Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

ĐTM Bệnh Viện Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 147 trang )

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN Y HỌC VIỆT
-----  -----

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”
Địa chỉ: Thôn Phượng Hùng 1, Xã Chí Đám – Huyện Đoan Hùng – Tỉnh Phú Thọ
(Bản đã chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến Hội đồng thẩm định)

Phú Thọ, tháng 07 năm 2017


CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN Y HỌC VIỆT
-----  -----

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”
Địa chỉ: Thôn Phượng Hùng 1, Xã Chí Đám – Huyện Đoan Hùng – Tỉnh Phú Thọ
(Bản đã chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến Hội đồng thẩm định)
CHỦ DỰ ÁN

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN
Y HỌC VIỆT

CÔNG TY CP MÔI TRƯỜNG
PHÚ THỌ



Phú Thọ, tháng 07 năm 2017


SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ
XÁC NHẬN
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án "Mở rộng nâng cấp bệnh
viện đa khoa Hùng Vương" tại thôn Phượng Hùng 1, xã Chí Đám, huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ, Công ty TNHH Phát triển Y học Việt được phê duyệt tại
Quyết định số .........../QĐ-UBND, ngày.........tháng .......năm 2017 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.
Phú Thọ, ngày … tháng … năm 2017
GIÁM ĐỐC


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................
1

1. Xuất xứ của Dự án.........................................................................1
1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của Dự án đầu tư.................................................1
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư..............................................2
1.3. Mối quan hệ của Dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền thẩm định và phê duyệt......................................................................................2

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực
hiện ĐTM........................................................................................................3

2.1. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật..................................................................................3
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng.................................................................................5
2.3. Tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác
động môi trường.....................................................................................................................6

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi
trường 7
3.1. Tổ chức thực hiện............................................................................................................7
3.2. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của Dự án.......................8

4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình
thực hiện đánh giá tác động môi trường....................8
4.1. Các phương pháp ĐTM...................................................................................................8
4.2. Các phương pháp khác....................................................................................................9

Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN...................10
1.1. Tên Dự án.........................................................................................10
1.2. Chủ Dự án........................................................................................10
1.3. Vị trí địa lý của Dự án.......................................................10
1.3.1. Vị trí xây dựng...........................................................................................................10
1.3.2. Hiện trạng khu đất......................................................................................................11

i


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

1.3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất............................................................................................11
1.3.2.2. Hiện trạng hệ thống HTKT.....................................................................................12
1.3.3. Mối tương quan của Dự án với các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội.....................14


1.4. Nội dung chủ yếu của Dự án.....................................15
1.4.1. Mô tả mục tiêu của Dự án..........................................................................................15
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục của Dự án.......................................................16
1.4.2.1. Các hạng mục công trình chính...............................................................................16
1.4.2.2. Hạng mục công trình phụ trợ..................................................................................18
1.4.2.3. Công tác quản lý môi trường tại bệnh viện.............................................................19
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình
của Dự án.............................................................................................................................22
1.4.3.1. Biện pháp tổ chức thi công......................................................................................22
1.4.3.2. Công trình phục vụ thi công....................................................................................22
1.4.3.3. Mô tả biện pháp thi công.........................................................................................22
1.4.3.4. Phương án cung cấp nguyên vật liệu cho công trình..............................................23
1.4.4. Quy trình hoạt động của bệnh viện............................................................................23
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị......................................................................................24
1.4.6. Nguyên, nhiên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra........................................................28
1.4.6.1. Nhu cầu sử dụng thuốc sử dụng cho hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện.....28
1.4.6.2. Nhu cầu vật tư y tế sử dụng cho hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện............34
1.4.6.3. Nhu cầu sử dụng điện, nước, nhiên liệu khác.........................................................35
1.4.7. Tiến độ thực hiện Dự án.............................................................................................36

1.4.8. Vốn đầu tư...........................................36
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án....37
1.5. Thống kê tóm tắt các thông tin của dự án. 39
Chương 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ
NHIÊN VÀ KNH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
THỰC HIỆN DỰ ÁN.....................................................................40
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên................................40
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất.......................................................................................40
2.1.1.1. Điều kiện địa lý.......................................................................................................40


ii


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

2.1.1.2. Điều kiện địa chất....................................................................................................41
2.1.2. Điều kiện về khí tượng...............................................................................................41
2.1.3. Điều kiện thủy văn.....................................................................................................45
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí...................46
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật...................................................................................56

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Chí Đám,
huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ......................................56
2.2.1. Phát triển kinh tế xã hội năm 2016.............................................................................56
2.2.2. Công tác văn hóa, xã hội............................................................................................57
2.2.3. Công tác an ninh, quốc phòng....................................................................................58

Chương 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN......................59
3.1. Đánh giá, dự báo tác động............................................59
3.1.1. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn chuẩn bị Dự án.......................................59
3.1.1.1. Đánh giá tính phù hợp của vị trí Dự án...................................................................59
3.1.1.2. Đánh giá tác động của hoạt động san gạt, chuẩn bị mặt bằng................................59
3.1.2. Đánh giá, dự báo tác động giai đoạn thi công xây dựng mở rộng bệnh viện và lắp đặt
thiết bị...................................................................................................................................66
3.1.2.1. Nguồn tác động và đối tượng chịu tác động...........................................................66
3.1.2.2. Đánh giá, dự báo tác động.......................................................................................67
3.1.3. Đánh giá, dự báo tác động giai đoạn bệnh viện hoàn thành mở rộng nâng cấp và đi
vào hoạt động ổn định..........................................................................................................78

3.1.3.1. Nguồn gây tác động và đối tượng chịu tác động.....................................................78
3.1.3.2. Đánh giá tác động....................................................................................................79
3.1.4. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của Dự án..........................90
3.1.4.1. Giai đoạn san ủi mặt bằng, thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của dự án...........90
3.1.4.2. Rủi ro, sự cố trong giai đoạn bệnh viện hoạt động ổn định....................................92

3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ của các
kết quả đánh giá, dự báo..............................................................93
Chương 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA,
GIẢM THIÊU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC................96
iii


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ
CỐ CỦA DỰ ÁN.................................................................................96
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác
động tiêu cực của Dự án..............................................................96
4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án trong giai đoạn
chuẩn bị................................................................................................................................96
4.1.1.1. Các biện pháp nghiên cứu, đánh giá về vị trí và hiện trạng khu đất.......................96
4.1.1.2. Các giải pháp quy hoạch mặt bằng.........................................................................96
4.1.1.3. Công bố thông tin, phương án thi công và phương án BVMT công khai...............97
4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án trong giai đoạn
san gạt mặt bằng, thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.......................................................97
4.1.2.1. Biện pháp quản lý chung.........................................................................................97
4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực liên quan đến chất thải.............................98
4.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực không liên quan đến chất thải................101
4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn bệnh viện

hoàn thành mở rộng nấp và đi vào hoạt động ổn định.......................................................102
4.1.3.1. Biện pháp quản lý chung.......................................................................................102
4.1.3.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực liên quan đến chất thải...........................103
4.1.3.3. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực không liên quan đến chất thải................115

4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng
phó rủi ro, sự cố của Dự án....................................................118
4.2.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của Dự án trong giai đoạn
thi công xây dựng Dự án....................................................................................................118
4.2.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của Dự án trong giai đoạn
vận hành.............................................................................................................................120

Chương 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ
GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG................................................123
5.1. Chương trình quản lý môi trường.....................123
5.2. Chương trình giám sát môi trường...................126
5.2.1. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng....................126

iv


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

5.2.2. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành..................................127

Chương 6. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG..............129
6.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện
tham vấn cộng đồng........................................................................129
6.2. Kết quả phản hồi tham vấn cộng đồng.......129
6.2.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã.........................................................................129

6.2.2. Ý kiến của Ủy ban mặt trận tổ quốc.........................................................................130
6.3. Kết luận của biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi Dự
án........................................................................................................................................130
6.4. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ Dự án.................................................................131

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT........132
1. Kết luận.........................................................
132

2. Kiến nghị.....................................................................................................
132

3. Cam kết.........................................................................................................
133

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................135
PHỤ LỤC..........................................................................................................
136

v


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BHYT
BTNMT
BVMT
BXD
BYT

CBCNV
CĐHA
CHXHCNVN
CP
CTR
CTYT
KCB
KCN
KH & CN
KPH
KTXH
HTKT
NTBV
PCCC
QCVN
QL
TCCP
TCMT
TCVN
TDCN
TW
UBMTTQ
UBND
WHO

Bảo hiểm y tế
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bảo vệ môi trường
Bộ Xây dựng
Bộ Y tế

Cán bộ công nhân viên
Chuẩn đoán hình ảnh
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cổ phần
Chất thải rắn
Chất thải y tế
Khám chữa bệnh
Khu công nghiệp
Khoa học & Công nghệ
Không phát hiện
Kinh tế Xã hội
Hạ tầng kỹ thuật
Nước thải bệnh viện
Phòng cháy chữa cháy
Quy chuẩn Việt Nam
Quốc lộ
Tiêu chuẩn cho phép
Tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thăm dò chức năng
Trung ương
Ủy ban Mặt trận tổ quốc
Uỷ ban nhân dân
Tổ chức y tế thế giới

vi


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tọa độ các điểm giới hạn khu đất mở rộng..............................................................10
Bảng 1.2. Công trình hiện tại của bệnh viện đa khoa Hùng Vương.........................................11
Bảng 1.3. Các công trình nâng cấp, xây mới trên diện tích đã được cấp..................................17
Bảng 1.4. Các công trình xây mới trên diện tích đất mở rộng..................................................17
Bảng 1.5. Danh mục máy móc tham gia thi công.....................................................................23
Bảng 1.6. Máy móc, thiết bị chính hiện tại của bệnh viện........................................................24
Bảng 1.7. Máy móc, thiết bị dự kiến đầu tư bổ sung................................................................26
Bảng 1.8. Danh mục thuốc sử dụng theo tháng tại bệnh viện...................................................28
Bảng 1.9. Danh mục vật tư y tế sử dụng theo tháng của bệnh viện..........................................34
Bảng 1.10. Nhu cầu điện, nước, nhiên liệu phục vụ bệnh viện................................................35
Bảng 1.11. Bảng tổng hợp vốn đầu tư giai đoạn mở rộng Dự án.............................................36
Bảng 1.12. Tóm tắt các thông tin chính về dự án.....................................................................39
Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình hàng tháng qua các năm tại Trạm Phú Hộ...............................42
Bảng 2.2. Số giờ nắng hàng tháng qua các năm tại trạm Phú Hộ.............................................43
Bảng 2.3. Lượng mưa hàng tháng qua các năm tại trạm Phú Hộ.............................................43
Bảng 2.4. Độ ẩm trung bình hàng tháng qua các năm tại trạm Phú Hộ....................................44
Bảng 2.5. Mực nước sông Lô bình quân các tháng trạm Vụ Quang.........................................45
Bảng 2.6. Chất lượng không khí xung quanh khu vực Dự án..................................................48
Bảng 2.7. Chất lượng không khí khu vực bệnh viện đang hoạt động.......................................49
Bảng 2.8. Thành phần ô nhiễm trong nước thải bệnh viện đa khoa Hùng Vương...................51
Bảng 2.9. Chất lượng môi trường nước mặt.............................................................................52
Bảng 2.10. Chất lượng môi trường nước ngầm........................................................................53
Bảng 2.11. Kết quả phân tích chất lượng đất............................................................................54
Bảng 3.1. Nguồn gây tác động, đối tượng chịu tác động giai giải phóng mặt bằng.................60
Bảng 3.2. Hệ số một số chất ô nhiễm chính đối với các loại xe vận tải...................................61
Bảng 3.4. Định mức tiêu thụ năng lượng đối với các máy móc thi công.................................62
Bảng 3.5. Tải lượng bụi và khí thải ô nhiễm do máy thi công..................................................63
Bảng 3.6. Định mức chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt...................................................64
Bảng 3.7. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt - giai đoạn thi công....................64

Bảng 3.8. Mức ồn phát sinh do các máy móc, thiết bị..............................................................65
Bảng 3.9. Nguồn gây tác động, đối tượng chịu tác động giai đoạn thi công xây dựng............66
Bảng 3.10. Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu.............68
Bảng 3.11. Định mức tiêu thụ năng lượng đối với các máy móc thi công...............................68
Bảng 3.12. Tải lượng bụi và khí thải ô nhiễm của máy móc thi công, lắp đặt thiết bị.............69
Bảng 3.13. Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn kim loại.........................................69

vii


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

Bảng 3.14. Tải lượng phát thải khí dự kiến do sử dụng que hàn..............................................70
Bảng 3.15. Tổng tải lượng khí thải trong giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.......70
Bảng 3.16. Định mức dùng nước cho các công việc xây lắp....................................................71
Bảng 3.17. Nhu cầu dùng nước trong thi công.........................................................................71
Bảng 3.18. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công...............................................71
Bảng 3.19. Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị
...................................................................................................................................................75
Bảng 3.20. Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công...........................................................75
Bảng 3.21. Mức ồn tổng do các phương tiện thi công gây ra (dBA)........................................76
Bảng 3.22. Mức rung của các phương tiện thi công theo khoảng cách (dB)............................77
Bảng 3.23: Nguồn gây tác động, đối tượng chịu tác động trong giai đoạn..............................79
bệnh viện hoạt động ổn định.....................................................................................................79
Bảng 3.24: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện.............81
Bảng 3.25. Thành phần chất thải rắn phát sinh tại bệnh viện...................................................87
Bảng 3.26. Đánh giá về các phương pháp sử dụng trong báo cáo ĐTM..................................95
Bảng 5.1. Chương trình quản lý môi tường............................................................................124
Bảng 5.2. Giám sát chất lượng môi trường giai đoạn thi công dự án.....................................126
Bảng 5.3. Giám sát chất lượng môi trường giai đoạn vận hành Dự án...................................127


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Vị trí của dự án với các đối tượng xung quanh.........................................................15
Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bệnh viện Đa khoa Hùng Vương............................................38
Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống thông gió cưỡng bức......................................................................103
Hình 4.2: Sơ đồ nguyên lý bể tự hoại.....................................................................................107
Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ hệ thống hệ thống xử lý nước thải tập trung tại bệnh viện.........109
Hình 4.4: Sơ đồ quy trình thu gom rác thải y tế......................................................................113
Hình 4.5. Nhà lưu giữu chất thải sinh hoạt tạm thời...............................................................114
Hình 4.6. Tủ lưu chất thải y tế nguy hại tạm thời...................................................................114

viii


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của Dự án
1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của Dự án đầu tư
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, điều kiện sống của nhân dân ngày càng được
cải thiện trong những năm qua khiến nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân nước ta
ngày càng tăng cả vế số lượng và chất lượng. Người dân ngày càng muốn được hưởng
các dịch vụ có chất lượng cao hơn, nhiều hơn. Mặc dù hệ thống y tế của Việt Nam
trong những năm qua đã được đầu tư, phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn, nhưng
công tác bảo vệ và chăn sóc sức khỏe nhân dân vẫn còn nhiều bất cập. Chất lượng dịch
vụ chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân. Hệ thống y tế tư nhân
phát triển, nhưng chủ yếu có quy mô nhỏ (phòng khám, phòng mạch), chất lượng dịch
vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế đặt ra. Tính đến tháng 12/2015, cả nước có
trên 50.000 cơ sở hành nghề y tư nhân, nhưng trong đó chỉ có khoảng gần 200 bệnh
viện tư với trung bình 30-50 giường/bệnh viện. Theo điều tra Y tế quốc gia, các cơ sở

y tế tư đóng vai trò to lớn trong điều trị ngoại trú (chiếm 60,2% số lượt KCB ngoại
trú), nhưng chỉ chiếm 4,0% tổng số lượt KCB nội trú).
Chủ trương xã hội hoá và đa dạng hoá ngành y tế Việt Nam với việc coi “Bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng
đồng, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn
thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên
môn và kỹ thuật. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ
chăm sóc và nâng cao sức khỏe” (Nghị quyết 46/NQ-TW ngày 23 tháng 2 năm 2005)
đã trở thành một điều kiện tiền đề quan trọng trong quá trình đổi mới hoạt động cung
ứng dịch vụ y tế. Mục tiêu của chủ trương xã hội hoá dịch vụ y tế là nhằm huy động
các nguồn lực (vốn, tài sản, sức lao động, trí tuệ,…) trong toàn xã hội tham gia đóng
góp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân tiếp cận được với các dịch vụ
y tế cơ bản và có chất lượng.
Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân trong huyện Đoan Hùng và các vùng
lân cận cũng rất lớn. Hiện nay, các bệnh viện trong khu vực thường quá tải. Mạng lưới
y tế tư nhân ở tại địa phương và các tỉnh lân cận đã dần hình thành tương đối đông,
nhưng vẫn chỉ là các hoạt động khám chữa bệnh của các phòng mạch đơn thuần, chưa
có các đầu tư quy mô lớn.
Trước những tình hình trên, năm 2008 Công ty TNHH Phát triển Y học Việt đã
đầu tư xây dựng một bệnh viện đa khoa tư nhân để phục vụ bệnh nhân được tốt hơn,
1


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

góp phần giảm tải bệnh nhân. Bệnh viện đa khoa Hùng Vương đi vào hoạt động chính
thức năm 2010. Tuy nhiên với diễn biến ngày càng phức tạp của bệnh tật, nhu cầu
khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận như
Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái...ngày một tăng cao. Một phần do chính sách
BHYT, một phần do trình độ chuyên môn - khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa

bệnh nên hiện nay bệnh viện thường xuyên bị quá tải, các chỉ số: khám bệnh, chữa
bệnh, cấp cứu, công suất giường bệnh, xử lý nước thải, rác thải…đều vượt từ 2 đến 3
lần thiết kế ban đầu. Vì vậy nhu cầu đầu tư mở rộng nâng cấp bệnh viện là cấp thiết và
khẩn trương.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường và chủ trương xã hội hoá, đa dạng hoá
ngành y tế của Đảng, Ban Giám đốc công ty TNHH Phát triển Y học Việt quyết định
đầu tư Dự án “Mở rộng nâng cấp bệnh viện đa khoa Hùng Vương” (sau đây viết tắt
là Dự án). Mục tiêu của Dự án là nâng cấp các hạng mục đã đầu tư, xây mới các công
trình bệnh viện đa khoa tư nhân Hùng Vương, đáp ứng nhu cầu khám bệnh 500
lượt/ngày, điều trị nội trú 300 bệnh nhân.
Dự án “Mở rộng nâng cấp bệnh viện đa khoa Hùng Vương” của công ty
TNHH Phát triển Y học Việt là dự án mở rộng, nâng cấp trên tổng diện tích là 36.606,1
m2, tại thôn Phượng Hùng 1, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Dự án đi
vào hoạt động sẽ đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao của người
dân trong huyện và khu vực lân cận; đồng thời giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư
Dự án “Mở rộng nâng cấp bệnh viện đa khoa Hùng Vương” do công ty TNHH
Phát triển Y học Việt phê duyệt.
1.3. Mối quan hệ của Dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
Việc đầu tư của công ty là phù hợp với các quy hoạch phát triển liên quan tại địa
phương đã được phê duyệt, cụ thể:
- Quyết định số 3409/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 11 năm 2008 của UBND tỉnh
Phú Thọ về duyệt quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020 với Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về bảo vệ chăm sóc sức khỏe
nhân dân là: “Nâng cao mức hưởng thụ của người dân trong lĩnh vực bảo vệ chăm sóc
sức khỏe, nâng cao năng lực, chất lượng phòng bệnh, khám, chữa bệnh của hệ thống y
tế; giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao sức khỏe, thể lực, tăng tuổi thọ, góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa các hình
thức đầu tư và dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân” và Mục tiêu phát triển các bệnh

2


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

viện tư và các cơ sở KCB ngoài công lập là: “Đến năm 2015 số giường bệnh của y tế
tư nhân sẽ chiếm 10 - 12% tổng số giường bệnh, đến năm 2020 tỷ lệ này sẽ tăng lên từ
15 - 18%”;
- Quyết định số 122/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 1 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh do Bộ Y tế cấp cho Bệnh viện Đa khoa tư
nhân Hùng Vương ngày 30 tháng 12 năm 2013;
- Quyết định số 1585/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Phú
Thọ quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án “Mở rộng nâng cấp bệnh viện đa
khoa Hùng Vương”.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật
Báo cáo ĐTM của Dự án đầu tư “Mở rộng nâng cấp bệnh viện đa khoa Hùng
Vương” được xây dựng dựa trên những cơ sở pháp lý sau:
- Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013;
- Luật Bảo hiểm y tế 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo
hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014;
- Luật Khám chữa bệnh năm 2009 số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009;
- Luật đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Luật đầu tư năm 2014 số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
- Luật Doanh nghiệp năm 2014 số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý
nước thải;
- Nghị định 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định điều kiện
của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
3


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

trường, kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014;
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải
và phế liệu;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng;
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về việc đẩy
mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao;
- Thông tư số 91/2006/TT-BTC ngày 2/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn
Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến
khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;
- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công

nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp
chứng chỉ nhân viên bức xạ;
- Thông tư số 41/2011/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề
đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh;
- Thông tư số 31/2013/TT-BYT ngày 15/10/2013 của Bộ Y tế quy định về quan
trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện;
- Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/2/2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết
phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Thông tư liên tịch số 48/2014/TTLT-BYT-BTNMT ngày 22/12/2014 của Bộ Y
tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn phối hợp thực hiện quản lý nhà
nước về bảo vệ mội trường đối với cơ sở y tế;
- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y
tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc quản lý chất thải y tế;

4


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế
hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 22/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng, mức cho phép chiếu sáng tại nơi làm việc;
- Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
- Thông tư số 26/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;
- Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung,
làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường;
- Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của
hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện;

Bộ

Y

tế

- Quyết định số 02/QĐHN-BYT ngày 4/10/2013 của Bộ Y tế về việc triển khai
áp dụng nguyên tắc “thực hành tốt bảo quản thuốc”.
- Quyết định số 335/QĐ-BTNMT ngày 12/3/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc bổ sung danh mục chế phẩm sinh học được lưu hành trong xử lý chất
thải tại Việt Nam;
Và các tài liệu, số liệu và các văn bản hiện hành có liên quan.
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
a. Các tiêu chuẩn về môi trường không khí
- Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y
tế ban hành ngày 10/10/2002 về việc áp dụng 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động:
+ Tiêu chuẩn 7 - Tiêu chuẩn vi khí hậu;
+ Tiêu chuẩn 21 - Hóa chất - Giới hạn cho phép trong không khí vùng làm việc.
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh;
5



BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh.
b. Các tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung
- Tiêu chuẩn 12 của Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành
ngày 10/10/2002 về mức tiếng ồn cho phép tại khu vực lao động;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
c. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường nước, đất
- QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép một số kim loại nặng trong đất;
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt;
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước dưới đất;
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
d. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan tới khí thải
- QCVN 02:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn
y tế.
e. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác
- TCVN 4513:1988 – Tiêu chuẩn cấp nước bên trong;
- TCXDVN 33:2006 - Tiêu chuẩn cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình
tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXDVN 365:2007 - Bệnh viện đa khoa - yêu vầu về thiết kế.
2.3. Tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh
giá tác động môi trường

- Thuyết minh Dự án đầu tư “Mở rộng nâng cấp bệnh viện đa khoa Hùng
Vương”;
- Các bản vẽ thiết kế của Dự án đầu tư “Mở rộng nâng cấp bệnh viện đa khoa
Hùng Vương”;

6


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

- Báo cáo ĐTM dự án “xây dựng bệnh viện đa khoa tư nhân” tại xã Chí Đám,
huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ;
- Hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của bệnh viện đa khoa
tư nhân, công suất 100 giường bênh;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP 025713;
- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại Mã số QLCTNH: 25.000262.Tx
do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ cấp lần đầu ngày 23/4/2014;
- Hợp đồng thuê đất số 23/2017/HĐTĐ ngày 3/4/2017 giữa UBND tỉnh Phú Thọ
và Công ty TNHH Phát triển Y học Việt;
- Hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt số 08/HĐ-BQLCC ngày 1/8/2016 giữa
Công ty TNHH Phát triển Y học Việt và Ban quản lý các công trình công cộng huyện
Đoan Hùng;
- Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp số 06417/PH-YHV
ngày 5/1/2017 giữa Công ty TNHH Phát triển Y học Việt và Công ty TNHH Môi
trường Phú Hà;
- Hợp đồng mua bán phế liệu số 12/HĐKT ngày 3/1/2017 giữa Công ty TNHH
sản xuất thương mại, dịch vụ nhựa Kiên Giang và Công ty TNHH Phát triển Y học
Việt;
- Báo cáo giám sát môi trường hàng quý của bệnh viện đa khoa Hùng Vương.
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1. Tổ chức thực hiện
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư “Mở rộng nâng cấp
bệnh viện đa khoa Hùng Vương” tại thôn Phượng Hùng 1, xã Chí Đám, huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ được thực hiện với sự tư vấn của công ty Cổ phần Môi trường Phú
Thọ.
Thông tin về Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM:
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Môi trường Phú Thọ
- Địa chỉ: Số 138, đường Hòa Phong, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ
- Điện thoại: 0945134989
- Đại diện: Ông Nguyễn Thanh Hà

Chức vụ: Giám đốc

7


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

3.2. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của Dự án
Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM như sau:
ST
T

Họ và tên

Nhiệm vụ

Chức vụ/bằng cấp


I

Công ty TNHH Phát triển Y học Việt

1

Phạm Văn Học

2

Trần Liên Việt

II

Công ty Cổ phần Môi trường Phú Thọ

1

Nguyễn Thanh Hà

Quản lý chung

Giám đốc/Ths. Khoa
học môi trường

2

Nguyễn Như Thuấn

Phụ trách nội dung


Thạc sĩ Khoa học môi
trường

3

Nguyễn Thị Liên

Tập hợp số liệu lập
báo cáo

Cử nhân

III
1

Quản lý chung
Cung cấp thông tin

Chữ ký

Chủ tịch HĐQT Tổng Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc

Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường
Nguyễn Quang Nam

Lấy mẫu, phân tích
môi trường


Thạc sĩ Khoa học
môi trường

và các thành viên khác của Công ty Cổ phần Môi trường Phú Thọ
4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác
động môi trường
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM Dự án đầu tư
“Mở rộng nâng cấp bệnh viện đa khoa Hùng Vương” như sau:
4.1. Các phương pháp ĐTM
+ Phương pháp liệt kê, thu thập số liệu:
Phương pháp được áp dụng để liệt kê, thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng,
thủy văn, kinh tế - xã hội khu vực dự án. Các số liệu thu thập được sử dụng trong
chương 2 và chương 6 của báo cáo ĐTM.
+ Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm:
Phương pháp này dựa trên hệ số ô nhiễm để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm
từ các hoạt động của dự án. Phương pháp được áp dụng trong chương 3 của báo cáo
để tính toán tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động giao thông, vận chuyển
và các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt.
8


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

+ Phương pháp mô hình hoá:
Sử dụng các mô hình tính toán để dự báo lan truyền các chất ô nhiễm trong môi
trường không khí, từ đó xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường không khí do
các hoạt động của dự án gây ra.
+ Phương pháp dự báo:
Nhằm dự báo trước những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của các hoạt

động dự án tác động lên môi trường trong khu vực. Tại chương 3 của báo cáo chúng
tôi đã sử dụng phương pháp này để dự báo các tác động của dự án.
+ Phương pháp tổng hợp:
Tổng hợp các số liệu thu thập, số liệu khảo sát, tính toán, đánh giá, so sánh với
tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và các tiêu chuẩn khác. Xây dựng ma trận tương tác
giữa các hoạt động xây dựng, vận hành tác động tới các yếu tố môi trường để xem xét
đồng thời nhiều tác động, rút ra những kết luận ảnh hưởng đối với môi trường, đề xuất
giải pháp.
4.2. Các phương pháp khác
+ Phương pháp khảo sát, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng
thí nghiệm các thông số về chất lượng môi trường:
Phương pháp được ứng dụng để xác định các thành phần môi trường nước,
không khí. Kết quả quan trắc và phân tích được sử dụng trong chương 2 của báo cáo
này để đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực dự án.
+ Phương pháp tính toán thực nghiệm:
Sử dụng các phương trình thực nghiệm của các tác giả trong nước, cũng như
nước ngoài để tính toán tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh, dự báo biến đổi chất
lượng nước,... áp dụng chương 3 của báo cáo.

9


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên Dự án
Dự án đầu tư “Mở rộng nâng cấp bệnh viện đa khoa Hùng Vương”
1.2. Chủ Dự án
- Tên công ty: Công ty TNHH Phát triển Y học Việt

- Địa chỉ: Thôn Phượng Hùng 1, xã Chi Đám, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
- Điện thoại: 0210 3 881830

- Fax: 0210 3 653518

- Email:
- Người đại diện: Ông Phạm Văn Học

- Giới tính: Nam

- Chức danh: Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc
- Sinh ngày: 01/08/1969

- Quốc tịch: Việt Nam

- Chứng minh nhân dân: 131350376

- Ngày cấp: 26/06/2012

- Nơi cấp: Công an tỉnh Phú Thọ
1.3. Vị trí địa lý của Dự án
1.3.1. Vị trí xây dựng
Dự án đầu tư “Mở rộng nâng cấp bệnh viện đa khoa Hùng Vương” được thực
hiện tại địa điểm thôn Phượng Hùng 1, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Các hướng tiếp giáp của dự án như sau:
+ Phía Nam tiếp giáp: khu dân cư thôn Phượng Hùng 1, xã Chí Đám;
+ Phía Bắc tiếp giáp: khu dân cư thôn Phượng Hùng 1, xã Chí Đám;
+ Phía Đông tiếp giáp: quốc lộ 2;
+ Phía Tây tiếp giáp: đất canh tác nông nghiệp xã Chí Đám.
Tọa độ các điểm mốc giới hạn khu đất được cấp bổ sung để thực hiện Dự án như

sau:
Bảng 1.1. Tọa độ các điểm giới hạn khu đất mở rộng
Tên điểm
A

Tọa độ VN2000
X (m)

Y (m)

2396083.66

547197.90

Cạnh

Chiều dài
(m)

AB

105.33
10


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

Tọa độ VN2000

Tên điểm


Cạnh

Chiều dài
(m)

X (m)

Y (m)

B

2396087.61

547092.64

BC

30.31

C

2396065.95

547071.43

CD

13.69


D

2396055.58

547062.50

DE

37.46

E

2396033.11

547092.47

EF

51.46

F

2395999.36

547131.31

FG

35.96


G

2395963.75

547126.29

GH

101.23

H

2395979.33

547226.31

HA

108.14

I

2395955.93

547294.59

IK

25.31


K

2395950.85

547269.80

KL

11.14

L

2395940.13

547272.85

LM

26.37

M

2395939.01

547299.19

MI

17.53


1.3.2. Hiện trạng khu đất
1.3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích dự kiến sử dụng sau khi được mở rộng 36.606,1m2, trong đó:
+ Diện tích đất được cấp ban đầu 23.372,1m 2, bệnh viện đã đầu tư xây dựng 01
tòa nhà hai tầng, 02 tòa ba tầng chia thành các khoa, phòng kỹ thuật, phòng chuyên
môn… và hệ thống sân bãi, đường nội bộ đi vào hoạt động từ năm 2010. Tổng diện
tích xây dựng gần 19.299,3m2/23.372,1m2 chiếm tỷ lệ 82,57%.
Bảng 1.2. Công trình hiện tại của bệnh viện đa khoa Hùng Vương
STT

Tên công trình

Diện tích

Số lượng

1

Nhà khám bệnh + Điều trị

m2

4.195,7

2

Nhà mổ

m2


720

3

Phòng RHM

m2

96,3

4

Nhà dược

m2

46.2

2

8,5

2

269,5

2

21,3


2

239,6

2

84,7

2

615.5

5
6
7
8
9
10

Nhà vệ sinh
Nhà kho
Nhà bảo vệ
Nhà xe
Căng tin
Nhà ăn + Nhà bếp

m
m
m
m

m
m

11


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

11

Nhà ở cán bộ, nhân viên

m2

1.697,6

12

Công trình phụ

m2

106,9

13

Nhà đại thể

m2


78

14

Sân thể thao

m2

1380

15

Đường đi nội bộ

m2

2.046,5

16

Sân bê tông

m2

7.375

17

Khu xử lý nước thải


m2

240

18

Khu lưu giữ rác thải sinh hoạt

m2

78

Tổng cộng

m2

19.299,3

+ Diện tích đất mở rộng là 13.234m 2 đất trồng cây lâu năm do UBND xã Chí
Đám quản lý được chuyển đổi mục đích sử dụng sang quỹ đất phi nông nghiệp (đất sử
dụng cơ sở y tế) và giao cho công ty TNHH Phát triển Y học Việt thuê theo Quyết định
số 2111/QĐ-UBND ngày 24/8/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ “Về việc thu hồi và giao
đất cho Công ty TNHH Phát triển Y học Việt thuê để thực hiện dự án mở rộng nâng
cấp Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, tại xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng” và hợp đồng
thuê đất số 23/2017/HĐTĐ ngày 03/4/2017 giữa bên cho thuê đất là UBND tỉnh Phú
Thọ và bên thuê là Công ty Phát triển Y học Việt. Thời hạn thuê đất 49 năm, tính từ
ngày UBND tỉnh ký quyết định giao đất đến ngày 04/7/2065 theo hình thức Nhà nước
cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện Dự án.
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng do UBND xã Chí Đám thực hiện. Thời
điểm hiện tại mặt bằng đã được thu hồi giải, giải phóng và giao cho công ty thực hiện

dự án mở rộng nâng cấp bệnh viện đa khoa Hùng Vương. Để chuẩn bị cho dự án, công
ty sẽ tiến hành san gạt, chuẩn bị mặt bằng đến cost thiết kế trong phần diện tích đất
được cấp bổ sung.
1.3.2.2. Hiện trạng hệ thống HTKT
a) Hệ thống cấp nước sạch
Nước cấp sinh hoạt cho Dự án được lấy từ hệ thống cấp nước của Công ty CP
Cấp nước Đoan Hùng. Hệ thống nước sạch bằng ống HDPE D400 dọc QL2 cấp từ thị
trấn Đoan Hùng đến bệnh viện và khu vực dân cư xung quanh (cách ranh giới của dự
án khoảng 5,0 km). Hiện tại, bệnh viện đã có hệ thống đường ống, đồng hồ nước đấu
nối với hệ thống cấp nước sạch và bể dự trữ đảm bảo cho hoạt động của Dự án sau mở
rộng.
Ngoài ra, bệnh viện có khoan thêm 01 giếng nước sâu 40m dùng cho hoạt động
tưới cây và rửa sàn.
12


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

b) Hệ thống thoát nước
+ Hệ thống thu gom nước mưa: Hiện tại bệnh viện đã xây dựng hệ thống thoát
nước mưa trên phần đất cũ được cấp. Hệ thống được xây dựng bằng gạch, nắp đan xi
măng, sắt thép: chiều sâu tối thiểu của rãnh thoát nước mưa là 0,6m, bề độ rộng của
rãnh thoát là 0,8m, độ dốc i min ≈ 3‰ về góc phía Tây Nam của bệnh viện (sơ đồ phần
phụ lục báo cáo ĐTM), kích thước các hố ga (dài x rộng x sâu) 1,1 x 1,1 x 1,0m với
khoảng cách 30-40m/1 hố.
Trên phần đất được cấp mở rộng chưa có hệ thống thoát nước mưa. Nước mưa tự
thoát theo độ dốc địa hình tự nhiên. Dọc đường QL2 đã có hệ thống rãnh hở bằng
BTCT D800 thu nước ven đường và nước thải chung của khu vực dân cư.
+ Hệ thống thu gom nước thải:
- Đối với nước thải sinh hoạt: phát sinh trong quá trình sinh hoạt của bệnh

nhân đến KCB, người nhà và cán bộ, bác sĩ xử lý bằng bể tự hoại, sau đó thu
gom bằng ống nhựa PVC Ø90 dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của
bệnh viện;
- Đối với nước thải y tế từ nơi phát sinh được thu gom riêng biệt theo hệ thống
đường ống bằng nhựa PVC Ø150 đặt nằm dưới cống thoát nước chảy tràn,
dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện.
c) Hệ thống giao thông
- Phía Đông của Dự án nằm tiếp giáp với quốc lộ 2. Quốc lộ 2 có vị trí quan
trọng với sự phát triển kinh tế và xã hội đối với nhiều tỉnh trung du và đặc biệt đối với
các tỉnh miền núi ở phía tây tây bắc nước ta. Quốc lộ 2 có điểm đầu tại ngã ba Phù Lỗ
(giao với km18 quốc lộ 3) huyện Sóc Sơn, Hà Nội qua địa bàn năm tỉnh và thành
phố các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang và điểm cuối tại cửa khẩu Thanh
Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Tổng chiều dài toàn tuyến là 313km. Toàn
tuyến có 89 cầu đường bộ.
- Dự án cách QL70 khoảng 6km đi theo quốc lộ 2;
- Ngoài ra xung quanh khu vực Dự án còn có hệ thống đường liên huyện, liên xã,
liên thôn đã hoàn tiện.
d) Hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc
- Nguồn cấp điện cho Bệnh viện là của Công ty Điện lực Phú Thọ quản lý. Hiện
tại trong khu vực dự án và dân cư lân cận đã có hệ thống đường dây và trạm hạ áp
hoàn chỉnh. Bệnh viện tự đầu tư 01 trạm biến áp độc lập công suất 260KVA.
13


BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN ĐẦU TƯ: “MỞ RỘNG NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG”

- Thông tin liên lạc: Mạng lưới điện thoại cố định, đường truyền internet cáp
quang của bệnh viện được cung cấp bởi công ty viễn thông VNPT Phú Thọ. Bệnh viện
đã xây dựng website và email riêng để giới thiệu dịch vụ cũng như tiếp nhận ý kiến
đóng góp của bệnh nhân.

1.3.3. Mối tương quan của Dự án với các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội
Mối tương quan của Dự án với các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội được thể
hiện như sau:
- Hệ thống sông hồ:
+ Cách sông Lô 1,7 km về phía Nam;
+ Cách sông Chảy 2,3 km về phía Tây Nam;
+ Cách hồ Thác Bà 18 km về phía Tây Bắc.
- Khu dân cư: Dự án tiếp giáp với khu dân cư thôn Phượng Hùng 1 xã Chí Đám.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh
+ Cách nhà máy cơ khí chính xác 29 (Bộ Quốc phòng) 300m về phía Đông;
+ Cách cụm công nghiệp Sóc Đăng khoảng 9,5km theo quốc lộ 2;
+ Cách KCN Long Bình An tỉnh Tuyên Quang khoảng 9,5km theo quốc lộ 2 đi
Tuyên Quang.
- Khu đô thị: Dự án cách trung tâm huyện Đoan Hùng 6km và cách thành phố
Tuyên Quang 15km.
- Các công trình văn hóa, giáo dục, các di tích lịch sử, quốc phòng:
+ Cách trường THCS Tiên Phong xã Chí Đám 2km, cách Trường THPT huyện
Đoan Hùng 3,0km về phía Tây Nam;
+ Cách chùa Đông Lan xã Hùng Quan 4,4 km về phía Tây;
+ Cách nhà thờ giáo xứ Vân Du, xã Vân Du khoảng 3,8km về phía Tây Nam;
+ Cách tượng đài chiến thắng sông Lô 3,8km theo quốc lộ 2;
+ Cách Sư đoàn 316 (quân khu 2) 300m về phía Đông Nam.
- Các đối tượng khác xung quanh khu vực Dự án:
+ Người dân sống gần khu vực Dự án chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Đối tượng
trồng chủ yếu là lúa, hoa màu và cây ăn quả lâu năm.
+ Gần khu vực Dự án có một số hộ gia đình sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhỏ :
14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×