BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-
NGUYỄN PHI BẰNG
TÌNH HÌNH NHIỄM NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT
NGOẠI KÝ SINH TRÊN CÁ TRA NUÔI THÂM CANH
Ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, HUYỆN CHÂU PHÚ
TỈNH AN GIANG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH THÚ Y
MÃ NGÀNH 60 62 50
Cần Thơ, tháng 10/2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-
NGUYỄN PHI BẰNG
TÌNH HÌNH NHIỄM NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT
NGOẠI KÝ SINH TRÊN CÁ TRA NUÔI THÂM CANH
Ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, HUYỆN CHÂU PHÚ
TỈNH AN GIANG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH THÚ Y
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS VÕ VĂN SƠN
TS NGUYỄN HỮU HƯNG
Th.s TỪ THANH DUNG
Cần thơ, 10/2009
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.
Cán bộ hướng dẫn
Tác giả luận án
Võ Văn Sơn
Nguyễn Phi Bằng
ii
LỜI CẢM TẠ
Xin ghi nhớ sâu sắc công ơn ba mẹ đã hết lòng tận tụy vì con.
Kính gửi lòng biết ơn đến PGS.TS Võ Văn Sơn, TS. Nguyễn Hữu Hưng, Ths Từ Thanh
Dung, những thầy/cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn
- Quý thầy cô Bộ Môn Thú Y, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại Học Nông Lâm
TPHCM …đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu.
- Quý thầy cô Bộ môn Chăn Nuôi Thú Y, Bộ môn thủy sản, Trường Đại Học An Giang,
các em lớp Bác Sĩ Thú Y khóa 29, 30 cùng với bạn bè, đồng nghiệp đã hết lòng giúp đở,
tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thời gian làm đề
tài.
- Các bạn lớp cao học thú y khóa 12, khóa 13 đã tận tình giúp đỡ, chia sẽ và động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
iii
LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: NGUYỄN PHI BẰNG
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 21/10/1981
Nơi sinh: Thoại Sơn – An Giang
Quê quán: Thoại Sơn – An Giang
Dân tộc: Kinh
Chức vụ nơi đơn vị công tác: Giảng viên Trường Đại Học An Giang.
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Ấp Tây Bình, Xã Vĩnh Trạch, Huyện Thoại
Sơn, Tỉnh An Giang.
Điện thoại: 0763891404
Email:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính Qui
Thời gian đào tạo: từ 9/1999 đến 9/2004
Nơi học: Đại Học Cần Thơ
Tên tiểu luận tốt nghiệp: “BỆNH TIÊU CHẢY DO E.COLI TRÊN HEO
CON THEO MẸ”
Nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: Đại Học Cần Thơ
Người hướng dẫn: Lý Thị Liên Khai
2. Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ C
3. Bằng Đại Học: Kỹ Sư Chăn Nuôi Thú Y
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC:
Thời gian
Nơi công tác
Công việc đảm nhiệm
Từ ngày 15/09/2003 đến nay
Đại Học An Giang
Giảng dạy và Nghiên cứu
khoa học
Ngày 15 tháng 10 năm 2009
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC
Người khai ký tên
(Ký tên, đóng dấu)
Nguyễn Phi Bằng
95
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
TLSB: Tỉ lệ sạch bệnh
CĐN: Số mẫu nhiễm
SMKT: số mẫu kiểm tra
SMN: số mẫu nhiễm
SAKT: số mẫu kiểm tra
SAN: số mẫu nhiễm
TLN: tỉ lệ nhiễm
TLNG: tỉ lệ nhiễm ghép
SANG: số ao nhiễm ghép
TLB: Tỉ lệ bệnh
xii
Luận án kèm theo đây, với đề tựa là “TÌNH HÌNH NHIỄM NGUYÊN SINH
ĐỘNG VẬT NGOẠI KÝ SINH TRÊN CÁ TRA NUÔI THÂM CANH Ở
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG VÀ
HIỆU QUẢ MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ”, do NGUYỄN PHI BẰNG thực
hiện, báo cáo và đã được Hội đồng chấm luận án thông qua.
(Ký tên)
(Ký tên)
Uỷ viên
Ủy viên
(Ký tên)
(Ký tên)
Phản biện 1
Phản biện 2
Cần thơ, ngày
tháng
năm 2009
(Ký tên)
Chủ Tịch Hội đồng
iv
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Chương 1
Đại Học Cần Thơ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, phong trào nuôi cá da trơn (cá tra, cá ba sa..) đang phát triển rất mạnh là
vấn đề mang tính thời sự ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích nuôi và
sản lượng cá tra tăng lên rất nhiều trong những năm gần đây.
Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) hiện nay được nuôi phổ
biến ở các tỉnh khu vực ĐBSCL trong lồng bè trên sông, ao hầm ven sông và đăng
quầng chắn ven sông cho năng suất và sản lượng rất cao. Trong đó An Giang là một
trong những tỉnh rất có thế mạnh về nuôi cá tra, năm 2005 An Giang đã xuất khẩu
được 45.982 tấn cá tương đương 12.323 triệu USD (Trần Anh Dũng, 2006). Năm
2006 sản lượng cá tra, cá basa (Pangasius bocourti Sauvage, 1880) là 825.000 tấn
(trong đó tập trung vào một số tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ...) giá trị xuất
khẩu đạt 736.872.115 USD. Sáu tháng đầu năm 2008, tình hình nuôi cá tra ở An
Giang với diện tích 1.392 ha, sản lượng 180.000 tấn, sản lượng chế biến 69.251 tấn,
kim ngạch 171.285 nghìn USD (Hiệp hội thuỷ sản An Giang, 2008). Từ khi mở
rộng xuất khẩu thì nghề nuôi cá tra và cá ba sa bước sang một trang mới. Cùng với
thành công sản xuất đủ nhu cầu giống cá tra và ba sa nhân tạo, nghề nuôi cá tra và
cá cá ba sa phát triển mạnh mẽ, sản lượng cá thịt tăng lên đột biến trong 3 năm trở
lại đây. Cá tra và cá ba sa đã trở thành đối tượng xuất khẩu với nhiều mặt hàng chế
biến đa dạng, phong phú và được xuất sang hàng chục nước và vùng lãnh thổ. Do
chưa có quy hoạch phát triển và qui hoạch chi tiết vùng nuôi nên nhiều tổ chức cá
nhân đầu tư phát triển nuôi cá tra ao, hầm ven sông Tiền, sông Hậu một cách tự
phát, nhiều nơi chưa có sự quản lý kịp thời và thiếu các giải pháp bền vững dẫn tới
nguy cơ suy thoái môi trường và độ rủi ro cao (Vũ Văn Dũng, 2007).
Việc tăng số lượng và diện tích nuôi trong thâm canh làm cho môi trường nước
ngày càng ô nhiễm, mầm bệnh xuất hiện liên tục và lây lan nhanh chóng là nguyên
nhân làm cho tình hình dịch bệnh dễ bùng phát và diễn biến phức tạp hơn vì thế
việc quản lí và phòng trị bệnh khó khăn hơn. Thêm vào đó người nuôi cá vì muốn
tăng thêm lợi nhuận, khai thác quá mức diện tích nuôi thả cá với mật độ cao làm
cho cá rất dễ bị bệnh. Trong hoàn cảnh này đòi hỏi người nuôi cá tính chuyên
nghiệp hơn kiến thức sâu rộng hơn về qui trình nuôi cũng như phòng và trị bệnh,
các nhà khoa học cần có nhiều công trình nghiên cứu về dịch bệnh sâu hơn và rộng
hơn để giúp người nuôi cá thành công và đạt lợi nhuận cao. Phòng chống dịch bệnh
là yếu tố có vai trò quyết định đến sự thành bại trong chăn nuôi thuỷ sản rất được
nhiều người quan tâm, trong đó bệnh gây ra bởi ký sinh trùng chiếm tỷ lệ khá lớn và
ngoài việc phá hoại tổ chúc gây tổn thương cơ học còn là yếu tố mở đường cho
bệnh truyền nhiễm khác xâm nhập và gây viêm loét, bệnh do ký sinh trùng rất phổ
1
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Đại Học Cần Thơ
biến và nguy hiểm đối với các vùng nuôi thâm canh (Khan, 2003). Tác giả Bùi
Quang Tề (2001), Nguyễn Thị Thu Hằng et al., (2008) đã khảo sát tỉ lệ nhiễm ngoại
ký sinh trên cá tra nuôi thâm canh khá cao (56,68%, 48,3% đối với Trichodina). Hầu
hết các bệnh do ký sinh trùng gây ra cho các vùng nuôi thâm canh phần lớn có sự
góp mặt của protozoa (Durborow, 2003). Để phòng chống dịch bệnh ngày càng hiệu
quả hơn mang lại lợi ích cho người chăn nuôi góp phần vào sự phát triển kinh tế
chung của cả nước. Chúng tôi tiến hành đề tài “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM
NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT (Protozoa) TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus) NUÔI THÂM CANH Ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN HUYỆN
CHÂU PHÚ VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ”.
Mục tiêu đề tài:
Khảo sát tình hình nhiễm nguyên sinh động vật ký sinh trên cá tra nuôi
thâm canh ở thành phố Long Xuyên và huyện Châu Phú
Xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm nguyên sinh động vật .
Xác định thành phần loài nguyên sinh động vật gây bệnh
Xác định một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nhóm nguyên sinh
động vật gây bệnh.
Thử nghiệm 2 loại thuốc điều trị.
2
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Chương 2
Đại Học Cần Thơ
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ký sinh trùng (KST) ở Việt Nam được nghiên cứu rất lâu nhưng nghiên cứu được
xem là toàn diện và đầy đủ nhất thuộc về Hà Ký. Khi điều tra nghiên cứu ký sinh
trùng của 16 loài cá kinh tế ở Bắc Bộ Việt Nam, Hà ký đã xác định được 120 loài
ký sinh trùng thuộc 48 giống, 37 họ, 26 bộ và 10 lớp, trong đó trùng roi
Masxtigophora 2 loài, Monogenea 42 loài, trùng bào tử Myxozoa 18 loài, trùng
lông Ciliophora 17 loài, Cestoda 4 loài, Trematoda 8 loài, Nematoda 12 loài,
Acanthocephala 2 loài, Crustacea 15 loài. Hà ký đã mô tả một họ, 11 giống và 42
loài mới với khoa học (Bùi Quang Tề, 2001 trích dẫn).
Nguyễn Thị Muội et al., (1985) đã nghiên cứu giun đầu gai trên cá thuộc vùng đồng
bằng Bắc Bộ, bước đầu phân loại được 9 loài ký sinh trên 12 loài cá. Năm 1981 –
1985, Nguyễn Thị Muội et al.,khi điều tra nghiên cứu ký sinh trùng của 2 loài cá
nước ngọt ở Tây Nguyên, sơ bộ phân loại được 57 taxon trong đó Monogenea (15),
Protozoa (13), Trematoda (11), Crustacea (7), Cestoda (5), Nematoda (3),
Acanthocephala (3).
Trần Ngọc Bích (1999) khi khảo sát về tình hình nhiễm ký sinh trùng trên cá tra, cá
basa, cá hú nuôi bè ở Châu Đốc-Long Xuyên, tỉnh An Giang đã phân loại có tất cả 4
ngành, 7 lớp, 9 bộ, 11 họ và 11 giống ký sinh trùng 88 mẫu cá cho thấy sự khác
nhau về tỉ lệ nhiễm ở các phương thức nuôi khác nhau. Tác giả còn cho thấy môi
trường nước ảnh hưởng rất lớn đến sự xuất hiện cũng như thiệt hại của ký sinh
trùng, môi trường các ô nhiễm, các khí độc như: NH3, NO2, pH…trong môi trường
nước sẽ tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm, bệnh do ký sinh trùng…Khi môi
trường ô nhiễm mật độ nuôi thả dày thì những chất thải, những chất hữu cơ trong
nước phân hủy và sinh ra khí độc. Cũng chính những chất hữu cơ này sẽ là nguồn
dinh dưỡng lý tưởng cho sự phát triển của các vi sinh vật làm bệnh truyền nhiễm
bùng phát, tác giả cũng cho thấy mối quan hệ hữu cơ giữa bệnh ký sinh trùng và
bệnh truyền nhiễm, khi ký sinh trùng ngoại ký sinh phát triển thì sẽ tạo điều kiện
cho bệnh truyền nhiễm phát triển và ngược lại.
Bùi Quang Tề (2001) đã mổ khám ở 3.217 cá thể của 41 loài cá, và các dòng cá
nước ngọt ở ĐBSCL, trong đó có 1772 cá giống của cá tra, cá trê vàng, rôhu, rô phi
vằn, và 5 loài cá nhập nội: rôhu, mrigal, catla, rô phi, cá mùi (hương). Công trình đã
định loại được 157 loài ký sinh trùng thuộc 70 giống, 12 lớp , 8 ngành. Trong 157
loài ký sinh trùng có 121 loài lần đầu phát hiện ở Việt Nam, có khoảng 20 loài chưa
có điều kiện xác định tên. Ông cho thấy sự phong phú đa dạng của thành phần loài
3
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Đại Học Cần Thơ
ký sinh trùng và phân bố trong các lớp: nhiều nhất là lớp Monogenea, gặp 49 loài
ký sinh trùng chiếm 31,2% tổng số loài ký sinh trùng đã phát hiện, tiếp theo là lớp
Oligohymenophorea gặp 26 lớp chiếm 16,6%. Tác giả còn đưa ra kết luận trùng
bánh xe (Trichodina, Trichodinella và Tripartiella), trùng quả dưa
(Ichthyophthyrius), trùng loa kèn (Apiosoma) là những nguyên sinh đông vật gây
nguy hiểm trên cá tra nuôi thâm canh đặc biệt là giai đoạn cá hương và cá giống, sự
khác nhau của phân bố ký sinh theo mùa, theo phương thức nuôi, sự khác nhau về
tình hình nhiễm ký sinh đối vói những loài cá có tập tính ăn khác nhau và tập tính
sinh học của các loài cá, đưa ra được những loài ký sinh nguy hiểm thường gặp ở
ĐBSCL, các phương pháp tẩy trừ. Tất cả kết luận trên làm cơ sở, tiền đề cho những
nghiên cứu kế tiếp.
Hà Ký et al., (2001) điều tra, nghiên cứu ký sinh trùng ở 62 loài cá kinh tế trên
tổng số 500 loài cá nước ngọt qua đó đã xác định và mô tả được 282 loài ký sinh
trùng.
Ở ĐBSCL thành phần các loài ký sinh trùng rất phong phú. Lớp sán lá đơn chủ
(Monogenea), gặp 50 loài ở 31 loài cá, lớp Myxosporidia gặp ở 22 loài ký sinh ở
cá. Lớp trùng lông (Olygohymemophorea) khoảng 20 loài ký sinh ở 21 loài cá. Lớp
Nematoda 16 loài ký sinh ở 17 loài cá. Các lớp khác thì gặp với số lượng ít hơn. Có
tổng số 161 loài ký sinh trùng thì phần lớn có chu kỳ phát triển trực tiếp không qua
vật chủ trung gian 107 loài, chiếm 66,46% (Bùi Quang Tề et al., 1991).
Richard B.J. và Bùi Quang Tề (2006) đã tổng kết được hệ ký sinh trùng trên các
loài cá tại Việt Nam được trình bày theo hệ thống ký sinh trùng – vật chủ và nguồn
lưu trữ - ký sinh trùng, tác giả liệt kê danh sách ký sinh trùng và 453 tên loài ký
sinh, sự phân bố dịch tễ của các loài ký sinh ở Việt Nam. Công trình đã phân loại
hơn 453 loài ký sinh trùng trong đó Protozoa 48 loài, Myxozoa 33 loài, Digenea
151 loài, Monogenoidea 112 loài, Cestoda 16 loài, Nematoda 53 loài,
Acanthocephala 21 loài, Hirudinea 2 loài, Branchiura 3 loài, Copepoda 12 loài và
Isopoda 2 loài. Tuy nhiên, ký sinh trùng đã được ghi nhận chỉ trên khoảng 10% của
hơn 1300 loài cá biển và cá nước ngọt trong nước của Việt Nam.
Nguyễn Thị Thu Hằng et al., (2008) kiểm tra ký sinh trùng trên 329 mẫu cá tra bao
gồm 246 mẫu cá nuôi ao, 53 mẫu cá nuôi bè và 30 mẫu cá nuôi đăng quầng đã định
loại được 19 loài ký sinh trùng thuộc 4 ngành, trong đó có 13 loài thuộc nhóm ngoại
ký sinh và 6 loài thuộc nhóm nội ký sinh. Trong 3 mô hình nuôi ao, bè và đăng
quầng thì cá nuôi ao có số lượng loài nhiễm cao nhất với 17 loài, cá tra nuôi bè
nhiễm 14 loài và cá tra nuôi đăng quầng nhiễm 11 loài. Trong các mẫu kiểm tra tại
An Giang có 73 mẫu cá bệnh đã định loại 19 loài ký sinh trùng thuộc 4 ngành
4
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Đại Học Cần Thơ
Protozoa sp (11 loài), Myxozoa sp (2 loài), giun sán (6 loài) và giáp xác (1 loài). Mô
hình nuôi ao có số lượng loài nhiễm cao nhất (17 loài), kế đến cá nuôi bè (14 loài)
và cá nuôi đăng quầng (10 loài), (ký sinh trùng nhiễm nhiều nhất ở cá nuôi ao/bè
vào tháng 11 và ở cá nuôi đăng quầng vào tháng 12), đã phát hiện 5 loài ký sinh
trùng gồm Myxobolus sp., Trichodina sp., Dactylogyrus sp., I. Pangasia và B.
gracilescens. Nghiên cứu đã cung cấp thông tin về thành phần loài và mức độ
nhiễm ký sinh trùng trên cá tra nuôi thâm canh ở tỉnh An Giang. Kết quả cũng cho
thấy sự xuất hiện ký sinh trùng khác nhau theo mùa. Kết quả mô học cũng cho thấy
thận, tỳ tạng, mật và gan cá tra nhiễm ký sinh trùng.
Vũ Thị Ngọc (2008) khi nghiên cứu một số bệnh do động vật đơn bào ký sinh trên
cá nuôi thâm canh tại Khánh Hòa và thử nghiệm biện pháp trị bệnh và phát hiện 3
bệnh do động vật đơn bào ngoại ký sinh trên da, vây, mang cá chẽm giống 4-6 cm ở
Ninh Hòa và Cam Ranh, bao gồm: bệnh trùng bánh xe Trichodinosis do 7 loài trùng
bánh xe thuộc họ Trichodinidae; bệnh Henneguyosis do Henneguya zschokkei ký
sinh ở mang cá gây ra; bệnh trùng loa kèn do loài Ribocyphydia artica và
Ambiphrya ameiuri ký sinh ở da và mang cá gây ra. Nghiên cứu cho thấy kết quả cá
bệnh được thử nghiệm trị bệnh bằng cách tắm CuSO4, Formol, H2O2, Hadaclean ở
các nồng độ khác nhau trong 30 phút, đã theo dõi tỷ lệ sống sau 72 giờ. Kết quả thí
nghiệm cho thấy 3 hóa chất trên trị bệnh trùng bánh xe Trichodinosis rất tốt nhưng
trị bệnh Henneguyosis không có hiệu quả.
Nguyễn Thị Thu Hằng et al., (2008) đã phát hiện trên 90 mẫu cá nước ngọt đã tìm
thấy tổng số 11 loài KST gồm Apiosoma piscicolum, Trichodina domerguiei và T.
tenuidens, Gousia gasterostei, Glugea anomala, Gyrodactylus arcuatus,
Crytocotyle lingua, Podocotyle atomon, Podocotyle sp, Lecithaster gibbosus và
Thersitina gasterostei (các loài KST này phân bố phụ thuộc vào các môi trường
khác nhau). Tính đa dạng loài KST được xác định bằng 2 chỉ số đa dạng loài của
Shannon và Simpson và đã cho thấy chỉ số đa dạng của thủy vực nước lợ cao hơn
thủy vực nước ngọt, mặn và mức độ phong phú loài cũng được xác định qua tổng số
KST trong mỗi hệ sinh thái. Quần thể ký sinh trùng và ký chủ khác nhau có ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Tác giả cho rằng tính đa dạng và phong phú của KST ký sinh
trên cá nước ngọt tùy thuộc vào môi trường chúng sinh sống. Thủy vực nước lợ là
môi trường thuận lợi nhất cho KST phát triển cả về tính đa dạng và phong phú
thành phần loài.
Khi phân tích ký sinh trùng trên 41 loài cá nước ngọt ở ĐBSCL Nguyễn Thị Thu
Hằng et al., (2008), đã phát hiện 57 loài ký sinh trùng trong đó có 23 loài ký sinh
trùng ký sinh trên cá tra nuôi ở các giai đoạn: giai đoạn cá thịt gặp 10 loài, giai đoạn
5
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Đại Học Cần Thơ
cá nhỏ gặp 16 loài. Một số ký sinh trùng gây nguy hiểm cho cá tra nuôi ở ĐBSCL là
trùng bánh xe (Trichodina, Trichodinella, Tripartiella), trùng quả dưa
(Ichthyophthyrius), trùng loa kèn (Apiosoma), sán lá đơn chủ (Monogenea ), giun
tròn (Spectatus).
2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Việc nghiên cứu ký sinh trùng trên cá đã được bắt đầu từ rất lâu. Công trình nghiên
cứu được coi là sớm nhất, đồ sộ và toàn diện nhất thuộc về những nhà nghiên cứu
Liên Xô cũ. Viện sĩ Dogiel V.A (1882 - 1956) đã đặt nền móng cho nghiên cứu ký
sinh trùng cá, tác giả đã đưa ra phương hướng phát triển mới cho nghiên cứu về các
khu hệ ký sinh trùng, và các loại bệnh cá do ký sinh trùng gây ra với việc đưa ra
“phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng trên cá” sau nhiều năm nghiên cứu và phát
triển các công trình về ký sinh trùng (trích dẫn Bùi Quang Tề, 2006c).
Dogiel V.A (1929)., thuộc viện hàn lâm khoa học Liên Xô đã đưa ra " phương pháp
nghiên cứu ký sinh trùng trên cá" mở hướng phát triển cho nghiên cứu về các khu
hệ ký sinh trùng trên cá và các bệnh cá do ký sinh trùng gây ra.
Hàng loạt các công trình nghiên cứu khảo sát, phân loại Trichodinid ciliate cho các
loài cá nước ngọt ở Đông Á như: Ariake (1929), Suzuki (1950) ở Nhật Bản, Pai
(1950) và Chen (1955, 1956a, 1956b) ở Trung Quốc. Công bố sau đó của Chen
(1963, 1984a, 1984b); Anon (1973); Chen & Hsieh (1984) và Feng (1985) ở Trung
Quốc; Ahmed (1976, 1977) ở Nhật Bản; Van as & Basson (1986) ở Đài Loan;
Shtein (1984) danh sách một số loài động vật đơn bào gây bệnh trên cá nước ngọt ở
miền nam Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.
Các công trình nghiên cứu về khu hệ ký sinh trùng ở các loài cá nước ngọt ở Liên
Xô cũ do Bychowsky biên tập. Từ kết quả của nhiều tác giả, công trình đã phát hiện
và phân loại khoảng 2000 loài ký sinh trùng khác nhau và công bố năm 1968.
Dechtiar (1972) trong kiểm tra ký sinh trùng trên 1.112 mẫu đại điện cho 46 loài cá.
Nghiên cứu này tìm thấy vài loài mới cho khu hệ ký sinh trùng của cá trên hồ Erie,
ông bổ sung vào danh sách hệ ký sinh trùng trên hồ này đến 215 loài ký sinh trùng
trong đó có Trichodina sp và Ichthyophthirius multifiliis. Bangham và Hunter
(1939) đưa ra danh sách tổng số là 96 ký sinh trùng mới cho cá loài cá ở hồ Erie.
Trong danh sách các ký sinh trùng tại hồ Erie có các ký sinh trùng thuộc các nhóm
như sau: Protozoa, Monogenea, Aspidocotylea, Digenea, Cestoda, Nematoda,
Acanthocephala, Hirudinea. Trong số các ký sinh trùng xảy ra tại hồ Erie có là loài
protozoa ký sinh được xem là mầm bệnh xuất hiện thường xuyên trên cá như:
Trichodina spp, Ichthyophthirius multifiliis. Năm 1963, người ta phát hiện nguyên
6
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Đại Học Cần Thơ
nhân gây chết trên cá tại hồ Erie là do Ichthyophthyrius multifiliis đã gây hủy hoại
trên da và mang cá. Hơn 1/2 số cá chết nhiều trong năm 1969 bị gây ra bởi các
microsporidian Glugea hertwigi, Myxosoma scleroperca (Dechtiar, 1965b). Các tác
giả cũng cho thấy môi trường nước liên quan mật thiết đến việc xuất hiện mầm bệnh
trên cá và các động vật thủy sản (Dechtiar,1972).
Chen Chil – Leu (1973) đã biên soạn quyển sách ký sinh trùng cá nước ngọt ở tỉnh
Hồ Đắc (Trung Quốc), điều tra 50 loài cá nước ngọt và phân loại được 375 loài ký
sinh trùng (trích dẫn bởi Bùi Quang Tề, 2001).
Ở Đông Nam Á , các nghiên cứu công bố tên các loài Trichodina như Ducan
(1977); Natividad et al., (1986), Natividad (1987); Bondad-Reantaso và Arthur
(1989) nghiên cứu nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở Philippine; Shtein (1968).
Albaladejo J.D. (1989) trong công trình nghiên cứu về sự du nhập của Trichodinids
và đã định danh 10 mẫu Trichodinidae lấy từ da và mang của những cá nước ngọt
nhập vào Philippines bao gồm các loài sau đây: Trichodina acuta, Trichodina
reticulata, Trichodina nobillis, Trichodina nigra, Trichodina kupermani,
Trichodina heterodentata, Tripartiella tilapiae, Trichodinella epizootica. Họ điều
tra phân loại, định danh, vị trí ký sinh, nguồn gốc của những protozoa ngoại ký sinh
mà họ tìm được trên cá nước ngọt đã lây nhiễm vào Philippines.
Hoffman và Schubert (1984) nhận thấy các ngoại ký sinh trùng bám trên da, vây,
mang…làm cá bị gầy yếu và lây nhiễm từ cá thể này đến cá thể khác. Trong tự
nhiên những cá bị nhiễm ngoại ký sinh trùng có khả năng di chuyển những quãng
đường dài làm lây nhiễm ký sinh trùng rộng rãi cho các loài cá khác ở những khu
vực nó đi tới.
Chen (1987) tìm thấy nguyên sinh động vật ngoại ký sinh (Ichthyophthrius
multifilliis, Trichodina…) gây chết hàng loạt loài cá nước ngọt ở hồ Hodges ở San
Diego County và cho rằng chúng là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe cá. Tác giả cũng cho rằng khi những lúc thời tiết biến đổi, những lúc cá bị
stress thì khả năng gây bệnh của các Protozoa rất cao. Các ngoại ký sinh trùng bám
trên da, vây, mang…làm cá bị gầy yếu và lây nhiễm từ cá thể này đến cá thể khác.
Ở Nhật Bản, Nagasawa, Awakura và Urawa (1989) đã tổng kết nghiên cứu ký sinh
trùng trên cá nước ngọt ở Hokaido – Nhật Bản và xác định được 96 loài ký sinh
trùng bao gồm: Monogenea 11 loài, Trematoda 22 loài, Cestoda 10 loài, Nematoda
15 loài, Acanthocephala 7 loài, Mollusca 2 loài, Copepoda 6 loài, Branchuira 1 loài
Protozoa, 21 loài và Isopoda 1 loài và 38 loài chưa xác định được tên loài.
7
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Đại Học Cần Thơ
Năm 1992, Lom và Dyková đã xuất bản tác phẩm “Ký sinh trùng đơn bào
(Protozoa) của cá”. Họ cho biết hiện nay có xấp xỉ 2.420 loài ký sinh trùng đơn bào
(Protozoa) ở cá đã được công bố. Nhiều loài gây nguy hiểm cho cá nuôi nước ngọt
và nước biển. Cuốn sách đã giới thiệu phương pháp nghiên cứu và hệ thống phân
loại của 7 ngành ký sinh trùng đơn bào ở cá gồm: ngành trùng roi (Mastigophora),
ngành (Opalinata), ngành amip (Amoebae), ngành bào tử (Apicomplexa), ngành vi
bào tử (Microspora), ngành trùng lông (Ciliophora), ngành bào tử (Myxozoa).
Vera P.Nikolic và Predrag D.Simonovic (1996) khảo sát về sự nhiễm bệnh do động
vật đơn bào trong hồ Vlasinsko ở Yugosvlavia. Trong 83 mẫu cá chết được lấy ở hồ
Vlasinsko ở 8 vị trí thí nghiệm khác nhau trong tháng 04 – 10 năm 1993 có 25 mẫu
bị bệnh được tìm thấy là do các nguyên sinh động vật như: Trichodinella epizootica,
Apiosoma robustum, Apiosoma piscicolumi, Ichthyophthirius multifiliis,
Chilodonella cyprini and Chichodonilla hexasticha. Người ta nhận thấy hầu hết các
mẫu cá bị bệnh và chết có sự tham gia của các nguyên sinh động vật vào tháng 4
trong đó, Ichthyophthirius multifiliis đóng vai trò quan trọng và gây bệnh nghiêm
trọng chỉ vào tháng 7, Trichodinella epizootica và Apiosoma robustum là hai loài
được tìm thấy với cường độ nhiễm cao, phổ biến nhất. Vera P.Nikolic và Predrag
D.Simonovic cho rằng đặc điểm dịch tễ đối với địa phương thì Trichodinella
epizootica và Apiosoma robustum trong các mẫu cá chết có ái lực trên mang mạnh
hơn trên da. Theo Vera P.Nikolic và Predrag D.Simonovic (1996) mỗi mùa vụ, thời
gian trong năm khác nhau thì tỉ lệ nhiễm protozoa, cường độ nhiễm protozoa và
thành phần protozoa ký sinh trên cá cũng khác nhau.
Swift et al., (1993), Dill và Cordone (1997) giới thiệu Ichthyophthrius multifilliis là
loài ciliated protozoa được tìm thấy ở 140 mẫu cá ở California, chúng xâm nhập và
nhiễm dai dẳng các loài cá ở các con sông miền Nam California. Tác giả cho rằng
chúng là loài ký sinh trùng đơn bào cực kỳ nguy hiểm ở các loài cá tự nhiên cũng
như các loài cá được nuôi thâm canh. Hơn 200 loài Trichodina, Paratrichodina,
Tripartiella trong họ Trichodonidae được mô tả bởi Annandale (1912), những ký
sinh trùng đơn bào này được tìm thấy trên vây, da, mang cá. Thành phần loài trùng
bánh xe vô cùng phong phú, chúng có mặt phần lớn trên cá loài nuôi thâm canh
khắp nơi trên thế giới, nhận dạng sự khác nhau của chúng (Jiri Lom,1958).
Các nước Châu Âu khác cũng có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ký sinh trùng trên
cá Jiri Lom (1958 – 1997) người Tiệp Khắc đã có nghiên cứu ký sinh trùng
Ciliophora, Myxozoa, Microspora, Sporozoa và Mastigophora trên động vật thủy
sản, trong đó có cá là vật chủ phổ biến của các ký sinh trùng này và gây thiệt hại
không nhỏ đến năng suất cũng như chất lượng thương phẩm.
8
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Đại Học Cần Thơ
Hans C. K.M. et al., (2000) trong các trại nuôi cá nước ngọt theo hệ thống khép kín
ở Đan Mạch, loài Trichodina jadranica được tìm thấy có tác động đến sức khỏe lên
loại cá nuôi thâm canh. Mối liên hệ giữa sự phong phú của ký sinh trùng và kích cỡ
của cá đã được kiểm tra theo hai hệ thống sản xuất khác nhau. Hệ thống cá nuôi
được nuôi dưỡng tốt thì hầu hết 66% ký sinh trùng được tìm thấy trên vùng da sống
lưng và có 8% được tìm thấy trên mang. Tác giả cho rằng mức độ nhiễm bệnh sẽ
làm giảm hiệu quả chăn nuôi cũng như giá trị thương phẩm của cá một cách đáng
kể. Theo một hệ thống khác sản xuất cá bị suy dinh dưỡng thì có nhiều ký sinh
trùng hơn được phát hiện trên cá với những điều kiện vệ sinh kém.
Kuperman B.I et al., (2002) trong nghiên cứu về ký sinh trùng nước ngọt ở miền
Nam nước Mỹ đã giới thiệu 3 loài ký sinh trùng, loài san dây Bothriocephallus
acheilognathi, loài nguyên sinh động vật Ichthyophthrius multifilliis và loài Lernaea
cyprinacea trong 1993 mẫu cá, những ký sinh trùng tìm thấy trên các mẫu cá ở 9
lưu vực sông và chúng phân bố rộng rãi trong khu vực miền Nam California.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, điều tra khảo sát của Hagargi và Amoji (1979),
định danh sự khác nhau của nguyên sinh động vật trên các loài cá nuôi và cá tự
nhiên trong các khu vực khác nhau ở cửa sông Ấn Độ và xác nhận sự phong phú về
loài của chúng. Ghazi S. M. Asmat (2001) cũng cho thấy sự đa dạng sinh học của
Trichodina, sự khác nhau về thành phần loài Protozoa ở nước ngọt, các khúc sông
khác nhau ở phía tây Bengal (Ấn Độ) và tìm thấy các loài Trichodina mới trên cá ở
đây.
Ruth Ellen Klinger và Ruth Fancis Floyd (2002), mô tả 3 loại ký sinh trùng quan
trọng trên cá nước ngọt là Protozoa, Monogenean Trematoda, Cestoda trong đó
Protozoa có 8 loại Ciliates (Ichthyophthirius multifiliis, Chilodonella, Tetrahymena,
Trichodina, Ambiphyra, Apiosoma, Epistylis, Capriniana) và 4 họ Flagellates
(Hexamita/Spironucleus, Ichthyobodo, Piscinoodinium, Cryptobia)
9
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Đại Học Cần Thơ
2.3 Mối quan hệ giữa các tác nhân gây bệnh
Hình 1: Mối quan hệ giữa các tác nhân gây bệnh
(Nguồn: Bùi Quang Tề, 2006 a)
Người ta biểu diễn mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện gây bệnh ở động vật
bằng công thức toán học:
D = P + H + (E2)
Trong đó: D- Disease (bệnh)
P- Pathogen (mầm bệnh)
H- Host (vật chủ)
E- Environment (môi trường)
Công thức này đã khẳng định vai trò quyết định của nguyên nhân gây bệnh (P), và
vai trò quan trọng của các nhân tố điều kiện (H và E), nhưng đã nhấn mạnh tầm
quan trọng của điều kiện môi trường (E2) trong phát sinh dịch bệnh (Đỗ Thị Hòa et
al., 2004).
Quá trình hình thành bệnh động vật thủy sản liên quan đến các yếu tố mầm bệnh,
môi trường, vật chủ. Động vật thủy sản chỉ bị bệnh khi có sự tác động qua lại phức
tạp đồng thời giữa 3 yếu tố. Nếu thiếu một trong ba yếu tố thì động vật thủy sản
không bị bệnh.
Mầm bệnh luôn có trong môi trường nước chỉ bộc phát và gây bệnh cho tôm cá khi
đủ số lượng và điều kiện thuận lợi. Mầm bệnh có thể chia thành nhiều loại:
Vật lý: sự thay đổi đột ngột nhiệt độ, pH, oxy.
10
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Đại Học Cần Thơ
Hoá học: chất độc, khí độc (NH3, NO2…)
Sinh học: vi khuẩn, nấm, virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.
Vật chủ phải có tính mẫn cảm với bệnh. Tính mẫn cảm của động vật thuỷ sản còn
phụ thuộc vào tuổi, kích cỡ của vật nuôi, giống loài, sức khoẻ vật nuôi.
Trong mối quan hệ giữa ba yếu tố này yếu tố môi trường là quan trọng nhất nó điều
khiển mối quan hệ giữa vật chủ và môi trường theo hướng có lợi hoặc bất lợi.
Động vật thủy sản sống trong môi trường nước nên giữa chúng và nước có mối
quan hệ qua lại, các yếu tố môi trường tạo điều kiện cho động vật thủy sản tồn tại,
sinh trưởng và phát triển bình thường. Tuy nhiên khi yếu tố môi trường bất lợi đối
với đời sống của động vật thuỷ sản sẻ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng thậm chí
làm cho chúng chết hàng loạt, gây thiệt hại cho sản xuất.
Chất lượng nước và dao động của các điều kiện môi trường, mặc dù không liên
quan đến lây nhiễm nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của cá, cả trực tiếp
(trong phạm vi chịu đựng về sinh lý) và gián tiếp (tăng khả năng bị lây nhiễm).
(Bondad-Reantaso et al., 2005)
2.4 Sơ lược về đặc tính sinh học cá tra
2.4.1 Phân loại
Cá tra và ba sa là hai trong số 11 loài thuộc họ cá tra (Pangasiidae) đã được xác
định ở sông Cửu long. Tài liệu phân loại gần đây nhất của tác giả Rainboth .W xếp
cá tra nằm trong giống cá tra dầu. Cá tra dầu rất ít gặp ở nước ta và còn sống sót rất
ít ở Thái lan và Campuchia, đã được xếp vào danh sách cá cần được bảo vệ nghiêm
ngặt (sách đỏ). Cá tra và ba sa của ta cũng khác hoàn toàn với loài cá nheo Mỹ
(Ictalurus punctatus) thuộc họ Ictaluridae.
Phân loại cá Tra
Bộ cá nheo Siluriformes
Họ cá tra Pangasiidae
Giống cá tra dầu Pangasianodon
Loài cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878)
11
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Đại Học Cần Thơ
Hình 2: Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus )
Nguồn: />
2.4.2. Phân bố
Cá tra và ba sa phân bố ở lưu vực sông Mê kong, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt
Nam, Campuchia và Thái lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mekong và
Chao Phraya, cá ba sa có ở sông Chaophraya. Ở nước ta những năm trước đây khi
chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá giống tra và ba sa được vớt trên sông
Tiền và sông Hậu (Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Bạch Loan, 1999). Cá tra là loài
cá di cư, vào mùa lũ khi mực nước dâng cao cá di chuyển về vùng thượng nguồn đẻ
trứng. Khi mực nước sông xuống thấp cá trở về vùng hạ nguồn để tìm nơi cư trú.
Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ
tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm (theo
)
Cá có thể sống trong ao hồ có hàm lượng oxy thấp, cũng như có thể nước tù bẩn.
Do đó có thể nuôi với mật độ cao. Ngoài ra cá tra khoẻ mạnh có sức đề kháng với
các thay đổi của môi trường cao, do đó cá ít khi bị bệnh gây chết thành đàn. Ở sông
Mêkông, cá tra định cư vùng thượng nguồn vào tháng 5-6, trở về vùng hạ nguồn từ
đầu tháng 9 đến cuối tháng 12. Vùng phía Nam của thác Khone việc định cư ở vùng
thượng nguồn xảy ra vào cuối tháng 10, từ tháng 11-12 cá hiện diện nơi đây với số
lượng nhiều.
Cá tra là loài cá nước nước ngọt, hoạt động sống ở vùng khí hậu nhiệt đới và môi
trường sống lý tưởng cho cá sinh sống với:
Độ pH: 6,5 – 7,5.
Nhiệt độ nước từ: 22 – 26oC.
Việc cá thích nghi với nhiệt độ như trên nên chúng không thể sống được nếu nhiệt
độ xuống thấp.
Cá phân bố ở các tầng nước từ tầng trên đến tầng đáy, cá có thể sống được ở các
thủy vực nước tĩnh và nước chảy.
12
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Đại Học Cần Thơ
Điều kiện tự nhiên, môi trường sống chủ yếu cá tra là ghềnh thác, bờ sông có bãi
cát. Ngoài ra, người ta còn thấy chúng rải rác ở các lòng sông sâu nhiều đá và kênh
rạch. Loài cá này sinh sống chủ yếu dọc theo sông Mêkông, nhiều nhất là ở
Campuchia, Lào và Việt Nam. Cá tập trung ở những chỗ nước sâu vào mùa khô khi
mực nước hạ rất thấp (Thoại Sơn, 2004).
2.4.3 Hình thái, sinh lý
Cá tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng,
có 2 đôi râu dài. Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng
nước hơi lợ (nồng độ muối 7-10), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ
chết ở nhiệt độ thấp dưới 15 oc, nhưng chịu nóng tới 39o C. Cá tra có số lượng hồng
cầu trong máu nhiều hơn các lòai cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể
hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan.
Tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng (Mai Đình
Yên et al., 1992 ) .
2.4.4 Ðặc điểm dinh dưỡng
Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau
ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho ăn đầy
đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột. Ngoài
ra, khi khảo sát cá bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều
phần cơ thể và mắt cá con các lòai cá khác. Dạ dày của cá phình to hình chữ U và
co giãn được, ruột cá tra ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo
ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của
cá thiên về ăn thịt. Ngay khi vừa hết noãn hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn
nhau, do đó để tránh hao hụt do ăn nhau trong bể ấp, cần nhanh chóng chuyển cá ra
ao ương. Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại phù
du động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo. Khi cá
lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi
loại thức ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các lọai thức ăn bắt
buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong ao nuôi cá tra
có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động vật
đáy. Nếu cho cá tra ăn thức ăn có nguồn gốc động vật thì chúng lớn rất nhanh, đặc
biệt là khi nuôi trong ao (Thoại Sơn, 2006).
Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên, cho thấy thành phần
thức ăn khá đa dạng, trong đó cá tra ăn tạp thiên về động vật.
13
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Đại Học Cần Thơ
Bảng 1: Thành phần thức ăn trong ruột cá tra
Thành phần thức ăn trong đường tiêu hóa cá tra
Nhuyễn thể
35,4%
Cá nhỏ
31,8%
Côn trùng
18,2%
Thực vật dương đẳng
10,7%
Thực vật đa bào
1,6%
Giáp xác
2,3%
(nguồn: http:\\fistenet.gov.vn)
2.4.5 Ðặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, giai đoạn nhỏ cá tăng nhanh về chiều
dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10-12 cm (14-15 gam). Từ
khỏang 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể.
Cỡ cá trên 10 tuổi trong tự nhiên ở Campuchia tăng trọng rất ít. Cá tra trong tự
nhiên có thể sống trên 20 năm. Cỡ cá trong tự nhiên theo ghi nhận18 kg hoặc có
mẫu cá dài tới 1,8 m (Dương Nhựt Long, 2003).
Trong ao nuôi vỗ, cá bố mẹ đạt tới 25 kg ở cá 10 năm tuổi. Nuôi trong ao 1 năm cá
đạt 1-1,5 kg/con ở năm đầu tiên, những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có khi
đạt tới 5-6 kg/năm tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại
thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít. Ðộ béo Fulton của cá tăng dần theo trọng
lượng và nhanh nhất ở những năm đầu, cá đực thường có độ béo cao hơn cá cái và
độ béo thường giảm đi khi vào mùa sinh sản (Trần Thanh Xuân, 1994).
2.4.6 Ðặc điểm sinh sản của Cá Tra
Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi, trọng lượng cá thành thục
lần đầu từ 2,5-3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận
của Campuchia và Thái lan. Ngay từ năm 1966, Thái lan đã bắt cá tra thành thục
trên sông trong đầm Bung Borapet và kích thích sinh sản nhân tạo thành công.
Sau đó họ nghiên cứu nuôi vỗ cá tra trong ao. Ðến năm 1972 Thái lan công bố
quy trình sinh sản nhân tạo cá tra với phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục
trong ao đất.
14
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Đại Học Cần Thơ
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nếu chỉ nhìn hình dáng
bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực, cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến sinh dục ở
cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng trứng hay
nõan sào. Bắt đầu phân biệt được đực cái từ tuyến sinh dục giai II tuy màu sắc chưa
khác nhau nhiều. Các giai đoạn sau, buồng trứng tăng về kích thước, hạt trứng màu
vàng, tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng chuyển dần sang màu trắng sữa.
Hệ số thành thục của cá tra khảo sát được trong tự nhiên từ 1,76-12,94 ở cá cái và từ
0,83-2,1 ở cá tra đực) ở cá đánh bắt tự nhiên trên sông cỡ từ 8-11kg. Trong ao nuôi
vỗ, hệ số thành thục cá tra cái có thể đạt tới 19,5.
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5-6 dương lịch, cá có tập
tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp thuộc địa
phận Campuchia và Thái lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt Nam. Bãi đẻ
của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông Mêkông và Tonlesap, từ thị xã
Kratie (Campuchia) trở lên đến thác Khone, nơi giáp biên giới Campuchia và Lào.
Nhưng tập trung nhất từ Kampi đến hết Koh Rongiev thuộc địa giới 2 tỉnh Kratie
và Stung Treng. Tại đây có thể bắt được những cá tra nặng tới 15 kg với buồng
trứng đã thành thục. Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rễ của loài cây sống ven
sông Gimenila asiatica.
Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá gọi là sức sinh sản tuyệt đối.
Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ 200 ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh sản tương
đối có thể tới 135 ngàn trứng/kg cá cái. Kích thước của trứng cá tra tương đối nhỏ
và có tính dính. Trứng sắp đẻ có đường kính trung bình 1mm. Sau khi đẻ ra và hút
nước đường kính trứng khi trương nước có thể tới 1,5-1,6mm.
Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự
nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm), cá tra có thể tái phát dục 1 - 3 lần trong
một năm (Phạm Văn Khánh, 2000).
2.5 Tác động của môi trường nước ảnh hưởng đến sức khoẻ cá và khả năng
gây bệnh của mầm bệnh.
Các đặc tính lý hoá của nước quyết định chất luợng của môi trường tốt hay xấu đối
với hoạt động sống của cá bởi vì sự sống sót, sinh sản và tăng trưởng của cac loài
động vật thuỷ sản nói chung và cá nói riêng phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố của
môi trường và đặc biệt là cá còn nhỏ (cá hương, cá giống) sức đề kháng yếu dễ bị kẻ
thù tấn công, khả năng chịu đựng điều kiện môi trường khắc nghiệt kém dễ bị chết
khi môi trường thay đổi đột ngột.
15
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Đại Học Cần Thơ
Tuy nhiên các loài khác nhau hay ở giai đoạn phát triển khác thì co khả năng thích
ứng với các yếu tố môi trường khác nhau và nếu dược luyện tập thì cá cũng có khả
năng thích ứng với sự thay đổi của môi truờng. Đối với cá giống được đánh bắt
ngoài tự nhiên thì khả năng chịu đựng sự thay đổi của môi trường tốt hơn cá được
sinh sản nhân tạo chúng ta cần tập cho chúng làm quen vơi sự thay đổi của môi
trường ở ngay giai đoạn ương cá hương, cá giống.
Ngoài vai trò của môi trường nước, người ta cũng đặc biệt quan tâm đến việc cho ăn
(chất và lượng thức ăn ), thao tác kĩ thuật chăn nuôi, phương pháp phòng trị bệnh,
mật độ nuôi, chất lượng con giống...tất cả những yếu tố này tác động trực tiếp đến
cá từ đó quyết định đến năng suất nuôi (Trần Ngọc Bích, 1999).
Về tỷ trọng nguyên nhân gây bệnh ở cá tra thì nguồn nước chiếm 51%; thức ăn
17,78%; mật độ 15,56%; giống 11,11%; mật độ nuôi 4,44% cho thấy môi trường
nước rất quan trọng đến sức khỏe của cá và sự gây bệnh cũng như mức độ lây lan
của bệnh (Trần Ngọc Bích, 1999).
Mầm bệnh hiện diện trong môi trường nước nhưng chúng chỉ bộc phát và gây bệnh
cho cá khi đủ số lượng cần thiết
Khi môi trường sống bất lợi thay đổi bất lợi cho cá nhưng lại thuận lợi cho sự
phát triển của các sinh vật gây bệnh
Cá bị suy yếu, giảm sức đề kháng dễ mẫn cảm với tác nhân gây bệnh, tính mẫn
cảm của cá khác nhau tuỳ theo loài, tình trạng dinh dưỡng và tuỳ thuộc vào giai
đoạn phát triển
2.5.1 Nhiệt độ: là yếu tố cực kỳ thiết yếu đối với đời sống thủy sinh vật, đặc biệt là
cá, bởi vì cá là động vật biến nhiệt, do đó nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
sống, đến các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể cá như chuyển hóa, hô hấp,
tăng trưởng, sinh sản, bắt mồi. Ngoài ra, nhiệt độ còn chi phối đến các qúa trình
phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong môi trường nước, từ đó ảnh hưỡng gián tiếp
đến đời sống của cá. Cá có thể sống trong khoảng nhiệt độ từ 4-400C, tuy nhiên mỗi
loài cá đều có một biên độ nhiệt thích hợp.
Nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ làm cho cá bị "Stress" (sốc) dễ bị các tác nhân gây
bệnh tấn công và có thể chết do sự tăng nhanh bất thường của nhiệt độ làm cho các
quá trình sinh học trong cơ thể cá bị xáo trộn. Khoảng nhiệt độ thích hơp cho sự
tăng trưởng của cá từ 20-300C, riêng đối với loài cá nhiệt đới hay bán nhiệt đới sẽ
phát triển tốt khi nhiệt độ nước trong khoảng từ 26-280C và khi nhiệt độ môi trường
giảm xuống từ 10-150C thì cá có thể chết (Trần Ngọc Bích, 1999).
16
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Đại Học Cần Thơ
Khi nhiệt độ tăng cao để thoả mãn nhu cầu oxy cá phải tăng cường đưa nước qua
mang được thực hiện bằng cách tăng tần số hô hấp đồng thời gia tăng lượng máu
đến mang và huy động hồng cầu từ kho dự trữ đến hệ thống tuần hoàn làm tăng khả
năng vận chuyển trong máu, khi nhiệt độ tăng quá cao thì cá sẽ chết (Đỗ Thanh
Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000).
2.5.2 Oxy hoà tan.
Là yếu tố đặc biệt cần thiết cho đời sống của động vật thuỷ sinh, nếu nồng độ O2
hoà tan thấp hơn 3mg/l cá sẽ hoạt động yếu và sử dụng thức ăn kém, vì vậy hoà tan
đối với cá nuôi thâm canh cần phải có sự phù hợp mật độ thả cá, tỷ lệ thức ăn được
phân phối với khả năng cung cấp O2 hoà tan của môi trường, thực tế chỉ có một số
yếu tố môi trường rất dễ bị biến động: sự dao động của nhiệt độ, lưu lượng dòng
chảy không đủ vào mùa khô, sự tăng sinh của tảo, thực vật,... có nguy cơ làm cho cá
dễ bị bệnh. Họ cá Nheo (cá Tra) khi O2 trong nước giảm, CO2 tăng những loài cá
này sẽ ngoi lên và đớp lấy không khí. Không khí lấy vào đoạn ruột sau và tiến hành
trao đổi khí với máu, khí thừa theo hậu môn ra ngoài (Đỗ Thanh Hương và Trần Thị
Thanh Hiền, 2000). Vì vậy khi nước đứng - giao mùa, hàm lượng O2 hoà tan không
đủ cho sự hô hấp của cá, cá phải nổi đầu liên tục lên mặt nước để thực hiện việc hô
hấp bằng cơ quan hô hấp phụ (ruột). Sự việc này nếu kéo dài cá sẽ bị lồng ruột và
chết vì vậy người nuôi phải tăng cường quạt nước thường xuyên cho bè cá nhất là
vào những lúc giao mùa.
2.5.3 pH:
Độ pH phù hợp cho nuôi trồng thủy sản từ 6,5-8,5 (cá nước ngọt tốt nhất 7,0-8,0)
nếu pH giảm < 7 nước bị chua sẽ ảnh hưởng đến sự lấy O2 vào cơ thể của cá, sẽ dẫn
đến thiếu Oxy và nếu nghiêm trọng cá sẽ chết.
Tiêu chuẩn về chất lượng nước cho nuôi trồng thuỷ sản (Trương Quốc Phú, 2004)
pH=4: điểm chết acid
pH=5: cá không sinh sản
pH: 5 - 6,5 : cá phát triển chậm
pH: 6,5 - 9,0 : môi trường thích hợp cho các loài tôm cá nuôi
pH= 11,0 : điểm chết base
2.5.4 NH3.
Là loại khí độc đối với cá, khí được tạo thành sẽ phản ứng với nước sinh ra ion
NH4+ cho đến khi cân bằng được thiết lập. Nồng độ NH3 phụ thuộc vào 2 yếu tố
17
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Đại Học Cần Thơ
trong nước nhiệt độ và pH. Khi nhiệt độ và pH của nước tăng thì hàm lượng NH3 sẽ
gia tăng và ngược lại. Tác dụng độc hại của NH3 từ máu ra môi trường ngoài. NH3
trong máu và các mô tăng làm pH tăng dẫn đến rối loạn các phản ứng xúc tác của
enzyme và độ bền vững của màng tế bào, làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế
bào đưa đến cá chết vì không điều khiển được quá trình trao đổi muối giữa cơ thể
và môi trường ngoài. NH3 cao cũng làm tăng tiêu hao oxy của mô, làm tổn thương
mang và làm giảm khả năng vận chuyển của máu. Ở hàm lượng dưới mức gây chết
NH3 cũng có ảnh hưởng xấu đến thủy sinh vật như: nó gia tăng tính mẫn cảm của
động vật đối với những điều kiện không thuận lợi của môi trường như sự giao động
của nhiệt độ, thiếu oxy, ức chế sự sinh trưởng bình thường, giảm khả năng sinh sản,
giảm khả năng chống bệnh.
2.5.5 NO2
Trong các thủy vực Nitrit (NO2) được tạo ra từ quá trình oxy hóa ammonia (NH3)
và ammonium (NH4+) nhờ hoạt động của nhóm vi khuẩn hiếu khí. Khi hàm lượng
Nitrit cao, Nitrit sẽ kết hợp với hemoglobin tạo thành methemoglobin, lúc này Fe
của hemoglobin bị oxy hóa từ Fe2+ thành Fe3+, methemoglogin không kết hợp với
oxy. Gây hiện tượng thiếu máu. Máu có chứa methemoglobin thường có màu nâu
nên nó được gọi là ”bệnh máu nâu”.
Nitrit hấp thụ vào máu qua mang, mức độ hấp thụ nitrit phụ thuộc vào tỷ lệ nitrit và
chloride trong môi trường nước (trích dẫn bởi Boyd,1990) và khả năng chịu đựng
nitrit có liên quan đến hàm lượng chloride. Khi cá nheo sống trong môi trường nước
có tỉ lệ nitrit : chloride 1:1 thì methemoglobin chiếm 85 % trong máu, trong khi môi
trường nước có nitrit:chloride 1:3 thì hàm lượng methemoglobin chiếm 25 %.
Bảng 2: Tiêu chuẩn về chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản
Phân loại nước nước nuôi thủy sản
Đặc điểm
Ảnh hưởng
Tốt
Trung bình
Xấu
Độ kiềm
(mg/L CaCO3)
50-200
20-50
200-500
<20
>500
Độ kiềm thấp
Độ kiềm cao
NH3( mg/L)
< 0,1
0,1 -1,0
>1,0
Độc amonia
NO2 (mg/L)
0-0,5
0,5-2,0
>2,0
Độc Nitrit
(Nguồn: Trương Quốc Phú, 2004)
18