Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ sống trong vùng lũ ở đồng bằng Sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.26 KB, 91 trang )

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ







HUỲNH VĂN HIỀN


VAI TRÒ CỦA KHAI THÁC THUỶ SẢN ĐỐI VỚI SINH KẾ
CỦA NÔNG HỘ SỐNG TRONG VÙNG LŨ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành Phát triển Nông thôn





Cần Thơ -10/2009



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ





HUỲNH VĂN HIỀN


VAI TRÒ CỦA KHAI THÁC THUỶ SẢN ĐỐI VỚI SINH KẾ
CỦA NÔNG HỘ SỐNG TRONG VÙNG LŨ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Chuyên ngành Phát triển Nông thôn
Mã số 60 62 25



Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN DUY CẦN


Cần Thơ – 10/2009
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


I
CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi
và các kết quả của nghiên cứu này là trung thực và chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Tác giả



Huỳnh Văn Hiền
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

II
CẢM TẠ

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Duy Cần đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn thầy Lê Xuân Sinh đã đóng góp ý kiến chuyên môn rất quan
trọng khi tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp. Ngoài ra, thầy Lê Xuân Sinh còn hỗ trợ toàn
bộ kinh phí cho tôi khi thực hiện luận văn thông qua dự án CRSP (Khoa Thủy Sản). Tác
giả gởi lời cảm ơn đến toàn thể các anh chị và các bạn lớp Cao học Phát triển nông thôn
khóa 14 đã ủng hộ tinh thần cho tôi khi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị tại các trạm thủy sản; các Chi cục Thủy sản; Trung
tâm Khuyến ngư; Sở Thủy sản; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng Kinh
tế và Nông Nghiệp thuộc các Quận Huyện, UBNB các Xã thuộc các tỉnh: Đồng Tháp; An
Giang; Cần Thơ và Hậu Giang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu
làm đề tài trên địa bàn các tỉnh này.

Sau cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.

Huỳnh Văn Hiền

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

III
LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Họ và tên: Huỳnh Văn Hiền Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh:04/08/1977 Nơi sinh: Cần Thơ
Quê quán: Huyện Vĩnh Thạnh, Tp. Cần Thơ Dân tộc: Kinh
Chức vụ, đơn vị công tác trước khi đi học tập, nghiên cứu: Bộ môn Quản lý và
Kinh tế Nghề cá, Khoa Thuỷ Sản, Đại học Cần Thơ.
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Huyện Vĩnh Thạnh, Thành Phố Cần Thơ
Điện thoại cơ quan: 07103.831578 Điện thoại nhà riêng:
Fax: 07103.830323 E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Đại học
Hệ đào tạo: Chính qui tập trung Thời gian đào tạo từ 08/1998 đến
03/2003
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Cần Thơ
Ngành học: Nuôi trồng Thuỷ Sản
Tên luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá tra giai đoạn con
giống.
Ngày và luận văn tốt nghiệp: Khoa Thuỷ Sản, Đại học Cần Thơ. Năm 2003.
Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Hiền

2. Thạc sĩ
Hệ đào tạo: Chính qui. Thời gian đào tạo từ năm 2007 đến năm 2010.
Nơi học (trường, thành phố): Đại học Cần Thơ
Ngành học: Phát triển nông thôn.
Tên luận văn: Vai trò của khai thác thuỷ sản đối với sinh kế của nông hộ sống
trong vùng lũ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày bảo vệ luận văn: Ngày 23/10/2009.
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Duy CẦn
3. Trình độ ngoại ngữ
Anh văn, trình độ C
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Từ năm 2003 đến nay công tác tại Khoa Thuỷ Sản, Trường Đại học Cần Thơ. Công
việc đảm nhiệm là cán bộ nghiên cứu
Ngày 23 tháng 10 năm 2009
Người khai ký tên
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

IV
TÓM LƯỢC
Đề tài nghiên cứu về “Vai trò của khai thác thuỷ sản đối với sinh kế của nông hộ sống
trong vùng lũ ở đồng bằng sông Cửu Long” được tiến hành từ tháng 01/2009 đến tháng
9/2009 nhằm làm rõ vai trò của khai thác nguồn lợi thuỷ sản đối với đời sống của nông
hộ sống trong vùng lũ và khả năng sử dụng nguồn lực của nông hộ để khai thác nguồn lợi
thuỷ sản. Từ đó đề xuất một số giải pháp về quản lý khai thác nguồn lợi thuỷ sản theo
hướng phát triển bền vững của cộng đồng sống trong vùng lũ ở ĐBSCL.
Nghiên cứu này được thực hiện ở 4 tỉnh trọng điểm trong vùng lũ ở ĐBSCL gồm hai
vùng: vùng đầu nguồn (An Giang và Đồng Tháp) và vùng giữa và cuối nguồn (Cần Thơ
và Hậu Giang). Phương pháp điều tra phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm được áp
dụng cho từng nhóm đối tượng nghiên cứu. Số mẫu thu thập tổng cộng có 314 nông hộ
và 6 thảo luận nhóm, trong đó gồm: 148 hộ có khai thác thủy sản và 166 hộ không khai

thác thủy sản.
Kết quả khảo sát cho thấy, ngư trường khai thác phổ biến nhất là đồng ruộng (75,6% -
84,0%). Mùa vụ bắt đầu khai thác phổ biến nhất của vùng đầu nguồn là bắt đầu vào đầu
tháng 11 Dl (24,7%), trong khi vùng giữa và cuối nguồn thì bắt đầu vào tháng 9 Dl
(35,8%). Tháng kết thúc của vùng đầu nguồn là cuối tháng 11 Dl (24,7%) và khu vực
giữa và cuối là tháng 11 Dl (32,1%).
Khai thác thủy sản có ba vai trò rất quan trọng đối với sinh kế của nông hộ khai thác thủy
sản: đóng góp thu nhập, tạo việc làm và cung cấp thực phẩm tại chỗ cho người tiêu dùng.
Một cách tổng quát, thu nhập từ hoạt động khai thác thủy sản đóng vai trò rất quan trọng
xếp vị trí thứ 2 (24,8%) sau trồng lúa (37,0%). Đối với vùng đầu nguồn thì nguồn thu
nhập từ khai thác thủy sản có vị trí thứ 2 (30,5%) sau trồng lúa (32,0%), còn vùng giữa
và cuối nguồn thì nguồn thu nhập từ khai thác thủy sản (16,5%) đứng thứ 3 sau trồng lúa
(41,4%) và chăn nuôi hộ gia đình (21,0%). Khai thác thuỷ sản cũng góp phần tạo việc
làm một cách có ý nghĩa cho lao động vùng nông thôn ngập lũ. Về vai trò cung cấp thực
phẩm tại chỗ cho người tiêu dùng địa phương thì xu hướng người tiêu dùng thích chọn
sản phẩm thủy sản làm thực phẩm là sản phẩm thủy sản từ khai thác tự nhiên (93,5-
93,7% ) và loài thủy sản sống trong nước ngọt là chủ yếu (94,1- 96,9%).
Hiện trạng về các nguồn lực tự nhiên trong khung sinh kế cho thấy sản lượng thủy sản tự
nhiên có xu hướng giảm đi trung bình 46-47% so với 10 năm trước. Tổng cộng có 26 loài
thuỷ sản khai thác được trong vùng nghiên cứu kể cả ốc bưu vàng, cua đồng và cá lau
kiếng. Trong tổng số loài cá khai thác được thì cá rô đồng là loài khai thác phổ biến nhất
(82,5%). Trong khu vực ở vùng đầu nguồn có thành phần loài là 23 loài và loài phổ biến
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

V
nhất là cá linh (80,0%), số loài của vùng giữa và cuối nguồn là18 loài và loài phổ biến
nhất là loài cá rô đồng (71,8%). Sản lượng khai thác trung bình là 2,6 tấn/năm, vùng đầu
nguồn có sản lượng khai thác trung bình là 3,5 tấn/năm cao hơn so với sản lượng khai
thác trung bình vùng giữa và cuối nguồn là 1,6 tấn/năm.
Đối với nguồn lực con người thì trung bình số nhân khẩu của hộ có tham gia khai thác

khoảng 5-6 người cao hơn đối với hộ không có tham gia khai thác thủy sản (4-5 người).
Trình độ học vấn của hộ có khai thác và không khai thác đều ở trình độ cấp I chiếm tỷ lệ
rất cao (46,2 - 46,3%). Kinh nghiệm trung bình của những hộ khai thác là 12-13 năm.
Về nguồn lực xã hội thì có sự mâu thuẫn giữa những người sử dụng các loại ngư cụ khai
thác (6,2%), ngoài ra các chỉ tiêu khác về nguồn lực xã hội có vai trò rất mờ nhạt như
chưa có tổ chức xã hội nào có liên quan tới khai thác thủy sản trong vùng nghiên cứu.
Tổng chi phí cho hoạt động khai thác thủy sản là 2,8 triệu đồng/năm. Vùng đầu nguồn có
tổng chi phí khai thác (4,1 triệu đồng/năm) cao hơn so với vùng giữa và cuối nguồn (1,3
triệu đồng/năm). Thu nhập trung bình của hoạt động khai thác là 16,3 triệu đồng/năm.
Thu nhập từ khai thác của vùng đầu nguồn (22,3 triệu đồng/năm) cao hơn so với vùng
giữa và cuối nguồn (10,1 triệu đồng/năm). Lợi nhuận từ hoạt động khai thác trung bình là
13,6 triệu đồng/năm. Lợi nhuận trung bình của vùng đầu nguồn (18,2 triệu đồng/năm),
cao hơn gấp đôi so với vùng giữa và cuối nguồn (8,7 triệu đồng/năm). Đối với khả năng
tiếp cận tài chính trong nguồn lực tài chính thì đa số hộ khai thác khó tiếp cận tài chính vì
họ không có tài sản thế chấp có giá trị.
Có 12 loại ngư cụ khai thác thủy sản trong địa bàn nghiên cứu, trong đó lưới giăng là loại
ngư cụ phổ biến nhất (51,2%). Cơ sở hạ tầng giao thông trong nguồn lực cơ sở vật chất
thì phát triển rất tốt từ đường thủy đến đường bộ ở cả vùng đầu nguồn và vùng giữa và
cuối nguồn.
Khó khăn lớn nhất trong khai thác thủy sản là thời tiết không thuận lợi cho hoạt động
khai thác (38,1%).
Từ khóa: Khai thác thủy sản, thu nhập, sinh kế, vùng lũ.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

VI
ABSTRACT
The research on “Role of fishing activities on farmers

s livelihoods living in the flood
prone area of the Mekong delta” was conducted from January 2009 to September 2009,

with the aim is to make clear the role of aquatic resources fishing on livelihoods of local
people in the flood prone area, and to acess the abilities of households in use of human
resource for fishing. From these some solutions regarding to management and fishing to
be developed towards sustainable development of local communities in the flood prone
area of Mekong delta.
The study was carried out in four provinces where are considered to be serious affected
of flooding season in the Mekong delta, including two mainly zones: upstream zone (An
Giang and Dong Thap provinces), and middle and downstream zones (Can Tho city and
Hau Giang province). Individual interviewing and group discussion was employed to
gather information for each target research group. The total number of 314 households
and six groups were interviewed including 148 fishing households and 166 non-fishing
households.
Result of research showed that common fishing ground was rice field (75,6% - 84,0%).
Seasonal fishing of upstream zone was started from November (24,7%), while middle
and downstream were started September (35,8%). The end of fishing season were
November for upstream zone (24,7%), and middle and downstream zone on November
(32,1%).
There are three important roles of fishing activities to livelihood of households in
flooding area: contributing of income, genarating jobs for local people and providing
food for local consumers. In general income from fishing activities plays important role.
It is (24,8%) ranked after rice production (37,0%). For upstream zone, income from
fishing was ranked the second (30,5%) after rice production (32,0%). While in the middle
and downstream zone, income from fishing was ranked the third (16,5%), after rice
(41,4%) and a livestock (21,0%). The second role of fishing in the flooding area is to
contribute to general jobs significantly for local people . In term of providing available
food for local people, people have a trend to use aquatic product from natural fishing
(93,5- 93,7% ). and like using product from freshwater (94,1-96,9%).
The result of research also showed that the production of natural aquatic resources was
decreased with an average of 46-47% compared with 10 years ago. The aquatic
production in upstream zone has a trend of decreasing less than in middle and

downstream regions (47- 52%).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

VII
There are 26 species of fishing catched in the study area, including golden snail,
freshwater crab and suckermouth catfish. Climbing perch is the most common species in
fishing (82,5%). There are 23 species in the upstream region, Jullien's mud carp (Ca linh)
was the most common (80,0%). In the middle and downstream, there was 18 species and
climbing perch the most common (71,8%). Average production from fishing was 2,6
tons/year, the production from upstream zone was 3,5 tons/year, and it was higher than
fishing production from the middle and downstream (1,6 tons/year).
On the human capital, there was 5-6 members in each fishing family, and 4-5 members in
non-fishing family. The education level of both fishing and non-fishing family were at
low leved, just passed primary school (46,2-46,3%). Year of experience of fishing
households were 12-13 years.
For social capital, there were conflict aamong fishermen who used different fishing gears
(6,2%). There are no organization which relevant to fishing was found the study in area.
Total costs for fishing activities were 2,8 million VND/year/household. Total costs for
fishing in the upstream zone was 4,1 million VND/year/household, higher than that in the
middle and downstream zone (1,3 million VND/year/household). Average income of
fishing activities were 16,3 million VND/year/household. Income from fishing in
upstream zone was 22,3 million VND/year/household, higher than that in middle and
downstream zone (10,1 million VND/year/household). Average net income from fishing
was 13,6 million VND/year/household, and net incom from fishing in upstream was 18,2
million VND/year/household, higher than that as compared to the middle and
downstream (8,7 million VND/year/household). Almost fishermen were difficult to
access financial source, because they have no any valuable properities to pledge to
borrow with interest from the banks.
There were 12 kinds of gear found in the research area of which, gill net was the most
common in the flood area (51,2%).

The most disadvantages of fishermen in fishing was inconvience of weather affecting to
fishing activities (38,1%).
Keywords: Fishing, income, livelihood, flood area.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

VIII
MỤC LỤC
Bìa ........................................................................................................................... I
Trang phụ bìa .......................................................................................................... II
Chấp nhận luận văn ............................................................................................... III
Lời cam đoan ........................................................................................................ IV
Cảm tạ ..................................................................................................................... V
Tóm lược............................................................................................................... VI
Abstract ............................................................................................................... VIII
Mục lục ................................................................................................................. IX
Danh sách chữ viết tắt ......................................................................................... XII
Danh sách bảng .................................................................................................. XIV
Danh sách hình .................................................................................................. XVI
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1 TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ SẢN THẾ GIỚI ........ 3
2.2 TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ SẢN VIỆT NAM ..... 5
2.3 TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC THUỶ SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG ...................................................................................................................... 7
2.4 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ SINH KẾ CỦA NGƯỜI
DÂN TRONG ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................................................ 10
2.4.1 Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu.............................................. 10

2.4.2 Dân số và việc làm của vùng nghiên cứu ............................................. 11
2.4.3 Giao thông của vùng nghiên cứu ......................................................... 12
2.4.4 Thu nhập và mức sống của vùng nghiên cứu ....................................... 13
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

IX
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 15
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 15
3.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ....................................................... 15
3.2.1 Thông tin thứ cấp ................................................................................. 15
3.2.2 Thông tin sơ cấp ................................................................................... 15
3.2.3 Danh mục các biến chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu ............. 15
3.2.4 Số mẫu và cách thu mẫu ....................................................................... 16
3.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................... 18
3.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TRONG NGHIÊN CỨU ................................. 18
3.4.1 Khái niệm về sinh kế và khung sinh kế................................................ 18
3.4.2 Sinh kế bền vững .................................................................................. 18
3.5 TIẾN TRÌNH TRONG NGHIÊN CỨU .......................................................... 21
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................... 22
4.1 HIỆN TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ
SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ......................................................... 22
4.1.1 Số mẫu thực tế khảo sát được trong vùng nghiên cứu ......................... 22
4.1.2 Ngư trường/địa bàn khai thác ............................................................... 22
4.1.3 Mùa vụ khai thác thủy sản ................................................................... 23
4.1.4 Phân phối sản phẩm thủy sản khai thác được ...................................... 24
4.2 VAI TRÒ CỦA KHAI THÁC THUỶ SẢN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA
NÔNG HỘ SỐNG TRONG VÙNG LŨ THUỘC CÁC TỈNH CỦA ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................................................. 26
4.2.1 Khai thác thủy sản là nguồn thu nhập quan trọng đối với đời sống của
nông hộ trong vùng lũ ............................................................................................ 26

4.2.2 Khai thác thủy sản giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
trong vùng nghiên cứu ................................................................................... 29
4.2.3 Khai thác thủy sản cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng ............. 30
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

X
4.2.4 Phân tích tương quan đa biến của các yếu tố có ảnh hưởng tới thu
nhập của nông hộ khai thác thuỷ sản ............................................................ 32
4.3 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TRONG KHUNG
SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ SẢN .............. 33
4.3.1 Hiện trạng về nguồn lực tự nhiên có liên quan tới khai thác thủy sản
trong vùng lũ ................................................................................................. 33
4.3.2 Hiện trạng về nguồn lực con người có liên quan tới khai thác thủy
sản trong vùng lũ ........................................................................................... 39
4.3.3 Hiện trạng về nguồn lực xã hội có liên quan tới khai thác thủy sản
trong vùng lũ ................................................................................................. 41
4.3.4 Hiện trạng về nguồn lực tài chính có liên quan tới khai thác thủy sản
trong vùng lũ ................................................................................................. 42
4.3.5 Hiện trạng về nguồn lực cơ sở vật chất có liên quan tới khai thác thủy
sản trong vùng lũ ........................................................................................... 46
4.4 KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CÁC NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ KHI
NGUỒN TÀI NGUYÊN THUỶ SẢN TỰ NHIÊN GIẢM QUA CÁC NĂM ..... 49
4.4.1 Khó khăn của nông hộ khai thác thủy sản tại địa bàn nghiên cứu ....... 49
4.4.2 Chiến lược sinh kế của hộ khai thác thủy sản dựa vào các nguồn lực
của nông hộ ................................................................................................... 50
4.4.3 Chiến lược sinh kế dựa vào các hoạt động sản xuất và nguồn thu nhập
của nông hộ ................................................................................................... 53
4.4.4 Đánh giá việc sử dụng sản phẩm thuỷ sản khai thác giá trị thấp để nuôi
trồng thuỷ sản đối với nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên....................................... 53
4.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHỤC VỤ SINH KẾ VÀ PHÁT

TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG KHU VỰC CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .................................................................. 56
4.5.1 Đối với nông hộ khai thác thủy sản ...................................................... 56
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

XI
4.5.2 Đối với cơ quan quản lý ngành và quản lý nguồn lợi thủy sản ............ 57
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................. 59
5.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59
5.2 ĐỀ XUẤT ........................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 62
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 66
Phụ lục 1 Các loài thủy sản khai thác được trong địa bàn nghiên cứu ......... 66
Phụ lục 2 Các loài thủy sản tự nhiên ít được bắt gặp trong khai thác của
địa bàn nghiên cứu ........................................................................................ 68
Phụ lục 3 Phụ lục 3: phân tích bảng chéo giữa phân theo nhóm kinh nghiệm
và phân theo nhóm thu nhập ......................................................................... 69
Phụ lục 4 Phân tích bảng chéo giữa phân theo nhóm học vấn và phân theo
nhóm thu nhập ............................................................................................... 70
Phụ lục 5 Mô hình tương quan đa biến của hộ khai thác thủy sản ............... 71
Phụ lục 6 Tác động của việc sử dụng sản phẩm thuỷ sản giá trị thấp đối với
hộ khai thác thuỷ sản ở vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long ......................... 72
Phụ lục 7 Phiếu điều tra................................................................................. 75

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

XII
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- ATVSTP: An toàn vệ sinh thực phẩm
- ÂL: Âm lịch

- BVNLTS: Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
- CP: Chi phí
- ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
- Đvt: Đơn vị tính
- FAO: Food and Agriculture Organization
- KIP: Key Information Panel
- KTTS: Khai thác thủy sản
- NLTS: Nguồn lợi thủy sản
- N: Số hộ có trả lời phỏng vấn
- NTTS: Nuôi trồng thủy sản
- PRA: Participatory rural appraisal
- SP: Sản phẩm
- SL: Sản lượng
- Tr.đ: Triệu đồng
- TMCP: Thương mại cổ phần
- TP: Thành Phố
- TS: Thủy sản
- SXG: Sản xuất giống
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

XIII
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tiêu đề Trang
2.1 Sản lượng thủy sản và tiêu thụ thủy sản thế giới 3
2.2 Tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người của một số nước 4
2.3 Tổng sản phẩm trong nước năm 2008 theo giá so sánh 1994 6
2.4 Sản lượng thuỷ sản cả nước qua các năm 7
2.5 Sản lượng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long 9
2.6 Dân số trung bình qua các năm tại các địa phương phân theo khu vực 12
2.7 Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi

năm 2008 phân theo vùng
12
4.1 Số mẫu phỏng vấn được của đề tài nghiên cứu 22
4.2 Ngư trường khai thác phân theo vùng sinh thái 23
4.3 Mùa vụ khai thác thuỷ sản theo các tháng dương lịch trong năm 23
4.4 Sản lượng thuỷ sản giá trị cao và cách bán sản phẩm thủy sản giá trị cao
của hộ khai thác theo vùng sinh thái
24
4.5 Sản lượng thuỷ sản giá trị thấp và cách bán sản phẩm thủy sản có giá trị
thấp theo vùng sinh thái
25
4.6 Sở thích chọn lựa sản phẩm thủy sản trong tiêu dùng phân theo vùng
sinh thái
30
4.7 Lý do chọn mua cá từ tự nhiên trong tiêu dùng phân theo vùng sinh thái 31
4.8 Tương quan đa biến giữa các biến độc lập ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ khai thác thủy sản
32
4.9 Lý do nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên giảm so với 10 năm trước 35
4.10 Một số loài thủy sản phổ biến khai thác được 36
4.11 Một số loài thủy sản ít được bắt gặp trong thời gian qua 38
4.12 Sản lượng sản phẩm thuỷ sản khai thác 38
4.13 Một số chỉ tiêu về nguồn lực con người của nhóm hộ có khai thác và
không khai thác trong phân tích sinh kế phân theo vùng sinh thái
40
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

XIV
4.14 Các nguồn tiếp cận tài chính của hộ khai thác thủy sản và không khai
thác thủy sản phân theo vùng sinh thái

42
4.15 Một vài chỉ tiêu tài chính trong khai thác thủy sản phân theo vùng sinh
thái
44
4.16 Kết quả phân tích bảng chéo theo nhóm thu nhập và kinh nghiệm phân
theo vùng sinh thái
45
4.17 Kết quả phân tích bảng chéo theo nhóm thu nhập và học vấn phân theo
vùng sinh thái
46
4.18 Ngư cụ khai thác tại địa bàn nghiên cứu (thống kê nhiều chọn lựa) phân
theo vùng sinh thái
47
4.19 Khó khăn của hộ khai thác thủy sản phân theo vùng sinh thái 50
4.20 Trình bày kết quả hiện trạng sử dụng nguồn lực sinh kế và các giải pháp
như là chiến lược sinh kế khi nguồn lợi thủy sản tự nhiên giảm đi
51
4.21 Sắp hạng chọn lựa ưu tiên trong hoạt động sản xuất của nông hộ (tính
theo thang điểm từ 1-10 điểm)
53
4.22 Đánh giá tác động của việc sử dụng thuỷ sản giá trị thấp đối với nguồn
lợi thuỷ sản tự nhiên và nuôi trồng thuỷ sản trong vùng nghiên cứu
54
4.23 Đánh giá tác động của việc sử dụng thuỷ sản giá trị thấp đối với người
nghèo trong vùng nghiên cứu
55
4.24 Đánh giá tác động của việc sử dụng thuỷ sản giá trị thấp đối với việc
làm và thu nhập trong vùng nghiên cứu
55
4.25 Đề xuất giải pháp cho hộ khai thác thủy sản trong vùng nghên cứu 56



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

XV
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tiêu đề Trang
2.1 Sản lượng khai thác thuỷ sản tại địa bàn nghiên cứu 14
3.1 Bản đồ của đồng bằng sông Cửu Long và vị trí nghiên cứu 17
3.2 Khung sinh kế bền vững (Koss Neefjes, 2003) 19
3.3 Sơ đồ tiến trình nghiên cứu 21
4.1 Nguồn thu nhập của nông hộ không tham gia khai thác thủy sản
phân theo vùng sinh thái
26
4.2 Nguồn thu nhập của nông hộ có tham gia khai thác thủy sản phân
theo vùng sinh thái
27
4.3 Nguồn thu nhập từ các hoạt động canh tác của nông hộ phân theo
vùng sinh thái
28
4.4 Sản lượng thủy sản giảm so với 10 năm trước phân theo giá trị sử
dụng
34
4.5a Trình độ học vấn của nông hộ có khai thác thủy sản 40
4.5b Trình độ học vấn của nông hộ không khai thác thủy sản 40






Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

1
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích gần 4 triệu ha, gồm 13 tỉnh thành và
dân số 17,2 triệu người (Tổng cục thống kê 2009). Điều kiện tự nhiên của ĐBSCL rất
thuận lợi trong việc phát triển kinh tế thủy, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phục vụ cho
nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nước lũ hàng năm có ảnh hưởng
hầu hết các tỉnh của đồng bằng trong mùa mưa. Ở ĐBSCL có 9 trong 13 tỉnh thành chịu
ảnh hưởng trực tiếp bởi nước lũ với diện tích tương đương 1,4-1,9 triệu ha, ngập sâu dao
động từ 1- 4m kéo dài từ 2 đến 6 tháng (Lê Xuân Sinh 2005). Trong khoảng thời gian
ngập lũ thì người dân trong vùng đã phải sống chung với lũ, có nghĩa là tận dụng ưu điểm
của nước lũ để phục vụ nhu cầu đời sống của người dân trong khu vực. Nguồn lợi thuỷ
sản là nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với cộng đồng dân cư sống trong vùng này.
Hàng năm khi lũ về thì người dân chuẩn bị các loại ngư cụ để khai thác cá vào mùa lũ,
mục đích khai thác tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của nông hộ. Những hộ nghèo thì khai
thác để cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập. Những hộ khá và có đất sản xuất thì tận dụng
lao động nhàn rỗi khai thác thuỷ sản để làm thực phẩm hàng ngày hoặc để làm thức ăn
cho nuôi các đối tượng thuỷ sản như cá lóc, ếch, lươn. Vùng lũ thường xuyên gặp khó
khăn nhất là tỉnh An Giang và Đồng Tháp vì đây là các tỉnh đầu nguồn của ĐBSCL và
có rất nhiều hộ dân sinh sống trong vùng lũ và gặp rất nhiều khó khăn về mưu sinh, đi lại
đến trường và học tập của trẻ em trong mùa lũ. Trong những năm 70 nghề khai thác thuỷ
sản nội địa giữ vai trò quan trọng trong kinh tế nghề cá với sản lượng hàng năm khoảng
vài ngàn tấn, trong những năm gần đây khai thác nội địa là nguồn sinh kế quan trọng cho
người dân ở nông thôn (Bộ Thủy Sản 2005). Hàng năm vào mùa lũ trong khu vực đầu
nguồn của ĐBSCL có nhiều lao động gia đình nhàn rỗi. Kết quả báo cáo của Bộ Thuỷ
Sản (2006) cho thấy hàng năm vào mùa nước lũ huyện Thoại Sơn An Giang có hơn 4.017
lao động nhàn rỗi và người nghèo tham gia khai thác ốc bươu vàng phục vụ cho nuôi

trồng thuỷ sản nhằm tận dụng lao động và nâng cao thu nhập vào mùa lũ. Theo nghiên
cứu của Lê Xuân Sinh và ctv (2007b) sản lượng khai thác thuỷ sản bình quân/hộ có sự
giảm đáng kể từ 1.091,1 kg cá/hộ/năm (2000) xuống còn 653,7 kg cá/hộ/năm (2006)
tương ứng với mức giảm bình quân là 9 – 10%/năm. Một số loài thủy sản có giá trị kinh
tế cao trong thời gian gần đây cũng bị giảm về số lượng cũng như sản lượng và cũng có
nguy cơ bị mất đi như: cá ét mọi, cá dày, cá bông lau, cá trê vàng, … (Lê Xuân Sinh và
ctv 2007a). Trong xu hướng suy giảm nguồn lợi thuỷ sản thì việc khai thác, bảo vệ nguồn
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2
lợi thuỷ sản hợp lý và bền vững để phục vụ sinh kế của người dân trong vùng cần được
nghiên cứu. Ngoài ra, nguồn lợi thuỷ sản đóng vai trò rất quan trọng cho đời sống của
nông hộ trong vùng lũ ở ĐBSCL và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã
hội cho vùng. Xuất phát từ những thực tế trên nên đề tài “Vai trò của khai thác thuỷ sản
đối với sinh kế của nông hộ sống trong vùng lũ ở đồng bằng sông Cửu Long” được
nghiên cứu là rất cần thiết.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là tìm hiểu vai trò của khai thác nguồn lợi thuỷ
sản đối với đời sống của nông hộ sống trong vùng lũ và khả năng sử dụng nguồn lực của
nông hộ khai thác nguồn lợi thuỷ sản. Từ đó đề xuất một số giải pháp về quản lý khai
thác nguồn lợi thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững của cộng đồng sống trong vùng
lũ ở ĐBSCL.
Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu bao gồm:
- Khảo sát hiện được trạng các hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản ở An
Giang, Đồng Tháp, Tp. Cần Thơ và Hậu Giang.
- Phân tích được vai trò của khai thác thuỷ sản đối với đời sống của nông hộ
sống trong vùng lũ thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tp. Cần Thơ và Hậu
Giang.
- Phân tích được hiện trạng sử dụng nguồn lực trong khung sinh kế của nông hộ
khai thác nguồn lợi thuỷ sản.

- Đánh giá được khả năng thích ứng các nguồn lực của nông hộ khi nguồn tài
nguyên thuỷ sản tự nhiên bị biến động (giảm) qua các năm.
- Đề xuất được một số giải pháp đối với nông hộ và cơ quan quản lý ngành để
phục vụ sinh kế và phát triển cộng đồng trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ở
An Giang, Đồng Tháp, Tp. Cần Thơ và Hậu Giang.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2009 đến tháng 10/2009.
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu chỉ khảo sát các tỉnh trọng điểm có ngập lũ và đại
diện cho ĐBSCL.
- Đối tượng khảo sát là những hộ có khai thác nguồn lợi thuỷ sản và những hộ
không tham gia khai thác thuỷ sản.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ SẢN THẾ GIỚI
Thuỷ sản là một trong những ngành quan trọng bởi vì nó cung cấp thực phẩm cho nhu
cầu của con người và đồng thời cung cấp prôtêin động vật và chất dinh dưỡng cần thiết
cho tất cả 6,6 tỷ người dân trên thế giới (FAO 2008). Tổng sản lượng thuỷ sản của các
nước trên thế giới năm 2006 là 143,7 triệu tấn, trong đó sản lượng làm thực phẩm trực
tiếp cho con người là 110,4 triệu tấn. Ngày nay, nhu cầu thuỷ sản đã và đang tiếp tục gia
tăng do những tác động khách quan của bối cảnh thế giới về khủng hoảng kinh tế, bệnh
dịch động vật như bệnh bò điên, dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng…, đã làm
giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ về thực phẩm thịt gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi. Do đó
tiêu thụ sản lượng thuỷ sản trên đầu người luôn tăng qua các năm, năm 2001 tiêu thụ thuỷ
sản bình quân trên đầu người là 16,0 kg/người và tăng lên 16,7 kg/người vào năm 2006.
Bảng 2.1 Sản lượng thủy sản và tiêu thụ thủy sản thế giới
ĐVT: Triệu tấn
Diễn giải 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng sản lượng Thế Giới 131,1 131 133,7 133,2 140,5 141,6 143,7
1. Tổng sản lượng khai thác 95,6 93,1 93,3 90,5 95,0 93,8 92,0
1.1. Khai thác thủy sản nội địa 8,8 8,9 8,8 9,0 9,2 9,6 10,1
1.2. Khai thác thủy sản biển 86,8 84,2 84,5 81,5 85,8 84,2 81,9
2. Tổng sản lượng nuôi trồng 35,5 37,9 40,4 42,7 45,5 47,8 51,7
2.1. Nuôi thủy sản nội địa 21,2 22,5 23,9 25,4 27,2 28,9 31,6
2.1. Nuôi thủy sản biển 14,3 15,4 16,5 17,3 18,3 18,9 20,1
3. Dùng làm thực phẩm 96,9 99,7 100,2 102,7 105,6 107,2 110,4
4. Không làm thực phẩm 34,2 31,3 333,5 30,5 34,8 34,4 33,3
5. Dân số thế giới (tỉ người) 6,1 6,1 6,2 6,3 6,4 6,5 6,6
6. Tiêu thụ cá/người (kg) 16,0 16,2 16,1 16,3 16,6 16,6 16,7
Nguồn: FAO, 2006, 2008
Tổng sản lượng thuỷ sản bao gồm sản lượng nuôi trồng và sản lượng khai thác thuỷ sản.
Theo kết quả thống kê bảng 2.1 (FAO 2008) cho thấy, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng
rất nhanh từ 35,5 triệu tấn (2001) đến 51,7 triệu tấn (2006). Trong khi sản lượng khai thác
thuỷ sản có xu hướng giảm từ 95,6 triệu tấn (2001) xuống còn 92,0 triệu tấn (2006). Sản
lượng khai thác giảm là do sản lượng khai thác biển giảm từ 86,8 triệu tấn (2001) xuống
còn 81,9 triệu tấn (2006), trong khí đó sản lượng khai thác nội địa thì có xu hướng tăng
lên từ 8,8 triệu tấn (2001) lên tới 10,1 triệu tấn (2006). Theo Bộ Thủy Sản (2007) đưa ra
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4
nhận định không lạc quan về nguồn lợi thuỷ sản thế giới. Cụ thể là hầu như nguồn lợi hải
sản thế giới đã bị khai thác tới giới hạn và không còn khả năng tăng sản lượng (50%);
nguồn lợi đã bị khai thác quá giới hạn cho phép (25%). Như vậy, chỉ còn nguồn lợi hải
sản thế giới là còn khả năng tăng sản lượng khai thác lên nữa (25%). Khi nghiên cứu về
nguồn lợi thuỷ sản thì các nhà khoa học nghề cá của thế giới cũng đã chỉ cho thấy được
sự khai thác quá mức ở nhiều khu vực khai thác. Đối với nguồn lợi cá nội địa, họ chia ra
làm hai dạng khai thác quá mức, đó là khai thác quá mức của một đối tượng nhất định và
khai thác quá mức hệ sinh thái. Để khôi phục nghề cá nội địa người ta thực hiện một số

giải pháp như: khôi phục lại quần đàn cá, phục hồi hệ sinh thái và nâng cao sự quản lý
nghề cá. Tuy nhiên, các giải pháp này chưa được thực hiện một cách rộng rãi, nhất là ở
các nước đang phát triển (FAO 2006). Vì vậy, phát triển nghề khai thác thuỷ sản một
cách bền vững và có trách nhiệm được coi là nhiệm vụ chiến lược vừa mang tính toàn cầu
vừa mang tính khu vực và quốc gia của các nước trên thế giới.
Bảng 2.2 Tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người của một số nước trên thế giới
Các nước Tiêu thụ bình quân theo đầu người (kg)
Hàn Quốc 52,0
Trung Quốc 36,2
Philippin 36,0
Thái Lan 33,5
Mianma 26,2
Inđônêxia 23,6
Bănglađét 14,0
Ôxtrâylia 10,9
ấn Ðộ 8,0
Iran 5,0
Pakixtan 2,0
Colômbia 1,6
Nguồn: Bộ Thủy Sản, 2007
Thủy sản là nguồn thực phẩm quan trọng và không thể thiếu đối với con người trên toàn
thế giới. Theo dự báo của FAO (2008), nhu cầu thủy sản trên đầu người luôn tăng cao và
đạt mức 19,1 kg/người/năm vào năm 2015. Theo Bộ Thủy Sản (2007), mức tiêu thụ thủy
sản bình quân theo đầu người của một số nước có sự khác biệt lớn rất. Từ số liệu bảng
2.2 cho thấy, Hàn Quốc là nước có mức tiêu thụ thủy sản theo đầu người cao nhất (52,0
kg/người/năm), kế đến là nước Trung Quốc (36,2 kg/người/năm), đứng vị trí thứ ba là
Philippin (36,0 kg/người/năm), kế theo là Thái Lan (33,5 kg/người/năm) và nước có mức
tiêu thụ thủy sản thấp nhất là nước Pakixtan (2,0 kg/người/năm) và Colômbia (1,6
kg/người/năm).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


5
Sinh kế đã được biết đến như là một tiến trình lịch sử từ cuộc sống nghèo khó đến cuộc
sống cao hơn trong xã hội. Chính vì vậy phải đa dạng hoá về việc làm để tăng thu nhập,
bên cạnh đó phải tính đến các yếu tố con người (lao động) để đáp ứng cho nhu cầu chiến
lược sinh kế bền vững. Trong nhóm cộng đồng thì nhóm nghèo nhất sẽ chịu tác động bởi
rào cản về thể chế chính sách và cơ hội, điều đó được xem như là các yếu tố trong sinh kế
của họ đã tạo ra các phân tầng về mức sống trong xã hội (Cinner J.E., McClanahan T.R.,
Wamukota A 2009). Đối với trường hợp nghiên cứu ở Lào thì nguồn lực về đất đai là rất
quan trọng đối với sinh kế nông hộ trong vùng nghiên cứu. Tiếp cận về nguồn lực đất đai
ở Lào để sản xuất nông nghiệp được xem như là một chiến lược cho sinh kế bền vững
(Bounthong Bouahom, Linkham Douangsavanh and Jonathan Rigg 2004).
Qua đó cho thấy khai thác thuỷ sản tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với sinh kế của
người dân và đặc biệt là vai trò của khai thác nội địa rất quan trọng trong việc cung cấp
thực phẩm tại chỗ cho ngừơi dân trong vùng và cải thiện sinh kế của họ.
2.2 TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ SẢN VIỆT NAM
Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên rất quan trọng đối với người dân sống trong vùng ngập
lũ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc sử dụng ngư cụ chưa hợp lý, khai thác quá
mức làm ảnh hưởng tới mức độ suy giảm của loại tài nguyên này. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, đa dạng sinh học nước ngọt đang bị suy thoái nhanh. Theo Mai Đình Yên
(2005), nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học là do: (1) Khai thác quá mức và không
hợp lý đã phá hủy quần thể và không để cho chúng phục hồi. Khai thác vào mùa vụ sinh
sản, bãi đẻ, đánh bắt cá con, ngăn chặng đường di cư của cá con và sử dụng ngư cụ mang
tính hủy diệt. (2) Các hoạt động kinh tế - xã hội đã phá hủy nơi ở và các tổ sinh thái của
các sinh vật sống trong nước. Tàn phá rừng ngập mặn, các hoạt động canh tác và nuôi
trồng, các hoạt khác như: chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu từ canh tác nông nghiệp.
Theo nghiên cứu của Vũ Đình Đáp và Trần Văn Vinh (2007) thì người dân sử dụng xung
điện còn khá phổ biến trong địa bàn nghiên cứu (hơn 50%). Ngoài ra, tác giả cũng còn
kết luận rằng hiện tượng suy giảm nguồn lợi thủy sản tự nhiên một cách nghiêm trọng,
đặc biệt là những loài thủy sản có giá trị kinh tế trong vùng này. Điều đó làm cho ghề

khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên của địa bàn nghiên cứu không bền vững và sẽ ảnh
hưởng tới sinh kế của những hộ chuyên sống bằng nghề khai thác trong vùng. Vấn đề cần
quan tâm là làm sao quản lý nguồn lợi thủy sản phục vụ sinh kế của nông hộ khai thác
thủy sản tự nhiên bền vững trên cơ sở phát triển cộng đồng.
Theo số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2008 tổng giá trị sản xuất của cả nước là
490.181 tỷ đồng. Trong đó, khu vực 1 đóng góp là 85.564 tỷ đồng (tăng 103,8%), với giá
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

6
trị đóng góp của ngành thuỷ sản là cao nhất với 12.770 tỷ đồng (tăng 105,4%) cao nhất
trong khu vực. Điều này cho thấy thuỷ sản có vai trò quan trọng và đóng góp đáng kể vào
tổng giá trị sản xuất cho quốc gia và có xu hướng tăng trưởng cao nhất trong khu vực 1.
Điều đáng chú ý là sự tăng trưởng này có sự đóng góp không nhỏ của ngành khai thác
thuỷ sản, đặc biệt là khai thác thuỷ sản nội đồng.
Bảng 2.3 Tổng sản phẩm trong nước năm 2008 theo giá so sánh 1994
Diễn giải


Thực hiện (Tỷ đồng)
Năm 2008 so
với năm
2007 (%)
Năm
2007
Ước tính
năm 2008
Tổng số 461.443 490.181 106,23
1 Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 82.436 85.564 103,79
1.1 Nông nghiệp 67.625 70.047 103,58
1.2 Lâm nghiệp 2.700 2.747 101,74

1.3 Thuỷ sản 12.111 12.770 105,44
2. Khu vực công nghiệp và xây dựng 192.734 204.940 106,33
3. Khu vực dịch vụ 186.273 199.677 107,20
Nguồn: Niên giám thống kê, 2008
Tổng sản lượng thuỷ sản của Việt Nam cũng có tốc độ tăng mạnh theo xu hướng sản
lượng thuỷ sản thế giới. Theo số liệu thống kê (Bảng 2.4) cho thấy, tổng sản lượng thuỷ
sản tăng mạnh nhất từ năm 2000 (2,3 triệu tấn) cho đến năm 2007 (4.149,0 nghìn tấn).
Điều này cho thấy ngành thuỷ sản của Việt Nam có sự phát triển đột biến trong những
năm gần đây, cụ thể là sản lượng năm 2007 gần gấp đôi so với sản lượng năm 2000.
Nhưng sự tăng trưởng này chủ yếu là từ ngành nuôi trồng thuỷ sản còn khai thác thuỷ sản
thì có sự trăng trưởng rất chậm. Sản lượng khai thác thuỷ sản từ 1,7 triệu tấn (2000) tăng
lên 2,0 triệu tấn (2007). Trong đó, sản lượng khai thác thuỷ sản tăng lên là nhờ sản lượng
khai thác biển, còn sản lượng khai thác nội đồng có xu hướng giảm. Sản lượng khai thác
nội đồng từ 241,3 nghìn tấn (2000) giảm xuống còn 199,5 nghìn tấn (2007). Điều này cho
thấy nguồn lợi thuỷ sản trong nội đồng có nguy cơ bị cạn kiệt và sẽ ảnh hưởng tới đời
sống của ngư dân trong vùng.
Theo nhận định của Bộ Thuỷ Sản (2006), vùng lũ thuộc các tỉnh ĐBSCL là nơi lý tưởng
để khai thác các loài cá di cư từ hệ thống sông Cửu Long vào mùa mưa. Sản lượng cá
khai thác tự nhiên chủ yếu hai vùng trũng ngập lũ Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long
Xuyên đạt khoảng trên 20.000 tấn mỗi năm, sản lượng này đóng góp rất lớn trong sản
lượng khai thác nội đồng của cả nước năm 2006. Như vậy mùa lũ ngoài có hạn chế về
thiệt hại cho người dân nó còn đem lại sản lượng thuỷ sản rất lớn từ tự nhiên để phục vụ
sinh kế của người dân trong vùng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

7
Bảng 2.4 Sản lượng thuỷ sản cả nước qua các năm
ĐVT: Nghìn tấn
Năm Tổng SL thuỷ sản Tổng SL khai thác Khai thác biển Khai thác nội đồng
1990 890,6 728,5 653,2 75,3

1991 969,2 801,1 694,2 106,9
1992 1.016,0 843,1 730,0 113,1
1993 1.100,0 911,9 785,3 126,6
1994 1.465,0 1.120,9 946,3 174,6
1995 1.584,4 1.195,3 990,3 205,0
1996 1.701,0 1.278,0 1.058,7 219,3
1997 1.730,4 1.315,8 1.098,7 217,1
1998 1.782,0 1.357,0 1.155,2 201,8
1999 2.006,8 1.526,0 1.314,6 211,4
2000 2.250,5 1.660,9 1.419,6 241,3
2001 2.434,7 1.724,8 1.481,2 243,6
2002 2.647,4 1.802,6 1.575,6 227,0
2003 2.859,2 1.856,1 1.647,1 209,0
2004 3.142,5 1.940,0 1.733,4 206,6
2005 3.465,9 1.987,9 1.791,1 196,8
2006 3.720,5 2.026,6 1.823,7 202,9
2007 4.149,0 2.063,8 1.864,3 199,5
Nguồn: Niên giám thống kê, 2008
Theo kết quả nghiên cứu về sinh kế ở Tây Nguyên, Việt Nam cho thấy, để cải thiện sinh
kế vùng Tây Nguyên thì cần quan tâm tới ba vấn đề là (1) yếu tố tự nhiên, (2) yếu tố con
người và (3) yếu tố tài chính (Bảo Huy & ctv 2005). Còn yếu tố cộng đồng thì không
quan trọng bởi vì đây là vùng dân tộc thiểu số. Theo một nghiên cứu về sinh kế của nông
hộ bị thu hồi đất tại Hà Nội cho thấy, thu nhập từ chăn nuôi và làm thuê là quan trọng
nhất đối với nhóm hộ này (Đỗ Thị Nâng và Nguyễn Văn Ga 2008). Qua đó cho thấy, tuỳ
vào điều kiện cụ thể cũng như đối tượng nghiên cứu mà có chiến lược sinh kế cho phù
hợp với điều kiện phát triển bền vững sinh kế cho nông hộ.
2.3 TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC THUỶ SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG
Cũng như các nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản nước ngọt thì kết quả cho rằng ý thức
của người dân trong trong địa phương tới việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản còn

ở mức thấp. Theo Lê Xuân Sinh (2005), người dân không quan tâm tới bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản (47,8%) và chưa thật sự quan tâm (19,4%). Điều này, cho thấy
chính quyền địa phương cần quan tâm tuyên truyền nhiều hơn nữa để người dân nâng cao
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

8
ý thức trong việc bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý và bền vững. Thực tế cho
thấy, cộng đồng ngư dân khai thác có trình độ học vấn khá thấp (mù chữ trên 40%) nên
việc hiểu biết về các luật và các loại văn bản quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản còn rất hạn chế (Nguyễn Văn Chiêm 2005).
Ngoài ra, sản lượng nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên cũng góp phần đáng kể vào tổng sản
lượng thu hoạch trong các mô hình nuôi thuỷ sản trong vùng lũ. Theo Lê Xuân Sinh và
ctv (2007a) cũng cho thấy các giống loài thủy sản tự nhiên đóng góp khoảng 8-10% tổng
sản lượng cá thu hoạch từ các mô hình nuôi cá và tôm trong ruộng lúa và ao mương vườn
ở vùng nước ngọt ở mức độ thâm canh thấp.
Hiện nay người dân còn vi phạm về khu vực cấm có thời hạn hoặc không thời hạn khai
thác thủy sản được qui định tại nghị định tại thông tư số 02/2006 (Tạ Quang Ngọc 2006).
Ngoài ra còn có một số trường hợp vi phạm khác như: loại ngư cụ có sức tàn phá và hủy
diệt lớn, kích cỡ mắt lưới qui định và mùa vụ khai thác, và vì lợi nhuận cao nên người
dân vẫn sử dụng cũng góp phần làm suy giảm nguồn lợi của các tỉnh ĐBSCL. Trong đó,
cào bay và sử dụng xung điện là mối nguy hại nhất của những ngư dân khai thác thủy sản
cả xa bờ và quy mô nhỏ ven bờ hay nội địa. Theo Chỉ thị 01/1998/CT-TTg ngày
02/01/1998 của Chính phủ về nghiêm cấm các hành vi sử dụng kích điện, chất nổ, chất
độc để khai thác thủy sản đã nhấn mạnh “Sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc hại để
khai thác thủy sản là hành động hủy diệt nguồn lợi, phá hủy sinh cảnh và gây ô nhiễm
môi trường sống của các loài thủy sản. Các tỉnh ĐBSCL đã liên kết phối hợp triển khai
kiểm tra liên tỉnh và phát động phong trào nâng cao ý thức BVNLTS, nhưng tình trạng
đánh bắt thủy sản bằng các phương pháp hủy diệt vẫn còn phổ biến.
Một trong những khó khăn nữa là trình độ học vấn của cộng đồng ngư dân sống trong
vùng lũ còn hạn chế nên việc ý thức về nguồn lợi để phục vụ sinh kế bền vững chưa được

quan tâm. Cộng đồng ngư dân khai thác ven biển có trình độ học vấn khá thấp, mù chữ
trên 40% (Nguyễn Văn Chiêm 2005). Đối với vùng nước ngọt ngập lũ của ĐBSCL có
khoảng 50% số chủ hộ không học quá cấp 1 (Lê Xuân Sinh 2005). Ý thức của người dân
ở vùng nước ngọt của ĐBSCL đối với việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản còn ở
mức thấp, tỷ lệ người người dân chưa quan tâm tới bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản nước ngọt là khá lớn (47,8%) và còn 19,4% chưa thật sự quan tâm tới vấn đề này (Lê
Xuân Sinh 2005; Lê Xuân Sinh và ctv 2007a).
Năm 2006 sản lượng khai thác nội địa ở ĐBSCL là 140.000 tấn (chiếm 69% cả nước),
trong đó An Giang là 53.403 tấn và Đồng Tháp là 21.756 tấn (Nguyễn Nguyễn Du và ctv
2006; Nguyễn Văn Trọng và Trần Thanh Xuân 2007). Vai trò khai thác nội đồng ở

×