Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG của PHÂN bón vô cơ và hữu cơ đến VIỆC cải THIỆN đặc TÍNH lý hóa học đất vườn TRỒNG cây CACAO XEN TRONG vườn dừa tại xã mỹ hòa HUYỆN mỏ cày bắc TỈNH bến TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.16 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
  

NGUYỄN CÔNG HẦU

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN BÓN VÔ CƠ
VÀ HỮU CƠ ĐẾN VIỆC CẢI THIỆN ĐẶC TÍNH LÝ
HÓA HỌC ĐẤT VƯỜN TRỒNG CÂY CACAO
XEN TRONG VƯỜN DỪA TẠI XÃ MỸ HÒA
HUYỆN MỎ CÀY BẮC TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN BÓN VÔ CƠ VÀ HỮU CƠ ĐẾN
VIỆC CẢI THIỆN ĐẶC TÍNH LÝ HÓA HỌC ĐẤT VƯỜN TRỒNG
CÂY CACAO XEN TRONG VƯỜN DỪA TẠI XÃ MỸ HÒA


Cán bộ hướng dẫn
MỎ CÀY BẮC – TỈNH BẾN TRE
TS. TẤT ANHHUYỆN
THƯ

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện:

TS. TẤT ANH THƯ

NGUYỄN CÔNG HẦU
MSSV: 3084080

Cần Thơ, 2012

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
………………………………………………………………………………………

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư ngành Khoa Học Đất với đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN BÓN VÔ CƠ VÀ HỮU CƠ ĐẾN VIỆC
CẢI THIỆN ĐẶC TÍNH LÝ HÓA HỌC ĐẤT VƯỜN TRỒNG CACAO XEN
TRONG VƯỜN TẠI HUYỆN MỎ CÀY BẮC - TỈNH BẾN TRE


Do sinh viên Nguyễn Công Hầu thực hiện từ tháng 12/2010 - 12/2011
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………

Cần Thơ, ngày…., tháng….., năm 2011
Cán Bộ Hướng Dẫn

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
………………………………………………………………………………………
………

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư ngành
Khoa Học Đất với đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN BÓN VÔ CƠ VÀ HỮU CƠ ĐẾN VIỆC
CẢI THIỆN ĐẶC TÍNH LÝ HÓA HỌC ĐẤT VƯỜN TRỒNG CACAO XEN
TRONG VƯỜN TẠI HUYỆN MỎ CÀY BẮC –TỈNH BẾN TRE

Do sinh viên Nguyễn Công Hầu thực hiện từ tháng 12/2010- 12/2011 và bảo vệ
trước hội đồng
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ………………………………
Cần Thơ, ngày…., tháng….., năm 2012
Chủ tịch Hội đồng

iii


LỜI CAM ĐOAN

  
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả
được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn
Nguyễn Công Hầu

iv


LỜI CẢM TẠ
  
Qua quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Cần Thơ, luận văn tốt nghiệp
của em đến nay đã hoàn thành, em xin chân thành cám ơn:
Cô Tất Anh Thư đã trực tiếp hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báo và tạo điều kiện
tốt nhất cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Quý thầy cô và các anh chị trong phòng phân tích Bộ môn Khoa Học Đất đã nhiệt
tình giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành luận văn.
Thầy Ngô Ngọc Hưng cố vấn học tập cùng toàn thể quý thầy cô đã truyền đạt kiến
thức và những kinh nghiệm quý báo cho em trong suốt thời gian em học tập rèn
luyện tại trường.
Cám ơn đến gia đình luôn quan tâm, động viên, hỗ trợ rất nhiều trong suốt thời gian
học tập.
Tất cả các bạn sinh viên lớp khoa học đất khoá 34 đã động viên giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Em xin chúc tất cả quý Thầy, Cô, các anh chị trong Bộ môn Khoa Học Đất và các
bạn luôn thành công.

Nguyễn Công Hầu

v



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa .......................................................................................................i
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn ..........................................................................ii
Xác nhận của hội đồng chấm luận văn............................................................... iii
Lời cam đoan......................................................................................................iv
Lời cảm tạ ...........................................................................................................v
Mục lục ..............................................................................................................vi
Danh sách hình...................................................................................................ix
Danh sách bảng ...................................................................................................x
TÓM LƯỢC.......................................................................................................xi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
Chương 1 – LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................2
1.1 Tổng quan vùng nghiên cứu..........................................................................2
1.2 Giới thiệu cây ca cao ....................................................................................3
1.2.1 Cây ca cao.......................................................................................3
1.2.2 Lợi ích của cây ca cao .....................................................................3
1.2.3 Tình hình sự phát triển của cây ca cao .......................................................4
1.3 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển cây ca cao ..............................................8
1.4 Điều kiện phát triển của cây ca ca...............................................................10
1.5 Điều kiện đất đai.........................................................................................14
1.6 Tính chất vật lý...........................................................................................14
1.6.1 Thành phần cơ giới (sa cấu).....................................................................14
1.6.2 Dung trọng...............................................................................................20
1.7 Một số đặc tính hoá học đất ........................................................................21
1.7.1 pH.................................................................................................21
1.7.2 EC (độ mặn)..................................................................................22
1.7.3 Chất hữu cơ...................................................................................22
1.7.4 CEC (khả năng trao đổi cation) .................................................... 23

1.7.5 Lân (P) .........................................................................................23
vi


1.7.6 Đạm (N) .......................................................................................24
1.7.7 Kali (K) .......................................................................................25
1.7.9 Calcium (Ca) ................................................................................25
1.7.10 Magnesium (Mg) .......................................................................26
1.8 Những trở ngại trên đất vườn trồng cây ăn trái lâu năm ..............................28

Chương 2 – PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...............................................30

2.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm ................................................................30
2.2 Phương pháp thí nghiệm .............................................................................30
2.2.1 Thu thập và xử lý số liệu..........................................................................31
2.2.2 Phương pháp phân tích mẫu đất ...............................................................31
2.3 Xử lý số liệu ...............................................................................................33
Chương 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................34
3.1 Một số đặc tính lý - hoá học đất trước khi bố trí thí nghiệm .........................34
3.1.1 Đặc tính vật lý đất và cation trao dổi........................................34
3.1.2 Đặc tính hoá học đất và hàm lượng các chất dinh dưỡng
trong mẫu đất đầu vụ ........................................................................37
3.2 Theo dõi sự thay đổi các đặc tính hoá học đất và nguồn dinh dưỡng
trong đất theo thời gian......................................................................39
3.2.1 pH............................................................................................................39
3.2.2 EC trong đất.............................................................................................40
3.2.3 Lân hữu dụng (P Olsen) ..........................................................................41
3.2.4 Đạm hữu dụng ........................................................................................43
3.2.5 Đạm hữu cơ dễ phân huỷ trong đất (N labile) .............................................44
3.2.6 Carbon hữu cơ dễ phân huỷ trong đất (Clabile) ..........................................45

Chương 4 – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................47
4.1 Kết luận ......................................................................................................47
4.2 Đề nghị.......................................................................................................48

vii


TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................50
PHỤ CHƯƠNG

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

Hình 1.1

Bản đồ Hành Chính Huyện Mỏ Cày Bắc Tỉnh Bến Tre

3

Hình 1.2

Các hình ảnh của ca cao


4

Hình 1.3

Sơ đồ xác định thành phần cơ giới đất của USDA

18

Hình 3.1

Sự thay đổi pHH2O (1:2.5) ở các nghiệm thức theo thời gian

40

Hình 3.2

Sự thay đổi EC ở các nghiệm thức theo thời gian

42

Hình 3.3

Sự thay đổi hàm lượng lân hữu dụng (P Olsen) của các nghiệm

43

thức theo thời gian
Hình 3.4

Sự thay đổi hàm lượng đạm hữu dụng ở các nghiệm thức theo


44

thời gian
Hình 3.5

Sự thay đổi hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy ở các nghiệm
Thức theo thời gian

45

Hình 3.6

Sự thay đổi hàm lượng carbon hữu cơ dễ phân huỷ của các
nghiệm thức theo thời gian

46

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

Bảng 1.1 Năng suất và sản lượng cacao ở một số nơi trên thế giới


5

Bảng 1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng ca cao qua các năm ở
Việt Nam

6

Bảng 1.3 Liều lượng phân bón cho 1 ha ca cao

10

Bảng 1.4 Hệ thống phân loại các cấp hạt theo hệ thống quốc tế

15

Bảng 1.5 Hệ thống phân loại các cấp hạt theo hệ thống USDA

16

Bảng 1.6 Phân loại đất theo thành phần cơ giới của quốc tế năm

17

1963 (Trần Văn Chính, 2006)
Bảng 1.7 Thang đánh giá dung trọng (Viện Thổ Nhưỡng Nông

21

Hóa, 1998)
Bảng 1.8 Dinh dưỡng cây ca cao hút, lấy đi


27

Bảng 1.9 Nhu cầu sinh trưởng của cây ca cao ở các thời kỳ sinh trưởng 28
khác nhau
Bảng 2.1 Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu hoá học

31

Bảng 3.1 Các đặc tính của đất đầu vụ

36

Bảng 3.2 Các chỉ tiêu hóa học đất bố trí thí nghiệm

38

x


TÓM LƯỢC
Việc sử dụng phân bón vô cơ lâu dài trong sản xuất nông nghệp có nguy cơ
làm đất bị suy thoái thẻ hiện qua hàm lượng các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ trong
đất thấp. Vì vậy, “Đánh giá tác động của phân bón vô cơ và hữu cơ đến việc cải
thiện đặc tính lý hoá học đất vườn trồng cây cacao xen trong vườn dừa tại xã Mỹ
Hòa huyện Mỏ Cày Bắc – Tỉnh Bến Tre”. Được thực hiện nhằm mục tiêu: (1) Đánh
giá các yếu tố vật lý - hóa học của đất vườn dừa có xen cây cacao; (2) Đánh giá hiệu
quả của phân hữu cơ lên việc cải thiện các đặc tính lý, hoá học đất.
Kết quả phân tích mẫu đất vườn trồng cacao xen trong vườn dừa có tuổi liếp
dừa là 35 năm tuổi cây cacao là 5 - 6 năm (đầu vụ) nhận thấy : Đất không bị nén dẻ

(1.29 g/cm3 ), thành phần sa cấu đất chủ yếu là đất sét pha thịt ; pH đất thấp (pHH2O
= 4.66 – 5.32),hầu hết hàm lượng dinh dưỡng trong đất điều thấp thể hiện qua : hàm
lượng chất hữu cơ rất thấp (1.36 – 1.36 %C), đạm tổng số biến động từ thấp đến
trung bình (0.14 – 0.21% N), nghèo lân tổng số (0.02 – 0.03% P2O5), N hữu dụng
thấp (8.23 – 10.18 mg/kg), N hữu cơ dễ phân hủy thấp (1.09 – 1.29 mg/kg), C hữu
cơ dễ phân huỷ ở mức thấp đến trung bình (0.7 – 0.88), hàm lượng lân hữu dụng
biến động ở mức thừa lân (22.64 – 30.39 mg/kg), CEC ở mức thấp (12.48 – 14.59
cmol/kg), kali biến động trong mức khá (0.84 - 0.95 cmol/kg), Na cao (1.29 – 1.74
cmol/kg), Ca biến động từ thấp đến trung bình (5.08 – 6.63 cmol/kg), Mg cao (5.02
– 5.56 cmol/kg).
Qua theo dõi kết quả phân tích mẫu đất ở các nghiệm thức trong bố trí thí
nghiệm cho thấy : Việc bón phân vô cơ không giúp duy trì nguổn dinh dưỡng trong
đất lâu dài so với bón phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ cụ thể : Hàm lượng lân
hữu dụng tăng lên biến động trong khoảng (42 – 76.71 mg/kg) ở mức giàu đến thừa
lân (ở nghiệm thức3 và nghiệm thức 5); hàm đạm hữu dụng tăng biến động trong
khoảng (10.92 – 47.94 mg/kg); đạm hữu cơ dễ phân hủy (1.46 – 7.22 mg/kg) có
tăng nhưng vẫn ở mức thấp, carbon labile dao động trong khoảng (0.35 – 0.71 %C)
vẫn chưa được cải thiện mà có xu hướng giảm.

xi


MỞ ĐẦU
Tỉnh Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất ĐBSCL (35.000 ha), là
tỉnh có phong trào xen canh ca cao, khôi phục vườn dừa mạnh nhất trong hai năm
gần đây. Việc phát triển mô hình ca cao xen canh trong vườn dừa góp phần đa dạng
hóa mục đích sử dụng đất, khai thác có hiệu quả. Những hộ trồng cây ca cao xen
trong vườn dừa hoặc vườn cây ăn trái đều đánh giá khá cao mô hình này bởi tính
tiện lợi và không tốn nhiều chi phí cải tạo vườn và công lao động, chỉ tốn chi phí
chăm sóc 1 lần mà thu nhập sản phẩm được cả 2 loại cây. Theo tính toán của các

nhà chuyên môn và bà con nông dân, với 1 ha chuyên trồng dừa chỉ thu nhập trên
50 triệu đồng/năm, nhưng nếu trồng xen thêm cây ca cao thì mức thu nhập sẽ tăng
lên gấp đôi. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác nông dân thường gặp một số trở
ngại như cây kém phát triển,năng suất không ổn định… Qua kết quả điều tra thực tế
hầu hết các nông dân trồng cây cacao chưa có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật bón
phân, đa số nông dân sử dụng phân bón vô cơ (hỗn hợp N-P-K ...). Đây có thể là
một trong những nguyên nhân chính gây trở ngại cho việc thất thu năng xuất, từ
thực tế đó đề tài “Đánh giá tác động của phân bón vô cơ và hữu cơ đến việc cải
thiện đặc tính lý hoá học đất vườn trồng cây cacao xen trong vườn dừa tại xã
Mỹ Hòa huyện Mỏ Cày Bắc – Tỉnh Bến Tre” được thực hiện nhằm tìm ra trở ngại
chính của việc trồng xen cacao, là cây chỉ phát triển tốt khi trồng dưới các tán cây
lâu năm mà những vùng đất này thường bị bạc màu, khó đáp ứng về mặt dinh
dưỡng cho cây cacao phát triển tốt. Vì vậy để giải quyết vấn đề này đề tài được thực
hiện nhằm:
- Đánh giá các yếu tố vật lý - hóa học của đất vườn dừa có xen cây cacao.
Trên cơ sở nghiên cứu tìm ra được nguyên nhân gây bất lợi cho sự phát triển của
cây cacao trồng xen. Chọn được công thức phân bón phù hợp góp phần cải thiện và
duy trì độ phì nhiêu đất theo hướng bền vững
- Đánh giá hiệu quả của phân bón đến việc cải tạo độ phì nhiêu đất theo
hướng bền vững. Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc khuyến cáo chế độ
bón phân và quản lý nguồn dinh dưỡng trong đất theo hướng bền vững. Từ đó đánh
giá độ phì nhiều của đất vườn trồng cây cacao xen trong vườn dừa và các yếu tố bất
lợi của đất, đưa ra những biện pháp canh tác hợp lý giúp hạn chế sự suy thoái đất,
nâng cao năng suất ca cao và tăng hiệu quả kinh tế cho nghề trồng ca cao.

1


CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan vùng nghiên cứu
Mỏ Cày Bắc là một huyện thuộc tỉnh Bến Tre được thành lập vào ngày 25
tháng 3 năm 2009 theo ‘Nghị định số 08/CP ngày 9 tháng 2 năm 2009’ của Chính
phủ Việt Nam.Trung tâm huyện nằm tại xã Phước Mỹ Trung.
Dân cư: Mỏ Cày Bắc có tổng diện tích tự nhiên là 154,6378 km2 và có
124.377 nhân khẩu. Khi mới thành lập huyện bao gồm 134,1911 km 2 diện tích tự
nhiên và 109.575 nhân khẩu của huyện Mỏ Cày cũ và 20,4467 km2 diện tích tự
nhiên và 14.802 nhân khẩu của huyện Chợ Lách. Mật độ dân số 804 người/km2.
(09/02/2009)
Đơn vị hành chính: Huyện có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 13 xã:
Thanh Tân, Thạnh Ngãi, Tân Phú Tây, Tân Thành Bình, Thành An, Phước Mỹ
Trung, Tân Thanh Tây, Tân Bình, Nhuận Phú Tân, Hoà Lộc, Khánh Thạnh Tân,
Hưng Khánh Trung A, Phú Mỹ. Bộ máy hành chính huyện Mỏ Cày Bắc chính thức
đi vào hoạt động từ 01-05-2009.
Vị trí địa lý: Huyện của tỉnh Bến Tre, nằm trên cù lao Minh; Bắc giáp huyện
Châu Thành và thành phố Bến Tre, ranh giới là sông Hàm Luông, có cầu Hàm
Luông bắc qua trên quốc lộ 60; Nam giáp sông Cổ Chiên, ngăn cách với huyện
Vũng Liêm của tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp huyện Chợ Lách, Đông giáp huyện Mỏ
Cày Nam.
Kinh tế: Huyện có khoảng 16.000 ha đất trồng cây ăn trái các loại và nuôi
trồng thủy sản. Lợi thế của Mỏ Cày Bắc là có 2/3 trên tổng số 13 xã không bị nước
mặn xâm nhập. Huyện có làng trồng cây ăn trái, vùng bưởi da xanh đặc sản xen
vườn dừa, vườn ca cao xen dừa và tiềm năng thủy sản. Định hướng của huyện Mỏ
Cày Bắc là tập trung phát huy thế mạnh kinh tế vườn, chăn nuôi và phát triển các
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
Khí hậu: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26°C đến 27 °C. Lượng mưa trung
bình hàng năm từ 1.250 mm đến 1.500 mm. Khí hậu ở đây là nhiệt đới gió mùa:
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô

Mô hình canh tác tiêu biểu của vùng: Hiện nay với sự tiến bộ của kỹ thuật

canh tác và đa dạng cây trồng một số nhà vườn ở huyện Mỏ Cày Bắc đang áp dụng
mô hình trồng xen, nuôi xen như: cacao xen trong vườn dừa, tôm càng xanh trong
mương vườn dừa, trồng xen cây dừa xiêm dứa, cây cacao - măng cụt, nuôi heo, gà

2


nòi… Để mô hình mang tính bền vững, đa phần nhà vườn học hỏi kinh nghiệm và
tham dự các lớp tập huấn do trung tâm khuyến nông tỉnh Bến Tre tổ chức.

Hình 1.1 Bản đồ Hành Chính Huyện Mỏ Cày Bắc Tỉnh Bến Tre
( nguồn Tài liệu Web UBND tỉnh Bến Tre)

1.2.Giới thiệu tổng quan cây ca cao
1.2.1 Cây ca cao: Cây ca cao (Theobroma cacao L.) thuộc họ Sterculiaceae, bộ
Malvales, là cây hoang dại trong rừng Amazon (Nam Mỹ) được thuần hoá trồng từ
thế kỷ XVI, Là loại cây thích bóng râm, dễ trồng, dễ chăm sóc, cho năng suất cao
nên có thể trồng xen trong các vườn cây lâu năm. Là cây công nghiệp có nhiều triển
vọng (Phạm Hồng Đức, 2003).
1.2.2 Lợi ích của ca cao: Quả ca cao gồm vỏ, phần thịt màu trắng và hạt (Hình
1.1). Bộ phân được dùng nhiều nhất là hạt. Hạt ca cao có hàm lượng bơ cao từ 5658%, dùng làm nguyên liệu trong sản xuất chocolate, nước uống, bánh kẹo, dược
phẩm, mỹ phẩm (Phạm Hồng Đức Phước, 2006).

3


Hạt ca cao

Quả ca cao


Quả ca cao bổ đôi.

Hình 1.2: Các hình ảnh của ca cao
Vỏ ca cao chứa 3- 4 % Kali trên trọng lượng khô (Wood và Lass, 1985) nên
tro của nó được dùng làm xà bông ở Nigeria và Grana (Oduwole và Arucya, 1990;
Arucya, 1991). Ngoài ra vỏ còn được dùng làm thức ăn cho gia súc và phân bón.
Lá ca cao rụng cung cấp phân hữu cơ cung cấp cho đất.
Cây ca cao có thể trồng xen dưới tán các vườn cây lâu năm nhằm tăng hiệu
quả sử dụng đất. Cây dễ trồng, phát triển nhanh, năng suất ổn định, thu hoạch 2
vụ/năm.
1.2.3 Tình hinh sự phát triển của cây cacao
- Trên thế giới:
Cacao được sử dụng đầu tiên ở vùng Aztecs, dưới dạng Chocolate, được sản
xuất bằng cách nghiền hạt cacao với nước, bột bắp và một số chất gia vị, sử dụng
trong các loại nước uống (Nguyễn Minh Thủy, 2000). Ở Nicaragua hạt ca cao có
lúc được dùng như tiền tệ để trao đổi mua bán (Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tài
Sum, 1996). Ca cao được sử dụng rộng rãi từ thế kỷ thứ VI ở các bộ tộc Maya. Thế
kỷ XVI ca cao được trồng rộng rãi ở Trung Mỹ. Đầu thế kỷ XIX ở các nước Nam
Mỹ bắt đầu xuất khẩu ca cao với quy mô 2.000 đến 5.000 tấn. Năm 1985, các nước
Châu Á bắt đầu phát triển mạnh trồng cacao, đầu tiên ở Malaysia, Indonesia, Ấn
Độ,…từ đó thị trường ca cao ngày càng mở rộng, các sản phẩm của cacao, trước
đây được coi như mặt hàng của người giàu nay được tiêu thụ phổ biến hơn (Lê Thị
Thu Thủy và Phan Thanh Trúc, 2006). Trồng Ca cao phát triển rộng rãi trên thế
giới, kéo theo sự phát triển của các mô hình trồng xen ca cao cũng phát triển, nhất là
mô hình trồng xen ca cao trong vườn dừa, được các nước trên thế giới công nhận
đạt hiệu quả. Nghiên cứu suốt 9 năm ở Philipin, cho thấy trồng xen ca cao không có
ảnh hưởng xấu đến năng suất dừa (Mangabat và Marquez,1972). Lợi ích của trồng
ca cao xen trong vườn dừa là làm tăng thêm 55% năng suất dừa so với trồng chuyên
dừa, ngoài ra còn giúp giảm xói mòn, tăng khả năng giữ dinh dưỡng, duy trì độ ẩm
trong mùa khô, tăng nguồn CHC cho đất... (Nair và Varghise, 1976). Với những

thuận lợi trên, diện tích và sản lượng ca cao ở nhiều nước trên thế giới không ngừng
tăng nhanh, sản lượng cacao trên thế giới niên vụ 08/09 dự kiến đạt 3.500 ngàn tấn.

4


Giá cacao đạt mức cao và dao động ổn định từ 3.000- 3.300 USD (Đinh Hải Lâm,
2010). Hiện nay, trên thế giới có 4 khu vực trồng ca cao nhiều nhất là Tây Phi,
Châu Mỹ, Châu Á và Châu Đại Dương, với tổng diện tích khoảng 5 triệu ha, Châu
Phi chiếm 70% tổng sản lượng, đứng đầu là 4 quốc gia Bờ Biển Ngà, Rhana,
Nigeria, Cameroon. Châu Mỹ đạt 12% sản lượng ca cao toàn cầu, đứng đầu là
Brazin và Ecuador. Châu Á và Châu Đại Dương chiếm 18% sản lượng cacao toàn
cầu hằng năm. Indonesia là quốc gia cung cấp sản lượng chính trong khu vực, tiếp
theo là Papua New Guinea và Malaysia (Nguyễn Văn Hòa và Nguyễn Thị Thanh
Mai, 2010). Các nước có diện tích, sản lượng ca cao đạt năng suất cao, chiếm đến
90% sản lượng trên thế giới được trình bày qua hình.
Bảng 1.1: Năng suất và sản lượng cacao ở một số nơi trên thế giới
Khu vực
Quốc gia

diện tích
Diện tích (ha)

sản lượng
Sản lượng (Tấn)

Toàn thế giới
Nam Mỹ
- Brazil
- Ecuador


6.987.989
1.168.146
581.246
378.520

3.257.065
354.177
170.724
89.036

466
303
294
235

Châu phi
- Côte d’Ivoire
- Ghana
- Nigeria
- Cameroon
Châu Á
- Indonesia

4.881.140
1.700.000
1.500.000
1.100.000
373.000
563.000

490

2.252.387
1.225.000
475.999
380
125.000
489.051
426

461
721
317
346
338
869
869

- Malaysia

48

47.661

993

Năng suất
Năng suất (kg/ha)

(Nguồn: theo FAO, 2004)


Nhìn chung việc trồng, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm của cây cacao đang
có chiều hướng tăng lên trên thế giới.
- Ở Việt Nam:
Sau khi Pháp xâm chiếm, nước ta đã trồng thử nghiệm ca cao ở các tỉnh phía
Nam (Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tài Sum ,1996). Thập niên 80 của thế kỷ XX,
Việt Nam đã nổ lực phát triển trồng ca cao chủ yếu ở các nông trường quốc doanh.
Năm 1981 giống ca cao Trinitario được trồng thử nghiệm trên đất bazan, cho đến
nay cây vẫn phát triển tốt, có thể trở thành nguồn cung cấp hạt giống Trinitario, để

5


trồng rộng rãi trên cả nước. Nước ta đã có giống ca cao trồng trên 20 năm vẫn cho
năng suất cao, trung bình mỗi cây từ 300 trái trở lên, kết quả này vô cùng khích lệ
cho việc phát triển diện tích ca cao, để ca cao trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá
trị kinh tế cao (Phạm Hồng Đức Phước, 2004). Ứng dụng những thành công trên thế
giới về mô hình trồng xen ca cao để áp dụng tại Việt Nam, kết quả đạt được là năng
suất và sản lượng ca cao ngày càng tăng. Cho thấy Việt Nam với điều kiện đất đai,
khí hậu thích hợp, nguồn nhân lực dồi dào rất thích hợp để mở rộng diện tích trồng
ca cao. Hiện nay thị trường tiêu thụ ngày càng rộng, nhu cầu cung cấp nguyên liệu
này rất cao, hơn nữa nguồn cung cấp ca cao lớn nhất trên thế giới (Châu Phi) lại
giảm, làm giá ca cao không ngừng tăng và ổn đinh ở mức cao. Nắm bắt thời cơ này,
từ năm 2003 thông qua chương trình ca cao Quốc gia các doanh nghiệp đã tiếp cận
đầu tư, bao tiêu sản phẩm, giá hạt cacao những năm qua liên tục tăng cao đã thu hút
việc mở rộng gieo trồng, đã thúc đẩy diện tích ca cao ở Việt Nam trong những năm
gần đây không ngừng tăng.
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng ca cao qua các năm ở Việt Nam
Năm


2007

2008

2009

2010

2011

Diện tích (ha)

9.000

10.000

12.207,6

16,725

20.589

Năng suất (tấn/ha)

0,27

0,5

0,1- 0,15


0,35

0,7

Sản lượng (tấn)

416

940

1.000

2.500

4.873

(Ban điều phối và phát triển ca cao Việt Nam)
Hiện nay, ca cao được trồng rộng rãi ở hàng chục tỉnh từ Quãng Ngãi (miền
Trung) đến Cần Thơ (ĐBSCL), riêng tỉnh Quãng Ngãi đã có 3.000 ha (Đinh Hải
Lâm, 2010). Các giống ca cao được sử dụng phổ biến hiện nay được lai tạo bởi 8
dòng cacao lai vô tính nhập nội như TD1, TD2, TD3, DT5, DT6, DT8, DT10 và
DT14, các giống này được nhập nội từ Malaysia, đều cho hạt có chất lượng cao nhất
nếu chăm sóc đúng kĩ thuật (Đỗ Văn Công, 2011).
- Ở ĐBSCL: Trong thập niên 80, do giá ca cao tăng vọt. ĐBSCL được nhà
nước khuyến khích mô hình trồng xen ca cao trong vườn cây ăn trái, đặc biệt là mô
hình trồng xen ca cao trong vườn dừa, đã làm diện tích ca cao của khu vực tăng lên
20.000 ha. Giai đoạn 1980-1990 việc trồng ca cao tiếp tục phát triển. Đến năm 1990
giá ca cao giảm do thiếu thị trường tiêu thụ, khó khăn trong chế biến, giá cả bấp
bênh nên loại cây này dần bị chặt bỏ để trồng các loại cây trái khác (Đỗ Văn Công,
2011). Gần đây do ảnh hưởng của tình hình cung cấp ca cao trên thế giới giảm, thúc

đẩy giá ca cao tăng vọt…theo đó thị trường trong nước dần mở rộng, nước ta lại

6


được khuyến khích trồng ca cao, nhất là khu vực ĐBSCL. Theo Trần Văn Hâu
(2009) các vùng trồng ca cao ở ĐBSCL, cho thấy ca cao trồng xen cho năng suất
cao và không cạnh tranh đất với dừa, và còn góp phần tăng năng suất dừa tăng từ
20- 25% Thực tế, nhiều nơi ở ĐBSCL cây cacao có khả năng cho năng suất từ
500kg – 750kg/ha (khoảng 20 – 30 trái/cây). Nếu cây 5 năm tuổi cho năng suất từ
1000 – 1.300kg/ha (40 – 60 trái/cây). ĐBSCL còn phát triển mô hình trồng xen ca
cao trong vườn bưởi, chuối…trên vùng đất nhiễm phèn, mặn ở các tỉnh như Trà
Vinh, Cà Mau, cho thấy năng suất ca cao không kém so với những loại đất khác.
- Ở Bến Tre có khoảng 1.600 ha ca cao trồng xen trong vườn dừa. Đặc biệt,
trong năm 2003, tổ chức phi chính phủ Mỹ ACRI/VOC có dự án đầu tư 4 triệu đôla
mỹ để phát triển ca cao trong cả nước. Dự án hỗ trợ giống, kỹ thuật trồng và xúc
tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm (Nguyễn Bảo Vệ. 2005. Tủ sách Đại học Cần
Thơ).
Hiện nay Bến Tre là tỉnh có diện tích đất trồng cacao xen dừa cao nhất so
với các tỉnh khác trong khu vực. Chương trình phát triển cacao tại Bến Tre do
Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh hỗ trợ từ năm 2000 ở Bến Tre.
Sau thời gian trồng thử nghiệm cho thấy sự thích nghi khá tốt. Hơn nữa ca cao trồng
ở đây cho chất lượng cao, bằng chứng cụ thể là mẫu cacao trồng ở Bến Tre được tập
đoàn Cargill tại Việt Nam đưa đi phân tích tại Mỹ, kết quả cho thấy ca cao ở đây
chất lượng rất tốt, hàm lượng béo cao 55% - 56% đạt loại hàng đầu châu Á. Các mô
hình trồng xen ca cao trong vườn cây ăn trái ở đất nhiễm phèn, mặn đạt được hiệu
quả thử nghiệm.
Trong những năm qua, diện tích trồng cacao xen trong vườn dừa trong nước
cũng như trên thế giới tăng liên tục. Cho thấy trong tương lai cây ca cao sẽ trở thành
mặt hàng cạnh tranh trên thị trường thế giới.


1.3. Đặc điểm sinh trưỏng phát triển của cây ca cao
Ca cao thuộc loại thân gỗ, đa niên, thường cao 5- 7m, có cây cao đến 11m.
Ca cao phát triển đầy đủ trong 10 năm sau khi trồng có thể sống từ 25- 30 năm, cá
biệt có thể sống đến 100 năm. Sau 3 năm gieo trồng ca cao bắt đầu ra hoa, kết trái,
cho trái quanh năm. Trái đâm ra trực tiếp từ thân cây và những cành lớn. Cây cho
sản lượng cao nhất khi cây khoảng 9- 10 tuổi. Tính trung bình mỗi cây có thể cho từ
20- 30 trái, có thể đến 50 trái. Các bộ phận chính của cây ca cao gồm:

7


- Rễ: cacao thuộc loại rễ cọc, rễ chính có thể ăn sau 2- 3m, giúp cây chống
chịu khi khô hạn (Phạm Hồng Đức Phước, 2009).
- Thân: cây có thể cao 4- 10m tùy theo mật độ và khoảng cách trồng. Các
chồi vượt thường hình thành từ thân và cành chính, tạo ra các tầng lá để tạo tán cho
cây. Tán ca cao có ảnh hưởng nhiều đến sản lượng của cây (Phạm Hồng Đức
Phước, 2009).
- Lá: Mỗi năm ca cao ra từ 2- 4 đợt lá. Lá sống 12 tháng nhưng chỉ hoạt
động 4 -5 tháng sau đó già và rụng. Kích thước là phụ thuộc nhiều vào điều kiện
ánh sáng nhận được, khi được ánh sáng chiếu trực tiếp thì lá có màu nhạt, khích
thước nhỏ và mau rụng.
- Hoa: Cacao có thể trổ hoa suốt năm, tuy nhiên các thời kỳ trổ hoa phụ
thuộc nhiều vào yếu tố khí hậu, nhất là nhiệt độ và chế độ mưa. Ở ĐBSCL, cacao
thường cho hai kỳ hoa, kỳ thứ nhất từ tháng 4 – 7 (dl), sẽ thu hoạch vào tháng 9 –
11 năm sau và kỳ thứ hai từ tháng 11 – 1 (dl), sẽ thu hoạch vào tháng 4 – 7.
- Quả: Mỗi quả cacao thường chứa 30- 40 hạt, quả có kích thước hình dáng,
màu sắc đa dạng tùy từng giống, trái có thể dài từ 10- 30 cm, vỏ ngoài có thể tương
đối nhẵn hoặc nhám. Màu sắc có thể từ xanh vàng đến tím sẫm hoặc hơi đỏ.
- Hạt: Hạt thuộc loại không nhân, được bao bọc bởi một lớp cơm màu trắng,

có vị ngọt. Hạt có hình dáng khác nhau tùy giống. kích thước hạt dài trung bình 2- 3
cm. Trọng lượng hạt từ 900- 1.200 hạt/kg (Phạm Hồng Đức Phước, 2009).
 Kỹ thuật canh tác:
- Chọn Giống: Giống là một trong những yếu tố quan trong quyết định năng
suất của cây ca cao. Theo Đỗ Văn Công (2011) các giống phù hơp với Việt Nam là
TD1, TD2, TD3… nhập nội từ Malaysia. Các giống này nếu được chăm sóc tốt sẽ
cho năng suất cao.
- Thời vụ gieo trồng: Nếu vùng có nước tưới chủ động có thể trồng ca cao
vào bất kì thời gian nào, nhưng phải hạn chế trồng vào những lúc nắng quá nóng.
Nếu vùng thiếu nước tưới thường xuyên nên bắt đầu trồng vào mùa mưa, và kết
thúc trước mùa khô từ 2- 3 tháng (Viện KHKTNLN Tây Nguyên, 2011).
- Giai đoạn chuẩn bị: Trồng ca cao ở những vùng đất trống, cần trồng cây
che mát tạm thời cho ca cao như chuối, muồng…Nếu trồng xen trong các vườn các
cây khác nhu chuối, dừa…dừa là cây che bóng vĩnh viễn là cây trồng chung với cây
ca cao và tồn tại vĩnh viễn với cây cao (Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2009).

8


- Mật độ và khoảng cách: Mật độ thích hợp 400- 700 cây/ha. Khoảng cách
thích hợp để trồng ca cao là 3 x 3 m. Ca cao nên trồng cách cây trồng chính tối thiểu
là 2m (Viện KHKTNLN Tây Nguyên, 2011).
- Đào hố/ đắp mô trồng cây: Đào hố với kích thước tối thiểu 50 x 50 x 50cm,
Nếu đào thủ công phải để riêng lớp đất mặt (0- 20cm) sau này trộn với phân để lấp
hố. ĐBSCL do ảnh hưởng của mực thủy cấp và ảnh hưởng của thủy triều nên trồng
ca cao cần phải đắp mô. Mô có kích thước 40- 60 x 40- 60cm, sâu khoảng 40cm.
 Bón phân:
- Bón lót: Theo Nguyễn Thị Tuyết Mai (2009) lượng phân bón bao gồm
100g super lân + 50g NPK (20- 20- 15) + phân hữu cơ để lấp đầy hố trống và quanh
bầu cây để cung cấp dinh dưỡng cho ca cao trong thời gian đầu.

- Bón Vôi: bón định kì 2 năm một lần ở những vùng đất chua. Lượng bón là
0.5 kg/gốc đối với vườn ca cao kinh doanh. Bón vôi rãi điều trên bề mặt đất bên
dưới tán cây ca cao.
- Bón thúc: ca cao trồng trong vườn dừa bóng râm dày từ 50- 75% thì việc
bón thêm phân cũng không cần thiết. Trong điều kiện bóng râm thấp hơn 50% nếu
bón thêm phân sẽ cho năng suất cao rõ rệt so với không bón.
- Ngoài ra, duy trì lớp lá ca cao khô rụng kết hợp phủ gốc bằng rơm rạ
mục…Để tăng thêm CHC và cải thiện độ màu mỡ của đất.
- Bổ sung phân hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh 1- 2 kg/cây/năm.
- Liều lượng phân hóa học (vô cơ) bón cho ca cao theo từng giai đoạn
Theo báo cáo của Ban điều phối phát triển ca cao Việt Nam (2010) cứ 1 tấn ca cao
hạt khô tăng thêm trên ha cần được bón theem1000kg Urê = 100kg lân nung chảy +
150 kg KCL/ha. Nếu dùng phân bón NPK hỗn hợp bón với các liều lượng để đạt
được lượng dinh dưỡng như N, P2O5, K2O tương đương với phân đơn.
- số lần bón: Phân nên chia ra bón nhiều lần để tăng hiệu quả sử dụng
Lần 1 (đầu mùa mưa): 30% phân urê, 30% phân kali
Lần 2 (giữa mùa mưa): 40% phân urê, 30% phân kali
Lần 3 (trước khi kết thúc mùa mưa 1 tháng): 30% phân urê, 40% phân kali.
Bảng 1.3: Liều lượng phân bón cho 1 ha ca cao
Năm

Trồng mới

Nguyên chất
(Kg/ha/năm)

Phân thương phẩm
(Kg/ha/năm)

N


P2O5

K2O

Urê

Lân

KCL

35

80

35

80

500

60

9


Năm 2
Năm 3
Năm 4


70
120
120

80
80
80

70
150
150

150
250
250

500
500
500

120
250
250

Kinh doanh‫٭‬

160

80


150

350

500

400

(Nguồn Viện KHKTNLN Tây Nguyên, 2010)
(‫)٭‬lượng bón để ca cao kinh doanh đạt 2,5- 3 tấn hạt khô/ha

- Tỉa cành tạo tán: Theo Nguyễn Thị Tuyết Mai, (2009) khâu tỉa cành là
công việc hết sức quan trọng giúp cây phát triển cân đối, cành vươn điều mợi
hướng, tán lá thông thoáng để giảm thiểu sâu bệnh, chiều cao hợp lý dễ chăm sóc
cho cây
- Cây trồng từ hạt: Chỉ cần 1 thân chính, điều chỉnh tầng cành đầu tiên có
độ cao 1,5- 2m từ mặt đất. Khi cây đã tạo tán, nên tỉa thông thoáng vùng thân chính,
và chung quanh điểm phân cành, để kích thích phát triển trái và han chế sâu bệnh.
- Cây ghép: tỉa bỏ hoàn toàn các cành thứ cấp trong khoảng 1m cách mặt
đất. Khi cây vào giai đoạn kinh doanh do mầm ghép lấy từ cành ngang nên cây
không phát triển tàng cành, mà phát triển theo dạng bụi có nhiều thân. Các nhánh
phụ ở phần gốc, cành bị che khuất hay mọc hướng xuống cần được tỉa bỏ để cây
thông thoáng,hạn chế sâu bệnh và kích thích ra hoa, tiện chăm sóc.

1.4. Điều kiện phát triển của cây ca cao
- Nhiệt độ: Theo Trần Văn Hoà và Nguyễn Ngọc Thành, (1988) nhiệt độ
bình quân hằng năm thích hợp nhất cho ca cao từ 25- 27 OC. ĐBSCL có nhiệt độ
bình quân hàng năm là 27 OC và nhiệt độ ít thay đổi giữa các tháng rất thích hợp
trồng ca cao.
Khi nhiệt độ dưới 16°C có thể dẫn tới tình trạng các mầm nụ non bị thui

chột, gây mất mùa. Khi nhiệt độ tăng cao hơn ngưỡng thích hợp, làm lượng lá ra
mỗi đợt sẽ giảm. Điều tra ở Trinidad cho thấy nhiệt độ ban ngày là 20OC và ban
đêm là 22OC thì diện tích lá cacao tăng đều, ở 31OC thì sự ra hoa bị khống chế, ở
27OC hoa cacao ra nhiều nhất (Trần Văn Hâu và ctv., 2004).
Cây ca cao thích hợp với khí hậu nhiết đới nóng ẩm mưa nhiều nhiệt độ
trung bình 25-28 oC, nhiệt độ bình quân thích hợp nhất cho cây cacao là 25- 270C,
giới hạn nhiệt độ tối đa trong khoảng 30- 320C và tối thiểu khoảng 18- 210C. Cây bị
thiệt hại nghiêm trọng khi nhiệt độ dưới 100C hoặc dưới 150C nếu kéo dài. (Phòng
NN&PTNT- Đạ Huoai, 2009).

10


- Ẩm độ: Ẩm độ không khí khoảng 85% là thích hợp cho sự phát triển của ca
cao. Ở ĐBSCL, ẩm độ bình quân từ 71 – 89% nên đáp ứng khá tốt đòi hỏi của ca
cao về ẩm độ (Nguyễn Bảo Vệ và ctv, 2011).
- Lượng mưa: Theo Braudeau (1984), cho rằng mưa chỉ có thể được coi là
một yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề cung cấp nước cho cây ca cao. Vùng có lượng
mưa thấp vẫn có thể trồng được ca cao nhờ việc bổ sung nước bằng phuơng pháp
hợp lý.
Lượng mưa trung bình 1.500mm/năm là thích hợp cho ca cao phát triển, ít
nhất cũng khoảng 1.250mm/năm và cũng cần chia đều cho cả năm. Tính trung bình
mỗi tháng khoảng 100mm, nếu trong vòng hai tháng liên tiếp lượng mưa dưới
60mm thì trái ca cao sẽ bị teo nhỏ ảnh hưởng trưc tiếp tới sản lượng trái.
Với những điều kiện tối ưu của đất, lượng mưa tối thiểu cho cây ca cao hàng
năm phải đạt trung bình 1.250 mm. Tốt nhất là vào khoảng 1.500 mm, cây ca cao có
thể chịu nhập úng trong vài ngày và có thể sống trong điều kiện có lượng mưa hàng
năm tới 5.000 mm, nhưng với điều kiện đất phải thoát nước tốt. Lượng mưa lớn làm
cho cây dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh thối trái (Nguyễn Bảo Vệ và ctv, 2011)
Nước: Ca cao có thể chịu ngập nhưng không chịu được úng, cây có thể chịu

được nước mặn dưới 0.4‰ dưới ao mương nhưng không được tưới lên gốc sẽ làm
cây giảm sức sống.
Chế độ gió: Ca cao thích hợp với điều kiện không có gió mạnh thường xuyên
do lá ca cao có cuống dài, phiến lá rộng nên dễ bị tổn thương nhất là lá non. Những
vùng gió mạnh và kéo dài, nhất thiết phải trồng cây chắn gió (Phòng NN&PTNN
Đạ Huoai, 2009).
Ánh sáng: Theo Trần Văn Hâu và ctv., (2004) cây ca cao không phải là cây
ưa bóng râm tiêu biểu. Nếu thức ăn khoáng bị hạn chế, năng suất tiềm lực tối đa sẽ
thấp và chỉ đạt được dưới bóng mát, ánh sáng quá mạnh sẽ làm năng suất giảm
(Braudeau, 1984). Nếu trồng cacao trong điều kiện không có bóng râm phải bảo
đảm tất cả các yếu tố ngoại cảnh khác đều tốt.
Cacao là cây ưu ánh sáng tán xạ (50- 60% cường độ ánh sáng tự nhiên). Cây
sinh trưởng dưới bóng râm do đó có thể trồng xen trong vườn dừa, điều, chuối, cây
ăn trái có tán thưa… Đối với các vườn điều, dừa, cây ăn trái, vườn tạp không hiệu
quả có thể trồng xen cacao. (Phòng NN&PTNN Đạ Huoai, 2009).

11


Đất đai: Theo Trần Văn Hoà và Nguyễn Ngọc Thành, (1988) ca cao rất mẫn
cảm với sự thiếu nước, thiếu oxy để vùng rễ hoạt động, không chịu được đất nhiễm
mặn.
Cây cacao có thể phát triển trên nhiều địa hình và loại đất khác nhau từ các
vùng triền dốc, đất cát, đất phù sa ven sông, đất phù sa cổ bạc màu nếu có bóng che
và đầy đủ nước tưới. Song thích hợp nhất với đất nhiều mùn, có các mạch nước
ngầm không quá sâu. Các vùng đất đỏ, đất xám, đất phù sa cổ, kể cả những loại đất
nghèo dinh dưỡng đều có thể trồng được cacao (Phòng NN&PTNN Đạ Huoai,
2009). Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv., (2011) cây cacao sẽ phát triển tốt nếu đất đạt
một số tính chất sau:
-


Đất có khả năng giữ nước và thoát nước tốt.
Đất có Bề dày tầng mặt khoảng: 1,5m (nếu lượng mưa thấp) và 1m
(nếu lượng mưa thích hợp)
Tần mặt trong vòng 1m, không có tầng phèn hay lớp đá cứng để cho bộ
rễ phát triển tốt.
Đất không bị nhiễm mặn trong mùa nắng
Mực thuỷ cấp dao động trong khoảng 0,5 – 0,8m
Đất sét nặng hoặc đất cát không thích hợp cho cây ca cao vì không giữ
được nước trong mùa khô.

Tuy nhiên bằng biện pháp canh tác như bón vôi, bón phân hữu cơ…cây ca

cao vẫn có thể sống tốt và cho năng suất cao trên vùng đất kém màu mỡ (Phòng
NN&PTNN Đạ Huoai, 2009).
Ca cao là cây công nghiệp có nhiều triển vọng kinh tế, thị trường thế giới
luôn có sẳn đầu ra ổn định (Phạm Hồng Đức Phước, 2003). Hạt có hàm lượng bơ
cao từ 56-58% được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Ca cao là nguyên liệu để sản
xuất chocolate, ca cao bột, bánh kẹo, dược phẩm. Vỏ ca cao dùng làm thức ăn cho
gia súc và phân bón. Do đặc tính có thể chịu được điều kiện bóng râm, việc trồng
xen cây ca cao trong vườn dừa góp phần tận dụng tối đa diện tích đất trống, tăng thu
nhập cho người dân tròng dừa, đồng thời khi lá ca cao rụng còn có tác dụng giữ ẩm
cho đất và là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho cây dừa. Do đó, với khoảng 147.000
ha đất trồng dừa trên cả nước (Võ Văn Long, 2011) cây ca cao có tiềm năng phát
triển rất lớn.

12


Ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng

dừa lớn nhất (35.000 ha) và cũng là tỉnh có phong trào xen canh ca cao, khôi phục
vườn dừa mạnh nhất trong hai năm gần đây. Việc phát triển mô hình ca cao xen
canh trong vườn dừa góp phần đa dạng hóa mục đích sử dụng đất, khai thác có hiệu
quả.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không ít vườn dừa lâu năm có những dấu hiệu
của sự suy kiệt chất dinh dưỡng, lý hóa sinh học. Do đó, vấn đề được đặt ra là phải
xác định được độ phì nhiêu đất và phát hiện những dưỡng chất thiếu hụt ảnh hưởng
đến cây ca cao để tìm hướng khắc phục, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu đất. Xuất
phát từ tình hình thực tế đó, đề tài: “ Đánh giá tác động của phân bón vô cơ và
hữu cơ đến việc cải thiện đặc tính lý hoá học đất vườn trồng cây cacao xen
trong vườn dừa tại xã Mỹ Hòa huyện Mỏ Cày Bắc – tỉnh Bến Tre ” được thực
hiện nhằm mục đích:
-

Đánh giá hàm lượng dinh dưỡng đất trồng ca cao xen trong vườn dừa đầu
vụ
Đánh giá tính chất vật lý của đất( sa cấu – dung trọng)
Quản lý nguồn dinh dưỡng cân đối trong canh tác ca cao thông qua bố trí
thí nghiệm bằng nghiệm thức

Từ đó định hướng những nghiên cứu tiếp theo để có thể đưa ra những biện pháp
canh tác hợp lý giúp hạn chế sự suy thoái đất, nâng cao năng suất ca cao và tăng
hiệu quả kinh tế cho nghề trồng ca cao cũng như các loại cây trồng khác ở Bến Tre
nói chung và huyện Mỏ cày bắc nói riêng.
1.5. Điều kiện đất đai
Địa hình: cây ca cao có thể phát triển trên nhiều địa hình và loại đất khác
nhau, từ các vùng triền dốc, đất cát, đất phù sa ven sông, đất phù sa cổ bạc màu nếu
có bóng che, đầy đủ nước tưới và các yếu tố sinh thái khác thích hợp
Thực tế ở Việt Nam, cây ca cao được trồng ở vùng đất bằng hoặc dốc nhẹ,
tầng đất sâu, cát pha hoặc đất rừng thoáng khí, giữ nước tốt và thoát nước tốt, hơi

chua pH từ 5-8, tỷ lệ mùn cao (Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tài Sum, 1996).
Khi lượng mưa nhiều và phân bố cả năm, đất phải thoát nước tốt, do đó, tỷ lệ
sét trong đất phải thấp, khi lượng mưa thấp và thường bị hạn hán như ở Châu Phi thì

13


×