Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM cầu TRÙNG ở HEO tại HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH và THỬ NGHIỆM HIỆU QUẢ một số THUỐC điều TRỊ cầu TRÙNG HEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
-------- ---------

PHẠM THỊ BẠCH HUỆ

TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG Ở HEO TẠI HUYỆN
CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH VÀ THỬ NGHIỆM HIỆU
QUẢ MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ CẦU TRÙNG HEO

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 07/2007

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
-------- ---------

PHẠM THỊ BẠCH HUỆ

TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG Ở HEO TẠI HUYỆN
CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH VÀ THỬ NGHIỆM HIỆU
QUẢ MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ CẦU TRÙNG HEO


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NGUYỄN HỮU HƯNG

Cần Thơ, 07/2007

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: tình hình nhiễm cầu trùng ở heo tại huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh
và thử nghiệm hiệu quả một số thuốc điều trị cầu trùng heo.
Do sinh viên: ………………………………..thực hiện tại…………………….
Từ …………………………………………...đến……………………………...

Cần Thơ, ngày.....tháng…..năm 2007

Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2007

Duyệt bộ môn

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2007

Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

3


LỜI CẢM TẠ
Bước chân vào ngưỡng cửa đại học với bao khó khăn trong học tập, nhờ
sự động viên, khuyến khích của người thân, gia đình, sự hướng dẫn tận tình của
thầy cô và sự giúp đỡ của bạn bè cùng khoá đã tạo thành nguồn động lực to lớn giúp
tôi vượt qua bao gian lao để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Từ tận đáy lòng, tôi:
Xin chân thành biết ơn sâu sắc đến đấng sinh thành đã có công dưỡng dục
đến ngày hôm nay
Xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Hữu Hưng
Và các thầy cô trong Bộ môn Thú Y đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho em
hoàn thành bài luận văn này
Xin chân thành cám ơn anh Hoàng Thế Huy, nghiên cứu sinh lớp cao học
Thú Y k11
Xin chân thành cám ơn các chú, các anh Thú Y xã huyện Càng Long.
Đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp một cách

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thuận lợi.
Chân thành cám ơn tất cả bạn bè cùng khoá đã góp ý, động viên giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khoẻ.
trân trọng kính chào.

4



MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa.................................................................................................................i
Trang duyệt ............................................................................................................ii
Lời cảm tạ .............................................................................................................iii
Mục lục .................................................................................................................iv
Danh sách hình .....................................................................................................vii
Danh sách bảng ...................................................................................................viii
Tóm lược...............................................................................................................ix
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................... 1
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................. 2
2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH CẦU TRÙNG HEO Ở
TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC............................................................... 2
2.1.1 Tình
bệnh@
cầu Tài
trùng liệu
heo ở học
trong nước.
........................
2
Trung tâm Học
liệuhình
ĐHnghiên
CầncứuThơ
tập và

nghiên cứu
2.1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh cầu trùng heo ở ngoài nước......................... 4
2.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH CẦU TRÙNG Ở HEO. ........................... 5
2.2.1 Căn bệnh. .............................................................................................. 5
2.2.2 Đặc điểm chung về cầu trùng. ............................................................... 7
2.2.3 Cơ chế sinh bệnh. .................................................................................. 9
2.2.4 Vòng đời. .............................................................................................. 9
2.2.5 Miễn dịch. ........................................................................................... 11
2.2.6 Triệu chứng......................................................................................... 12
2.2.7 Bệnh tích............................................................................................. 12
2.2.8 Chẩn đoán. .......................................................................................... 13
2.2.9 Phòng trị.............................................................................................. 13
2.2.10 Ngăn ngừa và quản lý bệnh. ............................................................. 13
2.3 MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG ĐANG
ĐƯỢC ỨNG DỤNG Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC .................................. 14
CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................ 15

5


3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ HUYỆN CÀNG
LONG TỈNH TRÀ VINH............................................................................... 15
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 15
3.1.1.1 Khí hậu .................................................................................... 15
3.1.1.2 Thủy văn .................................................................................. 15
3.1.2 Vị trí địa lý.......................................................................................... 15
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 16
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. .......................................................................... 16
3.3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ................................. 16
3.3.1 Thời gian thực hiện ............................................................................. 16

3.3.2 Đối tượng khảo sát. ............................................................................. 16
3.3.3 Địa điểm phân tích mẫu....................................................................... 17
3.3.4 Phương pháp kiểm tra phân tìm noãn nang cầu trùng. .......................... 17
3.3.4.1 Phương pháp phù nổi (Fuleborn, 1920). .................................. 17
Phương
phápThơ
đếm noãn
nang liệu
cầu trùng
Trung tâm Học 3.3.4.2
liệu ĐH
Cần
@ Tài
họctheo
tập và nghiên cứu
phương pháp đếm trứng Mc. Master......................................... 17
3.3.4.3 Phương pháp nuôi cấy để xác định thời gian sinh
bào tử........................................................................................ 18
3.3.4.4 Phương pháp định danh phân loài ........................................... 19
3.4 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ HEO. ................................................. 19
3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THỐNG KÊ .......................................................... 22
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 23
4.1 TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG HEO TẠI HUYỆN CÀNG
LONG TỈNH TRÀ VINH. ............................................................................ 24
4.2 TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG CỦA HEO Ở 2 PHƯƠNG
THỨC NUÔI................................................................................................. 26
4.3 TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG HEO THEO LỨA TUỔI ...................... 28
4.4 THÀNH PHẦN LOÀI CẦU TRÙNG KÝ SINH Ở HEO TẠI
HUYỆN CÀNG LONG.................................................................................. 31


6


4.4.1 Tóm tắt hình dạng, kích thước và thời gian sinh bào tử của các
loài cầu trùng heo. ............................................................................... 31
4.4.2 Thành phần loài cầu trùng ký sinh ở heo ............................................. 33
4.4.3 Tình hình nhiễm các loài cầu trùng ký sinh ở heo theo lứa tuổi. .......... 35
4.5 TÌNH HÌNH NHIỄM GHÉP CÁC LOÀI CẦU TRÙNG THEO LỨA
TUỔI ............................................................................................................. 38
4.6 HIỆU QUẢ CỦA 2 LOẠI THUỐC TẨY TRỪ CẦU TRÙNG HEO.............. 39
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 41
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................... 41
5.2 ĐỀ NGHỊ ....................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 42
PHỤ CHƯƠNG.................................................................................................... 43

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

7


DANH SÁCH HÌNH
Nội dung

Trang

Hình 2.2.1a Các loài cầu trùng................................................................................ 6
Hình 2.2.2a Giống Eimeria ..................................................................................... 8
Hình 2.2.2b Giống Isospora.................................................................................... 8
Hình 2.2.2c Cấu tạo noãn nang giống Eimeria ........................................................ 9

Hình 2.2.4 Vòng đời của noãn nang cầu trùng Isospora suis................................. 11
Hình 3.4a Chai thuốc Bio-Quinococ ..................................................................... 20
Hình 3.4b Chai thuốc Baycox 5%......................................................................... 20
Hình 4.1 So sánh tỷ lệ nhiễm cầu trùng heo giữa 3 xã của huyện Càng
Long, tỉnh Trà Vinh.............................................................................. 25
Hình 4.2 Phương thức nuôi gia đình nền ximăng .................................................. 27
Hình 4.3a So sánh tỷ lệ nhiễm cầu trùng heo theo lứa tuổi.................................... 29
Hình 4.3b Heo con bị tiêu chảy do bệnh cầu trùng................................................ 30
HìnhHọc
4.3c Heo
cọc do
bị cầu
trùng@
..................................................................
Trung tâm
liệucòiĐH
Cần
Thơ
Tài liệu học tập và nghiên30cứu
Hình 4.4.2a Isospora suis .................................................................................... 33
Hình 4.4.2b Eimeria perminuta ........................................................................... 33
Hình 4.4.2c Eimeria polita .................................................................................. 33
Hình 4.4.2d Eimeria suis ..................................................................................... 33
Hình 4.4.2e Eimeria debliecki ............................................................................. 33
Hình 4.4.2f Eimeria scabra ................................................................................. 33
Hình 4.4.2g Eimeria scabra sinh bào tử sau 10 ngày nuôi .................................... 34
Hình 4.4.2h Eimeria suis sinh bào tử sau 7 ngày nuôi......................................... 34
Hình 4.4.2i Eimeria polita sinh bào tử sau 9 ngày nuôi........................................ 34
Hình 4.4.2k Eimeria debliecki sinh bào tử sau 7 ngày nuôi................................. 34
Hình 4.4.2l Isospora suis sinh bào tử sau 2 ngày nuôi......................................... 34

Hình 4.4.3a So sánh thành phần loài cầu trùng ký sinh theo tuổi.......................... 36
Hình 4.4.3b Heo con bị tiêu chảy phân trắng đến vàng kem.................................. 37
Hình 4.5 So sánh tỷ lệ nhiễm ghép các loài cầu trùng heo theo lứa tuổi ................ 39

8


DANH SÁCH BẢNG
Nội dung

Trang

Bảng 2.2.1 Tóm tắt đặc điểm hình dạng, kích thước các loài cầu trùng................... 7
Bảng 3.4 Phát đồ điều trị bệnh cầu trùng heo........................................................ 20
Bảng 4.1 Kết quả tình hình nhiễm cầu trùng heo tại huyện Càng Long,
tỉnh Trà Vinh......................................................................................... 24
Bảng 4.2 Kết quả tình hình nhiễm cầu trùng của heo 2 phương thức
nuôi ...................................................................................................... 26
Bảng 4.3 Kết quả tình hình nhiễm cầu trùng heo theo lứa tuổi ............................. 28
Bảng 4.1.1 Hình dạng, kích thước và thời gian sinh bào tử của các loài
cầu trùng heo. .................................................................................... 31
Bảng 4.4.2 Kết quả thành phần loài cầu trùng ký sinh ở heo................................. 33
Bảng 4.4.3 Tình hình nhiễm các loài cầu trùng ký sinh ở heo theo lứa
tuổi ..................................................................................................
Trung tâm Học liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên35cứu
Bảng 4.5 Tình hình nhiễm ghép các loài cầu trùng ký sinh ở heo theo
lứa tuổi .............................................................................................. 38
Bảng 4.6a Hiệu quả của 2 loại thuốc tẩy trừ cầu trùng heo................................... 39
Bảng 4.6b Hiệu quả kinh tế của 2 loại thuốc......................................................... 40


9


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
---

---

Trong tình hình chăn nuôi heo hiện nay ở nước ta, để tăng năng suất phải
đáp ứng nhu cầu về thức ăn, con giống, chuồng trại, đồng thời hạn phải chế dịch
bệnh, tăng khả năng tăng trưởng của heo. Trong những bệnh làm giảm năng suất
ngành chăn nuôi heo đó là bệnh tiêu chảy thường xảy ra ở heo, nó gây tổn thất kinh
tế đáng kể. Một câu hỏi đặt ra là ngoài vi khuẩn ra, ký sinh trùng đường tiêu hóa có
vai trò gì trong bệnh tiêu chảy ở heo?
Bệnh cầu trùng không gây thành ổ dịch lớn nhưng thường kéo dài âm ỉ, làm
giảm năng suất chăn nuôi, là yếu tố mở đường cho mầm bệnh khác xâm nhập. Theo
Lâm Thị Thu Hương (2004) heo nuôi ở một số trang trại khu vực thành phố Hồ Chí
Minh nhiễm cầu trùng từ 7,53% - 44,47%. Bệnh cầu trùng còn làm thiệt hại về kinh
tế đáng kể cho ngành chăn nuôi heo. Theo M.W.Welter (1996) bệnh do Isospora

Trung tâm
Họchạiliệu
ĐHUSD.
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
gây thiệt
10 triệu
Để giúp người chăn nuôi hiểu thêm tác hại nghiêm trọng của bệnh cầu trùng
ở heo đồng thời khuyến cáo về cách phòng trị bệnh cầu trùng góp phần nâng cao

năng suất chăn nuôi. Được sự đồng ý của Bộ môn Thú Y - Khoa Nông nghiệp và
Sinh học ứng dụng - Trường Đại Học Cần Thơ chúng tôi đã thực hiện đề tài “Tình
hình nhiễm cầu trùng ở heo tại huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh và thử nghiệm hiệu
quả một số loại thuốc điều trị cầu trùng heo”, với mục đích xác định:
- Tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm cầu trùng heo tại huyện.
- Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở 2 phương thức nuôi, 2 kiểu chuồng nuôi.
- Thành phần loài cầu trùng heo ký sinh ở heo.
- Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi.
- Tỷ lệ nhiễm ghép các loài cầu trùng ký sinh ở heo.
- Hiệu quả điều trị cầu trùng của một số loại thuốc.

10


CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
---

---

2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH CẦU TRÙNG HEO Ở TRONG NƯỚC
VÀ NGOÀI NƯỚC.
2.1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh cầu trùng heo ở trong nước.
Theo Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1982) qua điều tra trong công
trình nghiên cứu “bệnh ký sinh trùng”, tập IV cho biết tình hình nhiễm cầu trùng và
tổng kết nghiên cứu bệnh cầu trùng heo ở miền Nam tại viện Pasteur thành phố Hồ
Chí Minh cho biết tỷ lệ heo nhiễm cầu trùng là 7,39%; ở heo con tiêu phân trắng là
2,43% với 5 loài cầu trùng thuộc 2 giống Isospora và Eimeria.
Có 5 năm loài cầu trùng ký sinh ở heo, trong đó có 1 một loài thuộc giống
Isospora và 4 bốn loài thuộc giống Eimeria. Nhiễm cao nhất là loài Eimeria

debliecki 32,95% kế đến là loài Eimeria suis 24,14%, Eimeria perminuta 19,31%,

Trung tâm
Học
liệu7,10%
ĐH và
Cần
liệu suis
học2,74%
tập (Bùi
và nghiên
cứu
Eimeria
scabra
thấpThơ
nhất là@
loàiTài
Isospora
Thanh Dũng
,1999).
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), cho biết các loài cầu trùng
ghi nhận được ở phân heo con tiêu chảy là Isospora suis, Eimeria debliecki,
Eimeria scabra, Eimeria perminuta, Eimeria spinosa. Trong đó Isospora suis có vai
trò gây bệnh nặng hơn Eimeria spp.
Đỗ Trung Giã (1998), qua điều tra tình hình nhiễm cầu trùng ở một số trại
heo trong tỉnh Cần Thơ cho thấy tỷ lệ nhiễm ở các trại như sau: trại gia đình thành
phố Cần Thơ 56,84%, trại thực nghiệm khoa Nông Nghiệp 23,65%, trại chăn nuôi
miền Tây 4,49%, trại nông trường Sông Hậu 4,49%, trại 1 nông trường Sông Hậu
24,33%.
Theo Bùi Thanh Dũng (1999) tỷ lệ nhiễm cầu trùng tài huyện Thanh Bình

tỉnh Đồng Tháp là 42% với mức độ 1+ là 68,91%, mức 2+ là 27,02%, mức độ 3+ là
4,05%. Nhiễm cao nhất ở xã Tân Thạnh 49,32%, kế đến là xã Tân Mỹ 39,32%, thấp
nhất là xã Tân Quới 34,78%.Tỷ lệ nhiễm cầu trùng biến động theo lứa tuổi: heo từ
1-4 tuần tuổi nhiễm 33,23%, heo 4-9 tuần tuổi nhiễm 36,61%, heo trên 2 tháng đến
11


4 tháng nhiễm 49,60% và heo sinh sản nhiễm 54,31%. Có 5 loài cầu trùng ký sinh ở
heo, trong đó nhiễm cao nhất là loài Eimeria debliecki 32,95%, kế đến là loài
Eimeria suis 24,14%, Eimeria perminuta 7,10% và thấp nhất là loài Isospora
suis2,74%. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở heo phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện vệ sinh:
heo nuôi nhốt trên nền xi măng nhiễm 32,06% thấp hơn so với heo nuôi nhốt trên
nền đất nhiễm 52,97% (thành phần loài cầu trùng ký sinh theo tuổi heo: loài nhiễm
phổ biến nhất là Eimeria debliecki từ 45,29% - 98,41%, nhiễm cao nhất ở heo sinh
sản, loài nhiễm ít phổ biến nhất là Isospora từ 1,61% – 14,28%, nhiễm cao ở heo
dưới 4 tuần tuổi và heo sinh sản.
Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997), để phòng bệnh cầu trùng
phải chăm sóc heo tốt quét dọn tẩy rửa chuồng thường xuyên. Về điều trị có thể
dùng các loại thuốc sau:
Amprolium dung dịch 9,6%, mỗi con 2ml cho uống hàng ngày, uống liên tục
5 ngày cho hiệu quả tốt.
Sulfadinidine
1mg/5kg
thể@
trọng
trộnliệu
thức ăn
chotập
ăn 2 –và
3 ngày

liền. cứu
Trung tâm Học
liệu ĐHliềuCần
Thơ
Tài
học
nghiên
Nitrofurazole liều 0,044% trộn thức ăn trong 7 ngày.
Theo Lâm Thị Thu Hương (2004), heo nhiễm cầu trùng có tỷ lệ nhiễm cao
với loài Isospora, chiếm 45% số đàn và 26% cá thể heo con sau đó đến
Cryptosporidium và Eimeria với tỷ lệ tương ứng 10,55% và 7,53%. Ngoài Isospora
suis và Cryptosporidium parvum, còn 5 loài Eimeria đã được xác định bao gồm
Eimeria porci, Eimeria neodcbliecki, Eimeria perminuta, Eimeria scabra và
Eimeria debliecki.
Isospora suis là loại thường thấy nhất ở những heo con bị tiêu chảy, sau đó
đến Cryptosporidium parvum. Eimeria spp thấy nhiều ở cả phân bình thường.
Theo nhiều nghiên cứu thế giới, việc nhiễm Isospora suis thường xảy ra khi
heo con tiếp xúc với noãn nang hiện diện trong phân tồn đọng trên nền chuồng hay
trong các hốc chũng từ những lứa heo được nuôi trước đó, trong khi nguồn lây
nhiễm Eimeria chủ yếu từ heo nái mẹ và Cryptosporidium chủ yếu từ nguồn nước.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và Trần Thu Nga (2005), xét nghiệm tìm noãn
nang cầu trùng trong gồm 600 mẫu cặn nền chuồng, sân chơi và khu vực quanh

12


chuồng, tại 13 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên, kết quả cho thấy: cả ba khu vực điều bị ô
nhiễm noãn nang cầu trùng với tỷ lệ trung bình 30,76% ở cặn nền chuồng, 21,02%
với mẫu cặn sân chơi và 17,43% với mẫu đất quanh chuồng.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và Trần Thu Nga (2005), cho biết tỷ lệ và cường

độ nhiễm cầu trùng theo tuổi:
Giai đoạn sơ sinh – 2 tháng tuổi: heo có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất
(56,19%), heo nhiễm ở cường độ từ nhẹ đến rất nặng đều cao hơn so với các lứa
tuổi khác.
Giai đoạn trên 6 tháng tuổi: tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thấp nhất
(28,76%), heo chỉ nhiễm ở cường độ nhẹ đến trung bình (số lượng noãn nang/gram
phân từ 1.257 – 4.272).
Tình trạng vệ sinh thú y tốt: tỷ lệ heo nhiễm cầu trùng là thấp nhất (16,05 –
34,61%).
Tình trạng vệ sinh thú y trung bình: tỷ lệ heo nhiễm cầu trùng cao hơn (48,05
– 65,09%).
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tình trạng vệ sinh thú y kém: heo nuôi trong tình trạng vệ sinh thú y kém có
tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng cao nhất (55,45% - 66,30%)
Tình trạng phân bình thường: tỷ lệ heo nhiễm cầu trùng là thấp nhất (31,22%
- 42,57%), tình trạng phân sệt: tỷ lệ heo nhiễm cầu trùng tăng lên rõ rệt (41,57% 56,19%). Trạng thái phân lỏng: tỷ lệ heo nhiễm cầu trùng cao nhất (46.67% 57,14%) heo nhiễm nhiều ở cường độ nặng và rất nặng.
Lâm Thị Thu Hương (2004), cho rằng đa số các mẫu phân heo nhiễm
Isospora ở cường độ cao thì phân hơi sệt và có màu từ vàng kem đến vàng sậm, đôi
khi xám. Đối với Cryptosporidium parvum cho rằng những mẫu phân nhiễm noãn
nang của ký sinh trùng này ở cường độ cao thì heo thường bị tiêu chảy lỏng. Ngoài
tác hại gây tiêu chảy trên heo thì Cryptosporidium parvum còn có vai trò quan trọng
trong việc làm vấy nhiễm nguồn nước và gây bệnh cho con người.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh cầu trùng heo ở ngoài nước.
Ohen và ctv (1996), Wieter và ctv (2001), ở Đức; Chal và ctv (1998), ở Hàn
Quốc. Các tác giả này đều ghi nhận sự hiện diện của noãn nang Isospora suis trên

13



50 – 70% các trại được khảo sát. Trên thế giới những công trình nghiên cứu cho
thấy heo con trong giai đoạn trước cai sữa thường nhiễm Isospora suis với tỷ lệ khá
cao từ 4,5% - 54% tùy theo điều kiện chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại và vùng địa lý
(Roepstorff và ctv, 1998 ; Driesen và ctv, 1993). Các tác giả này ghi nhận heo
nhiễm Isospora suis cao nhất trong giai đoạn 10 – 19 ngày tuổi (trích từ Lâm Thị
Thu Hương, 2004).
Tỷ lệ nhiễm các loài cầu trùng đường ruột không có liên quan đến giới tính
của heo. Eimeria spp có thể hiện diện đến 90% trong các mẫu phân của heo xét
nghiệm, nhưng thường ít khi gây triệu chứng lâm sàng, trong khi đó
Cryptosporidium parvum được gọi là một trong các nguyên nhân gây bệnh tiêu
chảy cho heo (San Ford, 1997), (trích từ Lâm Thị Thu Hương, 2004).
Theo Welter (1996), loài Isospora suis là nguyên nhân gây nên từ 15 – 35%
trường hợp tiêu chảy ở heo con trước khi cai sữa, nó thường xuyên kết hợp với các
tác nhân gây bệnh khác như: Rotavirus, E. coli...nên có thể gây chết ở heo con từ 10
– 50%.
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo Hoefling (1986), heo đang bú mắc bệnh cầu trùng rất nặng có thể heo
bị nhiễm cầu trùng heo vào lúc heo con được 3 ngày tuổi nhưng thường xảy ra ở
heo từ 7 – 21 ngày với triệu chứng tiêu chảy, gầy mòn, suy nhược. Tỷ lệ bệnh từ 50
– 75%, tỷ lệ chết có khi đến 75%.
Theo Dzerzhinski (1986), heo ở Kazakstan nhiễm cầu trùng như sau: heo
trưởng thành nhiễm 16,6% – 40%, heo 10 ngày tuổi nhiễm 16% với các loài
Eimeria debliecki, Eimeria scabra, Eimeria perminuta, ở 35 ngày tuổi lại nhiễm
thêm một số loài như: Eimeria spinosa, Eimeria polita và Isospora suis. Baliekalet
(1995), đã khảo sát trại chăn nuôi ở Balan cho biết tỷ lệ nhiễm cầu trùng chung là
28%, ở các trại vệ sinh kém nhiễm 43%, ở các trại vệ sinh tốt nhiễm 12%. Người ta
đã phát hiện được 6 loại cầu trùng: Eimeria debliecki, Eimeria perminuta, Eimeria
scabra, Eimeria polita, Eimeria spinosa và Isospora suis. Loài Eimeria debliecki
nhiễm cao nhất ở heo trưởng thành và heo đực giống 38,3% nhiễm thấp nhất ở heo

8 tuần tuổi 18,2%.

14


Soulsby (1971), cho rằng loài Eimeria debliecki là loài gây bệnh quan trọng
ở heo, nếu heo bị nhiễm với cường độ 45.000 noãn nang trong 1 gram phân thì nó
biểu hiện triệu chứng lâm sàng: tiêu chảy, gầy mòn, suy nhược nặng và có thể chết
(trích Bùi Thanh Dũng, 1999).
Mandruxop (1967), thấy ở Belorussis (thuộc Liên Xô cũ) cường độ nhiễm
cầu trùng mạnh nhất là ở heo con từ 2 – 4 tháng tuổi. Mandruxop đã dùng
Biomixin, Oxacxin, Furazolidin để điều trị cầu trùng cho heo với Biomixin 2 liều
10 mg/kg thể trọng ngày 2 lần trong thời gian 3 – 5 ngày, Oxacxin liều 10 mg/kg
thể trọng.
Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng tới thời gian phát triển thành noãn
nang, giai đoạn cảm nhiễm. Ở nhiệt độ trung bình 280C , ẩm độ 83% thời gian cần
thiết của loài Isospora suis là 69 giờ, Eimeria porci là 102 giờ, Eimeria debliecki
là 101 giờ và Eimeria suis là 96 giờ. Nhiệt độ trung bình 170c, ẩm độ 70%, thời
gian cần thiết của loài Isospora suis là 96 giờ, Eimeria porci là 130 giờ, Eimeria
debliecki
141 giờ
và Cần
Eimeria
suis là
giờ liệu
( Theohọc
Robeat
E. Hall,
Nguyễn Văn
Trung tâm

Họclà liệu
ĐH
Thơ
@136Tài
tập
và nghiên
cứu
Thưởng dịch 1996).
2.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH CẦU TRÙNG Ở HEO.
2.2.1 Căn bệnh.
Cầu trùng heo là một động vật đơn bào thuộc:
Ngành: Protazoa
Lớp: Sporozoa
Bộ: Coccidia
Họ: Eimeriidae
Giống: Eimeria – Isospora
Theo Eckert 1995. Hiện nay có 13 loài cầu trùng thuộc giống Eimeria và 1
loài cầu trùng thuộc giống Isospora. Trong đó có 8 loài cầu trùng thuộc giống
Eimeria và 1 loài cầu trùng thuộc Isospora suis thường phổ biến.

15


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 2.2.1a: Các loài cầu trùng

16


Bảng 2.2.1: Tóm tắt đặc điểm hình dạng, kích thước các loài cầu trùng

Loài

Đặc điểm hình dạng

Kích thước

TGSBT
(ngày)

Isospora

noãn nang hình cầu, vỏ mỏng màu nhạt,

17-25x16-22 µm

suis

không có thể cặn noãn nang, có thể cặn bào

(20,6x18,1µm)

1-2

tử
Eimeria

noãn nang có hình tròn hay hình trứng bề

12-15x10-13µm


perminuta

mặt vỏ xù xì không có nắp noãn, không có

(13,3x11,7µm)

10-12

thể cặn noãn nang, có thể cặn bào tử
Eimeria suis noãn nang có hình elip, không có nắp noãn, 15-21,5x12,5-18,75µm
không có thể cặn noãn nang, có thể cặn bào

5-6

(16,04x13,26µm)

tử
Eimeria

noãn nang hình đứng bề mặt có gai dài,

17-24x12-19µm

spinosa

không có nắp noãn, không có thể cặn noãn

(21,2x15,8µm)

13


nang, nhưng có thể cặn bào tử
Eimeria
neo liệu
noãn ĐH
nang có
hình Thơ
elip, vỏ@
nhẵn
không
17-26x13-20µm
Trung tâm
Học
Cần
Tài
liệucó học
tập và nghiên13cứu
debliecki

nắp noãn, không có thể cặn noãn nang

(21,2x15,8µm)

nhưng có thể cặn bào tử
Eimeria

noãn nang có hình trứng hay hình bầu dục,

15-25x11-18µm


debliecki

vỏ trơn nhẵn không có nắp noãn, không có

(18,8x14,3µm)

5-7

thể cặn noãn nang nhưng có thể cặn bào tử
Eimeria

noãn nang có hình elip hay hình trứng, màu

20-33x14-22µm

polita

nâu vàng không có nắp noãn, không có thể

(29,5x18,1µm)

8-9

cặn noãn nang nhưng có thể cặn bào tử
Eimeria

noãn nang hình trứng, màu nâu vàng,vỏ

porci


nhẵn có nắp noãn, không có thể cặn noãn
nhưng có thể cặn bào tử

18-27x13-18µm
(21,6x15,5µm)

Eimeria

noãn nang hình trứng hay hình elip, bề mặt

24-42x20-24µm

scabra

thô, dày,xù xì, có nắp noãn, không có thể

(31,9x22,5µm)

cặn noãn nang nhưng có thể cặn bào tử

TGSBT: Thời gian sinh bào tử

17

9

9-12


2.2.2 Đặc điểm chung về cầu trùng.

Bệnh cầu trùng là một bệnh đơn bào phân bố rất rộng.
Ngựa, bò, dê, heo, chó, thỏ, gà, vịt... đều bị cầu trùng ký sinh có khi gây chết
rất nhiều súc vật, tỷ lệ chết cao nhất thường thấy ở gia súc non.
Một số tác giả cho rằng bệnh cầu trùng heo xảy ra là do 2 loài Eimeria
debliecki và Isospora suis. Một số tác giả khác lại cho là bệnh cầu trùng heo không
quan trọng, không gây bệnh. Vì tùy tỷ lệ nhiễm cao nhưng không biểu hiện triệu
chứng lâm sàng.
Bệnh tập trung vào giai đoạn 5 – 25 ngày tuổi, tử số có thể lên đến 15% –
20%, với các triệu chứng tiêu chảy phân trắng, sau vài ngày chuyển sang màu vàng,
bệnh xuất hiện ở nước ta nhiều năm nay song chỉ 5 năm trở lại đây mới có công bố
chính thức theo Nguyễn Như Pho (2004).
Đặc điểm của noãn nang: theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục, (1996) khi cầu
trùng mới theo phân ra ngoài là một kén hay gọi là noãn nang là những bào tử trùng
hình Học
bầu dục,
hìnhĐH
trứng
hay hình
cầu.@
CóTài
ba lớp
vỏ, học
lớp ngoài
mỏng, bên
Trung tâm
liệu
Cần
Thơ
liệu
tậpcùng

và rất
nghiên
cứu
trong có nguyên sinh chất lổn nhổn thành hạt, giữa nguyên sinh chất có một nhân
rất to. Có một số loài cầu trùng ở đầu có chổ lõm vào gọi là lỗ noãn nang, có khi
không có hoặc không rõ, thường ký sinh ở các tế bào biểu mô của súc vật.
Khi ra ngoài gặp điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì nhân, nguyên sinh
chất bắt đầu phân chia:
Nếu là cầu trùng thuộc giống Eimeria thì nhân, nguyên sinh chất sẽ hình
thành 4 túi bào tử, mỗi túi bào tử lại chứa 2 bào tử thể. Bào tử con có hình lê. Chính
bào tử con này sẽ thâm nhập vào niêm mạc ruột, tổ chức gan và gây ra những tổn
thương bệnh lý
Nếu là cầu trùng thuộc giống Isospora thì nhân, nguyên sinh chất sẽ phân
chia thành 2 túi bào tử, mỗi túi bào tử chứa 4 bào tử thể và cũng thâm nhập vào
niêm mạc ruột.

18


Hình 2.2.2a: giống Eimeria

Hình 2.2.2b: giống Isospora

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2.2.2c: cấu tạo noãn nang giống Eimeria
2.2.3 Cơ chế sinh bệnh.
Trong màng niêm mạc ruột, cầu trùng phát triển mạnh bằng sinh sản vô tính
làm cho hàng loạt tế bào biểu bì bị chết. Người ta xác định rằng một con heo mắc
bệnh thải ra môi trường bên ngoài hàng ngày từ 9 – 980 triệu noãn nang. Điều đó có

nghĩa là hàng ngày trên 500 triệu tế bào biểu bì ruột bị chết. Không những các tế
bào trong đó cầu trùng sinh sản mà cả những tế bào bên cạnh, những mao mạch và
mạch quản cũng bị phá huỷ. Nhiều đoạn ruột không tham gia vào được quá trình

19


tiêu hóa dẫn đến sự ngưng đọng và phù nề các cơ quan và mô bào khác nên quá
trình bệnh thường thể hiện loãng máu, mạch đậm chậm, giảm bạch cầu,...
Những vùng ruột bị hủy hoại sẽ bị các vi sinh vật khác xâm nhập và càng
làm cho bệnh thêm trầm trọng, gây rối loạn chức năng hấp thụ và vận động của ruột
dẫn đến tiêu chảy nặng (Gobzem, 1972. Trích từ Bùi Thanh Dũng 1999).
2.2.4 Vòng đời.
Theo Kolapxki và Paskin (1980), các cầu trùng gây bệnh có vòng đời rất
phức tạp đặc trưng bằng 3 giai đoạn phát triển: sinh sản vô tính (Schizogony), sinh
sản giao tử (Gametogony) và sinh sản bào tử (Sporogony). Hai giai đoạn đầu diễn ra
trong tế bào biểu bì ruột gia súc gọi là chu kỳ nôi sinh, giai đoạn thứ 3 diễn ra ở môi
trường bên ngoài gọi là chu kỳ ngoại sinh.
Sinh sản vô tính (Schizogogy): khi heo ăn phải noãn nang gây nhiễm vào dạ
dày, các thể bào tử (Sporozoit) thoát ra khỏi noãn nang rồi chui vào tế bào biểu bì
niêm mạc ruột, ở đó chúng phát triển về khối lượng và hình thành dạng bầu dục
hoặcHọc
hình tròn
biếnCần
thành Thơ
các thể@
phân
lậpliệu
(Schizont).
Nhânvà

của nghiên
mỗi một thể
Trung tâm
liệurồiĐH
Tài
học tập
cứu
phân lập còn chia nhiều lần và tạo thành những tế bào nhiều nhân - thể phân lập đời
1. Bên trong thể phân lập có hình thành ra những dạng ký sinh trùng nhỏ hình bầu
dục – các thể phân đoạn (Merozoit). Với sự hình thành các thể phân đoạn được giải
phóng một lần nữa lại xâm nhập vào các tế bào biểu bì tạo ra các thể phân lập đời 2,
đời 3, ở một số loài khác còn hình thành ra đời 4, đời 5 bởi vậy sinh sản vô tính của
cầu trùng được lặp đi lặp lại nhều lần, sau đó sự sinh sản vô tính nhiều lần ở chúng
được thay thế bằng quá trình sinh sản hữu tính, tức sinh sản giao tử.
Sinh sản giao tử (Gametogony): thực chất quá trình sinh sản giao tử là những
thế hệ của các khoảng phân lập sau này hình thành ra các thể phân đoạn chúng xâm
nhập vào tế bào ký chủ và biến thành những thể sinh dưỡng một nhân (Trophozoit).
Từ những thể sinh dưỡng một nhân trong tế bào biểu bì ruột hình thành các tế bào
giao tử đực và giao tử cái (Microgametocyt và Macrogametocyt). Sau đó các tế bào
giao tử cái biến thành những tế bào sinh dục cái lớn ít hoạt động tức là các giao tử
cái (Macrogamet). Ở các thể giao tử đực, nhân phân chia nhiều lần kết quả là tạo ra

20


các tế bào sinh dục đực nhỏ bé, hình lưỡi liềm có 2 lông roi tức các giao tử đực
(Microgamet).
Sau khi hình thành các giao tử cái và giao tử đực thì các giao tử đực nhờ hoạt
động mạnh hơn nên xâm nhập vào các giao tử cái rồi kết hợp với nhau tạo ra các tế
bào mới – các hợp tử. Các hợp tử được các màng bao bọc và biến thành các noãn

nang.
Sinh sản bào tử (Sporogony): các noãn nang ra khỏi cơ thể gia súc cùng với
phân và phát triển ở môi trường ngoài. Quá trình này gọi là quá trình sinh sản bào
tử. Ở môi trường ngoài khi có những điều kiện nhất định (nhiệt độ, ẩm độ, oxy) tế
bào chất của noãn nang đầy lên thành dạng hình cầu và bắt đầu phân chia thành 4
nguyên bào tử. Xung quanh mỗi 1 nguyên bào tử hình thành màng và nguyên bào tử
biến thành túi bào tử. Bên trong túi bào tử lại hình thành những dạng hình lưỡi liềm
tức các thể bào tử và túi bào tử biến thành bào tử . Như vậy trong quá trình sinh sản
bào tử, trong noãn nang cầu trùng giống Eimeria tạo ra 4 bào tử và mỗi 1 bào tử có
2 thểHọc
bào tử,liệu
trongĐH
noãnCần
nang cầu
trùng
tạo ratập
2 bào
và mỗi 1 bào
Trung tâm
Thơ
@giống
TàiIsospora
liệu học
vàtử nghiên
cứu
tử có 4 thể bào tử. Với sự hình thành trong noãn nang các bào tử và trong bào tử
hình thành các thể bào tử đã kết thúc chu kỳ phát triển bên ngoài hoặc giai đoạn
sinh sản bào tử. Các noãn nang đó thành thục và khi rơi vào cơ thể gia súc cảm thụ
thì gây ra bệnh cho chúng.
Vòng đời của Eimeria debliecki: cầu trùng ký sinh ở tế bào hình trụ của niêm

mạc ruột và sinh sản vô tính ở đó. Thế hệ thứ nhất được thành thục sau 2 ngày cảm
nhiễm, Schizont có kích thước 8 - 12µm đường kính và chứa 16 Merozoit có kích
thước 12 – 15 x 1,8µm. Thế hệ thứ 2 thành thục sau 4 ngày, Schizont có kích thước
13 – 16 x 10 – 15µm. Giao tử đực thành thục sau 5 ngày có kích thước 9 – 14 x 7 9µm, có 2 roi. Thời kỳ tiền phát là 156 giờ, thời kỳ phát bệnh là 118 giờ.
Vòng đời của Isospora suis: cầu trùng ký sinh trong tế bào nhung mao của
ruột non. Thế hệ thứ nhất thành thục sau 2 – 3 ngày, Schizonte có kích thước 10 –
19 x 5 – 10µm bên trong chứa 2 – 16 Merozoit với kích thước 7 – 12 x 2,5 - 12µm.

21


giao tử cái và giao tử đực thành thục sau 5 ngày, giao tử dực có 2 roi, thời kỳ tiền
phát là 5 ngày, thời kỳ phát bệnh là 3 – 13 ngày (Levine, 1985).

Hình 2.2.4: Vòng đời của noãn nang cầu trùng Isospora suis
Trung tâm Học liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2.2.5 Miễn dịch.
Theo N.A.Kolapxki, (1980) cho rằng những gia súc trưởng thành có sức
chống đỡ với cầu trùng mạnh hơn những gia súc non. Charman (1920), Bachman
(1930), N.A.Zelenin (1930), N.P.Oc – Tốp (1950), cho rằng miễn dịch theo tuổi
được hình thành ở gia súc do chúng bị tái nhiễm nhiều lần trong quá trình sinh
trưởng. Theo Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1982) nhận xét trong bệnh cầu
trùng có khả năng miễn dịch và tính miễn dịch là chuyên biệt.
Hoefling (1986) cho biết các heo bị nhiễm Isospora suis lần đầu có thể có
miễn dịch, nhưng bản chất của miễn dịch là dịch thể đặc hiệu hay qua phản ứng
trung gian tế bào vẫn còn hiểu biết rất ít.
Người ta đã dùng vaccin sống để phòng bệnh cầu trùng bằng cách tập trung
noãn nang từ phân làm cho suy yếu rồi chế thành dạng viên bọc hay phun vào thức

ăn, nước uống... cho vật nuôi ăn để gây trạng thái miễn dịch (Shirley, 1993).

22


Hiện tượng miễn dịch không truyền được qua huyết thanh của những con có
miễn dịch nói lên là không có hình thành kháng thể.
Tyzzer (1932) đã thử gây miễn dịch bằng các protein của cầu trùng nhưng
không thành công.
Trong những năm gần đây người ta đã nghiên cứu chế tạo vaccin để chống
lại bệnh cầu trùng bằng cách dùng protein đặc hiệu của cầu trùng ở giai đoạn
Sporozoit được gắn với Plasmid của tế bào vi khuẩn, nuôi cấy vi khuẩn dùng làm
vaccin cho thấy có hiệu quả tốt (Welter, 1996).
2.2.6 Triệu chứng.
Theo Nguyễn Như Pho (2004) heo con bị bệnh có các triệu chứng sau:
Tiêu chảy phân trắng sau đó chuyển sang vàng.
Phân hơi lỏng tính chất giống như kem chảy.
Mùi phân rất tanh.
Heo con gầy ốm, lông xù.
có dấu
hiệu Thơ
sốt, ói mữa.
Trung tâm Học Không
liệu ĐH
Cần
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nếu bị phụ nhiễm vi trùng hoặc virus màu phân có thể thay đổi sang màu
vàng đậm hoặc đỏ, tính chất phân rất lỏng, không sền sệt như thể cầu trùng nguyên
phát.
Heo thịt, heo giống: ở heo trên 2 tháng tuổi cơ thể đã tạo sự miễn dịch đối

với bệnh cầu trùng. Do đó heo chỉ mang mầm bệnh mà ít khi xuất hiện triệu chứng
tiêu chảy. Thường sự nhiễm bệnh trên heo lớn, nhất là heo nái mang thai là nguồn
bài thải noãn nang cầu trùng, từ đó nhiễm qua heo con sơ sinh.
Bệnh thường xảy ra ở heo từ 5 – 15 ngày tuổi, tỷ lệ nhiễm và bệnh nặng ở 7
– 10 ngày tuổi. Thời tiết nóng, ẩm bệnh dễ xảy ra, tỷ lệ tử vong của heo con từ 10 –
20%. Heo bệnh giảm tăng trọng, viêm ruột, có khi có máu, hoại tử và loét (Hồ Thị
Thuận, 1997).
Theo Robeat E.Hall. Nguyễn Văn Thưởng dịch (1996): triệu chứng chủ yếu
của bệnh cầu trùng ở heo con mới sinh là tiêu chảy. Mặc dù người ta cho rằng hiện
tượng tiêu chảy xảy ra với heo 3 ngày tuổi. Song thực tế hầu hết các trường hợp là
từ 7 – 10 ngày tuổi. Phân thường là phân lỏng và có màu sắc từ vàng cho đến màu

23


xanh xám nhạt. Thời gian tiêu chảy nói chung kéo dài từ 4 – 7 ngày. Mức độ
nghiêm trọng của bệnh và độ mất nước tùy thuộc vào số lượng kén trứng động xâm
nhập vào cơ thể heo và sự tồn tại của các tác nhân gây bệnh đường ruột khác.
2.2.7 Bệnh tích.
Trường hợp cần thiết phải tiến hành khám tử vài con heo con, quan sát bệnh
tích đại thể trên ruột non, các vết loét nhỏ phủ Fibrin, toàn bộ chất chứa trong ruột
non có màu vàng là các đặc điểm cần lưu ý. Xác heo chết rất gầy, màng niêm mạc
ruột non viêm Cata, khi bệnh kéo dài có thể bị viêm xuất huyết không chỉ ở ruột
non mà cả ở ruột già.
2.2.8 Chẩn đoán.
Chúng ta không nên quan niệm rằng tiêu chảy ở heo con luôn luôn gây bệnh
bởi vi khuẩn E.Coli gây bệnh đường ruột hoặc là bệnh viêm ruột truyền nhiễm
(TGE) hay Rotavirus. Khi chuẩn đoán chúng ta phải dựa trên nhiều mặt, cần đặc
biệt chú ý đến tình hình dịch tể của khu vực có bệnh.
Xét nghiệm

phânCần
tìm trứng
theo@
phương
pháp Fulleborn.
dạng của
Trung tâm Học
liệu ĐH
Thơ
Tài liệu
học tậpQua
vàhình
nghiên
cứu
noãn nang có thể biết được loài, nhưng cho độ chính xác thấp và không biết được vị
trí ký sinh dù có hiện diện trong heo con. Có nhiều trường hợp kiểm tra phân không
thấy noãn nang, heo tiêu chảy 2 – 3 ngày vẫn không tìm thấy noãn nang trong phân
hoặc cũng có rất ít. Đặc biệt Isospora suis có thể gây tử vong trước khi chúng bài
xuất noãn nang ra ngoài theo Hồ Thị Thuận (1997).
2.2.9 Phòng trị.
Sát trùng và vệ sinh chuồng trại, heo nái trước khi sinh. Nuôi heo phải hợp
vệ sinh và thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng có ý nghĩa to lớn trong việc phòng bệnh.
Dùng các loại thuốc chống cấu trùng như Biomixin, Oxaxon, Furazolidon
(Mandruxôp, 1967) Sulfadimezin (Svanbaep, 1968) Amprolium, Sulfadimidine,
Sunfaquanidin, Nitrofurazole (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997).
Heo nái 10 – 15 ngày trước khi sinh, nên trộn vào thức ăn của heo nái một
trong các chế phẩm Bio – Anticoc, Bioclorococ. Cho ăn liên tục 3 ngày để hạn chế
sự phát triển và bài thải trứng qua phân là nguồn lây nhiễm qua heo con. Sử dụng
thuốc diệt cầu trùng như Bio-Quinococ, Bio – super coc, Bio – Clorococ cho heo


24


con uống trực tiếp, tốt nhất cho uống 3 ngày liên tục, nghĩ 2 ngày rồi lại cho uống
thêm 3 ngày nữa. (Cần lưu ý: do tính chất của cầu trùng nên thay đổi chế phẩm điều
trị sau mỗi đợt dùng thuốc (Nguyễn Như Pho, 2004).
2.2.10 Ngăn ngừa và quản lý bệnh.
Do kén trứng động thải ra theo phân và hình thành bào tử ở trên mặt đất hoặc
mặt sàn của khu nuôi nái đẻ. Công tác quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong
việc phòng chống bệnh.
Do kén trứng động có khả năng đề kháng với hầu hết các chất sát trùng, vì
vậy việc ngăn chặn sự lưu trữ và phát triển kén trứng đông từ các lứa đẻ trước hết
sức quan trọng. Việc xông hơi sau đó xử lý bằng dung dịch amoniac dạng xà phòng
5 – 10% (một trong số các chất sát trùng có hiệu quả có lẻ là một biện pháp tốt nhất
để loại bỏ và giảm số lượng kén trứng động gây bệnh).
2.3 MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG ĐANG ĐƯỢC
ỨNG DỤNG Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
gồm liệu
các thuốc
tác dụng
trị cầu trùng
Trung tâm HọcNhóm
liệu nhân
ĐH benzeneacetonitril:
Cần Thơ @ Tài
họccótập
và nghiên
cứu
cho động vật nuôi cả đại gia súc, tiểu gia súc và gia cầm. Các thuốc hiện đang dùng:
Dciazaril

Clazuril
Nhóm benzyl purin:Arprinocid.
Nhóm carbanilip: Nicarbazin, Dinitolmid.
Nhóm Ionophor (polyether antibiolic): Monensin, Lasalocid, Narasin,
Salinomycin, Maduramicin.
Nhóm quinolon và Clopidol: Decoquinat, Methylbenzoquat,.
Nhóm pyridin – thuốc có nguồn gốc thảo dược: Clopidol, Halofoginon
Nhóm Sulphonamid: Sunphaquinoxalin, Robenidin.
Nhóm Synmetrical triazinon: Toltrazuril.
Nhóm thuốc đối lập với vitamin B1 – thiaminantagonist: Amprolium,
Ethopabat

25


×