Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Những biến động về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và sử dụng Hanmectin-25 điều trị.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.49 KB, 76 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

  


VŨ THU HƯƠNG

Tên đề tài:

“NHỮNG BIẾN ĐỘNG VỀ TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRÒN
ĐƯỜNG TIÊU HÓA LỢN TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC
HUYỆN PHÚ LƯƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ SỬ DỤNG HANMECTIN-25 ĐIỀU TRỊ”






KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Lớp : 42 - CNTY
Khoá học : 2010 - 2014







Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

  


VŨ THU HƯƠNG

Tên đề tài:

“NHỮNG BIẾN ĐỘNG VỀ TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRÒN
ĐƯỜNG TIÊU HÓA LỢN TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC
HUYỆN PHÚ LƯƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ SỬ DỤNG HANMECTIN-25 ĐIỀU TRỊ”






KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Lớp : 42 - CNTY
Khoá học : 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn: ThS. La Văn Công




Thái Nguyên, năm 2014



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của khóa luận tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô
trong Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y cùng
toàn thể các thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy, dìu dắt tôi trong suốt
thời gian học tại trường.
Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy La Văn
Công, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể ban lãnh đạo, cán bộ làm
việc tại Trạm thú y huyện Phú Lương, Ban lãnh đạo chính quyền và nhân dân
các xã Phấn Mễ, Tức Tranh, Phú Đô huyện Phú Lương đã hỗ trợ giúp đỡ tôi
về mọi mặt trong thời gian thực tập tại cơ sở. Và lời cảm ơn tới gia đình bạn
bè đã động viên, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa
học.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi

thú y luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành tích trong công tác, có
nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2014
Sinh viên


Vũ Thu Hương

LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng của quá trình đào tạo, đóng vai
trò quan trọng và không thể thiếu ở các trường Đại Học nói chung và trường
Đại Học Nông Lâm nói riêng. Quá trình thực tập giúp cho sinh viên tiếp cận
và nắm bắt thực tế, củng cố những kiến thức đã học, đồng thời áp dụng lý
thuyết vào thực tiễn sản xuất. Từ đó nâng cao được kiến thức chuyên môn,
bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, chuẩn bị đầy đủ hành
trang cho sinh viên trước khi ra trường.
Được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi - Thú
y và được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Th.s La Văn Công và
sự tiếp nhận của cơ sở, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Những biến
động về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc
huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và sử dụng Hanmectin-25 điều trị”.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng của bản thân, song do bước đầu làm quen
với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh
nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập ngắn nên bản khoá luận của
tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp
để bản khoá của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2014
Sinh viên

Vũ Thu Hương

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Những loài giun tròn tìm thấy ở đường tiêu hóa lợn tại một số xã
thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên 44
Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm chung các loại giun tròn đường tiêu hóa lợn ở
huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên 45
Bảng 4.3: Cường độ nhiễm chung các loại giun tròn đường tiêu hóa lợn tại
huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên 46
Bảng 4.4: Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm chung các loại giun tròn đường tiêu
hóa lợn ở huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên 48
Bảng 4.5: Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc huyện
Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên 49
Bảng 4.6: Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã của huyện
Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên 51
Bảng 4.7: Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn theo lứa tuổi 52
Bảng 4.8: Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn theo tình trạng vệ sinh 55
Bảng 4.9: Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn theo các tháng 57
Bảng 4.10: Bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hóa do tác động của giun tròn 58
Bảng 4.11. Hiệu lực của thuốc Hanmectin-25 59
Bảng 4.12: Độ an toàn của thuốc Hanmectin-25 trong điều trị bệnh giun tròn ở lợn 60



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


A.suum Ascaris suum
S.ransomi Strongyloides ransomi
T.suis Trichocephalus suis
O.dentatum Oesophagostomum dentatum
Cs Cộng sự
VSTY Vệ sinh thú y
TT Thể trọng
Nxb Nhà xuất bản




MỤC LỤC
Trang

Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Mục đích nghiên cứu 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1. Giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn 4
2.1.1.1. Vị trí của giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn trong hệ thống phân
loại động vật. 4
2.1.1.2. Thành phần giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn. 7
2.1.1.3. Đặc điểm hình thái, kích thước các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn 7
2.1.1.4. Đặc điểm cấu tạo của giun tròn 10
2.1.1.5. Vòng đời của giun tròn 12

2.1.1.6. Sức đề kháng của trứng và ấu trùng giun tròn 20
2.1.2. Bệnh giun tròn ở đường tiêu hóa lợn 21
2.1.2.1. Đặc điểm dịch tễ học của một số bệnh giun tròn đường tiêu hóa lợn 21
2.1.2.2. Cơ chế sinh bệnh của giun tròn đường tiêu hóa lợn 23
2.1.2.3. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh giun tròn đường tiêu hóa lợn 26
2.1.2.4. Chẩn đoán bệnh giun tròn đường tiêu hóa lợn 29
2.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn 33
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 33
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 35


Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 37
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 37
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 37
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 37
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 37
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 37
3.2.2. Thời gian nghiên cứu 37
3.3. Nội dung nghiên cứu 37
3.3.1. Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc huyện
Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên. 37
3.3.1.1. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn tại một số xã
thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên. 37
3.3.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm chung các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã
thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên theo phương pháp xét nghiệm phân. 38
3.3.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm chung các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một
số xã thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên theo phương pháp mổ khám. 38
3.3.1.4. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc huyện Phú
Lương - tỉnh Thái Nguyên theo phương pháp xét nghiệm phân. 38

3.3.1.5. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc huyện Phú
Lương - tỉnh Thái Nguyên theo phương pháp mổ khám. 38
3.3.1.6. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn theo tuổi. 38
3.3.1.7. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn theo tình trạng vệ sinh thú y. 38
3.3.1.8. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn theo các tháng trong năm. 38
3.3.2. Nghiên cứu bệnh tích đại thể của lợn bị bệnh giun tròn đường tiêu hóa tại
huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên. 38
3.3.2.1. Bệnh tích đại thể của lợn bị nhiễm giun tròn đường tiêu hóa. 38


3.3.3 Sử dụng thuốc Hanmectin-25 phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa lợn. 38
3.3.3.1. Hiệu lực của thuốc Hanmectin-25 điều trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn. . 38
3.3.3.2. Độ an toàn của thuốc Hanmectin-25 điều trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở
lợn. 38
3.4. Phương pháp nghiên cứu 38
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu 38
3.4.2. Phương pháp xét nghiệm mẫu 39
3.4.2.1 Phương pháp xác định tỷ lệ nhiếm giun tròn 39
3.4.2.2. Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun tròn 39
3.4.2.3. Quy định lứa tuổi lợn 40
3.4.2.4. Quy định về tình trạng vệ sinh thú y 40
3.4.2.5. Các tháng trong năm 40
3.4.4.Phương pháp thu lượm và ngâm giữ và định loài giun tròn 41
3.4.5. Phương pháp xác định triệu chứng lâm sàng điển hình 41
3.4.6. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể 41
3.4.7. Sử dụng Hanmectin-25 điều trị bệnh giun tròn ở một số hộ gia đình nuôi
lợn tại huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên. 41
3.4.8 Xác định độ an toàn của thuốc Hanmectin-25 điều trị bệnh giun tròn
đường tiêu hóa lợn. 42
3.5. Phương pháp xử lý số liệu 42

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44
4.1. Tình hình nhiễm giun tròn ở lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Lương -
tỉnh Thái Nguyên 44
4.1.1. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn tại huyện Phú
Lương - tỉnh Thái Nguyên 44
4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm chung các loại giun tròn đường tiêu hóa lợn tại
huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên 45


4.1.3. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã của huyện Phú
Lương - tỉnh Thái Nguyên 48
4.1.4. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại một số xã thuộc huyện
Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên theo các lứa tuổi 52
4.2. Bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hóa do tác động của giun tròn 58
4.3. Dùng thuốc điều trị bệnh giun tròn cho lợn tại một số xã thuộc huyện Phú
Lương - tỉnh Thái Nguyên. 59
4.3.1. Hiệu lực của thuốc Hanmectin-25 trong điều trị giun tròn cho lợn tại một số xã
thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên 59
4.3.2
Độ an toàn của thuốc Hanmectin-25 trong điều trị bệnh giun tròn ở lợn tại
một số xã thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên 60
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
5.1. Kết luận 61
5.2. Tồn tại 62
5.3 Đề nghị ……………………………………………………………… 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64


1
Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, đời sống của nhân dân không ngừng được cải
thiện và nâng cao. Các sản phẩm chăn nuôi là nguồn thực phẩm chính cung cấp
cho con người, nên các yêu cầu về số lượng và chất lượng đặt ra ngày càng cao.
Với mục tiêu là phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung công nghiệp với quy
mô nhỏ, vừa, có năng suất, chất lượng đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực
phẩm. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến
khích ngành chăn nuôi phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế khả quan và thiết
thực cho người chăn nuôi.
Trong ngành chăn nuôi nói chung ngành chăn nuôi lợn nói riêng chiếm
một vị trí quan trọng trong nghành kinh tế quốc dân. Chăn nuôi lợn không chỉ
cung cấp phần lớn thịt tiêu thụ hàng ngày, là nguồn cung cấp phân hữu cơ
quan trọng cho trồng trọt và là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ: da, lông,
mỡ… cho ngành công nghiệp chế biến. Đối với nước ta ngành chăn nuôi lợn
không những góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân mà đã có
nhiều hộ gia đình vươn lên làm giàu từ nghành chăn nuôi lợn, giải quyết tốt
công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Vì thế chăn nuôi
lợn đã thu được những kết quả vượt bậc cả về số lượng cũng như chất lượng.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, chúng ta còn gặp phải những khó
khăn, hạn chế trong việc phát triển chăn nuôi lợn. Đó là tình hình dịch bệnh
xảy ra ngày càng phức tạp đã gây ra những thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi.
Những bệnh truyền nhiễm có tính chất lây lan mạnh, gây thiệt hại lớn thì bệnh
ký sinh trùng cũng gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi lợn. Bên
cạnh đó, nước ta nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và


2
mưa nhiều nên có khu hệ ký sinh trùng động vật phong phú và đa dạng. Bệnh
ký sinh trùng nói chung và bệnh giun tròn đường tiêu hóa lợn nói riêng tuy

không gây chết lợn hàng loạt, nhưng nó làm cho lợn còi cọc, chậm lớn, ảnh
hưởng lớn tới năng suất chăn nuôi cũng như chất lượng sản phẩm.
Ở lợn cho đến nay đã phát hiện 52 loài ký trùng gồm: giun tròn, sán lá, sán
dây, đơn bào, côn trùng ký sinh. Trong đó, có một số loài ký sinh trùng phổ biến mà
lợn nhiễm với tỷ lệ và cường độ cao như: bệnh sán lá gan, bệnh giun tròn, bệnh ghẻ
Những bệnh trên đã gây ra các tổn thương và viêm kế phát do vi khuẩn tại các nội
quan của lợn, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của lợn đặc biệt là tiêu tốn thức
ăn, giảm tăng trọng từ 15 - 20% so với lợn không bị bệnh.
Huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên là một huyện miền núi, nền kinh tế chủ
yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi lợn đang từng bước được
phát triển. Bên cạnh đó tình hình bệnh tật ngày càng phức tạp đặc biệt là bệnh
giun tròn đường tiêu hóa lợn.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất chăn nuôi lợn của huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Những biến động về tình
hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Lương -
tỉnh Thái Nguyên và sử dụng thuốc Hanmectin-25 điều trị”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn tại
huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định tỉ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở đường tiêu hóa lợn tại
một số xã thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu một số triệu trứng lâm sàng điển hình và đặc điểm bệnh
tích của giun tròn đường tiêu hóa ở lợn.


3
- Sử dụng thuốc Hanmectin-25 điều trị và đề xuất biện pháp phòng
bệnh giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Lương
- tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ những thông tin về bệnh giun tròn ở đường tiêu hóa
lợn, có cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun tròn trên lợn.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài là thông tin khoa học về tình hình cảm
nhiễm của bệnh giun tròn đường tiêu hóa lợn ở huyện Phú Lương - tỉnh Thái
Nguyên.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là cơ sở khoa học khuyến cáo người chăn
nuôi áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn
một cách hiệu quả. Hạn chế sự nhiễm mầm bệnh từ môi trường vào cơ thể
lợn, từ đó hạn chế những thiệt hại mà bệnh gây ra, góp phần nâng cao năng
suất chăn nuôi.



4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn
2.1.1.1. Vị trí của giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn trong hệ thống phân
loại động vật.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [10] cho biết: Ở lợn, cho đến nay đã phát
hiện được 52 loài ký sinh trùng gồm giun tròn, sán dây, sán lá, đơn bào,
côn trùng ký sinh. Trong đó, có một số loài ký sinh trùng phổ biến mà lợn
nhiễm với tỷ lệ và cường độ cao như bệnh giun đũa lợn do Ascaris suum,
bệnh sán lá ruột lợn do Fascioloposis buski Những bệnh này đã gây ra các
tổn thương và viêm nhiễm kế phát do vi khuẩn các nội tạng của lợn, ảnh
hưởng đến quá trình sinh trưởng của lợn đặc biệt là tiêu tốn thức ăn, giảm
tăng trọng từ 15 - 20% so với lợn không mắc bệnh.

Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1998) [15]: Ký sinh trùng phân bố rất rộng
trong thiên nhiên gồm các đại diện của 20 lớp động vật khác nhau. Có số
lượng loài phong phú nhất là ở loài nguyên sinh động vật trên 3000 loài. Giun
sán gồm đại diện của 13 lớp: Lớp sán lá gần 3000 loài, lớp giun tròn gần 3000
loài, lớp sán dây gần 1500 loài, lớp giun đầu gai 500 loài.
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [8] cho biết: Lớp giun tròn thuộc ngành
giun tròn Nemathelminthes bao gồm hơn 500.000 loài sống ở các điều kiện
sinh thái khác nhau và phân bố rộng trên toàn cầu. Phần lớn giun tròn sống tự
do, chỉ một số ít sống ký sinh ở động vật và thực vật trong khu hệ giun sán ký
sinh ở gia súc Việt Nam đã thống kê được 90 loài giun tròn.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [8], các giun tròn ký sinh có liên
quan nhiều tới thú y gồm các bộ phụ:


5
+ Bộ phụ giun đũa (Ascaridata)
+ Bộ phụ giun kim (Oxyurata)
+ Bộ phụ giun tóc (Trichocephalata)
+ Bộ phụ giun lươn (Rhabdiasata)
+ Bộ phụ giun xoăn (Strongylata)
+ Bộ phụ giun đuôi xoắn (Spirurata)
+ Bộ phụ giun chỉ (Filariata)
Những nghiên cứu của Chu Thị Thơm và cs (2006) [23], Phan Lục và
cs (2006) [17] đều cho biết: giun tròn thuộc lớp Nematoda có hơn 3.000 loài
sống ký sinh nhưng giun tròn ký sinh ở súc vật nuôi thuộc các bộ phụ sau:
+ Bộ phụ giun kim
+ Bộ phụ giun đũa
+ Bộ phụ giun xoăn
+ Bộ phụ giun tóc
+ Bộ phụ giun đuôi xoắn (Spirulata)

+ Bộ phụ giun chỉ
+ Bộ phụ Dictyophymata
+ Bộ phụ giun lươn
+ Bộ phụ Cucullanata
Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [25], Nguyễn Thị Lê và cs (1996)
[14], hệ thống phân loại của một số loài giun tròn ở đường tiêu hoá lợn được
sắp xếp theo vị trí như sau:
Ngành Nemathelminthes Schneidier, 1873
Lớp Nematoda Rudolphi, 1808
Phân lớp Secernenea Linstow, 1905
Bộ Spirurida Chitwood, 1933
Phân bộ Ascaridata Skrjabin et Schulz, 1940


6
Họ Ascarididae Baird, 1853
Phân họ Ascaridoidea Railliet et Henry, 1915
Giống Ascaris Linnaeus, 1758
Loài Acaris suum Goeze, 1782.
Phân lớp Enoplia Chitwood, 1933
Bộ Trichocephaliada Skrjabin et Schulz, 1928
Phân bộ Trichocephalata Skrjabin et Schulz, 1928
Họ Trichocephalidea Bard, 1953
Phân họ Trichocephalinae Ransom, 1911
Giống Trichocephalus Schrank, 1788
Loài Trichocephalus suis schrank, 1788
Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942
Bộ Rhabditida Chitwood, 1933
Phân bộ Rhabditina Chitwood, 1933
Họ Strongyloididae Chitwood et Mcinstosch, 1934

Giống Strongyloides Grassi, 1879
Loài Strongyloides papillosus (Wedl, 1856)
Loài Strongyloides ransomi
(Schwartz et Alicata, 1930)
Họ Trichostrongydae Witen berg, 1925
Phân họ Oesophagostomatinae Railliet, 1916
Giống Oesophagostomum Molin, 1861
Loài Oesophagostomum dentatum
(Rudolphi, 1803)
Loài Oesophagostomum brevicaudatum
(Shwartz et Alicata, 1930)
Loài Oesophagostomum longicaudum
(Goodey, 1925)


7
2.1.1.2. Thành phần giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn.
Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [14] cho biết, thành phần loài giun tròn ký
sinh ở đường tiêu hóa lợn gồm:
Giống Loài
Trichocephalu Sachrnk, 1788 Trichocephalus suis Schrank, 1788
Strongyloides Grassi, 1879
Strongylodes papillosus ( Wedl, 1856)
Strongylodes ransomi Schwartz et Alicata,
1930
Ascaris Linnacus, 1758 Ascaris suum Goeze, 1782
OesophagostomumMolin, 1861

Oesophagostomum dentatum
( Rudolphi, 1803)

Oesophagostomum brevicaudatum
(Shwartz et Alicata, 1930)
Oesophagostomum longicaudum
(Goodey, 1925)


Nguyễn Thị Lê (1998) [15] cho rằng: Giun tròn ký sinh gây bệnh
nguy hiểm cho người, động vật chủ yếu gồm các đại diện thuộc các bộ sau:
Trichocephaliadae, Strongyloidida, Oxyurida, Ascaridida, Spirurida.
2.1.1.3. Đặc điểm hình thái, kích thước các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn
Theo Nguyễn Thi Kim Lan (2012) [8], Chu Thị Thơm và cs [23]:
Giun tròn thuộc lớp Nematoda, ngành Nemathelminthes, cơ thể hình ống,
hình sợi nhưng hai đầu thon nhỏ dần hoặc hình ống phân thuỳ có thể hình
thoi, hình tròn, hai bên đối xứng có mặt lưng và mặt bụng không phân đốt.
Đầu tù, đuôi nhọn, có giun đực và giun cái. Giun cái lớn hơn giun đực, giun
đực đuôi cong, giun cái đuôi thẳng. Kích thước giun thay đổi tuỳ loài, dao
động từ vài mm đến vài chục cm. Giun tròn gồm nhiều loài sống ký sinh ở
động vật và thực vật.


8
* Đặc điểm hình thái giun đũa lợn ( Ascaris suum)
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1997) [9], giun đũa lợn thuộc họ Ascaridae,
loài Ascaris suum ký sinh ở ruột non lợn nhà và lợn rừng.
Theo Phan Lục và cs (2006) [17], giun đũa lợn có màu trắng sữa, hình
ống, hai đầu hơi nhọn. Đầu giun đũa có 3 môi bao bọc quanh miệng (1 môi ở
phía lưng, 2 môi ở phía bụng). Trên rìa môi có một hàng răng cưa rất rõ, cấu
tạo của răng này rất khác nhau giữa hai loài giun đũa, hàng răng cưa ở giun đũa
người không rõ bằng giun đũa lợn. Giun đực dài 12 - 15 cm, đường kính 3,2 -
4,4 mm. Đoạn đuôi cong về phía bụng. Trên mặt bụng ở mỗi bên có từ 69 - 75

gai thịt, có 7 gai thịt sau hậu môn, những gai thịt khác xếp trên một rồi trên hai
hàng, một gai thịt lẻ ở trước hậu môn. Con cái dài từ 20 - 30 cm, đường kính 5
- 6 mm, đoạn sau thẳng. Đuôi mang hậu môn về phía bụng, hậu môn có hình
dạng một cái khe ngang, bọc hai môi gồ lên, âm hộ có hình dáng một lỗ nhỏ
hình bầu dục ở về phía bụng khoảng 1/3 đoạn trước thân.
Theo Lê Văn Năm (2010) [19] cho biết: Tất cả các loại giun đũa nói chung
và giun đũa ở lợn nói riêng đều có kích thước lớn. Thân giun dài, màu hơi ngà
vàng, nhọn hai đầu và có nhiều nếp gai ngang. Đầu trên, miệng có ba môi gồm một
môi dưới và hai môi bên mép. Ở con đực, đầu được phân tách với cơ thể bằng nếp
lõm ngang, thân dài 156 - 302 mm, đường kính chỗ to nhất 2,5 - 3,5 mm, đuôi kết
thúc bằng một móc nhọn. Con cái dài 190 - 392 mm, đường kính chỗ to nhất 3,5 -
6,5 mm. Hậu môn hình nón. Lỗ sinh dục (âm hộ) nằm ở 1/3 bụng về phía đầu.
Phân biệt giữa giun đực và giun cái là giun đực nhỏ, đuôi cong về mặt
bụng, đuôi giun cái thẳng. Giun đực có hai gai giao hợp dài bằng nhau,
khoảng cách 1,2 - 2 mm không có túi giao hợp.
Theo Nguyễn Thi Kim Lan (2012) [8], trứng giun đũa có hình bầu bục
hơi ngắn, kích thước 0,056 - 0,087 x 0,046 - 0,067 mm, vỏ dày gồm 4 lớp, lớp
ngoài cùng là màng protit, màu vàng cánh gián, nhấp nhô làn sóng.


9
* Đặc điểm hình thái giun kết hạt (Oesophagostomum dentatum)
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4], Phạm Sỹ Lăng và cs
(2006) [10], các loài thuộc giống Oesophagostomum có đặc điểm hình thái
chung là túi miệng hình ống rất nhỏ, quanh miệng có một bờ gồ lên hình đĩa,
có các tua ở quanh miệng, có rãnh cổ, phía trước rãnh cổ biểu bì nở ra tạo
thành túi đầu, sau rãnh cổ có gai cổ, giun đực có túi đuôi và một đôi gai giao
hợp dài bằng nhau, âm hộ giun cái ở gần hậu môn.
Loài Oesophagostomum dentatum ký sinh ở ruột già của lợn, là loài giun
tròn nhỏ, không có cánh đầu. Có 9 rua ngoài và 18 rua trong, túi đầu to gai cổ ở hai

bên chỗ phình to của thực quản. Giun đực dài 8 - 9 mm, rộng 0,14 - 0,37 mm, có túi
đuôi, hai gai giao hợp dài 1 - 1,14 mm. Giun cái dài 8 - 11,2 mm, âm đạo dài
0,1- 0,15 mm, hơi xuyên vào cơ quan thải trứng (Phan Lục và cs, 2006) [17].
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [10] cho biết, trứng giun kết hạt hình ovan,
kích thước 0,056 - 0,071 x 0,032 - 0,045 mm.
* Đặc điểm hình thái giun tóc (Trichocephalus suis)
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [10] cho biết, giun có màu trắng đục, giống
một sợi tóc, cơ thể chia làm hai phần rõ rệt: Phần đầu nhỏ thực quản có các tế
bào xếp thành chuỗi hạt, có chiều dài bằng 2/3 cơ thể phần sau ngắn và to,
bên trong là ruột và cơ quan sinh sản. Giun đực dài 20 - 52 mm, rộng 0,634 -
0,713 mm, đuôi hơi tù, phần đuôi cuộn tròn lại. Chỉ có một gai giao hợp dài 5
- 7 mm được bao bọc trong cái màng có nhiều gai nhỏ bao phủ, lỗ huyệt
thông ra ngoài ở phần cuối của giun. Giun cái dài 39 - 53 mm, đuôi thẳng, hậu
môn ở phần cuối của thân, âm hộ ở đoạn cuối cùng của thực quản.
Trứng giun tóc hình hạt chanh, màu vàng nhạt, có kích thước 0,052 -
0,061 x 0,027 - 0,03 mm. Hai cực có hai nút trong, vỏ dày có hai lớp (Phan
Địch Lân và cs, 2005) [14].


10
* Đặc điểm hình thái giun lươn ở lợn (Strongyloides ransomi)
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4] mô tả: giun lươn sống ký sinh ở
ruột lợn, giun cái sống ký sinh dài 2,1 - 4,4 mm. Đuôi ngắn, âm hộ ở vào nửa
sau của thân giun. Trứng hình bầu dục, màu trắng, kích thước 0,045 - 0,055
mm x 0,026 - 0,035 mm, trong trứng có ấu trùng.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [10] cho biết: Tác nhân gây bệnh giun lươn
ở Việt Nam là hai loài giun lươn thuộc giống Strongyloides ký sinh ở ruột non
của lợn có hình thái sau:
Loài Strongyloides ransomi (Schwartf et Alicata, 1930): Ký sinh ở ruột non
lợn. Giun đực có hình sợi, dài 0,87 - 0,90 mm, lỗ huyệt cách nút đuôi 0,07mm.

Giun cái dài 2,1 - 4,2 mm, rộng 0,04 - 0,08 mm. Lỗ sinh dục ở 1/3 phần sau cơ thể
cách mút đuôi là 0,36 - 1,53 mm, hai buồng trứng là các ống mỏng xuất phát gần lỗ
sinh dục, một buồng trứng hướng lên phía trên cơ thể, buồng còn lại hướng phía
đuôi. Tử cung chứa 1 - 10 trứng, trứng giun giống hình trứng gà, kích thước 0,037-
0,060 mm x 0,025 - 0,042 mm.
Loài Strongyloides papillosusus (Wedl, 1856): Ký sinh ở ruột non của bò và
lợn, con đực chưa được mô tả, con cái hình chữ S, dài 4,8 - 6,3 mm, rộng 0,042 -
0,078 mm, lỗ miệng có 4 môi (1 môi lưng, 1 môi bụng, 2 môi bên), thực quản dài
0,770 - 1,029 mm, lỗ sinh dục có rãnh ngang, cách mút đuôi 1,8 - 2,3 mm, hai bên
có mấu lồi kitin, đầu 2 buồng trứng rất gần lỗ sinh dục, một buồng chạy về phía
trước, một buồng chạy về phía sau cơ thể. Tử cung chứa 4 - 75 trứng. Trứng có vỏ
mỏng và phẳng, kích thước 0,048 - 0,060 mm x 0,025 - 0,036 mm.
2.1.1.4. Đặc điểm cấu tạo của giun tròn
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [8] đã mô tả cấu tạo giun giun tròn như sau:
Lớp ngoài là biểu bì bằng giác chất (kitin), có vân ngang, vân dọc hoặc
vân chéo. Một số loài giun tròn có những chỗ biểu bì phình to gọi là cánh
(cánh thân, cánh đuôi - chỉ có một số giun đực có cánh đuôi). Một số loài giun


11
có gai chồi và các bộ phận phụ khác có tác dụng cảm giác, vận động và bám
vào ký chủ. Dưới lớp biểu bì là lớp hạ bì gồm một lớp tế bào dẹt. Trong cùng
là lớp tế bào cơ có hình sợi, hình bó hoặc hình vòng tuỳ loài.
+ Hệ tiêu hoá: bắt đầu từ lỗ miệng. Xung quanh lỗ miệng có các môi
(có thể có 2 - 3 lá môi qunh miệng hoặc không có, hoặc môi không rõ); xoang
miệng (hình ống, hình phễu, hình cốc); thực quản (hình ống, hình chai, hình
củ hành); ruột (hình ống thẳng,có thể uấn khúc). Đoạn cuối ruột là trực tràng
thông ra hậu môn.
+ Hệ thần kinh: gồm có một vòng thần kinh hầu bao quanh thực
quản, từ đó phân ra nhiều nhánh thần kinh đi về phía trước và sau tới các

phần của cơ thể. Có nhiều nhánh nhỏ nối với các nhánh chính này. Đầu
mút sợi thần kinh nhỏ nằm trong các gai ở đầu, cổ, thân giun - đó là các
gai cảm giác.
+ Hệ bài tiết: có hai ống bài tiết ở hai bên, bắt đầu từ phần sau rồi hợp lại
thành một ống chung, thông ra ngoài qua lỗ bài tiết ở mặt bụng và gần phía sau đầu
+ Bộ phận sinh dục đực: gồm hai ống nhỏ uấn khúc, có các bộ phận
tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi bắn tinh thông với lỗ sinh tiết ở cùng chỗ với
trực tràng. Gần lỗ sinh tiết có các bộ phận phụ: gai giao hợp (có hoặc
không có), bánh lái giao hợp (điều tiết sự vận động của gai giao hợp), một
số giun tròn có bánh lái ở phía đuôi. Có nhiều giun đực ở đuôi có túi đuôi
hoặc túi đuôi giống hình cái quạt giấy, đối xứng nhau. Có các gai chồi
sinh dục hình thành những sườn nâng đỡ túi đuôi (sườn bụng, sườn lưng,
sườn hông).
+ Bộ phận sinh duc cái: gồm hai ống nhỏ uốn khúc hợp với nhau gồm:
buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo thông ra ngoài qua lỗ sinh dục
gọi là âm hộ ở mặt bụng giun. Vị trí âm hộ có thể ở phía trước, phía sau, ở
gần hậu môn hoặc ở đoạn giữa giun. Một số loài có nắp âm hộ.


12
2.1.1.5. Vòng đời của giun tròn
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [8]: Giun tròn có thể đẻ trứng (giun
đũa, giun tóc) hoặc đẻ ra ấu trùng (giun xoắn, giun chỉ). Ở ngoại cảnh, trứng
và ấu trùng này phải có thời gian phát triển thành trứng hoặc ấu trùng gây
nhiễm. Lúc đó, chúng mới có thể xâm nhập ký chủ và tiếp tục phát triển thành
giun trưởng thành.Nói chung, ấu trùng phải qua 2 lần lột xác để trở thành ấu
trùng có sức gây nhiễm. Quá trình lột xác như sau: dưới lớp biểu bì cũ sinh ra
lớp biểu bì mới, rồi lớp biểu bì mới thay thế lớp cũ (có loại vẫn giữ lớp biểu
bì cũ, tạo thành màng bọc ấu trùng, giúp nó chống đỡ với ngoại cảnh bất lợi).
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [16], đa số giun tròn đẻ trứng, một số

loài đẻ ấu trùng. Trứng được bao bọc trong nhiều lớp vỏ, vỏ ngoài phẳng hoặc
lồi lõm, ở một số loài trứng có nắp ở hai cực. Trứng hoặc ấu trùng của giun
tròn được thải ra môi trường ngoài cùng với phân, đờm, nước tiểu và nước
mắt của gia súc.
Căn cứ vào đặc điểm quá trình phát triển, giun tròn được chia làm hai dạng:
+ Giun tròn phát triển trực tiếp (giun tròn địa ốc): Vòng đời phát triển
của những loài giun này không cần vật chủ trung gian. Trứng hoặc ấu trùng sau
khi được thải trừ từ vật chủ ra môi trường ngoài, tiếp tục phát triển, lột xác đến
giai đoạn gây nhiễm (ấu trùng giai đoạn III), và nhiễm trực tiếp cho vật chủ.
Giun tròn phát triển trực tiếp gồm hai kiểu:
Kiểu thứ nhất: Thường gặp ở giun đũa, giun tóc, giun kim. Quá trình
phát triển theo sơ đồ sau:
Dạng trưởng thành > trứng > trứng gây nhiễm
(vật chủ cuối cùng) (chứa ấu trùng A3)
Kiểu thứ hai: Thường gặp ở giun xoắn (strongylidae), giun thận
(stephanurus), giun móc (ancylostoma)… và diễn ra như sau:


13

+ Giun tròn phát triển gián tiếp (giun tròn sinh học): Vòng đời phát
triển của những loài giun này cần có vật chủ trung gian. Ấu trùng phát triển
đến giai đoạn gây nhiễm ở trong vật chủ trung gian. Giun tròn phát triển gián
tiếp gồm hai kiểu:
Kiểu thứ nhất: Thường gặp ở giun đuôi xoắn (spirurata), giun phổi
(metastrongylus)… Giun trưởng thành trong vật chủ cuối cùng sau khi thụ
tinh đẻ trứng. Khi ra khỏi vật chủ, trong trứng đã có ấu trùng A1. Vật chủ
trung gian (côn trùng, giáp xác, giun đất…) nuốt phải những trứng này, ấu
trùng thoát khỏi vỏ trứng, lột xác và phát triển thành ấu trùng A2, lại lột xác
thành ấu trùng A3 (gây nhiễm). Khi xâm nhập vào vật chủ cuối cùng, ấu trùng

gây nhiễm tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành.
Kiểu thứ hai: Thường gặp ở giun chỉ (Filariata). Giun trưởng thành thụ
tinh, đẻ ấu trùng A1 trong cơ thể vật chủ. Ấu trùng A1 vào hệ tuần hoàn, vào
máu. Khi vật chủ trung gian (côn trùng) hút máu, ấu trùng A1 xâm nhập vào
vật chủ trung gian và phát triển thành ấu trùng A2, A3 (ấu trùng gây nhiễm).
Khi côn trùng là vật chủ trung gian hút máu, ấu trùng A3 xâm nhập vào vật
chủ cuối cùng và phát triển thành giun trưởng thành.
Trứng
Trứng có ấu
trùng A1
A2


A3
Phân
t
0
, A
0
, pH

Dạng trưởng thành
(ở vật chủ cuối

))))))cùng)

Xâm nhập vào vật chủ cuối cùng lột xác
Thoát

vỏ

trứng


14
Ngoài các dạng trên, giun xoắn (Trichinella spiralis) có vòng đời phát
triển rất đặc biệt. Giun cái đẻ ấu trùng ở niêm mạc ruột vật chủ. Ấu trùng xâm
nhập vào hệ tuần hoàn và di hành về các cơ, tạo thành ấu trùng gây nhiễm. Vì
thế, vật chủ cuối cùng và vật chủ trung gian là cùng một động vật nhiễm
Trichinella spiralis.
* Vòng đời giun đũa lợn
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4]: Giun cái đẻ trứng ra ngoài
môi trường , gặp điều kiện thuận lợi 2 - 15 ngày trứng phát triển thành trứng
có ấu trùng có sức gây nhiễm. Khi ký chủ nuốt phải trứng này thì ấu trừng nở
ra, chui vào mạch máu thành ruột, về tĩnh mạch gan, tới tĩnh mạch của tim và
phổi. Sau cùng vào khí quản, theo đờm lên hầu rồi xuống dạ dày và ruột thành
giun trưởng thành.
Giun đũa lợn phát triển không cần KCTG.
Giun cái đẻ mỗi ngày 200.000 trứng, trung bình một giun cái đẻ 27
triệu trứng (Cram, 1923). Trứng theo phân ra ngoài, ở nhiệt độ khoảng 24
0
C
và ẩm độ thích hợp, trong 2 tuần trong trứng có phôi thai, sau một tuần nữa
thì phôi thai lột xác thành trứng có sức gây bệnh. Lợn nuốt phải trứng này thì
ấu trùng nở ở ruột, chui qua niêm mạc ruột vào mạch máu, theo máu về gan.
Một số ít chui vào ống lâm ba và màng treo ruột, vào tĩnh mạch màng treo
ruột vào gan. Sau khi nhiễm 4 - 5 ngày thì hầu hết ấu trùng di hành tới phổi,
sớm nhất là sau 18 giờ muộn nhất là sau 12 ngày vẫn có ấu trùng vào phổi.
Khi tới phổi, ấu trùng lột xác thành ấu trùng kỳ III, ấu trùng này từ mạch máu
phổi chui vào phế bào, qua khí quản và cùng với niêm dịch lên hầu, rồi được
nuốt xuống dạ dày rồi xuống ruột non, lột xác lần nữa và phát triển thành giun

trưởng thành. Thời gian ấu trùng di hành là 2 - 3 tuần, trong khi di hành một
số ấu trùng có thể vào lách, tuyến giáp trạng, não,…


15
Giun đũa sống bằng chất dinh dưỡng của ký chủ, bằng cách tiết dịch tiêu
hoá, phân giải tổ chức ở niêm mạc ruột và lấy tổ chức đó nuôi bản cơ thể chúng.
Sơ đồ vòng đời giun đũa như sau:








Theo Phan Lục (2006) [18], giun đũa ký sinh ở ruột non. Sau khi thụ
tinh, giun cái đẻ trứng số lượng trứng từ 10.000 - 150.000 trứng/ngày. Trứng
theo phân ra môi trường ngoài, sau 2 - 3 tuần trong trứng phát triển thành ấu
trùng gây nhiễm. Nếu lợn nuốt phải trứng có sức gây nhiễm ở đường tiêu hoá,
ấu trùng được giải phóng ra xuyên qua niêm mạc ruột, theo hệ tuần hoàn vào
gan. Sau 4 - 5 ngày ấu trùng tới phổi tiến hành lột xác, và từ phế nang vào
khí quản cùng với niêm dịch lên hầu và trở lại đường tiêu hóa, đến ruột non
lột xác lần cuối thành giun trưởng thành, ký sinh ở ruột non và tiếp tục đẻ
trứng sau 2 - 2,5 tháng.
Tuổi thọ của giun đũa lợn không quá 7 - 10 tháng, hết tuổi thọ giun đũa
theo phân ra ngoài. Nhưng nếu điều kiện sống bất lợi (ký chủ sốt cao ) thì
tuổi thọ giun ngắn hơn (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012) [8].
* Vòng đời của giun tóc lợn
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4] cho biết: Giun cái đẻ trứng

trong ruột già của ký chủ. Trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi
qua 15 - 28 ngày trứng phát triển thành trứng có sức gây bệnh. Trứng này
Ascaris suum
(Ký sinh ở ruột non lợn)
Trứng
Trứng
(có sức gây nhiễm)
Ấu trùng

Phổi<-Gan<-Máu<-Niêm mạc ruột

Phân
t
0
, A
0
, pH

×