Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Chuyên Đề Nghiên Cứu Sinh Thành Phần Loài Khu Hệ Cá, Tôm Phân Bố Vùng Ven Biển Sóc Trăng-Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.98 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU SINH

THÀNH PHẦN LOÀI KHU HỆ CÁ, TÔM
PHÂN BỐ VÙNG VEN BIỂN SÓC TRĂNG-BẠC LIÊU

Nghiên cứu sinh:
MAI VIẾT VĂN

Cán bộ hướng dẫn:
TS. HÀ PHƯỚC HÙNG

Cần Thơ, 12/2009


LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện chuyên đề, Tác giả xin chân thành cảm ơn
Tiến sĩ Hà Phước Hùng và Tiến sĩ Trần Đắc Định đã trực tiếp hướng dẫn khoa học
và tận tình quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành tốt chuyên
đề nghiên cứu tại Trường Đại Học Cần Thơ.
Chân thành cảm ơn lãnh đạo Bộ môn Quản lý và kinh Tế Nghề cá và quý đồng
nghiệp đã hỗ trợ về thời gian, vật chất và tạo mọi đei62u kiện tốt nhất giúp tác giả
hoàn thành tốt chuyên đề.
Chân thành cảm ơn quý cơ quan: Chi cục Khai Thác Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, Chi
cục Khai Thác Thủy Sản tỉnh Bạc Liêu, Viện Hải Sản hải Phòng đã cung cấp nhiều
tài liệu, số liệu quan trọng cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi khác để tác giả
hoàn thành tốt công việc nghiên cứu.
Cuối cùng là lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân đặc biệt là bà xã
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hiền đã tận tình giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt thời


gian học tập và thực hiện chuyên đề.
Kính chúc sức khỏe và mọi điều tốt lành luôn đến với Quý vị trong cuộc sống!
Cần Thơ, ngày 12 tháng 12 năm 2009
Nghiên cứu sinh

Mai Viết Văn


TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu về thành phần loài khu hệ cá phân bố vùng ven biển Sóc
Trăng-Bạc Liêu từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2008 đã phát hiện được 240 loài cá
thuộc 146 giống, 66 họ, 18 bộ. Bộ cá chiếm ưu thế tuyệt đối ở tất cả các bậc phân
loại là bộ cá vược (Perciformes) với 126 loài (chiếm 52,50%), trong đó họ cá Khế
(Carangidae) là họ có số lượng thành phần loài phong phú nhất. Xếp thứ hai là
Bộ cá Trích (Clupeiformes) với 27 loài (chiếm 11,25%). Bộ cá Bơn
(Pleuronectiformes) có 18 loài (7,50%). Bộ cá Mù làn (Scorpaeniformes) có 12
loài (5%). Bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) có 12 loài (5%). Bộ cá Đối
(Mugiliformes) có 9 loài (3,75%). Bộ cá Chình (Anguilliformes) có 8 loài
(3,32%). Bộ cá Nheo (Siluriformes) có 8 loài (3,32%). Các Bộ cá còn lại có từ 1
đến 6 loài (<2,50%). Trong số các loài cá được nghiên cứu thì 60 loài có giá trị
kinh tế và 3 loài ở trong sách đỏ Việt Nam (2000).
Về cầu trúc thành phần loài khu hệ tôm phân bố vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc
Liêu đã phát hiện có 26 loài tôm, thuộc 13 giống, 6 họ, 2 bộ. Trong đó các giống
Penaeus, Parapenaeopsis, Fenneropenaeus, Metapenaeus, Metapenaeopsis và
Marsupenaeus có ý nghĩa quan trọng đối với nghề nuôi và khai thác ven biển.
Từ khóa: Thành phần loài cá, tôm, ven biển, Sóc Trăng, Bạc Liêu
ABSTRACT
Study on the species composition of fishes distributed in the coastal areas of Soc
Trang-Bac Lieu was carried out from January to December, 2008. Results show
that there are 240 species belonging to 146 genus, 66 families and 18 orders.

Perciformes is the richest group (126 species, 52.50%), meanwhile Carangidae is
the highest abundant one. The following groups are as follows: Clupeiformes (27
species, 11.25%), Pleuronectiformes (18 species, 7.50%), Scorpaeniformes (12
species, 5%), Tetraodontiformes (12 species, 5%), Mugiliformes (9 species,
3.75%), Anguilliformes (8 species, 3.32%), Siluriformes (8 species, 3.32%), and
the orthes (1-6 species, <2.50%). Among of them, 60 species are the commercial
species and 3 species are listed in Red Book of Vietnam.
The species composition of shrimp indicated there are 26 species of shrimp
distributed in the coastal areas of Soc Trang-Bac Lieu belong to 13 genus, 6
families and 2 orders. The most common species which is belonging to the genera
of Penaeus and the following ones are Parapenaeopsis, Fenneropenaeus,
Metapenaeus, Metapenaeopsis và Marsupenaeus. Those species are the important
species for aquaculture and fisheries in the research area.
Keywords: The species composition, fishes, shrimps, Soc Trang, Bac Lieu
Title: Species composition of fishes and shrimps distributed in the coastal areas
of Soc Trang-Bac Lieu



1.1.1MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ .....................................................................................................................i
Tóm tắt......................................................................................................................... ii
Mục lục....................................................................................................................... iii
Danh sách bảng ............................................................................................................v
Danh sách hình .............................................................................................................v

Danh mục từ viết tắt ..................................................................................vi
Chương I: Đặt vấn đề ...................................................................................................1
Chương II: Tổng quan tài liệu ......................................................................................3

2.1. Lịch sử nghiên cứu nguồn lợi cá biển ở Việt nam. .................................... 3
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1975........................................................................3
2.1.2. Giai đoạn sau năm 1975............................................................................4
2.2. Lịch sử nghiên cứu nguồn lợi tôm biển ở Việt nam.....................................7
2.2.1. Thời kỳ trước năm 1954............................................................................7
2.2.2. Thời kỳ 1954-1975....................................................................................7
2.2.3. Thời kỳ 1975-đến nay...............................................................................8
2.3. Tổng quan tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi trên thế giới................9
2.4. Tổng quan tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản biển Việt Nam
..........................................................................................................................12
2.5. Khái quát chung về thành phần loài và phân bố cá, tôm ở biển Việt nam và
vùng nghiên cứu ..............................................................................................14
2.5.1. Khu hệ cá biển Việt Nam và vùng nghiên cứu.......................................14
2.5.2. Khu hệ tôm biển Việt Nam và vùng nghiên cứu....................................20
Chương III: Phương pháp nghiên cứu........................................................................22
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................22
3.2. Phương pháp thu và xử lý mẫu..................................................................22
3.3. Hệ thống phân loại và mô tả hình thái.......................................................23


Chương IV: Kết quả-thảo luận....................................................................................24
4.1. Cấu trúc thành phần loài cá, tôm phân bố ở vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liệu
..........................................................................................................................24
4.2. So sánh với các vùng nghiên cứu khác......................................................25
4.3. Các loài cá, tôm có giá trị kinh tế..............................................................26
4.4. Các loài quý hiếm.....................................................................................26
4.5. Các mối nguy cơ đe dọa đến sự đa dạng thành phần loài ........................27
Chương V: Kết luận và đề xuất...................................................................................28
5.1. Kết luận......................................................................................................28
5.2. Đề xuất.......................................................................................................28

Tài liệu tham khảo .....................................................................................................29
Phụ lục 1 ....................................................................................................................34

Phụ lục 2 ........................................................................................................47


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Cấu trúc thành phần loài khu hệ cá vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu. . .24
Bảng 3.2: Cấu trúc thành phần loài khu hệ tôm vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu.25

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bản đồ vị trí điều tra, thu mẫu ở vùng biển ven bờ Sóc Trăng-Bạc Liêu . .22


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CV

Mã lực (Công suất tàu)

kHz

kí lô hertz

RIMF

Viện nghiên cứu quản lý nghề cá thế giới

KHKT


Khoa học kỹ thuật

EU

Liên minh Châu âu

CITES

Công ước về cấm buôn bán các loại động - thực vật
hoang dã nguy cấp quốc tế

NAGA

Tổ chức quản lý nghề cá Châu á Thái Bình Dương

TT

Thứ tự


Chương I
ĐẶT VẤN ĐỀ
2 GIỚI THIỆU
Vùng biển Sóc Trăng-Bạc Liêu có 137 km bờ biển (chiếm 4,2% chiều dài bờ biển
của Việt Nam). Dọc theo vùng ven bờ thuộc tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu có 4 cửa
chính chảy ra biển Đông là cửa Định An, cửa Trần Đề (2 cửa này thuộc sông Hậu,
khu vực huyện Long Phú) và cửa Mỹ Thanh (thuộc sông Mỹ Thanh, khu vực
huyện Long Phú và Vĩnh Châu) và cửa Gành Hào (thuộc huyện Đông Hải) có hệ
thống sông ngòi chằn chịt với nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng.

Theo Chi cục bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng (2004) thì toàn vùng biển
Sóc Trăng-Bạc Liêu đã xác định được 661 loài thuộc 319 giống và 138 họ, trong
đó loài có giá trị kinh tế khoảng 100 loài.
Thời gian gần đây, tại ngư trường vùng biển ven bờ Sóc Trăng- Bạc Liêu số lượng
tàu thuyền trong và ngoài tỉnh đến khai thác thủy sản tăng đột biến. Diễn biến sản
lượng khai thác thủy sản của tỉnh Sóc Trăng tăng từ năm 2003 đến năm 2008 (năm
2003 là 33.200 tấn, đến năm 2008 là 34.600 tấn). Phương tiện tham gia khai thác
cũng tăng nhanh liên tục cả về số lượng lẫn tổng công suất máy tàu (năm 2003:
640 chiếc; tổng công suất 49.137 CV; đến năm 2008: 1.162 chiếc, tổng công suất
92.320 CV) (Mai Viết Văn, 2009). Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có khoảng 400 tàu khai
thác đánh bắt thủy sản gần bờ, chiếm gần 50% tổng số tàu khai thác biển của tỉnh.
Vùng biển này còn có hơn 100 tàu công suất nhỏ từ các tỉnh lân cận Kiên Giang,
Bến Tre, Cà Mau...đến khai thác, đánh bắt trái phép. Các phương tiện này tự sáng
chế ra các ngư cụ khai thác mang tính tận diệt như lưới thẹ, lưới rê, cào đôi, cào
đơn... với kích cỡ mặt lưới nhỏ, bắt cả tôm cá lớn lẫn cá bé. Mỗi ngày có hơn 1 tấn
tôm, cá con và nhiều loại thủy sản có giá trị khác đã được khai thác bằng các hình
thức mang tính hủy diệt, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên vùng biển này
(Vạn Xuân, 2008).
Sự suy giảm nghiêm trọng của nguồn lợi thuỷ sản ven biển đã tác động mạnh
mang tính tiêu cực đến năng suất và hiệu quả khai thác cũng như hiệu quả của các
mô hình nuôi thuỷ sản ven biển có liên quan tới nguồn lợi và hậu quả cuối cùng là
gây ra những tác động lớn về kinh tế -xã hội đối với các cộng đồng ven biển (Lê
Xuân Sinh, 2006).
Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài nghiên cứu “Thành phần loài khu hệ cá, tôm
phân bố vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu” đã được thực hiện. Kết quả nghiên
cứu sẽ làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học
và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản cho tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu nói riêng
và cho vùng Đồng bằng Sông Cửu long nói chung.



TÍNH CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Hiện nay, vùng cửa sông ven biển nước ta nói chung và Đồng bằng Sông Cửu long
nói riêng, đang chịu một sức ép lớn của các hoạt động nghề cá ven bờ. Thềm lục
địa tuy rộng lớn, song nghề cá mới chỉ hoạt động chủ yếu 30 m nước trở vào
(vùng biển Đông Nam bộ). Tại các vùng cửa sông, các phương tiện khai thác cở
nhỏ và thủ công (nghề te, xiệp, lưới kéo nhỏ…) hoạt động rất mãnh liệt, dọc theo
các vùng hạ lưu sông Cửu Long, các loại đáy cắm sát nhau chặn bắt tôm, cá di cư
kiếm ăn và sinh sản theo thuỷ triều. Ngư cụ sử dụng phần lớn là những loại lưới có
kích thước mắt lưới nhỏ nhằm tập trung thu tất cả các loài, không có tính chọn
lọc…tất cả những hoạt động đó đã thật sự mang lại kết quả xấu tới mức đáng báo
động cho vùng cửa sông ven biển cũng như quần xã sinh vật có giá trị kinh tế nơi
đây. Sự suy giảm nghiêm trọng của nguồn lợi thuỷ sản ven biển đã tác động mạnh
mang tính tiêu cực đến năng suất và hiệu quả khai thác cũng như hiệu quả của các
mô hình nuôi thuỷ sản ven biển có liên quan tới nguồn lợi và hậu quả cuối cùng là
gây ra những tác động lớn về kinh tế-xã hội đối với các cộng đồng ven biển (Lê
Xuân Sinh, 2006).
Vùng biển Tỉnh Sóc Trăng-Bạc Liêu là nơi có ngư trường rộng lớn và trữ lượng
khai thác lớn nhất nước, nhưng trước áp lực khai thác hiện nay của con người lên
tài nguyên là rất lớn, trong thực tế vẫn chưa có thông tin khoa học đầy đủ về hiệu
quả khai thác và việc quản lý khai thác đánh bắt thuỷ sản ở khu vực này, đặc biệt
là vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến mức độ suy giảm về nguồn lợi thuỷ sản
cả về thành phần loài và sản lượng khai thác thủy sản của vùng biển này.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-

Khảo sát cấu trúc thành phần loài cá, tôm phân bố ở vùng ven biển Sóc
Trăng-Bạc Liêu.

-


Phân tích các mối nguy cơ đe dọa đến sự đa dạng thành phần loài cá, tôm
vùng ven biển sóc Trăng-Bạc Liêu.


Chương II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Lịch sử nghiên cứu nguồn lợi cá biển ở Việt nam
Những ghi chép thành văn về các loài thủy sinh vật, bao gồm các loài cá, trai,
ốc,... của Việt Nam được tìm thấy trong công trình của Lê Quý Đôn từ năm 1773.
Việc nghiên cứu về thủy sinh vật biển nói chung và cá biển nói riêng của Việt Nam
được các nhà khoa học phương Tây khởi sự rất sớm và sau đó các nhà khoa học
Việt Nam cũng đã có những đóp góp đáng kể. Có thể chia lịch sử nghiên cứu cá
biển Việt Nam thành hai giai đoạn như sau:
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1975
Trong giai đoạn này, các nghiên cứu tập trung vào việc điều tra khu hệ, đánh giá
năng suất, sản lượng khai thác của các nghề lưới kéo đáy. Kết quả đã được công
bố trong nhiều công trình nghiên cứu. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu trong giai
đoạn này phần lớn là sự đóng góp của các nhà khoa học nước ngoài.
Những công trình nghiên cứu đầu tiên về khu hệ cá đã được công bố là của
Pellegrin (1905) và Chabannaud (1926), trong đó chủ yếu là các kết quả điều tra
khu hệ cá ở biển Trung Bộ, Nam Bộ và vịnh Thái Lan. Gruvel (1926) cũng đã
công bố công trình nghiên cứu về khu hệ và mô tả một số loài cá ở vịnh Bắc Bộ.
Từ năm 1925 đến 1946, Viện Hải dương học Đông Dương (được thành lập ở Nha
Trang) đã tiến hành nhiều chuyến nghiên cứu về cá biển ở Việt nam và đã thu
được những kết quả rất cơ bản. Chevey (1934) đã tổng kết toàn bộ các kết quả
nghiên cứu trong giai đoạn 1925 - 1929 của Viện Hải dương học Đông Dương.
Năm 1927, Nhật bản đã dùng tàu Hakuho Maru (333 BRT) để thực hiện chương
trình đánh cá thử nghiệm tại Vịnh Bắc Bộ. Chương trình này tiếp tục mở rộng và
số lượng tàu tham gia thử nghiệm lên đến 20 chiếc (vào năm 1937). Một số kết
quả của chương trình này đã được công bố bởi Shindo (1937).

Trong hai năm 1935-1936, Đài Loan đã sử dụng tàu Sonan Maru thăm dò khai
thác hải sản ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Miền Trung Việt nam.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc (1954), đội ngũ các nhà khoa học
trong các lĩnh vực khoa học nói chung hay trong sinh học, thủy sinh học nói riêng
được hình thành và ngày càng trưởng thành. Lúc này, tuy đất nước vẫn bị chia cắt
nhưng hoạt động nghiên cứu biển vẫn được tiến hành trên cả hai miền:
Ở miền Nam, Viện Hải dương học Nha Trang có những cuộc khảo sát nhỏ ở vùng
đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời hợp tác với Viện Hải dương Scripts
California và Sở Nghề cá và Hải quân Thái Lan (chương trình NAGA, 19591961), sử dụng tàu điều tra Stranger của Mỹ điều tra sinh vật toàn vùng biển miền


Nam; giai đoạn 1968 - 1971 có chương trình khảo sát nghề cá miền duyên hải nam
Việt Nam nhằm tìm kiếm ngư trường, mở rộng khai thác ra vùng khơi Biển Đông.
Tập hợp các kết quả nghiên cứu này, Orsi (1974) đã thành lập Danh lục cá biển và
cá nước ngọt miền Nam Việt Nam gồm 1458 loài và phân loài thuộc 173 họ.
Ở miền Bắc, một số cơ quan nghiên cứu biển cũng đã được thành lập-Trạm
Nghiên cứu biển (1961) thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước, Trạm Nghiên cứu cá
biển (1961) thuộc Tổng cục Thủy sản... Những cơ quan này đã phối hợp với Trung
Quốc (1959-1965) và Liên Xô (1960-1961) điều tra tổng hợp điều kiện tự nhiên và
nguồn lợi cá tầng đáy và cá nổi vịnh Bắc Bộ. Một trong những kết quả thu được
trong hai chương trình hợp tác Việt-Trung và Việt-Xô là đã thành lập hai bản danh
sách cá vịnh Bắc Bộ với 608 loài (Trần Nho Xy và Nguyễn Nhật Thi, 1965) và
748 loài (Besednov, 1967) (Trích dẫn bởi Bùi Đình Chung, 1981). Năm 1971, dựa
trên những tư liệu hiện có, Viện Nghiên cứu biển đã công bố Danh lục cá vịnh Bắc
Bộ bao gồm 961 loài thuộc 457 giống, 162 họ và 28 bộ.
Trong thời kỳ này, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức
Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) (1969-1971) đã hỗ trợ Viện Khảo cứu Thủy
sản tổ chức chương trình khảo cứu về nguồn lợi hải sản vùng biển Trung Bộ, Đông
Nam Bộ và vịnh Thái Lan. Kết quả của chương trình đã xác định các đàn cá và
ước tính được “trữ lượng tức thời” của chúng. Tun nhiên, các kết quả này còn

nhiều hạn chế và thiếu chính xác (Bùi Đình Chung, 1981).
2.1.2. Giai đoạn sau năm 1975
Sau khi nước nhà thống nhất, cùng với sự lớn mạnh của đội ngũ các nhà khoa học
Việt Nam, công tác điều tra nghiên cứu biển càng được quan tâm và đẩy mạnh hơn
với nhiều chương trình nghiên cứu về sinh vật biển nói chung và cá biển nói riêng.
Có thể tóm tắt một số mốc thời gian và các công trình quan trọng như sau:
Trước hết là đề tài “Nghiên cứu nguồn lợi cá nổi ven bờ vịnh Bắc Bộ” được tiến
hành với sự phối hợp của Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng và Viện Hải dương
học Nha Trang (1974-1976). Kết quả đề tài đã cung cấp thêm những số liệu đáng
tin cậy về điều kiện tự nhiên, môi trường biển, các bãi đẻ, các đặc điểm sinh học
của một số loài cá kinh tế ở Vịnh Bắc Bộ.
Năm 1977-1978, Viện Nghiên Cứu Hải sản đã phối hợp với Viện Nghiên Cứu
Biển Bergen (Na-uy) tổ chức khảo sát nguồn lợi cá nổi bằng máy dò thủy âm
(EK500-38, 50 và 120 kHz) trên tàu Nghiên cứu biển Đông tại vùng biển Vịnh
Bắc Bộ. Đây là chương trình đánh giá trữ lượng nguồn lợi cá nổi bằng phương
pháp thủy âm đầu tiên được thực hiện trên qui mô lớn ở Việt Nam. Kết quả đã đưa
ra được các đánh giá về trữ lượng, phân bố của các đàn cá nổi nhỏ ở vùng biển
vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, việc tiến hành thí nghiệm để xác định hệ số phản hồi âm
của các loài cá mới chỉ thực hiện cho một số loài. Do vậy, độ chính xác của kết
quả ước tính còn bị hạn chế (RIMF/IMR 1979).


Năm 1978-1980, đề tài “Điều tra nguồn lợi cá tầng giữa và tầng trên ở vùng biển
Thuận Hải - Minh Hải” đã được thực hiện. Mục tiêu chủ yếu của đề tài nhằm giải
quyết các vân đề: i) nghiên cứu trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi
bằng thủy âm và cơ sở sinh học cho việc khai thác cá nổi; ii) nghiên cứu các đặc
điểm sinh học, tập tính, phân bố; iii) thiết lập các dự báo khai thác dài hạn; iv)
cung cấp các số liệu về ngư trường, bãi cá khai thác; v) đề xuất các giải pháp ứng
dụng các loại nghề khai thác cá nổi ở vùng biển nghiên cứu. Đây là một đề tài
nghiên cứu tương đối toàn diện (bao gồm cả môi trường biển, vật lý hải dương,

thủy sinh vật cá nổi và các loài hải sản,…).Trong 3 năm thực hiện, đề tài đã thực
hiện được 12 chuyên nghiên cứu bằng tàu Biển Đông, trong đó có 11 chuyến
nghiên cứu trên diện rộng và 1 chuyến nghiên cứu trọng điểm ở khu vực tập trung
cá, với tổng số 333 trạm nghiên cứu thủy học, 173 mẻ lưới kéo đáy, 45 mẻ lưới
kéo trung tầng, 4 đợt thí nghiệm để xác định hệ số phản hồi âm của các loài cá.
Kết quả của đề tài đã đưa ra được trữ lượng ước tính của cá nổi nhỏ, các kết quả
nghiên cứu về khí tượng, hải dương học, thủy sinh, và sinh học các loài hải sản,…
ở vùng biển Thuận hải - Minh Hải (Bùi Đình Chung, 1981).
Năm 1979-1988, trong khuôn khổ hợp tác Việt nam-Liên Xô (cũ), chương trình
nghiên cứu nguồn lợi cá biển Việt Nam đã tiến hành 3 chuyến khảo sát trên các
loại tàu từ 800-3800 CV, được trang bị đầy đủ các loại ngư cụ khác nhau và đã thu
thập được nguồn dữ liệu rất lớn. Giai đoạn này đã phát hiện được nguồn lợi cá
Mối Vạch, cá Nục và cá Đỏ Môi với tiềm năng lớn (Phạm Thược, 2003).
Sau năm 1990, một loạt các đề tài, dự án nghiên cứu được thực hiện: đề tài
KT.04.01 về điều tra nghiên cứu nguồn lợi các loài đặc sản ở vùng biển xa bờ Việt
Nam (1992-1993); đề tài KT.03.09 về nghiên cứu nguồn lợi cá Ngừ ở biển Việt
Nam (1992-1995); dự án “Đánh giá nguồn lợi cá nổi lớn ở biển Việt Nam” với sự
tài trợ của tổ chức JICA (Nhật Bản) (1995-1997); dự án “Đánh giá nguồn lợi sinh
vật biển Việt Nam-giai đoạn I” do DANIDA (Đan Mạch) tài trợ và dự án ALMRVI thực hiện việc thiết lập hệ thống mẫu nghề cá thương phẩm ở 11 tỉnh nghề cá
trọng điểm (1996-1999); đề tài “Điều tra tổng hợp nguồn lợi sinh vật biển và môi
trường vùng biển Quần đảo Trường Sa” (1993-1997) đã tiến hành nghiên cứu
nguồn lợi cá nổi bằng lưới rê, khu hệ cá rạn san hô quanh các đảo và thu thập các
yếu tố môi trường ở vùng biển này. Từ năm 1992-2003, đề tài này được tiếp tục
triển khai thu thập số liệu về nguồn lợi sinh vật vùng biển Quần đảo Trường Sa.
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được các đánh giá tương đối cơ bản về nguồn lợi cá
nổi, khu hệ cá rạn san hô ở các đảo trong Quần đảo Trường Sa.
Năm 1997-2003, dự án “Điều tra cơ bản nguồn lợi hải sản và điều kiện môi trường
các vùng trọng điểm phục vụ mục tiêu phát triển lâu bền ngành hải sản vùng gần
bờ biển nước ta” đã được thực hiện. Dự án đã tổ chức được các chuyến điều tra
nguồn lợi hải sản và điều kiện môi trường trên các tàu lưới kéo đáy, lưới rê ở vùng

biển ven bờ Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Dự án đã thu được các kết
quả về đánh giá nguồn lợi sinh vật, đặc điểm sinh học của một số loài hải sản vùng
biển ven bờ Việt Nam.


Năm 1999 -2000: Việt Nam hợp tác với Trung tâm phát triển nghề cá đông nam
Châu á (SEAFDEC) điều tra nghiên cứu tổng hợp các yếu tố hải dương học và
nguồn lợi hải sản tại vùng đặc quyền kinh tế biển Việt Nam.
Từ năm 2000-2002, dự án ALMRV-II đã kết hợp với đề tài “Nghiên cứu thăm dò
nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển
nghề cá xa bờ” (gọi tắt là “đề tài xa bờ”) tiến hành điều tra nguồn lợi hải sản sống
đáy và gần đáy ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, ngoài ra
còn điều tra thăm dò nguồn lợi cá nổi lớn ở vùng biển xa bờ Trung Bộ và Đông
Nam Bộ.
Những năm 2001-2003, Viện Nghiên cứu Hải sản đã phối hợp với Phân viện Hải
dương học tại Hải Phòng, Trung tâm Khí tượng Thủy văn biển và Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Hà Nội tổ chức thực hiện dự án “Đánh gia nguồn lợi
sinh vật và hiện trạng môi trường biển quần đảo Trường Sa” thuộc chương trình
Biển Đông-Hải đảo.
Năm 2001, “đề tài xa bờ” đã tiến hành chuyến biển kiểm tra các ngư trường trọng
điểm vùng biển Đông Tây Nam Bộ và năm 2002 ở vịnh Bắc Bộ nhằm phục vụ
công tác dự báo nghề cá.
Năm 2003 đề tài “Nghiên cứu đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác cá nổi nhỏ
(chủ yếu là cá Nục, Trích, Cơm, Bạc má,...) ở biển Việt Nam” (gọi tắt là "đề tài cá
nổi nhỏ") đã được tiến hành với mục đích nắm bắt được thành phần loài, sinh
lượng trứng cá, cá con của các loài cá nổi nhỏ kinh tế..., đánh giá được trữ lượng
và hiện trạng khai thác cá nổi nhỏ ở vùng biển Việt Nam để tạo cơ sở cho quy
hoạch, sử dụng hợp lý nguồn lợi này. Đề tài đang được triển khai và bước đầu đã
thu được một số kết quả khả quan.
Năm 2005, đề tài “Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến thiết

lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa
Việt Nam, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi” được thực hiện và
đã thu được một số kết quả đáng tin cậy. Bộ thủy sản cũng đã phê duyệt thực hiện
đề tài “Đánh giá nguồn lợi cá cơm (Stolephorus spp) ở vùng biển Tây Nam bộ và
đề xuất giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý”. Hiện đề tài đang trong giai đoạn tổng
kết.
Một số công trình nghiên cứu của các tác giả về khu hệ cá ở các vùng sinh thái đặc
trưng đã được công bố như:
• Vùng biển gần bờ thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng (Nguyễn Nhật Thi,
1996).
• Vùng biển Vịnh Hạ Long (Nguyễn Kim Sơn, 2000).
• Khu vực đầm phá nước lợ, vùng cửa sông ven biển Miền Trung Việt Nam
(Võ Văn Phú và Lê Văn Miên, 1995; Võ Văn Phú, Nguyễn Trường Khoa,
2000; Võ Văn Phú và ctv., 2003a,b; Võ Văn Phú và Hồ Thị Hồng, 2004).


• Khu vực rạn san hô vùng biển Nha Trang, Bình Thuận (Bui Đinh Chung
& Nguyen Van Quan, 2002).
• Khu vực rạn san hô quần đảo Trường Sa, vịnh Nha Trang và đảo Phú
Quốc (Nguyễn Hữu Phụng, 1996; 1997; 1998; 2001).
• Vùng biển xa bờ quần đảo Trường Sa (Chu Tiến Vĩnh và Bùi Đình
Chung, 1999).
• Vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trần Đắc Định, 2009).
• Vùng biển ven bờ tỉnh Bến Tre (Lê Thị Thu Thảo và Nguyễn Văn Lục,
2001).
• Vùng ven biển tỉnh Trà Vinh (Nguyễn Văn Lục và Nguyễn Phi Uy Vũ,
2003).
• Vùng Bãi bồi phía Tây Ngọc Hiển Cà Mau (Hà Phước Hùng và ctv,.
2009).
2.2. Lịch sử nghiên cứu nguồn lợi tôm biển ở Việt nam

Tôm có giá trị kinh tế cao hiện nay là đối tượng xuất khẩu mang lại ngoại tệ cao
nhất của ngành thủy sản. Tình hình nghiên cứu về tôm biển nước ta qua các tài
liệu từ trước đến nay có quá trình phát triển không đồng đều về nội dung, mục
đích yêu cầu và qui mô đầu tư. Về lịch sử nghiên cứu tôm biển có thể tạm chia
thành ba thời kỳ như sau:
2.2.1. Thời kỳ trước 1954
Từ năm 1925-1947, các công trình nghiên cứu về nguồn lợi sinh vật biển chủ yếu
do người Pháp tiến hành, đặc biệt là các hoạt động nghiên cứu được thực hiện bởi
Viện Hải Dương Học Nha Trang bằng tàu De Lanessan. Ở giai đoạn này công tác
nghiên cứu về tôm biển nhìn chung chưa được chú trọng. Do đó có rất ít công
trình về tôm biển được công bố trong thời kỳ này.
2.2.2. Thời kỳ 1954-1975
Các nghiên cứu chỉ mời dừng lại ở mức độ thu thập tài liệu đánh bắt và tổng kết
kinh nghiệm của ngư dân làm nghề đánh bắt tôm biển, các công trình nghiên nặng
về nghiên cứu khu hệ tôm biển. Trong thời kỳ này nổi bật các hoạt động nghiên
cứu sau đây:
Từ năm 1960-1974, Viện nghiên cứu hải sản đã tiến hành thu thập tư liệu về tình
hình khai thác tôm và tổng kết kinh nghiệm đánh bắt của ngư dân các địa phương.
Các kết quả thu thập đã được tổng hợp trong các báo cáo của Trần Hữu Phương và
Nguyễn Đăng Ái, 1963; Trần Hữu Phương, 1973; Phạm Ngọc Đẳng, 1966; 1974
(Trích dẫn bởi Nguyễn Văn Chung và ctv., 2000).
Năm 1972, Starobogatov Ja.I. đã công bố kết quả nghiên cứu về khu hệ tôm He
(Penaeidae) qua tư liệu thu được của đợt hợp tác điều tra tổng hợp Việt - Xô về
nguồn lợi cá Vịnh Bắc Bộ 1960 và 1961.


Trong các năm 1969-1974, Nguyễn Văn Chung đã công bố kết quả nghiên cứu về
tôm he (Penaeidae) ở Vịnh Bắc Bộ qua tư liệu thu thập được từ đợt hợp tác nghiên
cứu nguồn lợi cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc (1960-1963).
Tổng kết tình hình đánh bắt và sản lượng tôm biển từ Quảng Trị đến Bình Thuận

được công bố bởi khảo sát của Nguyễn Cháu và Trần Đệ (1964) (Trích dẫn bởi
Nguyễn Văn Chung và ctv., 2000). Công trình này có ý nghĩa quan trọng trong
việc thống kê phân loại thành phần tôm biển đánh bắt được ở khu vực phía Nam
và làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về tôm biển.
Giai đoạn 1969-1971, được sự tài trợ của FAO và chính phủ Hà lan, chính quyền
Sài Gòn đã tiến hành các chuyến nghiên cứu nguồn lợi cá vùng biển xa bờ Miền
nam Việt Nam. Các kết quả đã được thông báo trong các báo cáo phúc trình của
Văn Hữu Kim (1970-1972) và sau này đã được Lê Minh Viễn (1975) tổng hợp
thành bộ sách: “Nguồn lợi cá biển Việt nam (1975-1976)” gồm 6 tập, trong đó kết
quả nghiên cứu tôm của tàu Hữu Nghị đã được tổng hợp trong tập II của bộ sách
này (Nguyễn Văn Chung và ctv., 2000).
2.2.3. Thời kỳ từ 1975 đến nay
Công tác nghiên cứu nguồn lợi sinh vật biển ở nước ta nói chung và nghiên cứu
tôm biển nói riêng đã được tổ chức ở qui mô rộng hơn, các mục tiêu và nội dung
nghiên cứu cũng toàn diện và thiết thực hơn đối với sản xuất.
Viện Nghiên cứu Hải sản đã triển khai đề tài nghiên cứu nguồn lợi tôm He
(Penaeidae) ở vùng biển gần bờ phía Tây Vịnh Bắc Bộ từ Móng Cái (Quãng Ninh)
đến Cửa Sót (Hà Tĩnh). Các kết quả nghiên cứu trong thời kỳ này đã được tổng kết
trong các báo cáo tổng quát và báo cáo chuyên đề của Phạm Ngọc Đẵng, Nguyễn
Việt Thắng, Nguyễn Viết Hạnh, Trương Vũ Hải, Nguyễn Văn Đường, Trần Chu,
Vũ Như Phức, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Ngọc Toàn (Nguyễn Văn Chung và ctv.,
2000).
Sau năm 1975, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tiến hành nghiên cứu thăm dò khu vực
phân bố sản lượng tôm He (Penaeidae) ở vùng biển gần bờ phía Đông Nam Bộ từ
Vũng Tàu đến Cửa Định An. Kết quả thăm dò đã được tổng hợp trong thông báo
của Nguyễn Ngọc Toàn (1978).
Từ năm 1972-1985, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tiến hành điều tra trữ lượng
nguồn lợi tôm He (Penaeidae) ở vùng biển gần bờ phía Đông và Tây Nam Bộ,
trong giới hạn độ sâu từ 5-30m. Các kết quả nghiên cứu đã được tổng kết trong các
báo cáo chuyên đề của Nguyễn Ngọc Toàn, Nguyễn Công Con, Vũ Như Phức,

Nguyễn Hải Đường, Trương Vũ Hải, Từ Xuân Dục.
Trong khuôn khổ các đề tài KT-03-09 của Chương trình cấp Nhà nước về nghiên
cứu Biển, Viện Nghiên cứu Biển và Viện Nghiên cứu Hải sản đã tổ chức điều tra
khảo sát đánh giá nguồn lợi tôm Vỗ ở vùng biển sâu nước ta. Cũng trong thời gian
này còn có những khảo sát qui mô nhỏ về nguồn lợi tôm Hùm chủ yếu ở ven biển
Miền Trung.


Gần đây, có một số công trình nghiên cứu của các tác giả về khu hệ tôm phân bố ở
các vùng sinh thái đặc trưng như sau:
• Vùng biển Vịnh Bắc Bộ (Nguyễn Văn Chung, 1971).
• Vùng Ven biển tỉnh Quảng Ngãi (Nguyễn Văn Thuận và Cao Thị Thanh
Hà, 2008).
• Vùng ven biển một số tỉnh Miền Trung Việt Nam (Tôn Thất Chất và ctv.,
2008).
• Vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long (Hà Tuấn Sỹ, 1985; Nguyễn
Văn Thường, 1997; 2000; 2002; 2006).
• Vùng biển Bạc Liêu (Đào Văn Tự và Nguyễn Trường Sơn, 2003).
• Vùng bãi Bồi Tây Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau (Hà Phước Hùng và ctv.,
2009).
2.3 Tổng quan tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi trên thế giới
Năm 2004, sản lượng khai thác thủy sản toàn cầu đạt 95 triệu tấn, trị giá 84,9 tỷ
đô-la Mỹ. Trung Quốc, Pê-ru và Mỹ vẫn là các quốc gia dẫn đầu về sản lượng khai
thác. Sản lượng khai thác hải sản trên toàn thế giới nói chung có khuynh hướng
bảo hòa trong suốt 10 - 15 năm qua, mặc dù có sự gia tăng hoặc suy giảm ở một
vài đối tượng hay khu vực. Kết quả quan sát biến động trữ lượng cho thấy vấn đề
khai thác quá mức vẫn chưa khả quan, mặc dù trong những năm 70 và 80 có một
số dấu hiệu phục hồi nguôn lợi. Theo kết quả ước tính đến năm 2005, chỉ có ¼
nhóm nguồn lợi hải sản được khai thác chưa vượt mức cho phép, trong đó khai
thác dưới mức cho phép chỉ chiếm 2% và khai thác ở mức độ cho phép chiếm

20%. Trong khi đó khoảng một nữa (52%) đã đạt mức khai thác tối ưu, vì vậy sản
lượng khai thác của chúng đã đạt đến mức tối đa. Trong một phần tư còn lại, 17%
bị khai thác quá mức, 7% khai thác cạn kiệt và 1% đang được phục hồi (FAO,
2007).
Kể từ khi FAO bắt đầu theo dõi trữ lượng hải sản vào năm 1974 cho thấy tỉ lệ
nhóm nguồn lợi khai thác dưới mức cho phép luôn giãm dần, từ 40% năm 1974
xuống chỉ còn 23% vào năm 2005. Trong cùng khoảng thời gian đó, nhóm nguồn
lợi bị khai thác quá mức hoặc cạn kiệt tăng từ 10% vào giữa những năm 70 đến
25% vào đầu những năm 90 và vẫn duy trì ở mức độ đó cho đến nay. Trong khi đó
nhóm đạt mức khai thác tối đa chiếm khoảng 50% vào năm 1974, sau đó giảm
xuống 45% vào những năm 90 và lại tăng lên 52% vào năm 2005. Trong số 10
nhóm đối tượng khai thác có sản lượng cao nhất (chiếm 30%) đều đã đạt hoặc
vượt mức khai thác tối đa, vì vậy chúng ta không thể tăng sản lượng khai thác từ
các đối tượng này. Nhìn chung 75% trữ lượng cá biển trên thế giới đã đạt hoặc
vượt mức khai thác tối đa, điều đó cho thấy rằng khả năng khai thác nguồn lợi hải
sản đã lên đạt mức bảo hòa. Do đó nghề cá cần phải được quan tâm hơn nửa và
công tác phát triển nghế cá cũng cần phải được quản lý chặt chẽ hơn. Trong đó đặc


biệt chú ý đối với những đối tượng khai thác chủ lực có tập tính di cư xa trong
những vùng biển sâu như cá thu và cá ngừ (FAO, 2007).
Ðể để đảm bảo an ninh thực phẩm và khắc phục tình trạng khai thác quá mức,
nhiều khối liên kết kinh tế, nhiều quốc gia khai thác hải sản đã có hàng loạt các
biện pháp kiên quyết và đồng bộ nhằm ngăn chặn nạn suy giảm và cạn kiệt nguồn
lợi. Sau đây chỉ nêu một số rất ít các biện pháp của các quốc gia nghề cá điển hình
về lĩnh vực này (Trung tân thông tin KHKT và Kinh Tế Thủy Sản, 2002):
Liên Minh Châu Âu (EU) : Nghề cá giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong chính
sách an ninh thực phẩm của EU nên từ lâu họ đã biết rằng nguồn lợi của họ rất hạn
chế, trong khi nhu cầu ngày 1 tăng cao. Việc nguồn lợi hải sản của EU cạn kiệt
nhanh trong thập kỷ 90 vừa qua buộc họ phải thi hành ngay các biện pháp quyết

liệt. Biện pháp cấp định mức sản lượng khai thác (quota) cho từng nước thành viên
được thi hành đầu tiên, nhưng kết quả thu được bị hạn chế vì để phục vụ cho lợi
ích riêng, nhiều quốc gia thành viên không theo đúng các hạn mức cho phép. Tiếp
theo EU tiến hành (thông qua Uỷ ban Nghề cá EU) cấp quota theo từng đối tượng
riêng biệt cho từng vùng biển và từng quốc gia, tuy nhiên kết quả vẫn hạn chế vì
EU không có khả năng kiểm tra được việc thi hành của tàu cá các nước trên biển
và ở các cảng cá của cả khối.
Gần đây EU đưa ra chính sách mới là cắt giảm hạm tàu cá đi 30% sau 6 năm và
chia thành 2 bước: 1999 - 2002 cắt giảm 15%, từ 2002 - 2005 cắt tiếp 15%. Bên
cạnh đó họ rất chặt chẽ trong việc cấp giấy phép đóng tàu cá mới, kiên quyết giải
bản các tàu cũ, lạc hậu. Ngoài ra họ còn tích cực trợ giúp tài chính cho công tác
bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. EU tuyên bố sẽ loại bỏ hẳn nghề lưới rê từ năm 2005.
Ðây là việc làm rất khó khăn cho EU vì lưới rê cá thu và rê cá tuyết là các nghề
quan trọng cho sản lượng lớn.
Trung Quốc: Tuy sản lượng khai thác tăng rất nhanh và đạt con số rất lớn, nhưng
Trung Quốc cảm nhận khá sớm về tình trạng nguồn lợi ven bờ bị cạn kiệt nhanh
chóng. Biểu hiện là nguồn lợi cá đáy và tôm he ở các vùng biển phía Bắc bị cạn
kiệt nhanh chóng.
Các biện pháp chủ yếu là: Loại bỏ hẳn nghề lưới kéo đáy sát bờ (từ 3 hải lý trở
vào), đưa nghề lưới kéo đáy ra khơi, ra viễn dương và sang vùng biển các nước;
cấm hẳn việc khai thác trong 2 tháng liền vào mùa sinh sản của hải sản ở từng
vùng biển riêng; cải tổ triệt để và hiện đại hoá hạm tàu cá; tích cực thả con giống
vào biển và đã thành công ngoài mong đợi về việc khôi phục và tăng nhanh nguồn
lợi tôm he và nghề khai thác đối tượng này (sản lượng tôm khai thác tăng nhanh
tới 1 triệu tấn/năm); tăng cường pháp chế và quản lý nghề cá.
Canađa: Vào đầu thập kỷ 90 vừa qua, đứng trước tình trạng nguồn lợi cá đáy, tôm
hùm là 2 đối tượng khai thác quan trọng nhất bị suy giảm và có nguy cơ cạn kiệt
nhanh, Canađa đã thi hành chính sách kiên quyết nhất trong lịch sử khai thác hải
sản thế giới. Họ cấm hẳn nghề khai thác cá tuyết trong 2 năm liền. Ðây là quyết



định rất khó khăn vì sẽ giảm sản lượng đi gần 50%, giảm xuất khẩu hơn 50% và
làm cho hàng vạn ngư dân thành thất nghiệp. Tuy nhiên, các khó khăn lớn đều
được khắc phục. Nguồn lợi cá tuyết, tôm hùm được khôi phục rất nhanh chóng.
Năm 1995 việc khai thác theo quota được khôi phục và đến nay sản lượng của họ
đã gần được như trước khi có việc cấm khai thác.
Mỹ: Tuy có nguồn lợi hải sản rất lớn và phong phú, nhưng Mỹ coi công tác bảo vệ
và xử dụng hợp lý nguồn lợi này là một trong những chính sách lớn về an ninh
thực phẩm quốc gia.
Trước hết, họ loại bỏ dần dần và cuối cùng là hoàn toàn đối với tàu cá nước ngoài
vào khai thác ở vùng biển 200 hải lý của Mỹ (trước đây có rất nhiều tàu cá nước
ngoài vào đánh bắt).
Tiếp theo, họ tiến hành cải tổ triệt để hạm tàu cá với việc siết chặt việc đăng ký và
cấp giấy phép; loại bỏ tàu nhỏ cũ nát và làm các nghề tiêu diệt nguồn lợi; trợ giúp
tài chính cho ngư dân đóng tàu cá mới hiện đại; xây dựng hạm tàu lưới kéo cỡ lớn
để khai thác cá tuyết ở biển Alasca; xây dựng hạm tàu lưới vây cá ngừ rất lớn và
hiện tại để khai thác chủ yếu ở biển quốc tế; giảm dần dần sản lượng khai thác hải
sản qua từng năm. Nhờ có các chính sách và biện pháp đó mà sản lượng khai thác
của Mỹ ổn định (tuy có giảm chút ít).
Các nước Ðông Nam Á: Mặc dù sản lượng khai thác của các quốc gia Ðông Nam
á có sự tăng trưởng, nhưng phần lớn các đối tượng khai thác quan trọng đã bị khai
thác tới giới hạn, nguồn lợi ven bờ bị cạn kiệt, chỉ còn khả năng tăng sản lượng ở
ngoài khơi với một số đối tượng nhất định như mực, một số loài cá ngừ.
Công tác bảo vệ nguồn lợi hải sản được ASEAN rất quan tâm. Nhiều hội thảo, hội
nghị, nghị quyết, biên bản đã được tiến hành và được công bố. Có sự nhất trí cao
trong các nước thành viên và công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Tuy nhiên, việc
thực thi các biện pháp còn hạn chế và hiệu quả chưa cao.
Chỉ có Malaixia làm tốt hơn cả công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Hệ thống cập
nhật số liệu và thông tin về tình trạng nguồn lợi, về sản lượng khai thác của từng
tàu cá, từng bang, từng cảng cá, sự hoạt động của từng tàu cá đều được theo rõi

chặt chẽ, được thống kê đầy đủ. Các số liệu thu thập đều được xử lý nhanh chóng
và tập trung. Ngoài ra, họ còn quản lý rất chặt chẽ tàu cá, quy định chỉ được xử
dụng 17 loại công cụ khai thác, chuyển dần nghề khai thác từ bờ Tây sang bờ
Ðông
Inđônêxia đã cấm hẳn nghề lưới kéo đáy từ năm 1985 để bảo vệ hệ sinh thái rất
giàu có và phong phú quanh hàng trăm hòn đảo. Họ quy định cho ngư dân chỉ
được xử dụng 23 loại công cụ khai thác. Tuy nhiên, gần đây do khó khăn về kinh
tế nên công tác bảo vệ nguồn lợi có phần bị buông lơi.
Nguồn lợi ven bờ của Thái Lan đã bị cạn kiệt từ lâu, nên họ cũng rất quan tâm tới
vấn đề bảo vệ hệ sinh thái ven bờ, gần đây họ đã cấm hẳn việc khai thác ven bờ
trong thời hạn ngắn ở từng địa phương, cấm khai thác từng đối tượng riêng lẻ (như


cá chỉ vàng ở vịnh Thái Lan), tích cực đưa hạm tàu cá ra vùng biển quốc tế ở ấn
Ðộ Dương, Thái Bình Dương, liên doanh với các nước để vào khai thác.
2.4 Tổng quan tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở biển Việt
Nam
Biển Việt Nam là một trong những khu vực có nguồn lợi hải sản phong phú trên
thế giới và có tính đa dạng sinh học cao. Toàn bộ biển Việt Nam được phân chia
thành 5 vùng biển chính, bao gồm: vùng biển Vịnh Bắc bộ, vùng biển Trung bộ,
vùng biển Đông Nam bộ, vùng biển Tây Nam bộ và vùng Giữa Biển Đông. Theo
một số công trình nghiên cứu đã công bố, ở biển Việt Nam có khoảng 2.458 loài
cá nằm trong 206 họ và nhiều loài hải sản khác ngoài cá (Bùi Đình Chung và Trần
định, 2005) trong đó, vùng biển phong phú nhất về thành phần loài là Đông Nam
Bộ với 621 loài thuộc 366 giống, 168 họ và 167 loài/nhóm loài khác chưa xác
định; tiếp đến là vùng biển Vịnh Bắc bộ với 429 loài, 278 giống, 135 họ và 124
loài/nhóm loài chưa xác định (Liên Phan, 2008).
Theo kết quả các chuyến điều tra của Viện Hải Sản từ năm 2000 đến 2005, tổng
trữ lượng hải sản Việt Nam ước tính khoảng 4,18 triệu tấn, trong đó trữ lượng cá
nổi khoảng 2,8 tấn, chiếm khoảng 70% tổng trữ lượng; trữ lượng cá đáy khoảng

1,2 triệu tấn, chiếm khoảng 30% tổng trữ lượng; khả năng khai thác hải sản ở biển
Việt Nam khoảng 1,8-2,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7
triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn
cá nổi đại dương (Liên Phan, 2008). Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng
khác nhau. Vùng biển Ðông Nam Bộ cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn
nhất, chiếm 49,7% khả năng khai thác cả nước, tiếp đó là Vịnh Bắc Bộ (16,0%),
biển miền Trung (14,3%), Tây Nam Bộ (11,9%), các gò nổi (0,15%), cá nổi đại
dương (7,1%). Phân bố trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy tập trung chủ yếu ở
vùng biển có độ sâu dưới 50m (56,2%), tiếp đó là vùng sâu từ 51 - 100m (23,4%)
(Viện Hải Sản, 2005).
Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản
lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm
hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý
nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 - 70 nghìn
tấn/năm); hằng năm có thể khai thác từ 45000-50000 nghìn tấn rong biển có giá trị
kinh tế như rong câu, rong mơ v.v... Bên cạnh đó, còn rất nhiều loài đặc sản quí
như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai,
v.v... Bị chi phối bởi đặc thù của vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thuỷ sản nước ta
có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao.
Chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương học, làm cho sự
phân bố của cá cũng thay đổi rõ ràng, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ. Tỷ lệ
đàn cá nhỏ có kích thước dưới 5 x 20m chiếm tới 82% số đàn cá, các đàn vừa (10
x 20m) chiếm 15%, các đàn lớn (20 x 50m trở lên) chỉ chiếm 0,7% và các đàn rất
lớn (20 x 500m) chỉ chiếm 0,1% tổng số đàn cá. Số đàn cá mang đặc điểm sinh


thái vùng gần bờ chiếm 68%, các đàn mang tính đại dương chỉ chiếm 32% (Viện
Hải Sản, 2005).
Nghề khai thác cá biển ở Việt Nam được gọi là nghề cá nhân dân. Sự phát
triển của nghề cá mang tính chất tự phát và trong suốt một thời gian dài

chúng ta đã không kiểm soát được sự phát triển này. Tính đến năm 2008, cả
nước có trên 40 nghề khai thác thủy sản tập trung tại 5 họ nghề chính (lưới kéo,
lưới rê, lưới vây, câu và lồng bẫy cố định) với hơn 95.600 tàu hoạt động nghề cá,
trong đó tàu khai thác thủy sản nội đồng là 10.210 chiếc, tàu khai thác hải sản là
83.250 chiếc; tổng công suất máy đạt trên 5,4 triệu CV, tăng trung bình
18,3%/năm trong suốt thập niên vừa qua; công suất máy trung bình của 1 tàu đạt
57CV trong năm 2007. Nhìn chung, nghề khai thác hải sản nước ta vẫn là nghề cá
có qui mô nhỏ, tàu công suất máy nhỏ hơn 90CV chiếm tới 84% tổng số tàu lắp
máy trên toàn quốc, ngư trường hoạt động chủ yếu là vùng lộng và ven bờ. Cường
lực hải sản tăng nhanh nhưng ngư trường khai thác hải sản lại không được mở
rộng dẫn đến hiệu quả hoạt động của phần lớn các đội tàu đều giảm sút, năng suất
khai thác giảm từ 0,9 tấn/CV năm 1999 xuống 0,3 tấn/CV năm 2007. Sản phẩm
khai thác thường có kích thước nhỏ, chất lượng thấp, cá tạp chiếm tỉ lệ cao trong
các mẻ lưới từ 40-50% trong nghề lưới kéo cá, 70-80% trong nghề lưới kéo tôm và
90-95% trong các nghề te xiệp, đáy và đăng ven bờ. Đây cũng là hệ quả của việc
khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ. Số liệu
thống kê cho thấy sản lượng khai thác thực tế ở vùng ven bờ có độ sâu nhỏ hơn 50
m ước khoảng 1 triệu tấn, trong khi đó, sản lượng khai thác bền vững cho phép đạt
khoảng 600.000 tấn. Vì cuộc sống trước mắt, ngư dân đã dùng mọi biện pháp để
đánh bắt như giảm kích thước mắt lưới, tăng cường độ khai thác, sử dụng cả
những biện pháp khai thác hủy diệt như sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc...
làm suy giảm nguồn lợi thủy, hải sản ven bờ. Hiện nay, vấn đề quản lý nghề cá của
Việt nam còn nhiều bất cập, bên cạnh đó, bộ máy quản lý nghề cá của ta còn manh
mún, chưa thống nhất, hiệu quả kiểm tra giám sát chưa cao. Chúng ta thiếu các
biện pháp cụ thể để có thể triển khai các qui hoạch, kế hoạch quán lý của ngành
Thủy sản vào cuộc sống và thực tế sản xuất; chưa có mô hình quản lý ngành khai
thác hải sản phù hợp, đặc biệt là quản lý khai thác hải sản ven bờ, phát triển khai
thác xa bờ hợp lý; khoa học công nghệ chưa đáp ứng tốt đòi hỏi của sản xuất;
thiếu sự đầu tư dài hạn, liên tục cho công tác điều tra nguồn lợi, dự báo ngư
trường-nguồn lợi hải sản xa bờ và kỹ thuật khai thác xa bờ...; chưa xây dựng được

mô hình sản xuất có hiệu quả theo hướng gắn khai thác-chế biến-tiêu thụ và đảm
bảo quốc phòng, an ninh trên biển (Liên Phan, 2008).

2. 5. Khái quát chung về thành phần loài và phân bố cá, tôm ở biển Việt Nam
và vùng cứu


2. 5. 1 Khu hệ cá biển Việt Nam và vùng nghiên cứu
Với vị thế nằm ngay trên bờ Biển Đông và có đường bờ biển kéo dài khoảng 3260
km nên lãnh thổ nước ta mở rộng vào đại dương đến hàng trăm hải lý. Bởi lẽ đó,
mỗi người dân Việt Nam bên cạnh những gì mà đất dành cho còn nhận được
những món quà quý giá của biển: nguồn hải sản, khoáng sản và cả vẽ đẹp hài hòa,
phong phú của biển (Vũ Trung Tạng, 1997). Trong những món quà của biển,
nguồn lợi hải sản có vai trò quan trọng và gắn bó lâu đời với một bộ phận không
nhỏ cư dân. Ngoài nguồn lợi về thân mềm, giáp xác..., cá là nhóm luôn chiếm tỷ lệ
cao và cũng đóng vai trò rất lớn trong nguồn lợi hải sản của đất nước chúng ta.
Nguyễn Khắc Hường (1995) đã tập hợp được một danh sách gồm 1.893 loài cá
biển ở Việt Nam. Nguyễn Nhật Thi và Trần Định (1985) căn cứ vào các kết quả
thu được của 2 đoàn điều tra Việt Nam-Trung Quốc và Việt nam-Liên Xô thời kỳ
1959-1961, và bổ sung những kết quả sau này đã công bố một bản danh sách cá
gồm 2.038 loài. Đây là bản danh sách có số loài nhiều nhất lúc đó và là kết quả
cộng tác của 2 Viện nghiên cứu chính về nghiên cứu cá biển Việt Nam là Viện
nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng và Viện hải dương học Nha Trang, nên con số này
thường được sử dụng trong nhiều tài liệu khi đề cập đến tính đa dạng sinh học của
cá biển Việt Nam. Tuy nhiên, bản danh sách này cũng còn nhiều hạn chế như trong
nhiều năm trước đó nghề khai thác cá xa bờ, nghề cá ở vùng nước sâu chưa phát
triển, vì vậy những loài cá đã được xác định chủ yếu là những loài cá sống ở vùng
biển gần bờ, nước nông, còn thiếu nhiều loài cá sống ở các hệ sinh thái khác như ở
rạn san hô, thảm cỏ biển, vùng nước sâu, xa bờ,…
Nguyễn Kiêm Sơn và ctv. (2005) đã chỉ ra rằng, khu hệ cá biển Việt Nam có 2435

loài thuộc 230 họ và 41 bộ; trong đó 1265 loài có mẫu vật lưu trữ, 301 loài có tư
liệu xác định mẫu, 961 loài chỉ có tên trong các báo cáo, tạp chí khoa học (Được
trích dẫn bởi Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình Mão, 2006). Trong số 230 họ cá, có
60 họ chỉ chứa 1 loài: Chimaeridae, Ophidiidae, Batrachidae, Banjosidae,
Diretmidae, Zanclidae,...; 61 họ có từ 10 loài trở lên, đặc biệt 11 họ có 50 loài
hoặc hơn: Gobiidae (136 loài), Pomacentridae (99 loài), Labridae (86 loài),
Carangidae (82 loài), Clupeidae (61 loài), Apogonidae (61 loài), Lutjanidae (56
loài), Chaetodontidae (52 loài), Scaridae (52 loài), Tetraodontidae (51 loài) và
Sciaenidae (50 loài). Bùi Đình Chung và Trần Định (2005) đã tập hợp danh mục
gồm 2.458 loài cá ở biển Việt Nam. So với tổng số loài cá ở Biển Đông theo danh
sách mới nhất mà Randall và Lim (2000) công bố là 3.365 loài thì vùng biển Việt
Nam có 73% tổng số loài trong khu vực. So với bản danh mục đầy đủ nhất trước
đây của Nguyễn Nhật Thi và Trần Định (1985) thì bản danh mục này tăng thêm
420 loài tức 20,6%. Tuy nhiên hiện nay nhiều vùng nước sâu, xa bờ, nhất là các
rạn san hô vẫn còn chưa được nghiên cứu nhiều nên chắc chắn sẽ còn được bổ
sung thêm vào danh mục này nhiều loài nữa.
Theo Bùi Đình Chung và Trần Định (2005) thì các họ cá có số loài nhiều nhất là:
họ cá rô biển Pomacentridae 125 loài (5,18%), họ cá mó Labridae 123 loài


(5,00%), họ cá bống Gobiidae 116 loài (4,72%), họ cá song (cá mú) Serranidae 91
loài (3,70%) họ cá sơn Apogonidae 69 loài (2,81%), họ cá khế Carangidae 63 loài
(2,56%), họ cá trích Clupeidae 61 loài (2,48%), họ cá bướm Chaetodontidae 58
loài (2,36%), họ cá vẹt Scaridae 56 loài (2,28%), họ cá hồng Lutjanidae 55 loài
(2,24%), họ cá nhám Carcharhinidae 51 loài (2,07%), họ cá mặt quỷ Scorpaenidae
51 loài (2,07%), họ cá đù Sciaenidae 48 loài (1,95%), và họ cá nóc Tetraodontidae
45 loài (1,83%). Các loài còn lại đều có số loài ít hơn 1,80% tổng số loài.
Đặc điểm của khu hệ cá biển Việt Nam là có số họ nhiều nhưng số giống trong
từng họ không nhiều, đặc biệt số loài trong giống thường ít với nhiều họ chỉ có
một giống, một loài như đã nêu trên. Đây là nét đặc trưng cho khu hệ cá của các

vùng biển nhiệt đới.
Về phân bố địa lý của khu hệ cá biển Việt Nam, khi căn cứ vào nhiều nguồn tư
liệu về cấu trúc thành phần các loài cá, động vật thân mềm và các nhóm loài động
vật không xương sống khác, các nhà địa lý động vật chia động vật giới ven bờ phía
đông bán đảo Đông Dương thành hai khu vực khác nhau: phần thềm lục địa phía
bắc mũi Nạy (Varella) tại vĩ độ 12 o30’ Bắc trở lên, bao gồm vịnh Bắc Bộ nằm
trong phân vùng địa lý động vật Trung Hoa - Nhật Bản (China - Japan), còn phần
thềm lục địa từ phía nam mũi Nạy trở xuống thuộc phân vùng Ấn Độ - Malaysia
trong tổng vùng nhiệt đới Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương. Theo đó, đa số các loài
cá biển Việt Nam có vùng phân bố rộng ở các biển lân cận, mang tính nhiệt đới là
chủ yếu và một phần mang tính cận nhiệt đới hoặc ôn đới nước ấm nam Nhật Bản
(Bộ Thủy sản, 1996). Vì vùng biển miền Trung là vùng biển sâu, trực tiếp thông ra
Biển Đông và chịu ảnh hưởng của dòng hải lưu chảy dọc theo bờ Tây Thái Bình
Dương đến độ sâu 200 m theo hướng Bắc - Nam về mùa đông nên có không ít loài
cá sống sát đáy hoặc gần đáy ở vùng biển này thuộc biển đông Trung Hoa, biển
nam Nhật Bản mà chưa thấy có ở Malaysia, Philippin, Ấn Độ. Do sự hình thành
liên quan với sự ra đời của các biển rìa lục địa phía đông và đông nam châu Á nên
khu hệ cá Việt Nam trẻ hơn so với nhiều khu vực khác của Biển Đông (Vũ Trung
Tạng, 1997).
Biển Việt Nam có khoảng 100 loài cá có ý nghĩa kinh tế, chủ yếu là các loài kích
thước nhỏ sống gần bờ thuộc các họ cá Nục (Carangidae), Phèn (Mullidae), Mối
(Synodidae), Cơm (Engraulidae), Trích (Clupeidae),... Đây là những loài cá tuổi
thọ thấp, sức sinh sản cao và cấu trúc tuổi đơn giản (Bùi Đình Chung 1986, 1994.
Được trích dẫn bởi Bộ Thủy Sản, 1996). Tuy nhiên, hiện nay với việc cải thiện về
phương tiện và kỹ thuật khai thác, khả năng khai thác xa bờ của Việt Nam đã được
nâng lên rõ rệt, từng bước tiến ra khơi xa nên danh sách các loài cá có ý nghĩa
kinh tế của biển Việt Nam không chỉ dừng lại ở 100. Hơn thế nữa, một số lượng
không nhỏ các loài cá (chủ yếu là cá RSH) đang được khai thác cho mục đích làm
cảnh và đã xuất khẩu sang các thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản,... Nếu khai
thác hợp lý nguồn lợi này sẽ tạo nên tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế. Tuy

nhiên, việc khai thác cá làm cảnh có những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng


rất xấu đến việc ổn định chủng quần của các loài cá được khai thác, chưa kể chúng
có thể là những loài quý hiếm hoặc đang nằm trong phụ lục của Công ước CITES.
Cá khai thác ở biển Việt Nam nhìn tổng thể thuộc hai nhóm chính: cá đại dương và
cá thềm lục địa (Vũ Trung Tạng, 1997). Nhóm cá có nguồn gốc đại dương chủ yếu
là cá nổi với các đại diện của họ cá Thu Nhật (Scombridae), Chuồn
(Exocoetidae),... như cá Ngừ, Kiếm, Chim, Chuồn, Nhồng, Thu vạch, Bạc má,...
Đây là những loài có kích thước lớn hoặc nhỏ và thường hình thành nên những
đàn đông, chúng theo các dòng nước ấm với nồng độ muối cao từ vùng khơi Biển
Đông hay từ Tây Thái Bình Dương xâm nhập sâu vào gần bờ để sinh sản và kiếm
ăn trong những thời gian nhất định trong năm. Nhóm cá này là đối tượng khai thác
quan trọng vì đây hầu hết là những loài cá có giá trị kinh tế cao và có thể đạt được
sản lượng khai thác lớn.
Những loài cá sống ở vùng nước nông thềm lục địa thường có kích thước nhỏ, tuổi
thọ thấp, tuổi thành thục lần đầu đến sớm, khả năng tái sản xuất nguồn lợi cao.
Chúng là những loài ít di cư xa, thường trong nội bộ thềm lục địa, nhiều loài thích
nghi với một số sinh cảnh sống đặc trưng như rạn san hô, cửa sông,... Một số trong
chúng tiến hành di cư biển - sông (Anadromy) để sinh sản như cá Mòi
(Clupanodon thrissa), Cháy (Macrura reevesii), Cháo lớn (Megalops
cyprinoides),... hoặc sông-biển (Catadromy) như cá Đối (Mugil spp), Măng sữa
(Chanos chanos), Hồng (Lutjanus spp),... Một số loài cá biển trước đây hay hiện
nay có khả năng xâm nhập và mở rộng vùng phân bố của mình vào sâu trong các
thủy vực nước ngọt, tham gia vào quá trình hình thành động vật giới nước ngọt
(Vũ Trung Tạng, 1994).
Về cá rạn san hô, đây là một nhóm cá đặc biệt, có đời sống gắn liền với các sinh
cảnh của rạn san hô (RSH) hoặc một phần trong vòng đời có liên quan đến RSH,
phân bố chủ yếu ở các vùng biển ấm từ vĩ tuyến 30 o Bắc đến 30o Nam. Nguyễn
Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân (2005) trên cơ sở tập hợp tài liệu và nghiên cứu

trên khắp vùng biển Việt Nam đã xác định được 1206 loài cá RSH thuộc 118 họ,
trong đó có 779 loài trong 29 họ thuộc các họ cá RSH tiêu biểu: Muraenidae,
Ophichthyidae, Apogonidae, Lutjanidae, Caesionidae, Chaetodontidae,
Pinguipedidae, Diodontidae,... Cá RSH có giá trị kinh tế to lớn trong việc cung cấp
thực phẩm, nuôi cảnh và làm dược liệu.
Cũng theo hai tác giả trên thì khu hệ cá RSH của Việt Nam rất đa dạng về nơi cư
trú. Đặc biệt, nhóm cá có kiểu cư trú không ổn định chiếm số lượng đáng kể và có
sản lượng khai thác lớn nhất trong thành phần cá RSH biển Việt Nam.
Về cá cửa sông, số loài cá trong các vùng cửa sông Việt Nam có 580 loài, thuộc
110 họ, 25 bộ với chỉ 26 loài cá Sụn (Vũ Trung Tạng, 1994). Đại diện của nhóm
cá này thuộc các họ Albulidae, Clupeidae, Engraulidae, Salangidae,
Harpodontidae, Hemirhamphidae, Fistularidae, Mugilidae, Polynemidae,
Apogonidae, Leiognathidae, Gerridae, Drepanidae, Scatopliagidae, Siganidae,


Eleotridae, Gobiidae, Periophthamidae, Psettodidae, Bothidae, Pleuronectidae,
Cynoglossidae, Tetraodontidae,... Phần lớn các loài này thuộc cá cỡ nhỏ, sống đáy.
Nhiều loài cá cửa sông có giá trị kinh tế cao với chất lượng nổi tiếng như cá Song
vây cao (Epinephelus maculatus), Song gió (Epinephelus awoara), Chim lạc
(Monodactylus argenteus), Chim gai (Psenopsis anomala), Tra hay Bông lau
(Pangasisus polyuranodon). Ngoài ra, một số loài cá có quan hệ rất chặt chẽ với
rừng ngập mặn mà ta có thể gọi là cá rừng ngập mặn như một số đại diện của họ
cá Đối (Mugilidae), họ cá Bống đen (Eleotridae), cá Chẽm (Lates calcarifer), Ngát
(Plotosus anguillaris), Dứa (Panagasus polyuranodon); một số khác có đời sống
gắn liền với thảm cỏ biển - “cá thảm cỏ biển” - như cá Đục bạc (Sillago sihama),
Móm gai dài (Gerres filamentosus), Bướm cờ hai vạch (Heniochus acuminatus),
các loài cá Đìa (Siganus spp.)
Nếu xét sự phân bố theo chiều thẳng đứng, cá thềm lục địa nước ta có thể được
chia làm hai nhóm chính: cá nổi và cá đáy.
Cá nổi là nhóm bao gồm các loài cá sống ở tầng mặt và tầng giữa với đại diện

chính thuộc các họ Carcharhinidae, Sphyranidae, Clupeidae, Engraulidae,
Chirocentridae, Atherinidae, Stromateidae, Carangidae,... Ngoài ra còn có một số
đại diện của các loài cá có nguồn gốc đại dương di chuyển vào như đã nêu trên.
Đặc điểm phân bố của nhóm cá này ở biển Việt Nam được khái quát như sau (Bộ
Thủy sản, 1996):
- Trong vịnh Bắc Bộ cá nổi phân bố quanh năm. Vào tháng 3 hàng năm các
cá thể trưởng thành thường vào gần bờ để đẻ, trước tiên là ở vùng phía nam vịnh,
đến tháng 5 - 6 là ở khắp vùng vịnh.
- Vùng biển miền Trung do thềm lục địa hẹp, đường cùng độ sâu 100 m đi sát
bờ nên các đàn cá nổi thường tập trung rất gần bờ biển, trong các vịnh nhỏ như
Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết. Hơn nữa, vùng ngoài khơi ở Nam
Trung Bộ xuất hiện hiện tượng nước trồi (Upwelling) trong thời kỳ gió mùa Tây
Nam hoạt động tạo nên sự phát triển mạnh của sinh vật nổi, lôi kéo các đàn cá làm
cho sản lượng đánh bắt cá tăng lên đáng kể.
- Vùng biển Đông Nam Bộ hình thành các khu vực tập trung cá ổn định trong
các thời kỳ khác nhau của năm: vùng gần bờ từ Phan Thiết đến Vũng Tàu, vùng
cửa sông Cửa Long, vùng biển gần Côn Đảo và vùng biển Cù Lao Thu (đảo Phú
Quý).
Cá đáy gồm các loài cá sống ở tầng đáy hoặc tầng gần đáy, là đối tượng khai thác
chủ yếu của lưới kéo đáy thuộc các họ như cá Hồng (Lutjanidae), Phèn (Mullidae),
Lượng (Nemipteridae), Sạo (Pomadasydae), Mối (Synodidae), Trác
(Priacanthidae),...
Theo Phạm Thược (1995), các bãi cá đáy được khai thác chủ yếu ở vùng biển Việt
Nam gồm: bãi cá Bạch Long Vĩ, bãi cá giữa vịnh Bắc Bộ, bãi cá Hòn Mê - Hòn


×