Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC KỸ THUẬT THỰC HÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y ÁP DỤNG CHO TRÂU, BÒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 29 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
KỸ THUẬT THỰC HÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y
ÁP DỤNG CHO TRÂU, BÒ
MÃ SỐ: MH 02
NGHỀ NUÔI VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO TRÂU, BÒ
Trình độ: Đào tạo dưới 03 tháng
(Phê duyệt tại Quyết định số 443/QĐ-SNN-KNKN ngày 17 tháng 10 năm 2016
của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

NĂM 2016


LỜI GIỚI THIỆU
Để phục vụ chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đạt được mục tiêu của Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ và
phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của địa phương, chúng tôi tiến hành biên soạn và
điều chỉnh giáo trình đào tạo Nghề Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò.
Giáo trình môn học “Kỹ thuật thực hành Chăn nuôi – Thú y áp dụng cho trâu, bò” cung
cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về thực hành chăn nuôi thú y trâu, bò một cách an
toàn và hiệu quả. Tài liệu có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận
dụng trong thực tế sản xuất.
Giáo trình này là môn học thứ hai trong số 02 môn học của chương trình đào tạo nghề
“Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò” trình độ đào tạo dưới 03 tháng.
Trong môn học này gồm có 02 chương dạy thuộc thể loại tích hợp như sau:
Chương 1. Kỹ thuật cố định trâu, bò
Chương 2. Một số điểm thực hành ngoại khoa thú y trên trâu, bò

1




MỤC LỤC
Chương 1. Kỹ thuật cố định cho trâu, bò ....................................................................... 3
Chương 2. Một số điểm thực hành ngoại khoa thú y trên trâu, bò .............................. 14
Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................................................ 22
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................................ 23
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 23

2


MÔN HỌC:

KỸ THUẬT THỰC HÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y
ÁP DỤNG CHO TRÂU, BÒ

Mã môn học: MH 02
Thời gi n: 20 giờ
Giới thiệu môn học
Người học sau khi học xong môn học này có khả năng thực hành một số thao tác cơ
bản về chăn nuôi và thú y áp dụng cho trâu, bò. Môn học này được giảng dạy theo phương
pháp dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thức môn học được đánh giá bằng
phương pháp trắc nghiệm, thực hành kỹ năng nghề và làm bài tập thực hành.
Chương 1

Kỹ thuật cố định trâu, bò

Mục tiêu
Học xong chương này người học nghề có khả năng:

- Thực hiện cố định trâu, bò.
- Sử dụng một số nút thắc dây cơ bản trong chăn nuôi.
A. Nội dung
1. Phương pháp cố định trâu, bò
1.1. Một số điểm lưu ý khi cố định gi súc
Cố định gia súc giúp ngăn ngừa việc chống cự, tấn công của gia súc; tránh được những
tai nạn đáng tiếc cho cả người và vật nuôi; tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn được thời gian
thực hiện. Đảm bảo việc kiểm tra sức khỏe, cấp thuốc hoặc phẫu thuật gia súc.
Một số điểm cần lưu ý khi cố định gia súc
- Khi tiếp xúc với gia súc phải có thái độ ôn hòa, thân mật nhất là đối với loài có tính
hưng phấn cao. Cần tránh có những động tác thô bạo, thái độ nóng nảy làm cho gia súc sợ
hãi gây khó khăn cho việc cố định.
- Trước khi thực hiện cố định gia súc cần kiểm tra kỹ lưỡng dụng cụ cố định (dây
thừng, rọ mõm, giá cố định…).
- Nơi cố định phải được dọn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt không có vật cứng, tránh những
tổn thương cho gia súc khi cố định.
- Khi gia súc ăn quá no, cần tránh việc vật ngã một cách thô bạo. Đối với gia súc mang
thai cần thận trọng khi cố định.
- Các thao tác cố định phải được tiến hành nhanh, chính xác. Các nút buộc cần đơn
giản mà chắc chắn, dễ giải thoát cho vật nuôi khi có các tai biến. Trong phẫu thuật ngoại
khoa khi cố định cần sử dụng các nút thắt “sống” để dễ dàng giải thoát gia súc khi có tai
biến xảy ra.
Tùy theo thao tác thú y cần tiến hành và khối lượng cơ thể của trâu bò, mà có thể cố
định chúng theo nhiều cách khác nhau. Một số phương pháp cố định trâu bò khi khám hoặc
3


cấp thuốc hoặc giải phẫu:
1.2. Phương pháp cố định trâu, bò
(1) Phương pháp cố định một chân trước


Hình 2.1. Phương pháp cố định một chân trước
Một vòng dây được buộc vào cổ chân, đầu còn lại vòng qua u vai, đưa ra phía trước và
được giữ chặt. Nó sẽ được bỏ ra khi bò bắt đầu ngã.
(2) Phương pháp cố định một chân sau
Cố định một chân sau của trâu, bò khó khăn hơn nhiều so với cố định chân trước vì
trâu, bò rất khỏe. Muốn thực hiện được, chúng ta phải dùng dây thừng buộc vào đốt ngón
chân của chúng rồi kéo lên. Đầu dây thừng tự do vắt qua người con vật hoặc thanh dọc của
gióng cố định.

Hình 2.2. Bước một của phương pháp cố định một chân sau

4


Hình 2.3. Bước hai của phương pháp cố định một chân sau
(3) Phương pháp vật bò Burley
Đây là phương pháp vật gia súc, được thiết kế bởi Tiến sĩ Burley, có nhiều ưu điểm
hơn các phương pháp vật gia súc khác.
Thứ nhất: Phương pháp này không cần thiết buộc sợi dây thừng quanh sừng hoặc cổ
con vật. Nó chỉ đơn giản là chuyển dây thừng qua xung quanh cơ thể con vật mà mất ít thời
gian hơn.
Thứ hai: Cách này không gây sức ép lên thành ngực và do đó không gây trở ngại hoạt
động của tim và phổi.
Thứ ba: Cách này không gây nguy hiểm cho cơ quan sinh dục hoặc các mạch máu trên
vú của bò.
Cuối cùng, với sự cố định này, cả hai chân sau có thể được trói với hai đầu của dây vật.

Hình 2.4. Bước 1 của phương pháp vật bò Burley


5


Hình 2.5. Bước 2 của phương pháp vật bò Burley
Tiến hành vật: Dùng dây thừng to đủ chịu lực (dài khoảng 8 – 10m) gập đôi đặt vòng
dây vào chính giữa vai, sau đó luồn 2 đầu dây bắt chéo qua trước ngực và ở phía trong 2
chân trước rồi vòng lên và bắt chéo ở vị trí chính giữa lưng, tiếp tục đưa 2 đầu dây qua háng
về phía sau con vật.
Khi tiến hành vật, kéo mạnh và dứt khoát 2 đầu dây con vật sẽ ngã. Người thực hiện có
thể điều khiển hướng ngã của con vật bằng cách kéo dây thừng về phía ngược lại (Ví dụ
muốn ngã sang phải thì kéo thừng sang trái).
Khi con vật ngã, để cố định hai chân sau, người thực hiện vẫn giữ căng dây và kéo
chân sau tới vị trí cao nhất rồi buộc dây ở vị trí cổ chân, cố định 1 vòng dây rồi tiếp tục vòng
qua khớp khuỷu buộc vắt theo hình số 8 nhiều vòng (như hình vẽ).

Hình 2.6. Bước 1 cố định chân Hình 2.7. Bước 2 cố định
Hình 2.8. Bước 3 cố định
sau
chân sau
chân sau
Để cố định chân trước cần dùng 1 sợi dây chắc chắn và có độ dài khoảng 2m. Một đầu
cuối của dây cuốn 1 vòng chắc chắn vào cổ chân và để thừa ra đầu dây dài khoảng 15cm.
Sau đó bẻ gập chân trước, dùng đầu dây còn lại luồn qua sợi dây đã dùng vật ngã đi xuống
từ vai rồi cuốn liên tục xung quanh phần chân gập lại rồi buộc nút cố định với đầu dây kia.
(Chi tiết xem hình vẽ).

6


Hình 2.9. Bước 1 cố định chân trước

Hình 2.10. Bước 2 cố định chân trước
Sau đó tiến hành lật con vật và thực hiện các bước tương tự với các chân phía bên kia,
như vậy con vật đã hoàn toàn bị cố định.
(4) Phương pháp siết chặt dây thừng
Đây là một phương pháp chuẩn của việc vật bò. Sợi dây vật thể được buộc trước vào
con vật khi nó đang trong gióng cố định. Sau đó, nó có thể được dẫn đến mà bạn muốn nó
nằm xuống và áp dụng sức căng từ các đầu dây để vật.

Hình 2.12. Bước 2. Đưa đầu cuối của đoạn
Hình 2.11. Bước 1. Tạo một vòng
dây qua lưng bò về hướng đối diện
quanh cổ của bò bằng cách sử dụng một
nút thắt dây thừng đặt ở vị trí như hình vẽ.

7


Hình 2.13. Bước 3. Vòng dây
qua sau vai xuống bụng ở vị trí sau
hai chân trước, như hình vẽ.

Hình 2.14. Bước 4. Thực hiện
thao tác như trên một lần nữa, nhưng
vòng dây được đặt phía trước bầu vú
tại vị trí có chu vi vòng bụng nhỏ
nhất và thực hiện một nút mắc như
trên.
Bước 5. Kéo mạnh dây về
phía sau, bò sẽ nằm xuống.


(5) Phương pháp vật bò của Reuff
Phương pháp này tương tự như phương pháp siết dây thừng, chỉ khác ở bước một đầu
dây được buộc vào sừng bò.

Hình 2.15. Phương pháp vật bò Reuff
8


(6) Giữ đuôi bò:
Giữ đuôi bò có thể được áp dụng khi cần thiết để đánh lạc hướng sự chú ý của con vật
với mục đích kiểm tra hay điều trị bệnh ở phần khác của cơ thể vật nuôi. Nó có thể được sử
dụng khi tiêm bầu vú để trách vật nuôi bị kích động. Người trợ giúp nên giữ cả hai tay gần
cậy đuôi bò (hình vẽ) và nên đứng về một bên của con bò để tránh bị đá.

Hình 2.16. Hình giữ đuôi bò
(7) Phương pháp dùng tay không vật bê con
Đối với bê ta có thể áp dụng phương pháp sau: Người vật vòng người qua lưng bê,
nắm chặt 2 chân (chân trước và chân sau ở cùng một bên) rồi nhấc lên. Bê ngã, lập tức dùng
đầu gối đè lên vai và phần sau,lấy dây thừng cột 4 chân lại.

Hình 2.17. Vật bê, nghé bằng tay, túm 2 chân cùng một bên để vật và cố định bê nghé
(8) Phương pháp cố định bằng giá đứng
Giá cố định được làm với 4 cột trụ chôn chặt xuống đất hoặc có bộ giá bằng sắt hay xi
măng cốt thép. Kết nối giữa bốn trụ là các gióng dọc và ngang trải đều 2 tầng trên và dưới.
9


Hình 2.18. Cố định bò trong gióng 4 trụ
Có các dây thừng và chão để buộc giữ; ghìm đầu, đỡ bụng, chằng ngang lưng, khóa hai
chân sau hoăc cả bốn chân. Cố định trâu, bò đứng trong giá bốn trụ dùng để thực hiện các ca

phẫu thuật phức tạp có thời gian kéo dài.
2. Một số nút thắt cơ bản được sử dụng trong cố định vật nuôi
2.1. Các nút thắt để nối 2 dây với nh u:
(1) Nút vuông

Hình 2.16. Các bước thực hiện nút thắt vuông
(2) Nút thắt vuông với một tay (mười bước)

10


Hình 2.18. Các bước thực hiện nút thắt vuông với một tay (mười bước)
(3) Nút thắt vuông với một tay (mười lăm bước)

Hình 2.19. Mười lăm bước nút thắt vuông với một tay mười lăm bước
11


(4) Nút thắt Granny

Hình 2.20. Các bước nút thắt Granny
(5) Nút thắt Reefer

Hình 2.21 . Các bước của nút thắt Reefer
2.2. Các nút thắt tạm
(1) Nút buộc buồm (bốn bước)

Hình 2.22 . Các bước thực hiện nút thắt buồm bốn bước
12



(2) Nút buộc buồm (năm bước)

Hình 2.23. Các bước thực hiện nút thắt buồm năm bước
(3) Nút thắt ghế kép

Hình 2.24. Các bước thực hiện nút thắt ghế kép
(4) Nút thắt trượt

13


Hình 2.25. Các bước thực hiện nút thắt trượt
(5) Nút thắt Tomfool

Hình 2.26. Các bước thực hiện nút thắt Tomfool
(6) Nút thắt kéo

14


Hình 2.27. Nút thắt kéo nửa đơn Hình 2.28 Nút thắt kéo nửa kép (2)
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài 1. Thực hiện các phương pháp cố định trâu, bò
a. Mục tiêu: Thực hiện thành thạo, đúng cách cố định trâu, bò.
b. Thực hành
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm)
- Lựa chọn dụng cụ và địa điểm để cố định trâu, bò
- Thực hiện hiện cố định trâu, bò bằng:
(1) Phương pháp cố định một chân trước;

(2) Phương pháp cố định một chân sau;
(3) Phương pháp vật bò Burley;
(4) Phương pháp siết chặt dây thừng;
(5) Phương pháp vật bò của Reuff;
(6) Giữ đuôi bò;
(7) Phương pháp dùng tay không vật bê con;
(8) Phương pháp cố định bằng giá đứng.
c. Kết quả sản phẩm cần đạt được: Cố định trâu bò đúng cách, an toàn vật nuôi và
người, trong thời gian cho phép.
Bài 2. Thực hiện các nút thắt cơ bản được sử dụng trong cố định vật nuôi
a. Mục tiêu: Sử dụng thành thạo, đúng cách các bước thắt dây của một số nút cơ bản
b. Thực hành
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm)
- Chọn các dụng cụ đã trưng bày sẳn để:
(1) Thực hiện các nút thắt để nối hai dây lại với nhau
(2) Thực hiện các nút thắt tạm
15


c. Kết quả sản phẩm cần đạt: Thực hiện các thao tác thắt nút dây đúng kỹ thuật.
Chương 2.
Một số điểm thực hành ngoại kho thú y trên trâu, bò
Mục tiêu
Học xong chương này người học nghề có khả năng:
- Biết cách sử dụng kim và bơm tiêm trên trâu, bò.
- Xác định được trọng lượng của trâu, bò.
- Thực hiện được các con đường cấp thuốc cho trâu, bò.
A. Nội dung
1. Các con đường cấp thuốc
- Cấp thuốc qua miệng/cho uống (PO: per os, oral).

Ở các loài thú nhai lại nói chung và trâu, bò nói riêng người chăn nuôi hạn chế cấp
thuốc qua đường uống vì nhiều loại thuốc có thể bị phân hủy ở dạ cỏ do hệ vi sinh vật ở đây.
- Cấp thuốc qua đường hít vào (IH: inhalation)

Hình 2.29. Các vị trí tiêm dưới da và tiêm bắp ở trâu, bò
- Cấp thuốc qua đường tiêm: Đây là đường cấp thuốc chủ yếu ở trâu, bò.
a. Kỹ thuật tiêm đúng
* Thuốc sử dụng cho thú y nên sử chính xác lượng và theo khuyến các của nhà sản
xuất;
* Đảm bảo đã cố định vật nuôi đúng phương pháp trước khi tiêm;
* Đảm bảo điều chỉnh bơm tiêm thích hợp và gắn kết bơm tiêm và kim tiêm đúng cách;
* Phòng ngừa sưng hoặc bị áp xe tại vị trí tiêm:
(1) Sử dụng kim tiêm vô trùng;
(2) Chỉ tiêm vào vùng sạch sẽ và khô ráo;
(3) Phòng nhiễm trùng bằng cách không sử dụng cùng một kim khi tiêm nhiều gia súc
16


(mà không tiệt trùng kim tiêm trước khi tiêm);
* Việc quyết định vị trí tiêm là quyết định quản lý quan trọng vì nó ngăn ngừa làm
giảm giá trị thịt.
b. Khuyến cáo chung khi cấp thuốc qua đường tiêm
* Đối với tiêm bắp (IM): Chỉ tiêm vào vị trí sạch sẽ và khô ráo; Chỉ tiêm vào vùng cơ
không có nguy cơ gây thương tổn đến xương, mạch máu và cơ quan nội tạng; Tùy thuộc loài
vật nuôi mà có vị trí tiêm cụ thể được đề nghị.
* Đối với tiêm dưới da (SC): Chỉ tiêm vào vị trí sạch sẽ và khô ráo; Chọn các vùng da
lỏng lẻo để tiêm.
* Đối với tiêm tĩnh mạch (IV): Chỉ được thực hiện ở những người có tay nghề cao và
nhiều kinh nghiệm vì có thể gây vỡ mạch máu hoặc tai biến nguy hiểm cho vật nuôi sau khi
tiêm.

c. Các dạng tiêm
+ Tiêm bắp (IM: intramuscular)
+ Tiêm dưới da (SC: Subcutaneous)
+ Tiêm tĩnh mạch (IV: intravenous)
- Cấp thuốc bằng đường tiêm là phương pháp phổ biến nhất, thuận tiện nhất để đưa
thuốc vào cơ thể vật nuôi.
+ Có nhiều cỡ bơm tiêm và kim tiêm khác nhau nhưng trong thực tế sản xuất người ta
thường sử dụng hai cỡ bơm tiêm có dung tích 5ml và 20ml; cỡ kim tiêm 16G và 19G (cỡ
kim tiêm được ký hiệu bằng số và chữ G, số càng cao kim tiêm càng nhỏ; kim tiêm có các
cỡ từ 27G – nhỏ nhất đến 14G – lớn nhất).

Hình 2.30. Vị trí tiêm dưới da (SC) ở bò

17


Hình 2.31. Vị trí tiêm tĩnh mạch (IV) ở bò
* Bơm tiêm (xi lanh) bằng nhựa có các cỡ: 1ml, 3ml, 5ml, 10ml, 20ml, 50ml.
* Bơm tiêm bằng Inox

1. Đốc kim
2. Vỏ sắt bảo vệ
3. Nắp cố định
4. Tay nắm
5. Trục chia mi li lít (ml)
6. Tay hãm nắm cố định
7. Gioăng pit ton
8. Ống thủy tinh

Hình 2.32. Bơm tiêm dùng trong thú y


Hình 2.33 . Kiểm tra độ kín của bơm tiêm
18


Hình 2.34. Cách lấy thuốc vào bơm tiêm

Hình 2.35. Đưa bọt khí ra khỏi bơm tiêm

Một số lưu ý khi cấp thuốc qua đường tiêm ở trâu, bò:
- Chọn đúng loại thuốc cần dùng.
- Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn.
- Không tiêm kết hợp với vắc xin.
- Sử dụng đúng loại kim truyền.
- Không trộn quá nhiều loại thuốc.
- Giữ và lắc đều.
- Sử dụng bơm tiêm riêng cho từng vật nuôi (nếu có thể).
- Không sử dụng chất tiệt trùng với vắc xin sống nhược độc.
- Lấy hết không khi và ngoài bơm tiêm.
- Cố định vật nuôi trong khi tiêm.
- Chọn đường cấp thuốc hiệu quả nhất.
- Chọn vị trí cấp thuốc tốt nhất.
- Chọn đúng kim tiêm.
- Thao tác tiêm đúng kỹ thuật.
- Thực hiện việc vệ sinh vị trí tiêm đúng cách.

19


Bảng số 1. Một số loại kim tiêm sử dụng phổ biến trên vật nuôi

Cỡ kim (mm)
Cách tiêm

Gi súc

Ký hiệu củ kim

Đường kính
ngoài

Độ dài

14Gx1½”
14Gx1”
14Gx2”

2,108 (2,1)

38,10 (40)

2,108 (2,1)
2,108 (2,1)

25,40 (25)
50,80 (50)

16Gx1½”
16Gx1”

1,651 (1,7)


38,10 (40)

1,651 (1,7)

25,40 (25)

18Gx1½”
18Gx1”

1,270 (1,3)

38,10 (40)

1,270 (1,3)

25,40 (25)

20Gx1½”
20Gx1”
19Gx1”

0,902 (1,0)

38,10 (40)

0,902 (1,0)
1,067 (1,1)

25,40 (25)

25,40 (25)

19Gx1½”

1,067 (1,1)

38,10 (40)

20Gx½”
22Gx1”

0,902 (1,0)

12,70 (13)

0,711 (0,7)

25,40 (25)

16Gx½”

1,651 (1,7)

12,70 (13)

16Gx¾”
16Gx1”

1,651 (1,7)


19,05 (20)

1,651 (1,7)

25,4 (25)

18Gx¾”

1,270 (1,3)

19,05 (20)

20Gx½”
19Gx1”

0,902 (1,0)

12,70 (13)

1,067 (1,1)

25,40 (25)

22Gx¾”

0,711 (0,7)

19,05 (20)

Đại gia súc


16Gx1½”
16Gx2”

1,651 (1,7)

38,10 (40)

1,651 (1,7)

50,80 (50)

Tiểu gia súc

19Gx1½”

1,067 (1,7)

38,10 (40)

Đại gia súc
Tiêm bắp
(IM)

Tiểu gia súc

Tiêm dưới
da (SC)

Đại gia súc


Tiểu gia súc
Tiêm tĩnh
mạch (IV)

Chú ý: Ký hiệu kim tiêm gồm 2 thành phần:
(1) (chữ số) G: viết tắt của chữ gauge (đường kính kim tiêm); giá trị G càng lớn thì
đường kính kim tiêm càng nhỏ.
(2) Dấu “x” và (chữ số) là độ dài của kim tiêm có đơn vị tính là inch (1 inch=25,4mm).
Thí dụ: kim tiêm có ký hiệu 16Gx1½”có nghĩa là kim có đường kính ngoài là 0,0650 ±
0,0005 inches (tương đương 1,656±0,0127 mm) và dài 3/2 inches (tương đương 38,10mm).
2. Xác định trọng lượng và tuổi trâu, bò
2.1. Cách xác định trọng lượng bò: Xác định chính xác nhất là dùng cân. Trong thực
tế và nhất là trong điều kiện chăn nuôi nông hộ thì điều này khó thực hiện.
20


Có thể xác định khối lượng bò bằng cách dùng thướt dây đo một số chiều và tính theo
công thức:
Khối lượng bò (kg) = [Vòng ngực (m)]2 x [Dài thân chéo (m)] x 90.
Vòng ngực: chu vi vòng đo sau xương bả vai.
Dài thân chéo: chiều dài từ mỏn xương bả vai đến điểm tận cùng của u xương ngồi.
Khối lượng trâu (kg) = [Vòng ngực (m)]2 x [Dài thân chéo (m)] x 88,4.
Công thức trên áp dụng cho bò/ trâu từ 2 tuổi trở lên:
- Nếu trâu, bò mập ta cộng thêm 5% trọng lượng của nó;
- Nếu trâu, bò ốm ta trừ đi 5% trọng lượng của nó.

Hình 2.36. Hình minh họa các chiều đo để
tính trọng lượng trâu, bò
Hình 2.37. Cách đo vòng ngực bò

(ab: dài thân chéo; cd: vòng ngực)
2.2. Giám định tuổi bò: Có nhiều phương pháp giám định tuổi bò. Tuy nhiên giám
định tuổi qua răng là tương đối dễ và chính xác nhất.
Răng của bò có 2 loại: Răng sữa và răng vĩnh viễn. Sau khi đẻ 1 tháng bò có 8 răng
sữa, bò từ 2 tuổi trở lên căn cứ vào việc thay răng và độ mòn của răng để đoán tuổi. Có thể
chênh lệch nữa năm tuổi.

Hình 2.38. Cách mở miệng bò
21


- Bò 2 năm tuổi thay 2 răng (cặp răng ở giữa).
- Bò 3 năm tuổi thay 4 răng (cặp áp giữa).
- Bò 4 năm tuổi thay 6 răng (cặp áp gốc).
- Bò 5 năm tuổi thay 8 răng (cặp răng ở gốc).
- Bò 6 năm tuổi đã thay 8 răng.
- Bò 7 năm tuổi 2 răng cửa mòn hình sợi chỉ.
- Bò 8 năm tuổi 2 răng cửa mòn hình chữ nhật.
- Bò 9 năm tuổi 2 răng cửa mòn hình vuông.
- Bò 10 năm tuổi 2 răng cửa mòn hình tròn
- Bò 11 năm tuổi 4 răng cửa mòn hình tròn.
- Bò 12 năm tuổi 6 răng cửa mòn hình tròn.
- Bò 13 năm tuổi 8 răng cửa mòn hình tròn.
(ở trâu sự thay răng và mòn răng diễn ra chậm hơn bò khoảng 1 năm)

Hình 2.39. Bò dưới 2 năm tuổi – Chưa thay răng

H 2.40. Bò 2 năm tuổi – 2 răng trưởng thành

22


Hình 2.41. Bò 2 năm tuổi


H 2.42. Bò 3 năm tuổi – 4 răng trưởng thành

Hình 2.43. Bò 3 năm tuổi

H 2.42. Bò 4 năm tuổi – 6 răng trưởng thành

Hình 2.43. Bò 4 năm tuổi

H 2.42. Bò 5 năm tuổi – 8 răng trưởng thành

Hình 2.44. Bò 5 năm tuổi

23


Hình 2.45. Bò 6 năm tuổi

Hình 2.46. Bò 7 năm tuổi

(xem bảng tra sẵn để tính khối lượng bò, trâu bên dưới)

24


×