Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

tai lieu quan ly kinh te

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.36 KB, 48 trang )

CHUYÊN ĐỀ 1: VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG QUẢN LÝ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT
NAM

1. CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM
1.1. Nhận thức chung về chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
* Khái niệm
Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN là những hoạt động tổng quát nhất về phương diện
quản lý nền kinh tế mà Nhà nước phải thực hiện để đạt mục tiêu đã đề ra.
Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trả lời cho câu hỏi: Nhà nước phải
làm những gì?
* Lý do tồn tại chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN
Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN tồn tại là do bản chất của Nhà nước, do yêu cầu của
nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội và do tình hình kinh tế - xã hội của từng
giai đoạn lịch sử quy định.
* Ý nghĩa của các chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN là căn cứ để xác định các nhiệm vụ cụ thể, là cơ sở
khách quan để xây dựng hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế và
bố trí cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cho phù hợp.
Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN là căn cứ để đánh giá, khen thưởng, kỷ luật các tổ chức
và cá nhân cán bộ, công chức trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về
kinh tế. Chức năng quyết định vị trí, mối quan hệ của mỗi tổ chức và cá


nhân cán bộ công chức trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế.
1


1.2 Những chức năng của quản lý Nhà nước về kinh tế trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Nội dung cụ thể của các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không cố định mà có
vận động, phát triển cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của các giai đoạn.
Trong những điều kiện cụ thể, do mục tiêu và những điều kiện kinh tế - xã
hội thay đổi thì vai trò và thứ tự ưu tiên của các chức năng có thể có sự
thay đổi nhất định, tuy nhiên tên gọi của các chức năng ít thay đổi.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh các chức
năng quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN là: “Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các
doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển; bằng chiến lược, kế
hoạch và chính sách kết hợp với sử dụng lực lượng vật chất của nhà nước
để định hướng phát triển kinh tế - xã hội, khai thác hợp lý các nguồn lực
của đất nước, bảo đảm cân đối vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thu nhập; kiểm
tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, quản lý Nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở nước ta có 5 chức năng cơ bản như sau:
1.2.1. Tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế
hoạt động
* Khái niệm
Chức năng này là chức năng mà ở đó Nhà nước, bằng quyền lực và
sức mạnh kinh tế của mình, xây dựng và đảm bảo môi trường thuận lợi,
bình đẳng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời còn bảo đảm môi
trường phù hợp cho chính cơ chế mới đang hình thành, phát triển và phát
huy tác dụng.

* Vai trò
- Các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế chỉ có thể hoạt động tốt
khi có môi trường thuận lợi, bởi khi đó, các nhà kinh doanh mới có thể yên
tâm bỏ vốn đầu tư và phát triển kinh doanh thuận lợi, ổn định.
- Đồng thời, chính quá trình tạo lập môi trường này của Nhà nước lại
khiến cho các yếu tố môi trường ngày càng được bồi đắp, hoàn thiện hơn,
khiến cho phát triển xã hội ngày càng theo hướng toàn diện và văn minh
hơn.
2


* Nội dung
- Xây dựng môi trường chính trị ổn định, thật sự phát huy các nguồn
lực và sức sáng tạo của nhân dân, của các doanh nghiệp;
- Xây dựng hệ thống pháp luật ổn định, thuận lợi, phù hợp với sự
phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế;
- Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế vận động
và phát triển thuận lợi, bao gồm: hệ thống giao thông, đường bộ, đường
sắt, đường không, điện nước, kết cấu hạ tầng văn hóa, xã hội, hạ tầng
thông tin…;
- Xây dựng môi trường văn hóa, xã hội phù hợp với nền kinh tế thị
trường;
- Bảo đảm môi trường an ninh trật tự, kỷ luật, kỷ cương, pháp luật
được thực thi pháp nghiêm minh, tạo lập môi trường văn hóa pháp luật cho
mọi công dân, mọi tổ chức,…Nhà nước bảo vệ những doanh nghiệp và
doanh nhân hoạt động đúng luật pháp;
- Xây dựng và hoàn thiện môi trường thông tin. Nhà nước phải là
trung tâm cung cấp thông tin tin cậy nhất cho các doanh nghiệp một cách
thường xuyên, kịp thời và chính xác…
1.2.2. Định hướng, hướng dẫn sự vận động, phát triển của toàn bộ

nền kinh tế
* Khái niệm
Ở chức năng này, Nhà nước thông qua các công cụ như chiến lược,
quy hoạch, chính sách, kế hoạch, thông tin và các nguồn lực của Nhà nước
để hướng dẫn các nhà kinh doanh, các tổ chức kinh tế hoạt động hướng
đích theo các mục tiêu chung của đất nước.
* Vai trò
- Đảm bảo mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa của toàn bộ nền
kinh tế được Đảng và Nhà nước định ra cho mỗi giai đoạn cụ thể.
- Giúp các doanh nghiệp, doanh nhân trong nền kinh tế có được cái
nhìn khái quát, đầy đủ về tổng thể nền kinh tế quốc dân, về chiến lược phát
triển kinh tế chung của đất nước, về xu hướng vận động của nền kinh tế,
của thị trường… để từ đó chủ động hoạch định cho hoạt động của riêng
mình, tránh thua lỗ, thất bại, đổ vỡ, gây thiệt hại chung cho nền kinh tế.
3


- Đưa ra phương hướng, giải pháp để giải quyết các vấn đề trong
phát triển nền kinh tế thị trường một cách căn bản.
* Nội dung
- Nhà nước xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế theo ngành, vùng, sản phẩm;
- Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các ngành,
lĩnh vực có lợi cho mục tiêu chiến lược của nền kinh tế, hạn chế các ngành,
lĩnh vực không có lợi.
- Nhà nước cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, bao
gồm: thông tin về thị trường, thông tin về chính sách của Nhà nước, thông
tin về xu hướng biến động trong các ngành, lĩnh vực,…
1.2.3. Tổ chức quản lý nền kinh tế quốc dân
* Khái niệm

Trong chức năng này, Nhà nước thực hiện các hoạt động cụ thể, trực
tiếp đối với nền kinh tế nhằm tạo lập một khuôn khổ quản lý quy củ, đồng
bộ, tạo lập và duy trì cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo phát triển ổn định kinh
tế vĩ mô.
* Vai trò
- Cụ thể hóa các chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế của Nhà
nước;
- Thực hiện chức năng này giúp hình thành và hoàn thiện bộ máy
quản lý Nhà nước về kinh tế từ trung ương đến cơ sở;
* Nội dung
- Tổ chức, sắp xếp các cơ quan quản lý của Nhà nước về kinh tế từ
trung ương đến cơ sở, đổi mới cơ chế và thủ tục hành chính, đào tạo và đào
tạo lại, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế;
- Sắp xếp, tổ chức lại các ngành, các lĩnh vực, các vùng kinh tế quan
trọng, trong đó có sắp xếp, củng cố lại các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước, các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức các khu công nghiệp, khu chế
xuất…;

4


- Đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế thị trường như cân đối
tổng cung - tổng cầu, cân đối xuất khẩu - nhập khẩu, cân đối thu - chi ngân
sách… bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô của nền kinh tế thị trườn.
- Bảo hộ và bảo vệ cho các chủ thể kinh doanh đúng pháp luật, can
thiệp vào nền kinh tế thị trường khi có những biến động lớn như khủng
hoảng, suy thoái kinh tế.
- Thiết lập mối quan hệ kinh tế với các nước và các tổ chức quốc tế;
1.2.4. Điều tiết hoạt động của toàn bộ nền kinh tế
* Khái niệm

Đây là chức năng mà Nhà nước bằng các công cụ quyền lực của
mình điều tiết hoạt động của nền kinh tế quốc dân theo định hướng của
Nhà nước, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, công bằng và hiệu
quả.
* Vai trò
- Giữ vững mục tiêu chiến lược trong phát triển nền kinh tế quốc dân
mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra;
- Duy trì các cân đối kinh tế vĩ mô, ổn định và phát triển nền kinh tế;
- Ứng phó và giảm thiểu tác động tiêu cực của chu kỳ kinh tế;
* Nội dung
- Điều tiết thu - chi ngân sách
- Điều tiết lưu thông tiền tệ
- Điều tiết tiết kiệm - đầu tư
- Điều tiết cán cân xuất - nhập khẩu
Các công cụ chủ yếu được sử dụng: chính sách tài khóa, chính sách
tiền tệ
1.2.5. Kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm của các chủ thể
tham gia thị trường
* Khái niệm
Đây là chức năng mà Nhà nước thực hiện các hoạt động kiểm
tra, kiểm soát đối với hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường nhằm
5


phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, sai phạm chính
sách, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích của nhân dân.
* Vai trò
- Phát hiện và ngăn ngừa sai phạm của các chủ thể tham gia thị
trường. Vai trò này đặc biệt quan trọng đối với một nền kinh tế thị trường
mới phát triển, còn sơ khai, còn nhiều hiện tượng tiêu cực, phát triển rối

loạn và tự phát ở nhiều lĩnh vực;
- Bảo vệ tài sản, tài nguyên của quốc gia và lợi ích của nhân
dân;
- Đảm bảo sự nghiêm minh của luật pháp;
- Duy trì niềm tin của chính phủ và Nhà đầu tư nước ngoài vào
sự trong sạch và công bằng của nền kinh tế trong nước;
- Góp phần tăng trưởng kinh tế và từng bước thực hiện công
bằng xã hội.
* Nội dung
- Kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong hoạt động của các
chủ thể tham gia thị trường trong thực hiện chủ trương, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về kinh tế;
- Kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong hoạt động của chính
các cơ quan và cán bộ, công chức quản lý kinh tế của Nhà nước.
2. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM
2.1. Cơ sở khoa học của việc xác lập vai trò Nhà nước trong quản
lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Sự thất bại của trường phái kinh tế thị trường tự do khi nền kinh tế
phát triển hoàn toàn chỉ tuân theo quy luật của nền kinh tế thị trường mà
thiếu vắng bàn tay quản lý của Nhà nước đã đối mặt với nguy cơ khủng
hoảng, đổ vỡ;
- Trong mối quan hệ giữa 3 chủ thể của nền kinh tế thị trường: Nhà
nước - Thị trường - Doanh nghiệp; mỗi chủ thể đều có chức năng, nhiệm
vụ cụ thể vừa độc lập tương đối nhưng lại đặt trong mối quan hệ qua lại
giữa các chủ thể khác.
6


- Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường ở các quốc gia khác nhau cho

thấy vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước ở các nước là khác nhau, có nước
đề cao tuyệt đối, có nước hoàn toàn không coi trọng, có nước cân đối hài
hòa giữa quy luật thị trường và vai trò can thiệp, quản lý của Nhà nước.
Thực tế này cho thấy một kết luận chung là cần thiết phải xác lập vai trò
quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường bởi một nền kinh tế
suy tàn hay hưng thịnh suy cho cùng chính là do quản lý của Nhà nước.
2.2. Vai trò Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta hiện nay
- Nhà nước quyết định thành công của công cuộc đổi mới và chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường
- Nhà nước quyết định tốc độ nhanh hay chậm của quá trình đổi mới
- Nhà nước quyết định định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường
3. HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
3.1. Nhận thức lại các chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế,
thực hiện tốt việc phân công, phân cấp trong thực hiện các chức năng
- Nhận thức rõ chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế
- Tập trung thực hiện tốt các chức năng đã xác định
- Không can thiệp thô bạo bằng mệnh lệnh hành chính vào thị trường
- Phân công, phân cấp và thực hiện các chức năng quản lý ở các cấp,
các ngành
3.2. Xử lý tốt mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng với quản lý
Nhà nước về kinh tế, giữa quản lý của Nhà nước với quản lý kinh
doanh của doanh nghiệp:
- Nhận thức và phân biệt giữa chức năng lãnh đạo của Đảng với chức
năng quản lý Nhà nước về kinh tế.
- Nhà nước quản lý nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động
kinh doanh.
- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và thực thi pháp luật...

7


3.3. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý
Nhà nước về kinh tế
- Nâng cao hiệu lực quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa
phương
- Tăng cường phối hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
3.4. Tập trung mọi nguồn lực thực hiện 3 khâu đột phá: xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Sắp xếp, chấn chỉnh bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế
- Cải cách thủ tục hành chính
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
3.5. Tiếp tục đẩy mạnh quá trình sắp xếp, CPH và đổi mới
DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
- Đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh
- Thay đổi nhận thực về doanh nghiệp tư nhân và giới doanh nhân
3.6. Hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế, xây dựng
đội ngũ cán bộ, quản lý
- Đẩy lùi, xóa bỏ tệ quan lêu, tham nhũng
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động kinh tế
- Đào tạo, rèn luyền, bồi dưỡng mọi mặt cho đội ngũ cán bộ làm
công tác quản lý Nhà nước về kinh tế

8


CHUYÊN ĐỀ 2: CHÍNH SÁCH KINH TẾ
CÔNG CỤ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ
NƯỚC
1.1. Khái niệm công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước
- Nhà nước là chủ thể quản lý kinh tế vĩ mô
- Công cụ vĩ mô: Công cụ QLKT của Nhà nước là các phương tiện
mà Nhà nước sử dụng để tác động vào nền kinh tế thị trường.
- Công cụ vi mô: Công cụ QLKT của Nhà nước là các phương tiện
để thực hiện một số mục tiêu cụ thể.
1.2. Phân loại công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước
- Theo phương thức tác động:
- Theo mục tiêu tác động:
- Theo thời gian:
- Theo lĩnh vực tác động:
- Theo kết quả tác động:
- Theo hành động thường xuyên
1.3. Đặc điểm các công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước
- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt.
- Đặc điểm Công cụ QLKT của Nhà nước.
2. CHÍNH SÁCH KINH TẾ: CÔNG CỤ QLKT CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
2.1. Khái niệm chính sách kinh tế (CSKT) của Nhà nước
- Khái niệm: chính sách kinh tế của Nhà nước là việc Nhà nước đưa
ra các quyết định tác động vào nền kinh tế thị trường.
- Các yếu tố của CSKT của Nhà nước:
9


+ Chủ thể của CSKT
+ Đối tượng chịu tác động của CSKT
+ Mục tiêu của CSKT của Nhà nước

2.2. Ý nghĩa của chính sách kinh tế của Nhà nước
- Để cơ chế QL của Nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường.
- Giúp Nhà nước thực hiện thành công các mục tiêu rộng lớn, phức
tạp.
- Cho phép các chủ thể kinh tế khác có thể linh hoạt, tự chủ.
- Cho phép Nhà nước hướng nền kinh tế thích ứng với hội nhập quốc
tế.
3. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KINH TẾ CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC
3.1. Chính sách tài khóa (CSTK)
* Một số vấn đề chung về chính sách tài khóa
- Khái niệm: Chính sách tài khóa là các quyết định của chính phủ về
chi tiêu và thuế khóa nhằm ổn định thị trường, phân phối công bằng và
kích thích nền kinh tế phát triển bền vững.
- Luật pháp về CSTK:
- Chủ thể: Bộ máy quản lý Ngân sách Nhà nươcs (NSNN).
- Đối tượng: gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức khác
- Tác dụng: ổn định vĩ mô; Tham gia quan hệ kinh tế quốc tế.
- Cơ chế: thông qua thay đổi thu, chi NSNN; thuế và chi tiêu công
* Các công cụ và cơ chế tác động của CSTK
- Thuế:
+ Ý nghĩa: Hình thành tài chính của Nhà nước và công cụ điều tiết.
+ Hạn chế của công cụ Thuế: Không thể tăng mức thuế quá cao.
- Chi tiêu của Nhà nước:
+ Công cụ nâng cao mức tổng cầu và năng lực sản xuất.
+ Giảm bất công bằng: quỹ phúc lợi xã hội.

10


- Cân đối ngân sách: Dự trữ ngoại tệ khi tăng trưởng và vay nợ

công và quản lý nợ công.
- Hạn chế của chính sách tài khóa:
+ Thâm hụt ngân sách thường xảy ra.
+ Chịu ảnh hưởng của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước.
+ Đầu tư công thường hiệu quả thấp.
3.2. Chính sách tiền tệ (CSTT)
* Những vấn đề chung về chính sách tiền tệ
- Khái niệm: CSTT là tập hợp các quyết định của Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) về mức cung ứng tiền tệ nhằm ổn định thị trường và kiềm
chế lạm phát.
- Luật về CSTT:
- Để điều tiết kinh tế vĩ mô: NHNN sử dụng các công cụ để bơm tiền
vào hoặc rút tiền ra.
- Chủ thể của CSTT: NHNN can thiệp vào thị trường tiền tệ.
- Đối tượng:Các ngân hàng thương mại.
- Tác dụng: Ổn định thị trường tiền tệ, hỗ trợ chính sách tài khóa,
Kiểm soát lạm phát; Tác động đến đầu tư, tiêu dùng; Tác động đến hoạt
động XNK.
* Các công cụ và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR).
- Nghiệp vụ thị trường mở (OMO).
- Lãi suất chiết khấu (Discount Interest).
- Hạn chế: Không có hiệu lực để điều tiết nền kinh tế trong các tình
huống quá nóng hoặc suy thoái.
3.3. Chính sách kinh tế quốc tế (CSKTQT)
* Những vấn đề chung về chính sách thương mại quốc tế
- KN: Là tập hợp các quyết định của Nhà nước về quan hệ TMQT.
- Luật về KTQT:
- Chủ thể xây dựng CSTMQT: Nhà nước
11



- Đối tượng chịu tác động: người sản xuất và tiêu dùng liên quan.
- Chịu ảnh hưởng của quan hệ giữa các quốc gia với nhau.
- Vai trò của CSTMQT.
* Các công cụ và cơ chế tác động của chính sách thương mại quốc
tế
- Thuế quan: đánh vào hàng hóa khi XNK.
- Thủ tục hải quan: có thể là rào cản thương mại quốc tế.
- Tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế.
3.4. Chính sách đầu tư (CSĐT)
* Những vấn đề chung về chính sách đầu tư
- KN: CSĐT là tập hợp các quyết định của Nhà nước liên quan đến
đầu tư công và môi trường đầu tư tư nhân.
- Luật pháp và chính sách về đầu tư:
- Trong nền kinh tế thị trường: đầu tư công thường hạn chế trong số
lĩnh vực
- Đầu tư tư nhân đòi hỏi: môi trường ổn định tương đối và tính sinh
lời
- Chủ thể CSĐT: là các cấp chính quyền có thẩm quyền
- Đối tượng tác động của CSĐT: các tổ chức đầu tư công và đầu tư tư
nhân.
- Đối tượng thụ hưởng: là nhà đầu tư và người lao động, cộng đồng.
- Chính sách đầu tư tác động theo cả hai chiều: hạn chế hoặc khuyến
khích.
- Vai trò: Tư tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các hoạt động
đầu tư.
* Công cụ và cơ chế tác động của chính sách đầu tư
- Nhóm các công cụ bảo hộ đầu tư
- Nhóm các công cụ định hướng đầu tư:

- Nhóm các công cụ ưu đãi đầu tư:
- Nhóm các công cụ hạn chế đầu tư:
12


4. VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
4.1. Thực trạng vận dụng chính sách kinh tế của Nhà nước ta
trong quá trình đổi mới
* Thành công trong vận dụng các CSKT của Nhà nước ta
- Từng bước hạn chế can thiệp hành chính vào các quyết định vi mô,
phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương.
- Nhà nước ta đã quản lý nền kinh tế bằng chính sách thị trường.
- Chính sách tài khóa hiệu quả hơn.
- Chính sách thương mại quốc tế dần chuẩn hóa theo pháp luật và hội
nhập.
- Chính sách đầu tư đã từng bước hiệu quả hơn.
- Cải cách hành chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động
kinh tế.
Hoạch đinh và thực thi thành công các chính sách kinh của Nhà nước
ta đã góp phần to lớn vào các thành tựu kinh tế chung của cả nước.
* Hạn chế trong vận dụng chính sách kinh tế của Nhà nước ta
- Chính sách tài khóa: Còn chịu ảnh hưởng của quan điểm bao cấp;
NSNN còn bao cấp không rõ ràng; Chi đầu tư phát triển mang lại hiệu quả
thấp; Hệ thống các sắc thuế triển khai thực hiện không nghiêm.
- Chính sách tiền tệ: chưa phối hợp tốt với chính sách tài khóa; Còn
nặng về kiểm soát hành chính.
- Chính sách thương mại quốc tế: chưa chú trọng vào các giải pháp
tạo dựng năng lực ứng phó quốc gia.
- Chính sách đầu tư: môi trường khuyến khích đầu tư theo chiều
rộng,cơ cấu kinh tế chậm dịch chuyển.

Thể chế để xây dựng và thực thi chính sách kinh tế thiếu ổn định,
thiếu đồng bộ, hiệu quả thực thi chính sách kinh tế chưa cao.
* Nguyên nhân hạn chế trong vận dụng CSKT của Nhà nước ta
- Nguyên nhân khách quan: Nền kinh tế thị trường ở trình độ chưa
cao; Dân cư chưa có tập quán thị trường; Quản lý NN yếu kém…
13


- Nguyên nhân chủ quan từ phía Nhà nước: Tình trạng lý luận về
quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường lạc hậu; Lúng túng trong
xác định các nguyên tắc XHCN; Năng lực của bộ máy và công chức Nhà
nước chưa đáp ứng yêu cầu; Thu nhập của công chức thấp; Quy trình xây
dựng và tổ chức thực hiện chính sách kinh tế của Nhà nước chưa thật hợp
lý.
4.2. Phương phướng hoàn thiện chính sách kinh tế của Nhà nước
ta
Văn kiện Đại hội Đảng XI đã nêu rõ: “Thực hiện hệ thống cơ chế và
chính sách phù hợp, đặc biệt là cơ chế, chính sách tài chính, tiền tệ nhằm
nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh
của nền kinh tế”.
- Chính sách tài khóa phải được hoàn thiện theo hướng động viên
hợp lý, phân phối và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực.
- Hoàn thiện chính sách tiền tệ theo hướng chủ động và linh hoạt để
thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát.
- Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế theo hướng kết hợp giữa
tự do hóa thương mại và bảo vệ lợi ích quốc gia.
- Hoàn thiện chính sách đầu tư theo hướng khuyến khích sự phát
triển và nâng cao hiệu quả đầu tư tư nhân, FDI và nâng cao hiệu quả đầu
tư của Nhà nước.
- Tích cực xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạch định và tổ chức

thực hiện chính sách kinh tế của Nhà nước:
- Nâng cao năng lực bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế:


Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý,



Tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan dân cử,



Xây dựng nền hành chính Nhà nước trong sạch, vững mạnh,



Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức quản lý Nhà nước về kinh

tế
Bảo đảm quản lý nền kinh tế thị trường một cách thống nhất,
thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.


14


CHUYÊN ĐỀ 4: MỤC TIÊU QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ
1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ

1.1. Khái niệm kinh tế vĩ mô

1.2. Quản lý kinh tế vĩ mô
1.2.1. Khái niệm: Là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của
cơ quan quản lý nhà nước lên những vấn đề tổng thể của nền kinh tế quốc
dân nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế chung của quốc gia như tăng
trưởng, ổn định và phát triển.
1.2.2. Một số lưu ý rút ra từ khái niệm

15


Thứ nhất, chủ thể của quản lý kinh tế vĩ mô là hệ thống các cơ quan
nhà nước được ủy quyền quản lý nền kinh tế quốc gia. Hệ thống này có cơ
cấu tổ chức phức tạp, bao gồm cả cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp,
được quản lý thống nhất theo ngành, lĩnh vực ở phạm vi quốc gia, đồng
thời được phân cấp quyền tự chủ quản lý theo lãnh thổ cho các cấp chính
quyền địa phương.
Thứ hai, đối tượng tác động của quản lý kinh tế vĩ mô là sự vận động
của tổng thể nền kinh tế quốc dân với tư cách một chỉnh thể với các quy
luật vận động vừa phản ánh hành vi của các chủ thể kinh tế riêng biệt, vừa
thiết lập các mối quan hệ cân bằng và phát triển khách quan, độc lập với ý
muốn của các chủ thể kinh tế đó.
Thứ ba, quản lý kinh tế vĩ mô, với tư cách hành vi của cơ quan quản
lý nhà nước đại diện cho lợi ích chung của quốc gia, phải hướng đến các
mục tiêu chung của nền kinh tế quốc gia, cụ thể là hướng tới nâng cao hiệu
quả chung của nền kinh tế, tạo môi trường sản xuất kinh doanh ổn định,
thiết lập trạng thái phân phối của cải công bằng mà xã hội chấp nhận được.
Thứ tư, tác động quản lý kinh tế vĩ mô, một phần, dựa trên quyền lực
chính trị của Nhà nước với tư cách cơ quan công quyền với công cụ luật
pháp, phần khác, phải phù hợp với các nguyên tắc, quy luật vận động của
thị trường nhằm thông qua thị trường điều tiết hành vi của người sản xuất

và người tiêu dùng.
1.2.3. Vai trò của quản lý kinh tế vĩ mô
Một là, quản lý kinh tế vĩ mô hướng hành vi của các chủ thể kinh tế
tới các lợi ích chung của quốc gia, hạn chế các hành vi dẫn tới mất cân
bằng trên các thị trường, khuyến khích các hoạt động có lợi cho vị thế của
quốc gia trên trường quốc tế, tới sự sự ổn định, phát triển kinh tế nhanh và
bền vững.
Hai là, quản lý kinh tế vĩ mô có mục tiêu ổn định các điều kiện pháp
lý, kinh tế, xã hội, chính trị cần thiết cho hoạt động sản xuất - kinh doanh
của các doanh nghiệp và hoạt động tiêu dùng của dân cư. Sự ổn định kinh
tế vĩ mô khuyến khích các nhà đầu tư phát triển sản xuất, khuyến khích
người lao động làm việc và tiêu dùng hợp lý, qua đó thúc đẩy nền kinh tế
phát triển bền vững.
Ba là, quản lý kinh tế vĩ mô góp phần phân bổ, sử dụng hiệu quả các
nguồn lực cho các ngành, lĩnh vực, khu vực khác nhau trong nền kinh tế.
16


Ngoài vai trò tạo điều kiện cho thị trường phân bổ hiệu quả nguồn lực, sự
can thiệp của Nhà nước trong quản lý kinh tế vĩ mô còn bổ sung cơ chế
phân phối của cải qua ngân sách nhà nước, cơ chế đầu tư công nhằm cung
cấp hàng hóa công cộng, hàng hóa khuyến dụng cho xã hội.
Bốn là, quản lý kinh tế vĩ mô còn thống nhất sức mạnh quốc gia, tạo
dựng năng lực cạnh tranh của quốc gia trên thị trường thế giới.
2. HỆ THỐNG CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ
2.1. Mục tiêu tăng trưởng
2.2. Mục tiêu ổn định
2.2.1. Mục tiêu giải quyết việc làm, hạn chế tỷ lệ thất nghiệp
2.2.2. Mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức vừa phải
2.2.3. Mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái

2.2.4. Mục tiêu cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
2.2.5. Mục tiêu công bằng kinh tế (hay giảm bất bình đẳng kinh tế)
2.3. Mục tiêu phát triển kinh tế
2.4. Mục tiêu phát triển bền vững
3. CÁC KHÓ KHĂN, TRỞ NGẠI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
TRONG HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU KINH
TẾ VĨ MÔ
3.1.Những khó khăn, trở ngại chủ yếu trong hoạch định và thực hiện
các mục tiêu kinh tế vĩ mô
3.1.1.Những khó khăn, trở ngại khách quan
3.1.2. Những khó khăn, trở ngại chủ quan
3.2. Giải pháp khắc phục các khó khăn, trở ngại chủ yếu trong hoạch
định và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô

17


CHUYÊN ĐỀ 3: BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH
TẾ Ở VIỆT NAM
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ KINH TẾ
2. BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở VIỆT
NAM

18


3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH
TẾ Ở VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo:


Các Nghị quyết Đại hội Đảng VII, VIII, IX, X, XI



Giáo trình Quản lý kinh tế

A. NỘI DUNG
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ KINH TẾ
Mỗi quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển đều có bộ
máy quản lý nhà nước về kinh tế tương ứng. Với nước ta, trong bối cảnh
vừa tạo lập, xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, vừa vận hành nền kinh tế ðó theo cõ chế thị trýờng thì “tư duy
và cách ứng xử” mới trong xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
một cách có cơ sở khoa học, thiết thực, hiệu quả là vấn đề quan trọng, có ý
nghĩa to lớn trên nhiều phương diện.
1.1. Khái niệm bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là một chỉnh thể các bộ phận
trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước, có chức năng, quyền hạn,
nhiệm vụ khác nhau, có quan hệ, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, được
bố trí thành cấp và khâu để thực hiện chức năng nhất định của quản lý
nhà nước về kinh tế nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra.
Trong khái niệm bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trên đây, cần
thấy rõ những nội dung, yếu tố sau:
Chỉnh thể các bộ phận hợp thành bộ máy: Số lượng các bộ phận của
bộ máy quản lý vừa đủ, không thừa, không thiếu xét theo cả quan hệ dọc
và quan hệ ngang.

Chức năng quản lý: Chức năng quản lý là những hoạt động tất yếu,
nảy sinh và là kết quả của phân công lao động trong quá trình quản lý,
được xác định cho từng bộ phận của bộ máy quản lý nói chung, bộ máy
quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng. Chức năng bộ máy quản lý nói
chung là nhiệm vụ cơ bản, xuyên suốt vốn có của một tổ chức, một đơn vị
19


mà từ đó bộ máy quản lý được hình thành, hiện hữu và vận động vì tổ
chức, vì đơn vị đó.
Các quyền hạn, nhiệm vụ: Quyền hạn, nhiệm vụ quản lý được xác
định tương ứng cho từng bộ phận trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh
tế.
Quan hệ ràng buộc, phụ thuộc nhau: Mỗi bộ phận có tính độc lập
tương đối, nhưng không tách rời, không đối lập nhau, ngược lại, là tiền đề
cho nhau.
Cấp quản lý: Cấp quản lý thể hiện là quan hệ dọc, giữa cấp trên, cấp
dưới. Mỗi cấp là một tập hợp gồm nhiều bộ phận.
Khâu Quản lý: Khâu quản lý là tập hợp các bộ phận của cùng một
cấp quản lý, các bộ phận là ngang quyền, bình đẳng; do đó, quan hệ giữa
các khâu là hợp tác với nhau trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao.
1.2. Đặc điểm của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
Đặc điểm về kinh tế: Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nắm và chi
phối các nguồn lực kinh tế. Các nguồn lực này bao gồm:
- Nguồn lực tiền tệ, tài chính: Ngân sách nhà nước; giá trị các cổ
phần của nhà nước tại các công ty cổ phần trong và ngoài nước;...
- Nguồn lực vật chất như thiết bị, máy móc, phương tiện...trong các
doanh nghiệp nhà nước, dự trữ quốc gia,...
- Nguồn lực tài nguyên: Đất đai, rừng, biển, khoáng sản,...

Đặc điểm về tổ chức: Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế thuộc
“Kiến trúc thượng tầng”. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là một phân
hệ của hệ thống cơ quan nhà nước vừa thuộc “Kiến trúc thượng tầng”, vừa
có quyền lực, lại nắm thực lực to lớn. Do đó, nó tác động tới cơ sở hạ tầng
có thể theo nhiều hướng khác nhau với kết quả khác nhau.
Đặc điểm về hoạt động: Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hoạt
động bằng quyền lực công và thông qua quyền lực công. Nhà nước quản lý
nền kinh tế bằng pháp luật và bằng các văn bản qui phạm pháp luật, bằng
thể chế, chính sách có tính pháp lý với sức mạnh hiệu lực tương ứng.
Tiềm ẩn xu hướng quan liêu hóa: Bộ máy quản lý nhà nước về kinh
tế do có quyền lực lớn, nắm thực lực lớn và sức mạnh chi phối nên dễ có
20


nguy cơ quan liêu hóa. Đặc biệt dễ xảy ra tình trạng quan liêu khi quyền
lực tập trung cao độ, thái quá ở cấp trên.
1.3. Yêu cầu cơ bản đối với bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
Một bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả cao phải đảm bảo yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, số cấp và khâu hợp lý.
Thứ hai, xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ mỗi cấp, khâu.
Thứ ba, thiết thực, hiệu quả.
Thứ tư, bảo đảm đủ ổn định, linh hoạt cần thiết:
1.4. Vai trò của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế


Sử dụng hữu hiệu các nguồn lực cho phát triển.

Duy trì, dẫn dắt các hoạt động kinh tế phù hợp với định hướng
phát triển kinh tế của đảng cầm quyền và của nhà nước.



Bảo đảm các hoạt động kinh tế tuân thủ theo pháp luật, thiết
thực, hiệu quả.


Phối hợp cùng các ngành, lĩnh vực khác thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước để ra trong từng thời kỳ nhất định.


Thúc đẩy và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại một cách thiết
thực, hiệu quả.


2. BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở VIỆT NAM
2.1. Đặc điểm bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam
Ngoài đặc điểm chung trên đây, ở Việt Nam, bộ máy quản lý nhà
nước về kinh tế có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nằm trong bộ máy nhà
nước nói chung.
Thứ hai, dù cũng là ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng
chỉ độc lập tương đối, tính thống nhất trong điều hành bộ máy là phổ biến,
cơ bản, thể hiện rõ Nhà nước ta là của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh
đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ ba, nền kinh tế nước ta dựa trên nền tảng sở hữu công. Do đó bộ
máy quản lý nhà nước về kinh tế với tư cách đại diện chủ sở hữu có quyền
21


lực chi phối mạnh, khối lượng nguồn lực kinh tế to lớn của quốc gia,

ngành, lãnh thổ, địa phương.
2.2. Khái lược lịch sử ra đời và phát triển của bộ máy quản lý
nhà nước về kinh tế của Việt Nam
2.2.1.Quá trình hình thành bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
của Việt Nam
2.2.1.1. Bộ máy QLNN về kinh tế của Việt Nam trước đổi mới:
- Cách mạng tháng 8 thành công (1945), nhà nước kiểu mới đầu tiên
ở Đông Nam Á ra đời - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Việt
Nam. Bộ máy nhà nước nói chung, trong đó có bộ máy quản lý nhà nước
về kinh tế hình thành, hoạt động với mục tiêu vừa kháng chiến, vừa kiến
quốc. Một số cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế được xác lập, hoạt động:
Bộ Ngân khố, Bộ canh nông...Bộ máy quản lý kinh tế hoạt động trong điều
kiện chiến tranh, phục vụ sự nghiệp cách mạng, dân tộc, dân chủ.
Đến 5/1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, bộ máy quản lý nhà nước
về kinh tế được xác lập và hoàn thiện phù hợp với nhiệm vụ chiến lược
mới vừa xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa đấu tranh, chi
viện giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.
Ở miền Bắc, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế thực hiện điều hành
nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ bằng hệ thống mệnh
lệnh hành chính, trực tiếp; quan hệ kinh tế bao cấp, xét duyệt, ban phát, xin
- cho.
Với đặc trưng và cơ chế quản lý đó, bộ máy quản lý nhà nước về
kinh tế vừa cồng kềnh, nhiều tầng nấc và kém hiệu quả là điều khó tránh
khỏi.
- Từ 1976 đến trước 12/1986:
Đất nước thống nhất (4/1975), Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ IV (1976 - 1980) đã chỉ ra con đường xây dựng, phát triển kinh tế xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên phạm vi cả nước. Đồng thời, bộ máy nhà
nước nói chung, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng được xác
lập, hoàn thiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới: Xây dựng kinh tế xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

22


Do điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ quản lý nên việc tách, nhập, xây
dựng hình thành bộ máy mới của quản lý nhà nước về kinh tế là một tất
yếu.
2.2.1.2. Bộ máy QLNN về kinh tế của Việt Nam sau đổi mới:
Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã chỉ ra và xác
lập mô hình nền kinh tế nước ta: kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và vận
hành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo “cơ chế thị trường có sự
quản lý nhà nước, bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ
khác”.
Với quan điểm đổi mới kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, bộ máy
quản lý nhà nước về kinh tế không ngừng được cải cách, hoàn thiện để phù
hợp với mô hình nền kinh tế mới – kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
2.2.2. Khái quát hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở
nước ta
- Về tổ chức
Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta được tổ chức
phù hợp với hệ thống tổ chức hành chính nhà nước, bao gồm:
+ Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp TW có (i) Quốc
hội, trong đó có các ủy ban liên quan trực tiếp tới quản lý nhà nước về
kinh tế như: Ủy ban kinh tế, ngân sách của Quốc hội; Ủy ban luật pháp, ủy
ban kinh tế đối ngoại,...(ii) Chính phủ, trong đó có các Bộ kinh tế thuộc
chính phủ; các Bộ, ban, ngành và tương đương thuộc chính phủ, (iii) Cơ
quan Tư pháp, có Viện kiểm sát tối cao, Tòa án nhân dân tối cao.
+ Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp địa phương (tỉnh

thành trực thuộc TW), như Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố; các sở và tương đương của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố.
+ Các cơ quan quản lư nhà nước về kinh tế quận, huyện
+ Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế phường, xã
- Về hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta:
Tùy theo mỗi thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm
thực hiện nhiệm vụ kinh tế đối nội, đối ngoại, bộ máy quản lý nhà nước về
23


kinh tế ở nước ta hoạt động theo quy định của pháp luật liên quan và các
quy định hướng dẫn của cơ quan có chức năng, thẩm quyền nhà nước trong
từng thời kỳ tương ứng.
2.3. Phân cấp và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở
Việt Nam
2.3.1. Phân cấp quản lý
- Nội dung phân cấp quản lý kinh tế
Nội dung cơ bản của phân cấp quản lý kinh tế nói chung, quản lý nhà
nước về kinh tế nói riêng ở nước ta đã tiến hành:
Phân cấp quyền hạn, nhiệm vụ cho bộ máy quản lý. Thực chất phân
định quyền lực trong quản lý kinh tế, phân định lại chức năng và thẩm
quyền quản lý.
Phân cấp rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, lợi ích. Thực chất là đảm bảo
công bằng giữa nghĩa vụ với lợi ích trong quản lý kinh tế, bảo đảm sự
tương ứng giữa trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lực với quyền hạn và lợi
ích.
- Phân cấp quản lý gắn với cải cách nền hành chính nhà nước:
Thực tế nước ta cho thấy: Phân cấp quản lý thực sự có hiệu lực, hiệu
quả khi gắn với các cải cách nền hành chính nhà nước, trong đó đặc biệt

cải cách thủ tục hành chính theo hướng phục vụ, bảo đảm hiệu quả thiết
thực.
2.3.2. Vận hành của bộ máy QLNN về kinh tế ở Việt Nam
Vận hành là hoạt động khiến mỗi bộ phận thực hiện chức năng của
mình và phối hợp với mọi bộ phận khác.
Hình dung một cách đơn giản thì vận hành là công việc vô cùng
phức tạp, vận hành đóng vai trò điều khiển cả một bộ máy hoạt động theo
quy củ để đưa hoạt động quản lý vào guồng quay hoàn hảo nhất.
Vận hành không ám chỉ riêng một cá nhân hay một công đoạn nào
của quản lý mà nó bao quát toàn bộ quá trình quản lý của bộ máy.
Muốn bộ máy quản lý vận hành ổn định cần sự phối kết hợp đồng
bộ giữa các khâu, các cấp quản lý một cách rõ ràng, thông suốt, nhất quán.

24


3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở
VIỆT NAM
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với bộ máy QLNN về kinh tế ở Việt
Nam
Loại vấn đề thứ nhất: Quản lý nhà nước về kinh tế đối mặt với nền
kinh tế mới và cơ chế quản lý kinh tế mới đang trong quá trình xác lập,
hoàn thiện.
Loại vấn đề thứ hai: Trực tiếp thuộc về bộ máy quản lý nhà nước về
kinh tế.
Những vấn đề đặt ra trên đây đòi hỏi các nhà lãnh đạo, các cán bộ,
công chức của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế cần nắm vững tư tưởng
của Đảng đã được chỉ ra trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI: “Nâng
cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối

với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (3)
3.2. Phương hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý
nhà nước về kinh tế ở nước ta
Việt Nam hiện nay là nước đang phát triển, thành viên của WTO, đã
và đang từng bước hoàn thiện hệ thống các thể chế phù hợp với kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu tổng quát: “Dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. để phù hợp với vận hành nền
kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, bộ máy quản
lý nhà nước về kinh tế của nước ta có nhiều vấn đề mới nảy sinh, đòi hỏi
phải có nhận thức mới nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh
tế.
3.2.1. Phương hướng cơ bản hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước
về kinh tế ở nước ta.
Tiếp tục kiện toàn hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, đảm
báo tinh gọn, đủ mạnh, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp yêu cầu vận hành nền
kinh tế thị trường nước ta.
3.2.2. Giải pháp chủ yếu hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về
kinh tế ở nước ta
Tiếp tục hoàn thiện pháp luật liên quan tới tổ chức bộ máy nhà nước
nói chung, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng (như Luật Tổ
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×