Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Bác Hồ trong ca dao Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.82 KB, 22 trang )

A-

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao chiếm một vị trí quan trọng.
Ca dao là tiếng nói phản ánh đời sống tâm hồn, tình cảm của quần chúng nhân
dân, phản ánh lịch sử xã hội, và do vậy, nó là một kho tài liệu phong phú về
phong tục, tập quán trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân
dân lao động.
Hiện nay, trong chương trình Ngữ văn THPT và nhất là bậc đại học, ca dao
được đưa vào giảng dạy và học tập với số lượng tác phẩm đáng kể. Các nhà
soạn sách giáo khoa đã có quan điểm đúng khi chú ý đến ca dao của người Kinh
và của các tộc người thiểu số, của vùng Bắc cũng như vùng Trung và Nam Bộ.
Việc có mặt các tác phẩm ca dao thuộc nhiều vùng miền khác nhau như vậy
mới phản ánh được sự đa sắc của nó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ kiệt xuất của Đảng và dân tộc Việt Nam.
Người đã để lại cho cách mạng Việt Nam và văn hóa thế giới một di sản vô
cùng to lớn về hệ thống tư tưởng thiên tài, về nhân cách và phong cách của một
con người toàn vẹn. Hồ Chí Minh là chiến sỹ cách mạng vĩ đại, là nhà chính trị
xuất sắc, là nhà văn – nhà thơ tài hoa. Người luôn là cảm hứng sáng tác của biết
bao văn nghệ sĩ. Đã biết bao bài thơ, bài hát, bài văn về Bác đã ra đời và ca dao
cũng chiếm một phần trong số đó.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm nổi bật hình ảnh Bác trong ca dao các vùng miền.
3. Phương pháp nghiên cứu


Triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng và phối hợp các phương pháp chính sau
đây:
- Phương pháp thống kê


- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ học
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.


B-

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong ngành nghiên cứu Ngữ văn nước ta, ca dao là đối tượng được nghiên cứu
khá sớm và đạt nhiều thành tựu. Riêng vấn đề thuật ngữ, khái niệm ca dao đã được
lí giải ở nhiều công trình.
Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm cho rằng: "Ca dao (ca: hát;
dao: bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian,
thường tả tính tình, phong tục của người bình dân" [Việt Nam văn học sử yếu,
Dương Quảng Hàm, Trung tâm học liệu Sài Gòn in năm 1968, tr.11].
Từ điển thuật ngữ văn học, (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ
biên) định nghĩa: "Ca dao còn gọi phong dao. Thuật ngữ ca dao được dùng với
nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao
là bài hát không có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát
lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. Trong trường hợp
này ca dao đồng nghĩa với dân ca" [21, tr.31].
Các tác giả công trình Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1 viết: "Ca dao là những bài
hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân tộc (thường là
lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm" [73, tr.3].
Theo Vũ Ngọc Phan, “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các
loại thơ khác và có thể xây dựng thành các làn điệu dân ca” [56, tr.42].
Các nhà nghiên cứu văn học dân gian Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên cho rằng:

“Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là


lời của các bài dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy, hoặc ngược lại là
những câu thơ có thể bẻ thành những làn điệu dân ca” [31, tr.295-296].
Đặc trưng cái tôi trữ tình trong ca dao là: thông thường nội dung tác phẩm trữ tình
được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình, đó là hình tượng người
trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình
không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch
nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách
nghĩ thể hiện được tâm hồn người, tấm lòng người.
Tập thể là một biểu hiện khác của những phương thức sáng tác và lưu truyền văn
học dân gian. Có những tác phẩm văn học dân gian ngay từ nguồn gốc đã là sáng
tác cá nhân nhưng lưu truyền bằng con đường của trí nhớ. Dùng trí nhớ không thể
giữ nguyên vẹn được cả nội dung và hình thức của tác phẩm, vì thế mà sáng tác ấy
mỗi người có thể thay đổi tùy ý ít nhiều. Hơn nữa khi hát hoặc kể lại theo sở thích,
mục đích của mình và của người nghe, thế là dù cho lúc đầu có thể là do một cá
nhân sáng tác, nhưng trong khi lưu truyền qua những người khác nhau, tác phẩm
văn học luôn luôn có khả năng tiếp nhận những yếu tố sáng tác mới và trở thành sở
hữu tập thể.
Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu hành của văn học dân gian. Văn học
truyền miệng ra đời từ khi dân tộc chưa có chữ viết. Tuy nhiên khi dân tộc đã có
chữ viết thì văn học truyền miệng vẫn tiếp tục phát triển. Một mặt do đại đa số
nhân dân không có điều kiện học hành để hưởng thụ thành tựu văn học viết, mặt
khác do văn học viết không thể hiện đầy đủ tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, thị
hiếu và tập quán sinh hoạt nghệ thuật của nhân dân. Vì thế nhiều người có học mà
chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân dân cũng tham gia sáng tác và lưu truyền văn học
dân gian.



Ca dao là loại thơ trữ tình dân gian, là tiếng nói của tư tưởng, tình cảm và mơ ước,
khát vọng của người bình dân. Vì lẽ đó, khi những câu ca dao được ra đời và
truyền đi trong cộng đồng, nó đã bị phai dần cái tôi trữ tình… sáng tác của một cá
nhân mà được sửa đổi đôi chút và trở thành của cả cộng đồng, của cả những con
người có cùng tình thế, ước mơ, tình cảm như câu ca dao. Và có lẽ vậy mà qua ca
dao ta cảm nhận được sâu sắc nhịp trái tim yêu thương của người bình dân với tất
cả sự ấm áp, ngọt ngào cùng tình yêu thương, lòng lạc quan, nghị lực ý chí phi
thường vượt lên mọi khổ cực của cuộc sống.Vì thế nhân vật trữ tình trong ca dao là
người bình dân, người thi sĩ, những người sáng tác, người diễn xướng,… thống
nhất với nhau.
CHƯƠNG II: BÁC HỒ TRONG CA DAO VIỆT NAM
Trong lịch sử văn học dân tộc và thế giới, chưa có danh nhân nào được "ca dao
hóa" nhiều như Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Nhà thơ Lê Anh Xuân đã từng viết:
Điệu lục bát, khúc dân ca
Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam
Sinh thời, Bác rất thích dùng ca dao, tục ngữ trong các bài viết của mình để mọi
người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tuyên truyền cách mạng. Những ngày bệnh trọng, Bác
vẫn thèm nghe "một câu hò xứ Nghệ" - một khúc hát dân ca. Ngay trong bản "Di
chúc" thiêng liêng trước lúc đi xa, Người vẫn còn dặn lại đồng bào, đồng chí bằng
một câu ca dao lục bát biến thể:
Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Sinh thời, Bác đặc biệt yêu thích những vần cac dao, dân ca và tục ngữ của đất
nước. Thơ văn của Người và cả những lời nói đời thường của Người luôn thấm


đượm chất dân ca. Cả đến lúc Người sắp đi xa mà Người vẫn khao khát được nghe
một câu hò xứ Nghệ. Vì thế, trong những vần ca dao của nhân dân ta đều in đậm
hình ảnh, dấu ấn của Người.
"Tháp Mười đẹp nhứt bông sen

Nước Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ
Bông sen thì để lễ chùa
Cụ Hồ thì để tôn thờ trong tâm".
Bài ca dao Bác Hồ và bông sen của nhà thơ Bảo Ðịnh Giang là tâm tình, là tấm
lòng của nhà thơ đối với Bác kính yêu. Nhưng mỗi một người dân đất Việt đều tìm
thấy tâm tình và nỗi lòng của mình trong đó cho nên bài ca dao đó đã trở thành tài
sản chung của dân tộc ta, nhân dân ta - nhất là hai câu thơ đầu đã được phổ thông
hóa:
"Tháp Mười đẹp nhất bông sen.
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ".
Lúc sinh thời, mỗi khi nhắc tới miền Nam, Bác nói: “Miền Nam luôn trong trái tim
tôi”. Những năm tháng cuối đời, Bác luôn chuẩn bị cho mình một cơ hội vào thăm
đồng bào miền Nam ruột thịt....Đồng bào miền Nam cũng luôn nhớ Bác, vị cha già
dân tộc, Bác Hồ kính yêu. Và những vần ca dao thắm tình dâng lên Bác của họ đã
ra đời:
“Miền Nam là của Việt Nam
Miền Nam là của giang sơn Lạc Hồng
Miền Nam chỉ có một lòng
Miền Nam chỉ viết một dòng chữ thôi
Một dòng chữ sáng muôn đời
Một dòng chữ có vạn người mến thương
Một dòng chữ sáng muôn phương
Cần, kiệm, liêm, chính tấm gương chói lòa


Tay để lòng nở trăm hoa
Đây là dòng chữ: Cha Hồ Chí Minh”.
Miền Nam “đi trước về sau” đánh giặc suốt ba mươi năm không nghỉ, chịu trăm
đắng ngàn cay. Trong vô vàn thiệt thòi mà nhân dân miền Nam gánh chịu, có một
thiệt thòi lớn: phải xa Bác Hồ, không có điều kiện gặp Bác như đồng bào miền Bắc.

Thậm chí, không được nhìn ảnh Bác vì sợ giặc khủng bố. Và nỗi nhớ thương ấy
càng da diết hơn. Họ mong thống nhất nước nhà, Bắc-Nam sum họp, Bác cháu gặp
nhau, thỏa lòng mong ước:
“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ câu Bác dặn, nhớ điều Bác khuyên.
Những lời vàng ngọc không quên
Con đường thống nhất càng bền đấu tranh”.
Điểm đặc sắc là từ chủ đề tình yêu nam nữ, người bình dân ngày sau đã sáng tạo
thành những bài ca dao mới ca ngợi Bác. Thông qua công thức này, ta thấy ý tưởng
của tác giả dân gian rất rạch ròi, minh bạch, rõ ràng giữa tình cảm chung và tình
cảm riêng, giữa cái quan hệ cá nhân với quan hệ cộng đồng. Ta đọc bài ca dao sau
để thấy cái tình của người dân Nam bộ dành cho Bác, đó là tình cảm thiêng liêng và
cao quý hơn hết thảy các loại tình cảm thông thường, tình cảm ấy vượt lên và dẫn
dắt định hướng cho tình cảm cá nhân để hòa vào cái chung của cộng đồng dân tộc.
Cắt tấm lụa đào em đề ba chữ


Chữ trung với Bác, chữ hiếu với mẹ, chữ nghĩa với anh.
Dù xa xôi em vẫn giữ lòng thành
Có Bác chỉ đường dẫn lối thì hai đứa mình sẽ gặp nhau.
Hướng đến Bác Hồ, đồng bào miền Nam càng tin vào sức mạnh chính nghĩa của
mình trong cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước. Người chiến sĩ cách mạng giữ
vững khí tiết đấu tranh với địch trong nhà tù:
Đêm nay mười chín tháng năm
Hồn con sáng tợ trăng rằm trung thu
Con đang chúc thọ trong tù
Con đang dựng một rừng cờ trong tim
Đêm nay mộng hóa thành chim
Tung qua lưới sắt con tìm đến Cha
Ca dao dâng Bác thật phong phú, thể hiện tấm lòng của từng người dân miền Nam

với Bác, mang sắc thái địa phương trong tâm tình của mình. Họ hình tượng hóa tình
cảm đó vào những gì thân thiết nhất gắn liền với miền đất mà họ đang chiến đấu để
giữ gìn. Đấy là hình ảnh chiếc nón bài thơ bao đời của người dân xứ Huế:


Nước dưới sông khi dâng khi cạn
Trăng trên trời khi sáng khi lu
Ai ra miền Bắc thưa với cụ Hồ
Lòng miền Nam vẫn tròn vành vạnh
như chiếc nón bài thơ đội đầu.
Người dân Bến Tre đồng khởi nhớ Bác mênh mông như ruộng lúa, rừng dừa của
chính họ vậy:
Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
Thấy bông lúa đẹp thương về Cần Thơ
Miền Nam mong nhớ Bác Hồ
Dừa Bến Tre nước ngọt , luá Cần Thơ trĩu vàng.
Ca dao viết về Bác mộc mạc, đơn sơ nhưng thật xanh tươi bát ngát như rừng cây và
long lanh như từng chuỗi ngọc. Rừng xanh là sức sống của dân tộc và chuỗi ngọc là
tình cảm của Nhân dân hướng về Bác Hồ. Đồng bào Cao bằng, Thái Nguyên đã
viết về Người, biết ơn Người.
“Em về giã gạo ba giăng
Anh lên múc nước Cao Bằng về ngâm
Đến ngày mười chín tháng năm


Gói thành đôi bánh đem dâng Bác Hồ”
Cứ thế, tới đâu, chúng ta cũng đều được nghe, được đọc. Từ Cao - Bắc - Lạng đến
mũi Cà Mau. Từ Tây Nguyên đến Thừa Thiên Huế, đâu cũng có những câu ca dao
về Bác, đâu cũng ca hát nhắc nhở đến công ơn Người. Người dân Khánh Hòa đã ví:
Gió nào bằng gió Tu Bông

Sức nào bằng sức nhân dân Cụ Hồ.
Hình ảnh nước non và hình ảnh của Bác trong tâm trí người dân miền Nam hòa
quyện lẫn nhau trong vần ca dao Quảng Ngãi- Bình Định:
Đồng nào cao bằng đồng Thi Phổ
Thổ nào cao bằng thổ Ba Tơ
Ơn nào sâu bằng ơn Cụ Hồ
Nguồn bao nhiêu nước ơn Cụ Hồ bấy nhiêu
Nước sông Trà in hình núi Ấn
Dừa Trung Lương soi bóng Lại Giang
Nhìn lên cờ đỏ sao vàng
Lòng dân ơn Bác muôn vàn Bác ơi.
Có thể nói: Bác và Ca dao, Ca dao và Bác đã có sự "hóa thân" hài hòa và nồng
thắm. Còn gì đẹp hơn, tự hào hơn khi nhân dân ta từ núi rừng, hải đảo xa xôi tới
bưng biền Đồng Tháp đã dành những vần ca dao chứa chan tình nghĩa, biết ơn về
Bác để dâng lên Người:
Bác Hồ là vị Cha chung
Là sao Bắc đẩu, là vầng Thái dương.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: "Bác sống như trời đất của ta", Bác như ánh sáng,
như khí trời không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi con người Việt Nam, và ai
cũng cảm thấy:


Tự hào biết mấy Bác ơi
Bác cho con cả cuộc đời tự do.
Ðất Hồng Lam cũng là một mảnh đất của ca dao và thần thoại. Những làn điệu dân
ca xứ Nghệ luôn làm xao xuyến lòng người. Người xứ Nghệ cũng đặc biệt yêu
thích ca dao, dân ca và hay sáng tác những vần ca dao nặng tình, đầy nghĩa. Nhất là
những vần ca dao viết về Bác và về những lời Bác dạy chúng ta :
"Bác Hồ đã dạy chúng ta
Còn Mỹ còn đánh chẳng tha một thằng

Chúng ta hứa với Bác rằng
Còn Mỹ còn đánh một thằng không tha
Bác trao cờ tặng quê ta
Lá cờ chiến thắng là quà lập công
Cờ bay đỏ đất Lam Hồng
Cờ bay muôn nẻo, lập công muôn miền
Ngắm cho trúng, bắn cho tin
Làm quà thắng lợi dâng lên Bác Hồ”.
(Dương Huy)
Vâng, những người dân quê Bác đã làm theo lời Bác "Không có gì quý hơn độc lập
tự do" mà mài sắc dũng khí chiến đấu, rèn dũa tinh thần tiến công cách mạng, ý chí
quyết chiến, quyết thắng. Ý chí đó, tinh thần đó cũng là ý chí và tinh thần của cả
dân tộc ta. Một dân tộc mà khi trên đất nước mình còn thằng Mỹ thì không thể có


hạnh phúc nên trong lòng mỗi một con người luôn chuẩn bị cho mình tư thế sẵn
sàng chiến đấu và chiến thắng:
" Trường Sơn dậy tiếng Bác Hồ
Ðánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Chân còn đạp đỉnh non cao
Mà lòng đã ở chiến hào tiến công”.
(Kim Quốc Hoa)
Lời dạy của Bác, hình ảnh người Cha già kính yêu luôn có sức động viên quân dân
ta tiến lên giành chiến thắng. Hình ảnh Bác luôn hiện hữu trên mỗi chặng đường
hành quân vất vả, trong những cơn gió núi, mưa nguồn, trong mỗi bước tiến công
và cả trong niềm vui thắng lợi. Vành lá ngụy trang kia cũng được mọi người hái từ
rừng cây ơn Bác, đôi dép cap su được mọi người gọi là đôi dép Bác Hồ ...những
vần thơ xuân của Bác cũng thôi thúc giục giã quân dân ta vào mùa chiến dịch. Tất
cả, tất cả đều mang dấu ấn thiêng liêng của Bác kính yêu:
"Sáng nay ngược đỉnh đèo cao

Lắng nghe thơ Bác gọi vào mùa xuân
Ðường xa như xích lại gần
Mồ hôi thấm áo mấy lần vẫn vui
Ta lên trồng cột lưng trời
Gọi hoa sứ nở theo lời thơ xuân”.
(Việt Nguyên)


Lời Bác, tên Bác thấm sâu vào lòng mỗi người và tỏa khắp núi sông. Từ đảo khơi
xa, trong tiếng sóng vẫn lắng nghe những lời Bác dạy:
"Ðảo xa sóng dội bốn bề
Lắng nghe lời Bác vọng về biển khơi
Quân nghe phơi phới niềm vui
Biển nghe dậy sóng hòa lời thiết tha
Rừng nghe Bác gọi nở hoa
Pháo nghe, pháo đón tầm xa diệt thù".
(Nguyễn Vuông)
Hình ảnh Bác Hồ trong ca dao của đồng bào các dân tộc thiểu số được thể hiện
trước hết là ở chỗ: Bác Hồ là hiện thân của sự đoàn kết dân tộc. Trong "Thư gởi Đại
hội các dân tộc thiểu số miền Nam" họp tại Plây Kungày 19-4-1946, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã viết: "… Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia rai hay Ê đê,
Xơ đăng hay Ba na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là
anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ có nhau, no đói giúp
nhau".
Đồng bào Tây Nguyên đã có bài ca dao về Bác Hồ với những so sánh liên tưởng
thật xúc động:
Hồ Chí Minh - người là con sông lớn
Người là mặt trời, Người là mặt trăng
Mùa lạnh nhắc tên Hồ Chí Minh – cái bụng ấm



Mùa nắng nhắc tên Hồ Chí Minh – mây thêu mặt trời hồng
Mùa thu nhắc tên Hồ Chí Minh – mây lắng trời trong
Mùa xuân nhắc tên Hồ Chí Minh – cây cỏ đâm nhựa trổ bông.
Người dân Tây Nguyên nhận ra rằng:
Vùng Tây Nguyên rừng thiêng nước độc
Tám, chín năm ở với Bác Hồ lúa mọc đầy nương
Ba năm ở với "quốc gia" khổ sở trăm đường
Nay bắt phu, bắt lính, nói gạt nói lường hại dân
(Ca dao dân tộc Mơ- Nông)
Người Hơ-rê chất phác, nói "bụng Bác Hồ" đẹp hơn cả hoa Ê-pan nhất buôn, nhất
rừng của họ. Cũng như người Ê-đê thấy "bụng Bác Hồ" tốt với dân tộc mình thế
nào. Họ cho thấy:
Người cứu dân tộc mình
Cho suối đánh đàn, cho hoa Gơ- ma nở
Cho nương đầy lúa, rẫy đầy khoai
Cho núi sông đầy cá nước hoa ngàn
Cho con gái cườm đeo quanh cổ
Là Bác Hồ Chí Minh!
(Ca dao dân tộc Ê-đê)
Đồng bào dân tộc Êđê, Giarai, Ba-na cũng thường hát:
Người Ê đê chưa gặp mặt Bác Hồ
Mà trong bụng thương hơn cha hơn mẹ


Người Gia rai chưa được ra miền Bắc
Mà trong bụng thương hơn cha hơn mẹ
Vì vậy mà, chỉ cần nhắc đến tên Bác:
Lên rừng nhắc tên Hồ Chí Minh/quên cả chân chồn, leo dốc nhanh
Xuống đồng nhắc tên Hồ Chí Minh/cấy lúa suốt ngày không thấy mệt

Bữa ăn nhắc tên Hồ Chí Minh/đôi đũa và cơm như và ngọc
Nằm ngủ nhắc tên Hồ Chí Minh/ trời tan bóng tối, ấm năm canh.
Đồng bào Hơ rê thấy được tấm lòng của Bác, thấy "bụng Bác Hồ đẹp hơn nhiều":
Con chim Prắc kêu to/ Con chim Siên kêu nhỏ
Nước nhiều nguồn đã họp thành sông
Người khác nhau đã thành một chi
Ở mỗi ngả nhưng cùng một Bok Hồ
Nước chảy mãi về sông…
Hỡi hoa ê pang soi mình bến nước
Mày đẹp nhất rừng, mày đẹp nhất buôn
Nhưng bụng Bác Hồ còn đẹp hơn nhiều
- Bụng Bác Hồ đẹp hơn hoa ê pang
Bác Hồ dạy khắp nơi đoàn kết
Bụng Bác Hồ còn đẹp quý hơn chiêng


Bác Hồ bảo là cơm no áo tốt.
Và đồng bào đã thể hiện tấm lòng theo Bác, theo Đảng một cách chất phác:
Người Tây Nguyên/ Đã giữ rừng/ Đốn cây to phải ngã
Tát suối sâu phải cạn
Nhổ cỏ không còn rễ dưới chân
Người Xơ đăng không theo con cú vọ
Người Nơ ngao không theo con diều hâu
Chúng ta theo hoa đỏ/ Chúng ta theo Cụ Hồ.
(Đồng bào Hơ rê)
Bác Hồ ơi! Bác Hồ ơi!
Người Ka dong nhớ lời Bác dạy
Cố bắt con vắt cho sạch
Cố đuổi con cú cho bay
Mong Bác về rừng núi Tây Nguyên

Để dân làng mang chiêng cồng đi đón
(Đồng bào Ka dong)
Đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Tày, Nùng, Mông... ở Việt Bắc, Tây Bắc luôn
cảm nhận được tình cảm của Bác dành cho họ:
Đất nước ta có Cụ Hồ


Cụ Hồ thương dân đất Mường ta, sông bể không bằng
Qua nghìn hoạn nạn mới được như ngày hôm nay
Đồng bào Khmer, Chăm, Hoa cũng luôn tin tưởng và biết ơn Bác:
Cụ Hồ với dân như chân với tay
Như chày với cối, như cội với cành
hay:
Nhưng rồi ngẫm lại mà coi
Có Đảng, có Bác, châu chấu đá voi lộn nhào
Hoặc đồng bào nói cụ thể hơn:
Ai về nhắn nhủ cùng ai
Có Đảng, có Bác chẳng sợ chông gai bùn lầy.
Ca dao, dân ca Đà Nẵng nói chung được xem như một tổng thể những giá trị tinh
thần do con người Đà Nẵng sáng tạo nên và tồn tại trong chính cuộc sống của họ.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, người Đà Nẵng đã tạo nên một
dòng văn nghệ dân gian phong phú, nhiều thể loại, phản ánh đa dạng cuộc sống và
chiến đấu trên quê hương, trong đó hình ảnh Bác Hồ chiếm một tỉ lệ không nhỏ
trong thể loại ca dao, dân ca Đà Nẵng. Điều có được do tư tưởng Bác đã gắn với
cuộc sống và chiến đấu của người dân Đà Nẵng, gắn với những biến đổi to lớn diễn
ra trên quê hương "Trung dũng kiên cường" và đồng thời gắn với những biến cố
trọng đại, hào hùng của lịch sử dân tộc nói chung và Đà Nẵng nói riêng.
Kế thừa ca dao, dân ca truyền thống, hẳn đó là một quy luật khách quan, và thực tế
văn nghệ dân gian Đà Nẵng đã kế thừa truyền thống ngợi ca danh nhân lịch sử, bởi



Bác là vị anh hùng giải phóng dân tộc đã trở thành nhân vật lịch sử vĩ đại, tồn tại
trong đời sống tinh thần của người dân, từ đó tạo nên dấu ấn trong thi pháp của một
dòng ca dao - dân ca Đà Nẵng.
Trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, tự do không còn nữa, Bác đã lãnh đạo nhân dân
đấu tranh giải phóng dân tộc. Cuộc đấu tranh dài gần suốt thế kỷ XX, thực tiễn như
vậy, Bác đã trở thành thiêng liêng, gần gũi, do thế hình ảnh Bác đã đi vào ca daodân ca Đà Nẵng như một cách riêng thể hiện bản lĩnh dòng văn học này. Người Đà
Nẵng với Bác trước hết là lòng kính yêu, ngưỡng mộ:
Những đêm đại hội quê hương
Cháu ngồi nhớ Bác tình thương ngọt ngào
Cháu nhìn vầng trán cao cao
Nhìn đôi mắt Bác như sao sáng ngời
Bác nhìn cháu nhỏ khắp nơi
Soi gương bóng tối cho đời thắm tươi.
Với Đà Nẵng, người dân nơi đây còn gọi bác là vị cha già dân tộc đã đem lại cho họ
toàn bộ cuộc sống - những điều kiện để tồn tại và phát triển - thẳng lưng làm người:
Dân ta được sự ấm no
Nhờ ơn Hồ Chủ Tịch đưa đến bến bờ vinh quang
hoặc:
Nhờ ai sáng lập cán cân
Bác Hồ vĩ đại góp phần Đảng ta
Sinh ra như thể một cha


Bình quyền, bình đẳng giao hòa ý chung.
Bác đã trở thành niềm tin và là cảm hứng sáng tạo trong ca dao - dân ca Đà Nẵng:
Lời cha sáng tỏ như gương
Lời cha vạch bảo bước đường quang vinh
Đọc lời cha hiệu triệu từng câu
Lời cha tha thiết làm sao

Hình cha con thấy biết bao dịu dàng
Cha yêu tất cả miền Nam
Về sau đi trước trên đường đấu tranh.
Đấy là những lời ca, qua điệu hò, điệu ru truyền thống được lưu truyền, giữ lại, tiếp
biến vào tương lai trong những làng quê, phố phường Đà Nẵng: Hòa Mỹ, Phú Lộc,
Thanh Khê, Hà Thân, Mân Quan, Hòa Hải, Hòa Quý, Vân Dương, Phong Lệ, Lai
Châu, Đông Phước, Nghi An, Hố Quê...vào tận nội thành, len vào các chợ: chợ Hộ,
chợ Cồn, chợ Mới, Cẩm Lệ, Túy Loan… Và ngay trên sông Hàn, tiếng hò khoan
cất lên trên mỗi chuyến đò ngang nối hai bờ đông tây phố thị, tỏa vào đêm thiết tha,
sâu lắng hình ảnh Bác vọng vào lòng người dân Đà Nẵng.
Hình thành nên những cấu trúc ca dao-dân ca có dáng dấp riêng xuất phát từ thực
tiễn cách mạng, thực tiễn đấu tranh chống ngoại xâm tại Đà Nẵng là một cách ứng
xử nghệ thuật mang dấu ấn phong cách và thi pháp riêng trong không gian vừa có
sắc thái của con người, vừa có đất đai, ruộng đồng, bờ bãi, đồi gò. Những cuộc hát
hò dân gian, diễn ra ngay trên quê hương Đà Nẵng cho thấy hoàn cảnh xuất xứ và
lưu diễn của những bài ca là phản ảnh chân thực, sinh động về sự tiếp nối truyền
thống ca dao-dân ca ngợi ca lãnh tụ, những nhân vật lịch sử vĩ đại mà Bác Hồ là


một người như thế. Không chỉ ở những cuộc hát hò mà đôi khi người Đà Nẵng cất
vào tim mình, vào trí nhớ mình, vào hầm bí mật... và đọc cho nhau nghe trong lúc
chiến đấu với quân thù.
Đặc điểm dễ nhận thấy trong ca dao-dân ca Đà Nẵng về Bác Hồ là tính thời đại,
chính đặc điểm này cho thấy sự phát triển từ yếu tố truyền thống đi lên, nó gắn liền
với ca dao-dân ca truyền thống của xứ Quảng nói chung. Những bài ca một thời tập
trung vào yếu tố thân phận bẽ bàng đã lùi dần không còn nữa, mà đã hình thành nên
cách tư duy mới, với những chủ đề khác nhau đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ, hình thức và nội dung ca dao-dân ca Đà Nẵng đã khác
trước. Điều này cho thấy về mặt thi pháp vừa có phần của truyền thống, đồng thời
có phần của khu vực, miền, vùng đất cả về phong cách thể hiện mới. Từ thể loại thơ

ca 6/8 được chuyển hóa thành nhiều cách khác nhau không lặp lại lối cũ, chính hình
thức biểu hiện đó cho biết cách xây dựng hình tượng Bác Hồ sao cho phù hợp và
mang yếu tố thẩm mỹ nhất với thực tiễn cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và tư
duy logic của nhân dân Đà Nẵng ngay khi họ đang chiến đấu dưới sự lãnh đạo của
Bác Hồ và Đảng Cộng Sản Việt Nam:
Nhờ ơn Đảng, Bác đắn đo
Lãnh đạo dân tộc, lái đò vinh quang
Ngày nay cờ đỏ sao vàng
Tung bay khắp nước hân hoan đón chào.
Thì đấy là hình thức sử dụng ngôn ngữ, cách tư duy theo kiểu con người Đà Nẵng
trong nghệ thuật dân gian có thể chưa hay nhưng biểu hiện vượt qua cái cũ để vươn
lên một tầm mới phát triển hơn, cảm nhận rộng hơn, bao quát, phong phú hơn.
Dù thế nào thì thực tiễn cho thấy truyền thống cũ về ngợi ca nhân vật lịch sử trong


ca dao-dân ca Đà Nẵng có tầm rộng lớn toàn diện và vĩ đại của Bác được phản ánh
thông qua lăng kính thẩm mỹ dân gian của nhân dân. Từ đấy lan truyền từ quận
huyện này sang quận huyện khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc ghi chép lại
vốn văn học này ở Đà Nẵng mới chỉ làm được một ít, càng đi sâu tìm kiếm ta càng
gặp trong lòng Đà Nẵng ít nhiều những bài ca ca ngợi Bác, có thể nói chiếm một
khối lượng lớn trong kho tàng ca dao-dân ca Đà Nẵng.
Kế thừa là quy luật cơ bản của sự phát triển nói chung, trong đó ca dao-dân ca về
Bác Hồ ở Đà Nẵng cũng đã kế thừa yếu tố cổ truyền để phát triển, nó chỉ rõ về bản
chất vốn có của ca từ được nâng lên cho phù hợp với sự vận động của thực tiễn để
tồn tại cả hình thức biểu hiện trong dân gian để diễn xướng. Ca dao-dân ca qua hai
cuộc kháng chiến còn giữ lại được yếu tố hợp lý về ngôn ngữ, thể loại, phương
thức tư duy, tạo điều kiện ra đời cho sự sáng tạo mới, khái quát hơn hình tượng
nhân vật lịch sử, cũng đồng thời mang yếu tố thẩm mỹ cùng với thời đại. Cho nên,
xét đến cùng không kế thừa, không có sự phát triển. Kế thừa ca dao-dân ca truyền
thống không chỉ là ý thức phản ánh hiện thực qua các hình thức cải biên mà còn là

niềm tự hào về Bác, có Bác. Đấy là nét mới thể hiện trong ca dao-dân ca Đà Nẵng
(có thể cho đây là bản lĩnh của người dân Đà Nẵng khi phát triển nội dung ca ngợi
Bác Hồ ngay trong lòng địch, dưới sự kiểm soát và truy lùng rất gắt gao của địch),
nhờ đó mà qua bao thăng trầm của lịch sử, hình tượng Bác Hồ lại cứ long lanh lên
trong quá trình sáng tạo:
Giặc kia khủng bố lu bù
Lòng dân vẫn một mùa thu Bác Hồ
Tình quân dân, nghĩa đồng bào
Ngàn câu cổ vũ ghi vào trong tim.
Đối với người Đà Nẵng, phải một vùng đất "trung dũng kiên cường" mới có thể


phát triển khắp ruộng đồng bờ bãi, phố thị làng quê những làn điệu ca dao-dân ca
ngợi ca Bác Hồ đẹp và đầy chất trữ tình như thế. Tiếp bước truyền thống của vùng
đất Quảng, phải một vùng đất tự hào về quá trình chiến đấu, về một vùng văn học
mới có thể tuyên thệ rằng:
Đánh cho quân giặc phải nổi trôi
Đến ngày giải phóng toàn diện phục hồi tự do.
Giá trị dân gian ấy đã kế thừa cho mỗi người dân Đà Nẵng hôm nay rằng đấy là khí
phách, là tâm hồn con người hòa vào xứ sở, là một tài sản tinh thần vô giá mang
theo cho đến ngàn sau. Chính đó là bản sắc, cội nguồn lắng lại trong mỗi người dân
Đà Nẵng và chính thế mà họ vẫn ước mong được nghe các làn điệu dân ca, được
tắm hồn mình trong văn hóa quê hương, xứ sở:
Ngày nay được thống nhất sơn hà
Nhìn xem cờ đỏ thật là vinh quang
Đồng bào ơi, nhớ lời Bác dặn đinh ninh
Quân dân đoàn kết,
độc lập, hòa bình muôn năm.




×