Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.92 KB, 4 trang )

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM


GV hướng dẫn:Nguyễn Thanh Nguyên Vũ (090.800.4541)

Rủi ro là gì?
Rủi ro là “khả năng có thể xảy ra một điều gì đó”. Trong ngành bảo hiểm, rủi ro được hiểu là “khả năng
xảy ra một hậu quả xấu từ một sự việc nhất định”. Bảo hiểm chỉ quan tâm đến “những hậu quả xấu” bao
gồm tổn thất tài chính, đó là rủi ro làm mất mát tiền bạc.
“Mối nguy cơ” là điều kiện làm gia tăng khả năng xảy ra một điều gì đó hoặc làm gia tăng mức độ tổn
thất. Trong phần sau chúng ta sẽ thảo luận sâu hơn về nguy cơ.
Phân loại rủi ro :
Có nhiều loại hình rủi ro, gồm có:
- Rủi ro tĩnh và rủi ro động
- Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt
- Rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ
Chúng ta hãy xem xét chi tiết từng loại hình rủi ro.
Rủi ro tĩnh và rủi ro động

Rủi ro động là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi trong nền kinh tế. Ví dụ như, những thay đổi về
mức giá cả, thị hiếu khách hàng, công nghệ kỹ thuật mà có thể dẫn đến sự tổn thất tài chính. Rủi ro động
không thể được bảo hiểm.
Rủi ro tĩnh bao gồm những
rủi ro
xảy ra không gắn với những thay đổi trong nền kinh tế, ví dụ như : hỏa
hoạn, tai nạn, hay kinh doanh bất chính. Nhìn chung, những rủi ro tĩnh thì có thể được bảo hiểm
Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt

Rủi ro cơ bản không mang tính cá nhân và thường liên quan đến cộng đồng, VD như nạn thất nghiệp,
chiến tranh hay lạm phát. Những rủi ro này chủ yếu là do các sự kiện kinh tế, chính trị và xã hội gây nên.


Tuy nhiên, thiên nhiên cũng có thể gây nên những rủi ro cơ bản như động đất , lũ lụt.
Trong khi các công ty bảo hiểm cũng gánh chịu một vài rủi ro cơ bản do động đất, bão lụt ..., thì chính
phủ thường là người khắc phục hậu quả của những rủi ro đó. Nói cách khác, những rủi ro này là mối quan
tâm của toàn xã hội.

1
Khác với rủi ro cơ bản, rủi ro riêng biệt lại mang tính chủ quan, do cá nhân gây nên và hậu quả của nó
cũng được gánh chịu bởi từng cá nhân. Các cá nhân thường phải giải quyết những rủi ro này nhờ việc
mua bảo hiểm hoặc các hình thức phòng ngừa tổn thất khác.
Rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ

Rủi ro thuần túy liên quan đến những tình huống có hay không có tổn thất. Nhà của bạn có thể bị hỏa
hoạn, xe của bạn có thể bị hư hỏng; Có nghĩa là rủi ro thuần túy không bao gồm bất cứ lợi ích gì mà chỉ
có các tổn thất thôi.
Rủi ro đầu cơ là tình huống mà vừa có khả năng tổn thất, vừa có khả năng có lợi. Một ví dụ về rủi ro đầu
cơ là việc bắt đầu kinh doanh. Trước khi bạn bắt đầu kinh doanh thì bạn không hề có một chút rủi ro nào
cả. Chỉ khi bạn tiến xa hơn trong kinh doanh thì bạn chỉ có “thành công hoặc thất bại”. Cá cược cũng là
một ví dụ điển hình của rủi ro đầu cơ.
Sự phân biệt rõ nét nhất giữa rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ là hầu hết rủi ro thuần tuý thì có thể được
bảo hiểm, còn rủi ro đầu cơ thì không.
Các loại nguy cơ
Nguy cơ là điều kiện làm gia tăng khả năng xảy ra một việc nào đó hoặc làm tăng mức độ tổn thất trước
hết là đối với khách hàng và sau đó là đối với công ty bảo hiểm. Có 5 dạng “nguy cơ” và mỗi dạng đều
rất quan trọng với việc chấp nhận rủi ro. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét từng dạng nguy cơ.
Nguy cơ về vật chất
Nguy cơ vật chất liên quan đến các yếu tố như cơ sở vật chất như :
 Xây dựng nhà cửa – nếu chất lượng nhà kém thì nó sẽ dẫn đến các nguy cơ.
 Các công việc được tiến hành ở công trường - những nơi chứa hợp chất hóa học hay những chất lỏng
dễ cháy nổ chất cũng chính là nguy cơ
Sự bảo vệ công trường – việc bảo vệ lượng máy móc không an toàn hay phòng chống hỏa hoạn kém đều

là những nguy cơ.
 Kề cận với nguồn phát sinh rủi ro - nguy cơ thường phát sinh từ các hoạt động của các tài sản nằm gần
đối tượng bảo hiểm hơn là từ những rủi ro được xem xét trong hợp đồng bảo hiểm
Vị trí của ngôi nhà - một vài vùng miền phải chịu rủi ro cao hơn ví dụ như vùng hay có nạn ăn trộm đêm
hoặc có nhiều mối tư thù cá nhân. Một số miền khác lại hay bị động đất hoặc thiên tai, bão lụt.
Mỗi nhân tố này đều phải xem xét dựa trong mối quan hệ với những rủi ro/hiểm họa mà người được bảo
hiểm được hợp đồng bảo hiểm đó bảo vệ.


2
Nguy cơ về đạo đức
Những ví dụ về rủi ro đạo đức bao gồm:
* Một người đã từng tham ô
* Những sự căng thẳng về tài chính do thiếu tiền mặt
Không nên bảo hiểm cho nguy cơ đạo đức vì chúng rất khó phát hiện và có thể gây ra nhiều hậu quả.
Những dấu hiệu giúp chúng ta nhận ra những nguy cơ về đạo đức bao gồm:
* Những tổn thất đáng ngờ trong quá khứ
* Những khiếu nại phóng đại hoặc gian lận.
* Những thủ đoạn đáng ngờ trong việc buôn bán
* Tình trạng tài chính căng thẳng, đang gặp vấn đề thiếu tiền mặt rõ ràng
* Những bí mật không thể giải thích được đối với quá trình hoạt động kinh doanh.
* Người được bảo hiểm không sẵn sàng công khai tình hình tài khoản của mình
* Danh tiếng của người chủ doanh nghiệp, ví dụ như đã từng bị nghi ngờ hoặc biết đến như là thành viên
của một tổ chức xã hội đen.
Những nguy cơ về vật chất và tinh thần được đánh giá cùng nhau thông qua những thông tin thu lượm
được từ những người yêu cầu bảo hiểm. Sự đánh giá đúng mực những thông tin này là rất quan trọng
trong việc phát hiện ra những mối nguy cơ này.
Nguy cơ tinh thần
Nguy cơ tinh thần thường bị gây ra do sự thờ ơ bất cẩn chứ không phải do sự không trung thực của người
xin được bảo hiểm. Nguy cơ tinh thần sẽ làm tăng rủi ro vì người được bảo hiểm có thể có những hành

động bất cẩn dẫn đến những tổn thất.
VD:
* Ở một nhà máy hay cửa hàng bán lẻ nơi những người công nhân được trả lương rẻ mạt, phải làm thêm
giờ và không đủ điều kiện để tái sản xuất sức lao động.
* Người chủ thiếu quan tâm đến sự an toàn của công nhân trong nhà máy, điều đó có thể dẫn đến tình
trạng làm gia tăng rủi ro về tai nạn và cháy nổ.
* Sự bảo trì nhà cửa và máy móc kém – Điện mắc cẩu thả, trần nhà bị thấm dột.
* An ninh kém - tài sản của người được bảo hiểm không được bảo vệ đầy đủ chống lại những tổn thất và
hư hỏng
* Một doanh nghiệp với có tỷ lệ vắng mặt không có lý do của nhân viên cao, liên tục mâu thuẫn với
người công nhân.

3
* Tình hình bồi thường cho nhân viên từ trước tới nay rất kém
Rủi ro tinh thần có thể là một dấu hiệu chính xác phản ánh thái độ của người được bảo hiểm và thường
nảy sinh do tình hình tài chính căng thẳng.
Nguy cơ về năng lực chuyên môn

Nguy cơ về chuyên môn có nguồn gốc từ việc năng lực chuyên môn không phù hợp với công việc. Vì vậy
công ty bảo hiểm phải chú ý xem xét các chương trình đào tạo ban đầu cho nhân viên mới, chương trình
đào tạo bồi dưỡng thường xuyên, kiểm tra mẫu, mức thu nhập của những nhân viên ở các bộ phận rủi ro
cao của công ty xin được bảo hiểm là như thế nào. Rõ ràng rằng một công ty mà người lao động làm việc
tại các qui trình nhiều rủi ro có thu nhập cao thì nên xem xét kỹ càng khi cấp bảo hiểm.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng nguy cơ về chuyên môn thường đi liền với bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp – loại hình bảo hiểm bồi thường cho các khiếu nại về việc người lao động đã làm không đúng
trách nhiệm của mình. Ví dụ như một công ty vận tải đường dài nên chú ý tới yêu cầu của công việc và sự
thành thạo của người lái xe đối với chiếc xe mà anh ta lái. Ở bất kỳ công ty nào, việc nhân viên không
được đào tạo cẩn thận rất dễ dàng gây ra những tổn thất thuộc diện phải bảo hiểm vì họ thiếu năng lực
cũng như thiếu sự giám sát.
Cái khó đối với công ty bảo hiểm là làm sao đánh giá được mức độ nguy cơ về năng lực chuyên môn. Có

một vài dấu hiệu đã được nêu ở trên, ví dụ như tình hình khiếu nại của người xin được bảo hiểm trong
quá khứ sẽ cho thấy nhiều điều về nguy cơ năng lực, đặc biệt là các khiếu nại bồi hoàn về nghề nghiệp;
các khoản tiền phạt hoặc tịch thu cũng cho thấy việc đối tượng đó không tuân thủ các quy định về an toàn
và sức khỏe. Nếu có những chứng cứ rõ ràng thì có thể nói công ty đó có mức độ nguy cơ về năng lực
khá cao.
Nguy cơ về luật pháp
Nguy cơ về luật pháp liên quan đến viêc áp dung các điều luật. Điều quan trọng là người bảo hiểm phải
cập nhật tình hình ban hành các luật mới và nắm được những quyết định của tòa án mà có ảnh hưởng đến
công việc của mình. Những phiên tòa cao hơn có thể tìm ra sự cẩu thả trong những tình huống mà các
công ty bảo hiểm trước đây chưa xem xét đến.
Giống như các dạng nguy cơ khác, nguy cơ gắn với luật pháp có thể gia tăng khả năng xảy ra một điều gì
đó và ảnh hưởng đến mức độ tổn thất. Loại hình nguy cơ này ảnh hưởng đến những vùng sau:
Trách nhiệm pháp lý - gồm bảo hiểm tài sản thương mại có chứa trách nhiệm pháp lý .
Bảo hiểm tài sản - những luật và điều luật về xây dựng, quy định của hội đồng địa phương và các yêu
cầu về môi trường và cứu hỏa đang đươc thay đổi, tất cả đều ảnh hưởng đến việc phát sinh rủi ro.

4

×