Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Báo cáo Tiểu luận Giải pháp cải thiện kỹ năng mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.13 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

TIỂU LUẬN
MÔN: KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN
LỚP 56K2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Phạm Thị Phương Thảo
Lớp: 56K2
Nhóm: Cá heo
Nhóm trưởng: Vũ Công Dem
Thành viên nhóm: Hoàng Thị Huệ
Ngô Thu Huyền
Quản Phương Linh
Đoàn Thị Ngát
Nguyễn Thị Hà Nội

Hà Nội 2014


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................................................3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.........................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................................3
5. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................................................4


6. Kết quả nghiên cứu..................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐỐI VỚI SINH VIÊN.......................................................4
1.1.Khái niệm kỹ năng mềm.........................................................................................................................4
1.2. Những kỹ năng mềm cần thiết đối với sinh viên...................................................................................5
1.3. Vai trò của kỹ năng mềm trong học tập và cuộc sống..........................................................................8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THIẾU KỸ NĂNG MỀM..............................................................................9
CỦA SINH VIÊN 56K2 ĐẠI HỌC THỦY LỢI.............................................................................................9
2.1. Khái quát địa bàn và khách thể nghiên cứu.........................................................................................9
2.1.1. Khái quát về lớp 56K2...................................................................................................................9
2.1.2.Vài nét về sinh viên lớp 56K2......................................................................................................10
2.2. Thực trạng thiếu kỹ năng mềm của sinh viên lớp 56K2.....................................................................10
2.3. Đánh giá chung...................................................................................................................................11
2.4. Phân tích nguyên nhân........................................................................................................................12
2.4.1. Nguyên nhân khách quan.............................................................................................................12
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan.................................................................................................................12
2.5. Hậu quả..............................................................................................................................................12
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP CẢI THIỆN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN LỚP
56K2 ĐẠI HỌC THỦY LỢI.......................................................................................................................13
3.1. Về phía nhà trường.............................................................................................................................13
3.2. Về phía giảng viên...............................................................................................................................13
3.3. Về phía sinh viên.................................................................................................................................13


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................................................14
4.1. Kết luận...............................................................................................................................................14
4.2. Đề xuất.................................................................................................................................................15
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................................15
1.Tài liệu tham khảo chủ yếu.....................................................................................................................15
2. Bảng phân công nhiệm vụ của nhóm.....................................................................................................15
3. Bảng đánh giá của nhóm.......................................................................................................................16

4. Danh sách sinh viên tham gia phỏng vấn..............................................................................................17
5. Mẫu phiếu điều tra sinh viên.................................................................................................................17


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bước vào giảng đường đại học, SV Thủy Lợi nói riêng cũng như đa số SV VN nói chung
chỉ trú trọng rèn luyện, phát triển những kĩ năng “cứng”(hard skills). Đây chính là khả
năng học vấn của ban, kiến thức, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn trong
công việc của mình. Tuy nhiên, khi rời trường đại học và đi làm thì những kiến thức
chuyên môn là chưa đủ để tạo nên thành công trong công việc. Bởi lẽ, bên cạnh những kĩ
năng “cứng” thì kĩ năng mềm cũng đóng một vai trò rất quan trọng.”Có thể nói 90% sinh
viên sau khi ra trường hầu như không có kĩ năng mềm. Bằng cấp là quan trọng nhưng
năng lực thật sự và kinh nghiệm của bạn mới là yếu tố quyết định”.Anh Trần Trọng
Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty VINAPO nhấn mạnh điều này trong buổi trao đổi với
sinh viên tại cuộc tọa đàm “tự tin nghề marketing”.
Trong khi đó, không ít bạn trẻ vẫn còn lạ lẫm và hầu như chưa có một khái niệm bất kì
nào về Kỹ năng “mềm” (soft skills) :các kĩ năng quan trọng trong cuộc sống con người
như: Kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kĩ năng quản lý thời gian,
thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sang tạo và đổi mới là những thứ thường không được
học trong nhà trường, không lien quan đến kiến thức chuyên môn, không phải là kĩ năng
cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chính các kĩ năng này
quyết định bạn sẽ làm việc thế nào, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất công việc; và hơn thế
nữa, khẳng định bạn là người thành công trong cuộc sống.
Chính vì những lẽ trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Giải pháp cải thiện kỹ năng
mềm cho sinh viên lớp 56K2 trường Đại học Thủy Lợi ”
2. Mục đích nghiên cứu
Nhóm Cá heo thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm các mục đích như sau:
Thứ nhất: tìm hiểu về thực trạng thiếu kỹ năng mềm và cách rèn luyện kỹ năng mềm của
sinh viên lớp 56K2.

Thứ hai: tìm ra nguyên nhân dẫn tới việc sinh viên lớp 56K2 thiếu những kỹ năng mềm
cần thiết. Đồng thời tìm ra những khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng mềm của các
bạn.
Cuối cùng đưa ra một số giải pháp giúp sinh viên cải thiện kỹ năng mềm và một số cách
áp dụng kỹ năng mềm vào cuộc sống hiệu quả hơn.


3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những khó khăn trong việc sử dụng kỹ năng mềm của sinh viên
lớp 56K2
Khách thể nghiên cứu: 59 sinh viên lớp 56K2 trường Đại học Thủy Lợi
4. Phương pháp nghiên cứu
*Phương pháp nghiên cứu lí luận
*Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi
- Phương pháp thống kê toán học số liệu
5. Câu hỏi nghiên cứu
1. Thế nào là kỹ năng mềm?
2. Những kỹ năng mềm năng mềm cần thiết đối với sinh viên
3. Theo bạn kỹ năng mềm có vai trò như thế nào?
4. Theo bạn kỹ năng mềm quyết định bao nhiêu phần trăm thành công của bạn?
5. Bạn đã áp dụng kỹ năng mềm của mình ở mức độ như thế nào?
6. Công tác phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên trường ĐH Thủy Lợi như thế nào?
6. Kết quả nghiên cứu
- Phần lớn sinh viên lớp 56K2 có cái nhìn đúng về tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối
với bản thân và việc rèn luyện kỹ năng mềm khi học đại học là hết sức cần thiết.
- Qua điều tra cho thấy hầu hết các bạn mong muốn được cải thiện kỹ năng mềm của
mình tốt hơn trong tương lai( 95% )

- Những kỹ năng mềm được sinh viên chú trọng khi học đại học là: kỹ năng học và tự
học, kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định
và xử lí vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình.
- Bên cạnh những kỹ năng mềm được sinh viên chú trọng như ở trên thì vẫn còn một số
kỹ năng mềm ít được sự quan tâm của sinh viên như: kỹ năng làm chủ và tự đánh giá bản
thân, kỹ năng biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác, kỹ năng
ứng phó với cảm xúc căng thẳng.
- Việc rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên ở đại học chưa được chú trọng. Các bạn rất
mong muốn được sự quan tâm của nhà trường nhiều hơn trong việc phát triển kỹ năng
mềm của sinh viên.
- Một bộ phận nhỏ sinh viên chưa chủ động trong việc rèn luyện những kỹ năng mềm cần
thiết cho bản thân.


CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐỐI VỚI SINH VIÊN
1.1.Khái niệm kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là một thuật ngữ xã hội học chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử
dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc
giao tiếp giữa người với người. kỹ năng mềm là những kỹ năng có liên quan đến việc hòa
mình vào, sống với hay tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức.

1.2. Những kỹ năng mềm cần thiết đối với sinh viên
Đối với sinh viên, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài kiến thức,
sinh viên cần phải nâng cao kĩ năng sống (kĩ năng mềm) của bản thân. Đây là điều kiện
cần nhưng lại đang rất thiếu đối với sinh viên hiện nay.
*Kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp
Để đạt được những thành công trong cuộc sống. Con người cần phải biết đặt ra những
mục tiêu phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân và quyết tâm thực hiện chúng.
Mục tiêu phù hợp sẽ giúp con người sống có mục đích, biết quý trọng cuộc sống của
mình và đặt mình vào cuộc sống có ý nghĩa. Ngược lại, cuộc sống sẽ trở nên vô vị và có

thể dẫn đến lêch lạc.


Chính vì vậy, xác định mục tiêu là đòi hỏi quan trọng với sinh viên. Nó giúp sinh viên
biết được những mong muốn cụ thể và cố gắng hoàn thành mong muốn trong thời gian
mình muốn. Mục tiêu cũng giúp sinh viên biết được để đạt được ước mơ thì bản thân cần
làm gì, cần nguồn hỗ trợ nào, và từ đó biết được những khó khăn và thuận lợi gặp phải.
*Kỹ năng tự nhận thức
Tự nhận thức là tự biết mình là ai, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, mối quan hệ với
những người xung quanh… Nhận thức rõ về bản thân giúp cá nhân thể hiện sự tự tin và
tính kiên định để có thể giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả. Tự nhận thức cũng
giúp bản thân đặt ra những mục tiêu phấn đấu phù hợp và thực tế.
Tự ý thức là một kỹ năng sống quan trọng giúp mỗi sinh viên nhận thức rõ hơn về bản
thân: Biết mình là ai, mình có những điểm chung và những điểm riêng nào so với những
người khác.
Từ đó, sinh viên sẽ chủ động hơn trong việc rèn luyện kỹ năng tự nhận thức và có thái độ
tự tin đối với những gì đã có, thấy được những gì cần cố gắng, biết mình muốn gì và
không thích gì để kiên định và ra quyết định phù hợp.
*Kỹ năng giao tiếp

Theo lý luận của Tâm lý học hoạt động: Bản chất cuộc sống của con người là các dòng
hoạt động nối tiếp nhau, từ khi sinh ra cho đến lúc từ giã cõi đời. Giao tiếp xã hội là yếu


tố quan trọng, góp phần tạo dựng nên thành công trong bất kỳ lĩnh vực gì.Giao tiếp tốt
chính là chìa khóa dẫn đến 85% thành công trong công việc.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với
nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với
mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp.
*Kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề

Trong cuộc sống chúng ta rất thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề khó giải
quyết. Chúng ta cần phải suy nghĩ, lựa chọn và đưa ra các quyết định để giải quyết vấn
đề, tình huống đó một cách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.
Với mỗi quyết định và giải quyết đúng đắn, chúng ta có thể mang lại thành công cho cá
nhân, niềm vui cho cha mẹ, anh em, bè bạn và những người thân khác.
Ra quyết định là việc làm quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng dễ thực hiện. Việc
ra quyết định đòi hỏi suy nghĩ linh hoạt, kịp thời, sáng tạo. Điều đó sẽ giúp sinh viên luôn
có sự lựa chọn đúng đắn trong các mối quan hệ giữa tình bạn – tình yêu, việc học tập
cũng như đi thực tập của bản thân.
*Kỹ năng làm việc theo nhóm
Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Điều đó
có nghĩa là, khi làm việc theo nhóm thì hiệu quả công việc cao hơn nhiều so với làm việc
đơn lẻ.
Vì vậy, các nhà tuyển dụng đặc biệt là các công ty nước ngoài rất quan tâm đến kỹ năng
làm việc theo nhóm của ứng viên khi họ muốn tuyển dụng nhân viên mới. Đây là một
điểm yếu của người Việt nam, rất nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi nhưng
khi phỏng vấn tìm việc làm vẫn rớt hoặc được đánh giá thấp về mặt này.
*Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác
Rất khó để tiếp thu những lời phê bình từ người khác, dù đó là những lời phê mang tính
xây dựng. Nhưng đây là một kĩ năng cô cùng quan trọng trong quá trình học tập cũng như
nghề nghiệp của sinh viên.
Việc giữ thái độ bình tĩnh và có thái độ ứng xử phù hợp trước những lời phê bình là vô
cùng cần thiết, nó phản ánh thái độ cầu thị của một sinh viên. Nhiều trường hợp, nhà
tuyển dụng cố tình phê bình, nếu sinh viên không tỉnh táo sẽ mắc lừa họ.
Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng một người bình thường chỉ nhớ được khoảng 25% đến
50% những gì họ nghe thấy. Vì thế để tăng chỉ số này sinh viên cần phải học cách lắng
nghe và học hỏi từ những lời nói của những người đối diện.
*Năng động, tự tin và biết thuyết phục người khác
Thái độ tự tin là rất quan trọng khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó. Việc bạn tỏ ra
khiêm tốn khi nhận được lời tán dương của người khác là rất quan trọng nhưng việc bạn

làm cho người khác nhận rõ những điểm mạnh của bạn cũng quan trọng không kém.
*Kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng


Trong cuộc sống có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng. Do áp lực thi cử, do
quan hệ trong gia đình, quan hệ ở trường học, quan hệ ngoài xã hội… Chính vì thế kĩ
năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng là vô cùng cần thiết.
Thích nghi với sự căng thẳng sẽ giúp sinh viên có suy nghĩ tích cực dù khó khăn, dần
biến sự căng thẳng thành một động lực tích cực. Làm được điều đó, sự căng thẳng trong
giao tiếp giữa việc học tập, tình bạn – tình yêu, đi thực tập sẽ không còn, cuộc sống của
bạn sẽ luôn tươi mới.
*Kỹ năng làm chủ và tự đánh giá bản thân
Tập cách tự suy nghĩ và quyết định cho bản thân từ việc ngành nghề cho đến học hành.
Tìm hiểu bản thân mình để xác định cho mình mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Không ai
hiểu rõ mình hơn chính bản thân mình. Tìm hiểu những điểm mạnh yếu của bản thân để
phát huy tối đa sở trường và hoàn thiện chính mình.
Trong thời đại thông tin ngày nay, việc tìm hiểu ngành nghề đã trở nên rất dễ dàng với hệ
thống mạng. Báo chí và sách vở cũng trở nên phổ thông với hầu hết mọi tầng lớp giàu
nghèo của xã hội. Chỉ bằng cách tự đào sâu tìm hiểu và quyết định sở thích và chuyên đề
học vấn, sinh viên mới có thể xác định được đường lối thực sự đúng đắn và phù hợp cho
bản thân.
1.3. Vai trò của kỹ năng mềm trong học tập và cuộc sống

Kỹ năng mềm - quyết định 75% sự thành đạt. Trong buổi phỏng vấn thi tuyển vào
công ty Unilever, đang trao đổi về nghiệp vụ kinh doanh, bất ngờ nhà tuyển dụng hỏi:
“Theo em, nếu phi một con dao vừa dùng để phết bơ thì mặt nào sẽ tiếp đất, mặt phết bơ


hay không phết bơ?”. Trước câu hỏi bất thình lình như thế, bạn sẽ lúng túng hay bạn sẽ
mỉm cười và đáp lại câu hỏi bằng một câu trả lời đầy thuyết phục? Thật ra, ý đồ của các

nhà tuyển dụng chính là nằm ở những câu hỏi "vu vơ" này là nhằm kiểm tra kỹ năng
"mềm" của các ứng viên. Với những câu hỏi này, không có một đáp án cụ thể nào cả mà
quan trọng là ứng viên phải thuyết phục được nhà tuyển dụng tin vào đáp án của mình.
Kỹ năng mềm của cá nhân là phần quan trọng của cá nhân đó đóng góp vào sự thành
công của một tổ chức. Đặc biệt là đối với các tổ chức trong lĩnh cực kinh doanh, quan hệ
khách hang,… thì sự thành công sẽ đạt được cao hơn rất nhiều khi họ đào tạo nhân viên
của họ sử dụng những kỹ năng này. Trình chiếu, hay đào tạo các thói quen cá nhân hay
các đặc điểm như độ tin cậy có thể mang lại long tận tâm trong công việc của nhân viên,
đó là một cách đầu tư đáng kể cho tổ chức. Vì lý do này, kỹ năng mềm là một trong các
yếu tố hàng đầu mà nhà tuyển dụng nhìn vào để tìm ra ứng viên thực sự bên cạnh trình độ
chuẩn. Trong xã hội ngày nay, một số nghiên cứu cho thấy trong một số ngành nghề, kỹ
năng mềm quan trọng hơn so với kỹ năng cứng. Ví dụ như, nghề luật là một nghề mà khả
năng ứng phó của luật sư đối với con người và các tình huống hiệu quả, hợp lý,… quyết
định sự thành công của luật sư đó nhiều hơn là các kỹ năng về nghề nghiệp.
Ngay cả một chuyên gia IT, có được kỹ năng mềm thì có được mối quan hệ tốt hơn xây
dựng giữa đơn vị kinh doanh IT với các đơn vị doanh nghiệp khác trong bồi dưỡng và
cũng cố các mối quan hệ doanh nghiệp. Kỹ năng mềm là các năng lực hành vi. Nó cũng
được biết như kỹ năng quan hệ con người, hay kỹ năng cộng đồng, chúng bao gồm sự
thành thạo trong các kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột, thương lượng, làm việc hiệu
quả, giải quyết vấn đề sang tạo, tư duy chiến lược, xây dựng nhóm,…
Kỹ năng mềm trong cuộc sống được hình thành từng ngày, từng giờ trong đời sống của
bạn. Tuy nhiên, có những người không rèn luyện, có những người không thực sống và
trải nghiệm nên sẽ không có điều gì đọng lại để suy ngẫm và trưởng thành thực sự. Có
những người phát triển kỹ năng sống trở thành một nghệ thuật, ví dụ như Dale Carnegie
với thuật “Đắc nhân tâm”. Bởi thế, có người có kỹ năng sống tốt, có kỹ năng sống kém
và có nhiều cấp độ khác nhau trong kỹ năng này. Kỹ năng khác hẳn với năng khiếu bẩm
sinh nên chúng ta có thể học hỏi, tiếp thu và rèn luyện để đạt được.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THIẾU KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN
56K2 ĐẠI HỌC THỦY LỢI

2.1. Khái quát địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Khái quát về lớp 56K2
Lớp 56K2 là một lớp thuộc ngành Kinh tế, Khoa kinh tế và quản lí, trường Đại học Thủy
Lợi. Lớp K2 gắn liền với các giai đoạn phát triển của nhà trường và được thành lập vào
năm 1979 đến nay đã là khóa thứ 36 của ngành. Đây là một lớp học có truyền thống học
tập, nổi bật trong các phong trào chung của nhà trường với tinh thần đoàn kết, thi đua rèn


đức luyện tài vì ngày mai lập thân lập nghiệp. Lớp 56K2 có 59 sinh viên đào tạo chính
quy trình độ đại học.
2.1.2.Vài nét về sinh viên lớp 56K2
Lớp 56K2 là một lớp có số lượng đông đảo sinh viên đến từ nhiều vùng miền khác nhau
nên hoàn cảnh, phong cách, lối sống không giống nhau. Hầu hết các bạn năm đầu khi mới
vào đại học gặp khó khăn trong việc tạo lập các mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Sinh viên năm đầu có thời gian rảnh rỗi hơn các năm sau, với quỹ thời gian đó không ít
sinh viên dùng vào việc giải trí, làm thêm, có bạn chọn cách vùi đầu vào học, có bạn thì
cứ để thời gian lững lờ trôi. Không mấy sinh viên dùng thời gian đó vào việc học kỹ năng
mềm và tham gia các hoạt động của trường lớp tổ chức. Chính vì vậy đã dẫn đến việc
sinh viên thiếu kỹ năng mềm trầm trọng.
2.2. Thực trạng thiếu kỹ năng mềm của sinh viên lớp 56K2

Thực trạng thiếu kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay


Căn cứ vào phiếu tìm hiểu và thông qua thống kê, tổng kết số liệu với 59 sinh viên tham
gia điều tra:
-“Bạn đã từng tìm hiểu về kỹ năng mềm hay chưa?” 73% đã từng, 27% chưa bao giờ
-“Theo bạn kỹ năng mềm có cần thiết không?” 76% rất cần, 22% cần thiết, 0% không
quá cần thiết, 2% không cần
-“Bạn sử dụng kỹ nảng mềm của mình ở mức độ như thế nào?” 23% mọi lúc mọi nơi,

29% không thường xuyên lắm, 42% thỉnh thoảng, 4% hiếm khi, 2% chưa bao giờ
-“Bạn đánh giá về trình độ các kỹ năng của mình ở mức độ nào?” 19% tốt, 75% chưa tốt,
6% rất kém
-Có tới 27% các bạn chưa bao giờ tìm hiểu về kỹ năng mềm, 49% sinh viên chưa từng
tham gia khóa học hay buổi học giảng dạy về kỹ năng mềm
-Có một số ít sinh viên cho rằng kỹ năng mềm không cần thiết 2%
Từ những số liệu trên có thể thấy được rằng, trong thời gian học tập trong môi trường
mới, đa phần sinh viên chưa chủ động trau dồi kỹ năng mềm cho bản thân, mà luôn trong
trạng thái bị động, thậm chí có một bộ phận nhỏ sống khép mình. Điều đó chứng tỏ các
bạn vẫn chưa thực sự hiểu về vai trò của kỹ năng mềm.
2.3. Đánh giá chung
Căn cứ vào phiếu tìm hiểu và thông qua thống kê, tổng kết số liệu, với 59 sinh viên cho
thấy phần lớn các bạn chưa nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, để phát
huy tối đa năng lực của mình.
- Nhiều bạn còn rụt rè, khép kín, chưa thể hiện được bản thân
- Hầu hết các bạn trong lớp chưa thể hiện tốt các cử chỉ phi ngôn ngữ(qua bài thuyết trình
cá nhân) nhiều bạn khi thuyết trình còn thiếu tự tin, nói lắp, ngôn ngữ không rành mạch,
tự nhiên
- Cả lớp còn trầm, ít phát biểu ý kiến, chưa mạnh dạn xây dựng bài trong các tiết học giao
tiếp và thuyết trình.
- Nhiều bạn giữ thái độ tiêu cực, không tự tin vào bản thân khiến các bạn dễ nản chí,
không có hứng thú học tập, và các bạn chưa biết cách tự học.
- Kĩ năng làm việc nhóm kém: thông qua bài tập nhóm ta thấy nhiều bạn trong lớp còn ỉ
lại vào các thành viên khác trong nhóm, mang tính cá nhân cao
Từ những điều trên cho thấy lớp không phát huy được sức mạnh tập thể, hiệu quả làm
việc không cao.


2.4. Phân tích nguyên nhân
2.4.1. Nguyên nhân khách quan

Phần lớn sinh viên xuất thân từ nhiều vùng miền khác nhau nên hoàn cảnh sống khác
nhau, hình thành những quan điểm, phong cách sống đa dạng nên việc tìm thấy những
điểm tương đồng, sự thống nhất là không đơn giản. Bên cạnh đó, sự bất đồng ngôn ngữ,
những khác biệt về văn hóa vùng miền, dân tộc, thái độ không hợp tác thiếu tin tưởng lẫn
nhau và yếu tố môi trường như không gian, khói bụi, tiếng ồn…cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến quá trình giao tiếp.
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
- Bản thân sinh viên lớp 56k2 còn hạn chế về kĩ năng giao tiếp và thuyết trình, nhiều bạn
không diễn đạt được hết ý mình, khả năng sử dụng ngôn ngữ kém, hay bị chi phối bởi
cảm xúc cá nhân. Mặt khác, các bạn chưa thực sự tự tin vào chính mình, mất bình tĩnh
khi giao tiếp do trình độ nhận thức còn hạn chế. Sức khỏe không tốt, nội dung giao tiếp
không phù hợp cũng là nguyên nhân dẫn đến giao tiếp không hiệu quả. Ngoài ra, nhiều
người còn thiếu tự tin về ngoại hình của mình khi đứng trước người khác.
- Về phía nhà trường, lớp: Việc đào tạo cho sinh viên về kỹ năng cơ bản trong giao tiếp
còn rất hạn chế, trên góc độ lý thuyết là chính mà thiếu đi vào quá trình luyện tập, bởi kỹ
năng cần tập luyện mới trở nên thành thạo. Các hoạt động sinh hoạt tập thể như cắm trại,
liên hoan, giao lưu giữa các lớp cũng như giữa các khoa trong nhà trường còn hạn chế.
2.5. Hậu quả
-Sinh viên ra trường thiếu các kỹ năng mềm, kiến thức thực tế, gặp nhiều khó khăn trong
quá trình tìm kiếm việc làm.
- Nhiều bạn giữ thái độ tiêu cực, không tự tin vào bản thân khiến các bạn dễ nản chí,
thiếu thái độ làm chủ bản thân.
không có hứng thú học tập, và các bạn chưa biết cách tự học.
- Nhiều bạn còn rụt rè, khép kín, chưa thể hiện được bản thân nên không biết cách kết nối
với mọi người xung quanh
- Quỹ thời gian học tập trên trường đại học không nhiều do vậy thời gian rảnh của sinh
viên có rất nhiều. Từ quỹ thời gian rảnh đó mỗi bạn lại chọn cho mình những công việc
và hoạt động yêu thích của mình nhưng một bộ phận không ít các bạn sinh viên chọn
cách vùi đầu vào chơi game, không tham gia các hoạt động của trường hay tự học ở nhà
dẫn tới kết quả học tập sa sút, không biết cách quản lý thời gian.

- Đa phần sinh viên khi học đại học phải sống xa gia đình. Cuộc sống tự lập mới khiến
các bạn chưa quen, khó thích ứng và chưa linh hoạt trong môi trường sống, học tập mới.


- Nhiều bạn trong lớp khi tham gia làm bài tập nhóm còn ỉ lại vào các thành viên khác
trong nhóm, mang tính cá nhân cao nên hiệu quả làm việc nhóm chưa cao, không phát
huy được sức mạnh tập thể.
- Học đại học khác hoàn toàn với học THPT, bởi đại học học theo cơ chế tín chỉ đòi hỏi
sinh viên phải tự chủ trong việc học tập của bản thân. Nhưng không ít bạn chưa thích ứng
được môi trường học tập mới này, vẫn còn ỉ lại nhiều vào thầy cô bởi vậy các bạn thiếu
có khả năng sáng tạo, nghiên cứu sâu vấn đề.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP CẢI THIỆN KỸ NĂNG MỀM
CHO SINH VIÊN LỚP 56K2 ĐẠI HỌC THỦY LỢI

3.1. Về phía nhà trường
Nhà trường cần tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các lớp,tổ chức các hoạt động tập thể
để học hỏi kinh nghiệm, tạo điều kiện cho sinh viên bày tỏ ý kiến của mình trước mọi
người, tổ chức nhiều chương trình tư vấn, lien kết giữa các trường để tổ chức các buổi
giao lưu. Đồng thời, mở ra các lớp dạy kĩ năng giao tiếp và nâng cao hiệu quả của các
câu lạc bộ để khuyến khích sinh viên tham gia.
Lớp cũng cần có những hoạt động giúp các thành viên trong lớp nâng cao hiệu quả gia
tiếp như: tổ chức giao lưu với các anh chị khóa trên, tổ chức các buổi căm trại, picnic,
lien hoan…cán sự lớp nên giúp các nhóm trong lớp xóa bỏ ngăn cách, giúp các bạn chơi
hòa đồng để tăng tính đoàn kết và cac thành viên có thể hiểu nhan hơn từ đó tăng khả
năng giao tiếp của mỗi sinh viên
3.2. Về phía giảng viên
Cần thay đổi phương pháp giảng dạy như: cho sinh viên làm bài tập theo nhóm, tăng số
lượng bài thuyết trình để sinh viên có thể giao lưu học hỏi lẫn nhau và giúp sinh viên tăng
kĩ năng nói, xen kẽ các trò chơi nhỏ trong bài giảng để tạo không khí vui vẻ, thoải mái,
rút ngắn khoảng cách giữa sinh viên với giảng viên, lồng ghép kiến thức thực tế vào bài

giảng, tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện bản than…Giảng viên có thể chủ động bắt
chuyện, tạo điề kiện cho sinh viên được phat biểu trước lớp, nhiệt tình hướng dẫn sinh
viên những vấn đề khó khăn, gần gũi hòa đồng, không nên quá khắt khe, chia sẻ những
kinh nghiệm của mình với sinh viên…

3.3. Về phía sinh viên
- Sinh viên cần có sự thay đổi như: Cố gắng mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp với
những người xung quanh, tập cho mình thói quen nói chuyện trước đám đông, chủ động
trong phát biểu ý kiến cũng như tạo lập các mối quan hệ với mọi người, nói chuyện và


lắng nghe người khác để tăng kĩ năng nói. Sinh viên cần tham gia cac hoạt động như:
tham gia câu lạc bộ phát triển kĩ năng , tham gia các hoạt động tình nguyện do trường lớp
tổ chức, có thể tìm công việc làm them những lúc rảnh rỗi để mạnh dạn hơn trong giao
tiếp và học hỏi kinh nghiệm. Đối với các bạn nữ, có thể tham gia những khóa học về cách
ăn mặc, khóa học trang điểm để khắc phục những yếu điểm ngoại hình của bản than, tạo
sự tự tin hơn nữa khi đứng trước người khác…..
- Khám phá tính cách của bạn và nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của bản than. Phải
nhận thức được những kĩ năng mà bạn đang có và những phần mà bạn cần phải cải thiện
mình. Sau đó lên một ké hoạch hành động để cải thiện kĩ năng mềm của bạn. Bạn có thể
đến tham gia các khóa đào tạo kĩ năng cho sinh viên.
- Giữ thái độ tích cực và nhìn vào mặt tốt của cuộc sống, thăng trầm luôn luôn hiện diện
và thành công chỉ đến với những người biết sống tích cực và phấn đấu để có được một
giải pháp hay học tập từ mỗi lần vấp ngã.
- Học cách thể hiện bản than. Sự xuất hiện của bạn và các vấn đề về tính cách cũng
giống như kiến thức của bạn. Tìm hiểu kiến thức là cách thự hành để giữ cuộc sống bạn
có tinh thần và sức khỏe luôn sẵn sang đón nhận thách thức trong cuộc sống.
- Thực hành lắng nghe và nắm bắt them nhiều hông tin. Hoc cách diễn giải, tập trung vào
các cuộc đàm thoại, ghi chú và chờ đợ đến lượt mình để nói chuyện. Tham gia vào cuộc
hội thoại, cuộc thảo luận tại nhà, trường học.

- Thực hành giao tiếp rõ ràng, cả bằng lời và cử chỉ. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp và phát
huy khả năng nói tiếng Anh. Hiểu về ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ hoặc cách khác bằng lời nói
và ý nghĩa của chúng và thực hành sử dụng một cách thích hợp, tận dụng cơ hội nói
chuyện trước đám đông để đạt được sự tự tin.
- Cải thiện kĩ năng viết và tăng vốn từ vựng của bạn. Học cách sử dụng đúng ngữ pháp,
các dấu chấm câu và những thứ cơ bản khác…Tạo thói quen đọc tạp chí và thực hành
viết một cuốn nhật kí hoạt động, viết về các chủ đề quan tâm hoặc các vấn đề xã hội

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận
Kĩ năng mềm có vai trò rất quan trọng trong học tập và cuộc sống của mỗi sinh viên. Vì
vậy vấn đề thiếu kỹ năng mềm của sinh viên năm nhất lớp 56k2 là một điều cần được


quan tâm và giúp đỡ. Đó là hành trang đầu đời cho các bạn có kiến thức về giao tiếp và
thuyết trình ngay từ khi bước chân vào cổng trường Đại học Thủy Lợi. Vấn đề ấy muốn
5được giải quyết thì phụ thuộc vào sự nỗ lực, vào ý thức và khả năng của sinh viên, đặc
biệt cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ từ phía các thầy cô và nhà trường để sinh viên có
định hướng trong việc thiết lập các mối quan hệ của mình.
Đề tài đã chỉ ra được vai trò của kĩ năng mềm và những khó khăn của sinh viên năm nhất
56k2 rường Đại học Thủy Lợi cũng như chỉ ra những nguyên nhân gây khó khăn và từ đó
đã đưa ra giải pháp cụ thể để sinh viên có thể hoàn thiện kĩ năng mềm cho bản thân.
4.2. Đề xuất
Căn cứ vào tình hình thực tế nhóm “Cá heo” xin đưa ra một số đề xuất sau:
Nhà trường cần tăng cường hơn nữa trong việc đẩy mạnh đào tạo giảng dạy bộ môn phát
triển kỹ năng để giúp người học có thể nâng cao hiểu biết của mình trong vấn đề giao
tiếp. Các lớp cần phối hợp thực hiện giao lưu trao đổi kinh nghiệm học tập, tổ chức sân
chơi lành mạnh giúp các bạn sinh viên thêm gắn kết, tự tin…Cán bộ lớp cần nên cao
trách nhiệm của mình trong việc củng cố khối đoàn kêt lớp, xóa đi khoảng cach ranh giới
giữa các nhóm bạn, xây dựng tập thể vững mạnh, phát triển đi lên.


PHỤ LỤC
1.Tài liệu tham khảo chủ yếu
STT
Tài liệu tham khảo chủ yếu
1
Khái niệm kỹ năng mềm(2012) truy cập ngày 28/11/2014 từ địa chỉ
/>2
Vai trò của kỹ năng mềm(2010) truy cập ngày 28/11/2014 từ địa chỉ
/>3
Th.S Trịnh Phước Trung “Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh”, Nhà xuất bản
Phương Đông
4
Tiểu luận với đề tài “Những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm nhất” của
nhóm sinh viên trường cao đẳng Thương mại
2. Bảng phân công nhiệm vụ của nhóm


STT
Người thực hiện
Nội dung công việc
1
Cả nhóm cùng thực -Chọn đề tài, khảo sát thực tế….
hiện
2
Nguyễn Thị Hà Nội -Lập dàn ý cho bài tiểu luận
-Tập hợp dữ liệu, tài liệu, kết quả điều
tra hoàn thành tiểu luận, đánh máy bài
tiểu luận
3

Ngô Thu Huyền
- Lập dàn ý cho bài tiểu luận
-Tập hợp dữ liệu, tài liệu, kết quả điều
tra hoàn thành tiểu luận, đánh máy bài
tiểu luận
4
Vũ Công Dem
-Phụ trách phỏng vấn sinh viên
-Tìm tài liệu liên quan đến nội dung:
biện pháp cải thiện kỹ năng mềm
5
Hoàng Thị Huệ
-Phụ trách tổ điều tra đi phát phiếu
điều tra, thu phiếu và xử lí số liệu.
-Tìm tài liệu liên quan tới nội dung:
thực trạng thiếu kỹ năng mềm của
sinh viên hiện nay
6
Quản Phương Linh
- Làm phiếu điều tra
-Tìm tài liệu liên quan tới nội dung:
Mục tiêu nghiên cứu
7
Đoàn Thị Ngát
-Làm phiếu điều tra
- Phụ trách tổ điều tra đi phát phiếu
điều tra, thu phiếu và xử lí số liệu.

Thời gian
10/11-22/11/2014

10/11-12/11/2014
17/11-6/12/2014

10/11-12/11/2014
17/11-6/12/2014

1/12-6/12/2014
17/11-22/11/2014
1/12-6/12/2014
17/11-22/11/2014
1/12-6/12/2014
17/11-22/11/2014
1/12-6/12/2014

3. Bảng đánh giá của nhóm
STT
1
2
3
4
5
6

Họ và tên
Vũ Công Dem
Hoàng Thị Huệ
Ngô Thu Huyền
Quản Phương Linh
Đoàn Thị Ngát
Nguyễn Thị Hà Nội


Đánh giá
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Điểm
9
9
9
9
9
9


4. Danh sách sinh viên tham gia phỏng vấn
STT
1
2
3
4
5

Họ và tên sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Minh
Lương Thị Huyền
Nguyễn Thị Thùy Linh

Đinh Hồng Dương
Nguyễn Xuân Bách

5. Mẫu phiếu điều tra sinh viên

CÂU HỎI
1. Bạn đã từng tìm hiểu về kỹ năng mềm hay chưa?
A. Đã từng
B. Chưa bao giờ
2. Bạn có những kỹ năng nào trong các kỹ năng sau đây? Bạn đánh giá về trình độ các kỹ
năng đó của mình ở mức độ nào?
A. Tốt
B. Chưa tốt
C. Rất kém
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng sáng tạo
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý tiền bạc
Sự tự tin
Bổ sung kỹ năng khác:
3. Theo bạn, kỹ năng mềm có cần thiết không?


A. Rất cần
B. Cần thiết
C. Không quá cần thiết

D. Không cần
thiết
4. Theo bạn, kỹ năng mềm quyết định bao nhiêu phần trăm trong sự thành
công của bạn sau này?
5. Bạn sử dụng kỹ năng mềm của mình ở mức độ như thế nào?
A. Mọi lúc mọi nơi
B. Không thường xuyên lắm
C. Thỉnh thoảng
D. Hiếm khi
E. Chưa bao giờ.
6. Bạn đã từng tham gia khóa học hay buổi học (hội thảo) giảng dạy về kỹ
năng mềm chưa?
A. Rồi
B. Chưa bao giờ
7. Theo bạn, công tác phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên trường ĐH Thủy Lợi hiện
nay như thế nào?
(Cho theo thang điểm 10)
8. Trong tương lai gần, bạn có muốn cải thiện (hoàn thiện/trau dồi) kỹ năng mềm của
mình cho tốt hơn không?
A. Có
B. Khi nào ra trường hãng hay
C. Thế này là đủ rồi
9. Bạn dự định sẽ làm thế nào để kỹ năng mềm của bạn tốt lên?
A. Tham gia các câu lạc bộ, đội tình nguyện.
B. Tích cực tham gia các buổi thảo luận trên lớp.
C. Tham gia các khóa đào tạo kỹ năng mềm.
D. Đi làm thêm.
Ý kiến khác:….




×