Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

thi co binh 24 12 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.12 KB, 2 trang )

Câu 1: Trình bày và phân tích
những nội dung chủ yếu của vấn
đề cơ bản của triết học.
- Triết học là một trong những hình
thái ý thức XH, là hệ thống các quan
điểm chung nhất của con người về
thế giới và sự nhận thức thế giới ấy.
- Vấn đề cơ bản của Triết học: Đó là
mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
(tức giữa tồn tại và tư duy); cái nào
có trước, cái nào có sau, cái nào
quyết định cái nào? Và con người có
khả năng nhận thức, cải tạo thế giới
hay không?
- Nó là vấn đề cơ bản của Triết học
vì nó là đối tượng nghiên cứu của
Triết học, và việc giải quyết nó sẽ
quyết định cơ sở để giải quyết
những vấn đề khác của Triết học.
Trong lịch sử phát triển lâu dài và
phức tạp của Triết học, có nhiều
trường phái khác nhau nghiên cứu
và giải quyết hai vấn đề cơ bản nêu
trên:
- Về mặt bản thể luận: Giữa VC
và YT, cái nào có trước và giữ vai
trò quyết định?
Theo CNDV cho rằng,
VC có trước, VC quyết định YT.
Nhận thức này được thể hiện ở ba
cấp độ khác nhau:


+ CNDV chất phát thời cổ đại ở cả
phương Đông và phương Tây đã
xem VC là do một yếu tố hoặc một
số yếu tố cơ bản đầu tiên tạo nên tất
cả SVHT trên thế giới (Đất, nước,
gió, lửa; nguyên tử);
+ CNDV siêu hình TK 17-18, đồng
nhất VC với khối lượng, xem VC là
khối lượng, đồng nhất VC với
nguyên tử;
+ CNDVBC do Mac- Anghen xây
dựng và Lênin phát triển, với một
khái niệm VC rất khoa học được đa
số chấp nhận: “ VC là phạm trù TH
dùng để chỉ thực tại khách quan,
được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác chụp lại,
chép lai, phản ánh và tồn tại không
phụ thuộc vào cảm giác.”
Theo CNDT, cho rằng
YT có trước, quyết định VC. Suy
đến cùng là thừa nhận sự sáng tạo ra
thế giới bằng cách này hay cách
khác, với hai phái;
+ CNDT chủ quan (beccoli, Heum)
thừa nhận cảm giác, “ cái tôi” có
trước và quyết định. “ Cái đẹp
không phải trên đôi má hồng của
người phụ nữ mà do cặp mắt của kẽ
si tình”.

+CNDT khách quan (Platon,
Heghen) thừa nhận sự sáng tạo ra
thế giới bởi một “ý niệm tuyệt đối”
nào đó. Về vấn đề này, cả CNDV lẫn
CNDT đều được xem là nhất nguyên
luận.
Ngoài hai trường phái
trên, trong LSTH còn một trường
phái thứ ba thừa nhận cả VC và YT
đều xuất hiện cùng lúc và tồn tại độc
lập với nhau ( Những nhà nhị
nguyên luận). Thực chất nhị nguyên
luận không phải là con đường thứ 3
trong TH mà là sự biểu hiện không

Câu 2: Nêu và phân tích mối quan hệ
VC và YT trên lập trường quan điểm
của Triết học Mac - Lênin.
Theo Lênin: “ VC là một
phạm trù Triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan, được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác
chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại
không phụ thuộc vào cảm giác”
YT là sản phẩm của quá
trình phát triển tự nhiên và LSXH. Bản
chất của YT là hình ảnh chủ quan của
TGKQ, là sự phản ánh tích cực, sáng
tạo TGKQ vào não bộ con người thông
qua hoạt động thực tiễn.

CNDVBC khẳng định VC
và YT là hai phạm trù không tồn tại
độc lập, tách rời nhau mà giữa chúng
có mối quan hệ biện chứng, tác động
qua lại lẫn nhau, thể hiện:
- VC quyết định quyết định sự hình
thành và phát triển của YT.
VC có trước, YT có sau. VC
tồn tại khách quan, độc lập với YT và
là nguồn gốc sinh ra YT. Não người là
dạng VC sống có tổ chức cao nhất, là
cơ quan phản ánh để hình thành YT.
YT là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan, tồn tại phụ thuộc vào hoạt
động thần kinh của não bộ trong quá
trình phản ánh thế giới khách quan.
Như vậy, não người và TGKQ là
nguồn gốc tự nhiên của YT. Cùng với
nguồn gốc tự nhiên, chính lao động và
ngôn ngữ trong hoạt động thực tiễn của
con người là nguồn gốc XH quyết định
sự hình thành và phát triển của YT.
Điều kiện VC như thế nào thì YT như
thế đó. “ Người ở liều tranh suy nghĩ
khác người ở lầu son”. VC luôn vận
động và phát triển không ngừng, làm
cho YT cũng vận động và phát triển
theo. Vì vậy, Lê-nin đã nói: “ Khi tình
hình đã thay đổi và chúng ta giải quyết
những nhiệm vụ thuộc loại khác thì

nhà lãnh đạo, quản lý không nên nhìn
lại đằng sau và sử dụng phương pháp
của ngày hôm qua”
-YT có tính độc lập tương
đối, tác động trở lại VC.
YT thức là sự phản ảnh hiện
thực khách quan vào não người, nhưng
đó không phải là sự phản ánh thụ động
mà là sự phản ánh năng động và sáng
tạo. Cho nên, nó có tính độc lấp tương
đối so với VC. Nó có thể tác động trở
lại VC, góp phần cải biến thế giới
khách quan thông qua hoạt động thực
tiễn của con người. Dựa trên tri thức về
quy luật thế giới khách quan, con người
đề ra mục tiêu, phương hướng, biện
pháp và ý chí để thực hiện mục tiêu ấy.
Sự tác động của YT đối với VC theo
hai hướng chủ yếu: Nếu YT phản ánh
đúng đắn ĐK VC, hoàn cảnh khách
quan thì nó sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của đối
tượng VC. Ngược lại, sẽ làm cho hoạt
động của con người không phù hợp với
quy luật khách quan, kiềm hãm sự phát
triển của VC. Tuy nhiên, sự tác động
của YT đối với VC cũng chỉ ở mức độ
nhất định chứ nó không thể sinh ra
hoặc tiêu diệt các quy luật vận động
của VC. Dù ở mức độ nào nó vẫn phải


Câu 3: Trình bày nội dung những
nguyên tắc, phương pháp luận cơ
bản của phép BCDV và cho biết
trong quá trình đổi mới ở Việt
Nam, những nguyên tắc này được
vận dụng như thế nào?
Phép biện chứng duy vật
là môn khoa học về những quy luật
phổ biến của sự vận động và sự phát
triển của tự nhiên, của xã hội loài
người và của tư duy.
Nội dung những nguyên
tắc phương pháp luận cơ bản của
phép biện chứng duy vật gồm:
a. Nguyên tắc khách quan
Theo Lênin, tính khách quan của
sự xem xét là nguyên tắc hàng đầu của
phương pháp nhận thức biện chứng
duy vật. Nguyên tắc này là hệ quả tất
yếu của quan điểm duy vật mácxít, khi
giải quyết mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức, giữa khách quan và chủ
quan.
Nguyên tắc này đòi hỏi
chúng ta trong nhận thức và hành
động phải xuất phát từ bản thân sự
vật, từ thực tế khách quan, phản ánh
sự vật một cách trung thành như nó
vốn có, không được xuất phát từ ý

muốn chủ quan, không lấy ý muốn
chủ quan của mình làm chính sách,
không lấy ý chí áp đặt cho thực tế,
phải tôn trọng sự thật, tránh thái độ
chủ quan nóng vội, phiến diện, định
kiến, không trung thực. Yêu cầu của
nguyên tắc khách quan còn đòi hỏi
phải tôn trọng và hành dộng theo
quy luật khách quan. Đó cũng là bài
học quan trọng mà đại hội lần thứ VI
của Đảng ta đã rút ra và đã được
khẳng định lại trong Văn kiện Đại
hội lần thứ VII của Đảng: "Mọi
đường lối, chủ (tiếp theo)
b.
c. Nguyên tắc toàn diện
trong nhận thức và thực tiễn
- Cơ sở lý luận của
nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến của phép biện
chứng duy vật, theo đó, các sự vật,
hiện tượng tồn tại trong sự tác động
qua lại, chuyển hoá lẫn nhau và tách
biệt nhau.
- Nội dung của nguyên
tắc toàn diện trong nhận thức và
thực tiễn.
+ Nguyên tắc toàn diện
phản ánh mối liên hệ chỉnh thể, tức
nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả

các mặt, tất cả các mối liên hệ trực
tiếp và quan hệ gián tiếp của sự vật
đó, nghiên cứu mối tổng hoà những
quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với
các sự vật khác. (Con người là tổng
hòa các mối quan hệ)
+ Nguyên tắc toàn diện
trong sự đối lập với chủ nghĩa chiết
trung và thuật nguỵ biện, phản ánh
mối liên hệ chủ yếu để rút ra những
mặt, những mối liên hệ tất yếu của
sự vật, hiện tượng đó; nhận thức
chúng trong sự thống nhất hữu cơ
nội tại bởi chỉ có như vậy, nhận thức
mới có thể phản ánh được đầy đủ

-1-

Câu 4: Từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng, từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn - đó là
con đường biện chứng của sự
nhận thức chân lý, của sự nhận
thức hiện thực khách quan".
Theo Lênin, quá trình
nhận thức trải qua hai khâu:
1. Từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng
Con đường biện chứng của
sự nhận thức chân lý được Lê nin trình

bày như sau: “Từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn”. Đó là, con
đường biện chứng của nhận thức chân
lý của sự nhận thức thực tại khách
quan và gắn liền với thực tiễn. Trực
quan sinh động là quá trình phản ánh
trực tiếp khách thể bằng các giác quan
và diễn ra bởi 3 hình thức cơ bản:
Cảm giác, tri giác và biểu tượng.
- Cảm giác: Đây là hình thức đầu tiên
và giản đơn nhất của nhận thức cảm
tính. Những thuộc tính riêng lẻ của sự
vật, hiện tượng tác động một cách thụ
động lên các cơ quan thụ cảm của con
người gây ra cảm giác.
Ví dụ: thuộc tính cay của ớt tác động
lên cơ quan vị giác của ta cho ta cảm
giác cay.
Rõ ràng nguồn gốc và nội dung của
cảm giác là thế giới quan. Mặc dù
hình thức đầu tiên và đơn giản nhưng
cảm giác có vai trò không thể thiếu
được cho quá trình nhận thức, bởi vì
tất cả các hình thức tiếp theo của nhận
thức đều phải dựa trên những dữ liệu
do cảm giác đem lại. từ những cảm
giác nhận thức cảm tính chuyển sang
hình thức cao hơn: đó là tri giác.
- Tri giác:Là hình thức cơ bản của

nhận thức cảm tính, tri giác không
phản ánh những thuộc tính riêng lẻ
của sự vật hiện tượng như cảm giác
nữa mà nó tổng hợp liên kết các cảm
giác lại để tạo thành một chỉnh thể
hoàn chỉnh, đúng như chúng tồn tại
trong thực tế khách quan.
Ví dụ: đứng trước cánh đồng lúa chín
ta thấy: Màu vàng(cảm giác 1); Ngửi
thấy mùi thơm của lúa chín(cảm giác
2); nghe thấy tiếng rì rào(cảm giác 3);
tổng hợp các cảm giác 1,2,3 thì ta có
hình ảnh trọn vẹn của cánh đồng lúa
chín. Đó chính là tri giác.
Tất nhiên đây vẫn là hình ảnh cảm
tính về vẻ bề ngoài, trực tiếp cụ thể
của khách thể, vì vậy, không phản ánh
được quá khứ và tương lai.
- Biểu tượng: Đây là hình thức cao
nhất của nhận thức cảm tính, hình ảnh
cảm tính về sự vật và hiện tượng được
giữ lại trong ý thức đã cmar thụ được
từ trước.
Ví dụ: Tôi đã rời quê hương nơi tôi
sinh sống và học tập trước đây. Đã 6
năm trôi qua nhưng tôi vẫn nhớ dáng
dấp – vị trí ngôi trường tôi đã học 
đó là biểu tượng.
So sánh tri giác và biểu tượng ta thấy:
Nếu tri giác chỉ xuất hiện do tác động

trực tiếp của sự vật tới cơ quan thụ
cảm thì biểu tượng chỉ diễn ra sau đó
không còn nữa, do vậy hình ảnh được


-2-



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×