Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

THỰC HIỆN TIÊU bản và mô tả cơ THỂ học XƯƠNG CHI HEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.65 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

NGUYỄN HOÀNG SANG

THỰC HIỆN TIÊU BẢN VÀ MÔ TẢ CƠ THỂ HỌC
XƯƠNG CHI HEO

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

THỰC HIỆN TIÊU BẢN VÀ MÔ TẢ CƠ THỂ HỌC
XƯƠNG CHI HEO

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Văn Biện

Sinh viên thực hiện:


Nguyễn Hoàng Sang
MSSV: 3042832
Lớp: Thú Y K30

Cần Thơ, 2009
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MỘN THÚ Y

THỰC HIỆN VÀ MÔ TẢ CƠ THỂ HỌC XƯƠNG
CHI HEO

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Sang.
Địa điểm: Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ.
Thời gian: 02/09 – 05/09

Cần Thơ, ngày 16 tháng 06 năm 2009
Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ, ngày 16 tháng 06 năm 2009
Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn

Cần Thơ, ngày 16 tháng 06 năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và SHƯD

ii



LỜI CẢM TẠ

Đề tài luận văn tốt nghiệp được hoàn thành tại Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng Trường Đại Học Cần Thơ.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
Bộ Môn Thú Y.
Cảm ơn thầy Nguyễn Văn Biện đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành báo
cáo thực tập tốt nghiệp này.
Cảm ơn quý thầy cô Bộ Môn Thú Y đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài luận
văn.
Cùng toàn thể các anh chị trong Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn.

iii


MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
TÓM LƯỢC
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XƯƠNG
2.2. CẤU TẠO CỦA XƯƠNG
2.2.1. Hình thái ngoài

2.2.2. Hình thái trong
2.2.3. Thành phần hóa học của xương
2.2.4. Xương chi
2.2.4.1. Xương chi trước
2.2.4.2. Xương chi sau
2.3. CHỨC NĂNG CỦA XƯƠNG
2.3.1. Nguyên tắc mô tả
2.3.2. Các vị trí
2.3.3. Mô tả bộ xương
2.3.4. Phương pháp làm tiêu bản xương
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. PHƯƠNG TIỆN
3.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Chương 4: KẾT QUẢ
4.1. XƯƠNG CHÂN TRƯỚC
4.2. XƯƠNG CHÂN SAU
4.3. SO SÁNH XƯƠNG CHÂN TRƯỚC VÀ SAU
4.3. TÓM TẮT XƯƠNG CHI Ở HEO
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
5.2. ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv

Trang
i
ii
iii
iv

1
2
2
4
4
8
9
10
10
13
18
18
18
19
20
22
22
22
23
23
32
37
37
39
39
39
40


DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG

Trang
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Xương dài
Hình 2: Xương dẹt
Hình 3 Xương có hình dang phức tạp
Hình 4: Xương chân trước
Hình 5: Xương chân sau
Hình 6: Các mặt phẳng dùng để mô tả cơ thể
Hình 7: Bộ xương heo
Hình 8: Mặt ngoài xương bả vai bên phải
Hình 9: Mặt trong của xương bả vai bên phải
Hình 10: Mặt trong xương cánh tay phải
Hình 12: Mặt ngoài xương chân trước bên phải
Hình 13: Mặt sau xương đùi bên phải
Hình 14: Mặt ngoài của xương chân sau bên phải
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tóm tắt xương chân trước ở heo
Bảng 2: Tóm tắt xương chân sau ở heo

v

5
6
7
12
17
19
20
24
25

27
31
34
36
37
38


TÓM LƯỢC
Để có đủ cơ sở chẩn đoán chính xác một số bệnh thì kiến thức về cơ thể học rất
quan trọng. Đề tài “Thực hiện tiêu bản và mô tả cơ thể học xương chi heo” được chúng
tôi tiến hành thực hiện tại Bệnh Xá Thú Y - Trường Đại Học Cần Thơ. Mục tiêu của đề
tài là mô tả vị trí, hình dáng xương chân trước và sau của heo. Tiêu bản được thực hiện
trên heo khoảng 100 kg. Bộ xương được chọn từ heo mổ thịt, chỉ chọn toàn bộ chân
trước và chân sau. Các xương được tách thịt, tách một phần thịt, sau đó cho vào nấu,
tiếp tục làm sạch phần thịt còn lại, sau đó ngâm oxy già để làm sạch. Cuối cùng để có
hình dạng tổng quát về xương chân trước và sau các xương được ráp lại.
Chân trước gồm xương bả vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cườm
tay, xương bàn tay và xương ngón tay.
Chân sau gồm xương chậu, xương đùi, xương cẳng chân, xương cườm chân,
xương bàn chân và xương ngón chân.
Vì heo 100 kg xương còn non nên sụn tiếp hợp cho hóa xương và dễ thất lạc
trong quá trình bảo quản mẫu.

vi


1



Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Giải phẫu học (Anatomy), còn gọi là cơ thể học, nghiên cứu về cấu trúc, sinh lý
học nghiên cứu về chức năng. Cấu trúc và chức năng không thể tách rời được, đó là nền
tảng của khoa học (Howard E. Evans and Alexander deLahunta, 1980). Chính vì thế
nên giải phẫu học là ngành khoa học cơ bản cho nhiều ngành khoa học khác như:
Ngoại khoa, X-quang, Chẩn đoán… đặc biệt là cấu tạo bộ xương góp phần quan trọng
trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Nhìn chung bộ xương gia súc hữu nhũ có
nét tương đồng nhưng trên từng loài có một số đặc tính riêng. Các đặc tính này giúp ta
phân biệt giữa loài này và loài khác. Đặc biệt có thể giúp chẩn đoán chính xác một số
bệnh. Ngoài ra trong một loài đôi khi còn khác nhau về giới tính, về thời kỳ phát triển ở
các lứa tuổi.
Để xác định và mô tả một số đặc tính trên xương heo, được sự đồng ý của Bộ
Môn Thú Y- Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng- Trường Đại Học Cần Thơ,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực hiện tiêu bản và mô tả cơ thể học xương chi
của heo”.
Đề tài được thực hiện với mục tiêu sau:
 Thực hiện tiêu bản xương chi trước và sau của heo.
 Dựa trên tiêu bản xương chi heo để mô tả màu sắc, hình dáng và vị trí các
xương.

1


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Xương cùng với khớp xương, dây chằng và các cơ làm thành cơ quan vận động.
Chúng đều phát sinh từ trung phôi bì và tạo thành khối lượng chủ yếu cùa cơ thể. Mỗi
thành phần của hệ cơ quan vận động có một ngành chuyên môn nghiên cứu: khoa học
nghiên cứu về các xương (Osteologia), khoa học nghiên cứu về cơ (Myologia). Việc
tách riêng từng thành phần như vậy cần thiết khi nghiên cứu, nhưng để có khái niệm
đầy đủ về hệ cơ quan vận động cần hiểu sự cấu tạo và hoạt động của mỗi thành phần

trên trong sự tác động và quan hệ mật thiết giữa chúng với nhau.
2.1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XƯƠNG
Theo Phạm Thị Xuân Vân, xương hình thành qua ba giai đoạn: giai đoạn màng,
giai đoạn sụn và giai đoạn xương. Giai đoạn màng bắt đầu từ tuần thứ 6-7 trong quá
trình phát triển bào thai. Đầu tiên xuất hiện những đám tế bào màng có nguồn gốc từ
trung mô. Sau tháng thứ hai, phần lớn các cấu tạo màng thay thế bằng mô sụn, sau đó
mô sụn hóa thành xương (xương thứ cấp). Có một phần nhỏ bỏ qua giai đoạn sụn mà
biến đổi ngay thành xương: đó là trường hợp của một số xương sọ và các xương mặt
(xương sơ cấp).
Sự biến đổi màng thành xương tương đối giản đơn do sự xuất hiện những điểm
hóa xương (Punetum ossificationis). Điểm hóa xương lúc đầu chỉ gồm một số tế bào
sinh xương (Osteoblates) với chất gian bào, về sau nhiễm dần chất muối vôi, lớn lên và
lan ra xung quanh thành hình tia tạo ra những nan xương đầu tiên rồi thành tấm xương.
Cuối cùng từ tấm liên kết màng chỉ còn lại một lớp phủ ngoài biến thành màng xương
(Periosteum). Vai trò chủ yếu trong quá trình hóa xương là những tế bào sinh xương
hình thành từ trung mô. Những tế bào này sinh sản mãnh liệt tạo nên nền tản chính của
mô xương và tự chúng cũng biến thành tế bào xương.
Nói chung các xương sọ và xương mặt phát triển từ giai đoạn màng thành xương
đã được hình thành từ vài ba điểm hóa xương rồi cùng nhau hợp nhất lại làm một.
Quá trình hình thành xương thứ cấp từ giai đoạn sụn thì phức tạp hơn. Đó là
trường hợp đối với các xương mình, xương chi, các xương mềm hộp sọ. Lúc đầu ở bào
thai xương này mới chỉ là một thỏi sụn trong hình dạng bề ngoài tương tự như một
xương trưởng thành. Bao bọc thỏi sụn là một màng sụn, lớp ngoài cùng giàu mạch máu
và lớp đệm tiếp giáp với mô sụn gồm những tế bào có khả năng sinh sản. Vào các ngày
giữa trong quá trình phát triển bào thai, ở miền giữa thỏi sụn (sau này hình thành thân
2


xương) xuất hiện những hạt muối vôi càng ngày càng nhiều giúp cho những tế bào sụn
thoái hóa dần rồi bị tiêu hủy. Đồng thời cũng tại nơi này những tế bào có khả năng sinh

sản của màng sụn biến dần thành tế bào sinh xương làm cho màng sụn biến đổi thành
màng xương. Sự phân tế bào sinh xương làm cho thân xương đầy đặn. Trong khi hình
thành những lớp mô xương đầu tiên, cũng từ lớp tế bào sinh trưởng cùa màng xương
phát ra những nhánh mô, trong thành phần của nó cùng với những búi mạch máu,
những tế bào sinh xương, lại có một loại tế bào đặc biệt có nhiều nhân và có kích thước
lớn gọi là tề bào tiêu xương (Osteoplasies) có khả năng tiêu hủy các tế bào sụn bằng
cách hòa tan chúng. Hoạt động của tề bào tiêu xương là xuất hiện những khoảng rỗng
kích thước lớn nhỏ khác nhau, cách nhau bằng những nan xương và chứa đầy một thứ
mô mạch là dạng phôi thai của tủy đỏ xương dài. Ống tủy xương lúc đầu chưa có. Nó
được hình thành trong quá trình tiêu hũy những chất xốp của phần mô xương trong
thân xương. Cùng với quá trình tiêu sụn là sự biến đổi những tế bào sinh xương thành
tế bào xương. Trong thành xương, những tế bào sinh xương xếp thành vòng xung
quanh các mạch máu. Vì vậy khi những tế bào sinh xương biến thành tế bào xương thì
đồng thời cũng hình thành trong mô xương một hệ thống ống bao quanh lẫn các búi
mạch (ống Have). Tóm lại trong sự cốt hóa xương dài, ở miền thân xương có hai quá
trình xảy ra gần đồng thời: một mặt là tiêu hủy mô sụn, mặt khác hình thành mô xương.
Sau khi mô xương đã cốt hóa thì mô sụn chỉ còn lại ở hai đầu xương. Quá trình
hóa xương ở đây bắt đầu muộn hơn. Ở mỗi đầu xương cũng xuất hiện một điểm hóa
xương: ở đầu trên điểm hóa xương xuất hiện sau khi sinh ra đầu dưới thì xuất hiện sau
đầu trên. Cơ chế của sự hóa xương cũng giống như ở thân xương, có điều khác là màng
sụn chỉ hóa màng xương sau khi tất cả phần sụn ở hai đầu xương đã bị tiêu hủy và thế
bằng mô xương (nghĩa là theo một thứ tự ngược lại với trường hợp thân xương). Cuối
cùng từ một thỏi sụn dài mô sụn chỉ còn lại một lớp mỏng ở các diện khớp gọi là sụn
diện khớp và một lớp phân cách đầu xương với thân xương gọi là sụn đầu xương. Lớp
sụn đầu xương sinh sản làm cho xương lớn lên về chiều dài. Chúng còn tồn tại cho đến
khi những tế bào sụn không còn khả năng sinh sản nữa. Khi ấy thì hai đầu xương cùng
với thân xương làm thành một khối xương, chỉ còn lại lớp sụn ở diện khớp, xương cũng
hết lớn về chiều dài.
Tóm lại, mô xương hình thành là do sự thống nhất của hai quá trình đối lập tiêu
hủy và xây dựng. Tác nhân tiêu hủy là những tế bào tiểu sụn. Quá trình xây dựng là do

khả năng sinh sản của tế bào màng xương và tế bào lớp sụn đầu xương. Tế bào màng
xương phân chia làm cho xương lớn về bề dày và tế bào lớp sụn đầu xương phân chia
làm cho xương dài ra. Những quá trình trên đây phức tạp, xảy ra dưới ảnh hưởng trực
3


tiếp của hệ thần kinh và dưới tác động của một số tuyến nội tiết. Nó tiếp diễn suốt trong
thời gian sinh trưởng của gia súc.
2.2. CẤU TẠO CỦA XƯƠNG
2.2.1. Hình thái ngoài
Theo Phạm Xuân Vân bộ xương gồm khoảng 200 xương riêng biệt, trong số đó
đa số là những xương chẵn. Để tiện nghiên cứu người ta thường căn cứ vào hình dạng
của xương mà phân biệt các loại xương như sau:
 Xương dài:
Là loại xương hình trụ trong có ống. Xương này chia làm ba phần: giữa là cán
xương (Dyaphysis) và hai đầu là đầu xương (Epiphysis).
Xương dài có tác dụng làm cán xương vận động, đồng thời có tác dụng chống
đỡ toàn thân. Vì có tác dụng trong yếu như thế nên xương chắc và dày để chống đỡ lực
ép và lực căng. Và cũng do các lực nói trên tác dụng vào xương nên xương tròn bên
trong có tủy, phần gần các khớp là nơi bám của các cơ có tác dụng làm điểm bật nên
góc độ cũng tăng.
Ở các đoạn cổ của xương phần nhiều có từng mảng xương xốp và xương chắc,
do đó mặc dầu xương dài chứa diện tích rất lớn nhưng vẫn nhẹ, đồng thời trong những
mảng xương xốp đó đều có tủy.
Ngoài ra có các loại xương dài hình cung. Xương dài này hình bán nguyệt và
không có ống tủy như xương dài. Đó là các loại xương sườn, có tác dụng làm đòn vận
động đồng thời làm sườn bảo vệ thể tạng.

4



Sụn tiếp hợp

Sụn đầu xương

Mô xương xốp
Mô xương đặc
Tủy xương
Thân xương

Màng xương

Đầu xương
5


Hình 1: Xương dài (Lăng Ngọc Huỳnh, 2000)

 Xương Ngắn (ossa breria):
Không lớn, thường là khối hơi vuông có nhiều cạnh. Mặt ngoài của xương ngắn
thường là xương rất chắc, bên trong là lớp xốp. Kết cấu của xương ngắn gần giống như
xương cổ xương dài. Xương có tác dụng làm cân vận động chống đỡ. Ngoài ra còn có
tác dụng tăng thêm đàn tính của xương.
 Xương dẹt (ossa plana):
Như xương bả vai, xương hộp sọ, do hai phiến xương chắc kết hợp lại. Giữa hai
phiến xương chắc có một lớp mỏng xương xốp. Có nơi chỉ có hai phiến xương chắc
làm thành không có xương xốp. Tác dụng của xương này là làm xoang bảo vệ các khí
quan mềm yếu.

6



Gai vai

Hõm khớp
Hình 2: Xương dẹt (Lăng Ngọc Huỳnh, 2000)

 Xương có hình dạng phức tạp:
Như xương đốt sống, xương hàm trên, xương bướm. Ngoài ra còn có một số
xương nhỏ hình dĩa, hình hạt như xương bánh chè, xương đậu, xương vừng. Đặc điểm
cấu tạo của xương nhỏ là không có màng xương.
Mô tả hình dáng bên ngoài bất cứ một xương nào người ta thường chú ý đến các
yếu tố cấu tạo sau đây:
- Mặt xương (facies): lồi lõm, phẳng nhẵn hay nhám.
- Bờ xương (margo): bờ xương giới hạn các mặt, có thể phẳng hay hình răng, tù
hay sắc cạnh.
7


- Khớp xương: nối một xương tiếp cận và liên hệ với một xương khác. Trên mặt
hoặc bờ xương có nhiều cấu tạo hình thái khác nhau. Để gọi tên các cấu tạo đó người ta
dùng các danh từ sau.
- Đối với phần lồi lên thì có:
Mỏng hay mấu (processus): phần nhô lên tương đối lớn.
Lồi hay u (eminentia): phần nhô lên nhỏ hơn.
Nhám (tuberositas): diện có nhiều u nhỏ làm cho mặt xương nhám.
Củ (tuber,protuberantia): lồi hình củ.
Gai (spina): lồi nhọn.
Gò, mào (crista): bờ xương sắc cạnh
- Đối với những phần lõm thì có:

Hõm, hố (flovea, fossa): diện lõm xuống.
Rãnh (sulcus): đường lõm.
Khuyết (incisure):phần lõm vào trên bờ xương.
- Ngoài ra còn có các yếu tố cấu tạo như ống (canalis), lỗ (foramen), khe (fissura),
khoang hay xoang (cavum).

Thân
Lỗ mõm ngang
Hình 3 Xương có hình dang phức tạp (Lăng Ngọc Huỳnh, 2000)

2.2.2. Hình thái trong:
Nếu cưa dọc hay cưa ngang xương sẽ thấy hai phần chính xương đặc
(substantia) và xương xốp (substantia spongiosa). Ở ngoài cùng xương được bao bọc
bởi cốt mạc (periosta) và ở trong cùng là tủy xương (medulla ostium).
 Màng bọc xương (periosta)
Là một lớp màng mỏng chắc bao phủ toàn mặt ngoài của xương, trừ các mặt
khớp. Cốt mạc dính chặt vào xương bởi những sợi liên kết chạy từ cốt mạc chui vào
8


các ống nhỏ của xương đặc. Cốt mạc mang nhiều thần kinh và mạch quản tới nuôi lớp
ngoài của xương. Lớp trong cốt mạc có nhiều tế bào cốt (osteoblaston).
 Xương:
Có hai loại xương là xương chắc và xương xốp:
- Xương chắc (ở lớp ngoài): là lớp xương mịn, chắc rắn, màu vàng nhạt. Xương
xếp thành từng lớp gọi là những tấm xương (lamelles osseuses). Những tấm xương sắp
xếp xung quanh một hệ thống đặc biệt gọi là ống Havers. Đó là những ống rất nhỏ nằm
song song với chiều dài xương và nối với nhau bởi nhiều ống ngang. Trong những ống
đó có chứa chung mạch quản và thần kinh rất nhỏ.
- Xương xốp (ở lớp trong): do nhiều bè xương bắt chéo nhau chằng chịt để hở

những hốc nhỏ trông như bọt biển
Xương đặc hay xương xốp chỉ là những hình thức kiến trúc khác nhau của chất
xương, về phương diện tổ chức học cơ bản chỉ là một.
 Tủy xương (medulla ostium):
Chứa trong ống tủy và các hốc trong của xương xốp. Có hai loại tủy là tủy đỏ và
tủy vàng. Tủy đỏ có ở các bào thai và con vật non. Ở súc vật trưởng thành, tủy ở thân
xương dài đã biến thành tủy vàng và tủy đỏ chỉ còn ở trong các hốc xương xốp.
Tủy đỏ (medulla ostium rubra) có nhiều mạch máu, cơ bản là tổ chức lưới và ở
các nút tổ chức này có các tế bào máu đã trưởng thành và cả cá thể còn non. Tủy đỏ
đóng vai trò quan trọng vì:
- Là một trong các cơ quan tạo huyết.
- Đem mạch máu của nó đến nuôi mạch trong xương và giúp xương khỏe mạnh
và phát triển.
Tủy vàng (medulla ostium flava) xốp và nhẹ, đựng trong các ống tủy xương dài,
chủ yếu có nhiều tế bào mỡ.

-

-

 Mạch máu của xương:
Có hai loại chính: mạch dưỡng cốt và mạch cốt mạc.
Mạch dưỡng cốt chui vào xương với lỗ dưỡng cốt chạy vào một ống xiên chếch
vào tới ống tủy xương. Trong tủy, động mạch phân chia thành hai nhánh chạy
dọc theo chiều dài của tủy và phân dần thành các ngành nhỏ cho xương. Các
ngành chui vào các ống Havers và nối tiếp với các nhánh của mạch cốt mạc.
Mạch cốt mạc: ở thân xương, đầu xương và xung quanh các diện khớp tói nuôi
9



phần ngoài và nối tiếp với các nhánh của động mạch dưỡng cốt.
2.2.3. Thành phần hóa học của xương:
Thành phần hóa học đảm bảo cho xương một độ bền đặc biệt với hai tính chất
rắn và đàn hồi. Tính rắn do các chất vô cơ và tính đàn hồi do các chất hữu cơ.
 Xương tươi: ở gia súc lớn chứa 50% nước, 15,75% mỡ còn lại là
các chất hữu cơ 12,45% và vô cơ 21,80%.
 Xương khô (đã lấy mỡ và nước): còn 2/3 chất vô cơ, 1/3 chất hữu
cơ.
- Chất hữu cơ (33,30%) chủ yếu là một loại chất keo gọi là cốt giao (Osseine).
- Chất vô cơ (66,70) chủ yếu là muối canxi đặc biệt là photphat canxi.
Photphat canxi
51,64%
Cacbonat canxi
11,30%
Fluorua canxi
2,00%
Photphat Mg
1,16%
Clorua canxi
1,20%
Muốn xác định các chất hữu cơ và vô cơ, người ta làm mất Ca(déealeination)
bằng cách ngâm axit loãng hoặc làm mất các chất hữu cơ bằng cách đốt xương
Thành phần hóa học của xương thay đổi theo lứa tuổi. Ở gia súc non ít chất vô
cơ nhiều hữu cơ cho nên xương mềm dẻo. Ở loại gia súc già trái lai chất hữu cơ giảm
nhiều và vô cơ tăng nên xương giòn, dễ gãy.
Thành phần hóa học của xương còn thay đổi theo thức ăn và bệnh tật, một số
vitamin cần thiết (A, D, C) cũng như một số tuyến nội tiết có ảnh hưởng trên kiến trúc
xương cũng như thành phần hóa học của nó.

2.2.4. Xương chi (ossa membri)

2.2.4.1. Xương chi trước (ossa membri superioris)
 Xương bả vai (scapula)
Là xương dẹp, hình tam giác, đầu trên có mảnh sụn hình bán nguyệt, đầu dưới
khớp với xương cánh tay. Nằm áp vào mặt ngoài lồng ngực, chéo xuống dưới về trước,
gồm:
10


- Mặt ngoài: có một đường sống dài gọi là gai vai, phần giữa gai cao nhám là u
gai. Trên và dưới gai vai có hố trên gai và hố dưới gai. Hố dưới gai to bằng tai hố trên
gai.
- Mặt trong: lõm thành hố dưới vai, áp vào xương sườn
- Cạnh trên hơi lồi tiếp nhận sụn trên vai
- Cạnh trước mỏng, tận cùng bằng một mỏm quạ.
- Cạnh sau dày, hơi lõm.
- Góc: Góc trước hay góc cổ.
Góc sau hay góc lưng.
Góc dưới hay góc cánh tay. Phía trên góc này eo lại thành cổ xương bản
vai. Góc cánh tay có một hố glen để khớp với xương cánh tay.
 Xương cánh tay (humerus)
Là một xương dài, đầu trên giáp xương bả vai, đầu dưới giáp xương cẳng tay
chéo từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, có một thân và hai đầu.
Thân có 4 mặt: mặt trước trên rộng hơn dưới. Mặt sau tròn trơn. Mặt ngoài có
rãnh xoắn làm cho xương cánh tay như bị uốn vặn, phía trước có mào trước rãnh xoắn,
phía sau là mào sau rãnh xoắn. Trên mào trước rãnh xoắn là u Denta. Mặt trong tròn, có
một gò nhám làm chỗ bám cho cơ tròn to và cơ lưng to.
Hai đầu: Đầu trên có một đầu khớp tròn ở phía sau và hai gò ở phía trước, gò
trong và gò ngoài cách nhau bởi một rãnh nhĩ đầu, rãnh này bị chia hai bởi một gò
giữa. Đầu dưới có một diện khớp hình ròng rọc chiếm ¾ ở phía trong, phía ngoài là
một lồi cầu. Trước diện khớp là hố vẹt, sau là hố khuỷu.

 Xương cẳng tay (anti brachium)
Gồm xương quay và xương trụ
 Xương quay (radius): dài hơi cong, dẹt từ trước ra sau, đứng thẳng, trên giáp với
xương cánh tay, dưới giáp xương cườm, gồm một thân và hai đầu.
- Thân: mặt trước cong lồi, mặt sau giáp xương trụ và tạo thành vòng cung quay
trụ.
- Đầu: đầu trên có một diện khớp với xương cánh tay. Giữa mặt khớp có một gò
nổi ứng với ròng rọc xương cánh tay, một mỏm vẹt ở phía trước gò, một u ngoài và một
u trong gọi là u nhị đầu.
Đầu dưới khớp với hàm cườm trên, có hai lồi cầu ở phía sau và hai hố glen ở
phía trước.
 Xương trụ (ulna): dài, hình tháp, áp mặt sau xương quay gồm có một thân và hai
đầu.
11


- Thân có mặt ngoài phẳng, mặt trong hơi lõm, mặt trước áp vào xương quay.
- Đầu: đầu trên là mỏm khuỷu, dưới có lõm tổ chim, đầu dưới thon dần lại thành
một trâm đi xuống 1/2 xương quay thì lặn tắt.
 Xương tay (manus)
Gồm các xương cườm, xương bàn, xương ngón và xương vừng.
 Xương cườm (carpus) còn gọi là xương cổ tay, có hai hàng:
- Hàng trên có 4 xương (từ ngoài vào trong): xương đậu, xương tháp, xương bán
nguyệt, xương thuyền. Xương đậu ở phía ngoài và ở sau xương tháp.
- Hàng dưới có 4 xương (từ ngoài vào trong): xướng mấu, xương cả, xương thê,
xương thang.
 Xương bàn tay (metacarpus):
Gồm bốn xương đi song song. Xương ống dài tròn nhưng hơi dẹt từ trước ra sau.
Đầu trên khớp với hàng cườm dưới, đầu dưới khớp với đốt 1 và 2 xương vừng lớn. Đầu
dưới mặt khớp có hai lồi cầu và một đường sống giữa.

 Xương ngón (phalanges digitarum):
Gồm ba đốt:
- Đốt I: còn gọi là đốt cầu. Đầu trên to hơn đầu dưới, mặt sau thân có vết bám vào
gân. Mặt trước đầu trên có hai hố glen cách nhau bởi một rãnh giữa, đầu dưới có hai lồi
cầu cách nhau bởi rãnh giữa.
- Đốt II: còn gọi là đốt quán. Mặt khớp đầu trên có hai hố glen, đầu dưới có hai lồi
cầu.
- Đốt III: còn gọi là móng. Nằm trong hộp móng cùng với xương vừng nhỏ ở mặt
sau. Mặt khớp hướng lên trên về sau, có hai hố glen và một đường sống giữa. Ở cạnh
trước có gò tháp (tức gò gân cơ duỗi ngón).
Mặt trước (lưng) cong lồi có nhiều lỗ nhỏ, hai bên có rãnh lưng.
Mặt sau lõm, hình tổ tò vò, phân làm hai vùng bởi một màn bán nguyệt. Vùng
trước có nhiều lỗ châm kim, vùng sau có một lồi giữa và hai rãnh bên gọi là rãnh gân.
Góc: có hai góc bên lồi về sau. Rãnh gân bắt nguồn ở góc này chia nó làm hai
mỏm: trên là mỏm mềm, dưới là mỏm hồi.
 Xương vừng:
Hai xương vừng lớn nằm phía sau, giữa xương ống và đốt I. Một xương vừng
nhỏ nằm giữa đốt II – III.

12


Xương bả vai

Xương cánh tay

Xương quay

Xương trụ


Xương cườm tay
Xương bàn tay
Xương ngón tay

Hình 4: Xương chân trước (Lăng Ngọc Huỳnh, 2000)

2.2.4.2. Xương chi sau (ossa membri inferioris)
 Xương chậu (ossa innominatum s coxae)
Gồm xương cánh chậu, xương háng, xương ngồi dính lại với nhau và khớp với
xương khum tạo thành xoang chậu.
 Xương cánh chậu (ossa ilium): hình tam giác, có ba cạnh, hai mặt, ba góc.
13


- Mặt ngoài (trên) gọi là hố cánh chậu ngoài có nhiều lớp hám cơ.
- Mặt trong (dưới) lồi chia hai phần: phần ngoài tròn, phần trong nhám, khớp với
diện nhĩ xương khum.
Cạnh: Cạnh trước hơi lõm gọi là máo cánh chậu.
Cạnh ngoài dày, lõm.
Cạnh trong chia hai phần, phần mỏng ráp ở trên diện nhĩ, phần dày trơn
là mẻ hông lớn.
Góc: Góc ngoài (góc hông).
Góc trong (góc mông)
Góc sau (góc ổ cối) tao ra phần trước ổ cối. Trên ổ cối là mào trên ổ cối,
kéo liền với mẻ hông lớn ở phía trước và với xương ngồi ở sau. Phía trong và trước ổ
cối là mào cánh lược, đầu trước mào này lan dần xuống mặt trong xương cánh chậu,
đầu sau kéo liền vời cạnh trước xương háng.
 Xương háng (ossa pubis): ở phía trước rầm hạ xoang chậu, cùng với xương ngồi
bao vây lỗ bịt gồm hai nhánh:
- Nhánh trước (nhánh ổ cối).

- Nhánh trong (nhánh bán động háng).
Mặt trên lõm từ bên này sang bên kia. Mặt dưới có một đường rãnh chạy chéo từ
cạnh trước đến ổ cối.
- Cạnh trước mỏng, sắc, nơi nhô ra là u lược.
- Cạnh sau là bờ trước lỗ bịt.
- Cạnh trong nối với xương háng bên kia.
Đầu: Đầu ngoài góp phần tạo ra ổ cối.
Đầu trong dính với xương ngồi.
 Xương ngồi (ossa isehii): ở phần sau cùng của xương chậu tạo nên phần sau
rầm hạ xương chậu.
Cạnh: Cạnh trước là bờ sau lỗ bịt.
Cạnh sau là dốc vào trong cùng với cạnh sau bên kia tạo ra vòng cung
ngồi.
Cạnh ngoài là mẻ hông nhỏ.
Góc: Góc ngoài và sau gọi là u ngồi.
Góc ngoài và trước là góc ổ cối.
Xoang chậu (cavum pelvis): do xương chậu, xương khum, ba đốt xương đuôi
đầu tiên và dây chằng khum ngồi, khum hông tạo thành.
14


Cửa trước xoang chậu tạo ra bởi mặt dưới đốt khum I, hai bên là mào lược và
cạnh trước xương háng, gồm bốn đường chính:
- Đường kính thẳng: từ mặt dưới đáy khum tới trên xương háng.
- Đường kính ngang: từ mào lược này sang mào lược bên kia.
- Đường kính chéo: từ mặt dưới khớp chậu khum bên này đến mào lược bên kia.
Cửa sau (tức cửa đi ra cửa trực tràng và cơ quan sinh dục) phía trên là mặt dưới
đỉnh khum, phía dưới là mặt trên xương ngồi, phía ngang là hai mào trên ổ cối. Cũng
có hai đường kính:
- Đường kính ngang: từ mào trên ổ cối bên này đến mào trên ổ cối bên kia.

- Đường kính thẳng: từ mặt dưới đỉnh khum đến khớp bán động ngồi.
 Xương đùi (ossa femoris)
Là xương dài, nằm chéo từ trên xuống dưới từ trước và hơi ra ngoài, gồm một
thân và hai đầu.
Thân: có bốn mặt.
- Mặt trước, trong, ngoài lẫn lộn với nhau.
- Mặt sau phẳng, trên to hơn dưới, có một diện nhám tròn ở 1/3 trên gần mé ngoài
làm chỗ bám cho cơ dài rộng.
Cạnh: phía trên cạnh trong có mấu động nhỏ, dưới là vết bám của cơ lược, dưới nữa
là mào trên lồi cầu. Cạnh ngoài có mấu động 3 và dưới đó là hố trên lồi cầu.
Đầu:
- Đầu trên có một chỏm khớp ở phía trong để khớp với ổ cối, chỏm này có một hố
bám gân, đường cong trước sau lớn hơn đường cong ngang. Phía ngoài có một gò lớn
gọi là mấu động lớn gồm có đỉnh cao ở sau, lồi thấp hơn ở trước cách nhau bởi một mẻ
sâu.
- Đầu dưới phía trước là một ròng rọc hơi chéo vào trong ứng với xương bánh
chè. Rãnh ròng rọc kéo tới mẻ liên cầu. Phía sau là hai lồi cầu hình trứng, cách nhau
bởi một mẻ liên cầu, lồi cầu ngoài có hai vết núng ấn tay, lồi cầu trong có một vết làm
chỗ bám cơ.
 Xương bánh chè (petella): ngắn, rất chắc, gần giống hình tháp.
 Xương chày (Tibia)
Dài, hình tháp, trên to hơn dưới, gồm một thân hai đầu.
Thân: mặt trong tên rộng hơn dưới và có nhiều vết bám cơ ở phần trên. Mặt
15


ngoài tròn lõm ở phía trên, dưới lồi nghiêng về phía trước. Mặt sau chia làm hai diện
tam giác, diện trên nhám làm chỗ bám cho cơ khoeo. Diện dưới rộng hơn nhiều làm
chỗ bám cho cơ gấp ngón ngoài.
Cạnh: cạnh trước phía trên có mào chày. Cạnh ngoài dày, lõm ở trên, cùng với

xương mác tạo ra vòng cung chày mác. Cạnh trong thẳng có một u, cũng làm chỗ bám
cho cơ kheo.
Đầu: Đầu trên to, do ba gò (trong, trước và ngoài) tạo thành. Gò trước nối với
mào chày, có nhiều vết ấn tay. Giữa gò trước và gò ngoài có rãnh sâu. Gò ngoài lớn
hơn gò trước, có diện khớp với đầu xương mác và với hai lồi cầu xương đùi. Gò trong
to nhất, cách gò ngoài bởi một gai chày hình nón.
Đầu dưới khớp với ròng rọc xương sên, mặt khớp có hai rãnh sâu chéo từ
trong ra ngoài cách nhau bởi một đường sống giữa, hai bên có u trong và u ngoài ứng
với mắt cá ở người.
 Xương mác (fibula)
Là một xương dài, dẹp nhỏ, ở phía ngoài xương chày, đầu dưới nhỏ dần đến 1/3
thân xương chày thì hết.
 Xương chân
Gồm xương cổ chân, xương bàn và xương ngón.
 Xương cổ chân (tarsus):
Chia ra làm 3 hàng, hàng trên có 2 xương to là xương gót và xương sên, hàng
giữa có xương ghe và phần trên xương khối (hộp), hàng dưới có xương chêm lớn, chêm
nhỏ và phần dưới xương khối.
Xương sên: trên xương ghe, trước xương gót, dưới xương chày. Mặt trên có một
ròng rọc để khớp với xương chày. Đây là một ròng rọc hoàn hảo nhất cơ thể, hai bờ
song song với nhau.
Xương gót: có hai mặt, hai cạnh, hai đầu. Mặt ngoài phẳng, mặt trong bè ra như
một mái hiên gọi là sustentaculumtali.
Cạnh trước hơi lõm, cạnh sau dày phẳng.
Đầu trên phình ra thành một u lớn, đầu dưới ở phía trước mái hiên có một diện
khớp 4 mặt (2 to, 2 nhỏ) để khớp với mặt sau xương sên.
Xương khối: Ở ngoài xương ghe và xương chêm lớn, dưới xương sên trên
xương bàn
Xương ghe: mặt trên khớp với xương sên, mặt dưới khớp với xương chêm lớn.
Xương chêm lớn: nằm dưới xương khe, trên xương bàn.

16


Xương chêm nhỏ: là xương nhỏ nhất vùng cổ chân nằm ở hàng dưới và phía sau.
 Xương bàn (Metatarsus): Gồm một bàn chính và hai bàn phụ như ở chân trước
nhưng dài hơn.
 Xương ngón: Ở người ngón chân khác ngón tay, nhưng ở gia súc thì không phân
biệt. Về số lượng và vị trí sắp xếp giống chi trước.

17


×