Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Chọn tạo hai dòng vịt hướng thịt để tạo tổ hợp lai thương phẩm có năng suất thịt và cơ ức cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.76 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi thủy cầm ở nước ta là nghề truyền thống, gắn liền

với nền nông nghiệp lúa nước. Đây là sinh kế quan trọng đối với bà
con nông dân, nhất là tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong
những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu của sản xuất, nước ta đã nhập
khẩu nhiều giống vịt của thế giới vừa trực tiếp sản xuất con giống vừa
làm nguyên liệu di truyền lai tạo nhiều dòng, giống, tổ hợp lai có năng
suất cao phù hợp với các loại phương thức chăn nuôi vịt khác nhau.
Tuy nhiên, các giống vịt nhập khẩu chủ yếu là ông bà, bố mẹ, nên
không nuôi giữ được lâu, mặt khác tiến bộ di truyền về chọn tạo giống
gia cầm hàng năm của thế giới liên tục được cải thiện, khiến chất
lượng con giống nhập khẩu dễ tụt hậu, nếu không được nhập bổ sung
hoặc không được chọn lọc cải tạo một số chỉ tiêu năng suất.
Theo xu thế đó, trong thời gian qua từ các nguồn nguyên liệu
nhập nội, một số cở sở nghiên cứu, sản xuất giống thủy cầm trong
nước đã áp dụng các phương pháp chọn giống truyền thống để chọn
lọc, lai tạo được một số dòng, tổ hợp lai mới có khối lượng xuất
chuồng lớn, thời gian nuôi được rút ngắn hơn và tiêu tốn thức ăn cho 1
đơn vị sản phẩm thấp hơn. Các dòng, tổ hợp lai này phù hợp với quy
mô, phương thức chăn nuôi khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất
trước mắt nhưng về một số chỉ tiêu năng suất quan trọng (như tỷ lệ cơ
ức,...) thì chưa được tập trung nghiên cứu. Hơn nữa, các nghiên cứu
đó chỉ mới dừng lại ở phương pháp chọn giống đơn giản, đó là
phương pháp chọn lọc một tính trạng hoặc chọn lọc dựa trên giá trị
kiểu hình là chính mà chưa chú trọng nhiều đến giá trị kiểu gen và


cũng như chưa có công trình nào nghiên cứu về việc nâng cao tỷ lệ
thịt ức của các giống vịt hướng thịt ở nước ta.


2

Tiếp cận xu hướng trên của thế giới, thời gian qua Trung tâm
nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn
nuôi gia cầm Vigova thuộc Viện Chăn nuôi đã tiến hành chọn tạo một
số dòng vịt hướng thịt có tỷ lệ thịt ức cao. Trong đó, đề tài “Chọn tạo
hai dòng vịt hướng thịt để tạo tổ hợp lai thương phẩm có năng suất
thịt và cơ ức cao” được triển khai tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại
Xuyên là theo hướng đó.
2.

Mục tiêu của đề tài

- Chọn tạo được dòng vịt trống TS132 ở 7 tuần tuổi có khối lượng cơ
thể và tỷ lệ thịt ức cao đạt tương ứng 3,25 kg/vịt trống; 3,10 kg/vịt mái
và 17%.
- Chọn tạo được dòng vịt mái TS142 có tỷ lệ thịt ức cao và năng suất
trứng cao, đạt tương ứng 212 quả/mái/42 tuần đẻ và 17%.
- Tạo được tổ hợp lai hai dòng vịt thương phẩm có khả năng tăng khối
lượng cơ thể nhanh và tỷ lệ thịt ức cao, đạt tương ứng 3,1 – 3,2 kg/con
ở 7 tuần tuổi và 17%.
3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Áp dụng phương pháp chọn lọc đa tính trạng và sử dụng chỉ số chọn
lọc dựa trên giá trị giống ước tính bằng BLUP để chọn lọc thủy cầm
trong điều kiện chăn nuôi của nước ta.
- Kết quả của đề tài là một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho
công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở khoa học và đào tạo ở
trong nước.
3.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Chọn tạo được 2 dòng vịt và tổ hợp lai thương phẩm thịt vừa có có
khối lượng cơ thể và tỷ lệ thịt ức cao đáp ứng yêu cầu chăn nuôi vịt


3

theo phương thức công nghiệp và trang trại. Từ đó góp phần phục vụ
chiến lược tái cơ cấu trong chăn nuôi gia cầm ở nước ta.
- Kết quả của đề tài góp phần giúp các cơ sở chăn nuôi trong nước chủ
động sản xuất được giống vịt có năng suất thịt cao thay thế một phần
con giống nhập khẩu hàng năm.
4.

Tính mới của đề tài

- Tạo ra được các dòng, tổ hợp lai vịt mới có năng suất thịt và tỷ lệ cơ
ức cao.
- Vận dụng phương pháp chọn giống thủy cầm hiện đại trong điều
kiện chăn nuôi của nước ta.
5.


Bố cục của luận án
Luận án bao gồm: phần mở đầu 3 trang; Chương 1. Tổng quan

tài liệu: 52 trang; Chương 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp
nghiên cứu: 11 trang; Chương 3. Kết quả và thảo luận: 58 trang; phần
kết luận và kiến nghị: 2 trang; Số bảng biểu phần tổng quan: 18 bảng;
Số bảng biểu phần Vật liệu nghiên cứu: 6 bảng; Số bảng biểu phần kết
quả và thảo luận: 38 bảng; Đồ thị là 25; Tài liệu tham khảo là 101 (49
bằng tiếng Việt, 52 bằng tiếng nước ngoài); 14 trang phụ lục, 11 hình
ảnh minh họa.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Như chúng ta đã biết, giá trị kiểu hình (P) một tính trạng của
cá thể được quy định bởi giá trị kiểu gen (G) và sai lệch ngoại cảnh
(E). Trong khi giá trị kiểu gen bao gồm giá trị di truyền cộng gộp
(chính là giá trị giống - A), sai lệch tương tác gen (D), át chế gen (I)
do đó gá trị kiểu hình của một tính trạng được biểu thị là:
P= G + E =A+ D + I + E
Trong các thành phần tác động trên, chỉ có ảnh hưởng của di
truyền cộng gộp là được di truyền cho thế hệ sau vì vậy thành phần


4

này được quan tâm trong chọn lọc. Mỗi cá thể ở thế hệ con chỉ nhận
được một giao tử đơn bội thể (n) từ mỗi bên cha và mẹ của chúng.
Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, mỗi gen (allene) trong
các cặp gen của cha mẹ được tách ra chuyển vào một giao tử và khi đó
tương tác trội sẽ bị phá vỡ. Do đó, các ảnh hưởng di truyền trội do
tương tác của các cặp gen tại cùng một chỗ gen sẽ không được di

truyền cho thế hệ sau. Đồng thời, trong quá trình hình thành giao tử
việc tái tổ hợp của các gen cũng sẽ phá vỡ các tương tác giữa các gen
tại các chỗ gen khác nhau, ngoại trừ một số trường hợp các gen liên
kết chặt chẽ với nhau trong quá trình di truyền. Tuy nhiên, các liên kết
gen này rất hiếm và ảnh hưởng không đáng kể. Khi giá trị giống càng
lớn thì hệ số di truyền càng lớn, khả năng di truyền cho thế hệ sau
càng lớn từ đó làm hiệu quả càng cao.
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Nguyên liệu tạo vịt dòng trống là vịt ông bà SM3SH (dòng
trống T13) và vịt ông bà Star53 (dòng trống ST1).
- Nguyên liệu tạo vịt dòng mái là vịt ông bà SM3SH (dòng
mái T14) và vịt ông bà Star53 (dòng mái ST2).
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Chọn lọc, tạo vịt dòng trống TS132 tăng khối lượng cơ
thể nhanh, tỷ lệ cơ ức cao.
Nội dung 2: Chọn lọc, tạo vịt dòng mái TS142 tỷ lệ cơ ức cao, năng
suất trứng cao.
Nội dung 3: Đánh giá năng suất thịt của vịt thương phẩm được tổ hợp
lai từ 2 dòng mới chọn tạo


5

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1
* Chọn lọc tạo dòng: đánh giá trực quan bằng mắt để phát hiện vịt có
các dị tật không đủ tiêu chuẩn giống. Chỉ tiêu chọn lọc là khối lượng
cơ thể và dày thịt ức tại 7 tuần tuổi. Chọn lọc theo chỉ số chọn lọc dựa

theo giá trị giống ước tính bằng MT-BLUP và hệ số kinh tế, chọn
những cá thể có chỉ số chọn lọc từ cao xuống thấp trong từng gia đình
(vịt trống không dưới Xtb+1σ, vịt mái không dưới trung bình).
Phương trình chỉ số chọn lọc đối với dòng trống:
Im = 0,037*EBV1 + 3,82*EBV2
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2
* Chọn lọc tạo dòng: đánh giá trực quan bằng mắt để phát hiện vịt có
các dị tật không đủ tiêu chuẩn giống. Chỉ tiêu tiêu chuẩn là khối lượng
cơ thể 7 tuần tuổi. Chỉ tiêu chọn lọc là dày thịt ức tại 7 tuần tuổi và
năng suất trứng 42 tuần tuổi. Chọn lọc theo chỉ số chọn lọc dựa trên
giá trị giống ước tính bằng MT-BLUP và hệ số kinh tế của các tính
trạng. Chọn những cá thể có chỉ số chọn lọc từ cao xuống thấp trong
từng gia đình.
Chỉ tiêu bình ổn là khối lượng trứng, cân toàn bộ trứng đẻ ra từ tuần
tuổi 38 đến 41, chọn Xtb±1,5σ.
Phương trình chỉ số chọn lọc đối với dòng mái:
If = 0,037*EBV1 + 3,82*EBV2 + 7,45*EBV3
Phương pháp xác định giá trị kinh tế
Giá trị kinh tế được xác định dựa trên phương pháp kế toán,
các số liệu kế toán của trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, giá tiêu
thụ sản phẩm tại thị trường miền Bắc.
Công thức tính giá trị kinh tế:
Vi = R i – C i


6

Phương pháp phân tích di truyền
Mô hình thống kê phân tích các tính trạng khối lượng cơ thể
và dày thịt ức 7 tuần tuổi vịt dòng trống:

Yijkl = µ + THi + GTj + ak + eijkl
Mô hình thống kê phân tích các tính trạng khối lượng cơ thể,
dày thịt ức 7 tuần tuổi và năng suất trứng 42 tuần tuổi của vịt dòng
mái:
Yijk = µ + THi + aj + eijk
Phương pháp phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cố định đến tính
trạng năng suất
Áp dụng mô hình tuyến tính tổng quát (GLM – General Linear
Model) phân tích các yếu tố cố định ảnh hưởng đến các tính trạng năng
suất. Mô hình phân tích thống kê:
Yijk = µ + THi+ GTj + eijk
Phương pháp thu thập số liệu
Vịt được đeo số cánh cá thể lúc mới nở và hậu bị để theo dõi
nguồn gốc gia phả theo từng thế hệ; ghép vào các gia đình trong hệ
thống chuồng cá thể. Mỗi ô cá thể ghép 1 trống (1 trống dự phòng bên
ngoài nuôi riêng) và 5 mái (để dự phòng 30% mái bên ngoài nuôi
riêng). Mỗi thế hệ ghép 40 gia đình. Trứng giống khi lấy thay thế cho
thế hệ sau được đánh dấu riêng từng gia đình, cho từng mái, từng
dòng. Trứng được xếp vào khay nở cá thể. Các số liệu được thu thập
bằng cách cân, đếm. Khối lượng cơ thể, khối lượng trứng được cân
bằng cân điện tử (độ chính xác ± 0,5g). Dày thịt ức được đo bằng máy
siêu âm RENCO của Mỹ.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu nội dung 3
Sơ đồ tạo vịt thương phẩm:
Dòng

♂TS132 x ♀ TS132

♂TS142 x ♀ TS142



7

Bố mẹ

♂ TS132

Thương phẩm

x

♀ TS142

TS34

Phương pháp đo dày thịt ức:
Dụng cụ sử dụng là máy siêu âm RENCO của Mỹ. Đo tại vị
trí cách đầu xương lưỡi hái ở giữa ngực hướng từ trên xuống dưới dọc
theo thân vịt 2 cm và cách đường phân chia giữa ngực 1,5 cm về phía
ngực trái. Khi đo nhổ sạch lông ở vị trí đo 2 x 2 cm, dùng gell bôi lên
bề mặt da và đặt đầu dò siêu âm vuông góc với bề mặt da, sau đó nhấn
nút hiển thị kết quả.
Số lượng vịt sử dụng trong nghiên cứu:
Bảng 2.1. Số lượng vịt sử dụng trên đàn chọn lọc
TH

TH1

TH2


Chỉ tiêu

qua 4 thế hệ
Vịt TS132
Trống
Mái

Số cá thể 1 ngày
tuổi (con)
Số cá thể 7 tuần
tuổi (con)
Số cá thể kiểm tra
năng suất sinh sản
(con)
Số cá thể lấy giống
cho thế hệ sau (con)
Số cá thể 1 ngày
tuổi (con)
Số cá thể 7 tuần
tuổi (con)
Số cá thể kiểm tra
năng suất sinh sản
(con)

Vịt TS142
Trống
Mái

542


507

416

463

528

494

404

450

40

200

40

199

24

65

33

127


354

500

450

550

347

488

418

530

40

200

40

199


8

Số cá thể lấy giống
26
65

35
133
cho thế hệ sau (con)
Số cá thể 1 ngày
350
500
374
576
tuổi (con)
Số cá thể 7 tuần
342
482
364
567
tuổi (con)
TH3 Số cá thể kiểm tra
năng suất sinh sản
40
200
40
199
(con)
Số cá thể lấy giống
37
101
32
117
cho thế hệ sau (con)
Số cá thể 1 ngày
347

503
405
546
tuổi (con)
Số cá thể 7 tuần
343
497
396
532
tuổi (con)
TH4 Số cá thể kiểm tra
năng suất sinh sản
40
208
40
208
(con)
Số cá thể lấy giống
31
108
35
121
cho thế hệ sau (con)
Bảng 2.2. Số lượng vịt khảo sát sinh trưởng và mổ khảo sát qua 4 thế
TH

TH1
TH2
TH3
TH4


Đàn khảo
sát
Trống Mái
120
120
120
120
120
120
120
120

hệ
Đàn đối chứng
Trống
120
120
120
120

Mái
120
120
120
120

Vịt mổ khảo
sát khảo sát
Trống Mái

10
10
10
10
10
10
10
10

Bảng 2.3. Số lượng vịt khảo sát sinh sản qua các thế hệ
TH
Đàn khảo sát
Đàn đối chứng
Trống
Mái
Trống
Mái
TH1
50
200
50
200
TH2
50
200
50
200


9


TH3

50

200

50

200

TH4

50

200

50

200

Bảng 2.4. Số lượng vịt tổ hợp lai 2 dòng và đàn đối chứng thế hệ 4
TH
Tổ hợp 2 dòng
Đàn đối chứng
(TS34)
Trống
Mái
Trống
Mái

4
180
180
180
180
Phương pháp xử lý số liệu
Các phần mềm xử lý thống kê như EXCEL, SAS 9.1. Ước
tính giá trị giống bằng phần mềm PEST version 4.2.3 (Eildert
Groeneveld, 1993), các tham số di truyền bằng phần mềm VCE6
(Milena Kovac và Eildert Groeneveld, 2003), vẽ đồ thị tần suất bằng
Minitab 18.1.10. Trình bày bảng biểu các kết quả bằng 3 tham số
thống kê là dung lượng mẫu (n), giá trị trung bình ( ) và độ lệch
chuẩn (SD) (các tham số di truyền dùng sai số chuẩn, SE), kết quả lấy
tối đa 2 số thập phân (tùy theo tính trạng, khối lượng cơ thể tính =
gram thì lấy 1 chữ số thập phân). Kiểm định so sánh các giá trị trung
bình của các số liệu có phân bố chuẩn dùng t-test, các giá trị phần
trăm dùng Chi- bình phương.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.

Kết quả chọn lọc, tạo vịt dòng trống TS132

3.1.1.

Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tính trạng khối lượng cơ

thể và dày thịt ức 7 tuần tuổi
Yếu tố thế hệ và giới tính có ảnh hưởng rõ rệt đến tính trạng
khối lượng cơ thể và tính trạng dày thịt ức 7 tuần tuổi (P<0,01).



10

3.1.2. Sự thay đổi của các thành phần phương sai và hệ số di truyền
qua các thế hệ
Đối với tính trạng khối lượng cơ thể sự thay đổi này giao
động từ 3,6% – 19,4%, đối với tính trạng dày thịt ức từ 8,0% – 30,0%.
Điều này cho thấy sự ổn định các thông số di truyền của tính trạng.
3.1.3. Hiệp phương sai giữa tính trạng khối lượng cơ thể và
dày thịt ức
Cặp tính trạng khối lượng cơ thể và dày thịt ức 7 tuần tuổi có
hiệp phương sai di truyền là dương, do đó về mặt di truyền hai tính
trạng này có chiều hướng biến thiên cùng nhau, hiệp phương sai kiểu
hình là dương cho thấy về mặt kiểu hình thì cặp tính trạng này cũng có
sự biến thiên cùng chiều tùy mức độ, tuy nhiên hiệp phương sai ngoại
cảnh lại là âm, như vậy về mặt ngoại cảnh vì một nguyên nhân nào đó
làm cho cặp tính trạng này có sự biến thiên ngược chiều, tuy nhiên về
trị tuyệt đối hiệp phương sai ngoại cảnh nhỏ hơn rất nhiều so với hiệp
phương sai di truyền và hiệp phương sai kiểu hình, điều này giải thích
rằng đối với tác động của điều kiện ngoại cảnh làm cho tính trạng này
tăng lên thì làm cho tính trạng kia bị giảm đi hoặc có thể tăng lên
nhưng không đáng kể.
3.1.4. Hệ số di truyền và tương quan giữa tính trạng khối lượng cơ
thể và dày thịt ức 7 tuần tuổi
Hệ số di truyền tính trạng khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi là 0,53
với sai số là 0,04 và hệ số di truyền tính trạng dày thịt ức 7 tuần tuổi là
0,81 với sai số 0,02. Đây là những sai số khá nhỏ.
Trên vịt trống: hệ số tương quan (r) kiểu hình giữa khối lượng
cơ thể và dày thịt ức là 0,72 (có ý nghĩa thống kê với P<0,05), hệ số
tương quan kiểu hình giữa khối lượng cơ thể và tỷ lệ cơ ức là 0,62

(không mang ý nghĩa thống kê với P>0,05 điều này là hoàn toàn hợp


11

lý nó lý giải cho việc không phải vịt trống có khối lượng lớn là có tỷ lệ
cơ ức cao, hệ số tương quan kiểu hình giữa dày thịt ức và tỷ lệ cơ ức
là 0,87 (có ý nghĩa thống kê với P<0,05). Và phương trình hồi quy
giữa tỷ lệ cơ ức và dày thịt ức 7 tuần tuổi có ý nghĩa thống kê với
P<0,05 với hệ số xác định là 0,81 (hệ số xác định hiệu chỉnh là 0,79).
Trên vịt mái: hệ số tương quan kiểu hình khối lượng sống và
dày thịt ức là 0,66 (có ý nghĩa thống kê với P<0,05), hệ số tương quan
kiểu hình giữa khối lượng sống và tỷ lệ cơ ức là 0,67 (mang ý nghĩa
thống kê với P<0,05), hệ số tương quan kiểu hình giữa dày thịt ức và
tỷ lệ cơ ức là 0,90 (có ý nghĩa thống kê với P<0,05). Và phương trình
hồi quy giữa tỷ lệ cơ ức và dày thịt ức 7 tuần tuổi có ý nghĩa thống kê
với P<0,05 và hệ số xác định là 0,76 (hệ số xác định hiệu chỉnh là
0,73).
Như vậy, hệ số tương quan kiểu hình giữa tính trạng tỷ lệ cơ
ức và tính trạng dày thịt ức 7 tuần tuổi ở mức độ rất chặt chẽ từ 0,87 0,90. Điều này giúp cho công tác chọn lọc tỷ lệ cơ ức thông qua chọn
lọc tăng dày thịt ức là có hiệu quả.
3.1.5. Tỷ lệ chọn lọc, ly sai chọn lọc và hiệu quả chọn lọc mong đợi
đối với các tính trạng
Tỷ lệ chọn giống qua 4 thế hệ dao động từ 4,55% - 10,82%
đối với vịt trống và từ 13,16% - 21,73% đối với vịt mái. Đây là một tỷ
lệ chọn lọc khá khắt khe.
Ly sai chọn lọc tính trạng khối lượng cơ thể vịt trống từ
201,43 – 343,54 g, vịt mái từ 103,76 – 193,29 g; ly sai chọn lọc tính
trạng dày thịt ức đối với vịt trống là 0,65 – 1,34 mm, vịt mái 0,67 –
1,65 mm. Ly sai chọn lọc ở cả tính trạng khối lượng cơ thể và dày thịt

ức giảm dần qua các thế hệ chọn lọc điều này có thể do có sự tác động
của quá trình chọn lọc làm cho ly sai giảm dần qua các thế hệ. Kết quả


12

này hoàn toàn phù hợp với sự tăng dần của giá trị giống ước tính qua
các thế hệ chọn lọc.
Qua kết quả từ đồ thị của các đàn trước và sau chọn lọc cho
thấy: tham số skewness (độ lệch) của đàn sau chọn lọc có trị tuyết đối
đều nhỏ hơn so với đàn trước chọn lọc. Điều này cho thấy mức độ
phân phối chuẩn của các đàn sau chọn lọc đã tăng lên. Tham số
kurtosis (độ nhọn) của các đàn sau chọn lọc cũng có trị tuyệt đối đều
nhỏ hơn so với đàn trước chọn lọc (ngoại trừ đối với vịt trống thế hệ 1
có tham số kurtosis sau chọn lọc cao hơn so với đàn trước chọn lọc).
Điều này cho thấy mức độ phân tán số liệu khối lượng cơ thể.
3.1.6. Khuynh hướng di truyền và tiến bộ di truyền của các tính
trạng chọn lọc
3.1.6.1. Giá trị giống và giá trị kiểu hình tính trạng khối lượng cơ thể 7
tuần tuổi
Kết quả về giá trị giống ước tính của tính trạng khối lượng cơ
thể cho thấy giá trị giống tăng lên qua từng thế hệ, khuynh hướng di
truyền cũng tăng qua từng thế hệ ở cả vịt trống và vịt mái, mức chênh
lệch giữa các thế hệ là khá cao được thể hiện qua sự tăng dần của giá
trị giống qua từng thế hệ. Đối với đàn chọn lọc được ăn với mức ăn tự
do ban ngày, tuy nhiên cùng với sự tăng lên của giá trị giống thì giá trị
kiểu hình của tính trạng cũng có xu hướng tăng lên, mặc dù sự khác
biệt này chưa thật rõ.
Tiến bộ di truyền của tính trạng được cải thiện rõ rệt thể hiện
qua hệ số hồi quy là dương. Khối lượng cơ thể có tiến bộ di truyền

70,37 g/thế hệ đối với vịt trống và 74,95 g/thế hệ đối với vịt mái
(chung cho cả trống mái là 72,76g/thế hệ). Hệ số xác định đường hồi
quy của tính trạng này là khá cao với R 2 = 0,97 đối với tính trạng khối
lượng cơ thể với P<0,001.


13

3.1.6.2. Giá trị giống và giá trị kiểu hình tính trạng dày thịt ức 7 tuần
tuổi
Cùng với giá trị giống, giá trị kiểu hình tính trạng khối lượng
cơ thể tăng lên qua từng thế hệ thì giá trị giống và giá trị kiểu hình của
tính trạng dày thịt ức cũng tăng lên qua từng thế hệ. Tiến bộ di truyền
tính trạng này tăng lên qua từng thế hệ thông qua hệ số hồi quy là
dương và đạt 0,47 mm/thế hệ đối với vịt trống và 0,48 mm/thế hệ đối
với vịt mái (tính chung cho cả trống và mái là 0,47 mm/thế hệ) với hệ
số xác định là 0,94 (P<0,001). Như vậy, hiệu quả chọn lọc trực tiếp
của tính trạng này thấp hơn hiệu quả chọn lọc mong đợi là 51,78%.
3.1.7. Hệ số cận huyết của vịt TS132 qua các thế hệ chọn lọc
Kết quả về hệ số cận huyết cho thấy: thế hệ 1 chưa xảy ra hiện
tượng cận huyết. Từ thế hệ 2 trở đi mới thấy có sự cận huyết. Tỷ lệ
cận huyết cao nhất ở thế hệ 4 là 88,57%, điều này là phù hợp khi số
thế hệ càng nhiều lên thì số cá thể có nguồn gốc chung càng nhiều,
hơn nữa tỷ lệ chọn lọc đối với vịt trống chỉ giao động trong khoảng 5
– 10%, vịt mái từ 15 -25% thì việc ghép giao phối cận thân ở thế hệ
sau là rất có thể xảy ra. Hệ số cận huyết cao nhất ở thế hệ 4 là 0,032
với cá thể có hệ số cận huyết cao nhất là 0,25 (có nghĩa ở thế hệ trước
anh em cùng cha khác mẹ, hoặc cùng mẹ khác cha ghép gia đình với
nhau cho nên hệ số cận huyết là 0,25). Và hệ số cận huyết tăng dần
qua các thế hệ cùng với sự tăng lên của số cá thể cận huyết, đến thế hệ

thứ 4 cao nhất là 0,032 với cá thể có hệ số cận huyết cao nhất là 0,25.
3.1.8. Khảo sát khả năng sinh trưởng và cho thịt của vịt TS132
3.1.8.1. Khối lượng cơ thể của đàn khảo sát và đàn đối chứng nuôi ăn
tự do 7 tuần tuổi
Có thể thấy rằng: ở cả 4 thế hệ đã có sự khác biệt mang tính
thống kê (P<0,05) giữa đàn khảo sát và đàn nuôi đối chứng, trong khi


14

thế hệ 1 khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi đàn khảo sát đạt 3110,2 g đối
với vịt trống, 2950,4 g đối với vịt mái thì đàn đối chứng lần lượt là
3049,1 g và 2895,9 g như vậy thế hệ 1 cao hơn 61,1 g ở vịt trống và
54,5 g ở vịt mái, tính chung cho cả trống mái là 60,2 g so với đàn đối
chứng. Đến thế hệ thứ 4 có sự khác biệt rõ rệt hơn, khối lượng cơ thể
7 tuần tuổi đàn khảo sát là 3336,7 g ở vịt trống và 3150,7 g ở vịt mái
cao hơn đàn đối chứng là 281,2 g ở vịt trống và 239,3 g ở vịt mái, tính
chung cho cả trống mái là 260,4 g.
3.1.8.2. Kết quả mổ khảo sát
Khi mổ khảo sát và phân tích thống kê cho thấy chỉ có tỷ lệ cơ
ức là tăng lên theo thế hệ (P<0,05) còn tỷ lệ cơ đùi lại không tăng
(P>0,05). Tỷ lệ cơ ức tăng từ 16,06% thế hệ 1 lên 17,50% ở thế hệ 4
đối với vịt trống, và 16,60% lên 17,97% đối với vịt mái. Như vậy, kết
quả phân tích cho thấy, mặc dù khối lượng cơ thể tăng lên nhưng tỷ lệ
thịt xẻ không tăng (P>0,05), tỷ lệ cơ đùi không tăng (P>0,05) còn tỷ lệ
cơ ức tăng lên (P<0,05).
3.1.8.3. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng
Ở thế hệ 1, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của vịt
TS132 là 2,70 kg ít hơn đàn đối chứng là 0,06 kg (đàn đối chứng là
2,76 kg). Đến thế hệ thứ 4 chỉ tiêu này giảm còn 2,64 kg ít hơn tiêu

tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng đàn đối chứng là 0,11 kg (đàn
đối chứng là 2,75 kg) tương đương 4,0% (P<0,05). Tiêu tốn thức ăn
giữa các thế hệ cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05),
trong khi thế hệ 1 tính trạng này là 2,70 kg thì đến thế hệ 4 tính trạng
này giảm xuống còn 2,64 kg (P<0,05). Điều này thì không thấy ở đàn
đối chứng qua các thế hệ (P>0,05).
3.1.9. Tỷ lệ nuôi sống


15

Tỷ lệ nuôi sống của vịt TS132 đạt cao ở giai đoạn 0 - 7 tuần
tuổi ở tất cả các thế hệ chọn lọc, đạt trên 96,0%. Điều này cho thấy vịt
TS132 có khả năng thích nghi tốt với điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng,
vệ sinh thú y của Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên.
3.1.10. Tuổi đẻ và khối lượng 24 tuần tuổi của vịt TS132 qua các thế
hệ
Với mức ăn theo quy trình giống ở giai đoạn trên 7 tuần tuổi
ta có thể thấy khối lượng vịt trống vào đẻ (24 tuần tuổi) đạt 3741,7
g/con, vịt mái đạt 3331,7 g/con, có thể nhận thấy độ đồng đều của vịt
trống và vịt mái khi vào đẻ dưới 10% điều này cho thấy mặc dù với
điều kiện ở các giai đoạn là rất khác nhau nhưng không có sự chênh
lệch nhiều về mặt khối lượng của vịt TS132 khi vào đẻ.
3.1.11. Năng suất trứng, tỷ lệ đẻ vịt TS132 qua các thế hệ
Qua 4 thế hệ cùng với sự tăng lên của khối lượng cơ thể và tỷ
lệ cơ ức thì năng suất trứng của vịt TS132 giảm đi, từ 194,49
quả/mái/42 tuần đẻ ở thế hệ 1 còn 191,01 quả/mái/42 tuần đẻ ở thế hệ
thứ 4, cùng với đó là giảm tỷ lệ đẻ từ 66,15% xuống 64,97% thế hệ 4.
3.1.12. Khối lượng trứng của vịt TS132 qua các thế hệ
Qua các thế hệ chọn lọc khối lượng trứng của đàn TS132 tăng

lên cao nhất ở thế hệ 3 đạt 94,73 g/quả (P<0,05). Kết quả này là hoàn
toàn hợp lý với kết quả khối lượng cơ thể của vịt TS132 tăng lên qua
các thế hệ. Giữa khối lượng cơ thể và khối lượng trứng có mối tương
quan dương, khi khối lượng cơ thể tăng lên đồng nghĩa với sự tăng lên
của khối lượng trứng. Tuy nhiên, đến thế hệ thứ 4 khối lượng trứng
giảm nhẹ (P<0,05) điều này có thể do khối lượng cơ thể của vịt TS132
cũng có sự giảm nhẹ ở thế hệ thứ 4.
3.1.13. Tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của vịt TS132 qua các thế hệ


16

Tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở tương đương với tỷ lệ phôi của một số
vịt dòng trống như V2, V5, V12, V22 (Dương Xuân Tuyển và cs.,
2015, 2006, 2009), tương đương với tỷ lệ phôi của vịt T5 (Hoàng Thị
Lan và cs., 2001), thấp hơn một chút so với vịt dòng trống MT1
(Nguyễn Văn Duy, 2013).
3.2. Kết quả chọn lọc, tạo vịt dòng mái TS142
3.2.1. Ảnh hưởng của một số yếu tố cố định đến tính trạng chọn lọc
Kết quả phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố cố định đến
tính trạng nghiên cứu cho thấy: yếu tố thế hệ có ảnh hưởng rất rõ rệt
đến cả dày thịt ức 7 tuần tuổi và năng suất trứng 42 tuần tuổi (P<0,01).
Yếu tố giới tính có ảnh hưởng đến dày thịt ức 7 tuần tuổi (P<0,01)
điều này phù hợp với sự phân tích đối với dòng trống (yếu tố giới tính
cũng có ảnh hưởng đến dày thịt ức 7 tuần tuổi đối với dòng trống).
3.2.2. Tỷ lệ chọn lọc và ly sai chọn lọc các tính trạng
Tỷ lệ chọn giống vịt trống dao động từ 8,17 - 8,84%; đối với
vịt mái từ 20,63 – 28,22%. Ly sai chọn lọc tính trạng dày thịt ức của
vịt trống từ 0,35 – 0,78 mm, của vịt mái từ 0,48 – 0,67 mm, mức ly sai
chọn lọc này so với dòng trống TS132 là thấp hơn khá nhiều. Ly sai

chọn lọc năng suất trứng từ 7,50 – 12,11 quả. Thế hệ 1 có ly sai chọn
lọc khá lớn (12,11 quả) do có mức độ biến dị cao về năng suất trứng,
mức độ chênh lệch lớn giữa những cá thể được chọn nhân giống cho
thế hệ sau và cả quần thể. Ở các thế hệ tiếp theo ly sai chọn lọc có sự
giảm dần điều này không thấy ở ly sai chọn đối với tính trạng dày thịt
ức, có thể là do chọn lọc làm mức độ chênh lệch về năng suất trứng
được thu hẹp.
3.2.3. Phương sai và hiệp phương sai của các tính trạng trong mô
hình


17

Phương sai di truyền tính trạng khối lượng 7 tuần tuổi là
44283,3 cao hơn 1,2 lần so với phương sai di truyền của dòng trống
trong khi đó phương sai kiểu hình là 71644,2 cao hơn phương sai kiểu
hình dòng trống TS132 là 1,08 lần. Như vậy thì hệ số di truyền của
tính trạng khối lượng 7 tuần tuổi sẽ có sự khác biệt với hệ số di truyền
tính trạng khối lượng cơ thể so với dòng trống. Sự khác biệt này có thể
do sự khác nhau về nguồn nguyên liệu tạo dòng do đó tần suất gen
quy định tính trạng khối lượng cơ thể là khác nhau.
Đối với tính trạng dày thịt ức 7 tuần tuổi: Phương sai di truyền
là 0,4 bằng 0,18 lần so với phương sai di truyền của dòng trống
TS132, phương sai kiểu hình là 1,8 bằng 0,69 lần so với phương sai
kiểu hình của dòng trống. Như vậy thì hệ số di truyền tính trạng dày
thịt ức dòng mái TS142 khác so với hệ số di truyền đối với dòng trống
TS132.
Đối với tính trạng năng suất trứng: qua 4 thế hệ chọn lọc,
phương sai di truyền là 47,5, phương sai ngoại cảnh là 177,6.
Hiệp phương sai di truyền, hiệp phương sai ngoại cảnh và

hiệp phương sai kiểu hình cặp tính trạng khối lượng cơ thể - dày thịt
ức đều dương cho thấy hai tính trạng này có sự biến thiên cùng chiều
ở tất cả các phương diện. Còn đối với cặp tính trạng khối lượng cơ thể
- năng suất trứng 42 tuần tuổi thì ngược lại, các thành phần hiệp
phương sai đều âm như vậy chiều biến thiên của hai tính trạng này sẽ
ngược nhau. Riêng đối với cặp dày thịt ức - năng suất trứng 42 tuần
tuổi thì lại cho thấy hai tính trạng này có biến thiên ngược nhau về
mặt di truyền nhưng về mặt ngoại cảnh và kiểu hình thì biến thiên
cùng chiều, điều này có thể giải thích cho việc sử dụng chỉ số để chọn
lọc đồng thời hai tính trạng này là có hiệu quả.
3.2.4. Hệ số di truyền và tương quan của các tính trạng


18

Kết quả cho thấy: hệ số di truyền tính trạng khối lượng cơ thể
7 tuần tuổi là 0,62 với sai số rất nhỏ (SE = 0,04), thấp hơn một chút
với hệ số di truyền của dòng trống. Hệ số di truyền tính trạng dày thịt
ức 7 tuần tuổi là 0,24 với sai số là 0,07, thấp hơn khá nhiều so với hệ
số di truyền dòng trống có thể do chế độ ăn đối với dòng mái hoặc là
nguồn nguyên liệu tạo dòng khác nhau (nguồn nguyên liệu tạo dòng
mái TS142 là các dòng mái của giống SM3SH và Star53) do đó có
những gen quy định tính trạng dày thịt ức khác nhau. Hệ số di truyền
tính trạng năng suất trứng 42 tuần tuổi là 0,27 với sai số 0,11 đây là
sai số còn khá cao (điều này có thể do số lượng cá thể đưa vào phân
tích di truyền còn chưa cao, chỉ 805 cá thể được theo dõi năng suất
sinh sản).
Tương quan di truyền 2 tính trạng khối lượng cơ thể và dày
thịt ức là 0,48, tương quan kiểu hình là 0,19 phù hợp với sự tương
quan của 2 tính trạng trên dòng trống.

Tương quan di truyền cũng như tương quan kiểu hình giữa
khối lượng cơ thể và năng suất trứng đều là tương quan âm (-0,28 và
-0,11), giữa dày thịt ức và năng suất trứng có tương quan di truyền là
tương quan âm (-0,19) còn tương quan kiểu hình là tương quan dương
nhưng ở mức thấp (0,03). Như vậy, từ kết quả về tương quan di truyền
giữa dày thịt ức và năng suất trứng là tương quan âm cho thấy muốn
cải tiến cả hai tính trạng này cùng một lúc thì dùng phương pháp chỉ
số chọn lọc là phù hợp nhất.
3.2.5. Khuynh hướng di truyền và tiến bộ di truyền của các tính
trạng chọn lọc
3.2.5.1. Giá trị giống và giá trị kiểu hình tính trạng dày thịt ức 7 tuần
tuổi


19

Kết quả ước tính giá trị giống, giá trị kiểu hình tính trạng dày
thịt ức 7 tuần tuổi, khuynh hướng di truyền được xác định thông qua
giá trị giống trung bình của các tính trạng chọn lọc, tiến bộ di truyền
được xác định bằng hồi quy giá trị giống. Kết quả cho thấy:
Tiến bộ di truyền đối với tính trạng dày thịt ức là 0,69 mm/thế
hệ (tính chung cho cả trống mái) với hệ số xác định là 0,96. Giá trị
giống của tính trạng này tăng lên qua từng thế hệ, đến thế hệ thứ 4 đạt
1,64.
Về giá trị kiểu hình có sự khác biệt giữa các thế hệ (P<0,01),
tuy nhiên dày thịt ức lớn nhất đạt được ở thế hệ 2 (đạt 13,92 mm), đến
thế hệ 3 giảm xuống còn 13,66 mm và tăng lên ở thế hệ 4 đạt 13,74
mm.
3.2.5.2. Giá trị giống và giá trị kiểu hình tính trạng năng suất trứng 42
tuần tuổi

Qua 4 thế hệ chọn lọc bằng chỉ số năng suất trứng đã cho tiến
bộ di truyền đối với tính trạng năng suất trứng là 1,17 quả/thế hệ với
hệ số xác định khá cao là 0,98; giá trị giống tăng lên qua từng thế hệ
chọn lọc từ -1,75 thế hệ 1 lên 1,65 ở thế hệ 4.
Về giá trị kiểu hình, đây là tính trạng chính với hệ số kinh tế
lớn nhất trong phương trình chỉ số (3,84) nên được cố định chọn lọc
tăng. Khác với tính trạng dày thịt ức, tính trạng năng suất trứng vừa có
giá trị giống tăng vừa có giá trị kiểu hình tăng qua các thế hệ
(P<0,01), ngoại trừ thế hệ 2 có năng suất trứng giảm (đạt 101,16 quả)
kết quả này phù hợp với kết quả dày thịt ức ở thế hệ này là cao nhất.
Như vậy, đối với hai tính trạng chọn lọc dày thịt ức và năng
suất trứng 42 tuần tuổi thông qua chỉ số đã cải tiến được về mặt di
truyền đồng thời cũng cải tiến về mặt năng suất kiểu hình.


20

3.2.6. Hệ số cận huyết của vịt dòng mái TS142 qua các thế hệ chọn
lọc
Kết quả cho thấy: thế hệ 1 không có sự cận huyết trong ghép
giao phối. Từ thế hệ 2 trở đi số cá thể cận huyết tăng lên từ 6,12 lên
70,79% tương ứng với đó là hệ số cận huyết tăng dần theo thế hệ, cao
nhất là thế hệ 4 là 0,021. Trong các thế hệ giá trị lớn nhất của hệ số
cận huyết là 0,25. Hệ số cận huyết cũng như tỷ lệ cá thể cận huyết của
dòng mái thấp hơn so với dòng trống điều này có thể do tỷ lệ chọn lọc
dòng mái cao hơn so với dòng trống nên số cá thể ghép cận thân ít
hơn.
Như vậy, trong quá trình chọn lọc số cá thể có năng suất cao
được ghép giao phối cận thân tăng lên (điều này có nghĩa là các cá thể
có chung nguồn gốc tổ tiên là vịt trống hoặc vịt mái tăng lên tương

ứng với đó là hệ số cận huyết cũng tăng lên hay nói cách khác là số cá
thể có năng suất cao xuất phát từ tổ tiên chung có năng suất cao được
nhân rộng ra).
3.2.7. Tỷ lệ nuôi sống
Kết quả cho thấy: tỷ lệ nuôi sống của vịt dòng mái qua các thế
hệ đạt khá cao đến 7 tuần tuổi. Ở thế hệ 2 đối với vịt trống có tỷ lệ
nuôi sống thấp nhất là 92,89%, thấp hơn các thế hệ khác (P<0,05).
Các thế hệ khác đều đạt trên 96,36%. Đây là một tỷ lệ nuôi sống khá
cao. Điều này cho thấy vịt TS142 thích nghi với điều kiện chăm sóc,
có khả năng thích nghi tốt, vịt khỏe mạnh và không có dịch bệnh.
3.2.8. Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ của vịt TS142 qua các thế hệ
Vịt TS142 có tuổi đẻ từ 24 -25 và không có sự khác biệt giữa
các thế hệ chọn lọc (P>0,05).
Khối lượng cơ thể lúc 24 tuần tuổi của vịt TS142 đối với vịt
trống từ 3496,7 – 3523,3 g/con và không có sự khác biệt giữa các thế


21

hệ (P<0,01), đối với vịt mái từ 3183,3 – 3220,0 g/con cũng không có
sự khác biệt giữa các thế hệ chọn lọc.
3.2.9. Năng suất trứng, tỷ lệ đẻ vịt TS142 qua các thế hệ
Nhờ chọn lọc nâng cao năng suất trứng 42 tuần tuổi từ đó gián
tiếp cải thiện năng suất trứng 42 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ và năng suất trứng
42 tuần đẻ được nâng lên đáng kể (P<0,01). Thế hệ 1 năng suất trứng
42 tuần đẻ đạt 212,78 quả, đến thế hệ 4 tăng lên 215,91 quả; tỷ lệ đẻ
tăng từ 72,37% lên 73,44% (P<0,01).
3.2.10. Khối lượng trứng của vịt TS142 qua các thế hệ
Kết quả cho thấy khối lượng trứng của vịt TS142 giảm đi qua
từng thế hệ, ở thế hệ 4 đạt 86,58 g/quả (P<0,01). Khối lượng trứng

giảm có thể là do mối tương quan giữa năng suất trứng và khối lượng
trứng là tương quan âm.
3.2.11. Tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của vịt TS142 qua các thế hệ
Tỷ lệ phôi của vịt TS142 có sự giảm qua các thế hệ chọn lọc
nhưng sự giảm này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) đạt từ 92,47 –
93,05%. Cùng với đó là tỷ lệ nở đạt từ 72,22 – 72,46%, giữa các thế
hệ không có sự sai khác (P>0,05).
3.2.12. Một số chỉ tiêu trên đàn khảo sát và đàn đối chứng
3.2.12.1.Khối lượng cơ thể lúc 24 tuần tuổi
Khối lượng vào đẻ của các thế hệ ở cả đàn khảo sát và đàn đối
chứng cũng không có sự sai khác (P>0,05).
3.2.12.2.Năng suất trứng
Ở thế hệ 1 năng suất trứng tích lũy của vịt TS142 là 212,8
quả/mái cao hơn so với đàn đối chứng 6 quả (đàn đối chứng 206,8
quả/mái), năng suất này tăng lên qua từng thế hệ và đến thế hệ 4 đạt
215,8 quả/mái, sự sai khác này mang ý nghĩa thống kê với P<0,001.


22

Trong khi đó đàn đối chứng không có yếu tố chọn lọc không thấy sự
sai khác giữa các thế hệ (P>0,05).
3.2.12.3.Tỷ lệ đẻ
Trong tuần đẻ đầu tiên, tỷ lệ đẻ của vịt đạt từ 5-10%, sau đó
tăng nhanh, đạt đỉnh đẻ từ tuần 11 đến tuần 15 đạt 89,8% - 92,5%. Sau
khi đạt đỉnh đẻ, tỷ lệ đẻ của vịt giảm xuống và giao động cho đến hết
chu kỳ đẻ. Và có thể nhận thấy diễn biến tỷ lệ đẻ của vịt TS142 khác
so với diễn biến tỷ lệ đẻ của các giống vịt nội, nó hoàn toàn không thể
hiện tính đẻ 2 chu kỳ như các giống vịt nội.
3.3. Đánh giá năng suất thịt của vịt thương phẩm được tổ hợp lai

từ 2 dòng mới chọn tạo
3.3.1. Tỷ lệ nuôi sống
Đến 7 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống vịt tổ hợp lai 2 dòng đạt khá
cao, đạt 96,67% và tương đương với đàn đối chứng (P>0,05). Như
vậy, trong điều kiện trung tâm, tổ hợp 2 dòng vịt sinh trưởng và phát
triển bình thường không có yếu tố dịch bệnh ảnh hưởng đến đàn vịt thí
nghiệm.
3.3.2. Khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn cho 1kilogram tăng khối
lượng
Kết quả khối lượng cơ thể và tiêu tốn thức ăn cho thấy: ở 1
ngày tuổi không thấy sự sai khác giữa khối lượng của vịt TS34 và đàn
đối chứng, ở cả vịt trống và vịt mái (P>0,05). Tuy nhiên đến 1 tuần
tuổi đã thấy sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở cả vịt trống và vịt
mái (P<0,05). Sự sai khác này được giữ trong suốt quá trình nuôi đến
7 tuần tuổi ở cả vịt trống và vịt mái. Đến 7 tuần tuổi, tổ hợp lai vịt
thương phẩm TS34 đạt 3285,6 g đối với vịt trống, 3084,3 g đối với vịt
mái thì đàn đối chứng là 3072,4 g đối với vịt trống và 2905,2 g đối với


23

vịt mái. Như vậy, có thể nói rằng, tổ hợp lai 2 dòng giữa TS132 và
TS142 cho khối lượng cơ thể khá cao hiện nay.
Tiêu tốn thức ăn của tổ hợp lai 2 dòng là 2,60 kg thấp hơn so
với lô đối chứng là 2,80 kg. Cùng với sự tăng khối lượng cơ thể thì
tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của tổ hợp lai hai dòng là
tương đối thấp
3.3.3. Dày thịt ức vịt TS34 và đàn đối chứng ở 7 tuần tuổi
Có sự khác biệt rất rõ rệt đối với dày thịt ức 7 tuần tuổi giữa
tổ hợp 2 dòng vịt (TS132 và TS142) so với vịt đàn đối chứng ở cả vịt

trống, vịt mái và chung cho cả trống mái (P<0,05). Đến 7 tuần tuổi
dày thịt ức vịt trống TS34 là 16,61 mm, vịt mái là 16,83 mm và chung
cho cả trống mái là 16,72 mm. Trong khi đó ở thời điểm này vịt trống
đàn đối chứng là 13,82 mm, vịt mái là 14,74 mm và chung cho cả
trống mái là 14,28 mm. Dày thịt ức 7 tuần tuổi của tổ hợp lai 2 dòng
cao hơn so với vịt bố mẹ TS132 và TS142 của chúng.
3.3.4. Kết quả mổ khảo sát 7 tuần tuổi
Kết quả cho thấy: các chỉ tiêu của vịt TS34 đều cao hơn so với
đàn đối chứng như khối lượng cơ thể, dày thịt ức, khối lượng thân thịt,
khối lượng cơ đùi, khối lượng cơ ức (P<0,05). Tuy nhiên các chỉ tiêu về
tỷ lệ phần trăm thì có sự khác nhau: Tỷ lệ thân thịt của vịt TS34 cao
hơn đàn đối chứng khoảng 0,92% (P<0,05) đối với vịt trống. Tỷ lệ thân
thịt của vịt mái 2 lô là tương đương (P>0,05). Tỷ lệ mỡ bụng, tỷ lệ cơ
đùi của các lô thí nghiệm là như nhau (P>0,05). Tỷ lệ cơ ức có sự sai
khác đáng kể có ý nghĩa thống kê (P<0,01).
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.
Kết luận
Sau 4 thế hệ chọn lọc dựa trên chỉ số đã tạo được 2 dòng vịt
hướng thịt là dòng trống TS132 và dòng mái TS142 có đặc điểm di
truyền và năng suất như sau:


24

Dòng TS132 có hệ số di truyền tính trạng khối lượng cơ thể,
tính trạng dày thịt ức 7 tuần tuổi lần lượt là 0,53 và 0,81. Tương quan
di truyền và tương quan kiểu hình giữa 2 tính trạng lần lượt là 0,62 và
0,35. Tiến bộ di truyền đạt được tính trạng khối lượng cơ thể và dày
thịt ức 7 tuần tuổi lần lượt là 70,37 g/thế hệ và 0,47 mm/thế hệ đối với

vịt trống; 74,95 g/thế hệ và 0,48 mm/thế hệ đối với vịt mái.
Dòng TS142 có hệ số di truyền tính trạng năng suất trứng 42
tuần tuổi là 0,27, hệ số di truyền tính trạng dày thịt ức 7 tuần tuổi là
0,24. Tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và dày thịt ức 7
tuần tuổi, khối lượng cơ thể và năng suất trứng 42 tuần tuổi, dày thịt
ức và năng suất trứng 42 tuần tuổi lần lượt là 0,48; -0,28 và -0,19.
Tương quan kiểu hình giữa các tính trạng lần lượt là 0,19; -0,11 và
0,03. Tiến bộ di truyền đạt được tính trạng dày thịt ức và năng suất
trứng 42 tuần tuổi là 0,69 mm (chung cho cả trống mái) và 1,17
quả/thế hệ.
Vịt thương phẩm TS34 được tạo ra từ 2 dòng mới chọn tạo có
tỷ lệ nuôi sống trên 96,67%, khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi đạt 3285,6
g/vịt trống, đạt 3084,3 g/vịt mái (đạt so với mục tiêu đề tài từ 3,1 - 3,2
kg/con). Dày thịt ức đạt 16,61 mm/vịt trống, 16,83 mm/vịt mái. Tiêu
tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 2,60 kg. Tỷ lệ thân thịt đạt
71,37 %/vịt trống, 70,62 %/vịt mái; tỷ lệ cơ đùi đối với vịt trống và vịt
mái lần lượt đạt 14,19 %, 14,45 %, tỷ lệ cơ ức đạt 17,59 % đối với
trống, 18,16 % đối với mái (đạt và vượt so với mục tiêu đề tài đối với
tỷ lệ cơ ức là 17%).
2.
Đề nghị
Tiếp tục chọn lọc ổn định năng suất của 2 dòng vịt chuyên thịt
TS132 và TS142 cao sản.
Sử dụng vịt TS132 làm dòng trống, TS142 làm dòng mái cho
các tổ hợp lai vịt thương phẩm.



×