Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

XÁC ĐỊNH các LOÀI VI KHUẨN gây VIÊM ĐƯỜNG SINH dục ở CHÓ cái tại một số cơ sở THÚ y THUỘC THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.88 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ THU TRANG

XÁC ĐỊNH CÁC LOÀI VI KHUẨN GÂY VIÊM
ĐƯỜNG SINH DỤC Ở CHÓ CÁI TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ
THÚ Y THUỘC THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2009
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

XÁC ĐỊNH CÁC LOÀI VI KHUẨN GÂY VIÊM
ĐƯỜNG SINH DỤC Ở CHÓ CÁI TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ
THÚ Y THUỘC THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:



ThS. LÝ THỊ LIÊN KHAI

Nguyễn Thị Thu Trang
MSSV: 3042930
Lớp: Thú Y K30

Cần Thơ, 2009

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


Đề tài: Xác định các loài vi khuẩn gây viêm đường sinh dục ở chó cái
tại một số cơ sở Thú Y thuộc Thành Phố Cần Thơ do sinh viên Nguyễn Thị
Thu Trang lớp Thú Y Khóa 30 thực hiện tại phòng kiểm nghiệm vệ sinh thực
phẩm súc sản, Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng dụng,
Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 01/2009 đến tháng 20/04/2009.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009

Duyệt bộ môn

Duyệt giáo viên hướng dẫn


LƯU HƯU MÃNH

LÝ THỊ LIÊN KHAI

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

3


LỜI CẢM ƠN


Tôi x in bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến ba mẹ, người đã sinh thành dưỡng
dục, suốt đời hy sinh cho tương lai chúng con.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ, Bộ môn Thú
Y, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, cùng tất cả quý thầy cô đã tận tình
giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Lý Thị Liên Khai đã hết lòng hướng
dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học
tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành biết ơn thầy Nguyễn Văn Biện, cô Đồng Thị Thu, cùng tất cả
các anh chị đang công tác tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ, Trạm Thú
Y Quận Ninh Kiều, Phòng mạch Thú Y 30/4 đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cám ơn tất cả các anh chị phòng kiểm nghiệm vệ sinh thực phẩm súc sản, Bộ
môn Thú Y và các bạn cùng lớp Thú Y Khóa 30 đã chia sẽ cùng tôi những buồn vui
trong quá trình học tập cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.


Nguyễn Thị Thu Trang

4


MỤC LỤC
Trang tựa..................................................................................................................... i
Trang duyệt ................................................................................................................ii
Lời cảm tạ .................................................................................................................iii
Mục lục ..................................................................................................................... iv
Danh mục sơ đồ và bảng ........................................................................................... vi
Danh mục hình ......................................................................................................... vii
Tóm lược................................................................................................................. viii
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................... 2
2.1 Tình hình nghiên cứu các loài vi khuẩn gây viêm đường sinh dục của chó cái ở
nước ngoài và ở Việt Nam................................................................................... 2
2.1.1 Tình hình nghiên cứu các lòai vi khuẩn gây viêm đường sinh dục của chó
cái ở nước ngoài............................................................................................. 2
2.1.2 Tình hình nghiên cứu các loài vi khuẩn gây viêm đường sinh dục của chó cái
ở Việt Nam .................................................................................................... 3
2.2 Cấu trúc và chức năng cơ quan sinh dục cái.......................................................... 3
2.2.1 Buồng trứng (noãn sào)................................................................................... 4
2.2.2 Ống dẫn trứng (noãn quản) ............................................................................. 5
2.2.3 Tử cung .......................................................................................................... 5
2.2.4 Âm đạo ........................................................................................................... 7
2.2.5 Âm hộ............................................................................................................. 7
2.3 Tìm hiểu về các bệnh viêm đường sinh dục của chó cái........................................ 7
2.3.1 Viêm tử cung cấp tính..................................................................................... 7

2.3.2 Viêm mủ tử cung ............................................................................................ 8
2.3.3 Viêm âm đạo................................................................................................. 10
2.4 Các nguyên nhân gây viêm đường sinh dục ở chó cái ......................................... 11
2.4.1 Vi khuẩn Staphylococcus .............................................................................. 11

5


2.4.2 Vi khuẩn Streptococcus ................................................................................ 15
2.4.3 Vi khuẩn Escherichia coli............................................................................. 18
Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.......................... 20
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện.......................................................................... 20
3.2 Mẫu vật .............................................................................................................. 20
3.3 Phương tiện thí nghiệm....................................................................................... 20
3.3.1 Dụng cụ ........................................................................................................ 20
3.3.2 Môi trường.................................................................................................... 20
3.3.3 Hóa chất........................................................................................................ 21
3.4 Phương pháp thí nghiệm ..................................................................................... 21
3.4.1 Phương pháp chẩn đoán lâm sàng ................................................................. 21
3.4.2 Phương pháp nuôi cấy phân lập .................................................................... 21
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 29
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................ 30
4.1 Tỷ lệ viêm đường sinh dục ở chó cái tại một số cơ sở Thú Y thuộc Thành Phố
Cần Thơ ............................................................................................................ 30
4.2 Tỷ lệ viêm đường sinh dục ở chó cái theo giống ................................................. 30
4.3 Tỷ lệ viêm đường sinh dục ở chó cái theo tuổi.................................................... 32
4.4 Tần số xuất hiện các triệu chứng lâm sàng thường gặp trên chó cái bị bệnh viêm
đường sinh dục.................................................................................................. 33
4.5 Kết quả phân lập các loài vi khuẩn trên dịch viêm đường sinh dục của chó cái ... 35
4.6 Kết quả khảo sát tỷ lệ nhiễm ghép vi khuẩn trên tổng số mẫu phân tích.............. 36

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 37
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 37
5.2 Đề nghị............................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 38
PHỤ CHƯƠNG........................................................................................................ 40

6


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG


Sơ đồ

Trang

Sơ đồ 3.1 Qui trình nuôi cấy phân lập vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus . 28
Sơ đồ 3.2 Qui trình nuôi cấy phân lập vi khuẩn E. coli ......................................... 29
Bảng
Bảng 3.1 Định danh vi khuẩn Staphylococcus aureus bằng phản ứng sinh hóa ... 24
Bảng 3.2 Định danh vi khuẩn Streptococcus bằng phản ứng sinh hóa.................... 25
Bảng 3.3 Định danh vi khuẩn E. coli bằng phản ứng sinh hóa ............................... 26
Bảng 4.1 Tỷ lệ viêm đường sinh dục ở chó cái tại một số cơ sở Thú y thuộc Thành
Phố Cần Thơ ........................................................................................................ 30
Bảng 4.2 Tỷ lệ viêm đường sinh dục ở chó cái theo giống..................................... 31
Bảng 4.3 Tỷ lệ viêm đường sinh dục ở chó cái theo tuổi ....................................... 32
Bảng 4.4 Tần số xuất hiện các triệu chứng lâm sàng thường gặp trên chó cái bị bệnh
viêm đường sinh dục ............................................................................................. 33
Bảng 4.5 Kết quả phân lập các loài vi khuẩn trên dịch viêm đường sinh dục của chó
cái ......................................................................................................................... 35

Bảng 4.6 Tỷ lệ nhiễm ghép vi khuẩn trên tổng số mẫu phân tích .......................... 36

7


DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1 Cơ quan sinh dục của chó cái.................................................................... 4
Hình 3.1 Khuẩn lạc Staphylococcus aureus trên môi trường MSA ........................ 22
Hình 3.2 Khuẩn lạc Escherichia coli trên môi trường MC ..................................... 23
Hình 3.3 Phản ứng sinh hóa định danh vi khuẩn Escherichia coli.......................... 27
Hình 4.1 Dịch viêm trắng đục chảy ra ngoài âm hộ (viêm mủ tử cung thể hở) ....... 34
Hình 4.2 Âm hộ bình thường, không có dịch viêm chảy ra ngoài (viêm mủ tử cung
thể kín) ..................................................................................................................34
Hình 4.3 Tử cung tích mủ...................................................................................... 34

8


TÓM LƯỢC


Bệnh viêm đường sinh dục ở chó cái là một bệnh khá nguy hiểm ảnh hưởng đến
sức khỏe và khả năng sinh sản của vật nuôi. Nếu bệnh không được phát hiện và điều
trị kịp thời thì có thể dẫn đến thú chết. Một trong những nguyên nhân gây bệnh là do
vi khuẩn Escherichia coli, Staphylococcus spp., Streptococcus spp. Qua thời gian
khảo sát trên 401 con chó cái đến khám và điều trị tại một số cơ sở Thú Y thuộc
Thành Phố Cần Thơ có 25 con chó bị viêm đường sinh dục, chiếm tỷ lệ 6,23%.
Trong đó, chó thuộc giống ngoại (8,65%) cao hơn chó nội (3,63%) và tuổi không

phải là yếu tố quyết định bệnh viêm đường sinh dục ở chó cái. Các triệu chứng
lâm sàng thường gặp trên chó bị bệnh viêm đường sinh dục là tiểu nhiều, bụng
căng to, biếng ăn, uống nước nhiều và biểu hiện đặc trưng ở chó bị bệnh viêm
đường sinh dục thể hở là có dịch viêm chảy ra ngoài âm hộ. Tỷ lệ dương tính với
E. coli là 24%, Staphylococcus spp. là 28%, Streptococcus spp. là 28%. Nguyên
nhân gây viêm đường sinh dục không phải chỉ do nhiễm một loài vi khuẩn mà có
sự nhiễm ghép của hai hay ba loài vi khuẩn.

9


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống người dân ngày càng
được nâng cao về vật chất lẫn tinh thần. Do đó nhu cầu giải trí của con người cũng
ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Nuôi chó cảnh là một trong những thú giải
trí tao nhã đang được nhiều người lựa chọn. Bên cạnh đó, với bản chất thông minh,
nhanh nhẹn và khả năng khứu giác tốt, chó còn được nuôi và huấn luyện làm nhiệm
vụ an ninh quốc phòng. Đây là một trong những lý do làm gia tăng số lượng và
chủng loại chó đang được nuôi tại Việt Nam.
Cùng với sự gia tăng về số lượng và chủng loại thì sự gia tăng về bệnh tật ở
chó cũng đang là nỗi lo của nhiều người nuôi. Trong đó bệnh viêm đường sinh dục
ở chó cái là một trong những bệnh khá nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả
năng sinh sản của vật nuôi. Nếu bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời chó sẽ bị
nhiễm trùng huyết, nhiễm độc huyết, hôn mê và chết. Theo Quinn và ctv (1997),
một trong những nguyên nhân gây viêm đường sinh dục ở chó cái là do hệ vi khuẩn
ở ngoài môi trường, vi khuẩn ở âm hộ, vi khuẩn đường tiết niệu, như Staphylococus
spp., Streptococcus spp., E. coli gây ra.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự cho phép của Bộ môn Thú Y,
Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ chúng tôi

tiến hành thực hiện đề tài: "Xác định các loài vi khuẩn gây viêm đường sinh dục ở
chó cái tại một số cơ sở Thú Y thuộc Thành Phố Cần Thơ"
Mục tiêu của đề tài:
Xác định tỷ lệ viêm đường sinh dục ở chó cái tại một số cơ sở Thú Y thuộc
Thành Phố Cần Thơ.
Xác định các loài vi khuẩn gây viêm đường sinh dục ở chó cái tại một số cơ
sở Thú Y thuộc Thành Phố Cần Thơ.

10


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tình hình nghiên cứu các loài vi khuẩn gây viêm đường sinh dục của chó
cái ở nước ngoài và ở Việt Nam
2.1.1 Tình hình nghiên cứu các loài vi khuẩn gây viêm đường sinh dục của chó
cái ở nước ngoài
Năm 1975, Sandholm, Vasenius và Kivisto đã nghiên cứu về bệnh học của
bệnh viêm tử cung tích mủ ở chó và cho rằng Escherichia coli xuất hiện thường
xuyên nhất trong các trường hợp viêm tử cung tích mủ, ông đã tìm thấy vi khuẩn E.
coli trong dịch viêm của 85 con chó trên 100 con bị viêm tử cung tích mủ.
Trong nghiên cứu về vi sinh, miễn dịch học và các nội độc tố trong bệnh viêm
tử cung tích mủ ở chó của Borresen và Naess (1977), tỷ lệ nhiễm E. coli lả 86% (83
mẫu), và các loài vi khuẩn khác cũng được tìm thấy là Streptococcus, Klebsiella,
Proteus, Staphylococcus và Micrococcus.
Năm 1988, Stone, Littman, Robertson và Bovee nghiên cứu về sự rối loạn
chức năng thận trong bệnh viêm tử cung tích mủ ở chó, đã tìm thấy 26 mẫu có sự
hiện diện của vi khuẩn trong 27 trường hợp chó bị viêm tử cung tích mủ, E. coli
chiếm tỷ lệ 59% và ngoài ra còn tìm thấy những vi khuẩn khác như Staphylococcus,
Klebsiella, Pseudomonas, Seratia, Enterococcus and Streptococcus spp.

Năm 1991, Johnson đã báo cáo nguyên nhân gây viêm âm đạo mãn tính ở chó
cái tại các phòng mạch Thú Y thuộc Bắc Mỹ là do các loài vi khuẩn như:
Streptococcus spp., Staphylococcus spp., Bacillus spp., Proteus spp.. Ngoài ra ở
những chó khỏe mạnh các vi khuẩn như Klebsiella spp., Staphylococcus spp.,
Corynebacterium spp. và Proteus spp. cũng được phân lập.
Ở Ấn Độ, năm 1994, Gandotra, Singla, Kochhar, Chauhan và Dwivedi nghiên
cứu về vi khuẩn học trên chó bị bệnh viêm tử cung tích mủ, đã tìm thấy 38,47%
Staphylococcus aureus, 30,77% Staphylococcus spp., 20,07% Corynebacterium
spp. và 7,69% E. coli từ dịch viêm của chó.
Năm 1997, Fransson, Lagerstedt, Hellmen, Jonsson trong nghiên cứu tìm hiểu
về sinh lý máu, vi khuẩn học và nồng độ nội độc tố trong huyết tương trên chó bị

11


bệnh viêm tử cung tích mủ và những bệnh khác ở tử cung đã phân lập được vi
khuẩn E. coli từ 43 con chó trong 48 con bị viêm tử cung tích mủ.
Năm 2008, Coggan, Melville, Oliveira, Faustino, Moreno, Benites nghiên cứu
về vi sinh và bệnh tích của bệnh viêm tử cung tích mủ ở chó tại bệnh viện Thú Y,
thuộc khoa Thú Y, trường Đại học São Paulo, Bazil đã khảo sát trên 197 mẫu và có
kết quả phân lập các loại vi khuẩn như: E. coli (74,1%), Klebsiella pneumoniae
subsp. pneumoniae (3%), Citrobacter diversus (3%), Pseudomonas aeruginosa
(2%), Staphylococcus kloosii (2%), Salmonella spp. (2%), Proteus mirabilis (2%),
Streptococcus spp. (2%), Morganella morgani (1%), Klebsiella pneumoniae subsp.
azanae (1%), Staphylococcus schleiferi subsp. coagulans (1%), Staphylococcus
intermedius (1%), Staphylococcus epidermidis (1%), Streptococcus canis (1%), và
Corynebacterium jeikeium (1%).
2.1.2 Tình hình nghiên cứu các loài vi khuẩn gây viêm đường sinh dục của chó
cái ở Việt Nam
Năm 2007, Huỳnh Minh Trí nghiên cứu tình hình nhiễm Staphylococcus

aureus và E. coli trên chó bị bệnh viêm tử cung tại thành phố Cần Thơ cho thấy có
26 mẫu dương tính với Staphylococcus aureus chiếm tỷ lệ 65%, 13 mẫu dương tính
với E. coli chiếm tỷ lệ 32,5% và có sự nhiễm ghép giữa hai loài vi khuẩn này (20%).
Lê Văn Thọ, Lê Quang Thông, Huỳnh Thị Thanh Ngọc, Nguyễn Thị Huỳnh
Hoa và Phan Thị Kim Chi (2009), khảo sát bệnh viêm tử cung ở chó và kết quả
điều trị từ năm 2003-2008 tại Thành Phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương đã cho
rằng vi khuẩn phổ biến nhất trong dịch viêm là vi khuẩn E. coli chiếm tỷ lệ 61,76%
(105/170) và vi khuẩn Staphylococcus spp. chiếm tỷ lệ 10,59% (37/170).
2.2 Cấu trúc và chức năng cơ quan sinh dục cái.
Cơ quan sinh dục của thú cái gồm có: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm
đạo, âm hộ và tuyến vú (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003).

12


buồng trứng

Động mạch
buồng trứng

sừng tử cung

thân tử cung

ống dẫn tiểu

bàng quang

trực tràng


Hình 2.1 Cơ quan sinh dục của chó cái (www.vetmed.wsu.edu)

Về cấu trúc thành vách, mỗi phần của đường sinh dục có 4 lớp:
Lớp ngoài cùng là màng tương nối kết với màng phúc mạc của mặt trong
thành bụng.
Lớp cơ trơn gồm lớp cơ dọc và lớp cơ tròn.
Lớp dưới màng nhày chứa mạch máu, dây thần kinh và bạch huyết.
Lớp màng nhày lót mặt trong của đường sinh dục gồm 1 lớp tế bào biểu
mô có khả năng phân tiết. Lớp màng nhày và lớp dưới màng nhày được gọi là lớp
nội mạc (Trần Thị Dân, Dương Nguyên Khang, 2006).
2.2.1 Buồng trứng (noãn sào)
Ở chó, buồng trứng nhỏ, hình bầu dục, dài và dẹt. Mỗi noãn sào thường ở sau
hay tiếp xúc với cực sau của thận tương ứng. Kích thước của buồng trứng thay đổi
tùy theo trọng lượng cơ thể. Chó có tầm vóc lớn thì buồng trứng lớn hơn nhưng
chênh lệch không quá 0,2 cm (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003).
Cực trước của buồng trứng tiếp xúc với vòi Fallope, cực sau dính với sừng tử
cung bằng dây tròn gọi là dây chằng noãn. Buồng trứng bên phải nằm về trước so

13


với buồng trứng bên trái, khoảng đốt sống lưng 3-4. Buồng trứng bên trái nằm ở
đốt sống lưng 4-5.
Cắt ngang noãn sào ta thấy: ngoài cùng là miền vỏ, có nhiều noãn bào phát
triển ở những giai đoạn khác nhau; bên trong là miền tủy có chứa nhiều mạch máu
và dây thần kinh.
Noãn sẽ rụng khi chín và được phần loa kèn hứng lấy, chỗ noãn rụng sẽ biến
thành thể vàng có chức phận nội tiết, tiết ra hormone progesterone có tác dụng trong
việc biến đổi lớp niêm mạc của thành tử cung để đón nhận trứng thụ tinh và thể
vàng sẽ tồn tại trong suốt thời gian mang thai. Nếu trứng không thụ tinh, sau vài

tuần thể vàng sẽ biến đi, niêm mạc thành tử cung bị bong ra và được đẩy ra ngoài,
thể vàng biến thành thể trắng (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003).
Buồng trứng là tuyến sinh dục chính của thú cái, có chức năng dưỡng cho
trứng chín và tiết ra những hormone sinh dục có ảnh hưởng đến những đặc điểm
giới tính và chức năng của tử cung.
2.2.2 Ống dẫn trứng (noãn quản)
Ống dẫn trứng còn gọi là vòi Fallope, nhỏ, dài khoảng 5-8 cm, hơi cong bắt
đầu từ cạnh bên buồng trứng bởi một phần loe rộng gọi là loa kèn, ống dẫn trứng
thông với đầu sừng tử cung (Trần Thị Dân, Dương Nguyên Khang, 2006).
Loa kèn chiếm 1/2 chiều dài của ống dẫn trứng, đường kính tương đối lớn và
mặt trong có nhiều nếp gấp với tế bào biểu mô có lông nhỏ.
Chức năng cơ bản của ống dẫn trứng là vận chuyển noãn và tinh trùng đến nơi
thụ tinh trong ống dẫn trứng, tiết ra các chất để nuôi dưỡng noãn, duy trì sự sống và
gia tăng khả năng thụ tinh của tinh trùng, tiết ra các chất nuôi dưỡng phôi trong vài
ngày trước khi đi vào tử cung.
2.2.3 Tử cung
Tử cung là nơi thai phát triển, nằm trong xoang chậu, phía dưới trực tràng và
phía trên bóng đái. Tử cung thông với ống dẫn trứng về phía trước và âm đạo về
phía sau, gồm các phần sau:

14


Sừng tử cung: ở chó sừng tử cung dài 12-15 cm. Các sừng có đường kính
đồng đều và gần như thẳng. Từ thân chúng rẽ ra thành hình chữ V hướng về mỗi
bên thận.
Thân tử cung: có hình ống, phía trước thông với đầu sừng tử cung, phía sau
thông với âm đạo qua 1 eo hẹp gọi là cổ tử cung. Ở chó, thân tử cung dài khoảng
2-3 cm.
Cổ tử cung: là chỗ eo lại, ngăn cách cổ tử cung với âm đạo. Có tính chất cứng

rắn hơn các phần khác là do ở trong có các nếp xoắn nhô lên. Nhiệm vụ của cổ tử
cung là ngăn cản ngoại vật vào tử cung (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003).
Thành tử cung có cấu tạo gồm 3 lớp: nội mạc, cơ và vỏ ngoài.
Lớp vỏ ngoài với nửa trên là mô liên kết và phúc mạc, nửa dưới là mô liên kết
xơ.
Cơ tử cung: gồm nhiều lớp cơ trơn ngăn bởi mô liên kết, xếp theo 4 lớp không
phân định rõ rệt. Lớp trong cùng và lớp ngoài cùng chủ yếu gồm lớp cơ vòng dày,
lớp cơ dọc mỏng hơn, 2 lớp giữa có nhiều mạch máu lớn. Trong thời kỳ mang thai,
tử cung phát triển mạnh, tăng về số lượng nhờ phân chia các tế bào cơ trơn cũng
như sự trương to của từng tế bào cơ. Sau giai đoạn mang thai, 1 số tế bào cơ trơn bị
tiêu đi và các tế bào cơ khác giảm kích thước. Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc
tính co thắt, trương lực co càng cao khi có nhiều estrogen trong máu và trương lực
co giảm khi có nhiều progesterone trong máu (Trần Thị Dân, Dương Nguyên
Khang, 2006). Vai trò của cơ tử cung cũng góp phần cho sự di chuyển của tinh
trùng và của chất nhày trong tử cung, đồng thời đẩy thai ra ngoài khi sinh đẻ.
Nội mạc tử cung: gồm lớp biểu mô và lớp đệm. Lớp nội mạc tử cung có
nhiệm vụ tiết các chất vào lòng tử cung để giúp phôi phát triển và duy trì sự sống
của tinh trùng.
Chức năng quan trọng khác của tử cung là gây thoái hóa thể vàng nếu thú
không mang thai, nhờ vậy thú lên giống trở lại. Tuy nhiên, khi vật mang thai, nếu
tử cung bị viêm cấp tính do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử cung tiết nhiều
prostaglandine F2α gây phân hủy thể vàng ở buồng trứng và thú sẽ bị sảy thai do
thiếu progesterone.

15


2.2.4 Âm đạo
Có hình ống nối tiếp với tử cung, phía sau ngăn cách với âm hộ bởi tiền đình.
Âm đạo chó tương đối dài và hẹp ở phần trước, là nơi tiếp nhận dương vật con đực

khi giao phối và để cho thai ra ngoài khi đẻ (Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long,
Nguyễn Văn Thanh, 2002).
Thành âm đạo không có tuyến và gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là màng tổ chức
liên kết sợi; ở giữa là lớp cơ trơn mỏng hơn cơ tử cung, cơ vòng ở trong, cơ dọc ở
ngoài; trong cùng là lớp niêm mạc màu hồng nhạt, có nhiều nếp gấp dọc.
2.2.5 Âm hộ
Là phần sau cùng của cơ quan sinh dục cái, thông ra ngoài bởi một khe thẳng
đứng, nằm dưới hậu môn, được giới hạn bởi 2 mép dày ở 2 bên và chụm lại bằng
một chóp nhọn ở dưới. Lỗ thoát tiểu mở ra về phía trước của mép dưới. Ở thành
âm hộ có các tuyến nhờn (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003).
Ngoài ra, ở mép dưới cũng có một cơ quan cảm giác đặc biệt là âm vật, nằm
trong một hố nhỏ.
2.3 Tìm hiểu về các bệnh đường sinh dục của chó cái
2.3.1 Viêm tử cung cấp tính
Bệnh thường xảy đối với những trường hợp như có sự sảy thai, thai chết lưu,
sót nhau, hoặc đẻ khó. Đặc điểm của bệnh là quá trình viêm làm phá hủy tế bào ở
các lớp của tử cung làm ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi, gây hiện tượng rối
loạn sinh sản, thậm chí là làm mất khả năng sinh sản.
Nguyên nhân
Do phối giống quá nhiều lần trong một kỳ lên giống (Nguyễn Văn Biện,
2001).
Bệnh viêm tử cung thường xảy ra sau ca đẻ với những trường hợp như có sự
sảy thai, thai chết lưu, sót nhau, hoặc đẻ khó. Đôi khi bệnh cũng là hậu quả của sự
nhiễm trùng sau những ca đẻ bình thường hay giao phối có sự tổn thương và xây sát
đường sinh dục.
Tất cả những nguyên nhân trên tạo điều kiện cho các tập đoàn vi khuẩn xâm
nhập từ bên ngoài vào tử cung, vào những vết trầy xước trên niêm mạc tử cung.

16



Chúng tăng cường phát triển về số lượng và độc lực gây viêm. Vi khuẩn E. coli là
vi khuẩn phổ biến nhất được tìm thấy khi phân lập từ tử cung bị viêm, bên cạnh đó
còn thấy Streptococcus, Staphylococcus và một số vi khuẩn khác… (Quinn và ctv,
1997). Sự viêm nhiễm ở tử cung nặng hay nhẹ là tùy thuộc vào số lượng vi khuẩn
hiện diện trong tử cung.
Triệu chứng
Chó bị viêm tử cung cấp tính thường sốt, suy nhược, biếng ăn, ói mửa, mất
sữa, đôi khi xao lãng trong việc nuôi con và có dịch tiết bất thường từ âm đạo. Tuy
nhiên, cũng nên chú ý chó sau khi sinh bình thường cũng có dịch tiết lẫn huyết
tương và máu cho đến tuần thứ sáu. Còn dịch tiết âm đạo ở chó trong bệnh viêm tử
cung thì thường có mùi hôi khó chịu, có mủ hoặc lẫn máu (Quinn và ctv, 1997).
Viêm tử cung cấp tính có thể tiến triển nhanh gây nhiễm độc huyết và nhiễm
trùng huyết làm cho con vật yếu. Bệnh có thể trở nên mãn tính và gây vô sinh ở vật
nuôi (Quinn và ctv, 1997).
Chẩn đoán
Dựa vào lịch sử bệnh lý, dấu hiệu lâm sàng như có triệu chứng bệnh toàn thân
sau khi đẻ, hoặc có dịch tiết bất thường chảy ra từ âm đạo. Khi sờ nắn vùng bụng
cảm giác được tử cung phình to.
Chẩn đoán bằng X-quang và siêu âm để xác định xem tình trạng của tử cung,
thành tử cung dày lên, có thể chứa dịch bên trong.
Qua đếm tế bào máu ta có thể thấy sự tăng bạch cầu với khuynh hướng chưa
trưởng thành.
Lấy mẫu phân lập các tác nhân gây bệnh và kiểm tra sự nhạy cảm của vi
khuẩn với kháng sinh.
Lấy dịch đem nhuộm có thể thấy tế bào biểu mô, sự thoái hoá của bạch cầu
trung tính và có cả vi khuẩn.
2.3.2 Viêm mủ tử cung
Viêm mủ tử cung còn gọi là bệnh tích mủ tử cung, là một bệnh khá phổ biến
trong số các bệnh lý thuộc hệ sinh dục ở chó cái. Nếu bệnh không được phát hiện

và điều trị kịp thời thì có thể đưa đến thú chết.

17


Nguyên nhân
Những rối loạn về nội tiết tố estrogen, progresterone hay sự lên giống dẫn đến
những bất thường ở nội mạc tử cung; đây là điều kiện thích hợp cho vi khuẩn tấn
công và gây nhiễm trùng tử cung. Trong hoạt động sinh dục, khi mức độ
progresterone trong máu tăng lên thì lớp nội mạc tử cung phát triển, trong khi các
hoạt động của cơ tử cung giảm đi. Tiếp đó có sự tăng sinh các tuyến ở nội mạc tử
cung và cuối cùng sự tiết dịch tử cung tăng lên. Dịch tiết từ các tuyến tử cung là
môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển. Hệ vi khuẩn ở âm đạo là nguồn vi khuẩn
gây viêm tử cung chủ yếu, các vi khuẩn này có thể xâm nhập lúc cổ tử cung dãn nở
trong thời kỳ tiền lên giống (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Ngoài ra, vi khuẩn bên ngoài môi trường và vi khuẩn đường tiết niệu cũng là
nguồn bệnh đáng chú ý. E. coli là vi khuẩn đáng kể nhất trong tình trạng này, mặc
dù các vi khuẩn như Staphylococcus, Streptococcus, Pseudomonas và một số loài vi
khuẩn khác cũng được tìm thấy khi phân lập (Quinn và ctv, 1997).
Triệu chứng
Tùy theo tình trạng dịch viêm ở bên trong tử cung có chảy ra ngoài qua đường
âm đạo hay không mà người ta chia viêm tử cung làm hai dạng là viêm mủ tử cung
thể kín và viêm mủ tử cung thể hở.
 Viêm mủ tử cung thể hở
Ở chó bị viêm mủ tử cung thể hở, dịch viêm bên trong tử cung sẽ tràn ra ngoài
âm đạo. Khi đó sẽ thấy dịch viêm ở âm hộ hoặc dính vào vùng lông dưới đuôi.
Dịch viêm có mủ hoặc lẫn máu, có thể xuất hiện sau khi lên giống 4-8 tuần. Cần
lưu ý bản tính của chó cái hay liếm vào vùng âm hộ khi có dịch chảy ra để tránh
nhầm lẫn khi chuẩn đoán lâm sàng (Quinn và ctv, 1997).
Con vật lừ đừ, suy nhược, tiểu nhiều, khát nước, biếng ăn và ói mửa.

Khám lâm sàng vùng bụng thấy tử cung căng to.
Con vật có thể sốt hoặc không, nếu có sốc thì thấy tim đập yếu, nhanh.

18


 Viêm mủ tử cung thể kín
Viêm mủ tử cung thể kín có biểu hiện triệu chứng bên ngoài trầm trọng hơn
viêm mủ tử cung thể hở. Vì cổ tử cung đóng không cho phép dịch bài tiết xuất ra
ngoài nên bệnh trở nên âm ỉ bên trong, chủ nuôi khó phát hiện.
Con vật suy nhược, bỏ ăn, bụng căng, tử cung nở lớn, tiểu nhiều, khát nước, ói
mửa và tiêu chảy. Ói thường xảy ra do nhiễm độc huyết và rối loạn chức năng thận.
Những triệu chứng trên có thể diễn biến nhanh làm cho con vật hạ nhiệt, mất
nước nghiêm trọng, sốc, hôn mê và chết.
Chẩn đoán
Chẩn đoán viêm mủ tử cung thì phải dựa trên cơ sở lịch sử bệnh, tình trạng
sinh sản và triệu chứng lâm sàng của vật nuôi.
Qua đếm tế bào máu ta có thể thấy sự tăng bạch cầu với khuynh hướng chưa
trưởng thành.
Kết hợp chụp X-quang hoặc siêu âm xoang bụng có thể thấy những đoạn
phình chứa dịch của tử cung, thành tử cung dày lên.
Cần chẩn đoán phân biệt với viêm âm đạo và các trường hợp bệnh khác gây ra
tiểu nhiều, khát nước, có dịch viêm từ âm đạo với màu nho chín.
2.3.2 Viêm âm đạo
Bệnh có thể xảy ra đối với chó chưa thành thục, chó trưởng thành có khi cũng
xảy ra đối với chó đã thiến.
Nguyên nhân
Do nhiễm khuẩn khi giao phối, do con đực bị viêm cơ quan sinh dục hay vì
một lý do nào đó gây xây sát tổn thương bộ phận sinh dục con cái, tạo điều kiện cho
vi khuẩn gây bệnh.

Viêm âm đạo chủ yếu do vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus, E.
coli, Proteus; những vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng thứ phát từ những điều
kiện bất thường như có ngoại vật, khối u trong âm đạo, nhiễm trùng đường tiểu hay
một số trường hợp can thiệp cơ giới cũng có thể gây ra viêm âm đạo (Nguyễn Văn
Biện, 2001).

19


Triệu chứng
Dấu hiệu rõ nhất là có dịch viêm chảy ra ngoài âm hộ, dịch này có thể là dịch
nhày có mủ, hay huyết thanh hoặc lẫn máu. Nhưng cần phân biệt với dịch tiết lúc
chó lên giống, dịch tiết này thu hút nhiều chó đực.
Chó bị viêm âm đạo thường liếm âm hộ, đi tiểu giắt, quay đầu về phía sau, đi
lại bồn chồn. Dấu hiệu toàn thân của bệnh thì không biểu hiện rõ (Quinn và
ctv,1997).
Chẩn đoán
Ở đây cần phân biệt viêm âm đạo với viêm mủ tử cung thể hở. Để chẩn đoán
chính xác cần phải dựa trên cơ sở lịch sử bệnh, triệu chứng lâm sàng, nội soi âm
đạo, chẩn đoán hình ảnh để xem tình trạng tử cung và các xét nghiệm ở phòng thí
nghiệm.
Kiểm tra lâm sàng khi thấy con vật có biểu hiện dịch tiết bất thường chảy ra
ngoài âm hộ, kiểm tra niêm mạc âm đạo xem có dấu hiệu sưng, viêm nhiễm không.
Lấy mẫu phân lập các tác nhân gây bệnh và kiểm tra sự nhạy cảm của vi
khuẩn với kháng sinh.
Lấy dịch đem nhuộm có thể thấy tế bào biểu mô, sự thoái hoá của bạch cầu
trung tính và có cả vi khuẩn.
Kiểm tra sinh lý và sinh hóa máu.
2.4 Các nguyên nhân gây viêm đường sinh dục ở chó
2.4.1 Vi khuẩn Staphylococcus

Staphylococcus, cầu khuẩn hình chùm nho là một loại vi khuẩn sinh mủ điển
hình làm cho các tổ chức của động vật, người bị sưng, vết thương nung mủ gây
chứng viêm có mủ, một số trường hợp chuyển sang chứng huyết nhiễm mủ và bại
huyết (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Đặc tính nuôi cấy: Staphylococcus sống hiếu khí hoặc kỵ khí tùy tiện, nhiệt
độ thích hợp 32-37oC, pH thích hợp 7,2-7,6. Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy
thông thường. Trên môi trường nước thịt peptone: sau 12-24 giờ đục đều, không
kết cụm, không có màng, lắng cặn nhiều, màu trắng rồi vàng.

20


Trên môi trường thạch thường: sau khi cấy 24 giờ, vi khuẩn hình thành
khuẩn lạc tương đối to dạng S (Smouth), mặt khuẩn hơi ướt, bờ đều nhẵn, khuẩn lạc
có màu trắng, hoặc vàng thẫm hoặc vàng chanh. Màu sắc của khuẩn lạc là do vi
khuẩn sinh ra, sắc tố này không tan trong nước, căn cứ vào màu sắc của khuẩn lạc
Nguyễn Vĩnh Phước (1977), cho rằng khuẩn lạc có màu vàng thẫm (Staphylococcus
aureus) là có độc lực và có khả năng gây bệnh cho động vật, còn khuẩn lạc màu
vàng chanh (Staphylococcus citreus) hoặc màu trắng (Staphylococcus albus) không
có động lực và không gây bệnh.
Trên môi trường thạch máu: vi khuẩn mọc rất tốt sau khi cấy 24 giờ, vi khuẩn
hình thành những khuẩn lạc dạng S. Nếu là tụ cầu loại gây bệnh sẽ có hiện tượng
dung huyết (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Trên môi trường Gelatin: cấy vi khuẩn theo đường trích sâu, ở 20oC sau 2-3
ngày làm gelatin tan ra, đặc biệt là Staphylococcus aureus
Đặc tính sinh hóa: Staphylococcus có khả năng lên men đường glucose,
lactose, mantose, saccarose, không lên men đường galactose (Nguyễn Như Thanh
và ctv, 1997). Phản ứng Catalase dương tính và có khả năng làm đông huyết tương.
Đây là tiêu chuẩn quan trọng để phân biệt Staphylococcus aureus với các tụ cầu
khác.

Sức đề kháng: Staphylococcus chịu được khô, nóng (ở nhiệt độ 50oC trong 30
phút vẫn còn sống), sống trong nồng độ muối lên tới 9%, tuy nhiên dễ dàng bị ức
chế bởi hóa chất hexachlorophene 3%. Nhiệt độ 70 oC diệt vi khuẩn trong môi
trường 1 giờ; 80oC trong vòng 10-30 phút, đun sôi 100oC vài phút vi khuẩn chết. Vi
khuẩn đề kháng đối với sự khô hanh và đóng băng. Ở nơi khô ráo, vi khuẩn sống
trên 200 ngày. Đối với chất sát trùng acid phenic 3-5 % giết vi khuẩn trong 3-15
phút, HgCl2 1% giết vi khuẩn trong 30 phút hay lâu hơn, HgCl2 0,5% trong 1 giờ,
formol 1% trong 1 giờ, cồn nguyên chất không có tác dụng đối với tụ cầu khuẩn,
cồn 70% diệt vi khuẩn trong vài phút (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Tính gây bệnh: Staphylococcus thường ở trên da, niêm mạc và các hốc tự
nhiên. Khi sức đề kháng của cơ thể kém, hoặc tổ chức bị tổn thương là cơ hội cho
vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Vi khuẩn có thể gây mủ ở ngoài da, niêm mạc. Tụ
cầu khuẩn có thể theo đường máu gây nung mủ ở nội tạng, từ đó gây ra bại huyết và
nhiễm độc huyết (Trần Thị Phận, 2004). Trong tự nhiên ngựa dễ cảm nhiễm nhất,

21


rồi đến chó, bò, lợn, cừu. Trong phòng thí nghiệm thỏ mẫn cảm nhất. Nếu tiêm 12ml canh khuẩn tụ cầu vào tĩnh mạch tai thỏ, sau 36-48 giờ thỏ chết vì chứng huyết
nhiễm mủ. Mổ khám thấy nhiều ổ áp xe trong phủ tạng. Nếu tiêm canh khuẩn tụ
cầu vào dưới da thỏ sẽ gây áp xe dưới da.
Các chất do Staphylococcus gây bệnh tiết ra

 Các loại độc tố
Độc tố dung huyết (Haemolysine): là loại ngoại độc tố có thể làm tan hồng
cầu thỏ, dê và các động vật khác. Ở canh trùng nước thịt sau 3-4 ngày có nhiều độc
tố, sau 7-10 ngày thì độc tố lên đến mức cao nhất. Độc tố dung giải có thể thông
qua lọc, dung huyết tố không chịu được nóng, bị tiêu diệt ở 60oC sau 30 phút. Khi
cấy tụ cầu vào thạch máu có 5% máu cừu hoặc thỏ thì thấy dung huyết rõ rệt. Để tủ
ấm 36oC sau 24 giờ thì thấy chung quanh khuẩn lạc có một vòng dung huyết.

Có 4 loại chính
Dung huyết tố alpha (α): gây dung giải hồng cầu thỏ ở 37oC. Dung huyết tố
này cũng gây hoại tử da và gây chết. Đây là một ngoại độc tố, bản chất là protein,
bền với nhiệt độ. Là một kháng nguyên hoàn toàn, gây hình thành kháng thể trung
hòa dưới tác dụng của formol và nhiệt độ nó biến thành giải độc tố có thể dùng làm
vaccine.
Dung huyết tố beta (β): gây dung giải hồng cầu cừu ở 40 oC, dung huyết tố này
kém độc hơn dung huyết tố alpha.
Dung huyết tố denta (δ): gây dung giải hồng cầu người, thỏ, cừu, ngựa và gây
hoại tử da.
Dung huyết tố gamma (γ): khác với các loại dung huyết tố trên, loại này không
tác động trên hồng cầu ngựa.
Trong các dung huyết tố trên thì dung huyết tố alpha (α) là đặc điểm cần thiết
của các chủng tụ cầu có khả năng gây bệnh.
Độc tố diệt bạch cầu (Leucocidine): làm cho bạch cầu mất tính di động, mất
hạt và nhân bị phá hủy, nó giữ vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của tụ cầu.
Độc tố hoại tử: lọc canh trùng tụ cầu, tiêm 0,2 ml độc tố pha loãng vào thỏ,
qua 24 giờ ở chỗ tiêm phát sinh phản ứng hoại tử, chung quanh nóng và ứ máu.

22


Độc tố làm chết: tiêm nước lọc canh trùng tụ cầu vào tĩnh mạch động vật cảm
nhiễm thì sẽ sinh ra độc tố làm chết con vật. Với 0,1-0,75 ml có thể làm chết con
thỏ nặng 1 kg.
Độc tố đường ruột (Enterotoxine): độc tố ruột chỉ do một số chủng tụ cầu tiết
ra, nó gây nên các bệnh đường tiêu hóa: nhiễm độc do thức ăn, viêm ruột cấp. Độc
tố ruột là ngoại độc tố, bền với nhiệt độ và không bị phá hủy bởi dịch vị (Nguyễn
Như Thanh và ctv, 1997).
Ngoại độc tố sinh mủ (Pyogenic exotoxine): độc tố này tương tự pyogenic

exotoxin của liên cầu. Protein ngoại độc tố này có tác dụng sinh mủ và phân bào
lymphocyte, đồng thời nó làm tăng nhạy cảm về một số phương diện đối với nội
độc tố như gây sốc và hoại tử cơ gan, cơ tim. Sau này người ta phân biệt được 3
loại pyogenic exotoxin ký hiệu là A, B, C. Ba loại này khác nhau về trọng lượng
phân tử (12000, 18000 và 22000 dalton), về tính đặc hiệu kháng nguyên, nhưng
giống nhau về khả năng sinh mủ và phân bào.

 Các Enzyme
Men đông huyết tương (coagulase): men này làm đông huyết tương của người
và thỏ, nó tác động lên globulin trong huyết tương. Men này là một protein bền
vững với nhiệt độ và có tính kháng nguyên yếu. Coagulase là một yếu tố cần thiết
của các chủng tụ cầu gây bệnh, nó gây nên các huyết cục trong tĩnh mạch và gây
nên nhiễm khuẩn huyết. Ngoài ra còn có coagulase cố định, nó tác động trực tiếp
lên fibrinogen, chất này gắn vào vi khuẩn tạo thành một loại vỏ xung quanh vi
khuẩn giúp vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào.
Men làm tan tơ huyết (fibrinolysinase): đây là một men đặc trưng cho các
chủng gây bệnh ở người. Muốn có men này người ta phải nuôi vi khuẩn trong vài
ngày sau khi vi khuẩn đã mọc. Những chủng tụ cầu tiết ra men này phát triển trong
cục máu, làm cục máu vở thành những mảnh nhỏ, những mảnh này dời chỗ và gây
tắc những mạch nhỏ hoặc gây ngưng mủ, đôi khi gây ra hiện tượng nhiễm mủ di
căn (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Men Dezoxyribonuclease: đây là một men có thể thủy phân acid
dezoxyribonucleic và gây tổn thương các tổ chức.

23


Men Hyaluronidase: men này có tác dụng thủy phân acid hyaluronic là chất
cơ bản của mô liên kết, giúp vi khuẩn lan tràn trong cơ thể.
Men Penicilinase: men này có thể có ở tụ cầu gây bệnh, làm cho peniciline

mất tác dụng. Đây là cơ chế cần thiết của sự kháng peniciline.
Đường xâm nhiễm: Staphylococcus có trên niêm mạc đường sinh dục của
chó cái khỏe mạnh (Quinn và ctv, 1997). Khi chó sinh sản sức đề kháng giảm,
trong quá trình đẻ khó hay khi gặp trường hợp thai chết lưu, sót nhau; đường sinh
dục chó bị tổn thương, nhất là đối với chó có sức khỏe kém, sức rặn đẻ yếu, thời
gian đẻ kéo dài. Chính điều này đã tạo điều kiện cho tụ cầu xâm nhập và gây bệnh
viêm mủ điển hình.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), cho rằng Staphylococcus thường ký sinh
trên da, niêm mạc và các hốc tự nhiên sẽ xâm nhập vào các vết xây sát trên da, làm
các tổ chức bị sưng, tạo thành những ổ mủ, áp xe. Khi thú đẻ, cơ quan sinh dục bị
tổn thương, niêm mạc âm đạo, tử cung bị xây sát, là điều kiện cho tụ cầu và liên cầu
xâm nhập vào khu vực tổn thương, phát triển nhanh về số lượng và độc tố, gây viêm
cata niêm mạc âm đạo, tử cung sau đó gây viêm mủ cơ quan sinh dục.
Chẩn đoán: lấy bệnh phẩm phải đúng qui cách, tuyệt đối vô trùng để tránh
nhiễm các vi khuẩn khác. Trong trường hợp lấy ở ổ áp xe thì dùng xylanh hút mủ.
Làm tiêu bản, nhuộm gram, quan sát dưới kính hiển vi, nếu là tụ cầu thì thấy vi
khuẩn hình cầu, gram dương, tụ lại thành từng đám như chùm nho (Nguyễn Như
Thanh và ctv, 1997). Nuôi cấy trong môi trường thích hợp: Mannitol Salt Agar
(MSA), thạch máu. Tiêm truyền cho động vật thí nghiệm.
2.4.2 Vi khuẩn Streptococcus
Streptococcus là vi khuẩn hình cầu xếp thành chuỗi, uốn khúc dài, ngắn khác
nhau. Liên cầu khuẩn có ở khắp nơi trong tự nhiên như đất, nước, không khí,…,
trong cơ thể động vật và người. Trên cơ thể động vật, người một số liên cầu khuẩn
thường ký sinh trên da, niêm mạc, đường tiêu hóa, hô hấp và không gây bệnh, một
số còn lại có khả năng gây bệnh.
Đặc tính nuôi cấy: Streptococcus là vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tùy tiện,
tương đối khó nuôi cấy, vi khuẩn chỉ mọc trong các môi trường có đầy đủ chất dinh
dưỡng như môi trường nước thịt, môi trường có huyết thanh hay hồng cầu. Vi

24



khuẩn tăng trưởng mạnh trong điều kiện có CO2, riboflavin, pantothenic
acid…(Nguyễn Thanh Bảo, 2005).
Trên môi trường thạch thường: khuẩn lạc dạng S, nhỏ, tròn, lồi, bóng, màu hơi
xám. Khi làm tiêu bản, liên cầu không xếp thành chuỗi dài mà thường hình thành
chuỗi ngắn.
Trên môi trường thạch máu: khuẩn lạc có đường kính 1mm, tròn bóng, li ti,
trong như hạt sương. Liên cầu khuẩn có 3 dạng dung huyết: dung huyết α: khuẩn
lạc được bao quanh bằng một vòng màu xanh nhạt, tương đối hẹp. Đây là hiện
tượng dung huyết không hoàn toàn, chỉ có một phần hồng cầu bị tan. Dung huyết β:
bao quanh khuẩn lạc là một vòng trong suốt, rộng 2-4mm; đây là hiện tượng dung
huyết hoàn toàn, không có hồng cầu ở chung quanh khuẩn lạc. Dung huyết γ: màu
thạch xung quanh khuẩn lạc vẫn nguyên vẹn; trường hợp này hồng cầu không bị tan
(Trần Thị Phận, 2004).
Đặc tính sinh hóa: Streptococcus có khả năng lên men đường glucose,
lactose, saccarose, không có khả năng lên men đường mannitose. Các phản ứng
sinh hóa khác như Indol, H2S, Catalase, Cogulase cho kết quả âm tính.
Sức đề kháng: Streptococcus có sức đề kháng kém đối với nhiệt độ và hóa
chất. Ở 70oC liên cầu khuẩn chết trong 35-40 phút, ở 100oC trong 1 phút diệt vi
khuẩn. Các chất sát trùng thông thường tiêu diệt được Streptococcus.
Tính gây bệnh: vi khuẩn có khắp nơi trong thiên nhiên, đất, nước, không khí,
trong cơ thể động vật và người, sống hoại sinh ở đường tiêu hoá, hô hấp, ở xoang
âm đạo, trên da, ngoài ra còn thấy ở các niêm mạc. Vi khuẩn trong cơ thể người
hay gia súc, do những nguyên nhân phức tạp có thể trở nên độc và tác động gây
bệnh một mình hay kết hợp với những loại vi khuẩn khác, gây những rối loạn cục
bộ hay toàn thân. Ở người, vi khuẩn gây những chứng nhiễm trùng hay nung mủ ở
phủ tạng, tương mạc, bại huyết, mẫn đỏ…Ở gia súc, vi khuẩn gây những chứng
nung mủ, biến chứng toàn thân hay biến chứng cục bộ. Trong phòng thí nghiệm thỏ
là động vật thí nghiệm dễ cảm thụ nhất. Nếu tiêm liên cầu khuẩn dưới da thỏ, sẽ

thấy áp xe tại nơi tiêm. Nếu tiêm liên cầu khuẩn vào tĩnh mạch hay phúc mạc, thỏ
chết nhanh do nhiễm khuẩn huyết.

25


×