Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Nghiên cứu sử dụng thân, lá, củ sắn ủ chua làm thức ăn cho bò thịt trong mùa đông tại huyện phù yên, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 156 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BẠC CẦM THỊ XIÊNG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THÂN, LÁ, CỦ SẮN Ủ CHUA
LÀM THỨC ĂN CHO BÒ THỊT TRONG MÙA ĐÔNG
TẠI HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BẠC CẦM THỊ XIÊNG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THÂN, LÁ, CỦ SẮN Ủ CHUA
LÀM THỨC ĂN CHO BÒ THỊT TRONG MÙA ĐÔNG TẠI
HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN HƯNG QUANG

THÁI NGUYÊN - 2017




i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan
tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè;
sự động viên khích lệ của gia đình để tôi hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn
Hưng Quang với cương vị giáo viên hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Cảm ơn Ban đào tạo Sau đại học - Đại học Thái Nguyên; Khoa Chăn nuôi
thú y - Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên; Trạm Khuyến nông huyện Phù Yên
(Sơn La), các hộ gia đình trên địa bàn các xã thuộc huyện Phù Yên (Sơn La), đã
giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tác giả chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động
viên để tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2017

Học viên

Bạc Cầm Thị Xiêng


ii


LỜI NÓI ĐẦU
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số
liệu công bố trong luận văn là trung thực, chính xác và có trích dẫn rõ ràng. Tác giả
chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung và các số liệu đã công bố trong luận văn này.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và
hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn đầy đủ.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2017

Học viên

Bạc Cầm Thị Xiêng


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 2

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................. 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Đăc điểm tiêu hóa của gia súc nhai lại ........................................................... 4
1.1.1. Cấu tạo bộ máy tiêu hoá của gia súc nhai lại ........................................... 4
1.1.2. Khu hệ vi sinh vật dạ cỏ .......................................................................... 5
1.1.3. Mối quan hệ của các vi sinh vật dạ cỏ ..................................................... 7
1.1.4. Sinh trưởng của vi sinh vật dạ cỏ ............................................................ 8
1.2. Cây sắn và sử dụng sắn trong chăn nuôi bò ................................................... 9
1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây sắn ................................................................ 9
1.2.2. Giá trị dinh dưỡng của củ sắn và lá sắn ................................................. 12
1.2.3. Các phương pháp làm giảm HCN trong sắn .......................................... 13
1.3. Phương pháp ủ chua thức ăn........................................................................ 14
1.3.1. Cơ sở khoa học của phương pháp ủ chua............................................... 14
1.3.2. Các quá trình diễn ra trong hố ủ chua .................................................... 17
1.4. Một số phương pháp đánh giá khả năng tiêu hóa của thức ăn ở dạ cỏ .......... 19
1.4.1. Phương pháp in vivo ............................................................................. 19
1.4.2. Phương pháp in vitro ............................................................................ 19
1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước.......................................... 21
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 21
1.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .......................................................... 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 25


iv
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 25
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 25

2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 26
2.3.1. Khảo sát năng suất giống sắn KM94 ..................................................... 26
2.3.2. Phương pháp ủ chua thức ăn ................................................................. 27
2.3.3. Phương pháp đánh giá khả năng tiêu hóa invitro gasproduction ............ 27
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu ................................................ 28
2.3.4. Thí nghiệm đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn trên bò thịt.................... 29
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 31
2.5. Xử lý số liệu ................................................................................................ 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 32
3.1. Thực trạng diện tích, sản lượng một số giống sắn trồng phổ biến ở huyện Phù
Yên, Tỉnh Sơn La ............................................................................................... 32
3.2. Kết quả khảo sát năng suất, sản lượng sắn KM94 trên địa bàn huyện Phù
Yên, Tỉnh Sơn La ............................................................................................... 33
3.3. Kết quả xác định pH, HCN của các công thức ủ chua .................................. 35
3.3.1. Giá trị pH của thức ăn ủ chua ................................................................ 35
3.3.2. Hàm lượng HCN của thức ăn ủ chua ..................................................... 37
3.4. Thành phần hóa học của các loại thức ăn ..................................................... 39
3.4. Đánh giá khả năng tiêu hóa invitro gasproduction của thức ăn ủ chua ......... 40
3.4.1. Động thái sinh khí invitro của các thức ăn ủ chua.................................. 40
3.4.2. Đặc điểm sinh khí của các thức ăn ủ chua ............................................. 42
3.4.3. Ước tính tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và năng lượng trao đổi.................... 44
3.5. Ảnh hưởng sử dụng thức ăn ủ chua đến sinh trưởng của bò thí nghiệm ....... 45
3.5.1. Sinh trưởng tích lũy của bò thí nghiệm .................................................. 45
3.5.2. Sinh trưởng tuyệt đối của bò thí nghiệm ................................................ 47
3.5.3. Sinh trưởng tương đối của bò thí nghiệm .............................................. 48
3.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn của bò thí nghiệm ................................. 50
3.6.1. Tiêu thụ thức ăn của bò thí nghiệm ....................................................... 50
3.6.2. Tiêu tốn thức ăn của bò thí nghiệm ....................................................... 52
3.6.3. Tiêu tốn vật chất khô của bò thí nghiệm ................................................ 53
3.7. Hiệu quả kinh tế khi vỗ béo bò .................................................................... 54



v
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 57
1. Kết luận.......................................................................................................... 57
2. Đề nghị .......................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 59
1. Tài liệu tiếng Việt .......................................................................................... 59
2. Tài liệu Tiếng Anh ......................................................................................... 64


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ABBH

Acid béo bay hơi

ADF

Xơ sau thủy phân axít

Ash

Khoáng tổng số

ATP

Adenosine triphosphate


CF

Xơ thô (Crude fiber)

CP

Protein thô (Crude protein)

cs

Cộng sự

CT

Công thức

DM

Vật chất khô (Dry master)

EE

Chất béo thô (Ether extract)

Kg

Kilogram

Mean


Trung bình cộng

NDF

Xơ sau thủy phân trung tính

NS

Năng suất

Nxb

Nhà xuất bản

OM

Chất hữu cơ

OMD

Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ

Se

Sai số của số trung bình

SL

Sản lượng


TA

Thức ăn

TL

Tỷ lệ

TN

Thí nghiệm

TT

Tăng trọng

tr.

Trang

VSV

Vi sinh vật

VK

Vi khuẩn


vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Theo dõi, đánh giá năng suất cây sắn ..................................................... 26
Bảng 2.2: Các công thức ủ chua thức ăn ................................................................ 27
Bảng 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm chăn nuôi bò ..................................................... 29
Bảng 2.4: Thành phần dinh dưỡng và đơn giá của thức ăn bổ sung ........................ 29
Bảng 2.5: Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho bò nuôi thịt đang sinh trưởng ......... 30
Bảng 3.1: Diện tích, sản lượng một số giống sắn trồng tại huyện Phù Yên giai đoạn
2013-2016 ............................................................................................................. 32
Bảng 3.2: Khảo sát năng suất, sản lượng sắn KM94 .............................................. 33
Bảng 3.3: Giá trị pH trung bình của các loại thức ăn ủ chua .................................. 35
Bảng 3.4: Hàm lượng HCN của các loại thức ăn ủ chua ........................................ 37
Bảng 3.5: Thành phần hoá học của các loại thức ăn ............................................... 39
Bảng 3.6: Động thái sinh khí invitro gas production của các thức ăn ủ chua .......... 41
Bảng 3.7: Đặc điểm sinh khí in vitro gas production của các công thức ủ chua ...... 43
Bảng 3.8. Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và năng lượng trao đổi của thức ăn ủ chua.... 44
Bảng 3.9: Sinh trưởng tích lũy của bò thí nghiệm .................................................. 45
Bảng 3.10: Sinh trưởng tuyệt đối của bò thí nghiệm .............................................. 47
Bảng 3.11: Sinh trưởng tương đối của bò thí nghiệm ............................................. 49
Bảng 3.12: Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò thí nghiệm ....................................... 51
Bảng 3.13: Tiêu tốn thức ăn của bò thí nghiệm ...................................................... 52
Bảng 3.14: Tiêu tốn vật chất khô của bò thí nghiệm .............................................. 53
Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế giữa các lô thí nghiệm ............................................... 55


viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang

Hình 3.1: Biểu đồ thay đổi giá trị pH của thức ăn ủ chua ....................................... 36
Hình 3.2: Biểu đồ thay đổi giá trị HCN của thức ăn ủ chua.................................... 38
Hình 3.3: Đồ thị động thái sinh khí invitro gas production của thức ăn ủ chua ....... 41
Hình 3.4: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của bò thí nghiệm ...................................... 46
Hình 3.5: Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của bò thí nghiệm ...................................... 48
Hình 3.6: Đồ thị sinh trưởng tương đối của bò thí nghiệm ..................................... 50
Hình 3.7: Biểu đồ so sánh hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò thịt ............................. 56


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bò là một trong những đối tượng vật nuôi có vị trí và vai trò rất quan trọng
trong ngành chăn nuôi nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung của hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Chúng là loài vật nuôi phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho
con người vì chúng cung cấp một nguồn thực phẩm lớn, có giá trị dinh dưỡng cao,
đồng thời bò còn là một nguồn sức kéo quan trọng phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp. Tại Việt Nam, từ năm 1990 đến nay, đàn bò phát triển nhanh với tốc độ
tăng đàn hàng năm trên 4%. Miền Bắc có Đồng Bằng Sông Hồng và miền Nam có
Đông Nam Bộ là hai vùng có tốc độ phát triển đàn bò nhanh nhất, số lượng đàn bò
cả nước là 5,23 triệu con (2014) và đạt 5,5 triệu con (tháng 1/2016) (Tổng cục thống
kê, 2016)[39], hình thức chăn nuôi bò đang dần chuyển từ quản canh sang sản xuất
hàng hóa có giá trị kinh tế cao
Nguồn thức ăn cho bò chủ yếu là thức ăn thô xanh, có nguồn gốc từ thực vật,
với thành phần chủ yếu là chất xơ. Do đặc thù của hệ thống tiêu hóa trâu bò có hệ vi
sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ, chúng có thể chuyển hóa các chất xơ có ít giá trị dinh
dưỡng thành những chất có giá trị dinh dưỡng cao đối với trâu bò (Vũ Duy Giảng và
cs, 1999)[12]. Nguồn thức ăn chủ yếu dựa vào đồng cỏ tự nhiên và cỏ trồng, tuy
nhiên cùng với nhu cầu sản xuất lương thực, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao làm cho

diện tích đồng cỏ tự nhiên, đất đai trồng cỏ và bãi chăn thả bò bị thu hẹp.
Phù Yên là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Sơn La, có diện tích tự
nhiên 123.655 ha, chiếm 8,7% diện tích toàn tỉnh. Có diện tích đất lâm nghiệp và
đất có khả năng phát triển sản xuất lâm nghiệp khá lớn là: 95.744 ha, trong đó diện
tích có rừng 54.495,43 ha, chiếm 44,07% diện tích tự nhiên toàn huyện (Trong đó:
rừng sản xuất là 7.287,32 ha, rừng phòng hộ là 39.198,21 ha, rừng đặc dụng là
8.009,9 ha) (năm 2015). Là huyện có địa hình đồi núi, phù hợp trồng cây lương thực,
năm 2015 diện tích trồng lúa: 6.215 ha; ngô 26.069 ha; sắn: 4.423 ha; cỏ trồng: 220
ha và sản lượng lương thực bình quân 83.000 tấn/năm. Với số lượng phụ phẩm
nông nghiệp như rơm, cây ngô, cây sắn, cây lạc, bã mía... rất lớn sẽ là nguồn thức


2
ăn tốt cho nuôi bò. Mặc dù vậy việc nuôi bò thịt hiện nay vẫn dựa vào thức ăn xanh
tự nhiên, chăn thả tự nhiên, chưa biết áp dụng kỹ thuật chăn nuôi, trồng cỏ vào sản
xuất, người dân chưa biết nhiều về việc chế biến thức ăn từ phế phụ phẩm trong
nông nghiệp, chưa biết dự trữ thức ăn trong mùa đông. Vì vậy hằng năm cứ đến
mùa đông giá rét có hằng nghìn trâu, bò bị chết do đói, do rét làm thiệt hại rất lớn
tài sản, kinh tế của người chăn nuôi.
Sắn là một loại cây lương thực được trồng để lấy củ là chủ yếu. Cây sắn
được thu hoạch vào mùa Đông mùa khan hiếm thức ăn, thông thường cây sắn sau
khi thu hoạch củ thì phần thân, lá không được nông dân tận dụng để làm thức ăn
chăn nuôi trâu bò bởi hàm lượng axit xianhydric (HCN) có thể gây ngộ độc cho gia
súc, một mặt nông dân chưa biết cách chế biến phụ phẩm từ cây sắn để làm thức ăn
cho bò trong mùa Đông, mùa khan hiếm thức ăn. Huyện Phù Yên có diện tích trồng
giống sắn KM94 chiếm 45,5% tổng diện tích, giống sắn KM94 có năng xuất củ cao,
khối lượng phụ phẩm thân và lá nhiều. Việc đề xuất biện pháp sử dụng sản phẩm
sắn và tận dụng phụ phẩm cây sắn để phục vụ mục đích chăn nuôi bò góp phần giải
quyết vấn đề thức ăn cho bò thời điểm khan hiếm thức ăn, nâng cao thu nhập từ
chăn nuôi đồng thời tránh lãng phí nguồn thức ăn từ phụ phẩm trồng trọt.

Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài:“Nghiên cứu sử
dụng thân, lá, củ sắn ủ chua làm thức ăn cho bò thịt trong mùa đông tại huyện Phù
Yên, tỉnh Sơn La”
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá năng suất, sản lượng thân, lá, củ sắn tươi đang trồng phổ biến trên
địa bàn huyện Phù Yên, Sơn La
- Đánh giá khả năng tiêu hóa Invitro của các công thức thức ăn ủ chua thân,
lá và củ sắn.
- Sử dụng thân, lá, củ sắn ủ chua làm thức ăn cho bò thịt trong thời điểm
khan hiếm thức ăn, mùa đông giá rét.


3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài cung cấp thông tin cần thiết về tiềm năng cây sắn, tỷ lệ tiêu hoá in
vitro của thức ăn chế biến thân, lá, củ sắn sắn tươi ủ chua
- Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm sẵn có, dễ áp dụng tại địa phương, thông
qua đó giúp cho người chăn nuôi biết cách chế biến thân, lá, củ sắn tươi bổ sung
trong khẩu phần nuôi bò vỗ béo trong mùa đông giá rét khan hiếm thiếu thức ăn,
nhằm tận dụng phụ phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
- Đề xuất áp dụng chế biến thức ăn ủ chua từ thân, lá, củ sắn tươi bổ sung
nuôi bò vỗ béo cho bò phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật. Từ đó tuyên truyền,
phổ biến và chuyển giao quy trình kỹ thuật rộng rãi trên địa bàn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp và củng cố những minh chứng
về về sử dụng thân lá, củ sắn tươi, phương pháp ủ chua thức ăn làm thức ăn cho bò,
đồng thời góp phần khuyến cáo cho những hộ gia đình chăn nuôi.
- Kết quả nghiên cứu góp phần đề xuất giải pháp bảo quản và sử dụng hiệu
quả nguồn thức ăn tại chỗ phục vụ chăn nuôi trâu bò trong giai đoạn khan hiếm thức

ăn, góp phần nâng cao hiệu quả cho người chăn nuôi.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đăc điểm tiêu hóa của gia súc nhai lại
1.1.1. Cấu tạo bộ máy tiêu hoá của gia súc nhai lại
Đặc điểm nổi bật của bộ máy tiêu hoá ở gia súc nhai lại là những khoang phình
lớn, tại đây có các điều kiện thuận lợi cho VSV lên men là carbohydrate và các chất
hữu cơ khác. Sản phẩm chủ yếu của quá trình lên men là các chất axit béo bay hơi
(ABBH), methane (CH4), cacbonic (CO2) và sinh trưởng, phát triển của VSV.
* Miệng: Có môi, hàm răng và lưỡi với vai trò lấy thức ăn, nhai và nhai lại,
tiết nước bọt. Bò có ba đôi tuyến nước bọt rất phát triển, hàng ngày tiết ra một lượng
nước bọt rất lớn (130-180 lít) (Vũ Duy Giảng và cs, 2000)[11]. Nước bọt ở bò được
phân tiết và nuốt xuống dạ cỏ liên tục có tác dụng trung hoà các sản phẩm axit sinh ra
trong dạ cỏ để duy trì pH ở mức thuận lợi cho VSV phân giải chất xơ hoạt động.
* Thực quản: Là ống nối liền miệng qua hầu xuống dạ cỏ, nó có tác dụng
nuốt thức ăn và ợ các miếng thức ăn lên miệng để nhai lại. Ngoài ra, thực quản còn
có vai trò ợ hơi để thải các khí thừa trong quá trình lên men dạ cỏ.
* Dạ dày: Bộ máy tiêu hoá của gia súc nhai lại được đặc trưng bởi hệ dạ dày
kép gồm 4 túi, trong đó có 3 túi trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá lách) được gọi chung
là dạ dày trước, không có tuyến tiêu hoá riêng. Túi thứ 4 gọi là dạ múi khế, tương tự
như dạ dày của động vật dạ dày đơn, có hệ thống tuyến tiêu hoá phát triển mạnh
(Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2006)[46].
* Dạ cỏ: Là túi lớn nhất, chiếm hầu hết nửa trái của xoang bụng, chiếm 8590% dung tích dạ dày, 75% dung tích đường tiêu hoá. Dạ cỏ có tác dụng tích trữ
nhào trộn và lên men phân giải thức ăn. Thức ăn sau khi nuốt xuống dạ cỏ, phần lớn
được lên men bởi hệ VSV cộng sinh ở đây. Ngoài chức năng lên men, dạ cỏ còn có
vai trò hấp thụ. Các ABBH sinh ra từ quá trình lên men VSV được hấp thụ qua vách
dạ cỏ vào máu và trở thành nguồn năng lượng cho vật chủ (Vũ Duy Giảng và cs,

1999)[10]. Dạ cỏ có môi trường thuận lợi cho VSV lên men yếm khí, dinh dưỡng
được bổ sung đều đặn từ thức ăn (Nguyễn Trọng Tiến và cs, 1996)[27]. Dạ cỏ có
các điều kiện thuận lợi cho hoạt động của quần thể VSV yếm khí như:


5
- Độ pH gần như trung tính và tương đối ổn định nhờ tác dụng đệm của muối
phốt phát và bicacbonat của nước bọt.
- Nhiệt độ dạ cỏ khá ổn định, dao động trong khoảng 38-420C, không phụ
thuộc vào thức ăn.
- Môi trường dạ cỏ là môi trường yếm khí, nồng độ O2 thấp hơn 1%, nồng độ
CO2 cao lên tới 50-70% và phần còn lại là CH4.
- Độ ẩm trong dạ cỏ cao (khoảng 70-80%) và khá ổn định nhờ vào vai trò
điều hoà của nước bọt.
- Nhu động dạ cỏ yếu nên thức ăn lưu lại lâu.
- Nhóm vi khuẩn (VK) phân giải xơ (Cellulolytic bacteria): gồm VK phân
giải cellulose (Bacteroides succinogenes, Butyrivibrio fibrisolvens Ruminoccocus
flavefaciens, Ruminococcus albus, Cillobacterium cellulosesolvens) và VK phân
giải

hemicellulose

(Butyrivibrio

fibrisolvens,

Lachnospira

multiparus




Bacteroides ruminicola).
- Nhóm VK tiêu hoá tinh bột (Amylolytic bacteria): Trong dạ cỏ, số lượng loài
VK phân giải tinh bột rất lớn, đó là: Bacteroides amylophilus, Succinimonas
amylolytica, Butyrivibrio fibrisobvens, Bacteroides ruminanium, Selenomonas
ruminantium và Septococcus bovis. Khi có đầy đủ nitơ thì các VK thuộc nhóm này
tăng nhanh và sản sinh ra nhiều axit lactic làm cho pH dạ dày giảm xuống, lúc đó sẽ ức
chế các nhóm VK phân giải xơ. Khi đó các loài VK amylolytic (điển hình là
Septococcus bovis) chiếm ưu thế và tiếp tục phân giải tinh bột để tạo ra axít lactic, axit
lactic tích tụ lại được hấp thu và máu với số lượng lớn có thể gây ngộ độc cho gia súc.
1.1.2. Khu hệ vi sinh vật dạ cỏ
*Động vật nguyên sinh (Protozoa)
Protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc bắt đầu ăn thực vật thô. Trong dạ
cỏ, protozoa có số lượng khoảng 106/ml dịch dạ cỏ và có khoảng 120 loài protozoa.
Protozoa dễ dàng bị phân huỷ trong môi trường axit và không có khả năng tổng hợp
được axit amin từ NH3. Nguồn axit amin để tổng hợp nên protein cơ thể chúng lại
nhờ ăn và tiêu hoá protein của VK hay từ thức ăn mà có. Ước tính mỗi giờ, động vật


6
nguyên sinh trong dạ cỏ có thể ăn tới 200 x 105 VK và mỗi phút có khoảng 1% VK
trong dạ cỏ bị động vật nguyên sinh ăn (Vũ Duy Giảng và cs, 1999)[10]
Động vật nguyên sinh thuộc lớp ciliata, có 2 nhóm chính nhóm phân giải xơ
(Cullulolytic ciliate) và nhóm phân giải tinh bột (Amylolytic ciliate). Tác dụng của
protozoa đối với tiêu hoá là xúc tiến quá trình tiêu hoá chất xơ và tiêu hoá nhanh
tinh bột nên góp phần ổn định pH dạ cỏ, nhưng chúng cũng có mặt tiêu cực là ngăn
cản và hạn chế sự phát triển của VK, chúng không có khả năng tổng hợp vitamin,
mà sử dụng vitamin từ thức ăn hoặc do VK tạo nên (Vũ Duy Giảng và cs, 1999[10];
Nguyễn Trọng Tiến và cs, 1996[28]).

* Các nhóm vi khuẩn chính
Vi khuẩn phân giải Cellulose: Bacteroides succinogenes, Butyrivibrio
fibrisolvens,Ruminoccocus filavefacciens, Ruminococus albus, Cillobacterium
celluloslvens…
Vi khuẩn phân giải Hemicellulose: gồm những loài chính như Butyrivibrio
fibrisolvens, Lachnospora multiparus, Bacteroides ruminicola.
Vi khẩn phân giải tinh bột: Bacteroides amylophilus, Succinimonas
amylolytica, Butyrivibrio fibrisolbvens, Bacteroides ruminantium, Selenomonas
ruminantium, Steptococcus bovis.
Vi khuẩn phân giải đường: Hầu hết các vi khuẩn sử dụng được các loại
polysaccharid nói trên thì cũng sử dụng được đường disaccharid và đường
monosaccharid. Celobioza cũng có thể là nguồn năng lượng cung cấp cho nhóm vi
khuẩn này, vì chúng có men β- glucosidaza có thể thuỷ phân cellobioza.
Vi khuẩn phân giải protein: Trong số những loài vi khuẩn phân giải protein và
sinh amoniac (NH3) thì Peptostreptococus và Clostridium có khả năng lớn nhất. Sự
phân giải protein và axit amin để sản sinh ra amoniac trong dạ cỏ có ý nghĩa quan trọng
đặc biệt cả về phương diện tiết kiệm nitơ cũng như nguy cơ dư thừa amoniac. Amoniac
cần cho các loài vi khuẩn dạ cỏ để tổng hợp nên sinh khối protein của bản thân chúng,
đồng thời một số vi khuẩn đòi hỏi hay được kích thích bởi axit amin, peptit và isoaxit
có nguồn gốc từ valine, leucine và isoleucine. Như vậy cần phải có một lượng protein
được phân giải trong dạ cỏ để đáp ứng nhu cầu này của vi sinh vật dạ cỏ.


7
Vi khuẩn tạo mê tan: Nhóm VK này rất khó nuôi cấy trong ống nghiệm, cho
nên những thông tin về những chúng còn hạn chế. Các loài VK của nhóm này là
Methano baccterium, Methano ruminantium và Methano forminicum.
Vi khuẩn tổng hợp vitamin. Nhiều loài VK dạ cỏ có khả năng tổng hợp các
vitamin nhóm B và vitamin K.
*Nấm (Fungi):

Nấm trong dạ cả thuộc loại yến khí, bao gồm các loài: Neocallimastic
frontalis, Piramonas communis và Sphaeromonas communis, số lượng khoảng
103/ml dung dịch dạ cỏ (Nguyễn Trọng Tiến và cs, 1996) [28]. Nấm cũng đóng vai
trò quan trọng trong hoạt động tiêu hoá xơ của VSV (Bauchop, 1981) [54]. Nấm
còn có khả năng tiêu hoá một vài thành phần trong cấu trúc của tế bào như
cellulose, tinh bột, đường… Một số loài còn lên men được cả hemicellulose. Tuy
nhiên, có những carbohydrate mà nấm không thể sử dụng được bao gồm pectin, axit
galacturonic, fructza, mantoza và galactoza.
1.1.3. Mối quan hệ của các vi sinh vật dạ cỏ
Vi sinh vật dạ cỏ có mối quan hệ cạnh tranh và hỗ trợ lẫn nhau, loài này phát
triển nên sản phẩm của loài kia (Preston và Leng, 1987)[83]. Mối quan hệ giữa các
VSV trong dạ cỏ bao gồm các quan hệ sau:
- Mối quan hệ cộng sinh: Quá trình lên men dạ cỏ là liên tục và bao gồm
nhiều loài tham gia. Trong điều kiện bình thường giữa VK và protozoa cũng có sự
cộng sinh có lợi, đặc biệt là trong tiêu hoá xơ. Tiêu hoá xơ mạnh nhất khi có mặt cả
VK và protozoa. Một số VK được protozoa nuốt vào có tác dụng lên men trong đó
tốt hơn vì mỗi protozoa tạo ra một kiểu “dạ cỏ mini” với các điều kiện ổn định cho
VK hoạt động. Một số loài ciliate còn hấp thu ôxi từ dịch dạ cỏ giúp đảm bảo các
điều kiện yếm khi trong dạ cỏ được tốt hơn. Protozoa nuốt và tích trữ tinh bột, hạn
chế tốc độ sinh axit lactic, hạn chế giảm pH đột ngột, nên có lợi cho VK phân giải
được chất xơ (Vũ Duy Giảng và cs, 2000)[11]
- Mối quan hệ cạnh tranh: giữa các nhóm VK khác nhau có sự cạnh tranh
điều kiện sinh tồn. Chẳng hạn như gia súc ăn khẩu phần giàu tinh bột nhưng nghèo


8
protein thì số lượng VK phân giải cellulose sẽ giảm và do đó tỉ lệ tiêu hoá xơ thấp
(Vũ Duy Giảng và cs, 1999)[10].
Như vậy, mối quan hệ và tương tác giữa các VSV dạ cỏ chịu ảnh hưởng rất
rõ của khẩu phần ăn. Khi khẩu phần giàu chất dinh dưỡng thì không có sự cạnh

tranh, ngược lại thì sẽ sảy ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhóm VSV, gây ức chế
lẫn nhau, từ đó sẽ làm giảm hiệu quả tiêu hoá thức ăn (Preston và Leng, 1987)[83].
1.1.4. Sinh trưởng của vi sinh vật dạ cỏ
Sản xuất các tế bào mới trong quá trình sinh trưởng của VSV dạ cỏ đòi hỏi
cần có các cơ chất, trước hết là các chất đơn giản và năng lượng (Adenosine
Trphosphate – ATP) (Tamminga, 1981)[93]. Các tiền chất cần thiết cho sự sinh
tổng hợp protein VSV được trình bày sau đây:
- Nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển VSV: Việc tổng hợp protein của
VSV dạ cỏ được sử dụng nitơ từ nhiều nguồn, hầu hết được lấy từ amoniac. Những
nguồn nitơ khác bao gồn urê được tái sử dụng thông qua nước bọt và từ vách dạ dày
và nitơ nội sinh có nguồn gốc từ các tế bào biểu mô dạ cỏ bị bong (Orskov,
1994)[81]. Tuy nhiên, để tổng hợp protein, một số loài VK đòi hỏi phải có một
lượng nhỏ peptid và axit amin, các axit amin này được sử dụng để tạo ra các axit
béo mạch ngắn là các yếu tố điều khiển sinh trưởng của VSV.
Mức độ sinh trưởng của VSV phụ thuộc vào lượng ATP sẵn có bởi vì các
chức năng của tế bào và các hoạt động vận chuyển tích cực, duy trì độ pH, độ lệch
áp suất thẩm thấu, tất cả đều cần đến ATP (Preston and Leng, 1987)[83];
Tamminga, 1981)[93]
Các chất khoáng và vitamin cũng có vai trò quan trọng tác động tới sự sinh
trưởng và phát triển của VSV dạ cỏ. Lưu huỳnh cần cho sự tổng hợp methyonin và
cystin. Phốt pho đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành những phần thiết yếu
trong cấu trúc AND, ARN và các hoạt động vận chuyển năng lượng trong tế bào
(Orskov, 1994)[81]. Thiếu coban làm hạn chế sự sinh trưởng và hiệu suất sinh tổng
hợp của các VSV dạ cỏ, bởi vì các tế bào cần coban (Co) để tổng hợp vitamin B12
(Orskov, 1994)[81].


9
Hiệu suất sinh tổng hợp của VSV dạ cỏ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao
gồm pH và tốc độ lưu chuyển của dịch dạ cỏ. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của

nồng độ NH3 trong dạ cỏ, với nồng độ NH3: 50-80 mg/lít dịch dạ cỏ là nồng độ cần
thiết để hiệu xuất sinh tổng hợp của VSV sẽ được nâng cao (Leng, 1984)[77]. Như
vây, nồng độ NH3 trong dạ cỏ có thể làm thay đổi nhu cầu về ATP trong quá trình
sinh trưởng của VSV.
Tốc độ tạo thành các tế bào VSV một phần phụ thuộc vào tốc độ dịch
chuyển của các mảnh thức ăn ra khỏi dạ cỏ (Leng, 1984)[77]. Tốc độ vận chuyển
thức ăn ra khỏi dạ cỏ chậm sẽ làm giảm lượng protein VSV trôi xuống các phần
dưới của đường tiêu hóa (Preston and Leng, 1987)[82].
Tóm lại: Sự tổng hợp protein VSV trước hết phụ thuộc vào tính sẵn có của
các tiền chất (precusors) như: nitơ, năng lượng, các yếu tố sinh trưởng khác. Hiệu
suất sinh tố tổng hợp tế bào VK có thể thay đổi các yếu tố có ảnh hưởng đến tổng
hợp protein của VSV có thể làm tăng hiệu xuất sinh tổng hợp tế bào VK. Điều này
có thể đạt được bằng một số cách sau: sử dụng các yếu tố làm tăng lượng propionat,
các yếu tố ức chế metan như monesin, ruisein hoặc kiềm chế, ức chế hoàn toàn sự
phát triển của protozoa dạ cỏ (Leng, 1984)[77].
1.2. Cây sắn và sử dụng sắn trong chăn nuôi bò
1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây sắn
Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là một loại cây lương thực quan trọng
trên thế giới. Sắn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới vùng Mỹ Latinh, được du nhập vào
Việt Nam khoảng giữa thế kỷ XVIII. Cây sắn là loại cây thuộc lớp hai lá mầm thuộc
họ thầu dầu. Lá khía thành nhiều thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc.
Rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột. Cây sắn cho hai sản phẩm có giá trị
đó là củ sắn và lá sắn.
- Củ sắn dài 20 - 50cm, khi luộc chín có màu trắng đục, hàm lượng tinh bột cao.
Sắn luộc chín có vị dẻo, thơm đặc trưng. Sắn có thời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 đến
12 tháng (tối đa 18 tháng), tùy thuộc giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.
- Lá sắn là loại lá đơn có cuống lá dài và có phiến lá phân thùy sâu, thường
có từ 5 - 7 thùy trên một lá. Lá sắn có cuống dài và sắp xếp trên thân theo đường



10
soắn ốc nên lá cây sắn có cấu tạo thích ứng để mọi lá nhận được ánh nắng phân đều.
Theo Hoàng Kim và Phạm Văn Biên (1995)[16], các giai đoạn sinh trưởng phát
triển của cây sắn gồm 4 giai đoạn như sau:
1.2.1.1. Thời kỳ mọc
Sau khi trồng 3-5 ngày rễ đầu tiên bắt đầu mọc và rễ tiếp tục mọc cho đến
ngày thứ 15. Từ ngày thứ 8-10 sau khi trồng hom sắn bắt đầu mọc mầm. Số mầm
thân ra nhiều hay ít phụ thuộc vào cách dặt hom và chất lượng hom (hom đặt ngang
ra nhiều thân hơn đặt đứng hoặc nghiêng). Thời kỳ hom ra rễ và mọc mầm thường
kéo dài khoảng 2-3 tuần.
1.2.1.2. Thời kỳ bén rễ và phát triển rễ
Đặc điểm chủ yếu của thời kỳ này là rễ phát triển nhanh và mạnh cả về số
lượng và chiều dài. Đầu tiên rễ mọc dài theo hướng nằm ngang (trung bình
25cm/tháng). Từ các rễ này mọc ra các rễ con và phát triển theo hướng đâm xiên
sâu vào đất. Thời kỳ này thân lá phát triển chậm, thân mầm sống chủ yếu nhờ chất
dự trữ trong hom. Khi chất dự trữ trong hom đã kiệt sẽ xuất hiện hiện tượng khủng
hoảng của thân, hiện tượng này đánh dấu kết thúc thời kỳ 2. Thời kỳ này kéo dài
khoảng 45-60 ngày và chịu sự chi phối sâu sắc của chất lượng hom.
1.2.1.3. Thời kỳ phát triển thân lá
Đặc điểm củ thời kỳ này là hệ rễ đã phát triển đầy đủ, cây chuyển sang phát triển
mạnh thân lá và kéo dài khoảng 45-60 ngày. Đặc trưng chủ yếu của thời kỳ này:
+ Tốc độ phát triển của thân mạnh, số lá tăng nhanh, rễ củ bắt đầu phát triển
(nhưng còn chậm), gặp điều kiện thuận lợi thân có thể vươn cao được 4cm/ngày.
+ Chỉ số diện tích lá đạt đến mức cao nhất, tối đa vào khoảng tháng thứ 6,
tháng thứ 4 chỉ số diện tích lá đạt khoảng lớn hơn 3. Số lá trung bình từ 10-20
lá/tháng; diện tích lá biến đổi động từ 50-400 cm2/lá (diện tích lá lớn hay bé còn
phụ thuộc vào giống). Thời kỳ này cũng là thời kỳ diện tích trung bình của lá đạt
cao nhất; tuổi thọ của lá thay đổi từ 40-140 ngày.
+ Sự phân cành của cây sắn cũng được phát triển trong thời kỳ này.



11
1.2.1.4. Thời kỳ phát triển củ
Thời kỳ này thân cành vẫn còn tiếp tục phát triển nhưng tốc độ chậm; diện
tích lá của cây ngừng tăng, nhưng cây vẫn tiếp tục ra thêm một số lá nữa thay thế
những lá già đẫ rụng. Vật chất khô do cây tạo ra được huy động phục vụ cho sự
phát triển của củ nhiều hơn cho phát triển thân lá. Tuy nhiên sự phân hóa hình thành
củ cũng bắt đầu sớm, tốc độ phát triển của thân lá có thể chia làm 3 phần giai đoạn:
(1) Từ 2-3 tháng đầu sau khi hình thành củ, tốc độ lớn của củ chậm, (2) Từ tháng
thứ 6-8 tốc độ lớn của củ rất nhanh, (3) Thu hoạch tốc độ lớn của củ giảm đần. Khối
lượng củ của cây sắn phụ thuộc nhiều vào điều kiện giống, kỹ thuật trồng trọt, điều
kiện ngoại cảnh.
1.2.1.5. Giới thiệu giống sắn KM94
Sắn KM94 là con lai của tổ hợp lai Rayong1 x Rayong90. Giống sắn KM94
được công nhận quốc gia tại Quyết định số 97/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995.
KM94 thuộc nhóm sắn đắng, thân cong ở phần gốc, ngọn tím, không phân nhánh ở
vùng đồng bằng nhưng lại phân nhánh cấp một ở những tỉnh miền núi; giống ít bị
nhiễm bệnh cháy lá, củ đồng đều, thịt củ màu trắng, năng suất củ tươi 28,1 tấn/ha,
hàm lượng tinh bột 27,4-29%, thời gian thu hoạch 10-12 tháng sau trồng.
Giống KM94 thích hợp với nhiều chân đất khác nhau. Đất tốt và trung bình
trồng với khoảng cách 1,0 m x 1,0 m tương đương với 10.000 cây/ha, đất xấu trồng
với khoảng cách 1 m x 0,9 m hoặc 1 m x 0,8 m (tương đương với 11.080-12.500
cây/ha). Tùy theo các loại đất mà bón với các công thức khác nhau, có thể kết hợp
giũa bón phân vô cơ với phân hữu cơ. Công thức phân bón NPK: 80 kg N + 40 kg
P2O5 + 80 kg K2O/ha trên đất đỏ. Trên đất xám và đất có dinh dưỡng thấp 120-160
kg N + 60-80 kg P2O5 + 120-160 kg K2O kg/ha (tỷ lệ phối trộn N:P:K = 2:1:2) kết
hợp với 5 tấn-10 tấn phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh.
Giống sắn KM94 là giống sắn được trồng phổ biến nhất trên phạm vi toàn quốc
và đang phát triển rộng ra hai nước Lào và Campuchia với diện tích trên 500 ngàn ha.
Điển hình tại Tây Ninh và Đồng Nai, đã áp dụng giống KM94 với diện tích hàng trăm

ha/hộ, đạt năng suất từ 30-40 tấn/ha. KM94 là giống có hàm lượng HCN cao (219
mg/kg DM) nên chỉ thích hợp cho hướng sử dụng cho chế biến công nghiệp.


12
1.2.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của củ sắn và lá sắn
Củ sắn và lá sắn là những loại nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao đối với
con người và gia súc (CIAT, 1993) [59]. Sắn có thể sản xuất năng suất rất cao (20
tấn củ/ha/năm), đặc biệt là protein (4 tấn/ha/năm), năng suất lá sắn (8 tấn/ha/năm)
điều này làm cây sắn trở thành lý tưởng để tận dụng chất dinh dưỡng trong đất
(Preston, 2001) [84].
Củ sắn có giá trị dinh dưỡng cao, tỷ lệ vật chất khô (DM) 27,70%; protein thô
(CP) 0,9%; lipid thô (EE) 0,4%; xơ thô (CF) 1%; dẫn xuất không đạm (NFE) 24,7%;
khoáng tổng số (Ash) 0,7%; canxi (Ca) 0,05%; photpho (P) 0,04%; và năng lượng trao
đổi (ME) 968 Kcal/kg (Viện chăn nuôi, 2001) [50]. Sắn sử dụng trong chăn nuôi ở
dạng cho ăn tươi, sắn phơi khô, bã sắn, bột lá sắn và sử dụng để ủ chua. Bột củ sắn là
nguồn thức ăn giàu năng lượng, tính toán cho thấy ME có từ 3000 - 3100 Kcal/kg,
nhưng nghèo protein, axit amin (methinone, tryptophan), khoáng và vitamin.
Lá sắn lại là nguồn protein lý tưởng sử dụng làm nguồn thức ăn giàu đạm
cho vật nuôi. Theo Hội chăn nuôi (2003) [15] bình quân trong bột lá sắn có chứa
21% protein thô (16,7 - 39,9%). Hàm lượng protein biến động tùy theo giống sắn,
tuổi thu hoạch, độ phì nhiêu của đất trồng và khí hậu vùng canh tác. Thành phần
hóa học của bột lá sắn như sau: vật chất khô 93%; protein thô 16% (16,7 - 39,9%);
lipit 5,5% (3,8 - 10,5%); xơ thô 20% (4,8 - 29%); khoáng tổng số 8,5% (5,7 12,5%); Ca (canxi) 1,45%; P (photpho) 0,45%; Zn (kẽm) 149 mg/Kg; Mn (mangan)
52 mg/Kg; Fe (sắt) 259 mg/Kg; và Cu (đồng) 12 mg/Kg. Trong lá sắn giàu vitamin
C và A có hàm lượng riboflavin đáng kể, giàu lysine, thiếu methionine. Theo Phuc
and Lindberg (2001) [82] phân tích trong lá sắn có đầy đủ các axit amin thiết yếu; lá
sắn phơi khô và lá sắn ủ chua không có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ protein thô
và tỷ lệ các axit amin.
Thân sắn chứa nhiều chất xơ, thời điểm thu hoạch một phần thân đã bị gỗ

hóa. Mục đích chính dùng thân sắn sau thu hoạch là dùng để làm giống, nguyên liệu
cho công nghiệp xenlulô, làm nấm, làm củi đun. Tuy nhiên có thể tận dụng phần
thân còn non, chưa bị gỗ hóa để làm thức ăn chăn nuôi bò.


13
Độc tố axit xianhydric (HCN) còn có tên gọi khác là axit prussic, Hidro
xyanua hình thành do thủy phân glucozit (C10H17O6N) có ở củ sắn, lá sắn, chất này
gây độc cho cơ thể con người và động vật nói chung:
C10H17O6N + H2O → C6H12O6 + (CH3)2 + HCN
Khi con vật ăn cây sắn tươi thì cyanogen bị thủy phân bởi các enzime của vi
khuẩn có trong dạ cỏ để giải phóng HCN. Sau đó, HCN được hấp thụ nhanh chóng
vào máu và được giải độc trong gan do enzime rhodaneza, chuyển đổi cyanate (CN)
thành thiocyanate (SCN) và được bài tiết trong nước tiểu (Kumar, 1992)[75]. Tuy
nhiên, nếu hàm lượng cyanate vượt quá khả năng giải độc của gan, thì chúng sẽ ức
chế emzyme cytochrome oxidaza. Do đó, chúng ngăn chặn sự hình thành ATP làm
các mô bị thiếu năng lượng, cuối cùng làm con vật tử vong nhanh chóng.
Theo Mai Thạch Hoành (2004) [13] với người lớn ăn đến lượng 20 mg chất
HCN có trong củ sắn sẽ bị nhiễm độc, nếu không cấp cứu sẽ bị tử vong, liều gây chết
người là 1 mg/kg khối lượng cơ thể. Tùy theo từng giống sắn, thời gian thu hoạch mà
hàm lượng HCN chứa trong các bộ phận thân, lá và củ sắn sẽ khác nhau.
Theo Ravindran (1995) [87] nồng độ HCN trong lá chịu ảnh hưởng của yếu
tố giống, thổ nhưỡng, khí hậu và đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng. Lá sắn càng già
thì hàm lượng HCN càng thấp. Ở những lá non hàm lượng glucozit trong cuống lá
cao hơn trong phiến lá, còn trong lá già thì ngược lại. Hàm lượng HCN ở những
phiến lá búp là 330 - 790 ppm (khối lượng tươi), ở những lá bánh tẻ là 340 - 1040
ppm và ở những lá già là 210 - 730 ppm (Phạm Sỹ Tiệp, 1999) [29].
1.2.3. Các phương pháp làm giảm HCN trong sắn
Như đã nói ở trên, yếu tố hạn chế lớn nhất của việc sử dụng sắn làm thức ăn cho
gia súc là sự có mặt của glucozit (C10H17O6N), sản phẩm này dễ dàng bị thủy phân để

tạo ra HCN khi tế bào bị trầy sước hay bị phá vỡ trong quá trình chế biến hay tiêu hóa
ở gia súc. HCN khi vào cơ thể gây ức chế men hô hấp tế bào cytocrom - oxydaza; do
thiếu oxy máu tĩnh mạch có màu đỏ thẫm, con vật có biểu hiện ngạt thở. Trong trường
hợp ngộ độc cấp tính, con vật có thể chết trong vòng vài giây. Trường hợp không quá
cấp tính, nước bọt tiết mạnh, chuyển động giật lùi, có hiện tượng rối loạn hô hấp; 15 60 phút sau con vật có thể chết (Hội chăn nuôi, 2003) [15].


14
Dựa vào hàm lượng HCN trong củ sắn người ta chia ra: Giống sắn ngọt có chứa
khoảng 20 - 30 mg/Kg củ tươi; giống sắn đắng có tới 60 - 150 mg/Kg củ tươi (Mai
Thạch Hoành, 2004) [13]. Theo Hội chăn nuôi Việt Nam, (2003) [15] phân loại sắn đắng
có hàm lượng độc tố trên 0,02%; sắn ngọt có hàm lượng độc tố thấp hơn 0,01%.
Độc tố HCN là chất dễ bay hơi, dễ hòa tan trong nước và có thể bị oxy hóa thành
axit cyanic không độc, hoặc có thể hòa tan kết hợp với đường tạo thành chất không độc.
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nồng độ HCN trong lá có thể được giảm đi
đáng kể bằng phương pháp bóc vỏ, nấu chín, phơi khô và ủ chua (Bui Van Chinh and Le
Viet Ly, 2001 [6]; Ravindran and cs, 1987 [86]; Ly and Rodriguez, 2001 [71]). Các
phương pháp thông thường được sử dụng để chế biến sắn đó là:
- Hòa tan glucozid trong nước, dùng các phương pháp ngâm củ sắn từ 5 - 7
ngày trong dòng nước chảy hoặc trong bể nước tĩnh sau đó lọc lấy tinh bột. Phương
pháp này tốn nhiều công và không thể áp dụng với quy mô lớn. Mặt khác sắn sau khi
ngâm nước sẽ bị giảm chất lượng vì nước đã xâm nhập vào trong củ.
- Biện pháp nấu chín hoặc luộc sắn để loại bỏ hàm lượng HCN (vô hiệu hóa
men Linamariaza), tuy nhiên phương pháp này khó khả thi và không thể phổ biến nếu
số lượng sắn thu hoạch lớn, tốn kém nhiên liệu và thời gian.
- Biện pháp phân hủy glucozid và bốc hơi hoặc rửa sẽ làm giảm đáng kể hàm
lượng HCN, đây là biện pháp cổ điển hay dùng như: Thái lát phơi khô, băm nhỏ lá
sắn phơi khô, thái lát và ngâm nước (nước muối, nước vôi, axit HCl…). Củ và lá sắn
bị tác động làm thay đổi tế bào cả về hình thái, cấu trúc và sinh hóa, thông qua đó các
glucozit tiếp xúc với enzime dẫn đến HCN được giải phóng và bay hơi.

- Một phương pháp làm giảm HCN trong củ sắn và lá sắn đó là ủ chua.
Phương pháp này vẫn dựa trên nguyên lý tác động làm thay đổi cấu trúc tế bào dẫn
đến tác động giữa glucozit và enzime để tạo thành HCN dạng tự do, chúng sẽ bị rửa
theo nước hoặc bay hơi trong quá trình cho gia súc ăn.
1.3. Phương pháp ủ chua thức ăn
1.3.1. Cơ sở khoa học của phương pháp ủ chua
Ủ chua là kỹ thuật ủ yếm khí thức ăn xanh thô có hàm lượng nước cao (75 80%), nhờ hệ vi sinh vật lên men tạo ra axit lactic và một lượng nhất định các axit


15
hữu cơ khác. Do đó nhanh chóng đưa độ pH của thức ăn xuống mức 4 - 4,5 làm ức
chế hoạt động của các vi sinh vật và enzime trong thực vật. Nhờ vậy ta có thể bảo
quản thức ăn ủ chua được trong thời gian lâu dài. Theo Nguyễn Hữu Tào và Lê Văn
Liễn (2005) [26] cơ sở khoa học của phương pháp ủ chua gồm 3 yếu tố:
Một là hệ vi sinh vật phát triển trong quá trình ủ chua bao gồm: vi khuẩn,
nấm men, nấm mốc.
* Nhóm vi khuẩn có lợi:
- Nhóm vi khuẩn lên men tạo axit lactic, đây là nhóm vi khuẩn có ích rất cần
thiết trong thức ăn ủ chua, vi khuẩn lên men tinh bột và đường tạo ra sản phẩm chủ
yếu là axit lactic. Thông thường 1 gram cây cỏ họ đậu có 0,04 triệu tế bào vi khuẩn
lên men sinh axit lactic.
+ Vi khuẩn lên men axit lactic ưa nhiệt mà đại diện là Lactobacillus casei;
Lactobacillus termofil; Lactobacillus plantarum; Lactobacillus bulgaricus. Loại vi
khuẩn này có khả năng lên men ở cả hai điều kiện yếm khí và hiếu khí với nhiệt độ
thích hợp là 30 - 600C.
+ Vi khuẩn sinh axit lactic không ưa nhiệt: Streptococcus pyogenes;
Streptococcus viridans; Streptococcus lactics; Streptococcus enterococcus, loại này
chỉ phát triển mạnh trong điều kiện yếm khí, nhiệt độ thích hợp là 15 - 300C.
- Vi khuẩn lên men tạo axit axetic: Hoạt động mạnh trong môi trường hiếu
khí, pH= 4,5 - 7, nhiệt độ 27 - 350C. Lên men các đường dễ tan sản phẩm chính tạo

thành là axit axetic, vi khuẩn lên men chủ yếu thuộc nhóm E.coli mà đại diện là
Escherichia và Klebsiella.
- Vi khuẩn lên men tạo axit butyric: Chúng phân giải axit lactic, chất bột
đường, protein, các axit amin tạo nên axit butyric; nhóm vi khuẩn này không có lợi.
Nhóm vi khuẩn này có sẵn trên thân lá cây cỏ gồm hầu hết các nhóm Clostridium.
Cỏ họ đậu thường có 2,2 triệu tế bào vi khuẩn/gam cỏ tươi.
* Nấm men: Nấm men hoạt động mạnh ở giai đoạn đầu của quá trình ủ chua,
chúng phân huỷ tinh bột đường tạo thành rượu, CO2 và một số axit hữu cơ. Hàm
lượng rượu trong cỏ ủ chua thường trung bình là 0,3%. Khi ủ chua một số nguyên
liệu như thân cây ngô, ngọn củ cải đường đôi khi hàm lượng rượu đạt tới 4% tính


×