Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề cương ôn thi cuối kì Maclenin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.26 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CUỐI KÌ
MÔN NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LENIN
1.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lenin về phạm trù vật chất: ( trang
39)
- Định nghĩa vật chất : Vật chất là một phạm trù triết học dùng để
chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác
- Phương thức tồn tại của vật chất : “Vận động, hiểu theo nghĩa
chung nhất – tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất,
là một thuộc tính cố hữu của vật chất – thì bao gồm tất cả mọi sự
thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí
đơn giản cho đến tư duy
- Hình thức tồn tại của vật chất : Ph. Ăngghen đã phân chia vận
động thành 5 hình thức cơ bản:
+ vận động cơ học ( sự di chuyển vị trí của các vật thể
trong không gian)
+ vận động vật lý (sự di chuyển của các phân tử, điện
tử, các hạt cơ bản, quá trình nhiệt, điện,…)
+ vận động hóa học ( sự biến đổi các chất hữu cơ, vô
cơ trong những quá trình hóa hợp và phân giải)
+ vận động sinh học ( sự biến đổi của các cơ thể
sống,a biến thái cấu trúc gen,…)
+ vận động xã hội ( sự biến đổi trong các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, xã hội,… của đời sống xã hội
 Các hình thức vận động cơ bản được sản xuất theo thứ tự từ trình
độ thấp đến trình độ cao, hình thức vận động cao xuất hiện trên
co sở các hình thức vận động thấp và bao hàm trong đó những
hình thức vận động thấp hơn


 Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động
trong thế cân bằng và đứng im là hiện tượng tương đối, tạm thời
 Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất.
1


2.

Quan điểm của CN Mác Lenin về bản chất ý thức : (trang 52)
- Bản chất của ý thức : ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế
giới khách quan vào bộ óc người; là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
- Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội
 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: vật chất có trước, ý thức
có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức; song,
ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác động trở lại vật
chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người

3.

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: (trang 95)
- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là: quy
luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận
động và phát triển. Theo quy luật này, nguồn gốc và động lực cơ
bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển chính là mâu
thuẫn khách quan, vốn có của sinh vật, hiện tượng.
- Khái niệm mâu thuẫn : dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất , đấu
tranh chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng
hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

Phân loại mâu thuẫn:
+ Mâu thuẫn cơ bản: là mâu thuẫn quyết định bản chất
của sự vật
+ Mâu thuẫn không cơ bản: là mâu thuẫn chịu sự chi
phối của mâu thuẫn cơ bản, có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự
vật
+ Mâu thuẫn bên trong: . là mâu thuẫn ngay trong bản
thân sự vật
. là nguồn gốc, động lực của sự
vận động, phát triển
+ Mâu thuẫn bên ngoài: là mâu thuẫn giữa các sự vật
khác nhau
 Mối quan hệ giữa mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên
ngoài:
2


+ Mâu thuẫn bên trong là nhân tố quyết định đối vơi sự
phát triền
+ Mâu thuẫn bên ngoài và mâu thuẫn bên trong mang
tính tương đối
+ Trong giai đoạn lịch sử nào đó mâu thuẫn bên ngoài
động vai trò chủ yếu có tác động đến sự phát triển của sự vật.

-

-

-


+ Mâu thuẫn chủ yếu: mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở
mỗi giai đoạn nhất định của quá trình phát triển sự vật, có tác
dụng đối với những môi trường khác nhau trong cùng 1 giai
đoạn.
+ Mâu thuẫn thứ yếu: là mâu thuẫn không động vai trò
quyết định.
+ Mâu thuân đối kháng: là mâu thuẫn giữa khuynh
hướng, những lực lượng xã hội mà lợi ích căn bản trái ngược
nhau, không thể điều hòa
+ Mâu thuân không đối kháng: là mâu thuẫn giữa
khuynh hướng, lực lượng xã hội mà lợi ích căn bản nhất trí nhau.
Các nguyên tắc:
+ Đấu tranh nhau là tuyệt đối, thống nhất là tương đối,
chúng loại trừ nhau
+ Muốn phát triển được phải đấu tranh
+ Đó là nguồn gốc, động lực cho sự phát triển, đấu
tranh.
Khái niệm mặt đối lâp : dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính,
những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại
là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.
Khái niệm mâu thuẫn biện chứng:
+ Là mâu thuẫn trong đó bao gồm sự thống nhất và đâu stranh
của các mặt đối lập
+ Chúng ràng buộc, liên hệ lẫn nhau, tác động qua lại, chuyển
hóa lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau nhưng bài trừ phủ định
lẫn nhau.
3


-


Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập : dùng để chỉ khuynh
hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập.

4.

Quan điểm của CNDVBC về Nguyên lí mối liện hệ phổ biến: (trang
69)
- Mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn
nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của
mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
- Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ
của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ
các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới.
- Tính chất của các mối liên hệ:
+ Tính khách quan của các mối liên hệ: Theo quan điểm biện
chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế
giới là có tính khách quan.
+ Tính phổ biến của các mối liên hệ: Theo quan điểm biện
chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tuyệt
đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình nào khác. Bất cứ
một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn
tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi
lẫn nhau.
+ Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ: Quan điểm
biện chứng của chủ nghĩa Mác Lenin không chỉ khẳng định tính
khách quan, tính phổ biến của các mối liên hệ mà còn nhấn mạnh
tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ. Tính đa dạng, phong
phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng
hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau,

giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó.

5.

Quy luật biện chứng giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất:
(trang 133)
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối
quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết
4


-

-

6.

định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực
lượng sản xuất
Mối quan hê thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
tuân theo tính tất yếu khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc
vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn
lịch sử xác định
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối
liên hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt
đối lập và phát sinh mâu thuẫn
 Như vậy, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa nội dung vật
chất, kỹ thuật với hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản
xuất.


Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lenin về con người: (trang 169)
- Khái niệm con người: Con người là một thực thể tự nhiên mang
đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện
tự nhiên và xã hội.
- Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển
của con người chính là giới tự nhiên. Vì vậy, bản tính tự nhiên là
một trong những phương diện cơ bản của con người, loài người
- Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai góc độ sau
đây:
+ Thứ nhất, con người là kết quả của quá trình tiến hóa và
phát triển lâu dài của giới tự nhiên.
+ Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và
đồng thời giới tự nhiên cũng là “ thân thể vô cơ của con người”
- Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các giác độ sau
đây:
+ Một là, xét từ giác độ nguồn gốc hình thành, loài người
không phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất
tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó, mà trước hết và cơ bản
nhất là nhân tố lao động.

5


-

7.

+ Hai là, xét từ giác độ tồn tại và phát triển, thì sự tồn tại
của loài người luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã họi và các

quy luật xã hội.
 Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con ngời tồn tại trong
tính thống nhất, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau,làm biến
đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con
người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó
Bản chất của con người:
Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con
người thì sự hình thành và phát triển của con người cùng khả năng
sáng tạo lịch sử của nó cần phải được tiếp cận từ giác độ phân tích
và lí giải sự hình thành và phát triển của những quan hệ xã hội trong
lịch sử

Nội dung Hàng hóa trong học thuyết kinh tế của CN Mác:
(trang189)
- Khái niệm hàng hóa: hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể
thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua
bán.
Hàng hóa có thể ở dạng vật thể ( hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể
( dịch vụ vô hình).
-

Hai thuộc tính của hàng hóa:
. Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người.
.Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính
tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định. Với ý nghĩa như vậy, giá
trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu
dùng, nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội
của của cải đó như thế nào.

. Một vật, khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị
sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng đều là
hàng hóa. Chẳng hạn, không khí rất cần cho cuộc sống con người,
6


nhưng không phải là hàng hóa. Nước suối, quả dại cũng có giá trị sử
dụng, nhưng cũng không phải là hàng hóa. Như vậy, một vật muốn
trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản
xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị
trao đổi. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị
trao đổi.
+ Giá trị:
. Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa
kết tinh trong hàng hóa.
. Giá trị hàng hóa là biểu hiện quan hệ giữa những người sản
xuất hàng hóa. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản
xuất hàng hóa. Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, còn
giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị. Nếu giá trị sử
dụng là thuộc tính tự nhiên, thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng
hóa.
. Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng
và giá trị, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập.
. Sự đối lập và mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thể
hiện ở chỗ: người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị
hàng hóa do mình làm ra, nếu họ có chú ý đến giá trị sử dụng của
hàng hóa, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó người mua phải
trả giá trị của nó cho người bán. Nghĩa là quá trình thực hiện giá trị
tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng: giá trị được thực hiện
trước, sau đó giá trị sử dụng mới được thực hiện.

 Sự thống nhất và đối lập giữa 2 thuộc tính giá trị sử dụng và
giá trị:
+ Thống nhất: đã là hàng hóa phải có 2 thuộc tính
+ Đối lập:
. Giá trị sử dụng:
• Tạo ra trong quá trình tiêu thu
• Mục đích của người tiêu dùng
• Thực hiện sau
. Giá trị:


Tạo ra trong sản xuất
7


Mục đích của người sản xuất
• Thực hiện trước
Trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải trả giá trị của nó. Nếu không
được thực hiện được giá trị thì sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng
Vấn đề tiền công trong học thuyết kinh tế của CN. Mác: (trang 247)
- Bản chất của tiền công: bản chất của tiền công trong chỉ nghĩa ư
bản là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá
cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả của
lao động.
Hình thức biểu hiện đó đã gây ra sự nhầm lẫn. Điều đó là do những
thực tế sau đây:
Thứ nhất, đặc điểm của hàng hóa sức lao động là không bao giờ tách
khỏi người bán, nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử
dụng cho người mua, tức là lao động cho nhà tư bản, do đó bề ngoài
chỉ thấy nhà tư bản giá trị cho lao động.

Thứ hai, đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là
phương tiện để có tiền sinh sống , do đó bản thân công nhân cũng
tưởng rằng mình bán lao động. C òn đối với nhà tư bản bỏ tiền ra là
để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái họ mua là lao động.
Thứ ba, lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc
số lượng sản phẩm sản xuất ra, điều đó làm cho người ta lầm tưởng
rằng tiền công là giá cả lao động.
 Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao
động thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động
thặng dư, thành lao động được trả công và lao động không
được trả công, do đó tiền công che đậy mất bản chất bóc lột
của chủ nghĩa tư bản.
- Tiền công có hai hình thức cơ bản là tiền công tính theo thời gian
và tiền công tính theo sản phẩm:
+ Tiền công tính theo thời gian: là hình thức tiền công mà số
lượng của nó ít hay nhiều tùy theo thời gian lao động của công nhân
(giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn.
+ Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền công mà số
lượng của nó phụ thược vào số lượng của sản phẩm hay số lượng



8.

8


9.

những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra hoặc là số

lượng công việc đã hoàn thành.
- Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế:
+ Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận
được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được
sử dụng để tái sản xuất sức lao động, nên tiền công danh nghĩa phải
được chuyển hóa thành tiền công thực tế.
+ Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng
hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền
công danh nghĩa của mình
Xuất khẩu tư bản và những nét mới của XKTB trong CNTB hiện
nay: (trang 320)
- Định nghĩa xuất khẩu tư bản: XKTB là việc đưa tư bản ra nước
ngoài nhằm chiếm giá trị thặng dư tạo ra ở nước ngoài
- Xuất khẩu tư bản khác xuất khẩu hàng hóa ở chỗ:
+ XK hàng hóa là đem hàng hóa ra tiêu thụ ở nước ngoài
nhằm thu giá trị thặng dư ở trong nước.
+ XKHH nhằm bóc lột thêm lợi nhuận bằng trao đổi thông
qua ngang giá còn XKTB nhằm bóc lột siêu lợi nhuận độc quyền
bằng cách bành trướng quan hệ sản xuất ra nước ngoài.
- Có 2 hình thức XKTB:
+ XKTB sản xuất (trực tiếp): Nhằm xây dựng xí nghiệp mới,
hoặc mua các xí nghiệp đang hoạt động, hay thầu khoán xây dựng
kênh đào, đường sá.
+ XKTB cho vay (gián tiếp): đưa tư bản ra nước ngoài để cho
vay nhằm thu lợi từ nước ngoài.
- Mục đích:
+ Chiếm đoạt giá trị thặng dư
+ Nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản
- Những nét mới của XKTB:
+ Bộ phận dòng dầu chuyển sang các nước tư bản phát triển với

nhau
+ Chủ thể XKTB có sự thay đổi lớn:
. Vai trò công ty xuyên quốc gia trong XKTB to lớn
. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
+ Hình thức XKTB đa dạng, có sự đan xen XKTB à XKHH tang
9


+ Sự áp đặt mang tính thực dân trong XKTB đã được gỡ bỏ.
10.

Vai trò, hạn chế, xu hướng vận động của CNTB ngày nay: (trang
334)
- Vai trò:
+ Tiền đề cho sự ra đời CNXH trên phạm vi thế giới
+ Xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động
+ Phát triển lực lượng sản xuất
+ Thực hiện xã hội hóa sản xuất
+ Từ sản xuất nhỏ chuyển sang sản xuất lớn hiện đại
+ CNTB lần đầu tiên đã thiết lập nên nền dân chủ tư sản
- Hạn chế:
+ Là thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh thế giới
+ Thủ phạm trong cuộc chạy đua vũ trang
+ Nạn đói, nghèo, bệnh tật ở các nước chậm phát triển
+ Tạo ra sự phân biệt nước giàu và nước nghèo
+ Quan hệ bóc lột của nhà tư bản với nhân dân làm thuê tồn tại
và phát triển
- Xu hướng vận động:
+ Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tạo cơ sở vật chất kĩ
thuật hiện đại làm cho mâu thuẫn cơ bản gay gắt

+ Nắm giữ ưu thế về vốn, khoa học công nghệ thị trường nhưng
không thể vượt qua giới hạn lịch sử
+ Các quốc gia độc lập tang cường đấu tranh để tự quyết định
con đường phát triển tiến bộ
+ CNTB sẽ bị thay thế bằng chế độ cao hơn xã hội CSCN mà
giai đoạn thấp là CNXH.

11.

Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin về thời kì quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ( Liên Xô với Việt Nam):
(trang 400)
- Khái niệm: Thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH là thời lì cải biến
cách mạng sâu sắc trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội,
tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết để hình thành xã
10


-

hội mà trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội XNCH được
thực hiện.
Tính tất yếu CNTB – CNXH:

+ CNTB và CNXH khác nhau về bản chất. Dưới 2 hình thức
nhà nước và tập thể.
+ CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có
trình độ cao
+ Các quan hệ sản xuất của CNXH không tự nảy sinh trong
CNTB. Đó là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo XHCN

+ Xây dựng CNXH là 1 công việc mới mẻ, khó khan và phức
tạp, phải có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen
+ CNTB tiến tới trình độ cao => quá độ ngắn
+ CNTB tiến tới trình độ trung bình => quá độ dài
-

Nội dung:

+ Trong lĩnh vực chính trị: Tiến hành cuộc đấu tranh chống
lại những thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH, tiến
hành xây dựng, củng cố nhà nước và nền CNXH, bảo đảm quyền làm
chủ trong hoạt động KT, XH, VH, xây dựng các tổ chức chính trị- xã
hội – nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, xây dựng
Đảng Cộng sản vững mạnh
+ Trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa: Thực hiện tuyên
truyền, phổ biến tư tưởng KH và CM của giai cấp công nhân, khắc
phục tư tưởng và tâm lí có ảnh hưởng tiêu cực đối với xây dựng
CNXH, tiếp thu giá trị VH trên thế giới
+ Trong lĩnh vực xã hội: Khắc phục tệ nạn xã hội do XH cũ
để lại, khắc phục sự chênh lệch phát triern giữa các vùng miền, tầng
lớp, dân cư => Bình đẳng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người
với người.
-

Đặc điểm:
+ Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa:
11






Tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hóa khác
nhau
Các yếu tố văn hóa cũ, mới đấu tranh với nhau

+ Trong lĩnh vực chính trị:
Kết cấu kinh tế của thời kì quá độ lên CNXH
đa dạng phức tạp
Kết cấu giai cấp XH trong thời kì này cũng đa dạng, phức
tạp.
• Các tầng lớp này vừa hợp tác vừa đấu tranh




+ Trong lĩnh vực kinh tế:


-

-

Thời kì qúa độ là thời kì tất yếu
Còn tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong
một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất.

Thực chất:
+ Đây là thời kì diễn ra cuộc đấu tranh giữa tư sản bị đánh
bại >< giai cấp công nhân, nhân dân lao động.

+ Diễn ra trong điều kiện mới, giai cấp công nhân, đã nắm
được chính quyền
Liên hệ với Việt Nam:

+ Cách mạng dân tộc – dân chủ ND đã hoàn toàn thắng lợi trên
phạm vi cả nước => Tiến hành cách mạng XHCN cùng quá độ lên
CNXH
+ Lực lượng sản xuất đã phát triển cao nhưng vẫn còn phải cải
tạo và xây dựng QHSX mới xây dựng nền văn hóa mới.
+ Nước ta là 1 nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH bỏ qua
chế độ TBCN, phải trải qua 1 thời kì quá độ lâu dài
+ Phải xây dựng nền tảng vật chất và kĩ thuật của CNXH, tiến
lên CNXH có nền công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa
và khoa học tiên tiến
+ Phải cải tạo nền kinh ế cũ và xây dựng nền kinh tế mới mà xây
dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài.
12. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin trong giải quyết vấn
đề dân tộc ( Liên hệ với Việt Nam): ( trang 449)
12


-

-

Khái niệm dân tộc thường được dung với hai nghĩa:
Thứ nhất, khái niệm dân tộc dung để chỉ cộng đồng người cụ thể nào
đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế
chung, có ngôn ngữ chung của cộng đông và trong sinh hoạt văn hóa
có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác, xuất hiện sau

cộng đồng bộ lạc; có sự kế thùa và phát triển hơn những nhân tố tộc
người ở cộng đồng bộ lạc và thể hiện thành ý thức tự giác của các
thành viên trong cộng đồng đó.
Thứ hai, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn
định, bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ
chung, có nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống
văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và
giữ nước.
Những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lenin trong giải quyết
vấn đề dân tộc:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lenin, vấn đề dân tộc là một bộ
phận của những vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính
vô sản. Do đó, giải quyết vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô
sản trên cơ sở của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:
. Là quyền thiêng liêng
. Phải được pháp luật bảo vệ và thực hiện trong thực tế
. Phải có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau
. Mọi quốc gia đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
+ Các dân tộc có quyên tự quyết:
. Là quyền làm chủ
. Là quyền tự quyết định con đường phát triển KT-CT-XH
+ Hình thức:
. Quyền tự do phân lập thành quốc gia dân tộc độclập
. Quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ
sở bình đẳng
. Lựa chọn hình thức phù hợp tùy thuộc vào hoàn cảnh,
điều kiện từng nơi.
+ Liên hiệp công nhân tất cả dân tộc:
. Phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân

13






. Phản ánh sự thống nhất giữa phong trào giải phóng dân
tộc và giải phóng giai cấp
Ý nghĩa: Nguyên tắc liên hợp công nhân tất cả các dân tộc là quan
trọng nhất. Vì chỉ ra rằng khi nào giai cấp công nhân liên hiệp với nhau
để giành được vai trò lãnh đạo của mình thì các dân tộc mới có quyền
bình đẳng, quyền tự quyết, mới xóa bỏ được sự kì thị, áp bức và xâm
lược dân tộc
Liên hệ với Việt Nam:
+ Các dân tộc ở VN có truyền thống đoàn kết, gawnsbos, xây dựng
quốc gia, dân tộc thống nhất
+ Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số, trình độ phát triển không
đều
+ Các dân tộc thiểu số ở VN cư trú phân tán và xen kẽ
+ Phát triển toàn diện về CT, KT, VH, XH, AN-QP, GD.
+ Khôi phục và phát huy tập quán, truyền thống văn hóa
+ Tiếp tục quan hệ hợp tác song phương
+ Là thành viên ASEAN
+ Ngoại giao đa phương
+ Thực hiện đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác,
phát triể. Tích cực hội nhập quốc tế
+ Phát triển KT-XH là sự nghiệp chung của cả nước
+ Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển
+ Có sắc thái văn hóa riêng, góp phần làm nên sự đa dạng, phong

phú, thống nhất văn hóa VN.

14


15



×