Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Báo Cáo tiểu luận Văn hóa mua bán trên thị trương hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.39 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.

Lí do chọn đề tài.........................................................................................................
Mục đích nghiên cứu...................................................................................................
Đối tượng và khách thể nghiên cứu.............................................................................
Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................
Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................................................
2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề.......................................................................
2.1. Khái niệm văn hóa ...........................................................................................
2.2. Khái niệm thị trường.........................................................................................
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH VĂN HÓA MUA VÀ BÁN
TRÊN THỊ TRƯỜNG TẠI HÀ NỘI TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
1. Khái quát địa bàn và khách thể nghiên cứu.................................................................
1.1. Khái quát về thị trường Hà Nội.........................................................................
2. Thực trạng về văn hóa mua và bán trên thị trường tại Hà Nội....................................
2.1. Thực trạng về văn hóa mua và bán tại Hà Nội..................................................
2.1.1. Mặt tích cực........................................................
.............................................................................
2.1.2. Mặt tiêu cực........................................................
.............................................................................
3. Ảnh hưởng của thực trạng ..........................................................................................
3.1. Ảnh hưởng tích cực...........................................................................................


3.2. Ảnh hưởng tiêu cực...........................................................................................
4. Phân tích nguyên nhân.................................................................................................
4.1. Nguyên nhân chủ quan......................................................................................
4.2. Nguyên nhân khách quan..................................................................................
PHẦN 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VĂN HÓA MUA VÀ BÁN TRÊN
THỊ TRƯỜNG TẠI HÀ NỘI
1. Về phía người bán.......................................................................................................


2. Về phía người mua......................................................................................................
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận.......................................................................................................................
2. Đề xuất.........................................................................................................................
PHỤ LỤC
1.
2.
3.
4.

Tài liệu tham khảo.......................................................................................................
Bảng phân công nhiệm vụ nhóm.................................................................................
Bảng đánh giá của nhóm.............................................................................................
Mẫu phiếu câu hỏi điều tra..........................................................................................


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bước vào thời kì hội nhập, xã hội cũng như thị trường buôn bán trao đổi
hàng hóa của Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng có nhiều sự
thay đổi. Sự thay đổi đó dẫn đến nhiều chuyển biến mới trong các thành phần

tham gia buôn bán trao đổi hàng hóa trên thị trường là người mua và người bán,
kéo theo sự thay đổi trong văn hóa ứng xử trên thị trường.
Văn hóa ứng xử trong hoạt động trao đổi hàng hóa luôn là một vấn đề cần
được quan tâm, nhưng chưa có nhiều đề tài nghiên cứu hoặc chưa thực sự có
nhiều đề tài nghiên cứu có hiệu quả về vấn đề này. Mọi việc được đánh giá
chung chung dẫn đến chưa tìm được nguyên nhân cũng như giải pháp cho vấn
đề.
Xuất phát từ những lí do đó, nhóm chúng em lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Tình hình văn hóa mua và bán trên thị trường ở Hà Nội trong thời kì đổi mới”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về tình hình văn hóa mua và bán trên thị trường tại Hà Nội, từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển những điểm tích cực và giảm bớt các
điểm tiêu cực trong vấn đề này nhằm cải thiện giúp thị trường Hà Nội trở nên thân
thiện và tốt đẹp hơn.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: văn hóa mua và bán trên thị trường tại Hà Nội
Khách thể nghiên cứu: người mua và người bán tại Hà Nội
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lý luận
 Phương pháp điều tra
- Tìm kiếm tư liệu trên các bài báo
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp trao đổi và phỏng vấn.
- Phương pháp quan sát.
5. Câu hỏi nghiên cứu


- Văn hóa ứng xử trong mua và bán là gì?
- Thực trạng của vấn đề ứng xử mua và bán hiện nay tại Hà Nội như thế
nào?

- Thực trạng đó có tác động như thế nào?
- Nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó là gì?
- Biện pháp để giải quyết vấn đề là gì?
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề văn hóa ứng xử trong hành vi mua bán trên thị trường không phải là
một vấn đề mới, nhưng nó thường không nổi trội và được gộp vào thành một phần
nhỏ trong văn hóa ứng xử chung, bởi vậy không có nhiều đề tài nghiên cứu chuyên
sâu về vấn đề này. Chỉ có một số ít những bài báo hoặc thống kê nói về vấn đề
nhưng thường không chi tiết.
2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
2.1. Khái niệm văn hóa ứng xử.
Theo E.Henriotte: “Văn hóa là cái gì còn lại sau khi người ta đã quên
đi tất cả,là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”.
- Theo từ điển tiếng việt, văn hoá được định nghĩa là: “Văn hóa là tổng
thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình lịch sử”
- Ts Nguyễn Thế Hùng viết: Văn hóa có vai trò quan trọng trong đời
sống con người, là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần xã hội,
thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại. Văn
hóa thể hiện khát vọng sống của con người hướng về
Chân_Thiện_Mỹ. Văn hóa trở thành công cụ quan trọng của con
người. Ứng xử là từ ghép gồm “ ứng” và “ xử”. “ Ứng” là ứng đối,
ứng phó. “Xử” là xử thế, xử lí, xử sự . Ứng xử là phản ứng của con
người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình
huống cụ thể nhất định. Ứng xử là phản ứng có lựa chọn tính toán, là
cách nói năng tuỳ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của
mỗi người nhằm đạt kết quả cao nhất trong giao tiếp.



- Nhóm xin rút ra định nghĩa: Văn hóa ứng xử là những chuẩn mực
trong hành vi ứng xử của con người, thể hiện ở nếp sống, lối sống và
cách hành xử với người khác.
2.2. Khái niệm thị trường
- Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động
qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi. Nói cách khác, thị trường
là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hóa giữa hai đối tượng là
người bán và người mua.
- Từ những khái niệm trên, đề tài rút ra quan điểm: văn hóa thị trường
(cụ thể là văn hóa ứng xử trên thị trường) là những quy tắc chuẩn mực
trong cách ứng xử trong hoạt động trao đổi hàng hóa trên thị trường.

PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH VĂN HÓA MUA VÀ BÁN
TRÊN THỊ TRƯỜNG TẠI HÀ NỘI TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
1. Khái quát địa bàn và khách thể nghiên cứu
- Khái quát về thị trường Hà Nội: Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Là
một trong các thành phố lớn nhất cả nước, Hà Nội luôn dẫn đầu về cơ
sở vật chất hạ tầng cũng như hoạt động kinh tế. Bởi vậy, sự trao đổi
hàng hóa luôn diễn ra rất nhộn nhịp. Thị trường kinh doanh tại Hà Nội
luôn được coi là 1 nơi thuận tiện nhất để buôn bán và trao đổi hàng
hóa, do các điều kiện thuận lợi của nơi đây. Và trong thời kì hội nhập
đổi mới, Hà Nội có nhiều thay đổi dẫn tới sự thay đổi về thị trường.
điều này kéo theo sự thay đổi về văn hóa trên thị trường đó.
2. Thực trạng về văn hóa trong thị trường tại Hà Nội
2.1. Thực trạng về văn hóa mua và bán tại Hà Nội:
2.1.1. Mặt tích cực:
 Về phía người bán:
- Tại nhiều nơi, người bán hàng có thái độ rất tốt, và đã biết cách sử
dụng những cách tiếp cận khách hàng như phiếu trao đổi hoặc phiếu
phản hồi với khách hàng. VD: Các chuỗi siêu thị lớn như Metro,

Ocean Mart (nay là Vin Mart), các chuỗi cửa hàng ăn nhanh như KFC
hay Lotteria…
- Không chỉ những nơi sang trọng, mà những quán ăn vỉa hè, những nơi
nhỏ cũng có thái độ phục vụ rất tốt và luôn tìm hiểu ý kiến khách hàng
để nâng cao chất lượng.


- Nhóm đã thực hiện phỏng vấn khách hàng trong 1 buổi sáng tại 1cửa
hàng cà phê theo mô hình mới takeaway thuộc chuỗi cửa hàng Urban
Station Coffee số 2B Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội, thống kê được như
sau:
+ 73% khách hàng hài lòng với chất lượng đồ uống và thái độ phục vụ
+ 14% khách hàng cảm thấy chất lượng đồ uống và thái độ phục vụ ở
mức bình thường.
+ 13% khách hàng không hài lòng và sẽ không quay trở lại.
 Về phía người mua:
- Văn hóa xếp hàng vẫn rất tốt và được củng cố. Hiện tượng chen lấn
xô đẩy đã giảm rõ rệt. Hơn 90% người dân luôn có ý thức xếp hàng
mỗi khi đông đúc.

Hình ảnh người dân xếp hàng tại Lotte Mart – Hà Nội


Người dân xếp hàng tại 1 quán ven đường.
2.2.2. Mặt tiêu cực:
 Về phía người bán:
- Tình trạng người bán hàng thiếu văn hóa vẫn còn tồn tại và còn ngày
càng phát triển. Về việc phục vụ: hiện tượng “bún mắng cháo chửi”
xúc phạm khách hàng đang ngày càng phổ biến như một nét mới trong
phục vụ. Nhiều nơi phục vụ giá quá cao và không tương xứng với chất

lượng.
- Vẫn còn tình trạng gian thương, lừa đảo khách hàng.
 Về phía người mua
- Như đã nói, văn hóa xếp hàng tuy đã được cải thiện, song vẫn còn một
bộ phận người dân không tôn trọng nét văn hóa này. Điển hình như
chen lấn xô đẩy, làm ùn tắc giao thông, làm hư hỏng vật tư. Ví dụ như
chen lấn làm hư hại, ùn tắc giao thông để được ăn miễn phí tại 1 nhà
hàng tại phố Đ.T.N
- Tại các chuỗi siêu thị lớn, lợi dụng an ninh không chặt chẽ, xuất hiện
tình trạng bóc đồ chưa thanh toán để ăn thử, vứt rác bừa bãi…
3. Tác động của thực trạng
4.1. Tác động tích cực của thực trạng
- Mặt tích cực, những điểm tốt của thị trường như những văn hóa ứng
xử tốt sẽ tạo được một thị trường buôn bán trao đổi hàng hóa thân


thiện, khiến cho người dân có thể thoải mái tham gia trao đổi hàng
hóa, thu lại lợi ích tốt cho cả người mua lẫn người kinh doanh.
- Mặt tích cực kéo theo sự phát triển về kinh tế, cải thiện không chỉ văn
hóa kinh doanh trao đổi hàng hóa mà còn cải thiện và thúc đẩy một
nền văn hóa xã hội phát triển lành mạnh hơn. Điều đó là một điểm tốt
để phát triển một xã hội tốt đẹp hơn, xây dựng được hình ảnh thủ đô
cũng như đất nước Việt Nam đẹp hơn trong mắt bạn bè trên trường
quốc tế.
4.2. Tác động tiêu cực của thực trạng
- Mặt tiêu cực trái lại sẽ khiến người mua mất thiện cảm, ngại va chạm
và ngại tham gia mua bán trao đổi hàng hóa, đặc biệt như người dân
nơi khác đến. Theo khảo sát các bạn sinh viên ngoại tỉnh, hơn 70%
ngại hoặc sợ mua bán vì sợ tình trạng chặt chém giá hoặc bán hàng
không có văn hóa.

- Một số vấn đề tiêu cực còn tồn tại khiến cho hình ảnh của nền kinh tế
Việt Nam trở nên xấu đi, và khiến mất thiện cảm trong mắt các nước
khác bởi Hà Nội là bộ mặt của cả nước. Việc đó khiến nền kinh tế có
thể bị trì trệ và suy giảm.
4. Nguyên nhân của thực trạng văn hóa ứng xử trong mua và bán tại Hà
Nội
4.1. Nguyên nhân khách quan:
- Quá trình hội nhập toàn cầu làm cho đất nước ta đã và đang đối mặt
với những tác động phát sinh từ quy luật của nền kinh tế thị trường
- Trong quá trình đó, xã hội du nhập nhiều nền văn hóa mới, có cả mặt
tốt, mặt xấu dẫn đến sự thay đổi trong văn hóa ứng xử trên xã hội nói
chung và trong thị trường buôn bán nói riêng.
- Nền kinh tế của Việt Nam đang thay đổi và chuyển biến theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng đồng thời dẫn tới 1 số rối loạn
trong việc thích ứng, nắm bắt được những điều đó. Điều này gây ra 1
số điều bất cập trong buôn bán trao đổi, từ đó văn hóa ứng xử không
được chú trọng và dẫn tới lệch lạc.
4.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Về phía người bán:


+ Mặt tích cực: luôn muốn đưa đến cho người tiêu dung dịch vụ tốt
nhất, từ đó không ngừng cải thiện dịch vụ của mình. Đồng thời đó là
do lương tâm của họ không muốn làm điều sai trái.
+ Mặt tiêu cực: chỉ luôn muốn thu về lợi nhuận cao nhất cho mình,
dẫn tới không tôn trọng người khác và lừa đảo. Vấn nạn xúc phạm
người tiêu dung xuất hiện và lan tràn như một thứ “văn hóa ngược”.
Nhiều người bán, doanh nghiệp đặt lợi nhuận lên hàng đầu, không tìm
hiểu nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa dẫn tới quảng cáo sai lệch và
chất lượng hàng hóa không tốt.

- Về phía người mua:
+ Luôn đưa quyền lợi của mình lên cao nhất và không tôn trọng quyền
lợi của người khác, dẫn tới tình trạng không ứng xử một cách đúng
mực.

PHẦN 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VĂN HÓA MUA VÀ BÁN TRÊN
THỊ TRƯỜNG TẠI HÀ NỘI
1. Về phía người bán
- Các doanh nghiệp kinh doanh nên sử dụng các phương pháp để tiếp
cận và thu nhận ý kiến đóng góp từ khách hàng như: phiếu điều tra
khách hàng, dịch vụ tin nhắn phản hồi hoặc có thể tổ chức các buổi
giao lưu thường niên để tri ân khách hàng…
- Cần phải có một đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn và thân thiện với
khách hàng. Để làm được điều này, các cửa hàng hoặc doanh nghiệp
nên khắt khe hơn trong tiêu chuẩn yêu cầu trước khi xin việc, có các
khóa tập huấn bài bản về cả chuyên môn cũng như kỹ năng giao tiếp
và buôn bán với khách hàng để có thể gây được thiện cảm.
- Tiếp thu những phản hổi từ phía khách hàng, từ đó có thể rút ra kinh
nghiệm để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Những người bán hàng cần phải giữ lịch sự, cư xử đúng mực
2. Về phía người mua
- Người mua cần phải có sự thay đổi như: học cách nói chuyện nhẹ
nhàng, có chừng mực khi mua hàng hóa. Nghiêm túc xếp hàng, không
chen lấn xô đẩy khi đông đúc. Nghiêm túc chấp hàng các quy định tại
các nơi mua hàng.


- Học cách tôn trọng quyền lợi của người khác song song với việc bảo
về quyền lợi của mình. Người mua nên nhường nhịn nhau một chút
thay vì chen lấn gây mất trật tự trị an và gây ra mâu thuẫn…

- Giữ vững văn hóa trong giao tiếp ứng xử, hành động có văn hóa trong
việc trao đổi và mua bán hàng hóa.

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Ứng xử có văn hóa trên thị trường là hoạt động có ý thức và
mang tính xã hội cao, là cơ sở xây dựng một nền kinh tế thị trường
thân thiện và vững mạnh. Vì vậy, nó cần phải được quan tâm đến
nhiều hơn. Muốn cải thiện được tình trạng này, cần phải có sự quan
tâm từ toàn xã hội, sự nỗ lực cải thiện của vả phía người mua và người
bán nhằm có thể định hướng phát triển một bộ mặt thị trường Hà Nội
tốt đẹp hơn.
Đề tài đã chỉ ra thực trạng về vấn đề văn hóa trong ứng xử trên
thị trường Hà Nội trong thời kì hội nhập đổi mới, cũng như chỉ ra các
nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó và đưa ra giải pháp cụ thể để khắc
phục các mặt tích cực.
2. Đề xuất của nhóm
Căn cứ vào nghiên cứu, nhóm xin đưa ra một số đề xuất: xã hội
cần quan tâm hơn về vấn đề này, nhằm cải thiện tình tình kinh doanh
trên thị trường Hà Nội, xây dựng một thị trường thủ đô có văn hóa,
thân thiện. Các doanh nghiệp kinh doanh buôn bán các qui mô cần có
các hoạt động để cải thiện chất lượng dịch vụ của mình. Người mua
cũng cần cải thiện văn hóa ứng xử trên thị trường. Tất cả nhằm mục
đích xây dựng một thị trường thân thiện, góp phần cải thiện tình hình
kinh tế và xã hội của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
PHỤ LỤC
1. Tài liệu tham khảo
STT

Các nguồn tài liệu tham khảo



1.

Thư viện Đồ án, luận văn: “Văn hóa ứng xử, văn hóa nói”. Truy
cập ngày 27/11/2014 từ địa chỉ />
2.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Văn hóa”. Truy cập ngày
27/11/2014 từ địa chỉ />%C3%B3a

3.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Thị trường”. Truy cập ngày
27/11/2014 từ địa chỉ />%8B_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng

2. Bảng phân công nhiệm vụ
STT Người thực hiện
1. Cả nhóm thực hiện
2. Bùi Việt Vương

Nội dung công việc
- Chọn đề tài, làm câu hỏi điều tra, khảo sát
thực tế….

Thời gian
15/1120/11/2014

- Lập dàn ý cho bài tiểu luận


16/1118/11/2014
18/1110/12/201
4

- Tập hợp dữ liệu, tài liệu, kết quả điều tra,
tổng hợp hoàn thành tiểu luận. đánh máy
tiểu luận.
3. Nguyễn Thùy Linh
Nguyễn Thị Mai
4. Nguyễn Thị Xuân

Thu thập số liệu liên quan đến địa bàn
nghiên cứu
Phụ trách phát phiếu điều tra, thu phiếu,
phỏng vấn và xử lí số liệu.
Chụp ảnh thực tế
Tổng hợp số liệu và thông tin thực tế

5. Đinh Thị Hương
Giang

Tìm tài liệu liên quan đến nguyên nhân của
vấn đề.

6. Nguyễn Thị Thanh
Dung

Phỏng vấn, tổng hợp số liệu điều tra

18/1105/12/201

4
18/1105/12/201
4
19/1108/12/201
4
18/1105/12/201
4


3. Bảng đánh giá của nhóm
STT
1.

Họ Và Tên
Bùi Việt Vương

Đánh giá
Hoàn Thành Tốt Nhiệm Vụ

Điểm
9

2.

Nguyễn Thùy Linh

Hoàn Thành Tốt Nhiệm Vụ

8.5


3.

Đinh Thị Hương Giang

Hoàn Thành Tốt Nhiệm Vụ

8.5

4.

Nguyễn Thị Mai

Hoàn Thành Tốt Nhiệm Vụ

8.5

5.

Nguyễn Thị Xuân

Hoàn Thành Tốt Nhiệm Vụ

8.5

6.

Nguyễn Thị Thanh Dung

Hoàn Thành Tốt Nhiệm Vụ


8.5

4. Mẫu phiếu câu hỏi điều tra
Bạn có thích mua sắm không?
Bạn có hay mua sắm tại Hà Nội không?
Tại sao?



×