Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

KHẢO sát hàm LƯỢNG lân TRONG lá cây bắp nếp LAI MX10 (zea mays l) TRỒNG TRÊN đất RAU màu CHỦ yếu ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG TRONG điều KIỆN NHÀ lưới vụ 4 và NGOÀI ĐỒNG vụ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.76 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT


TRẦN THANH HUY

KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG LÂN TRONG LÁ CÂY
BẮP NẾP LAI MX10 (Zea mays L) TRỒNG TRÊN
ĐẤT RAU MÀU CHỦ YẾU Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG TRONG ĐIỀU KIỆN
NHÀ LƯỚI VỤ 4 VÀ NGOÀI
ĐỒNG VỤ 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGHÀNH KHOA HỌC ĐẤT
KHÓA 34

CẦN THƠ 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

TRẦN THANH HUY

KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG LÂN TRONG LÁ CÂY
BẮP NẾP LAI MX10 (Zea mays L) TRỒNG TRÊN
ĐẤT RAU MÀU CHỦ YẾU Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG Ở ĐIỀU KIỆN
NHÀ LƯỚI VỤ 4 VÀ NGOÀI


ĐỒNG VỤ 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGHÀNH KHOA HỌC ĐẤT
KHÓA 34

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
ThS. Nguyễn Đỗ Châu Giang
PGS. TS Nguyễn Mỹ Hoa

CẦN THƠ 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

----------------------------------------------------------------Xác nhận của cán bộ hướng dẫn về đề tài

“Khảo sát hàm lượng lân trong lá cây bắp nếp lai MX10 (Zea mays L) trồng trên
đất rau màu chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong điều kiện
nhà lưới vụ 4 và ngoài đồng vụ 1 ”.

Do sinh viên Trần Thanh Huy lớp Khoa Học Đất Khóa 34, Bộ Môn Khoa Học Đất,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện.

Ý kiến của cán bộ hướng dẫn : ...................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2012

Cán bộ hướng dẫn

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

-------------------------------------------------------------Xác nhận của bộ môn Khoa Học Đất về đề tài

“Khảo sat hàm lượng lân trong lá cây bắp nếp lai MX10 (Zea mays L) trồng trên
đất rau màu chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong điều kiện
nhà lưới vụ 4 và ngoài đồng vụ 1”.

Do sinh viên Trần Thanh Huy lớp Khoa Học Đất Khóa 34, Bộ Môn Khoa Học Đất,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện.
Xác nhận của bộ môn : .................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Đánh giá :.....................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2012

Bộ Môn Khoa Học Đất

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hội đồng báo cáo luận văn tốt nghiệp chứng nhận báo cáo tốt nghiệp với đề tài :

“Kháo sát hàm lượng lân trong lá cây bắp nếp lai MX10 (Zea mays L) trồng trên
đất rau màu chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong điều kiện
nhà lưới vụ 4 và ngoài đồng vụ 1 ”.

Do sinh viên Trần Thanh Huy lớp Khoa Học Đất Khóa 34, Bộ Môn Khoa Học Đất,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện.

Bài báo cáo được đánh giá :..........................................................................................
Ý kiến của hội đồng :....................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Duyệt Khoa

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2012

Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Chủ tịch hội đồng
iii


LỜI CẢM TẠ

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
-

PGS. TS Nguyễn Mỹ Hoa, người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời
khuyên hết sức bổ ích giúp tôi hoàn thành luận văn này.

-

ThS. Nguyễn Đỗ Châu Giang, người đã đóng góp những ý kiến xác thực, phát
hiện những sai sót góp phần hoàn chỉnh luận văn này.

-

KS. Võ Thị Thu Trân, người đã hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi
thưc hiện tốt quá trình nghiên cứu luận văn này.


-

PGS. TS Ngô Ngọc Hưng, thầy cố vấn của lớp Khoa Học Đất Khóa 34 cũng là
người đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học
và thực hiện luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn
-

Tập thể lớp Khoa Học Đất Khóa 34, những người bạn đã sát cánh cùng tôi
trong suốt khóa học và thời gian thực hiện nghiên cứu luận văn này.

-

Các thầy cô và cán bộ trong bộ môn Khoa Học Đất, những người đã nhiệt tình
giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.

Kính dâng
Cha, Mẹ đã hết lòng thương yêu, nuôi nấng con khôn lớn nên người.

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I.

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC :

Họ và Tên : Trần Thanh Huy


Giới tính : Nam

Ngày, tháng, năm sinh : 19/01/1990

Dân tộc : Kinh

Nơi sinh : Thị trấn Sông Đốc, Huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau.
Điện Thoại : 0916027211
II.

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

1. Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm 1996 đến năm 2001
Trường : Tiểu Học Sông Đốc I
Địa chỉ : Thị trấn Sông Đốc, Huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau.
2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo từ năm 2001 đến năm 2005
Trường : Trung Học Cơ Sở I Sông Đốc
Địa chỉ : Thị trấn Sông Đốc, Huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau.
3. Trung Học Phổ Thông
Thời gian đào tạo từ năm 2005 đến năm 2008
Trường : Trung Học Phổ Thông Sông Đốc
Địa chỉ : Thị trấn Sông Đốc, Huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau.
4. Đại Học
Thời gian đào tạo từ năm 2008 đến năm 2012
Trường Đại Học Cần Thơ
Địa chỉ : đường 3/2 Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ

Ngày….tháng….năm 2012

Người khai ký tên

Trần Thanh Huy

v


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Trần Thanh Huy

vi


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................ vii
DANH SÁCH BẢNG............................................................................................... ix
TÓM LƯỢC............................................................................................................. x
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................................2
1.1 Cây Bắp (Zea mays L.).................................................................................... 2
1.1.1 Vài nét chung về cây bắp ................................................................................2
1.1.2 Đặc điểm sinh thái của cây bắp................................................................. 3

1.1.3 Điều kiện dinh dưỡng của cây bắp ............................................................ 4
1.1.4 Giống ................................................................................................................8
1.1.5 Tình hình cây bắp trên thế giới và ở Việt Nam.......................................... 8
1.2 Lân ...........................................................................................................................10
1.2.1 Vai trò của lân đối với đời sống cây...............................................................10
1.2.2 Lân trong cây ...................................................................................................11
1.2.3 Lân trong đất ....................................................................................................12
1.2.4 Sự lưu tồn lân trong đất ...................................................................................18
1.3 Sự đáp ứng chất lân trên một số loại rau màu chính tại Đồng Bằng Sông Cửu
Long ở các điều kiện bón phân khác nhau ............................................................. 19
1.4 Đăc điểm các vùng khảo sát...................................................................................21
1.4.1 Cần Thơ ............................................................................................................21
1.4.2 Vĩnh Long ........................................................................................................21
1.4.3 An Giang ..........................................................................................................21
1.4.4 Trà Vinh ...........................................................................................................22
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 23
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ..........................................................................23
2.1 KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG LÂN TRONG LÁ TRONG THÍ NGHIỆM
NHÀ LƯỚI .......................................................................................................... 23
2.1.1 Thông tin về thí nghiệm nhà lưới ...................................................................23
2.1.2 Phương pháp khảo sát .....................................................................................23
2.2 KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG LÂN TRONG LÁ TRONG THÍ NGHIỆM
NGOÀI ĐỒNG..................................................................................................... 25
2.2.1 Thông tin về thí nghiệm ngoài đồng ..............................................................25
2.2.2 Phương pháp kháo sát .....................................................................................30
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................27
KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................................................27
3.1 Ghi nhận tổng quát .................................................................................................27
3.1.1 Hàm lượng lân trong lá mang trái của cây bắp rau ở các vùng nghiên cứu
các vụ trước ....................................................................................................... 27

3.1.2 Kết quả thí nghiệm nhà lưới trên bắp nếp vụ 4 .......................................... 28
3.1.3 Kết quả thí nghiệm ngoài đồng trên bắp nếp vụ 1...................................... 28
3.2 Hàm lượng lân trong lá đối diện mang trái của bắp trồng trong điều kiện nhà
lưới ở các tỉnh khảo sát vụ 4 ................................................................................. 29
3.3 Hàm lượng lân trong lá của bắp tại 3 điểm khảo sát ngoài đồng ở Chợ Mới
- An Giang............................................................................................................ 33
vii


3.3.1 Điểm 1, hàm lượng lân dễ tiêu trong đất thấp (6,82 mgP/kg)................... 33
3.3.2 Điểm 2, hàm lượng lân dễ tiêu trong đất trung bình (13,36 mgP/kg) ....... 34
3.3.3 Điểm 3, hàm lượng lân dễ tiêu trong đất cao (21,3 mgP/kg) .................... 35
CHƯƠNG 4 ......................................................................................................................36
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..............................................................................................36
4.1 Kết Luận ..................................................................................................................36
4.2 Đề Nghị ...................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................37
PHỤ CHƯƠNG ................................................................................................................39

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
1.1 Diện tích và năng suất bắp cả nước trong những năm gần
đây
1.2 Đánh giá lân tổng số trong đất (Lê Văn Căn, 1978)
1.3 Chuẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá của cây bắp
1.4 Sinh khối các bộ phận của cây bắp lai giữa các nghiệm

thức bón thiếu N, thiếu P, thiếu K và đầy đủ NPK giai đoạn
thu hoạch (kg/ha) (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2008)
1.5 Năng suất bắp và sinh khối thân giữa các nghiệm thức bón
phân
3.1 Hàm lượng lân trong lá đối diện mang trái (% P2O5) trên
đất ở Chợ Mới – An Giang trong điều kiện nhà lưới vụ 4
3.2 Hàm lượng lân trong lá đối diện mang trái (% P2O5) trên
đất ở Thốt Nốt - Cần Thơ trong điều kiện nhà lưới vụ 4
3.3 Hàm lượng lân trong lá đối diện mang trái (% P2O5) trên
đất ở Bình Tân – Vĩnh Long trong điều kiện nhà lưới vụ 4
3.4 Hàm lượng lân trong lá đối diện mang trái (% P2O5) trên
đất ở Châu Thành – Trà Vinh trong điều kiện nhà lưới vụ 4
3.5 Hàm lượng lân trong lá (%P2O5) tại điểm 1 trong thí
nghiệm ngoài đồng
3.6 Hàm lượng lân trong lá (%P2O5) tại điểm 2 trong thí
nghiệm ngoài đồng
3.7 Hàm lượng lân trong lá (%P2O5) tại điểm 3 trong thí
nghiệm ngoài đồng

ix

Trang
10
13
18
20

20
30
31

32
32
33
34
35


TRẦN THANH HUY, 2012 “Khảo sát hàm lượng lân trong lá cây bắp nếp
lai MX10 (Zea mays L) trồng trên đất rau màu chủ yếu ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long trong điều kiện nhà lưới vụ 4 và ngoài đồng vụ 1”. Luận văn Tốt
nghiệp Đại học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học
Cần Thơ.
Người hướng dẫn khoa học : Th. Nguyễn Đỗ Châu Giang
PGS. TS Nguyễn Mỹ Hoa

TÓM LƯỢC
Bón lân cao có thể làm gia tăng sự tích lũy lân trong đất và hàm lượng lân trong
lá. Sau 3 vụ thí nghiệm trồng bắp trong điều kiện nhà lưới, vẫn chưa thấy rõ sự
thiếu lân. Đề tài được thực hiện nhằm tiếp tục đánh giá hàm lượng lân trong lá
đồng thời đánh giá ảnh hưởng của sự lưu tồn lân trong đất đối với hàm lượng lân
trong lá của cây bắp nếp. Đề tài phân tích hàm lượng lân ở lá đối diện mang trái
của bắp nếp trên thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên ở hai điều
kiện: thí nghiệm nhà lưới với nghiệm thức có bón lân 90 kgP2O5/ha và không
bón lân trên 80 mẫu; và 3 thí nghiệm ngoài đồng, mỗi thí nghiệm gồm 3 nghiệm
thức: không bón lân, bón 45 kgP2O5/ha và bón 90 kgP2O5/ha được lặp lại 4 lần.
Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng lân trong lá ở các điểm khảo sát trong thí
nghiệm nhà lưới ở nghiệm thức có bón lân khác biệt ý nghĩa thống kê so với
nghiệm thức không bón lân. Trong khi đó ở thí nghiệm ngoài đồng, hàm lượng
lân trong lá giữa các nghiệm thức có bón và không bón lân là không khác biệt về
mặt thống kê, điều này có thể lý giải là do hiệu quả của sự lưu tồn lân trong đất

và nhìn chung chưa thấy biểu hiện của sự thiếu lân trong lá. Điều này cần tiếp
tục nghiên cứu ở các vụ tiếp theo và nghiên cứu thêm sự đáp ứng của cây trồng
đối với phân lân.

x


MỞ ĐẦU
Trên đa số các loại cây trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhất là rau
màu, phân lân được sử dụng với liều lượng rất cao mà chưa chú ý đến đặc tính độ
phì khác nhau của từng cánh đồng. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa và
ctv., (2006) cho thấy nông dân ở vùng khảo sát đã sử dụng phân lân rất cao (100150 kg P2O5/ha/vụ) để bón cho các loại cây trồng. Điều này cho thấy hiện tượng
tích lũy lân trong đất đã và đang diễn ra trên các vùng trồng rau chuyên canh gây
lãng phí lượng phân bón, tăng chi phí trong sản xuất của người dân. Đã có nhiều
kết quả nghiên cứu cho thấy sự lưu tồn các loại phân bón có ảnh hưởng rất tốt đến
sinh trưởng và năng suất cây trồng. Theo Correll (1985), dưới ảnh hưởng của lưu
tồn lân, lượng phân lân cần thiết cung cấp cho cây trồng giảm một cách có ý nghĩa.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thúy Quyên (2010), hàm lượng lân
trong lá mang trái ở 4 tỉnh khảo sát trong thí nghiệm nhà lưới vụ 1 đạt mức trung
bình, đủ đáp ứng cho cây trồng. Một kết quả nghiên cứu khác của Huỳnh Ngọc
Đức (2010) trong thí nghiệm ngoài đồng ở Chợ Mới – An Giang cho thấy hàm
lượng lân tổng số trên lá mang trái của cây bắp rau cũng đạt ở mức trung bình
(0,72-0,92%P2O5), điều này có thể do ảnh hưởng của sự lưu tồn lân và hiệu quả
bón phân lân. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hàm lượng lân trong lá có còn đạt mức
cao ở vụ 4 hay không? Hàm lượng lân trong lá vẫn đủ cho nhu cầu sử dụng lân của
cây bắp hay không? Với những vấn đề trên đề tài : “Khảo sát hàm lượng lân
trong lá cây bắp nếp lai MX10 (Zea mays L) trồng trên đất rau màu chủ yếu ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long ở điều kiện nhà lưới vụ 4 và ngoài đồng vụ 1”
được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát hàm luợng lân trong lá cây bắp nếp lai và
đánh giá ảnh hưởng của sự lưu tồn lân trong đất đối với hàm lượng lân trong lá của

cây bắp, qua đó có thể khuyến cáo người dân bón phân lân hợp lý, tránh gây lãng
phí đồng thời không làm giảm năng suất.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Cây Bắp (Zea mays L.)
1.1.1 Vài nét chung về cây bắp
Bắp là loại cây hoa màu thường niên, bộ phận thu hoạch là hạt, dùng làm thức
ăn cho người và gia súc. Ở một số vùng, sau khi bẻ bắp người ta dùng thân cây để
nuôi trâu, bò. Được phát triển trong điều kiện thuận lợi, bắp có thể cho thu hoạch 60
ngày kể từ khi nảy mầm, trong đó có giống cần đến 280 ngày.
Bắp có thể phát triển tốt trên bất kỳ loại đất nào nếu có hệ thống tưới tiêu đầy
đủ để duy trì đủ oxy cho rễ phát triển, và có khả năng giữ nước để tạo độ ẩm thích hợp
trong suốt mùa sinh trưởng. Cây bắp không kén đất nên có thể trồng được trên nhiều
loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất trung tính có độ pH 6-7; đất giàu mùn
và chất dinh dưỡng. (Đỗ Thanh Ren, 2003)
Cũng theo Đỗ Thanh Ren (2003) mật độ cây thay đổi tùy nơi trồng và khí hậu.
Ở những vùng đất khô cằn mật độ thường là 15.000 cây/ha đến 25.000 cây/ha. Tại
những vùng đất ẩm chủ động tưới tiêu, mật độ có thể hơn 75.000 cây/ha sẽ cho sản
lượng tối ưu. Tại Việt Nam, mật độ trồng thích hợp nhất thường trong khoảng 45.00055.000 cây/ha, khoảng cách hàng 70-75 cm, khoảng cách cây 25-30 cm. Lượng giống
12-15 kg/ha. Các giống phổ biến hiện nay là LVN10, DK888, DK999, Pacific 11, G49, V98-1, Lá mầm xanh…
Bắp là cây phàm ăn, muốn đạt năng suất cao phải trồng bắp trên các loại đất
giàu chất dinh dưỡng. Nếu đất trồng thiếu chất dinh dưỡng phải tiến hành bón phân bổ
sung để cây phát triển tốt, đạt năng suất cao. Một vụ bắp muốn đạt năng suất 9,5 tấn
hạt/ha cần lấy từ đất 191 kg N, 89 kg P2O5, 235 kg K2O.
Lượng chất dinh dưỡng cây bắp thu hút gia tăng dần theo thời gian sinh trưởng.
Trong giai đoạn cây con (2-3 tuần sau khi gieo) cây sinh trưởng chậm, lượng dinh

dưỡng cây hút ít. Sau đó lượng hút chất dinh dưỡng tăng lên rất nhanh do cây tăng
trưởng mạnh, kéo theo sự tích lũy chất khô gia tăng.

2


Các triệu chứng thiếu dưỡng chất sẽ xuất hiện khi hàm lượng dưỡng chất trong
lá bên dưới bông cờ giảm xuống dưới các mức tương ứng như: 29% N; 0,25% P;
1,9% K; 0,15% Mg; 0,4% Ca; 0,15% S; 25ppm Fe; 15ppm Mn; 15ppm Zn; 5ppm Cu;
và 10ppm B (IFA, 1992).
Về đặc điểm sinh trưởng của cây bắp, theo Dương Minh (1999) chu kỳ sinh
trưởng của cây bắp bắt đầu từ khi hột nảy mầm tới trái chín hoàn toàn. Chu kỳ này
thay đổi từ 50-350 ngày tùy giống, điều kiện canh tác và môi trường sinh sống. Sự
sinh trưởng của cây bắp được tiến hành qua nhiều thời kỳ nối tiếp nhau một cách liên
tục bao gồm: thời kỳ mọc mầm, thời kỳ cây con, thời kỳ tăng trưởng chậm, thời kỳ
tăng trưởng tích cực, thời kỳ trổ hoa và thời kỳ tạo hột đến chín.
1.1.2 Đặc điểm sinh thái của cây bắp
a. Khí hậu
Mặc dù có nguồn gốc từ nhiệt đới nhưng cây bắp vẫn có thể trồng khắp mọi nơi
trên thế giới, từ nhiệt đới đến bán hàn đới, ở vĩ độ 0 đến 40-50o Bắc bán cầu và 0-30o
Nam bán cầu. Bắp cũng có thể trồng ở vĩ độ 56-58o Bắc (như ở Nga, Ba Lan và
Canada), nhưng chủ yếu chỉ để lấy thân lá chăn nuôi. Ở vùng nhiệt đới, bắp có thể
trồng ở độ cao 3000 m.
Cây bắp cần nhiệt độ ấm áp để phát triển. Để hoàn tất chu kỳ sinh trưởng, cây
bắp cần tổng số nhiệt độ là 1700-2000oC ở giống bắp sớm, 2.200-2.500oC ở giống lỡ
và 2.600-3.100oC ở giống muộn. Nhiệt độ càng cao thì càng rút ngắn thời gian sinh
trưởng. Thí nghiệm của viện Nông Lâm Hà Nội (1959) cho thấy cùng một giống bắp,
ở 19 oC cần 160 ngày để hoàn tất chu kỳ sinh trưởng trong lúc ở 28oC chỉ cần 105
ngày. Nhiệt độ không phải là yếu tố giới hạn cho bắp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Cây bắp cần tương đối ít nước nhờ hệ thống rễ phát triển mạnh. Để kết thúc

chu kỳ sinh trưởng, một cây bắp cần khoảng 100 lít nước. Tùy giai đoạn sinh trưởng
mà nhu cầu nước của bắp cũng khác nhau. Cây bắp cần ít nước nhất trong giai đoạn
cây con (từ sau nảy mầm đến khi cây 5-7 lá) và lúc gần thu hoạch, lượng nước chỉ cần
đạt đến 50-60% độ thủy dung là đủ, và cần nhiều nước nhất ở giai đoạn trổ và tạo hột,
từ 10 ngày trước khi trổ đến 20 ngày sau khi trổ (và không cần nước nữa khi cây bắp
3


đã qua thời kỳ chín sáp), lúc này mỗi ngày cây bắp có thể hấp thụ đến 2 lít nước. Cần
cung cấp nước cho cây để đất luôn đạt ẩm độ thích hợp là 75-85%.
Cây bắp cần nhiều ánh sáng nhất từ lúc trổ cờ đến chín sáp. Thiếu ánh sáng và
dư N sẽ làm giảm năng suất. Trong quang phổ, những ánh sáng có độ dài sóng ngắn
(màu lam, tím, tia cực tím) ở vùng nhiệt đới sẽ giúp cây trổ sớm và những loại ánh
sáng có sóng dài (màu đỏ, cam) ở vùng ôn đới sẽ làm cây phun râu chậm, trong lúc cờ
ít bị ảnh hưởng. Ánh sáng lục cũng làm giảm sự hình thành và phát triển của trái.
(Dương Minh, 1999).
b. Đất đai
Cây bắp mọc được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay thịt pha cát, xốp,
giàu hữu cơ, thoáng sâu và giữ nước tốt. Ở miền Nam, loại đất rừng mới khai phá,
Latosol và phù sa ven sông, đất cồn là loại đất thích hợp nhất để trồng bắp.
Đất trồng bắp cần phải xốp, có tỷ trọng biểu kiến d < 1,3 và phải thoáng để rễ
dễ hô hấp. Những thí nghiệm cho thấy rằng khoảng 15-20% lượng CO2 mà cây dùng
trong quang hợp là do rễ cung cấp. Ngoài ra để hô hấp, 1g rễ khô cần khoảng 1,351,43 mg O2/ngày. Các loại đất sét nặng, kém phì nhiêu, có mực nước ngầm cao và đất
quá nhiều cát đều không thích hợp vì cây bắp dễ cho năng suất không ổn định.
Bắp có thể trồng được trên đất có pH từ 5-8, nhưng tốt nhất ở pH = 5,5-7. Ở đất
chua (pH < 5) cây bị lùn, lá cháy thành vệt dài giữa các gân, sau đó có màu tím đỏ và
cây bị chết. Trường hợp nhẹ chỉ bị ảnh hưởng ở cây con (cây < 50-60 cm) (Dương
Minh, 1999).
1.1.3 Điều kiện dinh dưỡng của cây bắp
a. Đạm (N)

Là nguyên tố ảnh hưởng quan trọng đến các quá trình sinh trưởng, phát triển và
năng suất bắp. Đầy đủ N, cây bắp sẽ mọc nhanh, thân lá phát triển tốt, trái nhiều hột.
Thiếu N, cây tăng trưởng chậm, trái nhỏ, nhiều hột lép, nhất là ở chóp trái, lá
có tuổi thọ ngắn, diện tích lá giảm làm giảm khả năng quang hợp của cây. Thiếu N
trầm trọng, cây phát triển rất chậm, các lá gần ngọn có màu xanh lợt và lá già bị cháy
khô.
4


Ngược lại, nếu dư N, lượng carbohydrates có được do quang hợp sẽ được sử
dụng để tổng hợp nguyên sinh chất hơn là thành lập vách tế bào. Do đó mặc dù cây
phát triển nhanh, nhưng vách tế bào mỏng sẽ làm cây yếu ớt. Trong cây bắp, N hiện
diện dưới nhiều dạng hợp chất: Protid, diệp lục tố, các chất sinh trưởng, các
phosphatidies, các vitamins và enzymes. Lượng N trên lá chiếm khoảng 1/3 tổng số N
và có nhiều nhất là ở lá ôm trái.
Nhu cầu N trong cây thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng. Cây bắp cần N
trong suốt thời gian sinh trưởng. Nhưng ở trước giai đoạn chín sữa thì lượng N hấp
thụ được tích lũy ở lá, thân, cờ và lõi. Sau đó thì nó chuyển vị về hột để dự trữ
(khoảng 2/3 tổng lượng N). Do đó bón N cho cây cũng sẽ giúp gia tăng lượng protein
trong hột.
b. Lân
Sự hấp thụ P của bắp tăng theo sự phát triển của cây. Thời kỳ tạo hột là thời kỳ
cây bắp cần nhiều P nhất. Tổng lượng P trong giai đoạn cây con, nhất là khi cây được
4-6 lá. Khi thiếu P, cây bắp con phát triển chậm, thân lá có màu xanh thẩm, lùn và nếu
thiếu trầm trọng, lá bị nhỏ lại và hiện thêm màu tím đỏ ở bìa và chóp lá. Màu tím này
là do sắc tố anthocyanin, một dạng carbohydrates, vì thiếu P nên không chuyển vị
được trong những phản ứng tổng hợp acid nhân đã xuất hiện ra. Môi trường có pH
càng thấp thì sắc tố này càng có màu tím đỏ. Kết quả phân tích lá cho thấy: bắp thiếu
P khi lượng P ở mức độ 0,11%. Ở 0,17% là thấp và ở mức 0,2-0,46 % là trung bình.
Triệu chứng thiếu P bị che khuất khi cây trưởng thành, chỉ còn thể hiện qua hiện

tượng cây phun râu trễ, hàng hột không đều, xoắn lại, hột nhỏ.
Trong cây bắp, P hiện diện dưới dạng acid nhân, các chất chuyển hóa năng
lượng (ADP, ATP) của vùng sinh mô và nhân tế bào.
Trong giai đoạn tạo hột, ngoài lượng P hấp thụ thêm (1/2 tổng P), một số lớn P
ở lá, thân cờ, lá bi và lõi đều được chuyển vị về hột làm tổng P ở hột chiếm 3/4 tổng P
của cây (0,42-0,81% P2O5). Lượng P hấp thụ khi cây phát triển giúp gia tăng rễ trong
đất, tăng số gié hoa cái, diện tích lá, tuổi thọ lá. Ngoài ra P còn giúp rút ngắn chu kỳ
sinh trưởng, làm giảm ẩm độ hột khi thu hoạch, gia tăng khả năng kháng sâu bệnh và
chống chịu môi sinh của cây. Dù P không bị trực di nhưng dễ bị cố định, người ta
5


thường bón P khi bón lót theo hàng ở vùng rễ cây. P trong đất còn cải thiện cơ cấu
trúc đất, tăng lượng viên đất làm đất xốp và thoáng giúp rễ bắp phát triển tốt.
c. Kalium (K)
Tuy cây bắp cần một lượng lớn và K hiện diện trong tất cả các mô, nhưng vai
trò của K đối với bắp vẫn chưa được biết rõ. Người ta chỉ nhận thấy K góp phần vào
quá trình tổng hợp và vận chuyển glucide trong cây, giúp cây giảm thoát hơi nước và
chịu lạnh giỏi hơn.
Hàm lượng K trong lá chiếm khoảng 25% tổng số và có nhiều ở lá ôm trái.
Phân tích lá cho thấy cây bắp thiếu K khi lá chỉ chứa 0,58-0,78% K. Lượng K trung
bình ở lá chiếm khoảng 0,74-5,8%. Thiếu K cây bắp sẽ phát triển chậm, do đặc tính
chuyển vị được, lá già sẽ bị vàng, héo khô từ bìa lá vào, rễ phát triển kém, trái và hột
nhỏ, dễ bị lép, cây dễ bị đổ ngã và nhiễm sâu bệnh, quá trình quang hợp và vận
chuyển glucide cũng bị giảm. Ngược lại, dư K trong giai đoạn 4-6 của tạo cờ sẽ làm
gia tăng độ chênh lệch của quá trình tạo cờ, trái. Cường độ ánh sáng yếu, nhu cầu K
của bắp tăng.
d. Magnesium (Mg)
Là thành phần quan trọng nhất của diệp lục tố trong cây, Mg giúp chuyển hóa
C, O và H thành Carbohydrates. Ngoài ra Mg còn xúc tác cho việc hoạt động của

nhiều enzymes giúp tăng sự đồng hóa và vận chuyển P trong cây. Do đó nó giữ nhiệm
vụ gián tiếp trong cơ nguyên hô hấp.
e. Calsium (Ca)
Giúp thành lập vách tế bào và trung hòa các acide hữu cơ, Ca cần cho sự hoạt
động của những phản ứng biến dưỡng. Trong cây bắp Ca có nhiều ở thân lá hơn là ở
hột, nhất là ở các lá già (vì không chuyển vị). Kết quả phân tích thường ở lá ngọn và
cho thấy cây bắp thiếu Ca khi lá chỉ chứa 0,3% Ca. Lượng Ca trung bình ở lá thường
là 0,76-0,8%. Triệu chứng thiếu Ca làm lá bắp bị xòe ngang hay rũ xuống, đôi khi hai
lá dính lại với nhau. Chóp lá ngọn bị nứt, chảy nhựa và đôi khi khô dính lại. Triệu
chứng này thường gặp ở đất pH thấp (dưới 4,8) và khi bón nhiều K và Mg.

6


f. Bore (B)
Giữ nhiệm vụ quan trọng trong sự phân cắt và phát triển của tế bào, đồng thời
ảnh hưởng trên khả năng nảy mầm của hạt phấn. Thiếu B cây sẽ thụ phấn kém, cờ và
trái phát triển kém, khả năng kháng hạn và kháng nóng bị giảm đi, các lóng ngọn phát
triển kém làm ngọn cây bị chùn lại, lá có thể bị sọc dọc theo gân, dễ bị gãy và cháy
thành từng đốm nhỏ vì sự tổng hợp protein bị ngừng trệ. Cây bắp chứa nhiều B ở đỉnh
sinh trưởng của phát hoa. Hột bắp chứa rất ít B (4,7 ppm) so với lá (27-72 ppm). Ở lá
thì B có nhiều ở bìa lá. Cây có triệu chứng ngộ độc B khi trên lá chứa trên 179 ppm B.
Bón quá nhiều B cũng làm gia súc bị ngộ độc khi sử dụng thân lá bắp để chăn nuôi.
g. Đồng (Cu)
Tham gia vào các thành phần của các enzymes oxyd hóa khử, giúp tổng hợp
protein và các vitamins thuộc nhóm B. 70% Cu trong cây hiện diện trong enzyme
Cytochrome oxydase ở diệp lục tố.
h. Kẽm (Zn)
Là thành phần của enzymes Carbonic anhydrase thúc đẩy quá trình hô hấp của
cây và cũng là chất kích động của những hệ thống enzyme khác (dehydrogenases). Nó

cũng là chất góp phần vào việc tổng hợp IAA trong cây (do đó thiếu Zn làm cây bị
lùn).
i. Manganese (Mn)
Mn giúp gia tăng hoạt động của các enzymes, cần thiết cho phản ứng Hill (lấy
H+ của nước) trong quá trình quang hợp.
j. Sắt (Fe)
Triệu chứng thiếu thường không xãy ra ở đất có pH thấp vì Fe thường ở dạng
hòa tan. Thiếu Fe gặp ở đất cát, pH cao, ít hữu cơ, nhiều lân. Đất có pH cao, ẩm và
không thoáng sẽ làm cây không hấp thụ được Fe nên không tổng hợp được protein
diệp lục tố. Sắt giúp điều hòa phản ứng oxy hóa khử.

7


k. Molybdene (Mo)
Cây cần cũng rất ít, thường < 100 g/ha. Mo giữ nhiệm vụ khử oxy của nitrate.
Cây bắp thiếu Mo khi nồng độ Mo trong lá dưới 0,009 ppm làm bìa lá bị héo và cháy.
(Dương Minh, 1999)
1.1.4 Giống
Bắp nếp lai đơn F1 MX10 của Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam là
giống cây trồng mới được phép đưa vào sản xuất kinh doanh. Đây là giống bắp nếp lai
đơn đầu tiên do một công ty trong nước lai tạo được.
a. Đặc tính
Sinh trưởng mạnh, lá to, có khả năng chống chịu bệnh khô vằn, đốm lá, rỉ sắt
rất tốt, năng suất trái tươi còn vỏ đạt 18-19 tấn/ha, độ đồng đều trái và cây cao 190210cm, thu hoạch tập trung, tỷ lệ trái loại 1 cao trên 95 %, ăn tươi ngon, mềm, dẻo,
ngọt, thơm đặc trưng, dạng trái hơi nù, hạt trắng sữa.
b. Lượng giống và khoảng cách
Giống bắp nếp lai đơn F1 MX 10 có thời gian sinh trưởng ngắn 62-65 ngày.
Mỗi ha cần 9-10kg hạt giống, gieo 1 hạt/1 hốc, theo khoảng cách 70 x 25 cm, gieo
thêm 10% số hạt trong bầu để trồng dặm, đảm bảo mật độ 57.000 cây/ha. Gieo hạt sâu

2-3cm, lắp hạt bằng tro trấu có trộn Regent để ngừa côn trùng cắn phá.
Chú ý: Cần gieo hạt mật độ không quá dày để tránh cạnh tranh ánh sáng, hạn
chế sự sinh trưởng và phát triển của cây bắp và nên gieo hạt trong bầu khoảng 2-3%
số cây để trồng dặm nhằm đảm bảo số cây và độ đồng đều trên ruộng.
1.1.5 Tình hình cây bắp trên thế giới và ở Việt Nam
Theo Dương Minh (1999), so với 1990, năm 1995 diện tích trồng bắp trên thế
giới đã tăng thêm được gần 6 triệu ha (tăng 45%) và sản lượng cũng tăng thêm 34
triệu tấn (7%).
Năng suất bắp dẫn đầu thế giới hiện nay là Ý (8,97 tấn/ha), Pháp (7,72 tấn/ha)
và Tây Ban Nha (7,29 tấn/ha).

8


Ở Châu Á, so với năm 1990, diện tích trồng bắp năm 1995 chỉ tăng thêm được
1 triệu ha, và năng suất trung bình chỉ tăng thêm 360 kg/ha. Trung Quốc có lẽ là nước
đứng đầu châu Á về diện tích trồng bắp (đứng thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ) và
năng suất bắp.
Ở Phi châu, bắp được trồng nhiều tại Cộng hòa Nam Phi, kế đó là Rhodesia,
Angola, Kenya, Nigeria, Ghana và Congo. Ngoại trừ vùng Bắc và Đông Phi cho năng
suất cao nhờ hệ thống thủy nông tốt, các nơi khác đều cho năng suất kém hoặc trung
bình, và chủ yếu chỉ để sử dụng trong gia đình.
Ở Bắc và Tây Âu, bắp được trồng nhiều tại Tây Bắc Bồ Đào Nha, ở Tây Ban
Nha và Tây Nam Pháp. Vì nhiệt độ thấp, trồng bắp trong mùa hè đôi khi cũng gặp
nhiều khó khăn.
Các giống cải thiện chịu lạnh cũng chỉ giúp tăng diện tích một cách hạn chế ở
Đức, Bỉ, Hà Lan và Bắc Pháp. Độ màu mỡ của đất và nước là yếu tố giới hạn cho việc
trồng bắp ở Âu Châu. Vành đai bắp thực tế của châu Âu chạy dài từ vùng châu thổ
của Hungary, Valachia sang đến cao nguyên Moldavia và Besarabia.
Ở Úc nhờ cải thiện giống, diện tích trồng bắp năm 1990 đã giảm 1/2 so với

năm 1985, nhưng sản lượng không giảm nhờ năng suất đã tăng gần gấp 2 lần.
Châu Mỹ chiếm hơn 40% diện tích trồng bắp trên thế giới, trong đó chủ yếu ở
Hoa Kỳ, Mexico, Brazil và Argentina. Việc sử dụng giống lai giữa các dòng thuần và
nâng cao các kỹ thuật canh tác đã giúp tăng năng suất và sản lượng bắp ở Mỹ lên rất
nhiều (gần 50% sản lượng thế giới): 1,25 tấn/ha (1938), 2,54 tấn/ha (1952), 4,02
tấn/ha (1962), 5,2 tấn/ha (1976) và 5,72 tấn/ha (1980).
Ở Việt Nam, từ 1900-1945 bắp là loại nông sản xuất khẩu đứng hạng thứ 3 sau
lúa và cao su. Năm 1937, Đông Dương đã xuất khẩu sang Pháp, Nhật và Phi Châu
được 550.000 tấn bắp. Cũng như các nước khác tại khu vực Đông Nam Á, vùng trồng
bắp của Việt Nam chủ yếu phát triển mạnh tại các nơi khó trồng lúa.
Trong những năm chiến tranh (1954-1975), diện tích trồng bắp bị giảm, chỉ còn
375.000 ha (trong đó khoảng 80% diện tích tập trung ở các tỉnh phía bắc) với năng
suất vẫn còn rất thấp (khoảng 1,1-1,2 tấn/ha) dù cả hai miền đã bắt đầu du nhập và
9


chọn lọc giống mới. Sau năm 1975, diện tích và năng suất bắp tăng dần, đạt sản lượng
khoảng 652.000 tấn (1991), nhưng năng suất vẫn còn rất thấp (0,6 tấn/ha tại Bình
Định và 3,5 tấn/ha tại An Giang, năm 1991), trung bình chỉ đạt 1,5 tấn/ha.
Từ năm 1992, việc thu nhập và phát động trồng các giống bắp lai (DK-888,
Pacific-11, Bioseed-9670…) với năng suất cao (có khả năng đạt 7-8 tấn/ha, cá biệt có
thể đạt đến 12,3 tấn/ha tại Tân Châu, An Giang) đã đem lại lợi tức cao, đồng thời kết
hợp các chính sách cho vay vốn của ngân hàng, bao tiêu giá cả sản phẩm của các tỉnh
đã kích thích nông dân gia tăng diện tích trồng bắp khá nhiều.
Bảng 1.1 Diện tích và năng suất bắp cả nước trong những năm gần đây
Năm
1975
1980
1985
1990

1991
1995
1996
2000
2005
2009

Diện tích (ha)
267.100
389.600
397.300
431.800
432.900
556.800
615.200
730.200
1.052.600
1.089.200

Năng suất (tấn/ha)
1,04
1,10
1,47
1,55
1,51
2,10
2,50
2,75
3,60
4,01


Nguồn : Tổng Cục Thống Kê
Các tỉnh trồng bắp nhiều nhất của nước ta hiện nay (2009) là: Đak lak
(121.800 ha), Đồng Nai (54.400 ha) và các tỉnh vùng Trung Du và Bắc Trung Bộ (Hà
Giang 46.800 ha, Sơn La 132.100 ha, Nghệ An 54.000 ha), năng suất thường dưới 5
tấn/ha. Tại đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL), An Giang là tỉnh trồng bắp nhiều nhất
(9.200 ha, năm 2009), diện tích này đang gia tăng trong các năm gần đây nhờ ứng
dụng nhanh các giống lai cho năng suất bắp tại Việt Nam (7,08 tấn/ha năm 2009)
(Theo Tổng Cục Thống Kê).
1.2 Lân
1.2.1 Vai trò của lân đối với đời sống cây
Lân đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia tế bào, tạo thành chất béo và
protein. Lân xúc tiến việc ra hoa, hình thành quả và quyết định phẩm chất hạt giống.

10


Việc bón đủ lân làm chất lượng sản phẩm, đặc biệt là cỏ làm thức ăn gia súc
được cải thiện. Cây thiếu lân lá có màu tím đỏ hay xanh nhạt, sinh trưởng chậm, chín
muộn. Lúa thiếu lân đẻ nhánh kém. Cây non rất mẫn cảm với việc thiếu lân nên phân
lân chủ yếu dùng để bón lót. (Vũ Hữu Yêm và ctv., 2001)
Theo Nguyễn Như Hà (2006) Lân là một trong những chất cần thiết nhất của
quá trình trao đổi chất, do lân có trong thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ quan
trọng nhất của cây (glyxerolphotphat – chất đầu tiên của quá trình quang hợp, ADP và
ATP là các chất dự trữ cao năng lượng cho các quá trình sinh hóa trong cây). Đây là
các hợp chất hữu cơ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân chia tế bào, tạo thành
chất béo và protein.
Lân có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ cây, đặc biệt thúc đẩy mạnh sự
phát triển của các rễ bên và lông hút là những bộ phận trực tiếp hấp thu dinh dưỡng rất
quan trọng của cây. Cùng với đạm, lân là yếu tố của sự sinh trưởng và phát triển đối

với cây vì cây được cung cấp đủ lân sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, tốt hơn,
chín sớm, rút ngắn thời gian sinh trưởng một cách hiệu quả. Lân có tác dụng thúc đẩy
việc ra hoa và hình thành quả ở cây, làm cây mau chín, tăng tỷ lệ năng suất thương
phẩm (hạt) so với năng suất không thương phẩm (rơm rạ) ở cây trồng, tăng phẩm chất
nông sản (Nguyễn Như Hà, 2006).
Lân là yếu tố quyết định phẩm chất hạt giống, làm cho hạt giống cây có tỷ lệ
nảy mầm cao, hạt đầy đặn (mẩy), màu sắc đẹp, hấp dẫn. Lân còn có tác dụng giúp cây
tăng các khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận như: khả năng chịu rét, chịu hạn
và khả năng chống chịu sâu bệnh hại cây trồng. Khi cây thiếu lân, có hiện tượng lân
chuyển từ các lá già về các bộ phận non của cây, nên biểu hiện thiếu lân ở cây thường
thể hiện ở các lá già trước, lá có màu đỏ tím hay xanh nhạt. Cây thiếu lân sinh trưởng
chậm, yếu, đẻ nhánh kém, chín muộn, năng suất thấp, phẩm chất hạt kém…Chưa thấy
hiện tượng ức chế cây trồng do bón quá nhiều lân, trừ ảnh hưởng gián tiếp do bón
nhiều lân có thể dẫn đến việc cố định Zn làm cây thiếu Zn.
1.2.2 Lân trong cây
Theo Vũ Hữu Yêm (1995) Trong cây lân chủ yếu nằm dưới dạng hữu cơ, chỉ
có một phần nhỏ nằm dưới dạng vô cơ. Lân hữu cơ rất đa dạng đóng vai trò quan
11


trọng trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất đó
trong cây.
Lân hữu cơ bao gồm axit photphoglixeric, axit nucleic, các chất dự trữ cao
năng adenozin diphotphat (ADP), adenozin triphotphat (ATP), photpholipid…đó là
các chất quan trọng trong hoạt động sống của cây (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm,
2005).
Cây trồng hút lân chủ yếu dưới dạng khoáng của photphat hóa trị I (H2PO4-) và
photphat hóa trị II (HPO42-). Hai dạng lân này đều dễ tiêu với cây nhưng chúng lại có
rất ít ở trong đất (Nguyễn Như Hà, 2006).
Theo Nguyễn Như Hà (2006) cây có thể hút được một số hợp chất lân hữu cơ

đơn giản, nhưng ít và chậm hơn nhiều. Một đặc điểm nổi bật về dinh dưỡng lân của
cây là: cây non rất mẫn cảm với lân, việc thiếu lân ở thời kỳ cây non sẽ cho hậu quả
rất xấu, mà về sau dù có cung cấp bù đủ lân cho cây cũng không khắc phục được.
Cho nên cần chú ý cung cấp đủ lân cho cây trồng ngay từ đầu. Một đặc điểm khác
cũng cần lưu ý là tất cả các loại cây trồng đều có khả năng thu hút được lân có ở trong
đất ở nồng độ rất thấp nên đất có thể bị khai thác kiệt quệ lân nếu người trồng trọt
không quan tâm bón đủ lân cho cây.
1.2.3 Lân trong đất
1.2.3.1 Lân tổng số
Tổng số các hợp chất lân trong đất, dù kết hợp với cation nào, hữu cơ hoặc vô
cơ gộp lại thành “Lân tổng số” của đất, thể hiện bằng hàm lượng tổng số P2O5 (Lê
Văn Căn, 1985). Do đó lân tổng số chỉ cho chúng ta biết được tổng lượng lân trong
đất mà không cho biết khả năng cung cấp lân cho cây trồng, vì lân trong đất được
kiểm soát bởi nhiều yếu tố môi trường, có thể bị giữ lại bởi các hợp chất khó tan như
phosphate sắt nhôm. Mặt khác các loại cây trồng khác nhau thì khả năng sử dụng lân
cũng khác nhau. Các đất có hàm lượng lân tổng số khác nhau, đặc biệt ở Việt Nam
hàm lượng lân tổng số rất thấp. Nhưng xét về phì nhiêu thực tế thì lân tổng số không
có ý nghĩa gì nhiều, vì đại bộ phận lân tổng số ở dạng khó tiêu đối với thực vật
(Nguyễn Tử Siêm và ctv., 2000)
12


Bảng 1.2 Đánh giá lân tổng số trong đất (Lê Văn Căn, 1978)
Stt
1
2
3
4
5


Mức độ
Rất ngèo
Nghèo
Trung bình
Giàu
Rất giàu

P 2 O5 %
0,01
0,01 – 0,05
005 – 0,1
0,1 – 0,2
0,2

P2O5 Kg/ha (từ 0 – 25cm)
300
300 – 1500
1500 – 3000
3000 – 6000
6000

Hàm lượng lân tổng số trong đất biến thiên trung bình từ 0,02-0,15% P2O5. Đất
vùng ĐBSCL nhìn chung nghèo lân tổng số, hàm lượng lân trung bình của các nhóm
đất chính là 0,06%. Đất phù sa nhiễm mặn có hàm lượng lân tổng số khá 0,088%
P2O5. Đất phù sa sông Hồng có hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu nhiều hơn vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Phù sa sông Hồng, mặn trung
tính kiềm có tỷ lệ lân trung bình 0,1% (Nguyễn Tử Siêm và ctv., 2000). Hai dạng lân
chủ yếu là lân vô cơ và lân hữu cơ.
a. Lân hữu cơ
Lân hữu cơ được tìm thấy trong đất mùn, lá cây và các dư thừa thực vật và

động vật đất vì đây là dạng liên kết với chất hữu cơ nên nó được tìm thấy chủ yếu ở
lớp đất mặt. Hàm lượng lân trong đất thay đổi tùy theo loại đất và gia tăng với hàm
lượng chất hữu cơ theo thứ tự sau: đất cát < đất sét < đất than bùn (Đỗ Thị Thanh Ren,
2004).
Các hợp chất hữu cơ chứa lân gồm có phitin, axit nucleic, phosphatit,
sacarophosphate... và các vi sinh vật đất. Lân được tích lũy trong đất nhờ sự tích lũy
sinh học, vì vậy trong đất mặt thường chứa nhiều lân hữu cơ hơn các tầng đất dưới
sâu. Tỷ lệ lân hữu cơ phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng mùn trong đất và dao động
trong khoảng từ 10-50% của lân tổng số (Trần Văn Chính và ctv., 2006).
Dạng lân hữu cơ trong đất biến động từ 10-15% lân tổng số bao gồm các
phytin, nucleoprotein, lectin, hợp chất mùn và các chất acide hữu cơ chứa lân, các acid
mùn chứa từ 4-5% lân trong điều kiện thuận lợi có thể giải phóng từ 15-20 kg
lân/ha/năm (Nguyễn Tử Siêm và ctv., 2000).
Trong đất phytin thường chiếm với tỷ lệ dưới 30-40% tổng số lân hữu cơ và
không hòa tan được trong nước (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Phospholipd là hợp chất
13


×