TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
ĐỖ CHÍ HƯỚNG
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ BỆNH TIÊU CHẢY Ở HEO CON
SAU CAI SỮA DO ESCHERICHIA COLI K88, K99,
987P TẠI HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y
Cần Thơ, 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y
Tên đề tài:
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ BỆNH TIÊU CHẢY Ở HEO CON
SAU CAI SỮA DO ESCHERICHIA COLI K88, K99,
987P TẠI HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
LÝ THỊ LÊN KHAI
ĐỖ CHÍ HƯỚNG
MSSV: 3072670
Lớp: THÚ Y – K33
Cần Thơ, 2012
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: “Xác định tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở heo con sau cai sữa do
Escherichia Coli K88, K99, 987P tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”.
Do sinh viên: Đỗ Chí Hướng, lớp Thú Y khoá 33 thực hiện tại huyện Mỏ
Cày Nam, tỉnh Bến Tre và phòng thí nghiệm Vệ Sinh Thực Phẩm, Bộ Môn
Thú Y, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ
từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 05 năm 2012.
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2012
Cần Thơ, ngày
Duyệt Bộ môn
tháng
năm 2012.
Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn
LÝ THỊ LIÊN KHAI
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2012
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
ii
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên cha, mẹ!
Ơn cha, mẹ đã hy sinh cả đời mình để dạy bảo, nuôi con khôn lớn, chăm lo và động
viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin cảm tạ!
Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, bộ môn Thú Y đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Quý thầy cô bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường
Đại Học Cần Thơ đã ân cần và tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi
trong suốt thời gian qua.
Cô Lý Thị Liên Khai đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
tập để tôi có thể hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn!
Cô, chú và tập thể anh chị em ở trại chăn nuôi tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre
đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Cùng các bạn trong và ngoài lớp, các chị học viên cao học đã giúp đỡ và cùng tôi
chia sẽ những niềm vui, nỗi buồn trong suốt quá trình thực tập.
Xin chân thành cám ơn!
iii
MỤC LỤC
Trang tựa ............................................................................................................................i
Trang duyệt ....................................................................................................................... ii
LỜI CẢM TẠ................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ...................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... ix
TÓM LƯỢC...................................................................................................................... x
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3
2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh tiêu chảy do E. coli ................... 3
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................... 3
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................... 4
2.2 Đặc điểm sinh lý heo con ......................................................................................... 4
2.2.1 Chức năng thần kinh và điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh .................................... 4
2.2.2 Bộ máy tiêu hóa phát triển chưa hoàn chỉnh ...................................................... 5
2.2.3 Hệ vi sinh vật đường ruột của heo con............................................................... 5
2.3 Vi khuẩn E. coli và bệnh tiêu chảy do E. coli ở heo con ........................................... 6
2.3.1 Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................ 6
2.3.2 Đặc điểm vi khuẩn E. coli ................................................................................ 7
2.3.3 Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E. coli ..................................................... 9
2.3.4 Độc tố vi khuẩn .............................................................................................. 11
2.3.5 Khả năng gây bệnh.......................................................................................... 13
2.3.6 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy .............................................................................. 13
2.3.7 Dấu hiệu lâm sàng ........................................................................................... 13
2.3.8 Bệnh tích......................................................................................................... 14
2.3.9 Chẩn đoán – chẩn đoán phân biệt .................................................................... 14
iv
2.3.10 Phòng và trị bệnh .......................................................................................... 15
2.4. Một số nguyên nhân khác gây bệnh tiêu chảy ở heo con........................................ 16
2.4.1 Tiêu chảy do vi khuẩn ..................................................................................... 16
2.4.2 Tiêu chảy do virus ........................................................................................... 17
2.4.3 Tiêu chảy do ký sinh trùng .............................................................................. 18
2.4.4 Một số nhân tố không truyền nhiễm gây tiêu chảy trên heo ............................ 18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 21
3.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu ......................................................... 21
3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện ..................................................................... 21
3.1.2 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 21
3.2 Phương tiện nghiên cứu ......................................................................................... 21
3.2.1 Dụng cụ và trang thiết bị thí nghiệm............................................................... 21
3.2.2 Hóa chất và môi trường nuôi cấy .................................................................... 21
3.2.3 Đĩa kháng sinh ............................................................................................... 21
3.3 Phương pháp tiến hành thí nghiệm ......................................................................... 21
3.3.1 Phương pháp lấy mẫu ...................................................................................... 21
3.3.2 Phương pháp nuôi cấy phân lập vi khuẩn E. coli ............................................. 22
3.3.3 Kiểm tra đặc tính sinh hóa vi khuẩn E. coli ..................................................... 24
3.3.4 Phương pháp định danh bằng phản ứng huyết thanh học ................................. 24
3.3.5 Phương pháp kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn E. coli đối với kháng sinh . 25
3.3.6 Phương pháp theo dõi kết quả điều trị ............................................................. 26
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................. 26
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .......................................................................... 27
4.1 Kết quả khảo sát tỷ lệ bệnh tiêu chảy trên heo con cai sữa tại huyện Mỏ Cày Nam
tỉnh Bến Tre................................................................................................................. 27
4.2 Tỷ lệ heo tiêu chảy do vi khuẩn E. coli trên phân heo con cai sữa ở huyện Mỏ Cày
Nam tỉnh Bến Tre ........................................................................................................ 27
4.3 Kết quả khảo sát các trạng thái màu phân của heo con cai sữa tiêu chảy tại huyện
Mỏ Cày Nam tỉnh bến Tre. .......................................................................................... 28
v
4.4. Kết quả định danh các chủng E. coli K88, K99 và 987P trên heo con cai sữa tiêu
chảy tại huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre ................................................................... 31
4.5. Kết quả kiểm tra tính nhạy cảm đối với kháng sinh của vi khuẩn E. coli phân lập
được. ........................................................................................................................... 31
4.6 . Khảo sát kết quả điều trị bệnh tiêu chảy cho heo con cai sữa tại huyện Mỏ Cày
Nam tỉnh Bến Tre. ....................................................................................................... 33
CHƯƠNG 5 .................................................................................................................... 35
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................. 35
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 35
5.2. Đề nghị ................................................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHÁO ............................................................................................... 36
PHỤ CHƯƠNG .............................................................................................................. 40
vi
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Giải thích
AMP
Adenosine monophosphate
BGA
Brilliant Green Agar
CFU
Colony Forming Units
cGMP
Cyclic guanosine monophosphate
CT
Cholarae toxin
ctv
Cộng tác viên
DAEC
Diffusely adhering E. coli
E. coli
Escherichia coli
EAEC
Enteroaggregative E. coli
EHEC
Enterohaemorrhagic E. coli
EIEC
Enteroinvasive E. coli
EPEC
Enteropathogenic E. coli
ETEC
Enterotoxigenic E. coli
ExPEC
Extraintestinal pathogenic Escherichia coli
GC
Guanylyl cylase
KIA
Kligler Iron Agar
LIM
Lysine Indole Motility
LT
Heat-labile enterotoxin
LTC
Lower Critical Temperature
MC
MacConkey Agar
MHA
Mueller Hinton Agar
MR
Methyl Red
NA
Nutrient Agar
PED
Porcine Epidemic Diarrhea
STEC
Shiga like toxin Escherichia coli
ST
Heat-stable enterotoxin
TGE
Transmissable Gastro Enteritis virus
TSA
Trypticase Soy Agar
VP
Voges Prauskauer
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
1
Nhóm huyết thanh và yếu tố gây độc trong quá trình gây bệnh do E. coli
12
2
Sự thay đổi của nhiệt độ theo điều kiện môi trường
19
3
Đặc tính sinh hóa vi khuẩn E. coli và một số vi khuẩn đường ruột
24
4
Tiêu chuẩn đường kính vòng vô khuẩn đối với kháng sinh
25
5
Phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy trên heo con sau cai sữa
26
6
Tỷ lệ bệnh tiêu chảy trên heo con cai sữa ở 2 trại
27
7
Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli trên phân heo con cai sữa tiêu chảy ở
huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre
28
8
Kết quả khảo sát trạng thái màu phân trong bệnh tiêu chảy do vi khuẩn
E. coli gây ra trên heo cai sữa
29
9
Kết quả định danh các chủng E. coli K88, K99, 987P trên heo con cai
sữa tiêu chảy ở huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre
31
10
Kết quả kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn E. coli đối với kháng sinh
32
11
Kết quả theo dõi điều trị bệnh tiêu chảy heo con
34
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ
Tên sơ đồ
Trang
1
Qui trình phân lập vi khuẩn E. coli
23
2
Định danh các chủng vi khuẩn E. coli K88, K99, 987P
24
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1
Kiểm tra pH phân bằng giấy đo pH
22
2
Khuẩn lạc E. coli trên môi trường MC
28
3
Phân sệt màu vàng trắng
30
4
Phân lỏng màu vàng nhạt
30
5
Phân sệt màu nâu nhạt
30
6
Phân lỏng màu vàng đậm
30
7
Phân lỏng màu nâu
30
8
Phân sệt màu đen
30
9
Đĩa kháng sinh trên môi trường thạch MHA
32
ix
TÓM LƯỢC
Bệnh tiêu chảy là nguyên nhân quan trọng gây thiệt hại lớn về kinh tế trong chăn
nuôi heo, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đáng lưu ý là bệnh do vi khuẩn
sinh độc tố đường ruột enterotoxigenic Escherichia coli (ETEC) gây ra. Qua thời
gian từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2012, chúng tôi tiến hành điều tra và khảo sát
tại 2 trại chăn nuôi thuộc huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre được 202 heo con cai
sữa trong đó có 76 heo con cai sữa bệnh tiêu chảy chiếm tỷ lệ khá cao (37,62%).
Chúng tôi tiến hành nuôi cấy phân lập, định danh và kiểm tra tính nhạy cảm với
kháng sinh của vi khuẩn E. coli trên 37 mẫu phân heo tiêu chảy kết quả như sau: tỷ
lệ bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli là 100%, kết quả định danh tìm được 17 mẫu
dương tính với kháng huyết thanh, trong đó có 13/17 mẫu K88 chiếm tỷ lệ
(35,13%), 4/17 mẫu K99 chiếm tỷ lệ (10,81%). vi khuẩn E. coli phân lập được có tỷ
lệ kháng thuốc khá cao, trong đó kháng cao nhất là ampicilin (96%), kế đến là
bactrim (92%), norfloxacin (84%), gentamycin (72%), kanamycin (56%) và 2 loại
kháng sinh còn nhạy với vi khuẩn E. coli là, amoxicillin/ clavulamic (100%) và
colistin (88%). Tỷ lệ heo con cai sữa tiêu chảy điều trị đều có hiệu quả ở 4 phác đồ
sau 3 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh 100%, và có thể sử dụng phác đồ colistin/ B.complex
trong điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con cai sữa có hiệu quả cao.
x
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và đáp ứng nguồn thực
phẩm dinh dưỡng cho con người. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ở nước ta là
24,7% năm 2005 và là 30% năm 2011, trong đó chăn nuôi heo giữ vai trò chủ đạo
trong tổng giá trị ngành chăn nuôi. Hơn nữa, trong chiến lược phát triển chăn nuôi
đến năm 2020 thì chăn nuôi chiếm 42% tổng giá trị ngành nông nghiệp, chăn nuôi
heo vẫn giữ vai trò chủ đạo và sẽ đạt sản lượng 35 triệu con (Bộ Nộng nghiệp và
Phát triển nông thôn).
Tuy nhiên, phát triển chăn nuôi vẫn còn khó khăn về nhiều mặt đặc biệt là việc
kiểm soát dịch bệnh. Tiêu chảy là nguyên nhân quan trọng gây thiệt hại về kinh tế
trong chăn nuôi heo. Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy cho heo con, bệnh có thể
do ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài như sự thay đổi đột ngột của thời tiết, thức
ăn kém phẩm chất, thay đổi thức ăn đột ngột…các nhân tố này làm giảm sức đề
kháng của heo con, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và phát triển
để gây bệnh trên heo, những vi khuẩn sinh độc tố đường ruột enterotoxigenic E. coli
(ETEC) đã được nhiều tác giả trên thế giới thống nhất là một trong những tác nhân
thường gặp và quan trọng gây bệnh tiêu chảy ở heo con. Trong số các ETEC thì
K88(F4), K99(F5), 987P(F6), F41 là những chủng thường xuyên gây tiêu chảy cho
heo con (Moon, 1990). Trong đó K88 là chủng gây bệnh tiêu chảy và bệnh phù cho
heo con sau cai sữa.
Kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong việc phòng trị tiêu chảy của heo con.
Nhưng ngày nay, tình hình kháng thuốc của vi khuẩn đang là mối quan tâm của nhà
chăn nuôi. Chính vì vậy, để kháng sinh được sử dụng đúng cách, tránh được các
hiện tượng kháng kháng sinh đối với nhiều loại vi khuẩn hiện nay thì việc thử độ
nhạy của vi khuẩn đối với kháng sinh là rất cần thiết.
Tại tỉnh Bến Tre chưa có nghiên cứu về việc xác định tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở heo con
sau cai sữa do Escherichia coli K88, K99, 987P.
Trước tình hình thực tế, được sự phân công của Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài “Xác định tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở heo con sau cai sữa do Escherichia coli
K88, K99, 987P tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
1
Mục tiêu đề tài:
- Xác định tỷ lệ bệnh tiêu chảy trên heo con sau cai sữa tại hai trại chăn nuôi thuộc
huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.
- Xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. coli trên heo con sau cai sữa tiêu chảy tại hai trại
chăn nuôi thuộc huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.
- Định danh các chủng vi khuẩn E. coli K88, K99, 987P trên heo con sau cai sữa
tiêu chảy tại hai trại chăn nuôi thuộc huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.
- Kiểm tra tính nhạy cảm đối kháng sinh của vi khuẩn E. coli phân lập được và theo
dõi xác định phác đồ điều trị hiệu quả
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh tiêu chảy do E. coli
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Khi nghiên cứu vai trò của E. coli gây bệnh tiêu chảy heo con và phương pháp
phòng ngừa vaccine, cho thấy vai trò E. coli có vị trí quan trọng trong các nguyên
nhân gây bệnh. Bệnh được gây ra bởi nhiều chủng E. coli với các chủng huyết thanh
khác nhau.
Theo Vũ Khắc Hùng và Pilipcinec (2003), phần lớn các chủng ETEC phân lập được
từ heo bị Colibacillosis đều mang một hoặc nhiều loại kháng nguyên bám dính như:
F4, F5, F6, F17, F18 và F41. Trong đó, F4, F5, F6, F17 và F41 thường gặp ở heo
mới sinh (1-7 ngày tuổi), F4 và F18 thường gặp ở heo con sau cai sữa.
Theo Lý Thị Liên Khai và ctv, (2003), tỷ lệ E. coli mang yếu tố bám dính F4 và F18
trên heo tiêu chảy và phù sau cai sữa ở đồng bằng sông Cửu Long là 65%.
Theo Phạm Quí Trọng, (2007) khi khảo sát tỷ lệ bệnh tiêu chảy do E. coli và
Salmonella spp. trên heo con cai sữa tại thành phố Cần Thơ thì tỷ lệ nhiễm E. coli là
85%, Salmonella spp. là 6%.
Theo Phạm Quí Trọng (2007), tỷ lệ E. coli phân lập trên heo tiêu chảy tại một số
trại chăn nuôi thuộc thành phố Cần Thơ là 85% và tỷ lệ đề kháng với các loại kháng
sinh ampiciline, bactrim, colistine, ciprofloxaxine, gentamycine, ofloxacine của E.
coli phân lập từ heo con sau cai sữa lần lượt là 83,3%, 94,4%, 33,34%, 27,80%,
61,10% và 36,90%.
Hoàng Thế Huy (2007), kiểm tra phân của 793 con heo ở 4 loại heo (heo theo me,
heo cai sữa, heo thịt, heo nái) được nuôi theo phương thức gia đình và phương thức
trại tại ba huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Ngang thuộc tỉnh Trà Vinh. Kết quả
được ghi nhận như sau: heo được nuôi theo phương thức gia đình nhiễm cầu trùng
với tỷ lệ 72,25%, heo nuôi theo phương thức trại nhiễm với tỷ lệ 54,2%; trong đó
heo theo mẹ nhiễm với tỷ lệ 65,88%, heo cai sữa là 74,04%, heo thịt là 52,91%, heo
nái là 58,92%.
Theo Đặng Xuân Bình và Đỗ Văn Trung (2008), các chủng E. coli phân lập có khả
năng sản sinh độc tố đường ruột: sản sinh độc tố chịu nhiệt (heat-stable toxin-ST),
chiếm 46,8%; sản sinh độc tố không chịu nhiệt (heat-labile toxin-LT), chiếm 37,5%;
sản sinh cả hai loại độc tố (ST+LT), chiếm 15,6%.
3
Theo Lê Văn Dương và ctv, (2010), tỷ lệ tiêu chảy trên heo dưới hai tháng tuổi là
30,73%, cao nhất là từ 31 – 60 ngày tuổi với tỷ lệ 37,75% và tỷ lệ E. coli phân lập
trên heo tiêu chảy tại Bắc Giang là 85,83%.
Võ Thành Thìn và ctv (2010) cho biết vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy cho heo con đề
kháng với nhiều loại kháng sinh với tỷ lệ đề kháng cao. Trong đó gần như kháng
tuyệt đối với oxacillin (99,46%), tetracycline (94,57%), colistin (85,33%),
trimethoprim/ sulphamethazole (73,91%), Streptomycin (67,39%).
Theo Nguyễn Cảnh Dũng và Cù Hữu Phú (2011), tỷ lệ E. coli phân lập trên heo cai
sữa bị tiêu chảy tại Lâm Đồng là 74,71%.
Theo Nguyễn Phước Lợi (2011) tỷ lệ nhiễm E. Coli trên heo con cai sữa tại tỉnh
Bến Tre là 100%.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo Wilson và Francis, (1986) chẩn đoán bệnh đường ruột do E. coli gây ra có thể
dựa vào biểu hiện lâm sàng, bệnh tích tế bào và sự hiện diện của vi khuẩn Gram âm
luôn bám dính vào màng nhày ruột non.
Theo Frydendahl, (2002) yếu tố bám dính F4 và F18 được phát hiện với tỷ lệ 45%
và 39% trên heo tiêu chảy sau cai sữa và bị phù ở Đan Mạch.
Theo Peng et al., (2006) tỷ tiêu chảy do E. coli trên heo con ở Trung Quốc là
26,25%. Trong đó, 1– 4 tuần tuổi 22,44% và 4 – 6 tuần tuổi là 52,17%.
2.2 Đặc điểm sinh lý heo con
2.2.1 Chức năng thần kinh và điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh
Heo con sơ sinh có chức năng thần kinh chưa hoàn chỉnh, các phản xạ thích nghi
chưa được hình thành nên heo con rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động xấu của
môi trường.
Trong bụng mẹ, sự cân bằng nhiệt của bào thai được xác định do thân nhiệt của mẹ.
Sau khi sinh, cơ thể heo con chưa bù đắp được nhiệt lượng mất đi do ảnh hưởng của
môi trường bên ngoài. Vì vậy, hầu như tất cả heo con sơ sinh trong những giờ đầu
tiên đều bị giảm thân nhiệt, sau đó thân nhiệt dần dần tăng lên (Đào Trọng Đạt và
ctv, 1999).
Heo con có lớp mỡ dưới da ít, bộ lông thưa thớt, diện tích tiếp xúc của bề mặt cơ
thể với môi trường lớn nên dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường làm giảm
sức đề kháng nên heo dễ bị bệnh, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
4
2.2.2 Bộ máy tiêu hóa phát triển chưa hoàn chỉnh
Ở heo con, quá trình tiêu hóa ở ruột nhờ vào các enzyme tiêu hóa protid, lipid,
glucid. Các enzyme này thay đổi theo giai đoạn phát triển của heo. Lúc mới sinh ra
enzyme tiêu hóa protid rất ít và tăng lên lúc 3 – 4 tuần tuổi, chính vì vậy sự phân
giải protein trong 2 tuần đầu là rất kém.
Bộ máy tiêu hóa ở heo con được phát triển cùng với tuổi của chúng. Heo con trước
một tháng tuổi hoàn toàn không có acid clohydrid (HCl) tự do, vì lượng acid này ít
và nhanh chóng kết hợp với niêm dịch. Việc thiếu HCl tự do là một trong những
điều kiện dễ dàng cho vi sinh vật phát triển, nhất là vi sinh vật có hại gây bệnh cho
heo con (Đào Trọng Đạt, 1996).
2.2.3 Hệ vi sinh vật đường ruột của heo con
Vi sinh vật xuất hiện trong đường ruột của heo con ngay từ những giờ đầu sau khi
sinh, chúng bao gồm vi sinh vật có trong sữa đầu và ở môi trường sống xung quanh.
Các hoạt động tiêu hóa của heo phụ thuộc rất nhiều vào hệ vi sinh vật cư trú trong
đường tiêu hóa từ khi mới đẻ và tạo thành vi sinh vật cộng sinh. Thành phần vi sinh
vật trong hệ thống tiêu hóa của heo thay đổi tùy điều kiện chuồng trại, dinh dưỡng
và lứa tuổi của heo (Nguyễn Thị Kim Ngân, 2007). Khi động vật sơ sinh được nuôi
bằng sữa thì trong ruột có nhiều vi khuẩn lactic. Lúc con vật chuyển sang thức ăn
thô thì thành phần vi sinh vật cũng thay đổi, tùy loại thức ăn nếu thức ăn chứa nhiều
glucid thì số lượng vi khuẩn tạo acid trong ruột phát triển nhiều. Hệ vi sinh vật ở
ruột chủ yếu gồm trực khuẩn E. coli, cầu khuẩn ruột enterococus, trực khuẩn nha
bào, Salmonella, Brucella, … những vi khuẩn này theo phân ra ngoài và là yếu tố
làm lây lan mầm bệnh.
Trong điều kiện bình thường, vi sinh vật sống cộng sinh trong đường tiêu hóa của
heo con, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng. Nhưng khi điều kiện sống
thay đổi như thiếu dinh dưỡng, thời tiết thay đổi, vệ sinh chăn nuôi kém… thì một
số vi khuẩn trở thành tác nhân gây bệnh như E. coli, Bacillus perfringens (Trần Cừ,
1972).
Sự cân bằng quần thể vi sinh vật trong đường tiêu hóa của heo con có vai trò quan
trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của động vật chủ. Chính vì vậy, việc chăm
sóc nuôi dưỡng tốt, tạo điều kiện môi trường sống thích hợp, vệ sinh là một trong
những biện pháp phòng các bệnh đường ruột của heo.
5
2.3 Vi khuẩn E. coli và bệnh tiêu chảy do E. coli ở heo con
2.3.1 Lịch sử nghiên cứu
Vi khuẩn E. coli được mô tả lần đầu tiên vào năm 1885 do Theodore Escherich
người Đức, được xem là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở người và động vật
(Levine, 1987).
E. coli là động vật thường xuyên khu trú và hoạt động trong đường ruột của heo và
có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh (Leman và Fairbrother, 1992).
Hiện nay, có 6 nhóm E. coli gây bệnh được biết đến đó là: Enteropathogenic E. coli
(EPEC), Enterotoxigenic E. coli (ETEC), Enteroinvasive E. coli (EIEC),
Enterohaemorrhagic E. coli (EHEC), Enteroaggregative E. coli (EAEC) và
Diffusely adhering E. coli (DAEC) (Nataro và Kaper, 1998).
Enteropathogenic E. coli (EPEC) không có khả năng tạo ra độc tố hay khả năng
xâm nhập như ETEC hay EIEC. Nhóm này gây tiêu chảy cho người , đặc biệt là gây
tiêu chảy cho trẻ em (Levine, 1987).
Enterotoxigenic E. coli (ETEC) là nhóm vi khuẩn thường xuyên khu trú trong ruột
người và động vật. Gây bệnh ở thú sơ sinh là những chủng E. coli thuộc nhóm
ETEC gây nên (Gyles, 1986). Có khả năng sinh ra độc tố ruột (enterotoxin). Độc tố
gồm 2 loại: độc tố chịu nhiệt (heat-stable enterotoxin = ST) và độc tố kém chịu
nhiệt (heat-labile enterotoxin = LT) (Smith và Gyles, 1970). Phần lớn các chủng
ETEC phân lập được từ heo bị Colibacillosis đều mang một hoặc nhiều loại kháng
nguyên bám dính như: F4, F5, F6, F17, F18 và F41. Trong đó, F4, F5, F6, F17 và
F41 thường gặp ở heo mới sinh (1-7 ngày tuổi), F4 và F18 thường gặp ở heo con
sau cai sữa (Vũ Khắc Hùng và Pilipcinec, 2003).
ETEC gây tiêu chảy nặng ở thể lỏng như nước và làm chết ở heo sơ sinh. Bệnh do
Colibacilli là một bệnh thể cấp tính với đặc điểm gây tiêu chảy phân có màu vàng
nhạt, phân lỏng như nước và thường đi kèm với nhiễm trùng huyết, đôi khi bệnh
làm heo con chết với tỷ lệ cao do mất nước và mất chất diện giải (Lý Thị Liên Khai
và ctv, 2003).
Enteroinvasive E. coli (EIEC) là nhóm không có khả năng tạo được độc tố
(enterotoxin) như nhóm ETEC nhưng chúng có khả năng phát triển mạnh và gây
bệnh rất nguy hiểm giống như Shigella. Chúng thường gây đau bụng, sốt, ói mửa và
tiêu chảy không máu (Taylor, 1988).
Enterohaemorrhagic E. coli (EHEC) là nhóm có khả năng tạo ra độc tố Verotoxin
giống với độc tố Shiga. Chất độc do nhà khoa học K. Shiga tìm ra, nên có tên gọi
6
chung là chất độc giống Shiga (Shiga – like toxin) (Konowalchuk, 1977; Lior,
1994). Độc tố này gây ra các bệnh tích cho mau mạch ruột, mô dưới da và não, dẫn
tới triệu chứng phù đầu và thần kinh (Bertschinger, 1992; Imberechts và ctv, 1992).
Enteroaggregative E. coli (EAEC) có khả năng sản sinh ra yếu tố bám dính và xâm
nhập (do gen eae quy định) cũng đã được xác định là có liên quan đến bệnh tiêu
chảy của heo con sau cai sữa (Fairbrother và ctv, 2005).
Diffusely adhering E. coli (DAEC) người ta biết rất ít về dịch tể học và lâm sàng
của bệnh do DAEC. Trong một nghiên cứu trên những đứa trẻ ở bệnh viện giữa độ
tuổi từ 1 tháng tuổi đến 14 tuổi, đa số những bệnh nhân nhiễm DAEC đều bị ói mửa
(Poitrineau và ctv, 1995). Một vài nghiên cứu cho thấy DAEC là nguyên nhân của
bệnh tiêu chảy. Trong khi đó, những nghiên cứu khác không tìm được giống DAEC
trên những bệnh nhân tiêu chảy thường xuyên từ việc theo dõi các triệu chứng
(Nataro và Kaper, 1998). DAEC được xem là tác nhân gây bệnh trên những trẻ sơ
sinh hơn là trên những đứa trẻ tập đi và biết đi (Benenson và ctv, 1995).
Bệnh do vi khuẩn E. coli gây ra là bệnh truyền nhiễm có điều kiện. Căn cứ vào sự
tác động của các yếu tố gây bệnh của E. coli, tuổi heo mắc bệnh và triệu chứng
bệnh do E. coli gây ra, người ta chia bệnh thành 2 loại: bệnh đường ruột do E. coli
(bệnh tiêu chảy) và bệnh nhiễm trùng máu (bệnh phù đầu) (Lê Văn Tạo, 2006).
2.3.2 Đặc điểm vi khuẩn E. coli
Trong các vi khuẩn đường ruột, loài Escherichia coli là loài phổ biến nhất. Chúng
chiếm 80% vi khuẩn hiếu khí sống ở ruột (Trần Cẩm Vân, 2001). Loài này xuất
hiện và sinh sống trong ruột động vật chỉ vài giờ sau khi sinh và tồn tại cho đến khi
con vật chết. E. coli sinh sống bình thường trong đường ruột của người và động vật,
khi các điều kiện nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn, vệ sinh thú y kém, sức chống đỡ
bệnh tật của con vật yếu thì E. coli trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh
(Đào Trọng Đạt và ctv, 1999).
E. coli là vi khuẩn hiếu khí chủ yếu trong hệ tiêu hóa của hầu hết các loài động vật,
thường có 107 – 109 vi khuẩn này trên một gram phân. Hệ thống tiêu hóa của con
vật mới sinh sẽ nhanh chóng nhiễm vi khuẩn trong đó có E. coli tạo nên hệ vi sinh
vật đường ruột. Nồng độ vi khuẩn E. coli thường thấp ở ruột non, tăng dần và có
nồng độ cao nhất ở ruột già. Hầu hết E. coli là sinh vật sống cộng sinh, chúng sống
trong đường ruột nhưng không có hại cho vật chủ. Chỉ một phần nhỏ một số chủng
có thể sản xuất yếu tố độc lực và gây hại. Trên động vật, quan trọng nhất là E. coli
thuộc nhóm ETEC, EPEC, STEC và ExPEC. STEC là vi sinh vật bình thường trong
đường ruột của gia súc nhai lại nhưng có thể có độc lực cao với người. ExPEC và
7
EPEC là vi sinh vật bình thường trong đường ruột vật chủ nhưng cũng có thể là
những vi sinh vật cơ hội (Gyles and Fairbrother, 2010).
Ở trong ruột, E. coli sống đối kháng với một số vi khuẩn khác như Salmonella và
Shigella nhờ có khả năng tạo ra một loại chất ức chế có tên là colicin. Chúng còn có
khả năng tổng hợp một số vitamin thuộc nhóm B, E và K. Vì thế, khi không gây
bệnh chúng có lợi cho đường ruột nhờ hạn chế được một số vi khuẩn khác, giữ thế
cân bằng sinh thái trong ruột và sinh tổng hợp một số vitamin (Trần Cẩm Vân,
2001).
Đặc điểm hình thái
Escherichia coli là một loại cầu trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2 – 3 µm *0,6
µm. Phần lớn E. coli di động do có lông ở quanh thân, nhưng một số không thấy di
động. Vi khuẩn không sinh nha bào, có khả năng hình thành giáp mô khi gặp môi
trường dinh dưỡng tốt (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Vi khuẩn bắt màu gram âm trong tổ chức và dịch thấm ra từ bệnh tích, thỉnh thoảng
thấy hiện tượng bắt màu ở hai đầu (Nguyễn Vĩnh Phước và ctv, 1977).
Sức đề kháng
E. coli đề kháng yếu với nhiệt độ, ở 550C sẽ bị diệt trong 1 giờ, 600C trong 30 phút
và chết ngay khi đun ở 1000C (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Các chất tiêu độc bình thường như phenol, formol, vôi,... ở nồng độ thường cũng
làm E. coli chết rất nhanh nhưng E. coli đề kháng với sự sấy khô (Lê Văn Tạo,
2006).
E. coli nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh nhưng cũng tạo khả năng đề kháng
kháng sinh nhanh chóng.
Ở môi trường ngoài, các chủng E. coli độc có thể tồn tại đến 4 tháng.
Đặc tính nuôi cấy
E. coli phát triển dễ dàng trên môi trường nuôi cấy thông thường, một số chúng có
thể phát triển được ở môi trường tổng hợp đơn giản nên chúng được chọn làm mẫu
để nghiên cứu về sinh vật học.
E. coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở nhiệt độ từ
5 – 400C, nhiệt độ tối hảo là 370C, pH thích hợp là 7,2 – 7,4; phát triển được ở pH
từ 5,5 – 8,0 (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Trong những điều kiện thích hợp E. coli phát triển rất nhanh, thời gian thế hệ chỉ
khoảng 20 – 30 phút. Cấy vào môi trường lỏng sau 3 – 4 giờ đã làm đục nhẹ môi
8
trường, sau 24 giờ làm đục đều; sau hai ngày trên mặt môi trường có váng mỏng,
những ngày sau dưới đáy ống nghiệm có thể thấy cặn.
Trên môi trường thạch thông thường sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn,
ướt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính từ 2 – 3 mm. Nuôi lâu khuẩn lạc gần
nâu nhạt và mọc rộng ra.
Đặc tính sinh hóa
Vi khuẩn E. coli được định danh bằng phản ứng sinh hóa qua các môi trường KIA
(Kligler Iron Agar), Simons Citrate, VP (Voges – Proskauer), MR (Methyl Red),
Indol,…
E. coli lên men sinh các loại đường glucose, maltose, galactose, levulose, lactose,
fruitose.
Tất cả các E. coli đều lên men đường lactose nhanh và sinh hơi, đây là đặc điểm
quan trọng để phân biệt E. coli và Salmonella (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Tuy nhiên, cũng có một vài chủng E. coli không lên men lactose hoặc có thể có
nhưng chậm và yếu (Đào Trọng Đạt và ctv, 1999).
E. coli không có khả năng sử dụng citrate, thường sinh indole, không sinh H2S, MR
dương tính và VP âm tính.
2.3.3 Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E. coli
Cấu trúc kháng nguyên của E. coli gồm kháng nguyên thân O (somatic), kháng
nguyên lông H (flagellar), kháng nguyên vỏ K (capsular) và kháng nguyên F
(fimbrae). Cho đến nay đã xác định được 174 kháng nguyên O (từ O1 – O181 với
các O31, O47, O67, O72, O93, O94, và O122 bị loại bỏ), 80 kháng nguyên K, 53
kháng nguyên H (từ H1 – H56 với H13, H22 và H50 là không xác định) và hơn 20
kháng nguyên F.
Kháng nguyên O
Kháng nguyên O chịu nhiệt , khi đun ở 1000C trong vòng 2 giờ 30 phút vẫn giữ
được tính kháng nguyên, giữ được khả năng ngưng kết (Đào Trọng Đạt và ctv,
1999). Không bị cồn phá hủy, có tính chất của một lipopolysaccaride.
Mặc dù trong thiên nhiên trực khuẩn đường ruột có nhiều chủng nhưng chỉ có một
phần nhỏ trong số đó được xác định là mầm gây các bệnh đường dạ dày ruột. Ở heo
con, thường do các chủng sau đây gây bệnh: O141, O139, O138, O147, O86, O26,
O15, O8, O117, O9, O101 (Đào Trọng Đạt và ctv, 1999).
9
Kháng nguyên H
Kháng nguyên H có tính chịu nhiệt cao nhưng khi đun sôi 1000C trong 2 giờ 30
phút thì tính kháng nguyên, khả năng ngưng kết, kết tủa đều bị phá hủy.
Kháng nguyên K: gồm 3 loại kháng nguyên L, A, B
Kháng nguyên L: không chịu được nhiệt, bị phá hủy khi đun 1000C trong 1 giờ.
Trong điều kiện đó kháng nguyên mất khả năng ngưng kết, kết tủa và không giữ
được tính kháng nguyên.
Kháng nguyên A: là kháng nguyên vỏ chịu nhiệt, không bị phá hủy khi đun 1000C
trong 2 giờ 30 phút, tính kháng nguyên và khả năng ngưng kết, kết tủa đều giữ
nguyên (Đào Trọng Đạt và ctv, 1999). Ở nhiệt độ 1200C trong 2 giờ kháng nguyên
A mới bị phá hủy (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Kháng nguyên B: không chịu được nhiệt, dưới tác dụng 1000C trong vòng 1 giờ
chúng sẽ bị phá hủy. Khác với kháng nguyên L, khi đun sôi kháng nguyên B chỉ
mất tính kháng nguyên nhưng vẫn giữ được khả năng ngưng kết và kết tủa (Đào
Trọng Đạt và ctv, 1999).
Kháng nguyên F ( kháng nguyên bám dính)
Hầu hết các E. coli gây bệnh đều sản sinh một hoặc nhiều yếu tố bám dính, chúng
bám vào các cơ quan cảm thụ đặc hiệu trên tế bào biểu mô của màng nhày và những
lớp tế bào kế cận. Những yếu tố bám dính này là phần phụ dạng lông kéo dài từ
vách tế bào vi khuẩn và được cấu tạo từ các tiểu đơn vị protein, trong nhiều trường
hợp, chúng hoạt động như một giá đỡ cho protein bám vào đầu các sợi vi nhung.
Yếu tố bám dính được phân lập bằng phản ứng huyết thanh học hay bằng các cơ
quan cảm nhận đặc hiệu, cơ quan cảm nhận đặc hiệu này làm ngưng kết hồng cầu
của nhiều loài gia súc khác nhau. Cách đặt tên cho các yếu tố bám dính rất khác
nhau. Ví dụ, yếu tố bám dính đầu tiên được phát hiện trên ETEC gây bệnh cho heo
được biết là kháng nguyên vỏ và được đặt tên là K88 và K99. Danh pháp chuẩn hóa
hơn dựa vào tính huyết thanh học trong phương pháp miễn dịch điện di chéo, kí
hiệu là F và sử dụng cho đến ngày nay (Fairbrother and Gyles, 2006).
Mỗi loại kháng nguyên bám dính có các yếu tố quyết định kháng nguyên tương
xứng, phù hợp với cấu trúc điểm tiếp nhận trên bề mặt của tế bào biểu mô nhung
mao ruột non của từng loại động vật hoặc từng lứa tuổi động vật như: F4 có ở E.
coli gây bệnh tiêu chảy cho heo con, F18 có ở E. coli gây bệnh phù đầu cho heo
trước và sau cai sữa, F5 có ở E. coli gây bệnh tiêu chảy cho bê nghé, F41 có ở E.
coli gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em (Fairbrother and Gyles, 2010).
10
2.3.4 Độc tố vi khuẩn
ETEC sản xuất ra hai loại độc tố chủ yếu: heat – labile toxin (LT; LT – I và LT –
II) và heat – stable toxin (ST; STa và STb). Độc tố chịu nhiệt (ST) chịu được 1000C
trong 15 phút, độc tố kém bền nhiệt (LT) bị bất hoạt ở 600C trong 15 phút. Độc tố
LT có tính kháng nguyên mạnh trong khi ST có tính kháng nguyên thấp. Độc tố ruột
gây ra những rối loạn trong sự chuyển hóa dịch ruột nhưng không gây ra những tổn
thương bệnh lý hay những thay đổi hình thái học trên niêm mạc ruột. (Fairbrother
and Gyles, 2010).
LT là một phức hợp cao phân tử gồm 5 đơn vị phụ B có thể kết hợp với thụ thể trên
bề mặt tế bào biểu mô ruột và kết hợp với một đơn vị phụ A hoạt động. Sự kết hợp
trên làm hoạt hóa adenylate cylate làm kích thích tạo ra cAMP trong tế bào gây tăng
tiết Cl, Na, HCO3 và nước vào ruột (Fairbrother and Gyles, 2006).
STa (STI, ST1 và ST mouse) là một protein nhỏ không sinh miễn dịch, với khối
lượng phân tử 2.000 Da. STa kết hợp với thụ thể GC (guanylyl cylase) trên biểu
mô ruột non và hoạt hóa GC gây kích thích sản xuất cGMP. Nồng độ cGMP cao
trong tế bào làm ức chế hệ thống đồng vận chuyển Na/Cl và làm giảm sự hấp thu
điện giải và nước từ ruột non. STa có hoạt tính mạnh trên chuột con và heo con
dưới hai tuần tuổi nhưng tác động yếu trên heo lớn hơn hai tuần tuổi. Điều này có
thể do sự khác nhau về số lượng các thụ thể trên tế bào biểu mô ruột ở các lứa tuổi
(Fairbrother and Gyles, 2006).
STb (hay STII, ST2, ST pig) là một protein nhỏ với khối lượng phân tử 5.000 Da,
có tính kháng nguyên mạnh hơn STa. STb kích thích sự tiết dịch độc lập chu trình
nucleotides trong ruột. STb được tìm thấy trong 74% ETEC phân lập từ heo. Vai
trò của STb trong bệnh tiêu chảy thì vẫn còn nghi ngờ, mặc dù ETEC sản xuất chỉ
STb vẫn có thể gây tiêu chảy trên heo con mới sinh gây nhiễm thực nghiệm , và
STb gây teo vi nhung trên ruột heo (Fairbrother and Gyles, 2006).
Ngoài ra, E. coli còn sản xuất độc tố EAST1, được xác định đầu tiên trên EAEC
phân lập từ người và sau đó được báo cáo trên ETEC phân lập từ heo tiêu chảy. Độc
tố thường được tìm thấy trên ETEC chủng F4 và F18. EAST1 là chuỗi peptide với
38 amino acid có khối lượng phân tử 4100 Da. EAST1 có chuỗi peptide tương đồng
50% với STa nên có thể tương tác với thụ thể của STa làm tăng cGMP. Do đó, cơ
chế hoạt động của EAST1 được cho là tương tự STa. Tuy nhiên, vai trò của EAST1
trong tiêu chảy thì vẫn chưa được xác định (Fairbrother and Gyles, 2006).
11
Bảng 1. Nhóm huyết thanh và yếu tố gây độc trong quá trình gây bệnh do E. coli (Faribrother, 1992)
Nhóm huyết thanh
12
O8:K”S16”
O9:K35
O9/O101:K30
O9/O101:K103
O9 ( nhóm)
O20:K101
064:K”V142”
O8:K”4627”
O8 ( nhóm)
O175:K”V17”
O147:K89
O149:K91
O8: ( nhóm)
O147:K”1285”
0115:K”V165”
O138:K81
O139:K82
O141:K85
O45:K”E65”
Triệu chứng lâm sàng
STa
+
+
+
+
+
+
+
Tiêu chảy heo sơ sinh và heo con
Tiêu chảy heo sơ sinh, heo con, heo cai sữa,
xuất huyết, viêm dạ dày ruột
+
(+)
(+)
Tiêu chảy heo con, heo cai sữa
Tiêu chảy heo cai sữa
+ : Độc lực được xác định thường được phát hiện trong nhóm này
+
(+)
Yếu tố gây độc
Độc tố ruột
Yếu tố bám dính
STb LT
VT F4 F5 F6 F41
+
+
+
+
+
+
+
+
+
(+)
+
+
(+)
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
(+)
+
+
+
+
(+)
+
+
(+)
+
+
+
+
(+)
+
+
+
+
+
+
+
+
+
(+)
(+)
(+)
(+) : Độc lực được xác định thoáng được phát hiện trong nhóm này
12
2.3.5 Khả năng gây bệnh
Theo Trần Cẩm Vân (2001) bình thường E. coli sống trong ruột nhưng không gây
bệnh. Khi cơ thể suy yếu một số chủng trở nên gây bệnh. E. coli không chỉ gây
bệnh đường ruột như tiêu chảy, kiết lỵ mà còn có thể gây một số bệnh khác như
viêm phế quản, viêm màng phổi…
Bệnh do trực khuẩn E. coli có thể xảy ra như một bệnh truyền nhiễm kế phát trên cơ
thể thiếu vitamin và mắc các bệnh do virus và ký sinh trùng.
E. coli thường gây bệnh cho súc vật mới đẻ từ 2 – 3 ngày hoặc 4 – 8 ngày.
Ở heo, bệnh có thể lây cho cả ổ, thậm chí từ ổ này qua ổ khác. Ở động vật lớn, vi
khuẩn có thể gây một số bệnh như viêm phúc mạc, viêm gan, thận, bàng quang, túi
mật, buồng vú, khớp xương.
Ở người, đặc biệt là trẻ em dưới một tuổi vi khuẩn có thể gây bệnh viêm dạ dày và
gây nhiễm độc, viêm túi mật, bàng quang, đường niệu sinh dục và viêm não, đôi khi
gây nhiễm khuẩn huyết trầm trọng (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
2.3.6 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy
Vi khuẩn E. coli bằng cách trực tiếp hay gián tiếp xâm nhập vào đường ruột của
heo. Trong ruột, khi có đủ các điều kiện thuận lợi, vi khuẩn nhân lên với số lượng
lớn, sản sinh yếu tố kháng khuẩn Colixin và trở thành vi khuẩn có số lượng lớn
trong ruột.
Khi có số lượng lớn, chiếm ưu thế, vi khuẩn tràn lên ruột non, nhờ kháng nguyên
bám dính, vi khuẩn bám vào lớp tế bào biểu mô nhung mao ruột và xâm nhập vào
bên trong lớp tế bào biểu mô. Trong lớp tế bào biểu mô, vi khuẩn phát triển nhân
lên làm phá huỷ lớp tế bào này gây viêm ruột. Cũng tại đây, vi khuẩn sản sinh độc
tố đường ruột tác động vào quá trình trao đổi muối – nước làm cho nước và chất
điện giải không được hấp thu vào cơ thể, ngược lại thẩm xuất từ cơ thể vào ruột.
Nước tập trung ở ruột làm cho ruột căng lên, cộng với khí do vi khuẩn E. coli trong
ruột lên men tạo ra cũng làm cho ruột căng lên, sức căng của ruột và quá trình viêm
ruột kích thích hệ thần kinh thực vật ở ruột tạo nên những cơn nhu động ruột mạnh
đẩy nước và phân ra ngoài gây tiêu chảy (Lê Văn Tạo, 2006).
2.3.7 Dấu hiệu lâm sàng
Theo Hồ Thị Việt Thu (2006) thì bệnh tiêu chảy do E. coli có thể xảy ra 2 – 3 giờ
sau khi sinh. Thông thường tiêu chảy xuất hiện 12 – 24 giờ sau khi nhiễm bệnh.
Những heo không điều trị có thể chết từ 24 – 48 giờ sau khi tiêu chảy.
13
Khi heo bị tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, triệu chứng đầu tiên là heo bị tiêu chảy với
mức độ khác nhau, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nước (Lê Văn Tạo,
2006). Màu sắc phân thay đổi từ không màu đến ánh trắng hoặc nâu đất
(Fairbrother, 1992).
Heo có thể tiêu chảy nhẹ hay nặng, phân có màu trắng vàng, có đốm nâu, có khi
toàn nước trong, phân dính hậu môn, hậu môn ướt, đỏ, đuôi xụ ướt, mắt thụt sâu, da
tái xanh (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
Heo ăn ít, uống nước nhiều. Xuất hiện những vùng da tím tái ở mũi, chóp tai và
bụng. Một vài heo có triệu chứng thần kinh, đi vòng tròn theo một vòng nhất định
hoặc liệt hai chân sau, vào giai đoạn cuối heo nằm nghiên, chân bơi chèo (Lê Văn
Tạo, 2006). Một số trường hợp heo ói, thể trọng giảm sút nghiêm trọng 30 – 40%
(Hồ Thị Việt Thu, 2006).
2.3.8 Bệnh tích
Bệnh tích đại thể có thể thấy được là heo con bị mất nước nặng. Trong dạ dày có
sữa chưa tiêu hoá hoặc thức ăn chưa tiêu; dạ dày và ruột đều giãn nở, trên thành
ruột có hiện tượng xuất huyết. Trong trường hợp viêm dạ dày xuất huyết, bệnh tích
đặc trưng là sự xung huyết rõ rệt ở thành ruột non và dạ dày, chất chứa trong ruột có
màu như máu (Đào Trọng Đạt và ctv, 1999). Một số trường hợp heo tiêu chảy trong
phân toàn máu do niêm mạc đường tiêu hoá bị tổn thương sâu vì bị nhiễm E. coli có
khả năng sản sinh kháng nguyên bám dính F4 mạnh (Lê Văn Tạo, 2006).
2.3.9 Chẩn đoán – chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán
Bước đầu tiên để định hướng là phải xác định pH của phân toan hay kiềm tính. Nếu
tiêu chảy kết hợp với sự hấp thu kém thì chất lỏng sẽ toan tính. Thông thường nếu
viêm ruột do virus thì pH cũng sẽ toan tính, còn bệnh do E. coli chất lỏng sẽ kiềm
tính (Đào Trọng Đạt và ctv, 1999).
Cần thiết phải phân lập vi khuẩn từ phân, bệnh phẩm là máu, hạch ruột, lớp niêm
mạc ruột non và chất chứa trong ruột heo. Thử độc lực, kiểm tra yếu tố gây bệnh
của vi khuẩn E. coli phân lập được để khẳng định vai trò gây bệnh của chúng, đồng
thời làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh điều trị (Lê Văn Tạo, 2006).
Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt với bệnh tiêu chảy do Clostridium perfrigens thường gây bệnh
trên heo dưới 10 ngày tuổi, phân tiêu chảy thường có máu, heo con trở nên độc tính
14