Tải bản đầy đủ (.doc) (507 trang)

BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.67 MB, 507 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH GIANG

BÌNH GIANG
ĐẤT VÀ NGƯỜI
IN LẦN THỨ HAI
Có chỉnh lý và bổ sung

1


THÁNG 3 NĂM 2017

Lưu ý khi chữa bản thảo:
- Chữa bằng bút đỏ, trực tiếp vào lỗi.
- Phần mềm thì đánh dấu vàng, không
được cắt chữ.
Xong trước ngày 20/02/2017.
Chuyển
lại
vào
mail:

Tăng Bá Hoành

2


Lời giới thiệu
(Xuất bản lần thứ nhất)
Huyện Bình Giang nằm ở phía tây tỉnh Hải Dương. Quốc sử
chép rằng: Tỉnh Hải Dương xưa thuộc bộ Dương Tuyền, một trong


15 bộ của nước Văn Lang, dưới triều các vua Hùng.
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, mảnh đất thân yêu này đã
bao lần thay đổi tên địa danh, địa giới từ thôn, xã đến tổng, huyện.
Bao lần thay đổi phương thức thâm canh trồng trọt, chăn nuôi.
Trong chiến đấu bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng,
phát triển kinh tế, nhiều người có công lao, tài đức được ghi vào
sử sách hoặc khắc ghi trên bia đá. Là người Bình Giang, ai cũng
muốn biết cội nguồn, những đổi thay để càng tự hào hơn về mảnh
đất, con người quê hương mình.
Từ trước đến nay, tuy đã có một sách viết về Bình Giang
nhưng mới là khái lược. Năm 2002, dưới sự chỉ đạo của Ban
Thường vụ huyện ủy, UBND huyện xuất bản cuốn sách "Đất và
người huyện Bình Giang" nhằm cung cấp cho bạn đọc, giới thiệu
với nhân dân trong huyện và những người quan tâm nghiên cứu
những thông tin về lịch sử mảnh đất, con người Bình Giang.
Cuốn "Bình Giang đĐất và người Bình Giang" do cử nhân
Vũ Huy Phú, nguyên Chủ tịch Ủy ban kháng chiến, hành chính
huyện Bình Giang là chủ biên. Cộng tác viên là những đồng chí
3


cán bộ chủ chốt của huyện qua các thời kỳ, có hiểu biết sâu rộng
về truyền thống lịch sử của địa phương.
Cuốn "Bình Giang đĐất và người Bình Giang " được biên
soạn công phu dựa trên những tư liệu lịch sử của Viện Hán Nôm
Trung ương, dựa trên các văn bia, sắc phong, tư liệu lịch sử của
các triều đại phong kiến và tư liệu đang được lưu giữ tại Bảo tàng
tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, việc dựng lại bức tranh chân thực về
Bình Giang đất và người suốt mấy nghìn năm là rất khó khăn, sẽ
không tránh khỏi những khiếm khuyết, mong được sự đóng góp

của bạn đọc để chất lượng cuốn sách càng được nâng cao trong
những lần tái bản.
Nguyễn Hữu Dương
Chủ tịch UBND huyện
Lời giới thiệu
(Xuất bản lần thứ hai)
Bình Giang đất và người là cuốn địa chí cấp huyện, do cụ Vũ
Huy Phú, nguyên là Chủ tịch UBHC huyện, hội viên Hội Sử học
tỉnh Hải Dương, chủ biên và nhiều cộng tác viên của huyện nghiên
cứu, biên soạn cách đây 15 năm. Trong 15 năm ấy, đất nước, con
người Bình Giang đã có nhiều thay đổi, trên một số chuyên mục
đã có điều kiện nghiên cứu sâu hơn, như các mục: Nhân vật chí,
Nghề cổ truyền, Di tích và danh thắng, Bia ký, … Đặc biệt là
thành tựu về kinh tế, văn hóa xã hội, tiêu biểu là thành tích xây
dựng nông thôn mới rất khả quan.
Để góp phần chào mừng 20 năm tái lập huyện, UBND huyện
quyết định cho tái bản cuốn Đất và người Bình Giang. Việc bổ
sung, chỉnh lý do ông Tăng Bá Hoành, chủ tịch Hội Sử học tỉnh
Hải Dương chủ trì thực hiện. UBND huyện chủ trì việc đọc, duyệt
trước khi in.
Về tên gọi, sách đổi tên là Bình Giang đất và người cho phù
hợp với loại sách địa chí. Về nội dung, sách tái bản giữ căn bản
nội dung cũ, chỉ chỉnh sửa sai và sót, căt bỏ những phần trùng lặp,
bổ sung nội dung với số trang gần gấp đôi, khổ rộng hơn, trên cơ
sở tư liệu của trung ương và địa phương, đổi tên một số chương
4


mục cho phù hợp với nội dung. Ví dụ: mục Danh nhân được đổi
thành Nhân vật chí, trước giới thiệu 21 người, nay bổ sung 348

người, thành 559 người. Mục Tiến sĩ Nho học cũng được bổ sung
tiểu sử và số tiến sĩ,... Ảnh minh họa được bổ sung gấp 4 lần làm
cho sách phong phú hơn.
Tuy nhiên, thời gian làm sách có hạn nên môt số chuyên mục
chưa có điều kiện viết sâu hơn. Hy vọng mỗi lần tái bản, được bạn
đọc góp ý, điều kiện nghiên cứu tốt hơn, sách sẽ ngày càng hoàn
thiện.
Bình Giang, ngày 10 tháng 2 năm 2017
UBND huyện Bình Giang
Chủ tich
Nguyễn Trung Kiên

PHẦN MỘT
ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH
* Sự thay đổi tên gọi, địa giới, lỵ sở huyện Bình Giang qua
các triều đại:
Nhìn trong bản đồ, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ở về bắc Bắc bán cầu, khoảng giữa đường vĩ tuyến bắc Bắc 8 độ 27
phút và đường vĩ tuyến bắc Bắc 23 độ 23 phút; giữa đường kinh độ
đông Đông 102 độ 8 phút và đường kinh độ đông Đông 109 độ 27
phút. Huyện Bình Giang chỉ là một điểm nhỏ vào khoảng nơi gặp
nhau của đường vĩ tuyến bắc Bắc 21 độ và đường kinh độ đông
Đông 105 độ, là huyện nằm ở phía tây Tây tỉnh Hải Dương.
Năm 2000, huyện Bình Giang có diện tích là 105,14km 2 và
dân số 102.977 người ?. Tất cả đều là người dân tộc Kinh.
Năm 2000, huyện có diện tích 105,140 ha, dân số 102.911
khẩu, Dân cư đều là dân tộc kinh, 17 xã, 1 thị trấn.
Bình Giang năm 2015, diện tích 106km2 145, dân số có
109.138 khẩu).
5



Phía Bắc huyện Bình Giang giáp các xã Cẩm Điền, Cẩm
Phúc, Cẩm Đông, Lương Điền huyện Cẩm Giàng. Phía Nam giáp
các xã Phạm Kha, Thanh Tùng, Hồng Quang, Ngô Quyền huyện
Thanh Miện. Phía Đông giáp các xã Trùng Khánh, Yết Kiêu, Lê
Lợi huyện Gia Lộc. Phía Tây và Tây bắc giáp các xã Hòa Phong,
Minh Đức, Ngọc Lâm huyện Mỹ Hào và các xã Phù Ủng, Bãi Sậy,
Tân Phúc, Văn Nhuệ huyện Ân Thi (huyện Mỹ Hào và huyện Ân
Thi thuộc tỉnh Hưng Yên).
Điểm cực bắc huyện Bình Giang tại làng Thượng Khuông xã
Hưng Thịnh, đến điểm cực nam tại làng Kinh Trang xã Thái
Dương, cách nhau gần 14km. Điểm cực đông tại làng Ô Xuyên, xã
Cổ Bì, đến điểm cực tây tại làng Thái Khương, xã Thái Dương
cách nhau hơn 13km.
Qua các triều đại lịch sử Việt Nam, qua kiểm kê di tích lịch sử
của các làng trong huyện năm 1999, chúng ta thấy từ trước Công
nguyên, dưới thời Hùng Vương, Thục Vương đến sau Công
nguyên, thời bà Trưng, Lý Bôn, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành,
nhà Lý, nhà Trần... ở các làng trong huyện đã có những danh nhân,
tham gia khôi phục, bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc,
được phong là Thành hoàng làng, được nhân dân còn trân trọng
thờ cúng đến ngày nay. Sự tích Thành hoàng ghi trong thần phả
hoặc thần phả không còn thì kể theo truyền miệng. Thần phả, hay
truyền miệng đều có những điểm hư cấu, hoặc nâng cao để thần
thoại hóa nhân vật, nhưng cũng là những chứng tích nói lên người
và đất huyện Bình Giang có từ thời xa xưa của dân tộc Việt Nam(1).
(1)

Lịch sử dân tộc Việt Nam bắt đầu từ 18 đời vua Hùng, tên nước là Văn Lang. Đóng đô ở

Phong Châu, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Nước Văn Lang chia làm 15 bộ. Sử thông giám
cương mục ghi từng bộ ấy, tương ứng với đất các tỉnh ngày nay như sau:
1. Bộ Giao Chỉ, nay là vùng đất thuộc Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên,
2. Bộ Chu DiênNay là vùng tỉnh Sơn Tây3. Bộ Chu Lộc4. Bộ Vũ Ninh, nay là đất vùng tỉnh
Bắc Ninh, Bắc Giang.
5. Bộ Việt Thường, nay là đất vùng Quảng Trị, Quảng Nam.
6. Bộ Ninh Hải, nay là đất vùng đất tỉnh Quảng Ninh.
7. Bộ Dương Tuyền, nay là đất vùng Hải Dương.
8. Bộ Lục Hải, nay là đất vùng tỉnh Lạng Sơn.
9. Bộ Vũ Định, nay là đất vùng tỉnh Thái Nguyên.
10. Bộ Hoài Hoan, nay là đất vùng tỉnh Nghệ An.
11. Bộ Cửu Chân, nay là đất vùng tỉnh Thanh Hóa.
12. Bộ Tân Hưng, nay là đất vùng tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang.

6


18 đời Hùng Vương so với dương lịch ước khoảng từ 2879
đến năm 258 trước Công nguyên (2661 năm) và từ năm 275 đến
năm 40 sau Công nguyên (27 năm) huyện Bình Giang có nhiều
người con đứng lên chiêu binh luyện võ giúp nhà vua đánh giặc lập
công, được phong làm Thành hoàng làng, sử chép là thời Bắc
thuộc lần thứ nhất.
Hai Bà Trưng lấy lại được nước, lên làm vua xưng là Trưng
Nữ Vương. Đô ở Mê Linh và đặt tên nước là Hùng Lạc.
Từ năm 43, đất nước ta lại bị phong kiến phương Bắc xâm
lược, coi nước ta như một bộ phận của nước Trung Hoa. Nhà Hán
chia nước ta làm 9 quận, đặt quân cai trị. Chín quận ấy là: Nam
Hải, Thượng Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Châu Nhai, Đạm Nhĩ, Giao
Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Trong 9 quận ấy chỉ có 3 quận thuộc

đất nước ta ngày nay: đó là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
Huyện Bình Giang thuộc đất Giao Chỉ.
Từ năm Tân Dậu, Lương Đại Đồng năm thứ 7 (541), nghĩa
quân dưới sự lãnh đạo của Lý Bí, giành được quyền độc lập, dựng
lên nhà nước Vạn Xuân, quốc sử gọi là triều Tiền Lý. Đến năm
602, nước ta bị nhà Tuy xâm lược. Đến năm Nhâm Ngọ, Đường
Vũ Đức năm thứ 5(622), đổi Gia Châu thành An Nam đô hộ phủ,
tên An Nam có từ đấy. Do đấy mà sau này người Pháp gọi ta là Anna-mi-tơ (Annamite). An Nam Phủ có 12 châu là: Thang Châu, Chí
Châu, Vũ An Châu, Giao Châu, Lục Châu, Phong Châu, ái Châu,
Hoan Châu, Trường Châu, Vũ Nga Châu, Phúc Lộc Châu, Diễn
Châu. Bốn châu: Thang Châu, Chí Châu, Vũ Nga Châu, Vũ An
Châu nay là đất của nước Trung Hoa. Tám châu còn lại thuộc nước
Việt Nam. Huyện Bình Giang thuộc về Giao Châu.
Năm 825, vua Đường sai Vũ Hồn sang làm thứ sử Giao Châu.
Năm 841, Vũ Hồn được thăng làm An Nam đô hộ phủ. Trong khi
làm quan, Vũ Hồn cắm đất, lập ấp Khả Mộ, tức làng Mộ Trạch, xã

13. Bộ Bình Văn, nay là đất vùng tỉnh Nghệ Tĩnh.
14. Bộ Cửu Đức, nay là đất vùng tỉnh Nghệ Tĩnh.
15. Bộ Văn Lang, là nơi vua đóng đô, nay thuộc Phú Thọ, Vĩnh Yên.

7


Tân Hồng hiện nay và đặt tên huyện là Đường An (1) Tên huyện
Đường An có từ đấy.
Năm 843, quân lính nổi dậy, Vũ Hồn không đương đầu được
phải chạy về Quảng Châu. Vua Đường sai Đoàng Sĩ Tắc sang dẹp
yên, cử người khác sang làm An Nam đô hộ phủ. Vũ Hồn không
làm quan nữa, trở về ấp Khả Mộ, tức làng Mộ Trạch và mất ở đấy

năm 853, mộ táng ở cánh đồng làng Mộ Trạch còn đến ngày nay
gọi là Lăng Thần. Làng Mộ Trạch thờ Vũ Hồn làm Thành hoàng vì
có công lập làng.
Năm 863, nhà Đường bỏ chức đô hộ phủ, đặt ra Hành (2) Giao
Châu ở Hải Môn Trấn. Hành là nơi đóng quân. Tỉnh Hải Dương
bấy giờ thuộc Hải Môn trấn, huyện Bình Giang vẫn giữ tên là
Đường An.
Hải Môn trấn lại đổi tên là Hồng Châu, Hồng Châu là đất có
con sông Hồng Giang chảy qua. Hồng Giang từ sông Hồng Hà
chảy vào huyện Châu Giang tỉnh Hưng Yên, gọi là Kim Ngưu,
chảy qua huyện Mỹ Hào, huyện Cẩm Giàng, nhập vào sông Sặt ở
ngã ba Tuần Ché, qua đập Bá Thủy ra sông Đĩnh Đào, qua huyện
Gia Lộc, huyện Tứ Kỳ, huyện Ninh Giang, qua cống An Thổ ra
sông Luộc. Sông Hồng Giang chảy qua làng nào mang tên làng ấy,
làm cho người ta quên cả tên Hồng Giang.
Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, năm Kỷ Hợi
(939) coi là năm bắt đầu của kỷ nguyên độc lập, tự chủ.
Năm Mậu Thìn (968), Đinh Tiên Hoàng lên làm vua, đặt tên
nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, bầy tôi dâng tôn hiệu là
Đại Thắng Minh Hoàng đế. Triều nhà Đinh bắt đầu từ đây Đến
năm Canh Ngọ (970), đổi niên hiệu là Thái Bình.
Năm Tân Tỵ (981), mở đầu triều Tiền Lê.
Các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, huyện Đường An không thay
đổi địa danh.
(1)

Phạm Đình Hổ, người làng Đan Loan, xã Nhân Quyền, trong tác phẩm "Vũ trung tùy bút"
viết: Tên Đường An đã có từ trước ở bên Trung Hoa, huyện Đường An bao gồm cả huyện
Đường Hào, tức huyện Mỹ Hào, thuộc tỉnh Hưng Yên. Đặt tên Đường An là có ý muốn núi
nhà Đường được yên ổn ở đây.

(2)
Hành là một đơn vị hành chính.

8


Năm Canh Tuất (1010), Lý Công Uẩn lên làm vua, lập ra
triều Lý, lấy tên nước là Đại Việt, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, rời
kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay. Dưới
triều Lý, tỉnh Hải Dương là Hồng Châu. Huyện Bình Giang vẫn
gọi là Đường An.
Năm Ất Dậu (1225), Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế, đặt nien
hiệu là Kiến Trung, lập ra triều Trần, vẫn giữ tên nước là Đại Việt
đóng đô ở Thăng Long. Năm đầu Trần Thái Tông đổi tên Hồng
Châu ra Hồng Lộ, rồi lại đổi là Hồng Nhân Lộ, Hồng Hải Lộ.
Huyện Bình Giang vẫn giữ tên là Đường An.
Năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi Hoàng đế, lấy
niên hiệu là Thánh Nguyên, lập ra triều Hồ thay, đặt tên nước là
Đại Ngu (chữ Ngu theo nghĩa chữ Hán là yên vui).
Năm Đinh Hợi (1407), nhà Minh kiếm cớ sang đánh nhà Hồ
chiếm nước ta 20 năm, từ năm 1407 đến năm 1427. Thời thuộc
Minh, đất Hải Dương chia làm 2 phủ là Lạng Giang và Tiên An.
Phủ Lạng Giang có 3 châu và 5 huyện. Châu Nam Sách cai quản 3
huyện: Đường Hào, Đường An và Đa Cẩm.
Năm Mậu Thân (1428), đất nước hoàn toàn giải phóng, Lê
Lợi lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, lập ra triều
Hậu Lê, phục hồi nền độc lập dân tộc. Tên nước và kinh đô vẫn
giữ như nhà Trần. Đất Hải Dương thuộc về Đông Đạo gồm 4 lộ:
Thượng Hồng, Hạ Hồng, Nam Sách, An Bang. Huyện Bình Giang
thuộc lộ Thượng Hồng. Năm Quang Thuận thứ 7 từ 1466, tỉnh

Hải Dương thuộc về thừa tuyên Nam Sách. Năm Quang Thuận
thứ 10 (1469), đổi thừa tuyên Nam Sách thành thừa tuyên Hải
Dương. Tên Hải Dương có từ đấy. Thừa tuyên Hải Dương có 4
phủ: Thượng Hồng, Hạ Hồng, Nam Sách, Kinh Môn. Dưới 4 phủ
có 13 huyện. Phủ Thượng Hồng có 3 huyện là: Đường Hào,
Đường An và Cẩm Giàng. Năm Nhâm Tý, Hồng Đức thứ
23(1492) đổi Hải Hương thừa tuyên ra Hải Dương xứ rồi lại đổi
thành Hải Dương trấn.
Năm Đinh Hợi, Mạc Đăng Dung lên ngôi Hoàng đế, lấy nien
hiệu là Minh Đức, lấy Nghi Dương thuộc huyện Kiến Thụy (phủ
Kinh Môn), làm Dương Kinh. Tách huyện Thuận An đưa về Kinh
9


Bắc, huyện Khoái Châu đưa về Sơn Nam. Các phủ Kiến Xương,
Tân Hưng, tỉnh Thái Bình, thuộc về tỉnh Hải Dương.
Thời Lê Trung Hưng, khi trở về Thăng Long, lại sắp xếp đất
nước như thời Lê Sơ. Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1742), phủ Thượng
Hồng, Hạ Hồng, An Lão, Đông Triều làm 4 đạo, mỗi đạo đặt chức
tuần phủ.
Triều Tây Sơn, tồn tại có 14 năm (1788-1802), lập kinh đô ở
Phú Xuân. Địa danh, địa giới căn bản như trước. Đường An vẫn
giữ nguyên tên cũ.
Năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng
đế, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra triều Nguyễn, lấy tên nước là
Việt Nam, lấy Huế làm kinh đô, gọi Thăng Long là Bắc Thành là
Hà Nội và khi viết Thăng Long bằng chữ Hán không được viết chữ
"Long" là con rồng mà viết chữ "Long" là dầy dặn, lớn lao. Năm
Minh Mệnh thứ 3 (1822), vì kiêng tên húy nhà vua là "Hồng" mà
đổi phủ Thượng Hồng ra phủ Bình Giang; Phủ Hạ Hồng ra phủ

Ninh Giang.
Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), đổi Hải Dương Trấn thành
tỉnh Hải Dương, tên tỉnh Hải Dương có từ đấy.
Thiệu Trị nguyên niên (1841), vì kiêng tên húy nhà vua là
"Hoa" mà đổi tên làng Hoa Đường ra Lương Đường (xã Thúc
Kháng), làng Hoa Lại ra Vĩnh Lại (xã Vĩnh Tuy).
Năm Tự Đức thứ 5 (1851), chia cho phủ Bình Giang kiêm cả
huyện Thanh Miện.
Ngày 6 tháng 5 năm 1884, triều đình Huế ký hiệp ước nhân
quyền bảo hộ của nước Pháp trên khắp đất nước.
Đồng Khánh nguyên niên (1886), vì kiêng từ húy nhà vua là
"Đường" mà đổi huyện Đường An ra huyện Năng An, huyện
Đường Hào ra huyện Mỹ Hào, huyện Thủy Đường ra huyện Thủy
Nguyên, làng Lương Đường ra làng Lương Ngọc (xã Thúc
Kháng), làng Đường An ra Bình An (xã Tân Việt).
Năm Thành Thái thứ 10 (1898), người Pháp bỏ cấp phủ. Tri
phủ Bình Giang đưa xuống quản lý huyện Năng Yên, nhưng vẫn
giữ chức Tri phủ, đổi tên huyện Năng Yên ra phủ Bình Giang, rồi
sau cách mạng Tháng 8 năm 1945, gọi là huyện Bình Giang.
Nghị quyết số 168/NQTW ngày 5/10/1967 cả BCH TW Đảng
về việc hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Nghị quyết của
10


UBTV QH số 504-NQ-TVQH ngày 26/1/1968 về việc hợp nhất
hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, lấy tên là Hải Hưng..
Từ ngày 9-10/2/1968, tại khu vực đền Xá (Ân Thi, Hưng Yên)
Hội nghị hợp nhất được thực hiện theo sự chỉ định của Trung ương
Năm 1968, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hợp hai tỉnh Hải
Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng;

Sau 29 năm hợp nhất, ngày 06/11/1996, tại kỳ họp thứ X,
Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết về việc tách và điều
chỉnh địa giới một số tỉnh, trong đó có Hải Hưng. Ngày
01/01/1997, tỉnh Hải Dương được tái lập.
Ngày Năm 1977, hợp nhất hai huyện Bình Giang và Cẩm
Giàng thành huyện Cẩm Bình. Sau 20 năm hợp nhất, ngày
17/2/1997 lại có quyết định chia tách ra thành hai huyện: Cẩm
Giàng và Bình Giang, địa giới huyện Bình Giang: Bốn mặt đều có
sông. Phía bắc có sông Kẻ Sặt. Phía tây có sông Cửu An. Phía nam
có sông Cầu Lâm, Cầu Cốc.
Sông Sặt bắt nguồn từ sông Hồng, qua cống Xuân Quan, qua
cầu Lực Điền, cầu của đường 39A, nối quốc lộ 5 với thị xã Hưng
Yên, tiếp cận với Bình Giang, sát làng Tranh Ngoài xã Thúc
Kháng. Đến đây, sông có nhánh đi suốt phía tây huyện gọi là sông
Cửu An, một nhánh đi suốt phía bắc huyện gọi là sông Kẻ Sặt,
thông với sông Thái Bình qua âu Thuyền thành phố Hải Dương.
Sông Sặt còn có tên là sông Kim Sơn, ngày xưa có tên là Vân Dậu
giang, Dũng giang. Khúc sông qua làng nào mang tên làng ấy như
sông Thịnh Vạn, sông Mao, sông Tuấn, sông Cậy.
Gặp đất Bình Giang, sông Sặt bên hữu ngạn là làng Tranh
Ngoài; làng Tráng Liệt, thị trấn Kẻ Sặt. Bên tả ngạn là đất thuộc
huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên và làng Đồng Xá thuộc thị trấn Kẻ
Sặt, huyện Bình Giang.
Làng Tranh Ngoài: có chợ nhỏ, họp hai bên đường 38, gần
cống Tranh, có nghề truyền thống đan giần sàng bằng tre rất khéo
được nhiều người ưa chuộng.
Làng Tráng Liệt: là làng đông dân cư, Công giáo toàn tòng, có
nhà thờ lớn, có ba cây tháp cao nhất vùng.
Thị trấn Kẻ Sặt từ làng Tráng Liệt tách ra từ năm 1958, có chợ
to, phố xá đông đúc, có bến sông, bến đò ngang sang đất Mỹ Hào.

Sau ngày lập lại huyện Bình Giang, các cơ quan lãnh đạo của
11


huyện về xây dựng trụ sở trên đất thị trấn Kẻ Sặt. Thị trấn thành
trung tâm văn hóa, chính trị của huyện.
Đối diện với chợ Sặt, bên tả ngạn sông Sặt là làng Đồng Xá
thuộc thị trấn Kẻ Sặt, nhân dân chuyên nghề đánh cá sông.
Từ ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tháng Giêng năm
1947, quân Pháp đã về chiếm đóng làng Tráng Liệt và thị trấn Kẻ
Sặt. Đóng ở hai nơi ấy nhiều đồn bốt, như một tập đoàn cứ điểm để
tuyển ngụy quân, lập ngụy quyền, uy hiếp vùng tây bắc huyện.
Cuối phố Sặt là cầu Sặt còn gọi là cầu Thịnh Vạn, vì đầu cầu
phía tây, nằm trên đất làng Thịnh Vạn, huyện Mỹ Hào. Cầu xây từ
năm 1897, cùng với thời đặt đường xe lửa nhỏ từ Cẩm Giàng đi
Ninh Giang. Từ chống Pháp đến nay, cầu đã phá đi làm lại nhiều
lần. Có lần bị bom Mỹ thả trúng bị hư hại nặng. Đầu cầu phía tả
ngạn đã từng chứng kiến những trận đánh anh dũng của quân và
dân huyện Bình Giang. Đêm 13 tháng 02 năm 1949, quận công an
Bình Giang không nổ súng, vào tước toàn bộ vũ khí của bốt đầu
cầu (bằng chiến thuật hóa trang và nội ứng chiến). Đêm ngày 24
tháng 4 năm 1953, quân dân huyện Bình Giang hợp tác với Trung
đoàn 42, dùng bọc phá, phá tan boong ke kiên cố của bốt đầu cầu,
thu nhiều vũ khí.
Cầu Sặt còn là cầu đường tỉnh lộ 38 và 20. Đường 38 từ Bắc
Ninh qua Cẩm Giàng qua Bình Giang sang gặp đường 39A ở
Chương Xá, tỉnh Hưng Yên. Đường 20 cùng tuyến với đường 38
đến thị trấn Kẻ Sặt, rẽ về phía đông nam, qua huyện Bình Giang
sang huyện Thanh Miện và Ninh Giang, chia huyện Bình Giang
làm hai phần bằng nhau.

Qua cầu Sặt, sông Sặt đi vào nội địa Bình Giang, hữu ngạn là
xã Vĩnh Tuy, tả ngạn là xã Hưng Thịnh, tới xã Vĩnh Tuy, bên tả
ngạn là làng Mao Điền huyện Cẩm Giàng. Năm Cảnh Hưng nguyên
niên (1740), trấn lỵ Hải Dương từ Mặc Đông huyện Chí Linh, gọi là
Thành Vạn, chuyển về đây, xây một thành nhỏ gọi là Dinh Dậu, vì ở
trên bờ sông Vân Dậu giang, tức sông Sặt; thời ấy có một cầu đá bắc
qua sông cho hành khách đi lại giữa Bình Giang và Mao Điền. Đến

12


nay Dinh Dậu và cầu đá không còn, chỉ còn một bài thơ nói về Dinh
Dậu và một bia đá nói về việc bắc cầu qua sông Vân Dậu(*).
Thay cầu, nay có bến đò ngang qua sông gọi là đò Mao, đưa
khách từ làng Hồ Liễn xã Vĩnh Tuy huyện Bình Giang sang làng
Mao Điền huyện Cẩm Giàng và ngược lại. Khúc sông Sặt quãng
này có tên là sông Mao.
Hết xã Vĩnh Tuy đến xã Hùng Thắng và xã Phúc Cầu, bên tả
ngạn xã Phúc Cầu có các làng: Lê Xá, Vũ Xá, Phúc Xá, Phúc Cầu.
Năm 1949, cắt chuyển thôn Phúc Cầu từ huyện Bình Giang, sát
nhập vào xã Mao Điền, huyện Cẩm Giàng để tiện lãnh đạo, vì xã
Phúc Cầu bấy giờ đã nằm sâu trong vùng bị Pháp ngụy tạm kiểm
soát như các xã của huyện Cẩm Giàng bao xung quanh.
Trên bờ sông về phía xã Hùng Thắng, thời chiến tranh chống
Pháp xâm lược, là nơi có lão du kích Đỗ Như Thìn, dùng kèn ống
tre uy hiếp địch. Cụ Thìn kiên trì bám đất, bám dân, chở đò ngày,
đêm đưa cán bộ, bộ dội, dân công, qua sông sang công tác ở vùng
tạm bị chiếm đóng và phá hoại đường 5.
Làng Nhân Kiệt, làng Quang Lễ, làng Pháp Chế (còn gọi là
Hòa Ché) thuộc xã Hùng Thắng, Ở sát bờ sông, được kiến thiết

thành làng chiến đấu liên hoàn, là nơi đã xảy ra hai trận ác chiến
giữa quân dân du kích, bộ đội với hàng ngàn quân địch đến bao

(*)

Bài thơ của Phạm Đình Hổ, in trong tác phẩm "Vũ trung tùy bút" cho ta thấy vị in và nhận
xét của nhà thơ về Dinh Dậu không đặt vào vị trí chiến lược bảo vệ đất nước, thơ bằng chữ
Hán đã được dịch ra quốc ngữ như sau:
Trấn sở Hải Dương trên Hồng Lộ,
Đồn canh văng vẳng tiếng chuông pha
Kinh vua vệ dực, đường gần gũi,
Mặt bể quan hà, dặm thẳm xa.
Bóng nguyệt, xóm Mao trong vắt đứng.
Díp cầu sông Cẩm thắm mù qua
Cánh đồng mang mác khi nhàn ngóng.
Nọ cuộc can qua dấu chưa nhòa.
Thơ sáng tác tháng 7 năm Nhâm Tuất, tức năm 1802 nhân dịp từ kinh đô về vào yết kiến hiệp
trấn Hải Dương họ Ngô.
Bia nói về cầu đá qua sông dựng bên hữu ngạn, thuộc đất làng Hồ Liễn xã Vĩnh Tuy. Bia đề
"Vân tân kiều" nghĩa là cầu cho hành khách qua sông Vân. Bia dựng năm Chính Hòa thứ 20
tức năm 1699. Sông Sặt thủa ấy có tên là Vân Dậu Giang, gần bia ấy có nhiều bia ghi tên
những người công đức, góp tiền để dựng cầu.

13


vây, đốt phá, đào hầm hàng ngày và đóng tại đấy một đêm để lùng
sục.
Hết xã Hùng Thắng đến xã Long Xuyên bên hữu ngạn, bên tả
ngạn là đất huyện Cẩm Giàng. Ở khúc sông ấy, sông Sặt tiếp nhận

sông Cầu Giải của huyện Cẩm Giàng. Chỗ hai sông gặp nhau gọi
là ngã ba Tuần Ché.
Sông Sặt đi sát vào phía bắc làng Cậy. Làng Cậy là làng có
nghề gốm cổ truyền, đã nặn và nung gạch theo mẫu triều Trần: nặn
và nung bức phù điêu mô tả quân và dân triều Trần thắng giặc
Nguyên Mông; nặn và nung ngói kiểu cổ, phục vụ cho xây dựng
tượng đài Trần Hưng Đạo trên núi Yên Phụ, huyện Kim Môn năm
1998 và trùng tu di tích lịch sử đền Côn Sơn, Kiếp Bạc thuộc
huyện Chí Linh, cùng các di tích của cố đô Huế. Đầu làng Cậy có
cầu lớn bắc qua sông Sặt nối đường 194 với quốc lộ số 5, hoàn
thành năm 1989. Gần đấy còn có cống lớn xây năm 1962, thay cho
cống cũ quá nhỏ hẹp để lấy nước cho nội đồng cả huyện.
Gần hết địa phận xã Long Xuyên, sông Sặt có một nhánh qua
đập Bá Thủy, sang sông Đĩnh Đào, sông ngăn cách địa giới của
huyện Bình Giang với huyện Gia Lộc. Đập Bá Thủy xây năm
1962; làng Bá Thủy trước thuộc huyện Gia Lộc, chuyển sang xã
Long Xuyên, huyện Bình Giang từ năm 1949. Gần Bá Thủy có cầu
Đại Mại, bằng gỗ, bắc từ thời Lê Chính Hòa, cuối thể kỷ XVII.
Đây là cây cầy to đẹp, được ghi vào bia đá đương thời.
Sông Đĩnh Đào: chảy từ bắc xuống nam, có nhiều khúc uốn
lượn qua cống An Thổ ra sông Luộc và qua cống Cầu Xe ra cửa
sông Thái Bình. Bên hữu ngạn thuộc xã Cổ Bì có trạm bơm tiêu
úng lớn ở đây còn có một cầu phao, tiện cho nhân dân Bình Giang
và Gia Lộc qua lại.
Sông Cửu An: chảy dọc phía tây huyện Bình Giang, bắt đầu từ
Cống Tranh. Sông còn có tên là sông Kênh Hai, sông Hà, sông Tây
Kẻ Sặt. Cống Tranh xây khoảng năm 1924, sau có nhiều lần tu sửa,
mặt cống là đường tỉnh lộ 38 đi sang tỉnh Hưng Yên. Cánh cống có
thể đóng mở để điều tiết nước sông Sặt và sông Cửu An. Cống to
rộng có thể cho thuyền trọng tải trên chục tấn qua lại được. Từ

cống xuống phía nam có đoạn sông dài độ một cây số đào để thay
14


đổi dòng sông khi xây cống, cho nên gọi là sông đào Sa Lung, tên
một làng thuộc huyện Ân Thi. Tả ngạn sông là làng Tranh Trong,
Châu Khê, Lương Ngọc, Ngọc Cục, Tào Khê thuộc xã Thúc
Kháng. Hữu ngạn có đền Ủng thờ Phạm Ngũ Lão, một danh tướng
nhà Trần, đánh thắng quân Nguyên thế kỷ thứ XIII. Ven sông bên
Bình Giang có vực Châu Khê, miễu Gai thuộc làng Ngọc Cục, toàn
giống tre gai, miếu Tào thuộc làng Tào Khê, toàn cây lộc vừng.
Qua sông, quãng giáp đền Ủng, trước có cầu đá; giữa làng Ngọc
Cục và làng Đầu có cầu gỗ, miếu Gai, miếu Tào, cầu đá, cầu gỗ
nay không còn. Phía trong đê bên làng Ngọc Cục còn di tích một
bia đá nhỏ đề "Hoàng Thị Kiều Bi" nghĩa là bia ghi sự tích cầu của
chợ Hoàng. Nhân dân kể lại, sông Cửu An đến địa phận làng Ngọc
Cục có bến Vàng, trên bến Vàng có một chợ nhỏ mang tên của
bến, tức chợ làng Ngọc Cục, trước cách mạng Tháng 8 năm 1945,
khi có chợ Hà thì chợ Ngọc Cục tan dần.
Qua xã Thúc Kháng, đến xã Thái Dương, quãng làng Hoàng
Sơn có chợ Hà và một cầu phao sang đất huyện Ân Thi, tỉnh Hưng
Yên; nối đường 194 với đường 38. Ở đây còn có một cống lớn xây
năm 1965, trên cơ sở mở rộng nâng cao cống cũ quá nhỏ lấy nước
sông vào nội đồng toàn huyện. Từ cống này có con sông đào dọc
đường 194, ăn thông với cống Cậy.
Hồi kháng chiến chống Pháp năm 1951, Pháp ngụy đến đóng
bốt trong ngôi chùa làng Hoàng Sơn, bên chợ Hà. Năm 1952 có
trận do nữ du kích ? Thị Tốn, người ấp Kinh Dương lãnh đạo, đột
nhập vào chợ, Thị Tốn đâm tên tay sai của địch là Nguyễn Văn
Thơm, người làng Mộ Trạch từng chỉ điểm cán bộ kháng chiến cho

địch bắt. Tháng 10 năm 1953 bộ đội huyện hạ bốt Hà, thu toàn bộ
vũ khí.
Từ chợ Hà xuống có Vực Cương, Vực Hai; Vực Hai đã lấp
thành đất thổ cư, nhân dân làng Hà Tiên và làng Thái Khương có
cánh đồng bên hữu ngạn sông Cửu An, lập khu dân cư gọi là ấp Hà
Tiên và xóm Thái Khương. Ở hai nơi này trước có cầu tre, rồi cầu
xi măng cho dân đi lại đến nay không còn.
Khoảng thế kỷ thứ XIX đê sông Hồng vỡ 18 lần, triều đình
nhà Nguyễn giao cho các quan, huy động dân phu, khơi sâu lòng
15


sông để nước chóng thoát và đắp đê nhỏ để giữ từng vùng. Do đấy
có con đê nhỏ bao quanh 3 mặt huyện Bình Giang qua các xã Thái
Dương, Thúc Kháng, Tráng Liệt, Vĩnh Tuy, Hùng Thắng, Long
Xuyên, Cổ Bì, dọc theo bờ sông Cửu An, Kẻ Sặt và Đĩnh Đào.
Chân đê có nhiều cống để lấy nước, tháo nước; cho đồng ruộng
như cống Hà, cống Tranh, cống Cầu Xộp, cống Hồ Liễn, cống
Kiệt, cống Cậy... Tiếp các cống ấy đều có ngòi đi sâu vào trong
đồng.
Tục truyền, thế kỷ thứ XIII nhà Trần chống quân Nguyên, có
lần đi qua sông Cửu An sang Thái Bình. Quân đi đến đâu khơi
sông sâu đến đấy, thuyền đi qua thì lấp lại.
Gần đây, nhờ có tầu hút bùn, nhân dân lấy đất lòng sông Cửu
An lấp những thùng, vũng ven đê thành thổ cư và vườn trồng cây
ăn quả. Lòng sông thêm sâu. thuyền máy trọng tải trên 10 tấn đi lại
thuận lợi.
Hết địa phận huyện Bình Giang, sông Cửu An chảy qua đập
Neo huyện Thanh Miện ra sông Luộc, còn có nhánh chảy sang
huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Năm Minh Mệnh thứ hai (1831), thành lập tỉnh Hưng yên, đã
cắt 3 làng Kinh Trang, Kinh Dương, Thái Thượng trên tả ngạn
sông Cửu An, từ huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên về huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương. Đưa làng Đào Xá thuộc xã Thúc Kháng
huyện Bình Giang ở trên hữu ngạn sông Cửu An về huyện Ân Thi,
tỉnh Hưng Yên.
Phía nam huyện Bình Giang có con sông nhỏ mang tên sông
Chùa Khu, sông Cầu Cốc, Cầu Lầm đi song song với địa giới giữa
huyện Bình Giang và huyện Thanh Miện có khúc thuộc huyện
Thanh Miện, có khúc thuộc đất Bình Giang. Sông bắt đầu từ sông
Cửu An, chảy vào đất Thanh Miện, hết xã Ngô Quyền thì vào đất
Bình Giang, qua các làng Quàn, Chương Cầu, Bình Đê xã Bình
Xuyên gọi là sông Di, rồi lại về đất Thanh Miện, ra gặp sông Đĩnh
Đào. Tên sông là lấy tên địa phương mà sông chảy qua. Cầu Cốc là

16


cầu của đường 20 qua sông, thuộc địa phận làng Cốc huyện Thanh
Miện, cách Hòa Loan, huyện Bình Giang không xa (*) .
Sông Sặt, sông Cửu An, sông Đĩnh Đào (còn có tên là sông
Đinh Đào) phục vụ cho việc tưới, tiêu nước huyện Bình Giang, lại
là tuyến đường giao thông thủy để huyện Bình Giang giao lưu với
khắp nơi trong nước. Lỵ sở. Theo sách xưa để lại, lỵ sở của phủ
Thượng Hồng ở làng Lê Xá, tổng Phú Cầu. Nay làng Lê Xá đã
chuyển về huyện Cẩm Giàng, ở đây không còn di tích của lỵ sở, lỵ
sở của huyện Đường An ở làng Vĩnh Lại xã Vĩnh Tuy cũng không
còn di tích.
Sách "Dư địa chí" tỉnh Hải Dương viết năm Thành Thái thứ tư
(1893) nói: Văn miếu tỉnh Hải Dương trước ở làng Vĩnh Lại, có 2

gian chính tẩm, 5 gian bái đường. Thời Quang Trung, tức năm
1788 đến 1792, văn miếu tỉnh chuyển về Mao Điền, huyện Cẩm
Giàng ở làng Vĩnh Lại xã Vĩnh Tuy còn khu đất gọi là Văn miếu.
Năm Minh Mệnh thứ 3 tức năm 1822 đổi tên huyện Bình
Giang ra Năng Yên, năm Minh Mệnh thứ 12 tức năm 1831 đổi lỵ
sở về khu đất thuộc làng Hoạch Trạch tức làng Ninh Bình mà ta
vẫn gọi là Phủ cũ.
Năm Đồng Khánh thứ (1885), huyện Đường An đổi tên là
Năng Yên. Năm 1898, người Pháp bỏ cấp phủ. Phủ Bình Giang
đóng trên đất huyện Năng Yên, tri phủ Bình Giang đổi sang giữ
chức của tri huyện Năng Yên, đổi tên huyện Năng Yên là Phủ Bình
Giang, tuy gọi là phủ nhưng thực chất chỉ quan lý một huyện. Từ
(*)

Trong dân gian còn truyền: ông Đỗ Uông người làng Thanh Tùng huyện Thanh Miện, đỗ
Bảng nhãn khoa Bính Thìn tức năm 1556, ông Phạm Trấn người làng Phạm Trấn huyện Gia
Lộc đỗ Trạng nguyên cùng khóa với ông Đỗ Uông, hai ông cùng về vinh qui qua Cầu Cốc.
Bấy giờ ở Cầu Cốc có cửa hàng bán cơm của cô Loan, một cô gái có nhan sắc. Hai ông đã
làm bài thơ nôm "Cô Loan bán làng Cầu Cốc "Tài tình là mỗi câu của bài thơ đều có tên của
hai thứ chim. Bây giờ khi nói đến Cầu Cốc, đọc bài thơ để mua vui. Thơ như sau:
Cá nhẩy, diều bay, gặp hội rống .
Cô Loan, cầu Cốc, bán hàng đông.
Gót câu, đủng đỉnh, dâng lòng vịt.
Mắt phượng, long lanh, hiến chả mòng.
Chèo bẻo, véo von, chào quý khách,
Chích bông, ríu rít, bận chân hồng.
Loài này, lúc phát, loài anh, yến,
Gặp buổi vinh hồi lương quốc công.

17



đấy tên Phủ Bình Giang thay cho tên huyện Năng Yên, sau tháng
8-1945 lại đổi tên Phủ Bình Giang là huyện Bình Giang.
Lỵ sở đắp như một tòa thành nhỏ, chu vi 208 trượng, tức
832m, cao 7 thước tức 2m84, xung quanh có hào và có 3 cửa ra
vào. Năm 1883, một tướng của phong trào yêu nước Bãi Sậy tên là
Tán Khoát, quê ở xã Bói Giang, tổng Đông Cao huyện Ninh
Giang, Phủ Hạ Hồng, tức thôn Bói xã Tân Hưng, huyện Ninh
Giang ngày nay, đem súng về hàng Pháp. Pháp phong cho làm tri
huyện Vĩnh Bảo, rồi thăng tri phủ Bình Giang. Tán Khoát cho
nhân dân đến ở xung quanh thành, lập ra làng Ninh Bình, cái tên
Ninh Bình do Tán Khoát đặt lấy chữ Ninh là chữ đầu của tên
huyện Ninh Giang quê Khoát và chữ Bình là chữ đầu của tên phủ
Bình Giang, nơi Khoát đến trị nhậm. Đến nay thành Bình Giang bị
phá không còn di tích.
Năm 1925, lỵ sở Bình Giang chuyển lên địa phận làng Tráng
Liệt gần phố Kẻ Sặt. Xung quanh sở cũng đào hào đắp lũy, trồng
cây kín đáo, nơi làm việc xây nhà một tầng kiểu công đường, với
các công trình phụ, có một cổng ra vào. Trước lỵ sở có nhà y tế
nhỏ, do một y tá trưởng cai quản, một sân quần vợt nhỏ ở lỵ sở
này. Ngày 12 tháng 8 năm 1945, đại diện của huyện bộ Việt Minh
Bình Giang vào tước súng của tri huyện. Ngày 18 tháng 8 năm
1945, vào thu sổ sách và đuổi tên tri huyện cuối cùng ra khỏi
huyện. Ngày 20 tháng 8 năm 1945, nhân dân toàn huyện lên họp
mít tinh ở sân quần vợt trước trụ sở huyện, lập ủy ban cách mạng
lâm thời huyện. Tri huyện cuối cùng tên là Hà Trường Thịnh, là
người mới ra nhận chức, chưa có tội ác với nhân dân, ngay từ buổi
đầu đã cam đoan làm đúng lệnh của Việt Minh huyện, lại có bạn
cùng học là ông giáo Hiến đảm bảo nên được đối xử khoan hồng.

Buổi đầu lỵ sở được sử dụng làm trụ sở của ủy ban cách mạng lâm
thời và các cơ quan của huyện, nay trên đất ấy xây hội trường của
Huyện đội.
Cuộc kháng chiến lan đến đất Bình Giang, ủy ban kháng chiến
huyện do đồng chí Hoàng Sỹ Thục làm chủ tịch, rời lỵ sở từ phố
Kẻ Sặt về nơi giữa huyện, ly sở cũ của huyện Bình Giang tức Phủ
cũ.
18


Hình thái chiến tranh chuyển sang thế cài răng lược, cơ quan
lãnh đạo Đảng, chính quyền, quân sự, mặt trận, lùi vào bí mật. Văn
phòng đóng lưu động ở các làng thuộc xã Bình Xuyên, Nhân
Quyền, Hồng Khê, Cổ Bì. Chỉ có điểm tiếp dân là công khai với
mọi người. Công tác bí mật rất được coi trọng.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, năm 1954, trụ sở các cơ quan
huyện về đặt ở phố Kẻ Sặt, nhưng đến thời gian chống Mỹ, năm
1962, lại rời về Phủ cũ.
Ngày 5 tháng 2 năm 1977, huyện Bình Giang hợp với huyện
Cẩm Giàng thành huyện Cẩm Bình, trụ sở xây dựng ở xã Lai Cách
thuộc huyện Cẩm Giàng, bên cạnh đường 5, cách thành phố Hải
Dương 8 km.
Ngày 1 tháng 4 năm 1997, lập lại huyện Bình Giang, trụ sở
mới kiến thiết trên đất thuộc thị trấn Kẻ Sặt.
Huyện Bình Giang ngày trước còn có một văn chỉ thờ đức
Khổng Tử và các tiên hiền. Văn chỉ do người làng Hoạch Trạch là
Nhữ Đình Toản, đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tuất, tức năm 1736, làm
quan đến chức Tham tụng, thượng thư bộ binh, trí sĩ (*) phong
Quốc lão đã cúng đất bỏ tiền ra xây nhà, lại cúng ruộng để lấy hoa
lợi chi cho việc tế lễ hàng năm. Năm Quý Mão, tức năm 1843, di

về xây trên nền văn chỉ của làng Hoạch Trạch. Đến nay văn chỉ
không còn, đất đã chia cho nhân dân làm nhà ở.
Chỉ còn một bia đá cao hơn đầu người lưu giữ ở khu đất đình
làng Hoạch Trạch, trước miếu thờ Thành hoàng, bia dựng năm
Giáp Thìn tức năm 1844, niên hiệu Thiệu Trị thứ 4. Văn bia do tiến
sĩ Vũ Như Phiên tức Phan, người Lương Ngọc, đỗ khoa Bính Tý,
tức năm 1826 soạn. Một mặt bia ghi là "Đường An văn chỉ bi"
nghĩa là bia ghi về văn chỉ huyện Đường An, một mặt ghi là
"Đường An lịch đại tiên hiền bi" nghĩa là bia ghi tên các tiên hiền
của huyện Đường An qua các triều đại. Tất cả trên bia ghi 108 tiên
hiền, những người này hầu hết đỗ Tiến sĩ.
Trụ sở các cơ quan huyện Bình Giang từ năm 1999 được xây
dựng kiên cố nhiều tầng, trang bị hiện đại trên khu đất thuộc thị
trấn Kẻ Sặt, từ giáp phố kéo dài theo đường 20 về phía đông nam,
(*)

Trí sĩ: Về hưu

19


ở đây còn có đền liệt sĩ, một sân vận động, một trường THPT. Phủ
cũ là khu đất giữa huyện, có một trường THPT, một trung tâm y tế
của huyện.
* Các tổng, xã của huyện Bình Giang thời đại phong kiến:
"Dư địa chí" của Nguyễn Trãi nói huyện Đường An có 59 xã,
nhưng không nói tên tổng, tên làng.
Sách Tên làng xã Việt Nam đầu thể kỷ XIX, cụ thể là năm
1810, cho biết:
Huyện Đường an có 10 tổng, 67 thôn xã.

1- Tổng Vĩnh Lại có 4 xã: Vĩnh Lại, Thượng Khuông, Tuy
Lai, Triền Đông.
2- Tổng Tông Tranh có 8 xã, thôn: Tông Tranh, Trang Liệt,
thôn Trung, thôn Phục Lễ, thôn Phụng Cán, thôn Bằng Tề thuộc xã
My Thự, My Khê, Châu Khê.
3- Tổng Ngọc Cục có 4 xã: Ngọc Cục, Hà Xá, Hoàng Đường,
Hào Xá.
4- Tổng Thi Cử có 10 xã, thôn: thôn Thi Cử, Bá Đông, Diên
Tiền, Trạch Xá thuộc xã Thi Cử; Cao Xá, My Cầu, Mộ Trạch,
Trâm Khê; thôn Thị, thôn An Đông thuộc xã Nhữ Xá.
5- Tổng Đường An có 7 xã, thôn: thôn Đường An, Mỹ Trạch
thuộc xã Đường An; Phú Đăng, Hoạch Trạch, Đình Tổ, Trương
Cầu, Lôi Dương.
6- Tổng Minh Loan có 6 xã: Minh Loan, Dương Xá, Bằng
Đê, Bằng Cách, Đan Loan, Bùi Xá.
7- Tổng Lôi Khê có 7 xã: Lôi Khê, Trinh Nữ, Hệ Bì, Bùi
Khê, Cam Xá, Bì Đổ, Ô Xuân.
8- Tổng Triền Đổ có 8 xã, thôn: Triền Đổ, Lôi Trì, Hương
Gián, Bất Đoạt, Phú Đa, Hương Lễ; thôn Nhị thuộc xã Phú Thuận.
9- Tổng Bằng Dã có 6 xã: Bình Dã, Quang Lễ, Thuần
Lương, Kệ Gián, Nhân Kiệt, Pháp Chế.
10- Tổng Phúc Cầu có 7 xã, thôn: Phúc Cầu, Hạ Khuông, Hồ
Liễn, thôn Vũ, thôn Lê Xá thuộc xã Vũ Xá, Tuấn Kiệt.
Thời Minh Mệnh nói huyện Đường An có 10 tổng và 67 xã,
cũng không nói tên tổng, tên làng, tên xã. Theo báo cáo của công
20


sứ Pháp năm 1900, năm coi là đã bình định được toàn tỉnh, thì
huyện Bình Giang có 10 tổng, 70 xã, dân số 35.870 người.

Nay kể tên 10 tổng, 70 xã, cùng dân số như sau.
1. Tổng Lý Đỏ dân số: 2610 người gồm: Xã Lôi Trì: 500; xã
Nam Gián: 700; xã Phú Đa- 500; xã Phú Thuận: 300; xã Lý Đỏ:
500; xã Bát Đoạt: 50; xã Hợp Lễ: 60.
2 - Tổng Bằng Giã dân số: 4590 người gồm: Xã Thuần
Lương: 120; xã Nhân Kiệt: 100, xã Quang Lễ: 1100; lã Kệ Gián:
1100; xã Pháp Chế: 140; xã Bằng Giã: 80; xã Tân Hưng: 550.
3 - Tổng Vĩnh Lại dân số: 3000 người gồm: Xã Vĩnh Lại:
900; xã Lý Đông: 900; xã Tuy Lai: 950; xã Thượng Khuông: 250.
4 - Tổng Lôi Khê dân số. 3.000 người gồm: Xã Lôi Khể:
3501 xã Trinh Nữ: 500; xã Lý Long: 80; xã Ô Xuyên: 800; xã Tam
Xá: 200; xã Bì Đổ: 600; xã Hạ Bì: 350; xã Bùi Khê: 120.
5- Tổng Ngọc Cục dân số: 2870 người gồm: Xã Ngọc Cục:
700; xã Hà Xá: 700; xã Kim Dương: 250; xã Lương Ngọc: 900; xã
Thái Khương: 320
6 - Tổng Bình An dân số: 4230 người gồm: Xã Bình An: 300;
xã Đinh Tổ: 1000; xã Chương Cầu: 180; xã Phú Khê: 800; xã
Hoạch Trạch: 900; xã Mỹ Trạch: 250; xã Lôi Dương: 800
7 - Tổng Tuyển Cử dân số: 4850 người gồm: Xã Tuyển Cử:
200; xã Cao Xá: 650; xã Trạch Xá: 300; xã Mộ Trạch: 1600; xã
Trâm Khê: 300; xã My Cầu: 400; xã Quang Tiền: 100; xã An
Đông: 550; xã Nhữ Thị: 600; xã Bá Đông: 150.
8 - Tổng Hòa Loan dân số: 3110 người gồm: Xã Hòa Loan:
560; xã Đan Loan: 600; xã Dương Xá: 350; xã Bình Đê: 500; xã
Bình Cách: 400; xã Bùi Xá: 700.
9 - Tổng Phúc Cầu dân số: 2130 người gồm: Xã Phúc Cầu:
150; xã Hạ Khuông: 650; xã Tuấn Kiệt: 350; xã Vũ Xá: 120; xã Lê
Xá: 260; xã Phúc Xá: 400; xã Hồ Liễn: 200
10 - Tổng Thị Tranh dân số: 5480 người gồm: Xã My Thữ:
200; xã Bằng Trai: 200; xã Châu Khê: 230; xã Phục Lễ: 250; xã

Thị Tranh: 230; xã My Khê: 220; xã Phụng Viện: 350; xã Tráng
Liệt: 3000; xã Đông Xá: 800.
21


PHẦN HAI
GIÀNH CHÍNH QUYỀN,
THIẾT LẬP CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
* GIÀNH CHÍNH QUYỀN, THIẾT LẬP LIÊN XÃ:
9 giờ sáng ngày 12 tháng 8 năm 1945: Đại diện của Mặt trận
Việt Minh huyện Bình Giang vào tước vũ khí của tri huyện Hà
Trường Thịnh. Tri huyện đầu hàng, xin nộp vũ khí.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945: Giương cao lá cờ đỏ sao vàng,
Mặt trận Việt Minh huyện Bình Giang lãnh đạo nhân dân các xã
trong huyện kéo vào lỵ sở huyện giành chính quyền. Đồng chí Vũ
Duy Tiêu, thay mặt Mặt trận Việt Minh huyện tuyên bố xóa bỏ
22


chính quyền thực dân, phong kiến, giải thích chính sách khoan
hồng đối với tri huyện Hà Trường Thịnh cùng bọn nha lại và lính
cơ, tịch thu triện dấu và sổ sách của huyện đường.
Ngày 20 tháng 8 năm 1945: mít tinh toàn huyện, lập Ủy ban
cách mạng lâm thời. Đồng chí Vũ Dương Ái, tức Hoàng Tâm làm
Chủ tịch, Vũ Đình Thê làm Phó chủ tịch.
Đội trừ gian của huyện do đồng chí Đỗ Mãi, người làng Ngọc
Cục làm đội trưởng, đồng chí ? Hoách người làng Nhân Kiệt làm
đội phó, cùng đội tự vệ Việt Minh các làng, đập tan có hiệu quả
hành động của các phần tử phản cách mạng, dẹp yên nạn trộm
cướp, cờ bạc, nghiện hút, giữ vững trật tự an ninh, nhân dân vô

cùng phấn khởi.
Ngày 22 tháng 8 năm 1945: lập xong hệ thống chính quyền
cách mạng lâm thời cấp xã, xóa bỏ cấp tổng> Đầu năm 1946, thành
lập các liên xã.
Ngày 06 tháng 01 năm 1946: Thực hiện phổ thông đầu phiếu
toàn huyện, trai gái từ 18 tuổi trở lên đều được đi bỏ phiếu, bầu ra
Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đồng chí
Vũ Duy Hiệu, người làng Vĩnh Lại trúng cử đại biểu Quốc hội
khóa đầu.
Ngày 26 tháng 4 năm 1946: toàn cử tri đi bỏ phiếu bầu các đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương và đại biểu Hội đồng nhân
dân của liên xã, gọi tắt là xã.
Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội
thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946, nhà nước cách mạng không
chủ trương bầu Hội đồng nhân dân huyện.
Ngày 05 tháng 7 năm 1946: đại biểu Hội đồng nhân dân các
xã trong huyện đi bỏ phiếu bầu ủy ban hành chính. Từ sau ngày
cách mạng thành công đến đây, chính quyền các cấp mời là lâm
thời. Từng phiếu bầu ghi rõ chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy
viên thư ký. Kết quả đã trúng cử: Chủ tịch Hoàng Sĩ Thục, Phó chủ
tịch Phạm Đình Thủy, Ủy viên thư ký Vũ Huy Phú.
Hiến pháp được Quốc hội thông qua ngày 31 tháng 12 năm
1959 mới nói đến các nam nữ cử tri trong huyện đi bầu Hội đồng
nhân dân huyện và Hội đồng nhân dân huyện cử ra Ủy ban nhân
23


dân huyện. Từ đó mới có Hội đồng nhân dân 3 cấp: tỉnh, huyện, xã
như ngày nay.
Ban đầu huyện Bình Giang có 22 liên xã. Đó là: Hưng Thịnh,

Phúc Cầu, Tráng Liệt, Thúc Kháng, Vĩnh Tuy, Hồng Mỹ, Vĩnh Thị,
Vạn Thắng, Tam Quang, Tân Việt, An Mỹ, Long Xuyên, Hồng
Khê, Cổ Bì, Thái Học, Nhân Quyền, Bình Xuyên, Thái Dương,
Ngọc Hà, Tân Hồng, Bình Minh, Thái Hòa.
Qua những năm kháng chiến chống Pháp, những năm tiến
hành cải cách ruộng đất, có 6 lần điều chỉnh địa giới của liên xã:
1- Năm 1949, bàn giao xã Phúc Cầu cho huyện Cẩm Giàng vì
xã Phúc Cầu cùng hoàn cảnh bị địch tạm chiếm như toàn huyện
Cẩm Giàng, ba mặt giáp với các xã thuộc huyện Cẩm Giàng.
2 - Năm 1950, địch chiếm đường 20, để tiện chỉ đạo kháng
chiến, giải thể xã An Mỹ, đưa làng Bình An xã An Mỹ về xã Tân
Việt. Làng Bá Đông, làng Mỹ Tranh xã An Mỹ về xã Bình Minh.
3 - Năm 1951, địch đóng bốt Hà Chợ, thuộc làng Hoàng Sơn
xã Ngọc Hà, để tiện việc lãnh đạo kháng chiến đã giải thể xã Ngọc
Hà, đưa làng Ngọc Cục, làng Tào Khê, xã Ngọc Hà về xã Thúc
Kháng; làng Hoàng Sơn, làng Hà Đông, làng Hà Tiên xã Ngọc Hà
về xã Thái Dương.
4 - Trong kháng chiến, địch đào hầm lấy được con dấu của ủy
ban xã Vạn Thắng, Ủy ban xã xin khắc dấu khác và đổi tên là xã
Hùng Thắng để phòng địch lợi dụng.
5-Trong cải cách ruộng đất (năm 1955), hợp xã Hùng Thắng
với xã Tam Quang lấy tên là xã Hùng Thắng. Cắt làng Hồ Liễn của
xã Hùng Thắng đưa về xã Vĩnh Tuy .
Hợp xã Vĩnh Thị với xã Hồng My thành xã Vĩnh Hồng.
6 - Năm 1958, tách phố Kẻ Sặt, làng Đồng Xá, ấp Thanh Hải
của xã Tráng Liệt ra khỏi xã Tráng Liệt, lập thị trấn Kẻ Sặt thành
một đơn vị hành chính ngang với một xã.
Đến năm 2000, huyện Bình Giang có 17 xã và 1 thị trấn. Đó
là: Hưng Thịnh, Tráng Liệt, Vĩnh Tuy, Thúc Kháng, Thái Dương,
Vĩnh Hồng, Hùng Thắng, Long Xuyên, Tân Việt, Hồng Khê, Cổ

Bì, Nhân Quyền, Bình Xuyên, Thái Học, Thái Hòa, Tân Hồng,
Bình Minh, thị trấn Kẻ Sặt.
24


Xã và thị trấn, là đơn vị hành chính cấp cơ sở của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mỗi xã, thị trấn có Đảng ủy
xã, thị trấn, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã, thị trấn và
Ban mặt trận xã, thị trấn, ủy ban mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
quần chúng: Thanh niên, Phụ Nữ, Cựu chiên binh, Chữ thập đỏ,
Người cao tuổi...
* Những địa danh và đặc điểm nổi bật của rừng làng, từng xã
và thị trấn thời điểm năm 2000.
1 - Thị trấn Kẻ Sặt
Năm 2000: Diện tích: 93,37 ha. Dân số: 4.166 người
Năm 2015: Diện tích 62,73ha, dân số 5033 khẩu.
Dân số các khu năm 2000:
Từ xã Tráng Liệt tách ra năm 1958, thị trấn Kẻ Sặt có khu dân cư:
Khu 1 có: 1007 người,
Khu II có: 724 người;
Khu III có: 664người;
Khu IV có: 966 người;
Khu V - làng Đồng Xá có : 648 người;
Khu VI - ấp Thanh Hải có: 157 người.
Khu I, II, III, IV là 4 khu thuộc phố và chợ Kẻ Sặt, nơi buôn
bán sầm uất nhất huyện. Nhân dân là người địa phương và người
các nơi khác đến buôn bán, kinh doanh. Có đường bộ, đường thủy
đi Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh miền Bắc và miền Nam. Có ôtô
hàng chạy suốt đến Sài Gòn và ngược lại.
Trước cách mạng Tháng 8 năm 1945, ở phố Sặt có một số cửa

hàng bách hóa, thuốc bắc, cân thóc gạo của Hoa Kiều, nay không
còn Hoa Kiều nào buôn bán ở đây.
Phố kéo dài từ Cầu Vồng làng Tráng Liệt đến đầu cầu Sặt. Mặt
đường rải nhựa áp phan, hai bên có cống thoát nước. Hai bên phố có
cửa hàng, xưởng thợ, bán đủ thứ, phục vụ cho yêu cầu của cả một
vùng. Mặt hàng nổi bật là: máy và phụ tùng máy xay xát, đập tuốt
lúa, máy bơm. Ban đêm đường phố có sáng ánh điện cao áp.
Chợ có quán xi măng và quán ngói, lối đi chạt cứng, trời mưa
không lầy lội. Bánh đa đường Kẻ Sặt là đặc sản của địa phương.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×