Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Khảo sát địa danh trong ca dao Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.65 KB, 49 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khảo sát địa danh trong ca dao Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
- Trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ, địa danh chiếm một tỉ lệ
không nhiều nhưng lại có vai trò rất quan trọng:
Địa danh là một phạm trù lịch sử. Nó xuất hiện và tồn tại hàng trăm, hàng
ngàn năm. Nó phản ánh nhiều khía cạnh địa lý, lịch sử, văn hoá… tại mảnh đất
mà nó chào đời. Từ lâu nó được xem như là những tấm bia lịch sử - văn hoá
bằng ngôn ngữ. Chính vì vậy, muốn hiểu rõ một vùng đất nào, ta không thể
không quan tâm đến địa danh.
Do địa danh có chức năng cơ bản là định danh và cá thể hoá đối tượng
nên nó trở thành một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống xã hội. Thử
tưởng tượng nếu như một ngày bỗng dưng tất cả tên các tỉnh, thành phố trên đất
nước ta biến mất. Thì chắc chắn cuộc sống của chúng ta sẽ bị đe doạ, mọi hoạt
động của các cơ quan nhà nước cũng như các ngành đều gặp khó khăn.
Địa danh có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Chất
liệu tạo ra địa danh là ngôn ngữ, nên số lượng và tính chất đa dạng của địa danh
cũng có thể xem là tấm gương phản ánh sự phát triển và biến đổi của ngôn ngữ
tiếng Việt. Việc nghiên cứu địa danh còn giúp chúng ta biết nghĩa của một số từ
cổ nay không còn dùng nữa và giúp ta xác định rõ ràng hơn ý nghĩa của các từ
ngữ địa phương.
Địa danh được hình thành, tồn tại và biến đổi không chỉ do các tác động
của ngôn ngữ mà còn do các tác động bên ngoài ngôn ngữ (đặc điểm văn hoá, sự
di dân, tiếp xúc, vay mượn,…). Chính vì vậy mà nhiều biến cố về chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội, ngôn ngữ,… được lưu giữ trong địa danh. Nghiên cứu địa
danh sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm được một phần nào đó về một vùng đất với
những đặc trưng văn hoá, phong tục tập quán riêng biệt của vùng…
Với vai trò như vậy, địa danh học đang là một trong những bộ môn ngôn

Website: Email : Tel : 0918.775.368


ngữ học được quan tâm chú ý hiện nay.
- Ca dao là một trong những bộ phận quan trọng trong kho tàng văn học
dân gian Việt Nam. Việc nghiên cứu địa danh trong ca dao sẽ giúp chúng ta hiểu
thêm được một phần nào đó về cái nội dung phong phú mà ca dao biểu đạt.
Nghiên cứu các địa danh trong ca dao sẽ cho ta thấy những phong tục, tập
quán và đặc trưng riêng của từng vùng, từng địa danh trước đây được phản ánh
trong ca dao, mà những địa danh này có khi đax không còn nữa hoặc đã bị biến
đổi thành một địa danh khác do qúa trình phát triển của lịch sử.
Nghiên cứu địa danh trong ca dao còn cho chúng ta thấy được một phần
nào đó về diện mạo và những đặc điểm cơ bản về cấu tạo, ý nghĩa cùng tiến
trình lịch sử của địa danh, mang lại những giá trị lí luận và thực tiễn cho việc
nghiên cứu địa danh ở Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Niên luận này được viết với những mục đích sau:
- Nêu ra những lí luận cơ bản về địa danh và địa danh học để giúp chúng
ta hiểu thêm về ngành học này.
- Nghiên cứu tên các địa danh Việt Nam trong các câu ca dao trên mặt đặc
điểm về cấu tạo và ý nghhĩa của địa danh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu trong niên luận này là hệ thống địa danh của Việt
Nam ở trong các câu ca dao, Gồm có địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên và địa
danh chỉ các đối tượng nhân tạo (địa danh hành chính, địa danh công trình xây
dựng và địa danh vùng).
b. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian hạn chế nên trong niên luận này chúng tôi chỉ khảo sát địa
danh Việt Nam trong phạm vi 273 câu ca dao với 498 địa danh.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Tư liệu và cách xử lý
* Nguồn tư liệu


Website: Email : Tel : 0918.775.368
Do mục đích của niên luận nên nguồn tư liệu mà chúng tôi thu thấp, sưu
tầm là những câu ca dao có liên quan đến địa danh Việt Nam trong các sách có
sưu tầm về ca dao Việt Nam.
* Cách xử lý tư liệu
- Từ nguồn tư liệu thu thập được chúng tôi đã tập hợp, thống kê được 498
địa danh, bao gồm địa danh chỉ đối tượng tự nhiên, địa danh chỉ các đơn vị hành
chính, địa danh chỉ các công trình xây dựng và địa danh chỉ vùng lãnh thổ.
- Xử lý tư liệu:
Sau khi đã tập hợp, thống kê địa danh thành 4 loại trên chúng tôi tiến
hành phân loại theo mẫu, thống kê, tổng hợp biểu bảng. Trên cơ sở đó rút ra
những nhận xét về đặc điểm địa danh Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Trong niên luận này khi nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng phương pháp
quy nạp. Trêm cơ sở những tư liệu được thu thập và xử lý, trên nền tảng những
con số được thống kê và phân tích, chúng tôi đưa ra những nhận xét mang tính
tổng hợp và khái quát về vấn đề được nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu mà cụ thể ở đây là nghiên cứu các địa danh Việt
Nam xuất hiện trong các câu ca dao, từ đó rút ra những nhận xét mang tính tổng
hợp và khái quát về vấn đề được nghiên cứu.
- Miêu tả những đặc điểm về mặt cấu tạo của địa danh.

Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ THU THẬP ĐỊA DANH TRONG
CA DAO VIỆT NAM
I. QUAN NIỆM VỀ CA DAO
Khi đưa ra quan niệm về ca dao, các nhà nghiên cứu đã có những định
nghĩa về ca dao trong tương quan phân biệt ca dao với dân ca bởi vì trong kho

tàng văn học dân gian Việt Nam cũng không chỉ có ca dao mà còn có cả dân ca.
Tuy nhiên, sự phân biệt ca dao và dân ca không phức tạp như sự phân biệt tục
ngữ với thành ngữ.
Thuật ngữ ‘ca dao’ đã xuất hiện từ khá lâu, từ khi xuất hiện các sách biên
soạn bằng Hán Nôm của các nhà Nho như Nam giao cổ kim lý hạng ca dao chú
giải (chưa rõ soạn giả, năm soạn), Lý hạng ca dao (chưa rõ soạn giả, năm soạn),
Nam phong giải trào (Trần Danh Ân và Ngô Hạo Phu soạn từ khoảng năm 1788-
1789), Thanh Hoá quan phong (Vương Duy Trinh soạn năm 1903), Việt Nam
phong sử (Nguyễn Văn Mại), Quốc phong thi hợp thái (chưa rõ soạn giả).
Để chỉ thuật ngữ ‘ca dao’ Trần Danh Ân và Ngô Hạo Phú đã dùng thuật
ngữ ‘Nam Phong’, Vương Duy Trinh dùng ‘Quan Phong’, Nguyễn Văn Mại
dùng thuật ngữ ‘phong sử’, còn soạn giả Quốc phong thi hợp thái dùng ‘Quốc
Phong’.
Đến đầu thế kỉ XX, sách báo chữ quốc ngữ xuất hiện rất nhiều và cũng đã
có dùng thuật ngữ ‘ca dao’ hay ‘phong dao’ như Tục ngữ phong dao (Nguyễn
Văn Ngọc biên soạn năm 1928), Tục ngữ ca dao (Phạm Quỳnh – 1932), Ca dao
cổ (Tạp chí Nam Phong số 167, HN, 1930), Phong dao cổ (tạp chí Nam Phong
số 179, HN, 1932), Phong dao, ca dao, phương ngôn, tục ngữ (Nguyễn Tấn
(Văn ?) Chiển,HN, 1936). Hai thuật ngữ ‘ca dao’ và ‘phong dao’ phạm vi ảnh
hưởng của chúng có chỗ giống nhau. Người xưa gọi : ‘ ca dao là phong dao vì
có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại’ (tục
ngữ ca dao dân ca Việt Nam – Vũ Ngọc Phan). Vì vậy dần dần tên gọi phong
dao cũng ít được dùng nhường chỗ cho ‘ca dao’ (thi pháp ca dao – Nguyễn Xuân

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kính).
Trong giới nghiên cứu, trong các sách sưu tầm, so với từ ca dao, từ dân ca
xuất hiện muộn hơn, khoảng những năm 50 của thế kỉ XX. Dân ca được chính
thức sử dụng bằng sự xuất hiện trong cuốn sách ‘ tục ngữ và dân ca Việt Nam’
của Giáo sư Vũ Ngọc Phan in lần đầu tiên vào năm 1956.

Sau đây là quan niệm về ca dao của một số nhà nghiên cứu :
- Trong ‘Việt Nam văn học sử yếu’ giáo sư Dương Quảng Hàm đã định
nghĩa về ca dao như sau: Ca dao (ca : hát, dao : bài hát không có chương khúc)
là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình phong tục của
người bình dân. Bởi thế ca dao cũng gọi là phong dao (phong : phong tục) nữa.
Ca dao cũng như tục ngữ, không biết tác giả là ai ; chắc lúc ban đầu cũng do một
người vì có cảm xúc mà làm nên, rồi người sau nhớ lấy mà truyền tụng mãi đến
bây giờ (Dương Quảng Hàm – Việt Nam văn học sử yếu – quyển I).
- Quan niệm của giáo sư Vũ Ngọc Phan : Ca dao vốn là một thuật ngữ
Hán Việt ‘ca dao là những bàn văn vần do nhân dân sáng tác. Cũng như tục ngữ,
ca dao không rõ tác giả là ai, được lưu tuyền bằng miệng và cũng được phổ biến
rộng rãi trong nhân dân’ còn ‘dân ca là những bài hát có nhạc điệu nhất định.
Dân ca khác với ca dao là nó chỉ được hát lên trong hoàn cảnh nhất định, trong
những nghề nhất định hay trong những địa phương nhất định. (Vũ Ngọc Phan –
Văn học dân gian Việt Nam).
Tuy nhiên, theo ông, nếu xét về nguồn gốc và bản chất, ca dao và dân ca
không khác nhau mấy. Có những câu ca dao được phổ làm nhạc, biến thành bài
dân ca và ngược lại có những bài dân ca biến thành ca dao. Khi ca dao và dân ca
chuyển hình thức như vậy thì nội dung của nó vẫn giữ nguyên, chỉ thêm hay bớt
một số tiếng đệm và tiếng láy (Văn học dân gian – Vũ Ngọc Phan).
Giáo sư Vũ Ngọc Phan còn cho rằng, phong dao và đồng dào cũng đều là
ca dao. Theo đó, phong dao là những bài ca dao nói về phong tục, tập quán nào
đó. Đồng dao là những bài hát của trẻ , như những bài ‘nu na nu nống’, ‘ông
giẳng ông giăng’, ‘xúc xắc xúc xẻ’,…
- Quan niệm của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân và Lý Hữu Tấn : Theo hai

Website: Email : Tel : 0918.775.368
ông, định nghĩa về ca dao của giáo sư Dương Quảng Hàm chưa nêu được đầy đủ
nội dung và hình thức của ca dao. Thực ra, nhân dân sáng tác ca dao là để hát và
có những bài có cả chương khúc như làn nhịp đuổi (thí dụ bài ‘tay cầm con dao

làm sao cho sắc…) hoặc làn hát cách (thí dụ bài ‘làm trai quyết chí tu thân, công
danh chớ vội nợ nần chớ lo…). Những bài dân ca đó biến thành những bài ca
dao và ngược lại nhiều bài ca dao thể lục bát có thể hát thành các làn điệu khác
nhau và có nhạc kèm theo. Như vậy, ca dao là những bài hát có hoặc không có
chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần của dân tộc (thường là lục bát để miểu
tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm). Về các loại khác, cần phân biệt những bài
ca dao nói về phong tục và được truyền đi gọi là phong dao; đồng dao là những
bài hát của trẻ con (như bài ‘ông giẳng ông giăng’, ‘xúc xắc xúc xẻ’,…) (giáo
trình lịch sử văn học Việt Nam – tập 1 – Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Nghĩa Dân,
…)
- Dân ca là những bài hát có hoặc không có chương khúc do tập thể nhân
dân sáng tác, lưu truyền trong dân gian ở từng vùng hoặc phổ biến ở những vùng
có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về nhạc. Dân ca thường có nội dung
như ca dao (Phan Ngọc – Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du).
Như vậy, theo tác giả, chỗ khác nhau cơ bản giữa ca dao và dân ca là ở
hình thức và nhạc điệu. Trong một số bài dân ca tiếng đệm, tiếng láy hoặc tiếng
đưa hơi chen vào lời thơ lục bát của ca dao.
- Quan niệm của Nguyễn Xuân Kính: Ca dao là những sáng tác văn
chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang những
đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách. Và ca dao đã trở thành một
thuật ngữ dùng để chỉ thể thơ dân gian. Đối với ca dao, người ta không chỉ hát
mà còn ngâm, đọc, xem bằng mắt thường (khi ca dao đã được ghi chép, biên
soạn từ cuối thế kỉ XVIII).
- Tóm lại, có thể thấy, trong quan niệm của các nhà Nho có sưu tầm ghi
chép ca dao cũng như trong quan niệm của giới nghiên cứu văn học dân gian,
thuật ngữ ca dao thường được hiểu theo 3 nghĩa rộng hẹp khác nhau như sau:
Ca dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ những bài hát lưu hành phổ

Website: Email : Tel : 0918.775.368
biến trong dân gian, có hoặc không có khúc điệu.

Ca dao là danh từ chỉ những tác phẩm ngôn từ (phần lời ca) của dân ca
(không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi).
Không phải toàn bộ những câu hát của một loại dân ca nào đó cứ tước bớt
tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi…thì đều là ca dao. Ca dao là những sáng tác
văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang
những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách . Và ca dao đã trở thành
một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian.
II. QUAN NIỆM VỀ ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC
1. Lược sử nghiên cứu
Nghiên cứu địa danh đã có từ sớm trên thế giới, và địa danh học thực sự
được phát triển vào những năm 60 của thế kỉ XX. Khi nghiên cứu về địa danh
trên thế giới có nhiều khuynh hướng, quan điểm không giống nhau, và ngay cả ở
Việt Nam cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Cụ thể : ở nước ta, cho đến nay
đã có nhiều công trình nghiên cứu về địa danh . Do tính phức tạp của địa danh
nên các khuynh hướng nghiên cứu cũng rất phong phú, đa dạng. Có thể tóm lại
hai khuynh hướng chính sau đây:
Thứ nhất, có nhiều công trình tập hợp, khảo sát nghiên cứu địa danh mang
tính chất sưu tầm, lý giải dưới góc độ địa lý, lịch sử , văn hoá. Tiêu biểu cho
cách tiếp cận phi ngôn ngữ học này có thể kể đến đó là Nguyễn Văn Âu (2000)
với ‘Một số vấn đề địa danh học Việt Nam’; hay cuốn sổ tay địa danh Việt Nam
của Đinh Xuân Vịnh.
Thứ hai, đó là cách tiếp cận ngôn ngữ học được khơi dòng bởi bài viết của
tác giả Hoàng Thị Châu ‘Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam á qua một
vài tên sông’ (1964). Trên cơ sở nền tảng ban đầu này, một loạt các công trình
nghiên cứu một cách công phu, hệ thống về địa danh được các tác giả khác lần
lượt công bố: Lê Trung Hoa với ‘địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh’ (1991),
Nguyễn Kiên Trường với ‘Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng’
(1996), và gần đây là Từ Thu Mai với “nghiên cứu địa danh Quảng Trị”. Có thể
nói, những công trình này đã đưa ra những vấn đề căn bản của lý thuyết địa


Website: Email : Tel : 0918.775.368
danh cũng như cung cấp những nguồn tư liệu rất có giá trị, góp phần định hướng
cho những người nghiên cứu về sau. Ngoài ra, không thể không kể đến một số
bài viết theo hướng so sánh-lịch sử, hướng ngôn ngữ -văn hoá của một số tác giả
khác như Trần Trí Dõi : “Về một vài địa danh, tên riêng gốc Nam Đảo trong
vùng Hà Nội xưa”(2000), “tiếp tục tìm hiểu về xuất xứ và ý nghĩa địa danh Cổ
Loa” (2005); hay Nguyễn Văn Hiệu “những địa danh gốc Hán ở một số vùng
dân tộc Mông Dao ở Việt Nam” (2005). Những bài viết này có tác dụng nghiên
cứu địa danh ở bề sâu, cung cấp cho ta một cái nhìn khoa học và đa chiều về địa
danh.
Chính sự đa dạng trong khuynh hướng tiếp cận đa thể hiện tính chất liên
ngành của chuyên ngành ngôn ngữ học còn nhiều điều cần khám phá này.
Còn địa danh trong tục ngữ ca dao thì hiện nay cũng đã có một số người
quan tâm chú ý đến, và đã có một số bài viết hay khoá luận tốt nghiệp làm về địa
danh trong tục ngữ ca dao Việt Nam. Trong niên luận này chúng tôi tập trung
nghiên cứu địa danh Việt Nam trong ca dao.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Quan niệm về địa danh và địa danh học
Trước khi đi vào nghiên cứu “địa danh Việt Nam trong ca dao” chúng ta
cần tìm hiểu khái niệm địa danh và ngành học này. Bởi vì, như đã nói ở trên khi
nghiên cứu địa danh ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay có nhiều quan
điểm không thống nhất, hoặc nặng về hình thức từ nguyên học hoặc nặng về tên
riêng, dẫn đến những kết quả khác nhau. Vậy địa danh học là gì ?
Địa danh, tiếng khoa học là TOPONYMIE có hai phần : TOPO là địa
điểm, NYMIE là tên gọi. TOPO là gốc ả rập, NYMIE là gố tiếng La tinh, gọi
theo tiếng Hán Việt là địa danh. Bản thân địa danh là ngành khoa học, nó có
nhiệm vụ, đối tượng và chức năng rõ ràng. Trong quá trình nghiên cứu địa danh
đã có những quan điểm khác nhau :
Có luận điểm cho rằng : Địa danh học là một ngành khoa học chuyên
nghiên cứu về từ nguyên của tên đất một vùng hay một dân tộc. Đại diện cho

quan điểm này là Oviveric, tác giả cuốn từ điển “địa danh nước ý” xuất bản tại

Website: Email : Tel : 0918.775.368
ROMA năm 1981.
Một quan điểm khác khẳng định : “ ý định của tôi khi viết cuốn từ điển
này là hạn chế các tên gọi địa danh vào phạm vi các dân tộc quen thuộc, không
đi vào lịch sử của nó, tức là đi vào những nét cơ bản của địa danh”, người tiêu
biểu cho quan điểm này là Lorique, viết trong cuốn “Dictionnaire etymologique
desnoms de pays et de peuples” xuất bản tại Pari năm 1971.
Có quan điểm cho rằng : Đối tượng nghiên cứu của địa danh học là giải
thích cách đọc của địa danh, không phải giải thích sự hình thành địa điểm của
địa danh đó mà giải thích quá trình lịch sử của tên địa danh đó và tất cả mọi sự
phức tạp của nó về mặt ngôn ngữ.Đại diện cho quan điểm này là hai giáo sư của
đại học Sorboune : Blok và Variary.
Ngoài ra còn có rất nhiều quan điểm khác nhau, gần đây trong cuốn “Đại
bách khoa toàn thư” do Brunot xuất bản có tiến bộ hơn nhiều trong các quan
điểm. Tác giả cho rằng đối tượng nghiên cứu của địa danh học là nghiên cứu tên
riêng dưới góc độ ngôn ngữ học. Môn học này là một ngành khoa học tên riêng,
nó được phân chia ra hai ngành : địa danh và nhân danh. Về sau tác giả còn nói
rõ thêm: người ta tìm tháy cơ man những điều hỗn độn trong các ngành nghiên
cứu địa danh, thế nhưng không có gì vô ích, nguy hiểm hơn khi nghiên cứu từ
nguyên của nó.
Nhìn chung các nhà nghiên cứu trên khi định nghĩa về địa danh có nhiều
chỗ chưa thống nhất và phiến diện. Vì tên địa danh chứa đựng trong nó một nội
dung tư tưởng xã hội của con người nên ta phải thấy được tính kế thừa, tính phát
triển, tính xã hội khi nghiên cứu nó. Đó là mặt chủ yếu của địa danh mà các
quan điểm trên ít đề cập đến.
Địa danh là những từ hoặc ngữ, được dùng làm tên riêng của các địa hình
thiên nhiên(núi, đèo, cao nguyên, thung lũng ,sông, hồ, biển), các đơn vị hành
chính(làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố), các vùng lãnh thổ (vùng nông nghiệp,

khu công nghiệp…) và các công trình xây dựng (cầu đường,chợ,cống…). Trước
địa danh ta có thể đặt một danh từ chung chỉ tiểu loại địa danh đó: Sông Hương,
huyện Mộ Đức, vùng Ba vì, đường Nguyễn Trãi…

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Vậy,địa danh học là gì? Địa danh học là một ngành khoa học chuyên
nghiên cứu sự hình thành, phát triển nội dung ý nghĩa,tên các địa danh của một
dân tộc, một quốc gia, một vùng nhất định qua hình thức cấu thành và phát triển
của ngôn ngữ địa danh.
Như vậy, ta đi sâu vào nội dung địa danh tức là nghiên cứu sự hình thành
và phát triển của địa danh đó. Nhưng nếu bỏ cái vỏ ngôn ngữ ấy thì không thể
được. Để đi vào nội dung ý nghĩa thì chỉ có một con đường là thông qua cái cầu
ngôn từ. Địa danh học không dừng ở mặt từ nguyên học, ở khoa học tên riêng
mà qua ngôn ngữ địa danh. Địa danh học đi xa hơn vào sự phát triển của một
vùng,một địa phương. Để đi sâu vào đối tượng nghiên cứu chính đó,cái vỏ của
ngôn ngữ địa danh không phải chính nhưng rất quan trọng,vì không có nó thì
không có gì để nghiên cứu. Vả lại,nó phản ánh ý thức của con ngườcuwtieeu.
2.2. Phân loại địa danh
Phân loại địa danh là một vấn đề khá phức tạp. Sự phức tạp này nằm ngay
trong đối tượng được phân loại cũng như phương pháp phân loại. Bản thân địa
danh là một tập hợp phong phú, đa dạng, nó có thể được phân tách thành các
tiểu loại khác nhau tuỳ theo mục đích và phương diên nghiên cứu.
Mỗi nhà nghiên cứu tuỳ theo cách tiếp cận và đối tượng nghiên cứu mình
lựa chọn đã đưa ra những cách phân loại thích hợp.
Các nhà địa danh học Xô Viết chia địa danh theo đối tượng mà địa danh
biểu thị, tức là dựa vào nôI dung của nó.
Trong cuốn Toponimijc Moskoy, G.L.Smolisnaja và M.V.Gorbaneveskiji đã
chia địa danh làm 4 loại : phương danh (tên các địa phương), sơn danh (tên núi,
đồi, gò…), thuỷ danh (tên các dòng sông, hồ, vũng…), phố danh (tên các đối
tượng trong thành phố).

A.V.Superauskaja, trong Chto takoe toponimika chia địa danh làm 7 loại :
phương danh, thuỷ danh, sơn danh, phố danh, viên danh (tên các quảng trường,
công viên), lộ danh (tên các đường phố), đại danh (tên các đương giao thông
trên đất, dưới đất, trên nước, trên không).
ở Việt Nam, mỗi tác giả nghiên cứu về địa danh đưa ra những cách phân

Website: Email : Tel : 0918.775.368
loại khác nhau.
Nguyễn Văn Âu dưới góc độ địa lý - lịch sử - văn hoá đã phân loại theo
phương pháp “địa lý tổng hợp”, tức là sắp xếp địa danh thành các kiểu khác
nhau theo các đối tượng địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội trong một hệ thống
phân loại nhất định. Hệ thống này bao gồm ba cấp từ trên xuống dưới : loại địa
danh (2 loại: địa danh tự nhiên và địa danh xã hội), kiểu địa danh (7 kiểu: thuỷ
danh, sơn danh, lâm danh, làng xã, huyện thị, tỉnh thành phố, quốc gia), dạng địa
danh (12 dạng: sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo, rừng núi, truông trảng, làng
xã, huyện quận, thị trấn, tỉnh thành phố, quốc gia).
Dưới góc độ ngôn ngữ học, Lê Trung Hoa và Từ Thu Mai lại đưa ra 2 tiêu
chí khi phân loại địa danh thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Trị: căn cứ vào
thuộc tính của các loại đối tượng địa lý (tự nhiên- không tự nhiên) và nguồn gốc
ngôn ngữ (thuần Việt- không thuần Việt). Nguyễn Kiên Trường lại áp dụng thêm
một tiêu chí khác khi tiến hành phân loại Hải Phòng: dựa vào chức năng giao
tiếp, có thể chia thành các loại tên chính thức, tên cũ, cổ và các loại tên khác.
Như vậy, sự phân loại địa danh bao giờ cũng phụ thuộc vào mục đích và
phương pháp tiếp cận của nhà nghiên cứu. Đứng dưới góc độ ngôn ngữ học,
chúng tôI áp dụng cách phân loại theo tiêu chí đặc tính tự nhiên- không tự nhiên
của đối tượng địa lý. Dựa trên đặc tính này chúng tôi phân loại địa danh ra như
sau : địa danh chỉ địa hình tự nhiên (gọi tắt địa danh chỉ địa hình), địa danh chỉ
các công trình xây dựng (địa danh công trình xây dựng), địa danh chỉ các đơn vị
hành chính (địa danh hành chính), địa danh chỉ vùng(địa danh vùng).
Ta có sơ đồ sau:


Mặt khác, theo ngữ nguyên ta có thể chia địa danh Việt Nam thành 4

Địa danh
Địa danh chỉ
địa hình
Địa danh công
trình xây dựng
Địa danh hành
chính
Địa danh
vùng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhóm lớn : địa danh thuần Việt, địa danh Hán Việt, đia danh bằng các ngôn ngữ
dân tộc thiểu số, địa danh bằng các ngoại ngữ.
Ta có sơ đồ :
2.3. Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học được chia làm 3 ngành chính : ngữ âm học, từ vựng học và
ngữ pháp học. Trong từ vựng học có một bộ môn gọi là danh xưng học chuyên
nghiên cứu tên riêng. Danh xưng học lại gồm 3 ngành nhỏ hơn : nhân danh học,
địa danh học và hiệu danh học. Nghiên cứu lịch sử cấu tạo tên người (họ, tên
chính, tên đệm, tự, hiệu, bút danh) là công việc của nhân danh học; nghiên cứu
về nguồn gốc, cấu tạo, ý nghĩa và sự biến đổi của các tên gọi địa lý là nhiệm vụ
của địa danh học; còn nghiên cứu tên gọi của các sự vật,hiện tượng không phải
là người cũng không phảI là các đối tượng địa lý (như các thiên thể) lại là lĩnh
vực của hiệu danh học.
Trong đó, địa danh học lại được chia làm nhiều ngành nhỏ hơn chuyên
nghiên cứu các đối tượng hay nhóm đối tượng địa lý trên bề mặt trái đất. Các
ngành chỉ nghiên cứu tên sông, rạch (thuỷ danh) và tên đồi núi,…gọi là thuỷ
danh và sơn danh học. Ngành chuyên nghiên cứu tên của các địa điểm quần cư

làng xã, thôn,…(phương danh) được gọi là phương danh học. Còn ngành chỉ
nghiên cứu các đối tượng ở trong thành phố (phố danh) như tên đường, tên phố,

Địa danh ở Việt
Nam
Địa danh
thuần Việt
Địa danh
Hán Việt
Địa danh các
ngôn ngữ
dân tộc
Địa danh
ngoại ngữ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tên các quảng trường,… gọi là phố danh học.
Ta có thể lập sơ đồ sau đây:
2.4. Chức năng của địa danh và ích lợi của việc nghiên cứu địa danh
2.4.1. Chức năng của địa danh
Khi giao tiếp, dù nghi thức hay không nghi thức thật khiếm nhã biết bao
nếu viết hoặc nói không đúng tên người. Với địa danh cũng thế. Địa danh không
chỉ đơn thuần là cái tên được đặt ra để chúng ta gọi về một vùng đất. Mỗi địa
danh thường phản ánh một đặc điểm nào đó về địa bàn, lịch sử, xã hội, ngôn
ngữ... Tên của những người thân quen có khả năng gợi cho chúng ta những tình
cảm thân thiết, ngọt ngào hay những kỉ niệm về những tháng ngày gắn bó. Địa
danh, không chỉ như vậy mà còn mang ý nghĩa khái quát hơn, thiêng liêng hơn.
Nguyễn Khoa Điềm đã nói về tình cảm của những người đi khai phá vùng đất
mới đối với địa danh, quê hương mình qua câu thơ sau : họ gánh theo tên xã, tên
làng trong mỗi chuyến di dân .
Khi đi vào thi ca địa danh được coi như là ‘ma thuật của âm thanh’. Địa

danh có thể thay đổi và mỗi cái tên đều gợi cho ta về một thời điểm nào đấy của

Ngôn ngữ học
Ngữ âm học Từ vựng học Ngữ pháp học
Danh xưng học
Nhân danh học Địa danh học Hiệu danh học
Sơn danh
học
Thuỷ danh
học
Phương danh
học
Phố danh
học
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lịch sử. Địa danh không chỉ có ý nghĩa đối với những ai sinh ra trên mảnh đất .
Những cái tên như :Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội, Gia Định, Sài Gòn, thành
phố Hồ Chí Minh là một minh chứng.
Địa danh là tên gọi của một địa hình tự nhiên, một công trình xây dựng,
một đơn vị hành chính hay một vùng lãnh thổ. Như mọi danh từ, danh ngữ
chung, địa danh có chức năng định danh sự vật. Nhưng địa danh còn có một
chức năng là danh từ, danh ngữ chung không có đó là cá thể hoá đối tượng.
Chính nhờ các chức năng này, địa danh trở thành một bộ phận không thể tách rời
của cuộc sống xã hội. Mỗi địa danh ra đời trong một hoàn cảnh xã hội và lịch sử
nhất định, cụ thể. Do đó, nó phản ánh nhiều mặt khung cảnh chung quanh nó.
Các địa danh như khu Đầm Sen (thành phố Hồ Chí Minh), khu Đồng Ông Cộ
(khu vực bên này cầu Bình Lợi-thành phố Hồ Chí Minh),nay bao gồm các
phường 11, 12, 13, quận Bình Thạnh. Xưa vùng này là đồng hoang, sình lầy, rất
khó đi lại.Một phú ông tổ chức “cộ” thuê người và hàng hoá trên những tấm
bằng tre đan do hai người khoẻ mạnh khiêng. Từ đó có địa danh Đồng Ông

Cộ,... cho ta biết địa hình nơi nó chào đời. Các địa danh khu Ông Tạ, xóm Bà
Năm Chanh, bến đò Cây Bàng, rạch Cá Trê (thành phố Hồ Chí Minh)... thông
báo cho chúng ta những con người, cây cỏ, cầm thú đã sinh sống hoạt động trên
các vùng đất ấy. Các công trình xây dựng của đất nước đã được các địa danh ghi
lại : ngã ba Thành (thành Diên Khánh), tỉnh Khánh Hoà, huyện sông Cầu (Phú
Yên), vùng Chợ Lớn,....
Các địa danh còn phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của người dân
địa phương : các địa danh Hán Việt mang các yếu tố An, Bình, Phú, Long,
Mỹ...nói lên được ước mơ sống thanh bình, giàu có, tốt đẹp...của người Việt.
Các địa danh phố Quang Trung, thành phố Hồ Chí Minh, đường Điện Biên Phủ,
sân vận động Thống Nhất... biểu thị niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Đó là đứng trên quan điểm đồng đại. Nếu đứng trên quan điểm lịch đại,
địa danh có chức năng bảo tồn.Rất nhiều biến cố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, ngôn ngữ...được lưu giữ trong địa danh. Hầu hết tên làng xã ở Nam Bộ nói
riêng và cả nước nói chung, dưới triều Nguyễn đều được Hán Việt hoá vì triều

Website: Email : Tel : 0918.775.368
đại này rất sùng mộ Hán học. Hay sau khi thua trận ở Điện Biên Phủ, thực dân
Pháp rút khỏi Việt Nam, phần lớn tên đường phố ở Sài gòn không còn mang tên
người Pháp mà mang tên người Việt Nam (từ năm 1955). Chính vì thế, việc
nghiên cứu địa danh mang lại nhiều ích lợi cho các ngành khác như sử học, địa
lý học, khảo cổ học, ngôn ngữ học, kinh tế học...
2.4.2. ích lợi của việc nghiên cứu địa danh
Việc nghiên cứu địa danh giúp chúng ta xác định thế nào là một địa danh,
có bao nhiêu loại địa danh ở Việt Nam, người Việt có mấy phương thức đặt địa
danh, cấu tạo của địa danh Việt Nam như thế nào, các nguyên tắc và phương
pháp nghiên cứu địa danh là gì, những nguyên nhân nào khiến một địa danh ra
đời và mất đi, giải quyết những trường hợp nhập nhằng về cách viết hoa địa
danh, soi sáng nguồn gốc và ý nghĩa của nhiều địa danh... Từ đó, chúng ta có thể
khẳng định những đặc điểm có tính truyền thống của địa danh Việt Nam, vạch ra

những tiêu chuẩn để đặt tên địa danh mới,...
Về mặt ngôn ngữ học, việc nghiên cứu địa danh cung cấp những tư liệu
quý để nghiên cứu lịch sử tiếng Việt nói chhng, từ vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ
(trước hết là tiếp xúc Việt Hán, một ngôn ngữ có ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài và
quan trọng đối với tiếng Việt), đến những vấn đề ngữ âm lịch sử, xu hướng biến
đổi từ vựng, ngữ pháp... Việc nghiên cứu địa danh đã giúp ta biết một số từ cổ
nay không còn nữa, đồng thời nó cũng giúp ta xác định rõ ràng hơn ý nghĩa của
các từ ngữ địa phương. Ngoài ra, cũng qua nghiên cứu địa danh ta có thể khẳng
định ý nghĩa của một số từ thường xuất hiện trong địa danh...
Mặt khác, địa danh là một phạm trù lịch sử mang những dấu vết của thời
điểm mà nó chào đời. Vì thế, nó được xem là một đài kỉ niệm hay tấm bia bằng
ngôn ngữ độc đáo về thời đại của mình. Nó phản ánh những sự kiện lịch sử diễn
ra trong đời sống của cộng đồng : di dân, chiến tranh, trao đổi văn hoá, kinh tế,
ngôn ngữ,...Khi đó, đia danh như một bộ môn của lịch sử học, nhất là địa lý lịch
sử, và khi đó , các nhà nghiên cứu lịch sử đã làm giàu thêm cho địa danh những
phương pháp nghiên cứu.
ở mức độ nhất định, địa danh phản ánh phong cảnh thiên nhiên, sự giàu có

Website: Email : Tel : 0918.775.368
đa dạng của thiên nhiên cùng với những đặc điểm địa lý lãnh thổ khác, Vì địa
danh thường đặt theo bản chất của đối tượng địa lý. Chính danh từ chung thể
hiện tính chất địa lý của đối tượng đã góp phần quan trọng trong việc xác định ý
nghĩa của địa danh.Nhờ biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa của các địa danh, ta càng
yêu mến quê hương, đất nước mình. Vì vậy, ta có thể sử dụng những thành quả
của việc nghiên cứu địa danh vào những bài giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ
trẻ-nhất là học sinh trong các trường phổ thông. Việc hiểu đúng ý nghĩa của các
thành tố trong địa danh cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà địa lý trong việc
nắm bắt các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, sự phân bố dân cư
theo lãnh thổ và ngay cả việc xây dựng bản đồ.
Như vậy, địa danh phát triển trên nền tảng của 3 khoa học cơ bản : ngôn

ngữ học, lịch sử, địa lý, ngoài ra địa danh học còn có mối liên hệ chặt chẽ với
khảo cổ học, nhân chủng học, văn hoá học,... Chính tính chất liên ngành của địa
danh học đã góp phần khẳng định giá trị và vị thế của một ngành khoa học mới
phát triển.
III. CA DAO VỀ ĐỊA DANH
Ca dao là những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể, được lưu
truyền bằng miệng và được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Chính vì ca dao do
nhân dân sáng tác nên nôI dung của nó rất phong phú. Ca dao biểu hiện tình yêu
của nhân dân lao động về nhiều mặt : tình yêu giữa đôi bên nam nữ, yêu gia
đình, yêu xóm làng, yêu đồng ruộng, yêu đất nước, yêu lao động, yêu giai cấp,
yêu thiên nhiên, yêu hoà bình. Ca dao còn biểu hiện tư tưởng đấu tranh của nhân
dân trong cuộc sống xã hội, trong những khi tiếp xúc với thiên nhiên và ca dao
còn biểu hiện sự trưởng thành của tư tưởng ấy qua các thời kỳ lịch sử. Như vậy,
ngoài sự biểu hiện đời sống tình cảm, đời sống vật chất của con người, ca dao
còn phản ánh ý thức lao động, sản xuất của nhân dân và tình hình xã hội thời
xưa về các mặt kinh tế và chính trị.
Địa danh Việt Nam xuất hiện trong ca dao chủ yếu là ở trong các lĩnh vực
về tình yêu đất nước và con người.
Có những câu ca dao về tình yêu nam nữ nhưng nhân dân ta đã lồng thêm

Website: Email : Tel : 0918.775.368
vào đó những địa danh để nói lên tình yêu của mình với người mình yêu:
Bốn mùa xuân hạ thu đông
Thiếp ngồi dệt vải những trông bóng chàng
Dừa xanh trên bến Tam Quan
Dừa bao nhiêu trái trông chàng bấy nhiêu
Hay có những câu ca dao nói về những cảnh đẹp của quê hương đất nước.
Ví dụ như đèo Hải Vân xưa nay vẫn được coi là một cảnh thiên nhiên hùng vĩ
của đất nước ta. Do ở gần biển nên đèo Hải Vân càng thêm bát ngát.
Hải Vân bát ngát ngàn trùng,

Hòn Hồng ở đấy là trong vịnh Hàn
Xưa nay qua đấy còn truyền
Lối đi lô gián thẳng miền ra khơi
Quảng Nam có Cửa Đại cũng bát ngát và đẹp. Nhân dân có kinh nghiệm :
hễ buổi chiều thấy mây đen phủ trên bán đảo Sơn Trà và sóng nổi lên dồn vào
Cửa Đại thì trời sắp mưa. Để nói về hiện tượng thiên nhiên ấy nhân dân có câu:
Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Sóng xô cửa Đại trời đà chuyển mưa
Hà Nội, kinh đô xưa của nước ta, nay là thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam, được nhân dân ta coi là một đô thành không những đẹp mà
còn là một nơi tích tụ những cái thiêng liêng nhất của tổ quốc.
Thăng Long, Hà Nội, đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh hoạ đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây
Những câu ca dao về địa danh không chỉ nói đến địa danh của một vùng
mà nó còn nói đến phong tục, tập quán, nét văn hoá, đặc điểm của từng vùng đất
ấy. ở trên khắp các miền đất nước, gần như vùng nào cũng đều có những món ăn
nổi tiếng được ca dao ghi lại như là những đặc điểm địa phương, tô điểm cho
bức tranh thị hiếu và tập quán ăn uống của nhân dân ta những màu sắc vô cùng
đa dạng.

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Yến sào Vĩnh Sơn
Nam sâm Bố Trạch
Cua gạch Quảng Khê
Sò nghêu Quán Hà
Rượu dân Thuần Lý
Hay:
Diên Hoà có bưởi Thanh Trà

Thủ Đức nem nướng, điện bàn Tây Ninh
Ở Hà Nội có nhiều đặc sản và mỗi địa phương trong Hà Nội lại có những
đặc sản riêng tạo nên đặc trưng của mình
Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây
Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người
Như vậy thời xưa, về cả ăn lẫn mặc, Hà Nội có nhiều cái làm cho người ta
dễ mến. ở Thanh Trì, sát với nội thành Hà Nội có những đặc sản mà dân Hà Nội
rất ưa chuộng
Vải Quang, húng Láng, ngô Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây
Phú Thọ, nơi đất tổ Hùng Vương có những đặc sản rất quý
Bưởi Chi Đán, quít Đan Hà
Cà phê Phú Hội, đồi trà Thái Ninh
Ở miền Nam, có những quả rất ngon mà miền Bắc không có như măng
cụt, sầu riêng. ở miền Nam Trung Bộ , cá, dừa và mít cũng nhiều, Quảng Nam
có sông Thu Bồn mở ra nhiều nhánh, có rất nhiều cá. Ca dao đã có câu là:
Trà Linh nước chảy đăm đăm
Cá đua dưới vực, rồng nằm Đinh Ông
Thanh Hoá, Nghệ An là những nơi có rất nhiều trầu cau và rất ngon. ở
Quảng Nam trầu cau cũng nổi tiếng là ngon. Và để nói về trầu cau đất Quảng
nhân dân ta đã có câu ca dao
Bồng em mà bỏ vô nôi
Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu

×