Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Báo cáo thưc tế bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.54 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU
VIỆN QUẢN LÝ - KINH DOANH


M
ÔN
:
NH

NG
NG
UY
ÊN


BẢ
N
C
ỦA
CH

NG

A
M
ÁC


NI
N


(P1
)


BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ BÌNH THUẬN
Giảng viên hướng dẫn : TS.Lê Kinh Nam
Sinh viên thực hiện
Lớp
MSSV

: Phạm Thị Mỹ Quyền
: DH17DL2
: 17031377


BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ BÌNH THUẬN NGÀY 17,18/03/2018
DI TÍCH LỊCH SỬ TRƯỜNG DỤC THANH
Tạm gác lại những giờ học căng thẳng trên lớp, chúng tôi bắt đầu chuẩn bị cho
chuyến đi thực tế , một chuyến đi mà chúng tôi đã chờ đợi trong suốt học kì. Rạng
sáng ngày 17/03/2018, chúng tôi đã có mặt tại cổng trường Đại học Bà Rịa Vũng
Tàu, ai nấy đều hào hứng cho chuyến đi đã được chờ đợi từ lâu này. Mọi người
nhanh chóng đưa những chiếc ba lô to đùng lên xe và tìm cho mình một chỗ ngồi
lý tưởng nơi mà gắn bó suốt cuộc hành trình.
Điểm đặt chân đến đầu tiên của chúng tôi là di tích lịch sử trường Dục Thanh. Từ
thời học sinh, trong các tiết lịch sử, tôi đã biết đến Trường Dục Thanh là nơi mà
Bác Hồ đã từng dạy học trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Không như tưởng
tượng của tôi, Trường Dục Thanh hiện ra trước mắt với các dãy nhà đơn sơ, giản
dị, bao bọc xung quanh là vườn cây yên bình.
Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 trên phần đất gia đình cụ Nguyễn
Thông-một nhà thơ yêu nước ở làng Thành Đức, nay là số 39 Trưng Nhị, phường

Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết. Đây là ngôi trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến
bộ nhất hồi bấy giờ, do 2 con trai của cụ Nguyễn Thông là Nguyễn Quý Anh và
Nguyễn Trọng Lội sáng lập nhằm truyền bá tư tưởng của phong trào Duy Tân.



Nơi chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy học
Thầy giáo Nguyễn Tất Thành đến Trường Dục Thanh vào cuối tháng 8/1910, khi
đó có khoảng 60 học sinh các lớp tư, ba, nhì, nhất, với 7 thầy giáo giảng dạy.
Nguyễn Tất Thành là thầy giáo giỏi và trẻ nhất, chủ yếu dạy chữ Quốc ngữ và Hán
văn. Cùng với dạy học, thầy giáo Nguyễn Tất Thành còn truyền bá cho học sinh
lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên qua từng buổi học.

Bảng mô tả tóm tắt về ngôi trường
Vào tháng 2/1911, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã rời Trường Dục Thanh vào Sài
Gòn và xuống Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Những tháng ngày dạy
học tại Trường Dục Thanh ở thành phố biển Phan Thiết tuy không dài nhưng đã để
lại nhiều ấn tượng, nhiều kỷ niệm sâu sắc trong lòng Bác về nhà trường, về nghề
dạy học.
Sau khi ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài
Gòn, không còn ai phụ trách và vì nhiều lý do khách quan khác nên Trường Dục
Thanh đóng cửa vào năm 1912. Đến năm 1978-1980, Trường Dục Thanh đã được


trùng tu, tôn tạo lại nguyên gốc như trước dựa trên những ký ức, kỷ niệm của các
cụ là học trò cũ của trường vào thời điểm thầy giáo Nguyễn Tất Thành tham gia
giảng dạy. Đến năm 1986, khu Di tích Trường Dục Thanh được Nhà nước xếp
hạng là Di tích cấp Quốc gia.
“Bác như vẫn sống nơi này”
Mặc dù tiết trời khá nắng nóng, nhưng ngay khi bước vào cổng trường, chúng tôi

có cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi lạ thường. Hình ảnh bắt gặp đầu tiên là một lớp
học với mái ngói rêu phong được bao bọc bởi 4 bức tường gỗ giản dị. Trong phòng
học là 21 bộ bàn ghế của học sinh được bố trí thành 3 dãy ngăn nắp.
Trong phòng học còn có 2 cái bảng đen phía 2 bên lớp học và bộ bàn ghế của giáo
viên, nơi Bác ngồi giảng bài. Tại đây, không chỉ tôi mà những đồng nghiệp khác ai
cũng muốn lưu lại thật lâu như thể mong được làm học trò nhỏ của thầy giáo
Nguyễn Tất Thành.
Phía bên phải gian phòng học là Nhà Ngư, làm nơi nội trú của thầy giáo và học
sinh Trường Dục Thanh. Phía sau phòng học và Nhà Ngư là Ngọa Du Sào-là nơi
thầy giáo Nguyễn Tất Thành từng đọc sách báo, soạn bài.
Chúng tôi càng xúc động hơn khi nhìn thấy các hiện vật từng gắn bó với Bác như
bộ trường kỷ Bác ngồi, bộ ván gỗ Bác ngủ mỗi đêm, chiếc án thư, chiếc tủ đứng
Bác để tư trang cá nhân, tráp văn thư, nghiên mài mực, khay và ly uống nước.
Ngoài việc được xem những hiện vật gắn liền với Bác ở các dãy phòng, chúng tôi
còn được tham quan, ngắm nhìn những hình ảnh, hiện vật gắn liền với Bác trong
khuôn viên di tích.


Ấn tượng nhất là giếng nước mát lịm, nhỏ nhắn được xây bằng gạch ở phía sau
Ngọa Du Sào. Bên cạnh giếng nước là vườn cây xanh hoa lá được chăm sóc cẩn
thận. Cây khế cụ Nguyễn Thông trồng cách đây hơn 100 năm vẫn xanh tốt, um tùm
lá hoa. Theo lời chị hươngs dẫn viên nơi đây thì ngày xưa Bác là người thường
xuyên tưới nước và chăm sóc cho cây nên người dân nơi đây thường gọi là cây khế
Dục Thanh, cây khế Bác Hồ. Tiếp đến là vườn cây vú sữa vươn mình trong gió như
muốn che chở, ôm ấp cả ngôi trường.

Ngoài ra, trong khu di tích còn nhiều loại cây như cây si được trồng năm 1979, các
dãy cây được cắt tỉa gọn gàng. Tất cả hiện vật, cây cối tạo cho ngôi trường cảm
giác thân thiện, gần gũi. Vì vậy, đối với người dân Bình Thuận thì Trường Dục
Thanh không đơn thuần chỉ là một ngôi trường mà còn được xem như cái nôi của

tinh thần hiếu học và tình yêu quê hương đất nước. Để tưởng nhớ và giáo dục thế
hệ trẻ, các đoàn thể, trường học vẫn tổ chức cho đoàn viên, thanh niên, học sinh
đến thăm. Hàng năm, trường đón tiếp hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước
đến tham quan, thưởng lãm.


Riêng bạn bè của tôi, ai cũng muốn ghi lại thật nhiều hình ảnh ở khu di tích như
một niềm tự hào khi một lần được đến đây. Mỗi người mỗi cảm xúc, nhưng có lẽ ai
cũng cảm thấy “Bác như vẫn sống nơi này”.

Nội dung chủ yếu của đạo đức Hồ Chí Minh
Thứ nhất, Với đất nước, dân tộc phải trung với nước, hiếu với dân.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân là điều chủ chốt của
đạo đức cách mạng. Trung với nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng
nước và giữ nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc và làm cho đất nước "sánh vai


với các cường quốc năm châu". Nước là của dân, dân là chủ đất nước, cho nên
"trung với nước" là trung với dân, trung thành với lợi ích của nhân dân, "bao nhiêu
quyền hạn đều của dân"; "bao nhiêu lợi ích đều vì dân"...Hiếu với dân là Đảng,
Chính phủ, cán bộ nhà nước phải là "đầy tớ trung thành của dân"; phải "tận trung
với nước, tận hiếu với dân".Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với
dân phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Phải nắm vững
dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho
dân hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của người làm chủ đất nước.
Thứ hai, với mọi người phải yêu thương con người.Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh, yêu thương con người xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết
hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Yêu
thương con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã
hội, là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Yêu thương con người là phải quan tâm

đến những người lao động bình thường, chiếm số đông trong xã hội. Yêu thương
con người là phải làm mọi việc để vì con người, vì mục tiêu "ai cũng có cơm ăn, áo
mặc, ai cũng được học hành"; dám hy sinh, dám dấn thân để đấu tranh giải phóng
con người.
Yêu thương con người là phải tin vào con người. Với mình thì chặt chẽ, nghiêm
khắc; với người thì độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả với người lầm
đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm. Yêu thương con người là giúp cho mỗi
người ngày càng tiến bộ, sống cao đẹp hơn. Yêu thương con người phải thực hiện
tự phê bình, phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm.
Thứ ba là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là mối quan hệ "với tự mình". Hồ
Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần có của con người,
mang một lẽ tự nhiên, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương và Người giải thích
cặn kẽ, cụ thể nội dung từng khái niệm. Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao
động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh
sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là
nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta". Kiệm là
tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản
thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; "không xa xỉ, không hoang phí, không
bừa bãi, không phô trương, hình thức...". Liêm là "luôn tôn trọng giữ gìn của công
và của dân", "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân
dân"; "không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không
tham tâng bốc mình...".


Chính là không tà, là thẳng thắn, đúng đắn. Đối với mình không tự cao, tự đại; đối
với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân
thành, khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư,
việc nhà. Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, "việc thiện dù nhỏ mấy
cũng làm; việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh". Chí công vô tư là "khi làm bất cứ

việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau", "lo
trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với
nhau và với chí công vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư.
Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ
thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.
Thứ tư, mở rộng quan hệ yêu thương con người đối với toàn nhân loại, người cách
mạng phải có "tinh thần quốc tế trong sáng". Đoàn kết quốc tế trong sáng theo Hồ
Chí Minh trước hết là đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung:
đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột. Đó là tình đoàn kết quốc
tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu chung, "bốn phương vô
sản đều là anh em"; là đoàn kết với các dân tộc vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã
hội.
Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chân chính
sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Về những nguyên tắc xây dựng và thực
hành đạo đức. Theo Hồ Chí Minh, thể hiện ở ba điểm sau:
Một là, nói đi đôi với làm
Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm. Nói đi đôi với làm trước hết là
sự nêu gương tốt. Sự nêu gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, lãnh đạo với
nhân viên, đảng viên phải nêu gương trước quần chúng. Người nói: "Trước mặt
quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ "cộng sản" mà ta được họ yêu mến.
Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân
dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước"
.

Hai là, xây đi đôi với chống.

Xây dựng đạo đức mới trước hết phải tác động vào nhận thức, đẩy mạnh việc giáo
dục, từ trong gia đình đến nhà trường, tập thể và toàn xã hội. Những phẩm chất đạo
đức chung phải được cụ thể hóa, sát hợp với từng tầng lớp, đối tượng. Trong các
bài viết của mình, Hồ Chí Minh đã nêu rất cụ thể các phẩm chất đạo đức cơ bản

đối với từng giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi và nhóm xã hội.Để xây và chống cần phát
huy vai trò của dư luận xã hội, tạo ra phong trào quần chúng rộng rãi, biểu dương
cái tốt, phê phán cái xấu. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm để biểu dương


người tốt, việc tốt. Người đã phát động cuộc thi đua "ba xây, ba chống", viết sách
"người tốt, việc tốt" để tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống.
Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới
thành. Người viết: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu
tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng
mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". và nhấn mạnh "Một dân tộc, một
đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất
định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ
không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân".
Trong rèn luyện đạo đức, Hồ Chí Minh coi tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng.
Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai
cũng có thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình,
không tự lừa dối, huyễn hoặc, thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy
rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục. Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện
trong mọi hoạt động thực tiễn, trong mọi mối quan hệ của mình, trong đời tư cũng
như trong sinh hoạt cộng đồng
.Những nội dung chủ yếu của phong cách Hồ Chí Minh
Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của
Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức và thẩm
mỹ, bao gồm một số nội dung chính là: phong cách tư duy, phong cách làm việc,
phong cách lãnh đạo, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh
hoạt.
Về phong cách tư duy của Người: Khoa học, cách mạng và hiện đại; Độc lập, tự
chủ, sáng tạo; Hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình.

Về phong cách làm việc: Làm việc khoa học; làm việc có kế hoạch; làm việc đúng
giờ; đổi mới, sáng tạo, không chấp nhận lối cũ, đường mòn.
Về phong cách lãnh đạo: Tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; Đi đúng đường lối quần chúng,“lắng nghe ý kiến
của đảng viên, của nhân dân, của những người “không quan trọng”;Tổ chức việc
kiểm tra, kiểm soát cho tốt và Nêu gương.


Về phong cách diễn đạt: Cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực; Diễn đạt
ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, trong sáng và sinh động, có lượng thông tin cao; Sinh
động, gần gũi với cách nghĩ của quần chúng, gắn với những hình ảnh, ví von, so
sánh cụ thể. Diễn đạt luôn luôn biến hóa, nhất quán mà đa dạng.
Về phong cách ứng xử: Khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp; Chân tình, nồng hậu, tự
nhiên; Linh hoạt, chủ động, biến hóa; Vui vẻ, hòa nhã, xóa nhòa mọi khoảng cách.
Về phong cách sinh hoạt: Sống cần kiệm, liêm chính; Hài hòa, nhuần nhuyễn giữa
văn hóa Đông – Tây; Tôn trọng quy luật tự nhiên, gắn bó với thiên nhiên.
Trong Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị yêu cầu, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh do cấp ủy các cấp, trực tiếp là ban thường vụ cấp ủy,
đồng chí bí thư cấp ủy chỉ đạo.Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư
chỉ đạo việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong
toàn Đảng và xã hội.Căn cứ Chỉ thị của Bộ Chính trị, các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán
sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và
hướng dẫn việc thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh ở địa phương, ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị mình.Ban Tuyên giáo
Trung ương là cơ quan giúp việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ
đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị; ban tuyên giáo cấp ủy và cơ quan
tuyên giáo các ngành, đoàn thể là cơ quan giúp việc cấp ủy và lãnh đạo các ngành,
đoàn thể cùng cấp chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị.
Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu làm sâu

sắc thêm những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
đồng thời, xây dựng chương trình, hướng dẫn nội dung học tập, sinh hoạt định kỳ,
sinh hoạt chuyên đề của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp;
định hướng nội dung, chương trình giảng dạy về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng kế hoạch sơ kết, tổng kết
hằng năm và toàn khóa trình Ban Bí thư ban hành; chỉ đạo các cơ quan thông tin
đại chúng, đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền về các điển hình tiên tiến, gương
người tốt, việc tốt, những cách làm sáng tạo trong học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc,
những cách làm hình thức, kém hiệu quả.Như vậy, dù với cương vị lãnh đạo hay
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thì mỗi cá nhân đều có thể học tập
tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh để thực hiện các
nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó, góp phần bảo vệ, xây dựng sự nghiệp xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.


Trên thế giới ngày nay, không có đảng chính trị nào lại không dựa trên một tư
tưởng chính trị để tập hợp lực lượng, đoàn kết trong đảng, lãnh đạo, cầm quyền.
Chẳng hạn đảng Dân chủ, đảng Cộng hòa (ở Mỹ), đảng Dân chủ xã hội, đảng Dân
chủ Thiên Chúa giáo, đảng Xanh (ở CHLB Đức)…
Việc lấy một tư tưởng chính trị làm cơ sở tư tưởng chính trị không có nghĩa đảng
đó không vận dụng những tư tưởng xác định ban đầu phát triển, “cập nhật” tư
tưởng của đảng phù hợp với bối cảnh chính trị nhất định. Đảng Cộng sản Việt Nam
“lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động…” đã nhiều lần vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận đó
trong các Cương lĩnh của mình.
Đáng tiếc trên một số mạng xã hội hiện nay có người đã phát tán quan điểm cho
rằng, trên thế giới, học thuyết Mác - Lênin đã lỗi thời, “Việt Nam nên bỏ MácLênin”. Có người “kiến nghị”: Đảng ta “chỉ nên nói Tư tưởng Hồ Chí Minh là
đủ”…



Vậy mối quan hệ giữa Chủ nghĩa Mác-Lênin với Tư tưởng Hồ Chí Minh như thế
nào?
Trước hết về mặt lịch sử, Chủ nghĩa Mác-Lênin đến với dân tộc ta qua Nguyễn Ái
Quốc, tức Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều này đã được chính Người viết trong bài
“Con đường dẫn tôi đến Chủ nghĩa Lênin”. Người kể lại rằng: Sau khi đọc Luận
cương của Lênin, Người đã tự nói với mình “Hỡi đồng bào bị đọa đầy, đau khổ!
Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.
Còn nhớ vào ngày 15 tháng 7 năm 1969, nghĩa là chỉ gần 2 tháng trước khi qua
đời, trong bài trả lời phỏng vấn đồng chí Sác-lơ Phuốc-ni-ơ, phóng viên Báo Nhân
đạo (Pháp) về vai trò của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Về phần chúng tôi, chính là do cố gắng vận dụng… một cách sáng tạo, phù hợp
với thực tế Việt Nam… mà giành được thắng lợi to lớn… Chúng tôi giành được
thắng lợi đó là do nhiều yếu tố, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng… trước hết là nhờ
cái vũ khí không gì thay thế được là Chủ nghĩa Mác-Lênin”.
Như vậy là Chủ nghĩa Mác-Lênin đã gắn với thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong suốt cuộc đời. Hơn nữa, đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong các
Cương lĩnh của Đảng ta.
Thứ hai, về mặt tư tưởng chính trị, Chủ nghĩa Mác-Lênin với Tư tưởng Hồ Chí
Minh là mối quan hệ biện chứng. Là một thiên tài trí tuệ, Hồ Chí Minh tin theo tư
tưởng của Mác, Lênin nhưng Người không bao giờ sùng bái, xem lý luận MácLênin như một thứ tôn giáo. Không phải ai khác, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
có lần nói rằng cần phải “bổ sung cơ sở lịch sử” đối với Chủ nghĩa Mác.
Người viết: “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của Chủ nghĩa
Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có
được”. Vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng ta đã lãnh đạo nhân
dân Việt Nam làm nên những thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng Tháng 8-1945,
trong các cuộc kháng chiến đánh bại những đế quốc hung bạo nhất bảo vệ độc lập
dân tộc, thống nhất đất nước, đặc biệt là thành công trong thời kỳ đổi mới.
Cương lĩnh mới của Đảng ta là xây dựng đất nước theo mô hình mới của Chủ
nghĩa xã hội (CNXH): Về chính trị đó là nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa (XHCN)

với nhà nước pháp quyền; về kinh tế đó là nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN. Đây là những tư tưởng mới chưa từng có trong mô hình cũ của CNXH.
Nhân đây xin nhấn mạnh rằng, sự sụp đổ của Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu
trong cải tổ (1989-1991) không phải là sự sụp đổ của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Sự


sụp đổ chủ yếu do sai lầm từ mô hình xây dựng xã hội XHCN (đặc biệt là xóa bỏ
kinh tế thị trường, thiếu cơ chế có hiệu quả chống suy thoái thể chế…).
Thứ ba, về tư tưởng đạo đức.
Nét đặc sắc trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là sự kế thừa đạo đức
truyền thống dân tộc mà còn trực tiếp tiếp thu tư tưởng đạo đức từ Mác, Lênin.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Điều chủ chốt nhất của đạo đức cách mạng là
quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng cho cách mạng, là “trung với nước, hiếu với
dân”… Người còn nói: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”… “Hiểu chủ nghĩa Mác
- Lê-nin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống
không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin” được.
Như vậy có thể nói: Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh là một
chỉnh thể thống nhất vững chắc, bao quát cả thế giới quan, phương pháp luận và tư
tưởng chính trị thực tiễn. Cái gọi là những “kiến nghị” nói trên về khách quan
không chỉ là sự cắt xén tư tưởng chính trị của Đảng mà còn xóa bỏ nội dung chủ
yếu của Tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều đó tất nhiên, trước sau cũng sẽ đi đến xuyên
tạc, bóp méo, phủ định chính Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là điều không bao giờ
được nhân dân ta chấp nhận.
Cảm nhận sau chuyến đi thực tế:
Chuyến đi thực tế không những bổ sung thêm kho tàng kiến thức cho mỗi chúng
tôi mà còn giúp chúng tôi trưởng thành hơn và tạo điều kiện cho mỗi chúng tôi
hiểu biết thêm về danh lam thắng cảnh ở Việt Nam mà đây là lần đầu tiên chúng tôi
được tham quan và khám phá: Ngôi trường Dục Thanh..
Tôi thật sự cảm thấy mình lớn lên trong suy nghĩ, trong ý thức về việc bảo tồn các
di tích lịch sử, văn hóa, địa lí… Chuyến tham quan thực tế đã trang bị cho tôi thật

nhiều kiến thức, đồng thời hiểu rõ trách nhiệm của bản thân mình cũng càng nặng
nề, phải làm sao cho xứng đáng với thế hệ cha anh. Nhờ chuyến đi này mà tôi càng
cảm nhận sâu sắc hơn những truyền thống vẻ vang, những nét văn hóa đặc sắc của
dân tộc, càng yêu thêm đất nước và con người ViệtNam.
Qua đây, tôi xin cảm ơn sự đồng hành và chỉ bảo tận tình của Giảng Viên Lê Kinh
Nam và các anh chị dẫn trò cùng anh mc trong suốt chuyến đi đã giúp chúng tôi
hoàn thành chuyến thực tế một cách an toàn và thành công tốt đẹp.
( Có video đính kèm )
SV: Phạm Thị Mỹ Quyền



×