mẹ, con khi cha, mẹ
không có hôn nhân hợp pháp
- Quyền khởi kiện
+ Một người có quyền yêu cầu xác định một người là cha, là mẹ, là
con của mình.
+ Cha, mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên hoặc của người
đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu xác
định cha, mẹ cho người đó.

7
7



+ Cha, mẹ, người giám hộ của người đã thành nuên mất năng lực
hành vi dân sự có quyền yêu cầu xác định con cho người đó.
+ Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu xác định con cho người đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
Khoản 3 Điều 69 BLTTDS 2015 quy định: "Đương sự là người từ đủ
18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người
mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự hoặc pháp luật có quy định khác". Đối với những người chưa đủ
tuổi quy định thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải
do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Tuy nhiên, trong
trường hợp người mẹ là người chưa thành niên muốn xác định cha
cho con mình thì pháp luật cần có quy định ngoại lệ để xác định tư
cách chủ thể của họ khi tham gia tố tụng, vì đây là vụ án rất đặc biệt,
thường gắn liềm với nhân thân của chủ thể không thể chuyển giai
cho người khác.
- Chứng cứ chứng minh trong vụ án xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ
không có hôn nhân hợp pháp
Để chứng minh tư cách cha mẹ, con trong trường hợp này phải dựa
trên những cơ sở hợp lý để xác định tư cách người cha, người mẹ,
người con về mặt huyết thống. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương
sự. Đương sự có thể đưa ra bất kì chứng cứ chứng minh nào để
chứng minh quan hệ cha, mẹ, con. Hiện này BTP đã ban hành thông
tư số 11 /2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ
tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP trong đó có quy định về
chứng cứ chứng minh cha, mẹ, con ở Điều 11.
- Thủ tục hoà giải
Việc xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ khômg có hôn nhân hợp pháp
được tiến hành qua hai thủ tục như đã phân tích ở trên. Nếu cá đương

sự tự nguyện thì áp dụng thủ tục hành chính, còn khi có tranh chấp
8
8


mới giải quyết ở toà án. Do đó, việc hoà giải cũng cần xác định là
một thủ tục đặc biệt.
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON KHI
CHA MẸ KHÔNG CÓ HÔN NHÂN HỢP PHÁP
1 Thực tiễn
Trong thực tế, việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp cha mẹ không
có hôn nhân hợp pháp còn gặp nhiều vướng mắc nhất định:
- Về việc đăng ký tự nguyện nhận cha, mẹ, con:
+ Trong trường hợp người cha đăng ký nhận con, UBND khi nhận được tờ
đăng ký nhận con phải xác định tại thời điểm đó người khai nhận đã có
giấy chứng nhận kết hôn với mẹ của đứa trẻ hay chưa. Đây cũng là vướng
mắc trên thực tế. Hiện nay, một số UBND, khi tiến hành làm thủ tục cho
một người đăng ký nhận con, nếu tại thời điểm đó họ đã đăng ký kết hôn
với người mẹ cuả đứa trẻ thì cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ căn cứ vào giấy
chứng nhận kết hôn, mặc nhiên bổ sung họ tên của người đó vào phần họ
tên cha trong giấy khai sinh của đứa trẻ (nếu đứa trẻ đã được khai sinh
trước đó) mà không cần phải thông qua thủ tục đăng ký nhận con nữa. Nếu
sau khi đăng ký kết hôn, vợ chồng tiến hành đăng ký khai sinh cho con với
tư cách là con trong giá thú. Nếu người đó không đăng ký kết hôn mới mẹ
đứa trẻ thì khi đó mới làm thủ tục đăng ký nhận con. Trong khi đó một số
UBND lại vẫn tiến hành thông qua thủ tục đăng ký nhận con cho dù người
đó đã đăng ký kết hôn với người mẹ của đứa trẻtrước đó. Bởi vì như vậy
mới đảm bảo đúng tinh thần của Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia
đình 2014: “ Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa

nhận là con chung của vợ chồng”.

9
9


+ Thực tế đã và đang xảy ra hiện tượng người mẹ đứa trẻ đã thông tin
không đúng sự thật về nhân thân của mình khi sinh con tại cơ sở y tế. Từ đó
dẫn tới giấy chứng sinh cũng không có những thông số chính xác về họ tên
người mẹ, nơi thường trú, tạm trú. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho
việc xác định cha, mẹ, con. Hoặc trường hợp khi sinh con người mẹ lấy tên
và địa chỉ giả sau khi sinh con bỏ lại, bệnh viện xác định theo địa chỉ thì
không đúng. Do vậy, coi như đứa trẻ bị bỏ rơi, sau khi làm các thủ tục cần
thiết đã cho đứa trẻ đi làm con nuôi người khác. Một thời gian sau, người
mẹ đã quay lại muốn nhận đứa trẻ đó là con mình theo thủ tục hành chính
có được không, nếu người hiện đang là cha, mẹ nuôi của đứa bé không
đồng ý.
- Về chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con:
+ Các loại giấy tờ dùng để làm chứng cứ chưa được quy định cụ thể và
mang tính khả thi cao. Ở khoản 1 Điều 11 TT15/2015 quy định về những
giấy tờ làm chứn cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con gồm:" Văn bản của
cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong
nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con". Ở đây,
quy định chứng cứ chứng minh quan hệ cha con có thể bằng văn bản của cơ
quan y tế, thì vấn đề đặt ra, văn bản của cơ quan y tế xác nhận phải dựa trên
cơ sở pháp lý nào, ngoại trừ kết quả giám định ADN và cơ quan y tế cấp
nào có thẩm quyền xác nhận? Đây là quy định mà cho đến nay, cơ quan hộ
tịch và cán bộ hộ tịch địa phương hầu như chưa đưa ra lời giải đáp thoả
đáng.
+ Thực tiễn xét xử các tranh chấp về quan hệ cha mẹ và con cho thấy,

những chứng cứ đa số là gián tiếp, sức thuyết phục không cao. Trong số các
chứng cứ đề xác định cha, mẹ, con thì các kết luận giám định về y học là có

10
10


sức thuyết phục cao nhất. Tuy nhiên trên thực tế còn xảy ra nhiều vấn đề
mà pháp luật chưa quy định cụ thể về các trường hợp ấy.
+ Vấn đề giám định gen, tuy được coi là một trong những chứng cứ để
chứng minh một đứa trẻ có phải con của họ không. Tuy nhiên thì không
phải mọi trường hợp đều có thể giám định gen được như trường hợp, sinh
con bằng phương pháp khoa học.
+ Khi người phụ nữ yêu cầu xác định cha cho con của mình thì về nguyên
tắc họ phải chứng minh một người đàn ông nào đó là cha của đứa con mà
mình đã sinh ra, họ có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ, nếu cần thiết có
thể yêu cầu giám định gen và họ phải chịu chi phí giám định gen. Việc
giám định ADN do các đương sự tiến hành tại trung tân phân tích ADN và
công nghệ di truyền được coi là giám định ngoài tố tụng. Hiện nay, trong số
các tỉnh thành, việc xác định cha, mẹ, con ở Thành phố Hà Nội chiếm tới
50%, Tp. Hồ Chí Minh chiếm 30%, còn lại là các tỉnh thành khác. Như vậy
có thể thấy rằng, việc giám định ngoài tố tụng thường do những gia đình ở
thành phố lớn, có điều kiện về kinh tế thực hiện. Ngoài ra Viện Khoa học
hình sự Bộ Công an mỗi năm cũng giám định vài chục vụ xác định về
huyết thống bao gồm giám định tư pháp và giám định ngoài tố tụng. Đối
với giám định ngoài tố tụng, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an làm không
nhiều. Bởi vì tâm lý người dân còn e ngại khi đến một cơ sở mang tính
"hình sự" để xét nghiệm gen. Mặt khác giám định ngoài tố tụng hiện nay
chỉ có ý nghĩa xử lý nội bộ; các đương sự không được dùng như một chứng
cứ hợp pháp đương nhiên trước toà để xác định có hay không có quan hệ

cha mẹ và con. Bởi theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì kết quả
giám định chỉ được coi là chứng cứ hợp pháp khi được cơ quan tiến hành tố
tụng trưng cầu giám định theo một trình tự và một thủ tục nhất định. Trên
thực tế điều này dẫn tới sự tốn kém cả về thời gian và tài chính.
11
11


- Về việc giải quyết vụ việc xác định cha, mẹ, con khi một bên không
hợp tác.
Có nhiều trường hợp yêu cầu xác định một người phải hoặc không phải là
cha, mẹ, con đẻ của mình nhưng người bị yêu cầu đó không hợp tác. Họ
không đồng ý tiến hành giám định lại để xác định có phải quan hệ huyết
thống hay không. Ví dụ: Trong trường hợp xác định cha cho con ngoài giá
thú, có nhiều lý do mà người đàn ông từ chối nhận đứa trẻ là con mình nên
việc điều tra gặp nhiều khó khăn. Khi đó, cần thiết phải dựa vào khoa học,
giám định gen để xác định quan hệ huyết thống đồng thời phải có chứng cứ
khác về mối quan hệ tình cảm giữa người đàn ông đó với người mẹ đứa trẻ
nếu như người đó không thừa nhận thì mới xác định được quan hệ cha con.
Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là trường hợp người đó không chịu hợp tác,
không đồng ý để Tòa án lấy mẫu giám định gen thì chưa có cơ chế hợp lý
để xác định mối quan hệ cha con.
Theo đó, việc yêu cầu xác định cha, mẹ, con là việc dân sự, nếu người đó
không muốn hợp tác thì pháp luật cũng chưa có cơ chế nào có thể buộc
người đàn ông đó phải cho mẫu giám định.
5. Phương hướng và giải pháp
Thứ nhất, hiện nay Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các văn bản hướng
dẫn chủ yếu quy định về việc xác định cha, mẹ, con trong giá thú. Vấn đề
nguyên tắc xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú chỉ quy định về quyền yêu
cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con. Vì vậy, cần bổ sung hoặc có những

hướng dẫn áp dụng Luật quy định cụ thể về việc xác định cha, mẹ cho con
ngoài giá thú, đồng thời đưa ra căn cứ pháp lý để xác định cha, mẹ, con
một cách chính xác.

12
12


Thứ hai, các quy định về chứng cứ, tài liệu cần có khi xác định mối quan hệ
giữa cha mẹ và con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp chưa được cụ
thể.
- Về các loại giấy tờ, chứng cứ: Trong các văn bản áp dụng pháp luật
cần có quy định về các loại giấy tờ, chứng cứ để các cơ quan có thẩm
quyền và người có nhu cầu trong việc xác định quan hệ cha, mẹ, con
có thể biết và áp dụng để tránh các trường hợp cán bộ gây khó khăn
cho người dân. Ngoài ra, pháp luật nên xem xét trường hợp ngay cả
khi người yêu cầu không có tài liệu, chứng cứ gì chứng minh nộp
kèm thì Tòa án cũng vẫn thụ lý yêu cầu, nhưng người yêu cầu phải
có đơn cam kết chịu mọi chi phí trong quá trình giải quyết. Trường
hợp thụ lý mà xác định yêu cầu đó không đúng thì đình chỉ giải
quyết vụ việc.
- Về căn cứ chứng minh mối quan hệ cha, mẹ, con để làm căn cứ nộp
đơn yêu cầu xác định cha, mẹ, con tại Toà án cần được quy định cụ
thể rõ ràngTheo quy định của pháp luật thì khi người có yêu cầu toà
án xác định một người nào đó là con của họ hay không thì phải có
chứng cứ. Tuy nhiên là những căn cứ như thế nào để chứng minh
mối quan hệ cha, mẹ con được Toà án chấp nhận và được Toà án thụ
lí thì chưa được quy định rõ ràng. Do đó, để tránh trường hợp "vì
luật không quy định rõ ràng" nên áp dụng tuỳ tiện và bị từ chối thụ lí
cần bổ sung thêm quy định hướng dẫn về vấn đề này. Bên cạnh đó,

khi cần giám định gen để thu thập chứng cứ, người yêu cầu phải chịu
chi phí giám định gen tại Viện khoa học hình sự là chưa hợp lí và
thiếu tính linh hoạt cần bổ sung những trường hợp đặc biệt.
Thứ ba, cần quy định những biện pháp cưỡng chế hữu hiệu để buộc người
bị yêu cầu xác định là cha, mẹ, con hoặc người bị yêu cầu xác định không
13
13


phải là cha, mẹ, con phải cung cấp mẫu để thực hiện giám định quan hệ
huyết thống nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Qua đó
tháo gỡ vướng mắc cho Tòa án trong việc giải quyết những vụ việc xác
định cha, mẹ, con mà bên bị yêu cầu không hợp tác.
Thứ tư, cần quy định thủ tục riêng cho việc giải quyết vụ án xác định cha,
mẹ, con tại Tòa án. Theo đó, việc tiến hành hòa giải đối với vụ án xác định
cha, mẹ, con là không cần thiết và nên bỏ đi. Bởi quan hệ cha, mẹ, con là
quan hệ dựa trên các căn cứ cụ thể về huyết thống, luật định,… và không vì
sự thỏa thuận của các đương sự mà có thể dễ dàng thay đổi. Thủ tục giải
quyết vụ việc xác định cha, mẹ, con vẫn áp dụng thủ tục chung trong giải
quyết vụ việc dân sự và có quy định về hòa giải là không hợp lý. Đối với
vụ việc này thì chỉ cần tiến hành giám định quan hệ cha, mẹ, con hoặc tiến
hành thu thập chứng cứ để có căn cứ giải quyết vụ việc, sau đó tiến hành
mở phiên tòa và căn cứ các tài liệu, chứng cứ, kết quả giám định để ra phán
quyết.
Thứ năm, cần có hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền giải quyết đối với yêu
cầu xác định cha, mẹ, con. Khi phân định thẩm quyền giải quyết đối với
yêu cầu xác định cha, mẹ, con thuộc về Ủy ban nhân dân hay Tòa án nhân
dân, pháp luật chưa quy định rõ thế nào được coi là có tranh chấp, thế nào
được coi là không có tranh chấp. Theo quan điểm của nhóm em, việc phân
định thẩm quyền không nên dựa trên có tranh chấp hay không có tranh

chấp mà nên quy định theo hướng rõ ràng như sau:
- Khi mới đăng ký khai sinh cho trẻ thì trao thẩm quyền giải quyết cho
Ủy ban nhân dân.
- Khi đứa trẻ đã được đăng ký khai sinh, trong giấy khai sinh đã ghi
đầy đủ cha và mẹ thì mọi yêu cầu liên quan tới xác định cha, mẹ, con
quy định thuộc thẩm quyền của Tòa án.
14
14


Quy định như vậy sẽ chấm dứt được việc tranh chấp về thẩm quyền giữa
Ủy ban nhân dân và Tòa án nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
người dân, tránh trường hợp do tranh chấp thẩm quyền, các cơ quan chức
năng hiều khác nhau mà gây khó khăn, phiền hà cho người dân.

KẾT LUẬN
Pháp luật về xác định cha, mẹ, cho con ngoài giá thú ngày càng được phát
triển và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, chế định xác định cha, mẹ cho con vẫn
còn có những hạn chế và thiếu sót, chưa theo kịp với thực tiễn. Để nâng cao
hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật xác định cha, mẹ cho con, Nhà nước
ta cần xây dựng được một cơ chế pháp lý đồng bộ và toàn diện về vấn đề
này, đồng thời cần triển khai các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ với các cán bộ
tư pháp – hộ tịch và các cán bộ của ngành Tòa án. Từ đó, việc xác định cha,
mẹ, con mới được thực hiện một cách chính xác, góp phần ổn định các mối
quan hệ giữa cha, mẹ và con trong gia đình nói riêng và ổn định các mối
quan hệ ngoài xã hội nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.

Luật HN&GĐ năm 2000.
Bộ luật Dân sự năm 2005.
Thông tư 15/2015/TT-BTP.
Nguyễn Thị Lan, Luận án tiến sĩ luật học Xác định cha, mẹ, con

trong pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008.
5. Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Từ điển Luật học, NXB Từ
điển bách khoa, NXB Tư pháp, 2006.
6. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân, 2009.
15
15


7. Nguyễn Thị Lan, Luận văn thạc sĩ luật học Xác định cha, mẹ, con
- một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Luật Hà Nội,
2002.

16
16



×