Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRÒN ký SINH ở CHÓ tại QUẬN ô môn THÀNH PHỐ cần THƠ và THỬ HIỆU QUẢ của THUỐC EXOTRAL TRONG tẩy TRỪ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.54 MB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

….  ….

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRÒN KÝ SINH Ở CHÓ TẠI
QUẬN Ô MÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THỬ HIỆU
QUẢ CỦA THUỐC EXOTRAL TRONG TẨY TRỪ
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 12/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
….  ….

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y
Tên đề tài:

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRÒN KÝ SINH Ở CHÓ TẠI
QUẬN Ô MÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THỬ HIỆU
QUẢ CỦA THUỐC EXOTRAL TRONG TẨY TRỪ

Giáo viên hướng dẫn:
Ts. Nguyễn Hữu Hưng


Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thùy Dung
MSSV: 3064573
Lớp: Thú y K32

Cần Thơ, 12/2010

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Tình hình nhiễm giun tròn ký sinh ở chó tại quận Ô Môn thành phố Càn
Thơ và thử hiệu quả của thuốc Exotral trong tẩy trừ
do sinh viên: NGUYỄN THỊ THÙY DUNG thực hiện tại quận Ô Môn thành phố Cần Thơ từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2010.

Cần thơ, ngày tháng năm 2010
Duyệt Bộ môn

Cần thơ, ngày
tháng
năm 2010
Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Cần thơ, ngày
tháng
năm 2010
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và SHƯD


ii


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi muốn gởi lời biết ơn thành kính và sâu sắc nhất đến Ông, Bà,
Cha, Mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ tôi nên người. Cám ơn anh, chị
và em trai tôi đã luôn luôn ở bên cạnh ủng hộ, chia sẽ và động viên giúp tôi vượt qua
mọi khó khăn trong suốt thời gian học tập xa nhà.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô bộ môn Thú Y và bộ môn Chăn Nuôi, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ đã tận tình dạy dỗ và
truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báo.
Và hơn hết tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Hữu Hưng đã hết
lòng dạy bảo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi vô cùng biết ơn thầy Đỗ Trung Giã đã nhiệt tình động viên, ủng hộ tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Cảm ơn các cán bộ thư viện khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi thu thập tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.
Xin gởi lời cảm ơn đến các cán bộ Thú Y tại Trạm Thú Y Quận Ô Môn đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong qua trình thu thập mẫu và thử hiệu quả của thuốc điều trị trên địa
bàn Quận.
Và cuối cùng tôi muốn cảm ơn tất cả những người bạn trong tập thể lớp Thú y
K32 đã luôn ủng hộ, chia sẽ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.

Nguyễn Thi Thùy Dung

iii



MỤC LỤC
Trang tựa ................................................................................................................. i
Trang duyệt ............................................................................................................. ii
Lời cảm tạ .............................................................................................................. iii
Mục lục .................................................................................................................. iv
Danh sách bảng và biểu đồ ..................................................................................... vi
Danh sách hình ...................................................................................................... vii
Tóm lược.............................................................................................................. viii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................. 2
2.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về bệnh giun tròn ký sinh trên chó ở nước ngoài ..... 2
2.2 Sơ lược lịch sử nghiên cứu bệnh giun sán ký sinh trên chó ở trong nước .......... 4
2. 3 Đặc tính sinh học của một số loài giun tròn ký sinh trên chó............................. 6
2.3.1 Giun móc ký sinh ở chó .................................................................................. 6
2.3.2 Giun đũa ký sinh ở chó .................................................................................10
2.3.3 Gnathostoma spinigerum và Spirocerca lupi.................................................14
2.3.4 Giun tóc.........................................................................................................16
2.3.5 Gun tim (Dirofilaria immitis)........................................................................17
2.4 Tác hại của giun tròn đối với ký chủ ................................................................18
2.4.1 Giun móc ......................................................................................................18
2.4.2 Giun đũa .......................................................................................................18
2.4.3 Giun xoăn thực quản (Spirocerca lupi) .........................................................19
2.4.4 Giun tóc (Trichuris vulpis)............................................................................20
2.4.5 Giun tim .......................................................................................................20
2.5 Sự truyền lây của một số loài giun tròn từ chó sang người ...............................22
2.6 Một số loại thuốc tẩy trừ giun tròn...................................................................23
2.6.1 Ivermectin......................................................................................................22
2.6.2 Exotral .........................................................................................................23

iv



Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................25
3.1 Nội dung...........................................................................................................25
3.2 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiêm ......................................................25
3.2.1 Tình hình tự nhiên, xã hội Quận Ô Môn.........................................................25
3.2.2 Tình hình đàn chó nuôi tại quận Ô Môn.........................................................27
3.3 Phương pháp thí nghiệm ...................................................................................27
3.3.1 Phương tiện thí nghiệm..................................................................................27
3.3.2 Phương pháp kiểm tra phân tìm trứng giun tròn .............................................28
3.3.3 Phương pháp mổ khám từng phần của viện sĩ Skrjabin ..................................30
3.3.4 Phương pháp xử lí số liệu .............................................................................31
3.3.5 Thử hiệu quả của thuốc tẩy trừ.......................................................................32
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................33
4.1 Kết quả tình hình nhiễm giun tròn ở chó tai quận Ô Môn, TP.Cần Thơ qua phương
pháp kiểm tra phân .................................................................................................33
4.1.1 Kết quả tình hình nhiễm giun tròn ở chó theo lứa tuổi....................................33
4.1.2 Thành phần loài giun tròn ký sinh ở chó .......................................................35
4.1.3 Tỉ lệ nhiễm ghép giun tròn ký sinh ở chó .......................................................40
4.2 Kết quả tình hình nhiễm giun tròn ký sinh ở chó tại quận Ô Môn qua phương pháp
mổ khám ................................................................................................................41
4.2.1 Kêt quả tình hình nhiễm giun tròn ký sinh ở chó theo lứa tuổi .......................41
4.2.2 Thành phần loài giun tròn ký sinh ở chó tại quận Ô Môn (qua mổ khám) ......43
4.2.3 Tỉ lệ nhiễm ghép của giun tròn ký sinh ở chó.................................................47
4.3 Những loài giun tròn ký sinh ở chó tìm thấy tại quận Ô Môn- thành phố Cần Thơ
có sự truyền lây sang người ....................................................................................47
4.3.1 Giun móc .......................................................................................................48
4.3.2 Giun đũa .......................................................................................................48
4.3.3 Giun tim (Dirofilaria immitis).......................................................................49
4.4 Hiệu quả tẩy trừ ................................................................................................50

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................51
5.1 Kết luận............................................................................................................51

v


5.2 Đề nghị.............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................53
PHỤ CHƯƠNG......................................................................................................55

vi


DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 1 Tỉ lệ nhiễm giun tròn ký sinh ở chó theo lứa tuổi (phương pháp kiểm tra phân)
...............................................................................................................................33
Bảng 2 Thành phần loài giun tròn ký sinh ở chó qua phương pháp kiểm tra phân...35
Bảng 3 Tỉ lệ nhiễm các loài giun tròn ký sinh ở chó theo lứa tuổi...........................36
Bảng 4 Tỉ lệ nhiễm ghép của giun tròn ký sinh ở chó theo lứa tuổi .........................40
Bảng 5 Tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun tròn ký sinh ở chó theo lứa tuổi (qua mổ
khám) .....................................................................................................................41
Bảng 6 Kết quả thành phần loài giun tròn ký sinh ở chó (qua mổ khám)................43
Bảng 7 Tỉ lệ nhiễm ghép của giun tròn ký sinh ở chó .............................................47
Bảng 8 Hiệu quả tẩy trừ giun đũa và giun móc của thuốc Exotral ...........................50
Biểu đồ 1 So sánh tỉ lệ nhiễm giun tròn ở chó theo lứa tuổi (qua kiểm tra phân) .....33
Biểu đồ 2 So sánh tỉ lệ nhiễm giun tròn ký sinh ở chó theo loài ..............................35
Biểu đồ 3 So sánh tỉ lệ nhiễm giun tròn theo lứa tuổi (qua mổ khám) ....................41
Biểu đồ 4 So sánh tỉ lệ nhiễm các loài giun tròn theo lứa tuổi.................................44


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Trứng Ancylostoma caninum........................................................................ 7
Hình 2 Ancylostoma caninum (Ercolani, 1859)....................................................... 7
Hình 3 Ancylostoma braziliense (theo Baylis, 1929)............................................... 8
Hình 4 Uncinaria stenocephala (Railliet, 1884) (theo Petrov, 1931)....................... 8
Hình 5 Vòng đời giun móc ..................................................................................... 9
Hình 6 Toxocara canis ..........................................................................................11
Hình 7 Trứng Toxocara canis .................................................................................11
Hình 8 Vòng đời Toxocara canis............................................................................12
Hình 9 Toxascaris leonina.....................................................................................12
Hình 10 Trứng Toxascaris leonina .......................................................................13
Hình 11 Vòng đời Toxascaris leonina ...................................................................13
Hình 12 Spirocerca lupi (Rudunphi, 1809) ............................................................15
Hình 13 Trứng Spirocerca lupi ..............................................................................15
Hình 14 Vòng đời Spirocerca lupi ..........................................................................15
Hình 15 Vòng đời Trichuris vulpis (Frohlich, 1789) ..............................................16
Hình 16 Vòng đời Dirofilaria immitis ....................................................................17
Hình 17 Ruột chó bị xuất huyết do giun móc ..........................................................18
Hình 18 Giun đũa ký sinh ở ruột chó ....................................................................19
Hình 19 Bụng chó con sưng to do nhiễm Toxocara canis .......................................19
Hình 20 Spirocerca lupi tạo thành búi trong thực quản...........................................20
Hình 21 Dirofilaria immitis ....................................................................................21
Hình 22 Mẫu thuốc Exotral ...................................................................................23
Hình 23 Bản đồ hành chính TP.Cần Thơ ................................................................26
Hình 24 Ấu trùng giun móc di hành dưới da người ................................................48
Hình 25 Ấu trùng giun đũa di hành dưới da người .................................................49


viii


TÓM LƯỢC
Hiện nay việc nuôi chó trong hộ gia đình rất phổ biến từ thành thị đến nông thôn, kết
hợp với thời tiết nóng ẩm của nước ta tạo điều kiện cho giun sán phát triển và gây
bệnh cho đàn chó. Đặc biệt trong đó có một số bệnh có thể lây cho người.. Xuất phát
từ thực tế tôi thực hiện đề tài: “Tình hình nhiễm giun tròn ký sinh ở chó tại quận
Ô Môn thành phố Cần Thơ và thử hiệu quả của thuốc Exotral trong tẩy trừ”
Qua kiểm tra 160 mẫu phân ở 4 lứa tuổi 1-6 tháng tuổi, 7-12 tháng tuổi, 13-24 tháng
tuổi và trên 24 tháng tuổi chúng tôi ghi nhận được kết quả tình hình nhiễm giun tròn
ở chó tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ như sau:
Tỉ lệ nhiễm giun tròn ở chó khá cao (65,00%) và tỉ lệ nhiễm giảm dần theo tuổi.
Chó từ 1-6 tháng tuổi có tỉ lệ nhiễm cao nhất (72,50%).
Có 7 loại trứng giun tròn được phát hiện với tỉ lệ nhiễm: Ancylostoma caninum
(28,13%), Ancylostoma braziliense (46,25%), Uncinaria stenocephala (25,63%),
Toxocara canis (8,13%), Toxascaris leonina (2,50%), Trichuris vulpis (6,88%),
Spirocerca lupi (1,88).
Qua mổ khảo sát trên chó ở 2 lứa tuổi 13-24 tháng tuổi và trên 24 tháng tuổi với tổng
số giun tròn thu được là 1522 con với tỉ lệ nhiễm như sau:
Chó nhiễm giun tròn với tỉ lệ cao (90,20%), cường độ nhiễm (33,09±6,03
giun/cá thể). Chó ở 13-24 tháng tuổi có tỉ lệ nhiễm cao nhất (95,12%), chó trên 24
tháng tuổi có tỉ lệ nhiễm thấp hơn (70,00%)
Về thành phần loài nhận thấy chó ở Ô Môn nhiễm 6 loài giun tròn với tỉ lệ
nhiễm như sau: Ancylostoma caninum (58,82%), Ancylostoma braziliense (86,27%),
Uncinaria stenocephala (68,63%), Toxocara canis (7,84%), Spirocerca lupi
(1,9,61%), Dirofilaria immitis (3,92%).
Các loài giun tròn được tìm thấy trên địa bàn quận có sự truyền lây sang người:
Ancylostoma braziliense, Ancylostoma caninum, Uncinaria stenocephala, Toxocara
canis, Dirofilaria immitis.

Thuốc Exotral với liều liều 1 viên/5kg thể trọng cho hiệu quả tẩy sạch (100,00%) đơi
với giun đũa và giun móc chó. Thuốc an toàn, không gây phản ứng phụ trong suốt quá
trình thí nghiệm.

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xưa đến nay, chó vẫn là con vật được nuôi phổ biến, thân thiết trong các gia
đình người Việt Nam, đặc biệt là các gia đình nông dân. Do đặc tính trung thành,
thông minh, nhanh nhẹn, dễ huấn luyện nên con người ngày càng quan tâm đến việc
nuôi chó với nhiều mục đích khác nhau. Trong lực lượng an ninh quốc phòng và cảnh
sát hình sự, chó nghiệp vụ đã được nuôi dạy làm công cụ góp phần điều tra phá án và
bảo vệ an ninh biên giới. Ở hộ gia đình, chó được dùng để làm cảnh, làm bạn thân
thiết của con người nhất là trẻ em. Mặt khác ở một số vùng trên nước ta còn sử dụng
thịt chó như một món ăn phổ biến.
Vì những mục đích nêu trên, những năm gần đây việc nuôi chó ở nước ta đã và
đang phát triển khá rộng rãi ở thành thị cũng như các vùng nông thôn rộng lớn. Trong
đó, phần lớn được nuôi trong các hộ gia đình với hình thức nuôi khá đơn giản là nuôi
nhốt hoặc thả rông, trong đó nuôi thả rông là phổ biến. Tuy được nuôi với số lượng
lớn trong dân nhưng chó vẫn chưa được quan tâm, chăm sóc đúng mức. Đó là tiền đề
cho việc dịch bệnh xảy ra trên chó ngày càng nhiều, một trong những bệnh phổ biến
nhất là bệnh ký sinh trùng do giun sán gây ra. Những bệnh này không những gây thiệt
hại cho chó nuôi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người qua việc nuôi dưỡng và
chăm sóc.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, được sự chấp thuận của Bộ Môn Thú Y, khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ, tôi thực hiện đề tài
“Tình hình nhiễm giun tròn ký sinh ở chó tại quận Ô Môn thành phố Cần Thơ và
thử hiệu quả của thuốc Exotral trong tẩy trừ”. Với mục đích:

-

Xác định tỉ lệ nhiễm giun tròn trên chó.

-

Xác định thành phần loài giun tròn ký sinh trên chó.

-

Thử hiệu quả của một số thuốc tẩy trừ một số lòai giun tròn phổ biến ký sinh
trên chó tại TP. Cần Thơ

Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc khuyến cáo người nuôi tẩy trừ và phòng bệnh nhằm
hạn chế sự lây lan bệnh cho con người và vật nuôi tại quận Ô Môn nói riêng và trên địa bàn
thành phố Cần Thơ nói chung.

1


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu bệnh giun tròn ký sinh trên chó ở nước ngoài
Vanparijs et al., (1991), mổ khám 212 chó ở Bỉ phát hiện chó nhiễm Toxocara
canis (38,90%), Toxascaris leonina (33,70%).
Igarza et al. (1992) mổ khám 42 chó ở miền Bắc Tây Ban Nha. Tỉ lệ nhiễm giun
tròn (59,52%). Thành phần loài bao gồm: Ancylostoma caninum, Toascaris leonina,
Toxocara canis, Dirofilaria immitis, Spirocerca lupi, Uncinaria stenocephala,
Trichuris vulpis.
Dumenigo el al. (1994) khảo sát 330 chó ở Havana (Cuba) bằng phương pháp

phù nổi. Kết quả có (17,90%) chó nhiễm Toxocara canis. Tỉ lệ nhiễm có ảnh hưởng
bởi tuổi chó, không bị ảnh hưởng của giới tính.
Theo Hayasaky và Mineo (1995) bệnh giun tim được phát hiện lần đầu tiên tại
nước Anh vào năm 1845, giun tim ký sinh phổ biến ở những vùng có khí hậu nóng ẩm,
cận nhiệt đới và ôn đới (các nước Đông Nam Á, Bắc Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Pháp…).
Đặc biệt đây còn từng là dịch bệnh địa phương lưu hành khắp nước Nhật.
Blagbum, -BL; Lindsay, -DS; Vaughan, -JL; Rippei, -NS; Wright, -JC; Lynn, RC; Kelch, -WJ; Ritchie, -GC; Hepler, -DI (1996) ở Mỹ thấy rằng những loài giun tròn
ký sinh thường xuyên và phổ biến nhất là Toxocara canis (14,54%), Ancylostoma
caninum (19,19%) và Trichuris vulpis (14,30%). Kết quả trên cho thấy cần phải kiểm
soát bệnh ký sinh trùng và trị liệu kịp thời, đặc biệt là những ký sinh trùng gây bệnh
quan trọng.
Anene et al. (1996) khảo sát 197 chó ở Nigeria cho biết tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng
đường ruột là (68,50%). Trong đó Ancylostoma caninum nhiễm (37,60%), Toxocara
canis (31,50%), Trichocephalus vulpis( 3,60%), nhiễm ghép từ 2 loài trở lên chiếm
(47,00%). Toxocara canis nhiễm cao ở chó con và giảm dần theo tuổi.
Overgaauw (1997), xét nghiệm 272 mẫu phân chó ở Hà Lan. Kết quả tỉ lệ nhiễm
Toxocara canis ở chó là (2,90%), Toxascaris leonina (0,40%) và Trichuris vulpis
(0,70%). Năm 1998, tác giả xét nghiệm 286 mẫu phân chó trưởng thành và 159 chó
con, kết quả chó nhiễm giun tròn với tỉ lệ (41,00%).
Fok et al. (1998) xét nghiệm 1674 mẫu phân chó ở Budapest phát hiện chó
nhiễm Ancylostoma caninum với tỉ lệ (15,30%).

2


Lycenko et al. (1999) cho biết khoảng (15,20%) chó bị nhiễm Toxocara canis
và vì vậy khoảng 1-3% đến 60-70% đất có chứa trứng Toxocara canis
Craig và Macpherson (2000), chó nhiễm nhiều loài giun sán ký sinh ở đường
ruột trong đó có loài cũng lây nhiễm qua người. Trong số các loài giun tròn ký sinh
trên chó như loài Ancylostoma spp; Toxocara canis được ghi nhận có ảnh hưởng rất

nhiều đến sức khỏe cộng đồng đặc biệt là các nước đang phát triển.
Frisby (2001) ; Roberts và Janovy (2000) cho biết Spirocerca Lupi được tìm
thấy trong khu vực ôn đới ấm và nhiệt đới trên khắp nước Mỹ và cũng đã được tìm
thấy ở các vùng phía bắc của Liên bang Xô Viết.
Luty (2001), xét nghiệm 445 mẫu phân chó ở vùng Poznan (Ba Lan) kết quả có
(32,00%) chó nhiễm Toxocara, chó 3 tháng tuổi trở xuống nhiễm (58,00%).
Seo, Young Woo et al. (2001), điều tra tỉ lệ nhiễm giun tim trong số 165 con
chó tại ba trại giống gần Seoul, Hàn Quốc. Kết quả xét nghiệm cho thấy có 83 chó
nhiễm chiếm tỉ lệ (50,30 %). Trong đó, phát hiện được 23 con chó (20,20%) có chứa
ấu trùng giun tim khi xét nghiệm máu ngoại vi.
Krecek et al. (2002) mổ khảo sát 63 con chó tại tỉnh Free State, Nam Phi cho
biết tỉ lệ nhiễm các loài giun tròn như sau Ancylostoma caninum (27,00%),
Ancylostoma braziliense (19,00%), Toxascaris leonina (32,00%), Toxocara canis
21,00%), Spirocerca lupi (13,00%).
Segovia et al. (2003) đã mổ khảo sát 47 con chó sói ở phía tây bắc Tây Ban Nha
cho kết quả tỉ lệ nhiễm giun tròn như sau: Ancylostoma caninum (8,50%), Uncinaria
stenocephala (51,10%), Toxocara canis (6,40%) Toxascaris leonina (4,20%), và
Dirofilaria immitis (2,10%).
Jamsai Suwansaksri et al (2005), nghiên cứu về tình hình nhiễm giun móc ở
miền Bắc Thái Lan cho thấy trong 57 mẫu phân xét nghiệm đựoc lấy ở làng Guan
Boon thì có 14 mẫu nhiễm giun móc, chiếm tỉ lệ 24,60%. Tỉ lệ nhiễm này là khá cao và
đây là loại giun mà đa số chó trong làng bị nhiễm.
Dalimi et al. (2006) nghiên cứa tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở chó nhà và
chó sói ở phía Tây của Iran cho biết tỉ lệ nhiễm giun tròn của chó nhà là: Toxocara
canis (6,02%), Toxascaris leonina (32,53%), Ancylostoma.spp (3,61%). Tỉ lệ nhiễm
của chó sói là Toxocara canis (10,00%), Toxascaris leonina (30,00%).
Sowenmino et al. (2008), Khi nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở
đường tiêu hóa ở chó tại Nigeria trong thời gian từ tháng 1/2001 đến tháng 12/2002,
với 959 mẫu phân chó được kiểm tra tìm trứng giun sán các tác giả trên ghi nhận có
237 mẫu phân nhiễm các lòai trứng giun sán chiếm tỷ lệ (24,70%). Trong các lòai được


3


tìm thấy có 5 lòai thuộc lớp giun tròn (Toxocara canis 9%; Ancylostoma spp. 17,9%,
Toxascaris leonina 0,6%; Trichuris vulpis 0,5%; Uncinaria stenocephala 0,4%)
Kusi et al. (2004 - 2009) đã tiến hành kiểm tra giun sán ký sinh ở đường tiêu
hóa của 111 con chó ở Albania, phát hiện được 5 loài giun tròn với tỉ lệ: Ancylostoma
caninum (13,50%), Uncinaria stenocephala, Toxocara canis (75,70%) , Toxascaris
leonina (0,90%), Trichuris vulpis (21,60%).
2.2 Sơ lược lịch sử nghiên cứu bệnh giun sán ký sinh trên chó ở trong nước
Kết quả nghiên cứu của Trịnh Văn thịnh và Phạm Văn Khuê (1982) nước ta có
tỉ lệ nhiễm Toxocara canis khá cao tại các tỉnh phía Bắc (29,00%). Trong khi đó, chó
thả rông tại thành phố Hồ Chí minh có tỉ lệ nhiễm Toxocara canis (11,76%) và
Toxascaris leonina (5,88%)
Theo điều tra của các tác giả Phạm Sĩ Lăng (1988), Ngô Huyền Thúy (1996) tỉ
lệ nhiễm giun móc ở chó rất cao, dao động từ 70,05%-79,84%.
Theo thống kê của Phan Lục (1996) thì chó non bị nhiễm giun ngay từ sơ sinh
đễn 4 tháng tuổi, nặng nhất từ 17-20 ngày tuổi. Tỉ lệ (52.00%) chó non bị nhiễm giun,
trong khi đó ở chó trưởng thành trên 1 năm tuổi chỉ có (12,00%) nhiễm, chó ngoại
nhập và chó cái tỉ lệ nhiễm giun cao hơn chó nội địa và chó đực.
Theo Lê Hữu Khương và Lương Văn Huấn (1998) mổ khám 253 chó và xét
nghiệm 753 mẫu phân chó ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ nhiễm giun móc ở
chó là (90,51%) (mổ khám) và (61,62%) (xét nghiệm phân). Có 3 loài giun móc được
định danh là Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephala.
Trong đó Ancylostoma caninum nhiễm cao nhất (79,84%).
Theo Ôn Hoà Thịnh (1999) tiến hành điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh
ở đường tiêu hoá chó tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, kết quả xét nghiệm
244 mẫu phân chó cho biết tỉ lệ nhiễm như sau: tỉ lệ nhiễm chung (75,00%) với 6 loài
thuộc lớp giun tròn trong đó Ancylostoma caninum (59,84%), Ancylostoma braziliense

26,64%, Uncinaria stenocephala (15,57%), Toxocara canis (5,74%), Toxascaris
leonina (3,28%), Trichuris vulpis (10,66%) Mổ khám 124 chó cho thấy tỉ lệ nhiễm
giun sán là 100% trong đó Ancylostoma caninum (77,42%). Ancylostoma braziliense
(17,74%), Uncinaria stenocephala (14,52 %).
Theo Lê Hữu Nghị và Nguyễn Văn Duệ (2000) đã kiểm tra phân 130 chó ngoại,
lai và nội thuộc các lứa tuổi nuôi tại thành phố Huế, kết quả cho thấy (96,00%) chó nội,
(90,00%) chó lai và (66,00%) chó ngoại nhập đã bị nhiễm giun sán đường tiêu hoá; đã
phát hiện 3 loài giun tròn: Toxocara canis, Toxascaris leonina và Ancylostoma
caninum nhiễm trên chó. Tỉ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi.
Theo Nguyễn Văn Biện (2001) đã điều tra tình hình nhiễm giun tim trên chó ở
một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long bằng phương pháp mổ khám và xét nghiệm

4


máu. Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm Dirofilaria immitis là (58,87%), tỉ lệ nhiễm và
cường độ nhiễm tăng dần theo tuổi. Chó một năm tuổi nhiễm (58,97%) nhưng chó trên
3 năm tuổi nhiễm (100,00%). Cường độ nhiễm trung bình là 9,85 giun/cá thể.
Lê Hữu Khương và Nguyễn Ngọc Tuân (2004) đã xét nghiệm 2630 mẫu phân
chó ở 13 tỉnh thành phía Nam. Có 5 loài giun tròn phân bố khắp 13 địa điểm điều tra
là: Toxocara canis, Spirocerca lupi, Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense,
Uncinaria stenocephala. Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm Toxocara canis ở phương pháp
kiểm tra phân rất cao (39,62%) và tỉ lệ nhiễm giun đũa giảm dần theo tuổi.
Theo Lê Hữu Khương (2005) tiến hành điều tra giun sán ký sinh trên chó ở một
số tỉnh miền Nam, kết quả mổ khám 1598 chó cho thấy tỉ lệ nhiễm giun sán trên chó là
(97,81%), trong đó có 8 loài thuộc lớp giun tròn là: Gnathostoma spinigerum (4,94%),
Toxocara canis (6,57%), Dirofilaria immitis (45,74%), Spirocerca lupi (46,05%),
Trichocephalus vulpis (0,81%), Ancylostoma caninum (81,10%), Ancylostoma
braziliense (65,39%) và Uncinaria stenocephala (37,42%).
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Doanh, Trương Minh Hiền, Nguyễn

Thu Thủy (2005-2006), đã kiểm tra 339 mẫu phân và mổ khám 10 chó nuôi tại các
Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ Suối Hai, Hoà Lạc và Trâu Quỳ, phát hiện thấy 6
loài giun tròn ký sinh là Toxocara canis (10,02%), Toxascaris leonina (18,88%),
Ancylostoma caninum (63,42%), Uncinaria stenocephala (43,65%), Trichuris vulpis
(10,91%) và Spirocerca lupi (5,60%). Về lứa tuổi chó, phát hiện thấy trứng Toxocara
canis ở chó 2-6 tháng tuổi, Toxascaris leonina ở chó từ 3 tháng tuổi trở lên;
Ancylostoma caninum, Uncinaria stenocephala chó trên 30 ngày tuổi và Trichuris
vulpis và Spirocerca lupi ở chó trên 6 tháng tuổi.
Hoàng Minh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan (2008) đã xét nghiệm 457 mẫu phân
chó và mổ khám 116 chó các loại nuôi ở thành phố Hà Nội, kết quả cho thấy: có 4 loài
giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá của chó là Ancylostoma caninum (68-71%),
Toxocara canis (20%), Toxascaris leonina (24-26%) và Trichuris vulpis (7%). Đồng
thời thử hiệu quả của 4 loại thuốc Albendazol, Ivermectin, Sanpet và Levamisol đều có
hiệu lực cao đối với giun tròn (80-93,33%)
Nguyễn Hữu Hưng và Cao Thanh Bình (2009) điều tra tình hình nhiễm giun
sán ở chó tại một số quận huyện thuộc thành phố Cần Thơ qua mổ khảo sát 409 con
chó phát hiện 5 loai giun tròn bao gồm Ancylostoma caninum (57,79%), Ancylostoma
braziliense (32,83%), Uncinaria stenocephala (16,75%), Toxocara canis (1,01%) và
Trichuris vulpis (3,52%).

5


2. 3 Đặc tính sinh học của một số loài giun tròn ký sinh trên chó
2.3.1 Giun móc ký sinh ở chó
Ngành Nemathelminthes (Schneider, 1873)
Lớp Nematoda (Rudolphi, 1808)
Lớp phụ Phasmidia (Chitwood, 1933)
Bộ Rhabditida (Chitwood, 1933)
Họ Ancylostomatidae (Looss, 1905)

Giống Ancylostoma (Dubini, 1843)
Loài Ancylostoma caninum (Ercolani, 1859)
Loài Ancylostoma braziliense (Gomez de Feria, 1910).
Giống Uncinaria (Frohlich, 1789)
Loài Uncinaria stenocephala (Railliet, 1884)
Theo Phạm Văn Khuê (1967).Qua kiểm tra phân 92 chó thấy tỷ lệ nhiễm giun móc 7582% tùy theo lứa tuổi và giống chó.
Chó sơ sinh đến 4 tháng tuổi nhiễm 82%
Chó 6-12 tháng tuổi nhiễm 75%
Chó lớn hơn 12 tháng tuổi nhiễm 74%
Chó ngoại nhiễm 83%, chó nội nhiễm 63%
Tỷ lệ nhiễm cao và gây bệnh thường thấy ở chó con
Môi trường bên ngoài cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng. Trong đó nhiệt độ
là một yếu tố rất quan trọng. Nhiệt độ thích hợp nhất là 25-30oC, dưới 22oC phát triển
chậm và 12-17oC trứng giun móc ngừng phát triển. Vì vậy giun móc rất phát triển ở
những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong điều kiện nóng ẩm của nước ta, giun móc
có thể lây nhiễm quanh năm.
Loài Ancylostoma caninum (Ercolani, 1859)
Ký sinh ở ruột non chó, cáo, chó sói đồng cỏ, chồn, gấu và các loài thú rừng ăn thịt
trên thế giới. Là loài có kích thước lớn nhất trong 3 loài, đoạn trước cong về phía lưng, miệng
có 3 đôi răng lớn, túi miệng to.

Con đực dài 9 - 12 mm, hai gai giao hợp bằng nhau dài 0,75 - 0,87 mm, đuôi
phát triển có túi chitine. Giun cái dài 12-14mm, có khi đến 21mm, thực quản dài 0,751,10mm, hậu môn cách đuôi 0,22mm, lỗ sinh dục cái nằm ở nữa sau thân, đuôi có gai
nhọn. Trứng có kích thước: 0,060 - 0,066 x 0,037 - 0,042 mm, có hình bầu dục, hai đầu
nhọn, trứng mới thải ra ngoài có 8 tế bào phôi.

6


Hình 1 Trứng Ancylostoma caninum

(httpwww.capcvet.orgcopypicshookworm2.-A.caninum-eggs.jpg)

Hình 2 Ancylostoma caninum (Ercolani, 1859)
1- Đầu; 2- Túi đuôi con đực; 3- Túi đuôi con cái
(theo Skrjabin và Petrov, 1964)

Loài Ancylostoma braziliense (Gomez de Feria, 1910)
Ký sinh ở ruột non chó, mèo, mèo rừng, báo, người và nhiều loài động vật ăn
thịt khác.
Loài này có kích thước nhỏ nhất trong 3 loài, bao miệng chỉ có một đôi răng không
phân nhánh. Giun đực dài 6-7,75mm, 2 gai giao hợp bằng nhau dài 0,64 mm. Giun cái dài
khoảng 7-10mm, âm hộ nằm ở 1/3 phía sau thân, hậu môn cách đuôi 0,20-0,25mm. Kích

thước trứng: 0,075 - 0,095 mm x 0,041 - 0,045 mm, trứng mới thải ra ngoài có 8 tế
bào phôi.

7


Hình 3 Ancylostoma braziliense (theo Baylis, 1929)

Loài Uncinaria stenocephala (Railliet, 1884)
Ký sinh ở ruột non chó, mèo, cáo, gấu
Bao miệng có 5 phần mảnh lồi, có hai đôi răng hình bán nguyệt xếp đối xứng
nhau. Con đực dài: 6 - 16 mm x 0,1 – 0,33 mm. Thực quản dài 0,75-o,88mm. Con
cái dài: 9 - 16 mm đỉnh của đuôi có gai mịn, âm hộ nằm 1/3 phía sau thân
Kích thước trứng: 0,078 - 0,083 mm x 0,052 - 0,059 mm.

Hình 4 Uncinaria stenocephala (Railliet, 1884) (theo Petrov, 1931)


Vòng đời giun móc: phát triển trực tiếp, không cần có sự tham gia của ký chủ trung
gian. Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi sau 20 giờ tới một
vài ngày sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng gây nhiễm. Ấu trùng chui ra khỏi trứng

8


6-7 ngày, lột xác lần 2 để trở thành ấu trùng gây nhiễm (L3). Chó ăn phải ấu trùng gây
nhiễm vào trong phổi lột xác L3 tạo thành L4, xuống ruột lột xác thành L5, sau 14-20
ngày trở thành dạng trưởng thành.
Đường gây nhiễm chủ yếu cho chó mèo và gia súc là đường chui qua da. Chó non dễ bị
ấu trùng xâm nhập qua da hơn chó già. Ấu trùng gây nhiễm dạng còn non dễ xâm nhập
hơn ấu trùng già. Khi xâm nhập qua da sau 40 phút ấu trùng vào hệ thống tuần hoàn
của chó, sau 2 ngày ấu trùng xâm nhập vào phổi nhiều nhất và về ruột phát triển thành
dạng trưởng thành. Ngoài ra khi cho con bú, ấu trùng trong máu sẽ truyền qua sữa và
gây nhiễm cho chó con.
Thời gian hoàn thành hoàn thành vòng đời giun móc trong cơ thể chó từ 14-20
ngày. Thời gian sống trong cơ thể chó từ 1-2 năm.

Hình 5 Vòng đời giun móc
(www.le-veto.com/health2.html)

9


2.3.2 Giun đũa ký sinh ở chó
Ngành Nemathelminthes (Schneider, 1873)
Lớp Nematoda (Rudolphi, 1808)
Lớp phụ Phasmidia (Chitwood, 1933)
Bộ Ascaridida (Skrjabin & Schulz, 1940)

Họ Anisakidae (Skrjabin & Karokhin, 1945)
Giống Toxocara (Stiles, 1905)
Loài Toxocara canis (Werner, 1782)
Loài Toxascaris leonina (Leiper,1907)
Theo Phạm Văn Khuê và Phan lục (1996). Qua mổ khám 104 chó săn ở nước ta,
thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa là (29,00%). Trong đó chó con nhiễm cao nhất, 17-20 ngày
tuổi đã có triệu chứng bệnh
Tỉ lệ nhiễm của chó từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi là (53,00%)
Tỉ lệ nhiễm của chó từ 6-12 tháng tuổi là (25%)
Tỉ lệ nhiễm của chó trưởng thành là (12%)
Trong điều kiện nước ta, vòng đời của Toxocara canis có thể thực hiện quanh
năm và thường chủ yếu gây bệnh nặng ở chó con (Phan Địch Lân và cộng sự, 2005)
Loài Toxocara canis (Werner, 1782)
Thường gặp ở ruột non chó, mèo, chó sói, chó sói Châu Mỹ, cáo trên khắp thế
giới. Thường thấy ở chó dưới 6 tháng tuổi (Nguyễn Hữu Hưng, 2009).
Khi còn sống Toxocara canis có màu trắng ngà, vỏ ngoài trơn láng. Đầu giun
thường cong về mặt bụng, miệng có 3 môi và có 2 cánh đầu rộng làm cho đầu giun
giống mũi tên. Giữa thực quản và ruột có dạ dày, đây là đặc điểm để phân biệt với loài
Toxascaris leonina (loài này không có dạ dày).
Con đực dài 5-10 cm, đuôi có vật phụ hình nón nhỏ giống ngón tay, hai gai giao
hợp dài bằng nhau 0,75-0,97 mm.
Con cái dài 9-18 cm, đuôi thẳng hơi tròn lỗ sinh dục cách đầu khoảng 1/5-1/4 so
với chiều dài thân.

10


A

B


Hình 6 Toxocara canis
(A) Phần đầu

(B) Đuôi con đực

Hình 7 Trứng Toxocara canis
( />
Vòng đời: trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi sau 3-5 ngày phát triển
thành trứng có ấu trùng gây nhiễm L2. Vật chủ cuối cùng ăn phải trứng vào ruột ấu
trùng được giải phóng theo mạch máu về gan lột xác thành L3, lên tim, lên phổi sau đó
ra khí quản được chó mèo nuốt trở lại ruột non lột xác lần 2 phát triển thành con trưởng
thành sau 1 tháng. Ấu trùng có thể di hành qua bào thai về phổi của thai và lột xác
thành L3. Khi được thai nuốt xuống ruột phát triển thành con trưởng thành sau 3 tuần.
Ngoài ra, khi chó con bú mẹ trong sữa có lẫn L3, khi vào ruột của chó con ấu trùng lột
xác 2 lần để phát triển thành dạng trưởng thành.
Sự phát triển của Toxocara canis từ ấu trùng đến giai đoạn trưởng thành trong
cơ thể ký chủ dài 26-28 ngày (A.M.petrov và A.M.Borovkova, 1965).

11


Hình 8 Vòng đời Toxocara canis
( />
Loài Toxascaris leonina (Leiper,1907)
Ký sinh ở ruột non mèo, chó, sư tử, cọp, báo, linh miêu, cáo, chó sói. Thường
thấy ở chó trưởng thành, ít thấy ở chó dưới 6 tháng tuổi (Nguyễn Hữu Hưng, 2009).
Đầu có 3 môi, thực quản đơn giản hình trụ, không có hành thực quản và không
có dạ dày. Đầu có cánh, đầu hẹp và hơi cong về phía lưng. Con đực dài 40-80 mm, hai
gai giao hợp dài bằng nhau 0,9-1,5mm. Con cái dài 60-100mm. Trứng hơi tròn, bên

ngoài có lớp vỏ nhẵn, đường kính 0,075-0,085mm gồm hai lớp vỏ dày màu vàng nhạt.
A

B

Hình 9 Toxascaris leonina
(A) Phần đầu (B) Phần đuôi

12


Hình 10 Trứng Toxascaris leonina
( />
Vòng đời : Trứng theo phân ra ngoài nếu nhiệt độ 19-220C sẽ hình thành trứng có chứa
ấu trùng L2 (nhiệt độ từ 28-300C cần 2,5 ngày, nếu nhiệt độ 30oC cần 2 ngày, nhiệt độ
400C và cao hơn nữa trứng sẽ bị chết). Khi chó ăn phải trứng có chứa ấu trùng, ấu
trùng vào ruột giải phóng ở ruột sau đó xâm nhập vào vách ruột, lột xác và phát triển
thành giun trưởng thành.
Thời gian từ khi ăn phải trứng đến khi thành giun trưởng thành và có khả năng
đẻ trứng mất 55- 72 ngày (A.M.petrov và A.M.Borovkova, 1965)

Hình 11 Vòng đời Toxascaris leonina
(www.allstarfrenchbulldogs.com/Wo...nfo.html)

13


2.3.3 Gnathostoma spinigerum và Spirocerca lupi
Ngành Nemathelminthes (Schneider, 1873)
Lớp Nematoda (Rudolphi, 1808)

Lớp phụ Phasmidia (Chitwood, 1933)
Bộ Rhabditida (Chitwood, 1933)
Họ Gnathostomatidae (Railliet, 1895)
Giống Gnathothostoma (Owen, 1836)
Loài Gnathostoma spinigerum (Owen, 1836)
Họ Thelaziidae (Railliet, 1916)
Giống Spirocerca (Railliet & Henry, 1911)
Loài Spirocerca lupi (Rudolphi, 1809)
Gnathostoma spinigerum (Owen, 1836)
Thường ký sinh ở mèo, chó, các loài động vật ăn thịt bao gồm gấu trúc, con triết,
báo, báo sư tử cọp và người. Giun trưởng thành được tìm thấy trong những bướu nhỏ ở
dạ dày của ký chủ cuối cùng.
Giun có dạng ngắn, thân dầy, phần đầu hơi đỏ, đuôi hơi xám. Có mô sừng to nhô
lên tại cuối phần đầu bao phủ với 8 hay nhiều hơn những hàng móc nhỏ.
Con đực dài 10-25mm, hai gai giao hợp không bằng nhau.
Con cái dài 9-31mm, âm hộ nằm ở cuối đuôi
Spirocerca lupi (Rudolphi, 1809)
Ký sinh ở thực quản , tại đây chúng tạo thành những khối u hình bầu dục, cứng và
có một lỗ nhỏ ở đỉnh.
Giun to dạng xoắn, màu hơi đỏ, miệng nhỏ hình 6 cạnh. Thực quản kép.
Con đực dài: 30 - 54 mm, hai gai giao hợp không bằng nhau: 2,45 - 4,91 mm và
0,64 - 0,762 mm. Con cái dài: 54 - 80 mm, lỗ sinh dục nằm gần thực quản.
Trứng hình trụ, có kích thước 0,035-0,039mm x 0,014-0,023mm bên trong có chứa
ấu trùng

14


Hình 12 Spirocerca lupi (Rudunphi, 1809)
1. Lát cắt ngang đỉnh đầu; 2. Phần đầu; 3. Phần đuôi con đực


Hình 13 Trứng Spirocerca lupi

Vòng đời: Trứng qua lỗ dò thực quản theo phân ra ngoài, được các loại côn trùng cánh
cứng chủ yếu là bọ hung ăn phải, vào vật chủ trung gian ấu trùng chui khỏi vỏ, lột xác
2 lần trở thành ấu trùng gây nhiễm L3. Ký chủ khác ăn phải vật chủ trung gian trở
thành vật chủ dự trữ (chim, bò sát, gậm nhấm đã ăn côn trùng cách cứng có ấu trùng).
Nếu chó ăn phải vật chủ trung gian hay vật chủ dự trữ sẽ bị nhiễm giun. Trứng giun có
thể xuất hiện trong phân chó sau 5-6 tháng nhiễm bệnh.

Ký chủ
dự trữ
Trứng chứa
ấu trùng

Ký chủ
trung gian
Hình 14 Vòng đời Spirocerca lupi

15


×