Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

ỨNG DỤNG kỹ THUẬT SIÊU âm CHẨN đoán một số BỆNH TRONG XOANG BỤNG CHÓ, mèo tại BỆNH xá THÚ y TRƯỜNG đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


TRỊNH TỐ NGA

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ
BỆNH TRONG XOANG BỤNG CHÓ, MÈO TẠI BỆNH
XÁ THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 06/2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


TRỊNH TỐ NGA

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ
BỆNH TRONG XOANG BỤNG CHÓ, MÈO TẠI BỆNH
XÁ THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NGUYỄN VĂN BIỆN

Cần Thơ, 06/2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Ứng dụng kỹ thuật siêu âm chẩn đoán một số bệnh trong xoang
bụng chó, mèo tại bệnh xá thú y trường đại học Cần Thơ

Cần Thơ, ngày ... .tháng..... năm .. .
Duyệt của Bộ môn Thú Y

Cần Thơ, ngày 10 tháng 06 năm 2008
Duyệt của Giáo viên hướng dẫn

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nguyễn Văn Biện

Cần Thơ, ngày ......tháng ..... năm.....
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

i


LỜI CẢM ƠN


Xin chân thành biết ơn
Thầy NGUYỄN VĂN BIỆN
Thầy NGUYỄN DƯƠNG BẢO
Bác sĩ TÔ VĂN ĐỈNH
Đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Quí thầy cô bộ môn Thú Y và bộ môn Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình đào tạo tôi được
kết quả tốt như ngày hôm nay.
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp Thú Y K29 đã cùng tôi chia sẻ những vui buồn trong
suốt khóa học cũng như sự giúp đỡ của các bạn để tôi hoàn thành luận văn này.

Trung tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cuối cùng tôi không thể nào quên sự động viên và tạo điều kiện của cha, mẹ, anh,
chị trong gia đình và các bạn bè của tôi đã mang đến cho tôi nguồn nghị lực học tập
trong suốt thời gian qua.
Cần thơ tháng 06 năm 2008
Trịnh Tố Nga

ii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7

Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
4.5
Trung Hình
tâm
Học
Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8
Hình 4.9
Hình 4.10
Hình 4.11
Hình 4.12
Hình 4.13
Hình 4.14

Các loại đầu dò
Echo trống
Đồng hồi âm
Khối echo dày do sạn mật
Khối echo dày (xương thai)
Echo kém
Echo hổn hợp
Giải phẩu học gan chó

Giải phẩu học hệ tiết niệu chó cái
Ba mức độ ứ nước của thận
Thận ứ nước độ 1
Túi thai
Xương thai
Tử cung tích dịch
Mổ khảo sát mủ tử cung
Túi thai không có tim thai
Liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
Tử cung xuất huyết, nhau thai bong tróc khỏi niêm mạc tử cung
Cặn bàng quang
Bàng quang bình thường
Sạn bàng quang
Dày thành bàng quang
Lấy sạn từ bàng quang
Mẫu sạn bàng quang
Chảy máu từ trực tràng
Dịch trong trực tràng

Trang
7
9
9
9
9
9
9
10
14

23
23
27
27
27
27
27
cứu 27
29
29
29
29
30
30
30
30

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BIỂU BẢNG
Trang
Biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.2
Biểu đồ 4.3
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3

Thống kê kết quả siêu âm
Kết quả siêu âm kiểm tra thai và bệnh sản khoa
Kết quả siêu âm bệnh trên hệ tiết niệu
Phân loại các trường hợp siêu âm trong sản khoa

Tỉ lệ các loại bệnh trên hệ tiết niệu
So sánh kết quả chẩn đoán siêu âm và X - quang

iii

26
27
29
26
29
30


TÓM TẮT
Qua quá trình khảo sát 446 ca khám và điều trị thì siêu âm chiếm 10.5% với 48 ca, cho
thấy kỹ thuật siêu âm càng được chú ý và ứng dụng ngày thêm phổ biến hơn. Trong
đó, siêu âm cơ quan sinh sản chó, mèo cái chiếm 75% tổng số ca được khảo sát. Bệnh
viêm mũ tử xung chiếm tỉ lệ cao nhất với 5 ca chiếm tỉ lệ 14% trong bệnh sản khoa,
bệnh sạn bàng quang chiếm tỉ lệ cao nhất trong bệnh thận niệu chiếm tỉ lệ 42%. Hiệu
quả chẩn đóan siêu âm khá chính xác được kiểm chứng qua phương pháp điều trị ngoại
khoa hiệu quả 100%. Bên cạnh đó, chúng tôi đã thu nhặt một số kinh nghiệm khi chẩn
đoán hình ảnh, qua học hỏi và trao đổi với thầy hướng giúp tôi có thêm kỹ năng phân
tích hình ảnh và cho kết quả chẩn đoán bệnh ngày một tốt hơn. Do thời gian thực hiện
luận văn tương đối ngắn nên các bệnh liên quan đến lách, tuyến tụy, tuyến tuyền liệt
hầu như không đề cập đến trong đề tài này.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iv



PHỤ TRƯƠNG
Bệnh Xá Thú Y
Trường Đại Học Cần Thơ
PHIẾU SIÊU ÂM
(lần thứ:….)
Họ tên chủ gia súc: ......................................địa chỉ:
Tên gia súc: .................................................tuổi:………giống………nhiệt độ:……….
Trọng lượng:................................................Phái tính:……………… ………
Thuốc ngừa đã tiêm:....................................
Chẩn đoán:...................................................
Yêu cầu kiểm tra: ........................................
Ngày….. tháng….. năm……
Bác sĩ điều trị

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học
tập và nghiên cứu
Họ tên:…………………

KẾT QUẢ SIÊU ÂM
1. Mô tả tổn thương
Gan:........................................................
Túi mật:......................................................................................................
Lách: ..........................................................................................................
Tụy :...........................................................................................................
Thận: ..........................................................................................................
Bàng quang: ...............................................................................................
Tử cung (thú cái): ......................................................................................
*cơ quan khác: ...........................................................................................
2. Kết luận: ...........................................

3. Lời dặn của bác sĩ siêu âm: ..............
ngày….. tháng….. năm 2008
Bác sĩ siêu âm

v


Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi


Luận văn tốt nghiệp

Trịnh Tố Nga

Phần 1 MỞ ĐẦU

Siêu âm chẩn đoán là kỹ thuật khá an toàn, kỹ thuật này du nhập vào Việt Nam
những năm 1980. Trong Y khoa, siêu âm như con mắt thứ 3 của bác sĩ sau khi được
đào tạo sẽ có khả năng nhìn xuyên thấu qua lớp da của bệnh nhân để định bệnh. Đối
với ngành Thú Y phương tiện này cũng cần thiết nhưng còn là lĩnh vực rất mới, ở
Việt Nam hiện tại chưa có nhiều phòng mạch ứng dụng kỹ thuật này hổ trợ chẩn
đoán lâm sàng. Với phương tiện hiện có chúng tôi thực hiện đề tài: "THEO DÕI
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ BỆNH TRONG
XOANG BỤNG CHÓ MÈO " tại bệnh xá Thú Y trường đại học Cần Thơ, dưới sự
hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Biện.
Mục tiêu: Tìm hiểu thêm kiến thức chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện một số bệnh
trong xoang bụng mà biểu hiện bệnh lý chưa rõ trên lâm sàng. Từ đó tích lũy thêm
lượng kiến thức mới về chăm sóc sức khoẻ chó, mèo đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh

cho thú cưng ngày càng cao trong xã hội.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

1


Luận văn tốt nghiệp

Trịnh Tố Nga

Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Lịch sử siêu âm
Từ thập kỷ 60, kỷ thuật chẩn đoán bằng siêu âm phát triển tại Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Thập kỷ 70, nhiều tiến bộ kỷ thuật cho phép siêu âm trở thành một phương pháp có
giá trị hòan toàn không gây nguy hại cho người bệnh.

Trung

Năm 1794, Spallazini phát hiện loài dơi có khả năng phát hiện siêu âm và nhận siêu
âm vang để tránh các vật cản khi bay. Nhận định này được nhiều nhà nghiên cứu
chú ý và khởi đầu hàng loạt nghiên cứu về siêu âm sau này. Năm 1880, Pierre và
Marie Curie đã phát hiện khả năng của các tinh thể tạo ra các sóng siêu âm. Năm
1912 sau tấm thảm kịch chìm tàu Tianic các nhà khoa học xúc tiến nghiên cứu sóng
siêu âm nhanh chóng tìm ra các tảng băng trôi. Từ đó các phát kiến về siêu âm
được ứng dụng trong các mục đích quân sự. Năm 1938, nhà thần kinh học người áo
Dusski, đã ứng dụng siêu âm vào chẩn đoán Y học. Năm 1950, viện nghiên cứu của
hải quân Hoa Kỳ đã thử thăm dò siêu âm mật bằng máy Sonar (sound navigation
ranging) để thu sóng âm hiệu quả về gọi là âm vang. Năm 1954, Edler và Hertz bác sĩ và
một kỹ

sư Thụy
lần @
đầu Tài
tiên đãliệu
ghi được
van hai cứu

một Học
tâm
Liệu
ĐH
CầnĐiển
Thơ
họchình
tậpảnh
vàhẹp
nghiên
bằng siêu âm một chiều.
Đến nay ngành Y khoa đã có siêu âm hai chiều (2d), ba chiều (3d) phối hợp với
hiệu ứng Doppler cho hình đen trắng - màu để chẩn đoán thai trên cơ thể người.
Tại bệnh xá thú y Trường đại học Cần Thơ đã chính thức đưa máy siêu âm chuyên
dùng trong hoạt động chẩn đoán bệnh thú vào năm 2002.
2.2 Vật lý học của siêu âm
Theo S.M Ruxo và E.I Atakhanov (1975). Âm là những rung động của vật chất nó
có thể lan truyền trong các môi trường: chất rắn, chất lỏng, chất khí nhưng không
qua được ở môi trường chân không. Trong môi trường đàn hồi (khí, lỏng, rắn) có
thể coi như những môi trường liên tục các phân tử liên kết chặt chẽ với nhau. Bình
thường các phân tử này có một vị trí cân bằng bền. Khi có lực tác động vào các
phân tử này sẽ rời vị trí cân bằng của nó, do tương tác tạo nên các mối liên kết giữa
các phân tử kế cạnh một mặt sẽ kéo nó về vị trí cân bằng, mặt khác sẽ dao động qua

lại quanh vị trí cân bằng tạo ra một dao động có chu kỳ. Nói cách khác, sóng âm là
hiện tượng vật lý trong đó năng lượng được dẫn truyền dưới dạng dao động các
phần tử vật chất.

2


Luận văn tốt nghiệp

Trịnh Tố Nga

Sóng âm là sóng cơ học tuân theo mọi qui luật của sóng cơ, có thể tạo ra sóng âm
bằng cách tác động một lực cơ học vào môi trường truyền âm. Đơn vị đo lường của
sóng là Hz (Hezt), là tầng siêu âm biểu thị chấn động trong một giây. Sóng âm chia
theo dãy gồm ba vùng chính. Sóng âm có tần số cực thấp (vùng hạ âm - infrasound)
có tần số f< 16 Hz (Ví dụ: sóng địa chấn). Sóng âm tần số nghe thấy (audible
sound) trong khoảng 16 Hz – 20 kHz (tương đương 20000Hz). Sóng siêu âm
(ultrasound) có tần số f>20 kHz, các nguồn sóng siêu âm có trong tự nhiên: dơi, cá
heo, cá voi phát ra sóng âm để định hướng nói chung các sóng này nằm trong vùng
tần số 20.000- 100.000Hz.
Tai người nghe được âm thanh có tần số từ 16Hz- 20000Hz, những sóng âm có tần
số lớn hơn 20000Hz thuộc phạm vi siêu âm. Trong y học, người ta sử dụng sóng âm
chẩn đoán có tần số 2mHz- 50mHz
2.3 Cơ sở vật lý và các phương pháp ghi hình siêu âm
Theo A. Bonnin, Lê Văn Tri biên dịch (1997), phương pháp ghi hình này chính là
sự tương tác của tia siêu âm với các tổ chức bên trong cơ thể phụ thuộc vào 4 tác
nhân:

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.3.1 Tốc độ truyền âm của sóng âm trong môi trường (c)

Là quãng đường mà sóng âm lan truyền sau một đơn vị thời gian. Trong mô mềm
siêu âm lan truyền với tốc độ bằng nhau. Ví dụ: cnước= 1540m/s; cmỡ= 1450m/s ;
ccơ=1600m/s; cgan = 1550m/s.
Ngược lại tốc độ lan truyền trong không khí và mô xương khác nhau ckhông
330m/s; cxương = 3000 – 4000m/s.

khí

=

Thông số của sóng siêu âm và các hình học của tổ chức, nó phụ thuộc vào môi
trường truyền âm, được kí hiệu là “c”. Tốc độ trung bình của sóng siêu âm trong các
tổ chức phần mềm v= 1540m/s. Biết được vân tốc truyền khi đo thời gian đi về của
sóng âm ta biết được độ sâu của bề mặt phản xạ.
2.3.2 Trở kháng âm trong môi trường là độ vang dội của sóng âm trong môi trường
được tính bằng công thức:
Z= c.p
Trong đó

c (m/s) là vận tốc lan truyền của sóng âm
p (kg/m3) là mật độ của môi trường.
3


Luận văn tốt nghiệp

Trịnh Tố Nga

2.3.3 Phản xạ và khúc xạ: khi sóng âm truyền trong môi trường đồng chất và đẳng
hướng, nó sẽ truyền theo phương thẳng. Khi gặp mặt phân cách đủ lớn giữa hai môi

trường có trở kháng âm khác nhau, tức là có vận tốc truyền âm khác nhau sẽ tuân
theo định luật phản xạ và khúc xạ. Một phần năng lượng của sóng âm sẽ phản xạ
ngược trở lại phần khác sẽ truyền tiếp vào môi trường thứ hai.
Phản xạ toàn phần là hiện tượng mà sóng âm sẽ không khúc xạ được sang môi
trường thứ hai bên kia mặt phân cách và toàn bộ bó âm phản xạ trở lại môi trường
thứ nhất.
2.3.4 Sự tán xạ: xảy ra khi gặp cấu trúc nhỏ hoặc với bề mặt không đồng đều. Khi
đó tia siêu âm sẽ bị tán xạ khắp các hướng và có một phần rất nhỏ chắc chắn tới
được đầu dò. Mặc dù việc ghi nhận các tia tán xạ là rất khó khăn, song chúng ta
phải thừa nhận rằng chúng không phụ thuộc vào góc tới của tia siêu âm, nó rất quan
trọng trong việc đánh giá cấu trúc nhỏ như độ đồng đều của nhu mô gan, tuyến tụy,
vách liên thất… các máy siêu âm chẩn đoán ngày nay chủ yếu làm việc trên các tia
tán xạ.
Sự tán
xạ phụ
thuộcĐH
vào sự
hấp thụ
của@
tổ chức,
của sóng
kích thước
Trung tâm
Học
Liệu
Cần
Thơ
Tài thông
liệusốhọc
tập âm

vàvànghiên
cứu
hình học của tổ chức: vì sóng âm phản xạ trên mặt phân cách do đó năng lượng
phản xạ còn phụ thuộc vào kích thước của mặt phân cách và độ dài bước sóng của
chùm tia. Sóng âm có tầng số càng cao thì càng dễ dàng phát hiện và phân biệt các
vật nhỏ.
2.4. Kỹ thuật và phương pháp tạo hình siêu âm

hiện hình

đồng hồ

máy phát sóng

bộ nhớ ảnh

bộ tách sóng

xử lý sau khi
chụp

đầu dò

kiểm soát độ
hội tụ

Sơ đồ tổng quát cấu tạo máy siêu âm
(nguồn A.Bonin, Lê Văn Tri biên dịch, sách Siêu âm bụng tổng quát)

4



Luận văn tốt nghiệp

Trịnh Tố Nga

2.4.1 Nguyên lý tạo hình siêu âm
Đầu dò được kích thích bởi xung điện với chiều dài và cường độ có thể điều chỉnh
được thì phát ra xung sóng âm lan truyền theo hướng của đầu dò vào môi trường ở
vận tốc xác định bởi đặc tính môi trường như mật độ (p) và độ đàn hồi (b). Sóng âm
sẽ gặp phản hồi trên đường truyền tạo ra các sóng phản xạ và tán xạ quay trở về đầu
dò và được thu nhận tại đây.
Đầu dò sẽ biến đổi sóng hồi âm thành tín hiệu điện thông qua hiệu ứng áp điện, tín
hiệu này mang hai thông tin chính: thứ nhất là thông tin về độ lớn biên độ phản ánh
tính chất âm học của môi trường, thứ hai là vị trí tạo tín hiệu đo được thời gian đi và
về của tín hiệu. Các thông tin này được sử lý và tạo thành hình ảnh trên màn hình.
2.4.2 Các hình thức thể hiện
Kiểu A (Amplitude mode)

Trung

Tín hiệu hồi âm được thể hiện bằng xung hình gai trên dao động ký. Qua hệ thống
trục tung và trục hòanh, chiều cao của xung thể hiện độ lớn của biên độ tín hiệu hồi
âm, Học
vị trí xung
hiện Cần
khoảngThơ
cách @
từ đầu
đến mặt

hình này
tâm
LiệuthểĐH
Tàidòliệu
họcphản
tậphồi.vàLoại
nghiên
cứu
thường dùng trong đo đạc vì có độ chính xác cao như: nghiên cứu về vị trí của liên
báng cầu bằng siêu âm não. Lợi ích của siêu âm kiểu A cho phép phát hiện những
cấu trúc dịch bình thường hoặc bệnh lý trong một tổ chức. Những cấu trúc dịch này
không có âm vang (hồi âm).
Kiểu B (Brightnes mode)
Kiểu này rất thông dụng trong Y khoa, còn gọi là phương pháp siêu âm hai chiều.
Tín hiệu hồi âm được thể hiện bởi những chấm sáng, độ sáng các chấm này thể hiện
biên độ của tín hiệu hồi âm, vị trí chấm sáng thể hiện khoảng cách đầu dò đến mặt
phản hồi. Thực hiện siêu âm kiểu B bằng cách xê xích trục đầu dò tương ứng với
từng lần phát sóng. Vị trí mỗi điểm hiện sáng trên màn hình phụ thuộc đồng thời
vào thời điểm và vị trí của trục một loạt siêu âm.
Kiểu chuyển động theo thời gian TM (Time motion)
Dùng để thể hiện sự chuyển động cùng phương với tia siêu âm của các vật thể theo
thời gian bằng cách thể hiện hình ảnh kiểu B với tốc độ quét khác nhau. Kết quả
nếu là nguồn hồi âm đứng thì tạo ra đường thẳng ngang qua màn hình, còn nếu mặt
phản hồi chuyền động thì sẽ tạo ra đường cong phản ánh sự chuyển động của mặt
phản hồi. Kiểu này dùng để khảo sát tim và van tim thai.
5


Luận văn tốt nghiệp


Trịnh Tố Nga

2.4.3 Độ phân giải của ảnh
Độ nét và các chi tiết trong ảnh phụ thuộc vào khả năng phân giải của hệ thống ghi
hình. Độ phân giải được thực hiện bởi khoảng cách tối thiểu ngăn cách giữa hai
điểm đích để ảnh phân biệt rõ. Giới hạn phân giải của hệ thống ghi hình được xác
định bởi độ dài của bước sóng. Nếu độ dài của bước sóng giảm thì tần số tăng lên
theo công thức ‫ =ﮑ‬C/f. Vậy khả năng phân giải ảnh tăng lên theo tần số. Như vậy
việc sử dụng đầu dò tần số cao sẽ bị hạn chế khi thăm dò các cơ quan bề mặt. Thăm
dò cơ quan dưới sâu cần đầu dò tần số thấp
λ:bước sóng (m)
f:tần số (Hz)
c:tốc độ truyền âm trong môi trường (m/s)
2.5 Thiết bị ghi hình bằng siêu âm
2.5.1 Đầu dò
Dựa vào hiệu ứng áp điện do hai nhà bác học Pierre và Marie Curie tìm ra năm
Trung tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1880 trên tinh thể Tourmaline, sau đó người ta phát hiện hiệu ứng này cũng xảy ra
trên tinh thể thạch anh và nhiều loại gốm sứ khác.

Cấu tạo đầu dò gồm tinh thể thạch anh được nối với hai cực dòng điện của máy đặt
trong buồng nhựa có chứa môi trường hổ trợ nhằm định hướng nguồn siêu âm phát
ra. Cứ sau mỗi lần chuỗi xung cao tần phát ra, đầu dò lại làm nhiệm vụ tiếp nhận
sóng hồi âm. Độ lập lại của chuỗi xung phụ thuộc vào độ sâu tối đa cần chẩn đoán.
Bề dày của tinh thể thạch anh sẽ quyết định độ sâu của đầu dò, bề dầy 1mm tương
ứng với tần số 2mHz.
2.5.2 Các loại đầu dò
Linear Array
Ứng dụng: khảo sát vùng bụng, sản khoa, tuyến giáp, các hạch gần bề mặt….

Hạn chế: đầu dò thẳng có kích thước tương đối lớn, độ phân giải theo chiều dọc
cũng như chiều ngang khác nhau, dễ bị nhiễu mạch.
Curvex
Ứng dụng khảo sát vùng bụng, vùng chậu, ngã ba vùng chậu.

6


Luận văn tốt nghiệp

Trịnh Tố Nga

Ưu điểm: đầu dò được quét theo hình rẽ quạt với bề mặt tiếp xúc nhỏ hơn đầu dò
Linear, có dạng cong lên có khả năng áp vào nhiều vùng cơ thể.
Phased Array
Khảo sát tim gan, lách qua khe liên sườn
Ứng dụng đặc biệt nội soi qua thực quản, thành bụng, niệu.
Annular Array
Siêu âm tim, nội tổng quát, sản khoa.
Các ứng dụng đặc biệt: đầu dò nội tạng qua âm đạo.
Lựa chọn đầu dò

Trung

Lựa chọn đầu dò thích hợp với chẩn đoán lâm sàng không chỉ dực vào độ phân giải
mà còn tùy thuộc vào khảng cách giữa vật cần khảo sát với đầu dò vì khi tần số
tăng, độ xuyên thấu sẽ giảm (Christoper R, B. Merrit, M. D, 2004). Nhìn chung nên
chọn tần số sao nhất mà sóng tới được khảo sát: đối với mạch máu nông và các cơ
quan như: tuyến giáp, vú, tinh hòan, chi nằm dưới da từ 1- 3 cm, thường dùng tần số
7,5-10mHz. Đối với cơ quan vùng bụng vùng chậu nằm sâu từ 12- 15cm dưới da,

tâm
Liệu
Cần
Tài
liệu G.
học
tập và
cứu
cần Học
phải dùng
tần ĐH
số 2,253,5Thơ
mHz.@
Theo
Thomas
Nyland,
Johnnghiên
S. Matton,
1995. Đối với chó thể trạng nhỏ (<10kg) và mèo có thể dùng đầu dò 7,5 – 10mHz).
Chó có vóc dáng trung bình sử dụng đầu dò 5mHz và đầu dò 3mHz đối với những
chó lớn hơn.
Thiết bị xuất: Màn hình, máy thu nhiệt, phim Polaroid, thu video.

Li ne ar

Co n v e x

Hình 2.1 Các loại đầu dò nguồn( )

7



Luận văn tốt nghiệp

Trịnh Tố Nga

2.6 Các thuật ngữ mô tả hình ảnh siêu âm
Hình bờ có thể là liên bề mặt giới hạn giữa hai môi truờng có cấu trúc âm khác
nhau: gan và thận phải, lách và thận trái, khối u đặc với nhu mô bình thường. Có thể
giới hạn một cấu trúc lỏng bình thường hoặc bệnh.
Hình cấu trúc: cấu trúc lỏng có bên trong (túi mật, nang, bàng quang): hình ảnh là
cấu trúc đồng nhất, tạo thành vùng rỗng âm, mặc dù tăng độ khuếch đại lên cao, có
đậm âm thành sau.
Hồi âm dày (echo dày): có mật độ và độ âm tăng so với nhu mô bình thường phát
âm mạnh giảm âm nhẹ phía sau. Ví dụ xương, sạn tiết niệu, nốt vôi hóa trong gan…
Hồi âm kém (echo kém): khi độ cản âm càng lớn, năng lượng chùm tia siêu âm
giảm đi nhanh chóng và phần sâu sẽ được nhận ít hơn dẫn đến hiện tượng giảm âm.
Nghĩa là mức độ xám của cấu trúc giảm so với độ hồi âm của cấu trúc nền xung
quanh. Thường gặp ở các bệnh lý như u gan, polyp ruột.

Trung

Không có hồi âm (echo trống): mô tả cấu trúc không tạo được sóng phản hồi (có
sóngHọc
phản xạ
và tánĐH
xạ), tương
trên@
thang
xám thì

những
này có độ
tâm
Liệu
Cần ứng
Thơ
Tàiđộliệu
học
tậpcấu
vàtrúc
nghiên
cứu
xám rất thấp, thậm chí hiển thị màu đen, phần lớn mô dịch trong cơ thể (máu, dịch
mật sinh lý, nước tiểu… điều có đặc tính này). Các bệnh lý thường gặp như áp – xe
gan, nang gan, nang thận, tích mủ tử cung…
Đồng âm: mô tả cấu trúc có độ hồi âm ngang bằng với độ hồi âm cấu trúc nền xung
quanh hoặc hai cấu trúc khác nhau có cùng độ hồi âm.
Hồi âm hổn hợp (echo hổn hợp) mô tả một vài cấu trúc mô vừa đặc vừa dịch xen
kẽ lẫn nhau. Ví dụ túi thai, áp- xe gan trong giai đoạn hoại tử
Nhu mô (gan, lách, thận): hình ảnh là cấu trúc âm đồng nhất là những âm vang nhỏ
được phân phối đều trong tổ chức.
Hiện tượng tăng cường âm: khi qua môi trường có độ hồi âm thấp hoặc trống thì
phần sâu sẽ nhận nhiều tín hiệu siêu âm hơn xung quanh, dẫn đến hiện tượng tăng
âm là một dãy sáng trắng hẳn lên ngay trên cấu trúc. Ví dụ thành dưới bàng quang
sáng lên khi sóng âm xuyên qua môi trường bàng quang chứa đầy nước tiểu.
Hiện tượng bóng lưng: do sự phản xạ mạnh phần phía sau sẽ không nhận được
tính hiệu siêu âm mới, vì thế biểu hiện thành dãy xám tối hơn môi trường xung
quanh ngay phía sau cấu trúc. (J.Taboury, Nguyễn Trung Hưng biên dịch, 2004)
8



Luận văn tốt nghiệp

Trịnh Tố Nga

Hình 2.2 Echo trống (bàng quang)

Hình 2.3 Đồng hồi âm ở nhu mô gan

nguồn (Janbet, sách Adbominal ultrasound – 2000)

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 2.4 Khối echo dày do sạn mật
có bóng lưng đen phía sau

Hình 2.5 Echo dày (xương thai)
(nguồn bệnh xá Thú y, ĐHCT )

Hình 2.6 Khối echo kém ở gan
trong bệnh u gan

Hình 2.7 Echo hổn hợp
(nguồn bệnh viện 30-4, tp Cần Thơ )

nguồn (Janbet, sách Adbominal ultrasound – 2000)

2.7 Tác dụng của siêu âm
Siêu âm sử dụng trong chẩn đoán không có hại gì, kể cả những tế bào non cụ thể là:
đối với tế bào non, khi phát một nguồn siêu âm qua não chó có cường độ 2 w/cm2,
tần số 2mHz qua não chó. Sau 5-9 giờ khảo sát cholesterol lại không thấy tổn

thương. Đối với cơ quan sinh dục: phát một nguồn siêu âm có tần số 0,8mhz chiếu
nhiều cholesterol lần vào cơ quan sinh dục chó trong chu kì động dục, sau 15 phút
9


Luận văn tốt nghiệp

Trịnh Tố Nga

không xảy ra thay đổi. Đối với bào thai sử dụng sóng có cường độ 40nw/cm2, tần số
2,4mHz chiếu vào chuột nhiều lần trong quá trình mang thai nhưng thai không bị
biến dạng, tỷ lệ chết sau khi sinh không tăng so với lô đối chứng. Đối với máu sử
dụng nguồn siêu âm liên tục cường độ 12mw/cm2 tác động lên hồng cầu có đánh
dấu Chrom 51. Ta nhận thấy hồng cầu không thay đổi gì so với nhóm đối chứng.
Tuy nhiên, nên sử dụng thời gian siêu âm vừa đủ để ghi nhận những thông tin cần
thiết.
2.8 Ưu điểm của siêu âm
Về căn bản vai trò của máy siêu âm cũng giống như máy chụp cắt lớp CT, MRI.
Tuy nhiên, máy siêu âm có những ba ưu điểm riêng. Ưu điểm đầu tiên là tính nhỏ
gọn, dễ và thuận tiện trong thao tác, do đó người sử dụng dễ dàng di chuyển và tùy
ý lựa chọn điểm ngắm tùy theo đặc điểm khám chữa bệnh. Ưu điểm thứ hai là máy
siêu âm cung cấp hình ảnh thời gian thực tại các vị trí và điểm ngắm do người sử
dụng điều khiển. Ưu điểm thứ ba là giá của máy siêu âm không quá đắt tiền, dễ
trang bị tại các đơn vị khám chữa bệnh nhỏ không có sức mạnh tài chính khổng
lồ.()

Trung tâm
Học Liệu
Cần
@kếtTài

học tập và nghiên cứu
2.9 Những
sai lầmĐH
thường
gặpThơ
khi đọc
quảliệu
siêu âm
Siêu âm không bao giờ sai, chỉ có người đọc siêu âm sai. Những sai lầm trong trong
chẩn đoán siêu âm có thể nằm trong ba nguyên nhân sau: chọn sai đầu dò khi kiểm
tra từng bộ phận khác nhau, khả năng phân tích hình ảnh của máy, bệnh chưa thể
hiện rõ trên hình ảnh siêu âm.
2.10 Cơ Thể Học - Chức Năng Các Nội Quang Được Khảo Sát Trong ổ Bụng
2.10.1 Gan
Left lobe: thùy trái
Left medial lobe: thùy trung trái
Right medial lobe: thùy trung phải
Right lobe: thùy phải
Hepatic vv: tĩnh mạc gan
Caudate lobe: thùy đuôi
Postcava: tĩnh mạch chủ dưới
Coronary lig: dây chằn vành

Hình 2.10 Giải phẩu học gan chó (nguồn Malcolm E. Miller,1992)

10


Luận văn tốt nghiệp


Trịnh Tố Nga

Vị trí - chức năng
1.Vị trí
Gan chiếm hầu toàn bộ vùng hạn xườn phải và phần lớn vùng thượng vị, nằm sát
ngay bên dưới cơ hòanh phải, mặt sườn phải phủ gần hết gan phải và một phần gan
trái, phần còn lại của gan trái trải dài dưới mũi ức vài cm.
2. Các mặt cắt của gan
Mặt hòanh (mặt trên) áp sát ngay bên dưới cơ hòanh dạng hình vòm, bề mặt gan
được bao phủ bởi lá phúc mạc tạng, ở phần sau – trên lá phúc mạc tạng gấp lại theo
hướng ngang để tiếp tục phủ mặt dưới cơ hòanh, phần gấp này tạo dây chằn vành
đính gan vào phần sau cơ hòanh.
Mặt trên gan tương đối phẳn áp sát một phần dưới vòm hòanh và thành bụng trước,
trên mặt trước ghi nhận rãnh do dây chằn liềm và rãnh này kéo dài ra phía trước đến
tận bờ gan là nơi mà dây chằn tròn chạy từ rốn lên trên và tiếp tục đi vào trong nhu
mô gan đến tiếp nối với nhánh tĩnh mạch cửa, dây chằn tròn là di tích tĩnh mạch rốn
trái nối thông với tĩnh mạch cửa trái trong thời kỳ bào thai.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3. Chức năng gan.(Phan Thị Thu Anh, 2002)
Gan là cơ quan đảm trách rất nhiều chức năng thiết yếu của cơ thể: chuyển hóa
đường,chuyển hóa mỡ, chuyển hóa protein, khử độc tố, chuyển hóa bilirubin sản
xuất và bài tiết mật, định lượng các enzym trong máu: tế bào gan là nơi xảy ra nhiều
quá trình chuyển hóa nên hiện diện trong nó nhiều chất xúc tác khác nhau đó là
những enzym đại diện trong nhóm này là Ast (Sgot), Alt (Sgpt), akalin Photphatase.
Các Bệnh Lý Trên Gan – Mật. (Nguyễn Khánh Trạch, 2002)
1. Xơ gan
Khái niệm: xơ gan là tổn thương mãn tính tiến triển phối hợp giữa nhu mô và chất
điệm, kèm theo tế bào gan có rối loạn biến dưỡng, tái tạo hạt tổ chức liên kết phát
triển lan toả gây chèn ép các hệ thống mạch máu trong gan.

Xơ gan là hậu quả của các quá trình phản ứng và sữa chữa trong những bệnh gan
khác nhau: abces, hoại tử, u hạt, viêm do kí sinh trùng hoặc do nấm (Tạ Long biên
dịch, 1975).

11


Luận văn tốt nghiệp

Trịnh Tố Nga

Tiến trình tạo thành xơ gan
Khi bất cứ một nguyên nhân nào tấn công tế bào gan, làm cho nó bị tổn thương, có
thể gây hiện tượng thủng đục hoặc thóai hóa mỡ và cuối cùng đưa đến hoại tử tế
bào, kích thích hoạt động của các tế bào xơ, làm gia tăng sự tạo thành các nguyên
bào sợi kể cả tế bào sợi cơ (Myofibroblast) có tạo thành vùng tế bào gan bị tổn
thương, đồng thời kích thích tạo thành colagen từ các sợi tiền colagen. Ở khoảng
cửa, mô liên kết tăng sinh tạo thành các vách ngăn màng nhện, nối khoảng cửa và
vùng trung tâm tiểu thùy, cuối cùng tạo thành các sợi xơ không phục hồi. Các tiểu
mật quản cũng phản ứng tăng sinh các sợi liên kết các sợi colagen và xơ tạo thành
các vách ngăn chia cắt nhu mô gan bình thường, làm phá vỡ và đảo lộn các tiểu
thùy gan, các tiểu thùy gan bị cô lập và bị bóp nghẹt, kích thích sản xuất các tế bào
gan tân tạo không có chức năng tiểu thùy gan bình thường. Sự thu rút các sợi
colagen và sợi liên kết làm bóp nghẹt mạch máu, các mạch máu bị xoắn lại gây tăng
áp lực hệ thống tĩnh mạch cửa. Đồng thời làm phì đại và xơ hóa nội mạc mao mạch,
về sau các nhu mô gan càng bị thiếu máu càng thúc đẩy tiến trình tổn thương và
hoại tử các nhu mô còn lại. Sự phân bố và cấu tạo vách ngăn, cũng như thành lập
các nốt tân tạo thay đổi tùy theo nguyên nhân.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Triệu chứng: Bệnh cảnh lâm sàn thay đổi tùy theo mức độ và nguyên nhân xơ gan.
Lúc đầu âm thầm kín đáo nghèo nàn về sau ảnh hưởng lên nhiều cơ quan qua hội
chứng suy gan.
2. Áp - xe gan
Khái niệm: là tình trạng viêm nhiễm trùng mưng mủ xảy ra ở gan bao gồm nhu mô
và hệ thống đường mật trong gan. Nguyên nhân chủ yếu là do amip và vi trùng sinh
mủ.
Đường xâm nhập của tác nhân gây bệnh qua 5 ngã: qua đường tĩnh mạch cửa và
đường bạch mạch. Qua nhiễm trùng huyết của một ổ nhiễm trùng trong cơ thể, vi
trùng đến gan qua động mạch gan, nhiễm trùng đường mật do sự tắc nghẽn đường
mật, thường do sự di chuyển ngược dòng của kí sinh trùng. Đường tiếp cận: dạ dày
thủng gây viêm áp - xe dính và lan vào gan. Do chấn thương các vết thương hở, bội
nhiễm thứ phát.
Triệu chứng: Sốt xảy ra đột ngột, sốt cao, nôn, ói, thiếu máu. Ấn vào hạ sườn phải
rất đau, điểm đau khu trú từ đỉnh xương mỏm kiếm hướng qua phải đi xuống sườn
thứ 12.

12


Luận văn tốt nghiệp

Trịnh Tố Nga

3. Gan nhiễm mỡ.
Khái niệm: là khi lượng mở gan lớn hơn 5% trọng lượng của gan và trong tế bào
gan chứa không bào mỡ.
Cơ chế gan nhiễm mỡ: thức ăn quá nhiều dầu mở hoặc acid béo, nhất là mỡ động
vật quá bão hòa, hoặc tăng sự phân phối mỡ đến tế bào gan. Tăng sự tổng hợp acid
béo ở ty lạp thể hoặc giảm quá trình oxy hóa mỡ ở tế bào gan. Cả hai yếu tố này làm

tăng sản xuất Triglycerid. Do sự tăng vận chuyển thức ăn có nguồn gốc tinh bột đến
gan quá nhiều, sau đó hiện tượng đường phân ở gan làm gia tăng acid béo ở gan.
Triệu chứng: bệnh rất nghèo nàn triệu chứng, chủ yếu xem thể trạng con thú mập
lười vận động kèm theo các biểu hiện sau: vàng da ứ mật, gan thường lớn vừa phải,
gan mềm, không đau chỉ tức nhẹ khi ấn.
4 Ung thư gan
Khái niệm: là thuật ngữ chỉ sự phát sinh và phát triển của khối u ác tính trên gan
bình thường hay gan bệnh lý có sẵn.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Do thức ăn có độc tố: thường là độc tố của nấm, vi khuẩn. Độc chất có sẳn trong
môi trường như: dioxin, các chất thải trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp
Do nhiễm trùng sau viêm gan do virus.
Triệu chứng: ít được phát hiện ở giai đoạn sớm vì nghèo nàn về triệu chứng và dễ
nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm dạ dày, viêm túi mật, viêm gan...Bệnh cho
phép phát hiện trên siêu âm hiệu quả từ 80- 90%. (Hòang Trọng Thảng, 2006)
5. Sạn mật
Nguyên nhân sinh sạn mật chủ yếu do sự thay đổi của tỉ lệ muối mật/cholesterol
giảm,tỉ lệ phospholipid so với cholesterol giảm có hiện tượng kết tủa mật và sinh
sạn. Khi có sự bảo hòa của cholesterol thì cholesterol bị kết tủa tạo thành sạn. Sự
bảo hòa đó là do tế bào gan tiết ra quá nhiều cholesterol so với bài tiết muối mật và
lectin. Hoặc cholesterol vẫn được bài tiết bình thường nhưng lượng muối mật và
lectin được bài tiết ít đi. Do quá trình viêm nhiễm khuẩn, các men của vi khuẩn sẽ
biến bilirubin thành bilirubinat dễ kết tủa. Nếu tế bào gan sản xuất men glucuronyl
giảm sẽ dẫn đến hình thành các tổ chức kém hòa tan của bilirubin, do đó bilirubin
dễ kết tủa và tạo sạn.

13



Luận văn tốt nghiệp

Trịnh Tố Nga

Triệu chứng: Điển hình đau quặn dữ dội, sốt, hòang đản, rối loạn tiêu hóa. Thể
không điển hình: đau bụng dữ dội nhưng không có hòang đản, hội chứng tắc mật có
hoặc không rõ ràng.
Lứa tuổi dễ mắc bệnh: thường gặp ở những chó già hoặc chó có tiền sử bệnh gan,
bệnh loét dạ dày tá tràng dẫn đến viêm đường mật.
2.10.2 Thận
* Vị Trí Giải Phẩu Học Của Thận
L.kidney: thận trái
Suspensory: dây chằn
Ovarion: buồng trứng
Ureter: niệu quản
Colon: kết tràng
Bladder: bàng quang
Uterus: tử cung
Adrenal gland: tuyến
thượng thận

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2.11 giải phẩu học hệ tiết niệu chó cái (nguồn Malcolm E. Miller, sách Anatomy of
dog 1992)

Theo Malcolm E. Miller thận là một thể rắn chắc gồm hai quả hình hạt đậu có màu
nâu đỏ, bọc trong một màn trong suốt. Thận nằm sát sau thành bụng, dọc hai bên
cột sống ở dưới vùng hông. Xung quanh thận là đám mỡ quanh thận bao phủ. Phía
ngoài là đám mỡ quanh thận có lá cân quanh thận bao bọc.

Khối lượng thận chó có trọng lượng 12kg là 15g. kích thước: 5.5cm, rộng 3.5cm,
dày 2.5cm.( www.Win.com.uk)
Thận nằm trong ổ thận, ổ thận được cấu tạo do lá cân quanh thận tạo thành, phía
trên lá cân này được dính chặt vào cơ hòanh. Phía dưới lá trước và lá sau dính với
nhau cách lỏng lẻo. Do đó, khi trương lực cơ dưới và xung quanh bụng bị giảm thì
14


Luận văn tốt nghiệp

Trịnh Tố Nga

thận dễ bị xa xuống thấp hơn bình thường. Thận trái nằm ở các đốt thắt lưng 2,3,4
sát động mạch chủ sau và ở cạnh trong. Mặt trước thân trái liên quan đến bốn cơ
quan: lách- đuôi tụy- mặt sau dạ dày- kết tràng xuống. Thận phải nằm về phía phải
và ở phía trước hơn so với thận trái, nằm sát – ngang với ba đốt thắt lưng đầu tiên.
Tĩnh mạch chủ sau chạy sát phía trong thận này. Mặt trước thận phải liên quan đến
sáu cơ quan: đoạn tá tràng hướng hạ - đầu tụy - túi mật - manh tràng - kết tràng trên.
* Chức năng thận
Theo Nguyễn Ngọc Lanh, 2002.Thận có chức năng đào thải khỏi cơ thể nhiều chất
để nồng độ của chúng khỏi tăng lên trong huyết tương (chức năng ngoại tiết), đồng
thời thận sản xuất một số hoạt chất đưa vào máu (chức năng nội tiết) duy trì số
lượng hồng cầu và huyết áp.
Chức năng nội tiết: Tiết renin: duy trì và ổn định huyết áp. Tiết erythroprotein: duy
trì số lượng hồng cầu.
Chức năng ngoại tiết: gồm lọc, bài tiết và hấp thu.

Trung tâm
Liệu
ĐH

Thơ
@ thải
Tàicácliệu
tậpsảnvàphẩm
nghiên
cứu
Lọc Học
quá trình
này xảy
ra ởCần
cầu thận
để đào
chấthọc
độc, các
thừa, các
sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể. Bài tiết và hấp thu
thực hiện ở ống thận. Bài tiết: H+, K+, Nh+4….và tái hấp thu: trả về huyết tương
nhiều chất cần thiết cho cơ thể trước đó bị thoát ra từ cầu thận lẫn vào các chất đào
thải. Những chất được hấp thu toàn bộ như: acid amin, glucose…Có những chất chỉ
cần đào thải một lượng nhất định, nhưng quá trình lọc đã đưa quá nhiều qua ống
thận, do vậy cần tái hấp thu một phần ở ống lượn gần, ống lượn xa và ống góp có sự
tái hấp thu bổ sung dưới sự điều chỉnh của hormon (Adh, Aldoteron).
Một số bệnh thường gặp trên hệ thận – niệu ( Nguyễn Bữu Triều, 1998)
1. Sạn thận
Nguyên nhân
Do sự bão hòa của nước tiểu với các thành phần tạo sạn và sự thiếu hụt các thành
phần ức chế tạo sạn.
Triệu chứng
Thường kèm theo các triệu chứng đặc hiệu: Cơn đau kịch phát bên vùng hông , lan
xuống vùng bẹn, buồn nôn, tiểu ra máu có khi lẫn mủ, vô niệu. Trên màn hình siêu

âm bề mặt phản âm rất mạnh tạo độ hồi âm sáng, điều này được giải thích do sự
khác biệt độ trở âm môi trường vật chất cấu thành sạn với môi trường chung quanh.
15


Luận văn tốt nghiệp

Trịnh Tố Nga

Hình ảnh bóng lưng phía sau sạn cũng tạo nên sự khác biệt về tính chất âm học (độ
trở kháng âm, vận tốc truyền âm, đặc tính hút âm…) của sạn so với môi trường
chung quanh. (Nguyễn Phước Bảo Quân, 2002)
2. Suy thận
3. Thận ứ nước
2.10.3 Bàng quang
Bàng quang là cơ quan dễ thay đổi về hình dạng và kích thước tùy thuộc vào lượng
nước tiểu mà nó đang chứa. Khi bàng quang xẹp thành bàng quang tạo nên những
nếp gấp đều này làm cho bàng quang dày lên, khi bàng quang căng đầy dịch thì các
nếp gấp biến mất, thành bàng quang mỏng lại. Bàng quang nằm trong xoang chậu,
phía trên là thành bụng phía sau dưới là cơ quan sinh dục.
Chức năng bàng quang nhận nước tiểu theo ống dẫn tiểu trên thận đổ xuống theo
ống dẫn tiểu, chứa nước tiểu tại đó theo ống dẫn tiểu trước khi ra ngoài.

Trung

Niệu đạo là ống cơ được lót bởi lớp niêm mạc chức năng dẫn nước tiểu từ thận
xuống bàng quang ra lổ thoát tiểu ở cơ quan sinh dục. Bình thường, trên hình ảnh
tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
siêu âm không thấy ống dẫn niệu, khi tích nước tiểu trong lòng ống thì hình siêu âm

sẽ hiện rõ vệt màu đen có bờ rõ ràng
Một Số Bệnh Trên Bàng Quang Thường Gặp
1. Sạn bàng quang
Nguyên nhân :
Chủ yếu là do hiện tượng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang. Do quá trình viêm
nhiễm đường tiết niệu gây bong tróc những lớp thượng bì. Nó trở thành nguyên
nhân tạo sạn, hoặc do dinh dưỡng trong khẩu phần có quá nhiều phospho, canxi,
protein động vật….Do di truyền, đặc biệt đối với giống chó Dimatitan, 80% trường
hợp sạn Urat xảy ra ở giống chó này (Wendy c.brooks, 2004).
Triệu chứng
Với các triệu chứng đặc trưng sau: tiểu gắt, tiểu đau đớn, bí tiểu, tiểu lắt ngắt nhiều
lần. Trong nước tiểu có máu lợn cợn, có sắc tố hồng cầu hoặc có màn nhầy.Một vài
trường hợp có máu tươi nhỏ giọt sau mỗi lần đi tiểu, thú tỏ ra căng thẳng, tình trạng
tiểu không còn kiểm soát được. Sờ nắn vùng bàng quang thấy căn cứng, đau vùng bụng
dưới.
2. Viêm bàng quang
16


Luận văn tốt nghiệp

Trịnh Tố Nga

2.10.4 Cơ quan sinh dục cái
Vị trí giải phẩu học Theo Malcolm E. Miller,1992. Buồng trứng (noãn sào) hình
hạt đậu nằm hai bên xoang bụng, kích thước đối với chó nặng khoảng 12.5kg là dài
1.5cm, rộng 0.7cm, sâu 0.5cm. Kích thước buồng trứng thay đổi tùy theo trọng
lượng cơ thể. Chó có tầm vóc lớn thì buồng trứng lớn hơn chó có tầm vóc nhỏ
nhưng sự sai khác không quá 0.2cm. Cực trước của buồng trứng tiếp xúc với vòi
Fallop, cực sau dính với sừng tử cung bằng dây tròn gọi là dây chằn noãn. Buồng

trứng bên phải nằm về phía trước so với buồng trứng bên trái và nằm ở đốt hông thứ
3-4. Buồng trứng bên trái nằm ở đốt sống hông thứ 4 – 5.
Tử cung: là một ống cơ rỗng, nằm phần lớn trong xoang bụng, phần sau nằm trong
xoang chậu và được chia làm 3 phần:
Sừng tử cung: gồm hai sừng tiếp nối với ống dẫn trứng phía trước và thân tử cung
phía sau. Sừng tử cung nằm hòan toàn trong xoang bụng, sừng bên phải thường dài
hơn bên trái.

Trung

Thân tử cung: nằm trong xoang bụng và xoang chậu. Mặt trên giáp với trực tràng,
mặt dưới giáp với bàng quang. Cổ tử cung: là phần thu hẹp phía sau tử cung nối với
tâm
HọcTửLiệu
ĐHvào
Cần
Thơ
học chậu
tập bằng
và nghiên
cứu
cung dính
vùng
hông@
và Tài
thành liệu
của xoang
hai nếp của
âm đạo.
phúc mạc gọi là dây rộng, kích thước của tử cung rất thay đổi tùy thuộc vào tầm vóc

chó và số lần đẻ. Tình trạng bệnh lý sinh sản thường gặp chó có thai hay không
(Matton and Nyland,1995).
2.11 Kỹ Thuật Siêu Âm - Mô Tả Các Hình Ảnh Siêu Âm Bình Thường.
2.11.1 Gan
Khảo sát hình dạng chủ mô gan tạo cho người khám ấn tượng đồng nhất trên toàn
bộ nhu mô, nếu so sánh trên thang độ sáng độ hồi âm thì độ hồi âm các tạng được
xếp theo thứ tự xoang thận > tụy > lách > gan > vỏ thận > tủy thận. Mẫu hồi âm
của chủ mô gan được hình thành từ những hồi âm lốm đốm trên màn hình, tạo thành
mẫu hồi âm đồng nhất. Tuy vậy, trên nền đồng nhất này sẽ kèm theo những hồi âm
mạnh của cấu trúc ống như: tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch gan. Thành của tĩnh mạch cửa
phản hồi âm khá mạnh tạo nên sự tương phản với nhu mô gan xung quanh.
Đường bờ gan là đường hồi âm tương đối sáng, do gan được bao bọc bởi lớp bao xơ
Glisson có đặc tính phản hồi âm mạnh. Đường bờ gan trên hình ảnh siêu âm mỏng
như sợi chỉ, sáng trắng uốn lượn theo hình dạng bên ngoài của gan.

17


×