Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu tình hình dịch bệnh và sự lưu hành virus cúm a (h5n1, h5n6, h7n9) trên gà, vịt tại tỉnh lạng sơn giai đoạn 2012 2015 và đề xuất giải pháp kiểm soát dịch bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
VÀ SỰ LƯU HÀNH VIRUS CÚM A (H5N1, H5N6, H7N9)
TRÊN GÀ, VỊT TẠI TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2012-2015 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
VÀ SỰ LƯU HÀNH VIRUS CÚM A (H5N1, H5N6, H7N9)
TRÊN GÀ, VỊT TẠI TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2012-2015 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH
Chuyên ngành: Thú y
Mã số ngành: 60 64 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG XUÂN BÌNH



THÁI NGUYÊN - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan trên đây là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên,10 tháng 10 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hà


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực có gắng hết mình của bản thân, tôi
luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này, trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo, Khoa Chăn nuôi - Thú y đã
tổ chức và tạo điều kiện cho tôi tham dự khóa học Cao học Thú y K22, đồng thời giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Xuân
Bình đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ, nhân viên của Chi cục
Thú y tỉnh Lạng Sơn, Trạm Thú y các huyện, thành phố Lạng Sơn, Trung tâm Chẩn

đoán Thú y Trung ương, Cơ quan Thú y vùng II và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên
tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, 10 tháng 10 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hà


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ..................................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm sinh học của virus cúm gia cầm ......................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm ........................................................... 10
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích ...................................................................... 11
1.1.4. Đáp ứng miễn dịch chống bệnh cúm ở gia cầm ................................................ 14
1.1.5. Chẩn đoán bệnh cúm gia cầm ........................................................................... 17
1.1.6. Các biện pháp phòng bệnh ............................................................................... 18

1.2. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới ............................................................ 24
1.3. Tình hình dịch cúm gia cầm tại Việt Nam ........................................................... 27
1.3.1. Dịch cúm A/H5N1 ........................................................................................... 27
1.3.2. Dịch cúm A/H5N6 ........................................................................................... 30
1.3.3. Dịch cúm A/H7N9 ........................................................................................... 31
1.3.4. Bệnh cúm trên người ........................................................................................ 31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 36
2.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm, thời gian và điều kiện nghiên cứu ........................ 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 36
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 36
2.1.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................................................ 36


iv

2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 36
2.2.1. Nghiên cứu tình hình dịch cúm cúm A/H5N1, H5N6, H7N9 trên đàn gia
cầm tỉnh Lạng Sơn từ năm 2012 - 2015 ..................................................................... 36
2.2.2. Giám sát sự lưu hành của virus cúm A/H5N1, H5N6, H7N9 trên đàn gia
cầm của tỉnh Lạng Sơn qua các năm, từ năm 2012 - 2015 ......................................... 36
2.2.3. Xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh cúm gia cầm tại Lạng Sơn giai đoạn 2012 6/2016 ....................................................................................................................... 36
2.2.4. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn .................................................................................................................. 36
2.3. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 36
2.3.1. Mẫu bệnh phẩm ............................................................................................... 36
2.3.2. Tài liệu, số liệu ................................................................................................ 38
2.3.3. Máy móc - Dụng cụ - Hoá chất - Nguyên liệu .................................................. 38
2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 38
2.4.2. Phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm ....................................................... 39
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 40

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 41
3.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm ở Lạng Sơn giai đoạn 2012 - 2015 .............. 41
3.1.1. Tình hình dịch cúm gia cầm ở Lạng Sơn giai đoạn 2012- 2015 ........................ 41
3.1.2. Đặc điểm của dịch cúm gia cầm ở Lạng Sơn theo mùa..................................... 43
3.1.3. Đặc điểm bệnh cúm gia cầm ở Lạng Sơn theo loài ........................................... 44
3.1.4. Đặc điểm bệnh cúm gia cầm ở Lạng Sơn theo phương thức chăn nuôi ............. 46
3.1.5. Đặc điểm bệnh cúm gia cầm ở Lạng Sơn theo quy mô đàn .............................. 48
3.2. Tình hình tiêu thụ gia cầm tại chợ, điểm thu gom gia cầm trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn ................................................................................................................... 49
3.3. Tình hình gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc nhập lậu vào
tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................................ 50
3.4. Khảo sát sự lưu hành của virus cúm A (H5N1, H5N6, H7N9) trên gà và vịt
tại chợ, điểm thu gom gia cầm ở Lạng Sơn ................................................................ 51
3.4.1. Xác định sự lưu hành của virus cúm A/H5N1 trên đàn gà nhập lậu .................. 51


v

3.4.2. Xác định sự lưu hành của virus cúm A/H5N1 trên gà tại chợ phiên Lạng Sơn ........ 54
3.4.3. Xác định sự lưu hành của virus cúm type A/H5N1 trên đàn vịt tại chợ biên
giới của tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................... 56
3.4.4. Tình hình nhiễm virus cúm A/H5N1 trong mẫu swab hầu họng, môi trường
của vịt tại chợ biên giới tỉnh Lạng Sơn....................................................................... 57
3.4.5. Tình hình nhiễm virus cúm A/H5N6 trên gà, vịt tại chợ biên giới Lạng Sơn
năm 2014 - 2015 ........................................................................................................ 62
3.4.6. Giám sát sự lưu hành của virus cúm A/H7N9 trên gà tại chợ Lạng Sơn ........... 67
3.4.7. Giám sát sự lưu hành của virus cúm A/H7N9 trên gà tại chợ Lạng Sơn
năm 2015 .................................................................................................................. 72
3.5. Xây dựng bản đồ dịch tễ về sự lưu hành của vi rút cúm A/H5N1, H5N6,
H7N9 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 - 6/2016......................................... 75

3.6. Đề xuất biện pháp kiểm soát dịch cúm gia cầm tại Lạng Sơn .............................. 78
3.6.1. Biện pháp quản lý ............................................................................................ 78
3.6.2. Biện pháp kỹ thuật ........................................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................... 79
1. Kết luận ................................................................................................................. 79
2. Đề nghị .................................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 81
PHỤ LỤC ẢNH MINH HỌA.................................................................................. 90


vi

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ARN

Acid ribonucleic

CT

Chất thải

Ct

Cycle threshold

cs

Cộng sự

ĐTG


Điểm thu gom

GMT

Geometic Mean Titer

HA

Hemagglutinin

HPAI

High Pathogenicity Avian Influenza

HH

Hầu họng

KT

Kiểm tra

NA

Neuraminidase

NU

Nước uống


NT

Nước thải

NN & PTNN

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

OIE

Office International Epizooties

P

Phân tươi

PBS

Phosphate Buffered Saline

RT - PCR

Reverse Transcription - Polymerase Chain Reaction

rtRT - PCR

Real time Reverse Transcription - Polymerase Chain Reaction

WHO


World Health Organization

XN

Xét nghiệm


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh tình hình dịch cúm H5N1với cùng kỳ năm 2013 ........................... 28
Bảng 1.2: So sánh tình hình dịch cúm H5N1 với cùng kỳ năm 2014 .......................... 29
Bảng 1.3: So sánh tình hình dịch cúm H5N6 với cùng kỳ năm 2014 .......................... 30
Bảng 3.1.Tình hình dịch cúm gia cầm ở Lạng Sơn giai đoạn 2012 -2015 ................... 41
Bảng 3.2. Tình hình dịch cúm gia cầm ở Lạng Sơn theo mùa .................................... 43
Bảng 3.3. Đặc điểm bệnh cúm gia cầm ở Lạng Sơn theo loài ..................................... 45
Bảng 3.4. Đặc điểm bệnh cúm gia cầm ở Lạng Sơn theo phương thức chăn nuôi ....... 46
Bảng 3.5. Đặc điểm bệnh cúm gia cầm ở Lạng Sơn theo quy mô đàn ........................ 48
Bảng 3.6. Tình hình tiêu thụ gia cầm tại chợ ở Lạng Sơn ........................................... 49
Bảng 3.7. Tình hình gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu tiêu thụ tại Lạng Sơn
bị thu giữ và tiêu hủy ................................................................................ 50
Bảng 3.8. Kết qủa khảo sát tỷ sự lưu hành của virus cúm gia cầm type A (H5N1)
trong mẫu swab ổ nhớp gia cầm nhập lậu.................................................. 52
Bảng 3.9. Tình hình nhiễm virus cúm gia cầm type A (H5N1) trong mẫu swab ổ
nhớp trên đàn gia cầm tại chợ phiên .......................................................... 54
Bảng 3.10. Tình hình nhiễm virus cúm gia cầm type A (H5N1) trong mẫu swab ổ
nhớp của vịt tại chợ biên giới Lạng Sơn .................................................... 56
Bảng 3.11. Tình hình nhiễm virus cúm gia cầm type A(H5N1) trong mẫu swab hầu
họng tại chợ biên giới Lạng Sơn ............................................................... 58

Bảng 3.12. Tình hình nhiễm virus cúm gia cầm type A(H5N1) trong mẫu môi
trường tại chợ biên giới Lạng Sơn ............................................................. 59
Bảng 3.13. Tình hình nhiễm virus cúm gia cầm type A(H5N6) trong mẫu swab
hầu họng gia cầm tiêu thụ tại chợ biên giới Lạng Sơn ............................... 63
Bảng 3.14. Tình hình nhiễm virus cúm gia cầm type A (H5N6) trong môi trường
tại chợ biên giới Lạng Sơn ........................................................................ 65
Bảng 3.15. Tình hình nhiễm virus cúm gia cầm type A(H7N9) trong mẫu hầu họng
gia cầm tại chợ, điểm thu gom gia cầm năm 2014 ..................................... 68
Bảng 3.16. Tình hình nhiễm virus cúm gia cầm type A(H7N9) trong mẫu môi
trường tại chợ, điểm thu gom gia cầm năm 2014....................................... 70


viii

Bảng 3.17. Tình hình nhiễm virus cúm type A(H7N9) trong mẫu hầu họng gia cầm
tại chợ, điểm thu gom gia cầm năm 2015 .................................................. 72
Bảng 3.18. Tình hình nhiễm virus cúm type A(H7N9) trong mẫu môi trường tại
chợ, điểm thu gom gia cầm năm 2015 ....................................................... 74
Bảng 3.19. Kết quả định vị GPS tại địa điểm lấy mẫu ................................................ 76


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn diễn tình hình dịch cúm gia cầm ở Lạng Sơn theo mùa vụ..... 44
Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn tình hình dịch cúm gia cầm ở Lạng Sơn theo loài gia cầm ....... 46
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn tình hình dịch cúm gia cầm ở Lạng Sơn theo phương
thức chăn nuôi ............................................................................................ 47
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn tình hình dịch cúm gia cầm ở Lạng Sơn theo quy mô đàn ....... 49
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ nhiễm virus cúm gia cầm type A (H5N1) trong

mẫu swab ổ nhớp trên đàn gia cầm nhập lậu vào Lạng Sơn ......................... 54
Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn tình hình nhiễm virus cúm gia cầm type A (H5N1)
trong mẫu swab ổ nhớp gia cầm tại chợ phiên Lạng Sơn ............................. 55
Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn tình hình nhiễm virus cúm gia cầm type A (H5N1)
trong mẫu swab ổ nhớp của vịt tại chợ biên giới Lạng Sơn ......................... 57
Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn tình hình nhiễm virus cúm gia cầm type A (H5N1)
trong mẫu swab hầu họng và môi trường tại chợ biên giới năm 2014 .......... 61
Hình 3.9. Biểu đồ biểu diễn tình hình nhiễm virus cúm gia cầm type A(H5N1)
trong mẫu swab môi trường tại các chợ biên giới Lạng Sơn năm 2015 ........ 62
Hình 3.10. Biểu đồ biểu diễn tình hình nhiễm virus cúm gia cầm type A (H5N6)
trong mẫu hầu họng, môi trường tại chợ biên giới Lạng Sơn năm 2014 ...... 67
Hình 3.11. Biểu đồ biểu diễn tình hình nhiễm virus cúm gia cầm type A (H5N6)
trong mẫu hầu họng, môi trường tại chợ biên giới Lạng Sơn năm 2015 ...... 67
Hình 3.12. Bản đồ phân bố sự lưu hành của vi rút cúm A/H5N1, H5N6 tỉnh Lạng
Sơn giai đoạn 2012 - 6/2016 ....................................................................... 77


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan rất nhanh với tỷ
lệ chết cao trong đàn gia cầm bị bệnh. Bệnh do virus cúm type A, thuộc họ
Orthomyxoviridae với nhiều phân type khác nhau gây ra. Virus gây bệnh cúm gia cầm
thể độc lực cao (Highly pathogenic avian influenza - HPAI) chủ yếu là các virus phân
type H5, H7, và H9 gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu và có thể gây bệnh cho
người. Gen của virus cúm gia cầm dễ bị biến đổi trong lịch sử, dịch cúm gia cầm đã
phát thành đại dịch trên người ở nhiều nước trên thế giới (Ban chỉ đạo quốc gia phòng
chống dịch cúm gia cầm (2007) [2].
Bệnh gây thiệt hại và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội rất lớn bởi gia
cầm mắc bệnh luôn có tỷ lệ chết cao, có thể lây lan trực tiếp từ gia cầm bệnh cho

người; gia cầm mắc cúm làm giảm sản lượng trứng, thịt, tăng chi phí thức ăn, chi phí
khác trong việc kiểm soát giết mổ và ngăn chặn dịch...
Bệnh cúm gia cầm đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi ở nhiều nơi
trên thế giới. Riêng ở châu Á, bệnh bùng nổ ở Hồng Công năm 1997 đã làm tổn thất 2
triệu gà mái đẻ. Tại Việt Nam, bệnh cúm A/H5N1 xuất hiện vào năm 2003. đến năm
2014 lần đầu tiên xuất hiện bệnh cúm A/H5N6. Đến nay (tháng 8/2016) bệnh vẫn chưa
hoàn toàn được khống chế bởi nhiều nguyên nhân như việc nảy sinh những biến chủng
virus cúm mới, việc chăn nuôi nhỏ lẻ khó kiểm soát bệnh, ý thức của người dân và thú
y cơ sở trong việc kịp thời khai báo bệnh.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam có nhiều
tuyến đường quốc lộ chạy qua, đó là các tuyến 1A, 1B, 4A, 4B và đường 279. Mạng
lưới đường giao thông phân bổ tương đối đều và thuận lợi, là điểm nút của sự giao lưu
kinh tế với các tỉnh. Lạng Sơn còn có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 253
km và có 2 cửa khẩu quốc tế; 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới đã tạo điều
kiện cho Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan
trọng của các tỉnh trong cả nước với Trung Quốc, qua đó sang các nước Trung Á, châu
Âu. Ở vị trí giao lưu kinh tế thương mại của cả nước, bệnh cúm gia cầm cũng đã bùng
phát ở Lạng Sơn ở nhiều điểm và thời gian khác nhau gây tổn thất cho nông dân. Năm
2014, tại huyện Tràng Định, lần đầu tiên đã xuất hiện bệnh cúm A/H5N6 gây bệnh cho
đàn gà xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Trước tình hình dịch cúm gia cầm tại Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển trên diện
rộng, diễn biễn dai dẳng, ngày càng phức tạp, dự báo về khả năng xuất hiện sự biến
chủng virus cúm có thể gây ra đại dịch cúm ở người. Tại Lạng Sơn, lần đầu tiên đã


2
xuất hiện bệnh cúm A/H5N6 gây bệnh cho đàn gà xảy ra trên địa bàn tỉnh. Nhằm chủ
động đối phó với dịch cúm gia cầm, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình
hình dịch bệnh và sự lưu hành virus cúm A (H5N1, H5N6, H7N9) trên gà, vịt tại
tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 - 2015 và đề xuất giải pháp kiểm soát dịch bệnh”

2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, tình trạng mang trùng vius cúm gia cầm type A
subtype H5N1, H5N6, H7N9 trên đàn gà, vịt và trong môi trường tại tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất giải pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm tại tỉnh Lạng Sơn.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Bổ sung tư liệu khoa học về đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành các chủng virus cúm
type A, subtype H5N1, H5N6, H7N9 trên đàn gà, vịt và môi trường tại tỉnh Lạng Sơn.
- Các kết quả nghiên cứu về sự lưu hành của virus Cúm A trên đàn gia cầm tại
tỉnh Lạng Sơn từ năm 2012 đến 2015 là cơ sở khoa học cho cơ quan thú y địa phương
xây dựng chiến lược quản lý, ngăn ngừa, khống chế dịch bệnh, bảo vệ đàn gia cầm và
bảo vệ sức khỏe con người.


3
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Đặc điểm sinh học của virus cúm gia cầm
1.1.1.1. Đặc điểm hình thái, cấu trúc
Virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae, có hình cầu, đường kính 80-120
nm, đôi khi có dạng hình sợi, trọng lượng phân tử khoảng 250 triệu Dalton (Da). Hạt
virus có cấu tạo đơn giản gồm màng bao ngoài (envelope), vỏ (capsid) và lõi là RNA
sợi đơn âm (negative single strand) (Murphy và Webstenf, 1996)[78].
Vỏ virus có chức năng bao bọc và bảo vệ vật chất di truyền RNA của virus, bản
chất cấu tạo là màng lipid kép, có nguồn gốc từ màng nguyên sinh chất của tế bào
nhiễm được đặc hiệu hoá gắn các protein màng của virus. Trên bề mặt có khoảng 500
“gai mấu” nhô ra và phân bố dày đặc, mỗi gai mấu dài khoảng 10-14 nm có đường
kính 4-6 nm, đó là những kháng nguyên bề mặt vỏ virus, bản chất cấu tạo là
glycoprotein gồm HA, NA, MA (matrix antigen) và các dấu ấn khác của virus (Lê
Thanh Hoà và cs, 2004)[20], (Zhou và cs, 2007)[102]. Có sự phân bố không đồng đều

giữa các phân tử HA và NA (tỷ ỉệ khoảng 4 HA/1 NA), đây là hai protein kháng
nguyên vỏ có vai trò quan trọng trong quá trinh xâm nhiễm của virus ở tế bào vật chủ
(Murphy và Webster, 1996)[78], (Wang và cs., 2008)[97].
Vật chất di truyền (còn gọi là hệ gen) của virus cúm A là RNA sợi đơn âm (viết
tắt là (-) ssRNA), gồm 8 phân đoạn riêng biệt (PB2, PB1, PA, HA, NP, NA, M và NS),
mã hoá cho 11 protein tương ứng của virus, trong đó phân đoạn M mã hoá cho 2
protein là MI và M2; phân đoạn NS mã hoá cho 2 protein là NS1 và NS2 (còn gọi là
NEP), phân đoạn PB1 mã hoá cho 2 protein là PB1 và PB1-F2 (Murphy và Webster,
1996)[78]; Conenello và cs., 2007)[46].
Phân bố trên bề mặt của virus là loại protein gây ngưng kết hồng cầu có tên gọi
là Hemagglutinin (HA) và một loại protein có tên gọi Neuraminidae (NA), chúng là
các glycoptein riêng biệt (Kawoaka, 1988)[66].
Hạt virion có cấu trúc là axit ribonucleic sợi âm ở dạng đơn, độ dài 13.500
nucleotit chứa 8 phân đoạn kế tiếp nhau mã hóa cho 10 loại protein khác nhau của
virus là HA, NA, NP, M1, M2, BP1, BP2, PA, NS1, NS2. Tám phân đoạn của sợi
RNA có thể tách và phân biệt rõ ràng nhờ phương pháp điện di (Murphy và cs.,
1996)[78].


4

- Phân đoạn 1 - 3: Mã hóa cho protein PB1, PB2 và PA là các protein có chức
năng là enzyme polymerase tổng hợp axit Ribonucleic nguyên liệu cho hệ gen và các
ARN thông tin tổng hợp protein của virus.
- Phân đoạn 4: Mã hóa cho protein Hemagglutinin (HA) là một protein bề mặt
cắm gốc vào bên trong, có chức năng bám dính vào thụ thể của tế bào, có khả năng
gây ngưng kết hồng cầu, có khả năng hợp nhất vỏ virus với màng tế bào nhiễm và
tham gia vào phản ứng trung hòa virus. HA là polypeptit gồm 2 chuỗi HA1 và HA2
nối với nhau bằng đoạn oligopeptit ngắn, thuộc loại hình mô typ riêng đặc trưng cho
các subtype H (H1 - H16) trong tái tổ hợp tạo nên biến chủng. Mô typ của chuỗi

oligopeptit này chứa một số axit amin cơ bản làm khung, thay đổi đặc hiệu theo từng
loại hình subtype H. Sự thay đổi thành phần của chuỗi nối quyết định độc lực của virus
thuộc biến chủng mới (Lê Thanh Hòa, 2004) [20].
- Phân đoạn 5: Mã hóa cho protein Nucleoprotein (NP) một loại protein được
phosphoryl hóa, có biểu hiện tính kháng nguyên đặc hiệu theo nhóm (Group Specific), tồn tại trong hạt virion trong dạng liên kết với mỗi phân đoạn ARN nên loại
NP còn được gọi là Ribonucleo protein (Lê Thanh Hòa, 2004) [20].
- Phân đoạn 6: Mã hóa cho protein enzim Neuraminidae (NA), có chức năng là
một enzyme phân cắt HA sau khi virus vào bên trong tế bào nhiễm. Phân đoạn 6 là gen
chịu trách nhiệm tổng hợp protein, giúp giải phóng ARN virus từ endosome và tạo hạt
virus mới.
- Phân đoạn 7: Mã hóa cho 2 tiểu phần protein đệm (Matrix protein) M1 và M2
là protein màng không được glycosyl hóa, có vai trò làm đệm bao bọc lấy ARN hệ
gen. M2 là một tetramer có chức năng tạo khe H+ giúp cởi bỏ virus sau khi xâm nhập
vào tế bào cảm nhiễm. M1 có chức năng tham gia vào quá trình tổng hợp và nẩy mầm
của virus (Horimoto và cộng sự, 1995)[60].


5
- Phân đoạn 8: Có độ dài ổn định (890 nucleotit) mã hóa cho 2 tiểu phần protein
không cấu trúc NS1 và NS2 có chức năng chuyển ARN từ nhân ra kết hợp với M1,
kích thích phiên mã, chống interferon (Luong G. và cs., 1992)[72].
1.1.1.2. Kháng nguyên của virus
Các loại kháng nguyên được nghiên cứu nhiều nhất là protein nhân
(Nucleoprotein-NP), protein đệm (matrix protein-M1), protein gây ngưng kết hồng cầu
(Hemagglutinin-HA) và protein enzym cắt thụ thể (Neuraminidase-NA). NP và M1 là
protein thuộc loại hình kháng nguyên đặc hiệu nhóm (genus specific antigen); HA và NA
là protein thuộc loại hình kháng nguyên đặc hiệu type và dưới type (type specific antigen).
Kháng thể đặc hiệu của kháng nguyên HA có khả năng trung hòa các loại virus
tương ứng, chúng là kháng thể trung hòa có khả năng triệt tiêu virus gây bệnh. Nó có
thể phong toả sự ngưng kết bằng cách kết hợp với kháng nguyên HA. Do vậy, thụ thể

của hồng cầu không bám vào được để liên kết tạo thành mạng ngưng kết. Người ta gọi
phản ứng đặc hiệu kháng nguyên-kháng thể có hồng cầu tham gia là phản ứng ngăn
cản ngưng kết hồng cầu HI (Hemagglutination inhibition test).
Phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) và phản ứng ngăn cản ngưng kết hồng cầu
(HI) được sử dụng trong chẩn đoán virus cúm gia cầm.
Theo một số tác giả cho thấy sự phức tạp trong diễn biến kháng nguyên của virus
cúm là sự biến đổi và trao đổi trong nội bộ gen dẫn đến sự biến đổi liên tục về tính
kháng nguyên. Khi nghiên cứu về đặc tính kháng nguyên của virus cúm thấy giữa các
biến thể tái tổ hợp và biến chủng subtype về huyết thanh học không hoặc rất ít có phản
ứng chéo. Đây là điểm trở ngại lớn cho việc nghiên cứu nhằm tạo ra vacxin cúm để
phòng bệnh cho người và động vật (Ito và cộng sự, 1998 [64]; Kawoaka.I, 1991 [65]).
Khi xâm nhập nhiễm vào cơ thể động vật, virus cúm A kích thích cơ thể sản
sinh ra kháng thể đặc hiệu, trong đó quan trọng hơn cả là kháng thể kháng HA, chỉ có
kháng thể này mới có vai trò trung hòa virus và cho bảo hộ miễn dịch. Một số kháng
thể khác có tác dụng kìm hãm sự nhân lên của virus, kháng thể kháng M2 ngăn cản
chức năng M2, không cho quá trình bao gói virus xảy ra (Lu X. và cộng sự, 1999)[71];
(Seo S. và cộng sự, 2001)[88].
Thành phần hoá học của virus cúm A bao gồm: RNA chiếm 0,8-1,1%, protein
70-75%, lipid 20-24% và 5-8% carbohydrate. Lipid tập trung ở màng virus, chủ yếu là
lipid có gốc photpho, số còn lại là cholesterol, glycolipid. Carbohydrate gồm các loại
men galactose, majmose, ribose, fructose, glucosamine. Thành phần protein chủ yếu
của virus là glycoprotein (Murphy và Webster, 1996[78]; Lê Văn Năm, 2004[26]). Có
2 cách biến đổi kháng nguyên của virus cúm:


6
- Đột biến tái tổ hợp di truyền là hiện tượng tái tổ hợp gen, ít xảy ra hơn so với
hiện tượng đột biến điểm. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi 2 hoặc nhiều loại virus cúm
khác nhau cùng nhiễm vào một tế bào chủ do sự trộn lẫn 2 bộ gen của virus, tạo nên sự
sai khác cơ bản về bộ gen của virus cúm đời con so với virus bố mẹ. Khi hiện tượng

tái tổ hợp gen xuất hiện có thể sẽ gây ra các vụ dịch lớn cho người và động vật với
mức độ nguy hiểm không thể lường trước được. Vụ dịch năm 1918-1819 làm chết
khoảng 50 triệu người mà tác nhân gây bệnh là virus H1N1 từ lợn lây sang người kết
hợp với virus cúm người tạo ra chủng virus mới có độc lực rất mạnh (Phạm Sỹ Lăng
và cs, 2012) [24].
- Đột biến điểm (đột biến ngẫu nhiên) là kiểu đột biến xảy ra liên tục thường
xuyên trong quá trình tồn tại của virus mà bản chất là do có sự thay đổi nhỏ về trình tự
nucleotit của gen mã hóa, đặc biệt đối với kháng nguyên H và kháng nguyên N. Kết
quả là tạo ra các phân type cúm hoàn toàn mới có tính thích ứng với loài vật chủ khác
nhau và có mức độ độc lực gây bệnh khác nhau. Chính nhờ sự biến đổi này mà virus
cúm A tạo nên 16 biến thể gen HA (H1- H16) và 9 kháng nguyên N (N1 - N9) (Cục
Thú y, 2016)[17].
Do hạt virus cúm A có cấu trúc là 8 đoạn gen nên về lý thuyết từ 2 virus có thể
xuất hiện 256 kiểu tổ hợp của virus thế hệ sau (Cục Thú y, 2016)[17].
1.1.1.3. Độc lực của virus
Dựa vào các đặc điểm di truyền phân tử và sinh bệnh học, virus cúm A được
phân làm hai loại là loại độc lực thấp (LPAI) và loại độc lực cao (HPAI), cả hai loại
đều cùng tồn tại trong tự nhiên (Kelly và cs, 2008)[68].
- LPAI: là loại virus cúm A khi phát triển trong cơ thể có thể gây bệnh cúm nhẹ
không có triệu chứng lâm sàng điển hình và không làm chết vật chủ. Là loại virus lây
truyền rộng rãi và tạo nên các ổ bệnh trong tự nhiên của virus cúm A, loại này có thể
trao đổi gen với các chủng virus có độc lực cao đồng nhiễm trên cùng một tế bào và
trở thành loại virus độc lực cao nguy hiểm (Webster, 1998)[98].
- HPAI: là loại virus có khả năng gây tổn thương nhiều cơ quan nội tạng trong
cơ thể nhiễm, chúng thường gây chết 100% số gia cầm trong vòng 48 giờ sau nhiễm.
Virus loại HPAI phát triển tốt trên tế bào phôi gà và tế bào thận chó trong môi trường
nuôi cấy không có trypsin. Loại này rất nguy hiểm và gây lo ngại cho cộng đồng
(Webster, 1998)[98].
Độc lực của virus cúm gia cầm có sự dao động lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trước hết là protein HA. Năm 1981, Bankowski và cộng sự đã cho thấy virus cúm



7
gà có kháng nguyên bề mặt H7 thuộc loại có độc lực cao. Tuy nhiên, Pensyvania (Mỹ)
đã chứng kiến một dịch cúm gà gây chết 75% số gà, nhưng khi phân lập virus có
kháng nguyên bề mặt là H5, chứ không phải là H7. Để đánh giá độc lực của virus cúm,
người ta đã sử dụng phương pháp gây bệnh cho gà từ 3 - 6 tuần tuổi bằng cách tiêm
tĩnh mạch nước trứng đã được gây nhiễm virus. Sau đó đánh giá mức độ nhiễm bệnh
của gà để cho điểm (chỉ số IVPI). Điểm tối đa là 3 điểm và đó là virus có độc lực cao
nhất. Theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) thì virus nào có chỉ số IVPI từ
1,2 trở lên thuộc loại có độc lực cao (OIE, 1992 [103]; Nguyễn Tiến Dũng, 2004 [18]).
Bằng phương pháp tiêm tĩnh mạch 0,2 ml nước trứng đã gây nhiễm virus được
pha loãng ở nồng độ 1/10 cho gà mẫn cảm từ 3 - 6 tuần tuổi, các nhà khoa học đã
thống nhất phân độc lực của virus ra 3 loại như sau:
- Virus có độc lực cao: Nếu sau khi tiêm tĩnh mạch 10 ngày phải gây chết từ 75100% số gà thực nghiệm. Virus gây bệnh cúm gà (có thể là type phụ) phải gây chết
20% số gà mẫn cảm thực nghiệm và phát triển tốt trên tế bào xơ phôi trong môi trường
nuôi cấy không có trypsin. Theo Nguyễn Tiến Dũng (2008)[19] protein HA gồm tiểu
phần HA1 và HA2 nối với nhau trong cấu trúc bậc 1 qua chuỗi axit amin kiềm gọi là
Cleavage site (điểm cắt). Khi xâm nhập vào ký chủ có hoạt tính giống như trypsin
(trypsin-like) sẽ cắt đôi cấu trúc này ra thì virus mới bám vào thụ thể của tế bào ký
chủ, xâm nhập vào nội bào và bắt đầu quá trình tăng sinh. Men trypsin và tương đương
chỉ có tác dụng vào các axit amin kiềm (Arginine và Lysine), do vậy nếu điểm cắt
càng có nhiều loại axit amin này thì khả năng HA được cắt đôi càng lớn và quá trình
xâm nhập vào nội bào càng nhanh nên virus có độc lực càng cao.
- Virus có độc lực trung bình: Là những chủng virus gây dịch cúm gà với triệu
chứng lâm sàng rõ rệt nhưng gây chết gà không quá 15% số gà bị nhiễm bệnh tự nhiên
hoặc không gây quá 20% số gà thực nghiệm.
- Virus có độc lực thấp: Là những virus phát triển tốt trong cơ thể gà, có thể gây
ra bệnh nhưng không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, không tạo ra bệnh tích đại thể và
không làm chết gà.

Trong thực tế người ta phân virus cúm gà ra làm 2 loại là virus có độc lực thấp (Low
pathogenicity avian influenza - LPAI) và virus có độc lực cao HPAI. Cho đến nay người ta
thừa nhận chỉ có 2 biến chủng virus có cấu trúc kháng nguyên H5 và H7 được coi là loại có
độc lực cao gây bệnh ở gia cầm, nhưng không phải tất cả các chủng mang gen H5 và H7
đều gây bệnh (Horimoto T. và cs., 1995)[60]. Các chủng virus cúm có độc lực thấp trong
quá trình lưu hành trong thiên nhiên và trong đàn thủy cầm có thể đột biến gen hoặc đột
biến tái tổ hợp để trở thành các chủng có độc lực cao (Mo I.P. và cs., 1997)[75].


8
Theo Mary J.P. và cộng sự (2008)[25] tất cả các virus cúm phân lập được ở
Việt Nam trong năm 2005 - 2007 không chỉ có độc lực cao với gà, mà còn gia tăng
đáng kể độc lực đối với vịt so với các virus phân lập trước đó. Sự tăng độc tính này là
hệ quả của sự gia tăng virus nhân lên trong các cơ quan nội tạng và sự tăng thích nghi
ở diện rộng hơn của virus đối với các cơ quan nội tạng. Sự thay đổi độc tính của các
virus đang lưu hành này có ảnh hưởng lớn tới dịch tễ học của virus và công tác khống
chế dịch cúm gia cầm.
1.1.1.4. Sức đề kháng của virus
Virus cúm A tương đối nhạy cảm với các tác nhân vật lý hay hoá học. Virus tồn
tại thích hợp trong khoảng pH từ 6,5 đến 7,9, ở độ pH quá acid hay quá kiềm thì khả
năng lây nhiễm của virus bị giảm mạnh (Fang và cs, 2008 [52]. Lớp vỏ ngoài của virus
bản chất là lớp lipid kép, có nguồn gốc từ màng tế bào nhiễm, dễ bị phá hủy bởi các
dung môi hoà tan lipid, chất tẩy rửa và các chất sát trùng như phenol, formaldehyde,
natri hypoclorid, acid loãng và hydroxylamine. Virus bị bất hoạt dưới ánh sáng trực
tiếp sau 40 giờ, tồn tại được 15 ngày dưới ánh sáng thường. Tia tử ngoại bất hoạt được
virus nhưng không phá hủy được kháng nguyên của chúng. Tuy nhiên, virus cúm A dễ
bị tiêu diệt hoàn toàn ở 100°C và ở 60°C trong 30 phút, tồn tại ít nhất 3 tháng ở nhiệt
độ thấp (trong phân gia cầm) và tới hàng năm ở nhiệt độ dưới âm (-70°C). Trong phủ
tạng gia cầm (40°C) virus tồn tại được 25-30 ngày, nhưng chỉ tồn tại 7-8 ngày ở nhiệt
độ cơ thể người (37°C). Trong nước, virus có thể sống tới 4 ngày ở nhiệt độ 30°C

(Murphy và Webster, 1996)[78], (Webster, 1998[98]. Virus cúm gia cầm tồn tại khá
lâu trong các vật chất hữu cơ như ở phân gà chúng sống được từ 30 - 35 ngày ở nhiệt
độ 40C và 7 ngày ở nhiệt độ 200C; trong thức ăn, nước uống bị ô nhiễm virus có khả
năng tồn tại hàng tuần. Đây chính là nguồn bệnh nguy hiểm và tiềm tàng để làm lây
lan dịch bệnh (Lê Văn Năm, 2004) [27].
Do cấu trúc vỏ ngoài của virus là lipit nên chúng mẫn cảm với các chất dung
môi và chất tẩy rửa như formalin, axit, ete, β - propiolacton.
Ở mùa đông do niệt đọ thấp nên lớp vỏ của virus trở thành một dạng gel có khả
năng co dãn như cao su có thể bảo vệ virus. Tuy nhiên, ở nhiệt độ ấm hơn thì lớp gel
bảo hộ này bị tan chảy ra thành pha lỏng và không đủ độ cứng để bảo vệ virus chống
lại các yếu tố khác. Như vậy, thường về mùa hè sức đề kháng của virus kém nên tỷ lệ
gia cầm mắc bệnh vào mùa hè và mùa thu thường ít hơn vào mùa đông và mùa xuân.
Dịch cúm gia cầm thường hay xảy ra vào tháng 3; 4; 10 và tháng 11 hàng năm (Đỗ
Ngọc Thúy (2008)[33].


9
Bệnh cúm gia cầm xảy ra quanh năm, nhưng thường tập trung vào vụ đông
xuân từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau. Khi có những biến đổi bất lợi về
điều kiện thời tiết như nhiệt độ lạnh, độ ẩm cao, thời tiết có những thay đổi đột ngột,
làm giảm sức đề kháng tự nhiên của con vật. Mặt khác thời điểm này có mật độ chăn
nuôi cao nhất trong năm, các hoạt động vận chuyển, giết mổ gia cầm diễn ra cao nhất
trong năm cũng là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát sinh lây lan.
1.1.1.5. Cơ chế sinh bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus cúm tiếp cận tế bào đích (chủ yếu là tế bào
biểu mô đường hô hấp) và bắt đầu quá trình nhân lên. Khi số lượng virus tăng lên
nhanh làm cho tế bào nhiễm bị phá hủy hàng loạt do bị dung giải trực tiếp hoặc mất
trạng thái cân bằng vốn có của chúng, gây tổn thương không chỉ đường hô hấp trên mà
còn gây tổn thương sâu ở các phế nang và phế quản nhỏ dẫn đến suy giảm hô hấp
khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút rõ rệt, làm kế phát các bệnh vi khuẩn, virus

khác… từ đó có thể gây tử vong nhanh (Cinatl và cs, 2007a) [44], (Korteweg và Gu,
2008) [69], (De Jong và cs, 2005a) [47]. Sinh bệnh học của virus cúm A/H5N1 ở động
vật được quyết định bởi khả năng nhân lên nhanh của virus và khả năng tác động đến
nhiều loại mô bào của vật chủ (Maines và cs, 2005)[73], (Govorkova và cs, 2005)
[58]. Ở người, virus cúm sinh bệnh phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như sự tương tác
của virus với các hàng rào sinh học, loại tế bào đích, quá trình viêm và sự rối loạn điều
hòa miễn dịch (Cinatl và cs, 2007a) [44].
Theo Korteweg và Gu. (2008)[69] có nhiều yếu tố liên quan đến sinh bệnh học
của virus cúm A/H5N1, sự kết hợp giữa các yếu tố đó sẽ quyết định mức độ tổn
thương mô bào và sự trầm trọng của bệnh, cũng như sự rối loạn điều hòa cytokine và
chemokine có thể là một trong những cơ chế chủ yếu trong sinh bệnh học của virus
cúm A/H5N1.
1.1.1.6. Danh pháp
Để ký hiệu và lưu trữ một cách khoa học và đầy đủ các chủng virus cúm phân
lập được, từ năm 1980 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một hệ thống phân loại
mới, được quy định ký hiệu theo trình tự: Serotype/ loài nhiễm/ nơi phân lập/ số hiệu
chủng/ thời gian phân lập/ loại hình Subtype HA (H) và NA (N). Ví dụ: Virus cúm có
ký hiệu A/GS/HK/437/4/99/H5N1 có nguồn thông tin là Cúm nhóm A; loài nhiễm là
ngỗng (GS = goose); nơi phân lập là Hồng Kông (HK); số hiệu 437; thời gian phân lập
tháng 4/1999; Subtype H5N1 (Đào Yến Khanh, 2005)[21].


10
1.1.1.7. Đặc tính nuôi cấy
Theo Lê Văn Năm (2004)[26] virus cúm gà phát triển tốt trên phôi gà ấp được
từ 9-11 ngày tuổi, trong nước phôi gà tập trung khá nhiều virus và có thể lưu giữ virus
được vài tuần ở điều kiện 40C. Khả năng tồn tại và gây bệnh của virus rất cao nếu bảo
quản nước phôi đó ở - 700C hoặc cho đông khô. Virus cúm gà cũng phát triển tốt trong
môi trường tế bào xơ phôi gà (CEF) và tế bào thận chó MDCK (Madin Darby Canine
Kidney cell) với điều kiện môi trường nuôi cấy tế bào không chứa trypsin.

1.1.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm
1.1.2.1. Động vật mẫn cảm
Các loài gia cầm như gà, vịt, ngan, chim cút, vẹt, bồ câu và chim hoang dã (đặc
biệt thủy cầm di trú) đều mẫn cảm với virus cúm. Phần lớn các loài gia cầm non đều
mẫn cảm với virus cúm type A. Ngoài ra, virus cúm type A còn gây bệnh cho nhiều
loài động vật có vú như lợn, ngựa, chồn, hải cẩu, thú hoang dã và cả con người. Lợn
mắc bệnh cúm thường do subtype H1N1 và H3N2. Vịt nuôi bị nhiễm virus nhưng ít
phát thành bệnh do vịt có sức đề kháng với virus gây bệnh. Tuy nhiên, vào năm 1961 ở
Nam Phi đã phân lập được virus cúm type A (H5N1) gây bệnh cho cả gà và vịt (Bùi
Quang Anh và cộng sự, 2004 [1];
1.1.2.2. Động vật mang trùng virus cúm
Theo Alexander D.J. (2000) [36] loài thủy cầm ở Bắc Mỹ có khoảng 60% bị
nhiễm virus do tập hợp đàn trước khi di trú. Sự kết hợp các kháng nguyên bề mặt H và
N của các phân type virus cúm A diễn ra ở chim hoang dã, virus không gây độc đối
với vật chủ, được nhân lên ở đường ruột của chim khiến cho các loài này mang virus
và là nguồn gieo rắc virus cho các loài khác, đặc biệt là gia cầm.
Với các vật chủ khác, virus cúm có thời gian lưu giữ trong cơ thể và khả năng
gây bệnh khác nhau, không theo quy luật. Theo Nguyễn Tiến Dũng (2008)[19] virus
cúm gia cầm có 3 loại ký chủ gồm vật chủ lưu giữ (Reservoir host): chỉ cho phép virus
nhân lên với lượng thấp và virus gây ra bệnh rất nhẹ, như vịt và một số thủy cầm vẫn
được coi là vật chủ lưu giữ H5N1, nhờ đó virus có khả năng tồn tại. Vật chủ hứng chịu
(Spillover host): cho phép virus nhân lên với lượng lớn và bệnh gây ra cũng rất nặng,
thường là bệnh toàn thân và gây tử vong như ở gà, gà tây và chim cút đối với H5N1.
Vật chủ lệch (Aberrant host): ở đó virus chỉ nhân lên với số lượng nhỏ nhưng bệnh do
chúng gây ra lại rất nghiêm trọng và thường gây tử vong như ở người, chó, mèo... là
vật chủ lệch của virus H5N1.
1.1.2.3. Sự truyền lây
Theo Lê Văn Năm (2004)[26] virus cúm nhiễm vào gia cầm được nhân lên trong



11
đường hô hấp và tiêu hóa. Sự truyền lây của bệnh được thực hiện theo 2 phương thức là
lây trực tiếp: do gia cầm khỏe mạnh tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh thông qua không khí
được bài tiết từ đường hô hấp bị nhiễm virus. Và lây gián tiếp: qua những dụng cụ chăn
nuôi, phân, thức ăn, nước uống, quần áo, giầy dép, phương tiện vận chuyển, lồng nhốt,
chim, thú, côn trùng có mang mầm bệnh. Virus cúm dễ dàng lây truyền tới vùng khác do
con người, phương tiện vận chuyển, dụng cụ và thức ăn chăn nuôi.
Bệnh cúm lưu hành với tỷ lệ cao hơn đối với các đàn gia cầm nằm trên đường
di trú của các loài thủy cầm và các đàn gia cầm nuôi nhốt trong các trang trại, vịt được
nuôi vỗ béo tại các cánh đồng gần trang trại. Các ổ dịch cúm thường có nguy cơ xuất
hiện cao ở các mùa có hoạt động của thủy cầm di trú. Phần lớn các ổ dịch đều ghi nhận
có sự tiếp xúc với thủy cầm tại thời điểm phát dịch đầu tiên. Từ người và các động vật
có vú khác, phần lớn các ổ dịch cúm gia cầm gần đây đã có sự lây lan thứ cấp thông
qua con người Cục thú y, 2004[17]), (Van Kerkhove MD và cs, 2011) [96]
1.1.2.3. Tính gây bệnh của virus cúm A
Theo Alexander (1993)[35] virus cúm được hấp phụ vào bề mặt tế bào nhờ có
receptor mà bản chất là glycoprotein chứa axit sialic, từ đấy virus chui qua màng tế
bào nhờ một loại men đặc biệt để vào trong nguyên sinh chất và nhân tế bào. Tại đó
virus sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.
Virus cúm A có tính thích ứng lây nhiễm cao với biểu mô đường hô hấp, gây
bệnh chủ yếu ở đường hô hấp và cũng có thể tác động gây tổn thương nhiều cơ quan
khác trong cơ thể của các động vật cảm nhiễm, do đó còn được gọi là virus hướng đa
phủ tạng (Webster, 1998)[98], (Nicholson và cs, 2003)[80]. Khả năng gây bệnh của
virus cúm A phụ thuộc vào độc lực và tính thích nghi vật chủ của từng chủng virus.
Thông thường chúng không gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ giới hạn ở đường hô
hấp của chim hoang dã và gia cầm, nhưng một số chủng cường độc (H5, H7, và Hl,
H2, H3) có thể gây bệnh nặng ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể, gây nên dịch cúm
ở gia cầm và ở người, có lẽ do tính thích ứng thụ thể sialic của chúng (Suzuki,
2005)[92]. Hầu hết các chủng virus cúm A nhân lên rất tốt trong phôi gà sau lần cấy
truyền thứ nhất, tuy nhiên các chủng cường độc phân type H5, H7 gây chết phôi gà

ngay sau vài giờ, cả khi số lượng virus rất thấp khi chưa được nhân lên nhiều. Ngoài
ra, người ta có thể gây bệnh cúm thực nghiệm trên chuột lang, chuột Hamster, chồn
đất (De Wit và Fouchier, 2008)[49].
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích


12
1.1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
Khi gia cầm bị phơi nhiễm virus, tùy thuộc vào độc lực của chủng virus mà
chúng có thể không mắc bệnh, bị bệnh nhẹ, ở dạng mang trùng hoặc bị bệnh nặng.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gia cầm thay đổi và bị chi phối bởi độc lực của
virus, loài vật cảm nhiễm, tuổi, thời gian tác động, các bệnh kế phát do vi khuẩn và
điều kiện môi trường (Beard, 1998)[41].
Thời gian nung bệnh từ vài giờ đến 21 ngày, có trường hợp kéo dài đến 28
ngày. Gia cầm bị bệnh sốt cao, chảy nước mắt, nước mũi, đứng tụm một chỗ, lông xù,
phù đầu và mắt, da tím tái, chân xuất huyết, chảy dịch ở miệng. Con vật khi sốt cao có
biểu hiện không bình thường ở hệ thống tiêu hoá, hô hấp và thần kinh. Triệu chứng
chung là giảm hoạt động, giảm tiêu thụ thức ăn, gầy yếu. Trường hợp nặng có biểu
hiện ho, khó thở, rối loạn thần kinh, ỉa chảy, một số con có biểu hiện co giật hoặc ở tư
thế không bình thường. Những triệu chứng trên có thể xảy ra cùng một lúc hoặc riêng
rẽ. Trong trường hợp quá cấp tính thì gây chết gia cầm đột ngột như ở các vụ dịch năm
2004 - 2005 tại Việt Nam, triệu chứng lâm sàng đã không biểu hiện và gia cầm chết
chỉ sau vài giờ khi có sự tác động của mầm bệnh. Toàn bộ các ca bệnh cấp tính hoặc
quá cấp tính đều bị chết, có khi lên đến gần 100%. Trường hợp cấp tính gia cầm chết
xuất hiện chỉ 24 giờ sau khi có triệu chứng đầu tiên và thường kéo dài trong khoảng 48
giờ. Trứng đẻ ra sau khi gia cầm nhiễm bệnh thường không có vỏ cứng phía ngoài.
Một số gà mái đẻ có thể khỏi bệnh nhưng rất hiếm khi đẻ trứng bình thường trở lại (Tô
Long Thành, 2004)[29].
Bệnh cúm thường lây lan nhanh, gia cầm chết đột ngột với tỷ lệ cao, với chủng
virus độc lực cao (HPAI) thì tỷ lệ chết từ 15 - 100%, với chủng virus độc lực thấp

(LPAI) có tỷ lệ chết thấp hơn và mức độ biểu hiện triệu chứng cũng nhẹ hơn. Tuy
nhiên, khi có sự bội nhiễm hoặc điều kiện chăn nuôi bất lợi thì tỷ lệ tử vong có thể tới
60 - 70% với các biểu hiện triệu chứng nặng hơn (Nguyễn Tiến Dũng, 2004 [18]; Lê
Văn Năm, 2004 [26]).
Đối với người, sau khi nhiễm virus, thời gian ủ bệnh từ 1 đến 5 ngày trung bình
là khoảng 3 ngày. Lúc đầu bệnh nhân sốt cao 39°C và thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày.
Bệnh nhân cảm thấy khó chịu, toàn thân đau ê ẩm, ho, sổ mũi, nhức đầu, có thể tiến tới
khó thở rồi ngạt thở, kèm theo các rối loạn về thính giác và thị giác. Đặc biệt, chủng
virus cúm A/H5N1 gây tỷ lệ tử vong rất cao cả ở gia cầm và trên người (Hui,
2008)[Error! Reference source not found.]. Trong trường hợp không xảy ra những
biến chứng phức tạp, sự gây nhiễm tự giới hạn và bệnh nhân tự phục hồi trong vòng


13
một tuần. Tuy nhiên, nếu trường hợp diễn biến phức tạp, bệnh có thể trở nên trầm
trọng thậm chí có thể dẫn đến tử vong, đó là trường hợp bị biến chứng đi kèm viêm
phổi do virus hoặc do vi khuẩn hoặc cả hai (Bauer và cs, 2006[40]; Gambotto và cs,
2008[54]).
1.1.3.2. Bệnh tích
Bệnh tích đại thể:
Bệnh tích đại thể bệnh cúm ở các loài vật khác nhau thì có biểu hiện khác nhau.
Đối với gà, bệnh tích thường gặp ở mào, tích xuất huyết, sưng to, phù quanh mí mắt.
Thể nhẹ thấy bệnh tích ở các xoang trong cơ thể đặc trưng bởi viêm cata, lắng đọng
fibrin, có mủ hoặc hình thành casein. Có thể phù ở niêm mạc khí quản với dịch thẩm
xuất khác nhau từ thanh dịch đến casein. Viêm xoang bụng cata hoặc fibrin, có thể
viêm dính buồng trứng với xoang bụng. Ống dẫn trứng ở gà mái đẻ thường bị xuất
huyết nặng. Xuất huyết dưới da ống chân hoặc kẽ ngón chân thành vệt đỏ rất rõ. Xuất
huyết điểm trên bề mặt niêm mạc và tương mạc nội tạng. Xuất huyết hầu hết toàn bộ
đường tiêu hoá, đặc biệt thấy rõ ở manh tràng, dạ dày tuyến. Tụy thường sưng to, có
những vạch vàng hoặc đỏ sẫm theo chiều dọc; túi Fabricius ở gà xung huyết và xuất

huyết. Bệnh tích này rất giống với bệnh tích của bệnh Newcastle (Lê Văn Năm,
2004[27], (Alexander, 2000[36]). Mức độ biến đổi bệnh tích đại thể bệnh cúm gia cầm
cũng đa dạng và rất khác nhau trong cùng một đàn, phụ thuộc rất nhiều vào độc lực
virus, quá trình diễn biến của bệnh. Những biến đổi mang tính tổng quan như mào và
tích thâm tím, phù nề, xuất huyết dưới da và rìa tích. Xuất huyết dưới da ống chân
thành vệt, nốt. Khí quản viêm xuất huyết, chứa nhiều đờm. Túi khí phù nề, thành túi
khí dầy và có nhiều fibrin bám dính. Phổi viêm cata, xuất huyết đến viêm fibrin làm
phổi dính vào lồng ngực. Viêm xuất huyết đường ruột, đặc biệt vùng hậu môn, van hồi
manh tràng, dạ dày tuyến và niêm mạc tá tràng. Bao tim tích nước vàng, xuất huyết
màng bao tim, mỡ vành tim, cơ tim. Lách biến màu lốm đốm vàng, rắn chắc hơn bình
thường. Tụy khô ròn, xuất huyết.Viêm xuất huyết buồng trứng, ống dẫn trứng, nhiều
trường hợp trứng non dập vỡ, xoang bụng tích nước vàng lợn cợn. Xuất huyết màng
treo ruột, màng bao dạ dày tuyến, dạ dày cơ, màng xương lồng ngực có thể coi là đặc
điểm riêng của bệnh cúm gia cầm. Các biến đổi bệnh lý đại thể của bệnh cúm gia cầm
trên ngan và vịt về cơ bản cũng giống như trên gà. Tuy nhiên, tần suất biến đổi tập
trung chủ yếu ở phổi, túi khí, tim, buồng trứng, xương lồng ngực, cơ quan sinh sản và
đường ruột (Lê Văn Năm, 2004)[27].
Ở người, virus cúm xâm nhập vào niêm mạc phế nang phế quản, nhân lên và
gây huỷ hoại biểu mô túi khí, gây xung huyết, xuất huyết và tràn dịch phổi. Mặt khác,


14
virus cúm có khả năng gây nhiễm khí quan, ruột, não và có thể xuyên qua nhau thai
xâm nhập bào thai. Mất cân bằng điều hoà miễn dịch do hiện tượng tăng cytokine
không kiềm chế gọi là “bão cytokine” (cytokine storm) thường xảy ra dẫn đến cơ thể
bị suy sụp và tử vong (Korteweg và Gu, 2008)[69].
Bệnh tích vi thể:
Bệnh tích vi thể của bệnh cúm gia cầm chủ yếu là xung huyết, xuất huyết, thâm
nhiễm bạch cầu ở não và một số cơ quan khác. Mạch quản của các cơ quan như mào,
tích, lách, gan, phổi, thận, cơ tim, cơ vân, não và một số cơ quan khác bị giãn rộng và

thâm nhiễm tế bào xung quanh mạch quản (Beard, 1998)[41].
Các biến đổi đặc trưng về tổ chức học bao gồm phù nề, xung huyết, xuất huyết
và thâm nhập bạch cầu đơn nhân ở cơ vân, cơ tim, lách, phổi, mào, tích, gan, thận, mắt
và thần kinh. Ngoài tế bào bạch cầu đơn nhân còn có tế bào đặc trưng cho phản ứng
viêm hoại tử (Lê Văn Năm, 2004)[27].
1.1.4. Đáp ứng miễn dịch chống bệnh cúm ở gia cầm
Miễn dịch là trạng thái đặc biệt của cơ thể không mắc phải tác động có hại
của yếu tố gây bệnh (thường gọi là các kháng nguyên), trong khi đó các cơ thể cùng
loài hoặc khác loài lại bị tác động trong điều kiện sống như nhau (Nguyễn Như
Thanh, 2001 [28], Nguyễn Quang Tuyên, 2003 [34]). Cũng như các động vật khác,
miễn dịch chống virus cúm của gia cầm có hai loại là miễn dịch không đặc hiệu và
miễn dịch đặc hiệu.
1.1.4.1. Miễn dịch không đặc hiệu
Theo Nguyễn Quang Tuyên (2003)[34] khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể,
động vật bảo vệ trước hết bằng miễn dịch không đặc hiệu nhằm ngăn cản hoặc giảm số
lượng và khả năng gây bệnh của chúng. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan
trọng khi miễn dịch đặc hiệu chưa phát huy tác dụng. Hệ thống miễn dịch không đặc
hiệu của gia cầm gồm hàng rào vật lý như da, niêm mạc và các dịch tiết có tác dụng
bảo vệ cơ thể ngăn cản tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Khi mầm bệnh qua
hàng rào da và niêm mạc nó gặp phải hàng rào sinh học là kháng thể dịch thể tự nhiên
không đặc hiệu như bổ thể có tác dụng làm tan màng vi khuẩn, làm tăng khả năng thực
bào của đại thực bào (opsonin hóa). Ngoài ra, bổ thể cũng có vai trò nhất định trong cơ
chế đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, nhiều trường hợp sự tương tác giữa kháng nguyên và
kháng thể cần sự có mặt của bổ thể. Interferol (IFN) do nhiều loại tế bào tiết ra nhưng
nhiều nhất là tế bào diệt tự nhiên (NK). Khi Interferol được sản sinh ra, nó gắn vào tế
bào bên cạnh và cảm ứng tế bào đó sản sinh ra protein AVP (anti virus protein), do đó
khi virus xâm nhập vào tế bào nhưng không nhân lên được.



×