MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1........................................................................................................................ 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................................................3
1.1.Khái niệm và đặc điểm..............................................................................................3
1.2.Hình thức khuyến mại...............................................................................................4
1.3.Nguyên tắc khuyến mại.............................................................................................7
1.4.Một số quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại.........................................7
1.5.Quyền và nghĩa vụ của thương nhân hoạt động khuyến mại.....................................9
1.6.Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại......................................................9
CHƯƠNG 2......................................................................................................................11
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC
KHUYẾN MẠI TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG GAI.....11
2.1.Giới thiệu công ty....................................................................................................11
2.2. Ngành nghề kinh doanh.........................................................................................11
2.3.Thực hiện các quy định pháp luật về các hình thức khuyến mại.............................13
2.4.Những mặt hạn chế trong việc thực hiện hoạt động khuyến mại.............................16
CHƯƠNG 3...................................................................................................................... 18
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................................................................18
3.1.Kiến nghị................................................................................................................18
3.2.Kết luận...................................................................................................................18
KẾT LUẬN......................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................20
1
MỞ ĐẦU
Khuyến mại là một dạng hoạt động xúc tiến kinh doanh thông thường của các
doanh nghiệp, được triển khai nhằm kích thích việc tiêu dùng, khuyến khích người tiêu
dùng mua hàng hóa. Khuyến mại được tiến hành dưới nhiều hình thức và có thể thực hiện
nhiều lần trong năm, nhất là giai đoạn sức mua giảm sút, cạnh tranh với chương trình
khuyến mại của đối thủ hoặc để giải phóng sớm hàng tồn kho…Một mặt, khuyến mại khá
hữu ích với người tiêu dùng, giúp họ mua được hàng hóa giá rẻ hơn mức thông thường,
thứ mà họ khó tiếp cận nếu không có khuyến mại.
Hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước ngày càng phát triển nhanh và
mạnh. Số lượng hàng hóa được sản xuất ngày càng nhiều cùng với nó là chất lượng hàng
hóa cũng ngày càng được nâng cao, mẫu mã, chủng loại của các mặt hàng ngày càng
phong phú, đa dạng. Điều đó đòi hỏi các nhà sản xuất phải tích cực hơn trong khâu tiêu
thụ sản phẩm. Phải làm thế nào để sản phẩm sản xuất ra phải tiêu thụ được nhanh chóng
và thu lợi nhuận cao?
Nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm, các nhà sản xuất đã đưa ra nhiều hình thức
quảng cáo sản phẩm của mình. Cụ thể như: giới thiệu sản phẩm, dùng thử sản phẩm trong
một thời gian…Nền kinh tế hàng hóa hiện nay gọi đó là khuyến mại và các hình thức này
không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Ai cũng đã từng ít nhất một lần quan tâm đến các
hình thức khuyến mại sản phẩm của các nhà sản xuất. Kinh tế ngày càng phát triền thì
nhu cầu về thị trường cũng ngày càng được nâng cao. Do chất lượng cuộc sống ngày
càng được nâng cao, người tiêu dùng ngày nay hiểu rất rõ về các sản phẩm mình mua, họ
đòi hỏi cao hơn về chất lượng cũng như giá cả của hàng hóa. Vì vậy, cuộc cạnh tranh giữa
các nhà sản xuất ngày càng quyết liệt hơn. Muốn đi đầu trong việc tiêu thụ hàng hóa, đòi
hỏi họ phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình đồng thời tiếp thị và đưa ra các hình
thức khuyến mại hấp dẫn dành cho khách hàng.
Vậy khuyến mại là gì? Các hình thức của khuyến mại và tác dụng của nó trong
việc kinh doanh như thế nào? Đây sẽ là những câu hỏi cần thiết cho những người muốn
tham gia vào thị trường cũng như những người muốn tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này.
Đề tài nghiên cứu dưới đây sẽ làm sáng tỏ những câu hỏi trên.
2
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.Khái niệm và đặc điểm
1.1.1.Khái niệm khuyến mại
Luật Thương Mại Việt Nam quy định khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mai
của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho
khách hàng những lợi ích nhất định. Cách thức thực hiện xúc tiến thương mại, tạo ra
những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mạnh mẽ việc bán hàng và cung ứng dịch vụ là
dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
1.1.2.Đặc điểm của khuyến mại
Theo quy định của Luật Thương Mại 2005, khuyến mại có các đặc điểm cơ bản
sau:
- Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân. Để tăng cường cơ hội
thương mại, thương nhân được phép tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại, cũng có
thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại cho thương nhân khác để kinh doanh. Quan hệ dịch vụ
này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa thương nhân có nhu cầu
khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ.
- Cách thức xúc tiến thương mại: Là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Tùy thuộc và mục tiêu của đợt khuyến mại, tùy thuộc vào trạng thái cạnh tranh, phản ứng
của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, tùy thuộc vào điều kiện kinh phí dành cho khuyến
mại, lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có thể là quà tặng, hàng mẫu để dùng
thử, mua hàng giảm giá...hoặc là lợi ích phi vật chất khác. Khách hàng được khuyến mại
có thể là người tiêu dùng hoặc các trung gian phân phối. Ví dụ như: các đại lý bán hàng .
- Mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ. Để thực
hiện mục đích này, các đợt khuyến mại có thể hướng tới mục tiêu lôi kéo hành vi mua
sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, giới thiệu một sản phẩm mới, kích thích trung gian
phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hóa của doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt
mua...thông qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa, dịch vụ.
3
1.2.Hình thức khuyến mại
Có nhiều cách thức khác nhau để thương nhân dành cho khách hàng những lợi ích
nhất định. Lợi ích mà khách hàng được hưởng có thể là lợi ích vật chất (tiền, hàng hóa)
hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí). Hàng hóa, dịch vụ được
khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại phải là những hàng hóa dịch vụ
được kinh doanh hợp pháp. Chúng ta có thể tìm hiều rõ hơn về các hình thức khuyến mại
được pháp luật quy định rất cụ thể.
1.2.1.Hàng mẫu
Thực hiện cách thức này, thương nhân đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để
khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Thông thường, hàng mẫu được sử dụng khi
thương nhân cần giới thiệu một sản phẩm mới hoặc sản phẩm đã cải tiến, do vậy, hàng
mẫu đưa cho khách hàng dùng thử là hàng đang bán hoặc sẽ được bán trên thị trường.
Theo Điều 7 Nghị định 37/3006/NĐ-CP, có quy định: Hàng mẫu đưa cho khách
hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là hàng hoá, dịch vụ được
kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán, cung ứng trên thị trường. Khi
nhận hàng mẫu, dịch vụ mẫu, khách hàng không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh
toán nào.Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu,
cung ứng dịch vụ mẫu phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và
phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu,
dịch vụ mẫu.
1.2.2.Quà tặng
Thương nhân được phép tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng không
thu tiền để thực hiện mục tiêu xúc tiến thương mại. Tặng quà được thực hiện đối với
khách hàng có hành vi mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của thương nhân. Hàng
hóa, dịch vụ dùng làm quà tặng có thể là hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân đang kinh
doanh hoặc là hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác. Việc luật pháp cho phép sử dụng
hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác để phát tặng cho phép khuyến khích sự liên kết
xúc tiến thương mại của các thương nhân nhằm khai thác lợi ích tối đa. Việc tặng quà
trong trường hợp này không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ
mà thương nhân còn có cơ hội quảng cáo, giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ của nhau.
4
Theo Điều 8 Nghị định 37/3006/NĐ-CP, có quy định: Thương nhân thực hiện
chương trình khuyến mại bằng hình thức tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch
vụ không thu tiền, không kèm theo việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Phải chịu
trách nhiệm về chất lượng của hàng hoá, tặng cho khách hàng, dịch vụ không thu tiền và
phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng hoá,
dịch vụ đó.
1.2.3.Giảm giá
Giảm giá là hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mại với giá
thấp hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước đó được áp dụng trong thời
gian khuyến mại mà thương nhân đã đăng ký hoặc thông báo. Nếu hàng hóa, dịch vụ
thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện
theo quy định của Chính phủ. Khi khuyến mại theo cách thức này, để đảm bảo môi trường
cạnh tranh lành mạnh, chống hành vi bán phá giá, luật pháp thường có quy định giới hạn
mức độ giảm giá đối với từng đơn vị hàng hóa, dịch vụ. Việc giới hạn này là cần thiết để
đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp xúc tiến thương mại, của người tiêu dùng, khách hàng
và của thương nhân khác. Mức độ giảm giá cụ thể do Chính phủ quy định.
Theo Điều 9 Nghị định 37/3006/NĐ-CP, có quy định: Mức giảm giá tối đa đối với
hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó
ngay trước thời gian khuyến mại. Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch
vụ trong trường hợp giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể.
Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối
thiểu trong trường hợp giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy
định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến
mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt
quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt
quá 45 (bốn mươi lăm) ngày. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán
phá giá hàng hóa, dịch vụ.
5
1.2.4.Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ,
phiếu dự thi
Theo các chương trình này, khách hàng có thể được hưởng lợi ích nhất định theo
những phương thức khác nhau. Phiếu mua hàng thường có ý nghĩa giảm giá hoặc có
mệnh giá nhất định để thanh toán cho những lần mua sau trong hệ thống bán hàng của
thương nhân. Phiếu sử dụng dịch vụ có thể cho phép sử dụng dịch vụ miễn phí, theo điều
kiện do nhà cung ứng dịch vụ đưa ra. Khác với điều này, phiếu dự thi có thể mang lại giải
thưởng hoặc không mang lại lợi ích gì cho khách hàng, phụ thuộc vào kết quả dự thi của
họ. Chi tiết quy định cụ thể tại Điều 10, Điều 11 Nghị định 37/2006/NĐ-CP.
1.2.5.Tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng
Các sự kiện này được tổ chức gắn liền hoặc tách rời với việc mua hàng hóa, sử
dụng dịch vụ của khách hàng, ví dụ chương trình mang tính may rủi mà khách hàng trúng
thưởng hoàn toàn do sự may mắn. Bốc thăm, cào số trúng thưởng, bóc, mở sản phẩm
trúng thưởng, vé số dự thưởng...là các sự kiện được tổ chức gắn liền với hành vi mua sắm.
Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí...có thể là
lợi ích phi vật chất mà thương nhân dành khuyến mại cho khách hàng, cũng có thể nhằm
hướng tới khách hàng mục tiêu của thương nhân. Ngoài các sự kiện trên đây, thương nhân
có thể tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, các sự kiện khác vì mục đích
khuyến mại. Việc tổ chức các sự kiện và chương trình khách hàng thường xuyên cũng
được quy định cụ thể tại Điều 12, Điều 13 Nghị định 37/2006/NĐ-CP
Ngoài ra, pháp luật không cấm thương nhân sử dụng các hình thức khác để khuyến
mại nhưng khi tiến hành phải được cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại chấp thuận.
Như vậy, lợi ích mà khách hàng nhận được thông qua khuyến mại là lợi ích vật
chất hoặc phi vật chất. Lợi ích vật chất có thể được xác định theo đơn giá sản phẩm, được
tặng cho hoặc được trao thưởng do mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của thương nhân. Lợi
ích phi vật chất có thể là việc thụ hưởng dịch vụ miễn phí. Tùy thuộc mức độ ảnh hưởng
của các hình thức khuyến mại đến môi trường kinh doanh, đến lợi ích của khách hàng, lợi
ích của thương nhân khác, Nhà nước có những quy định khác biệt về điều kiện thủ tục
thực hiện khuyến mại. Thủ tục đó có thể là đăng ký hoặc xin phép trước khi thực hiện
6
hoạt động khuyến mại, thông báo kết quả sau khi kết thúc đợt khuyến mại tại cơ quan
quản lý Nhà nước về thương mại.
1.3.Nguyên tắc khuyến mại
- Trung thực, công khai, minh bạch: Chương trình khuyến mại phải được thực hiện
hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp
của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.
- Không phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử giữa các khách hàng tham
gia chương trình khuyến mại trong cùng một chương trình khuyến mại.
- Hỗ trợ khách hàng: Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải bảo
đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa
vụ giải quyết rõ ràng, nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến chương trình khuyến mại
(nếu có).
- Chất lượng hàng hóa, dịch vụ: Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm
bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng
dùng để khuyến mại.
- Không lạm dụng lòng tin: Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết,
thiếu kinh nghiệm của khách hàng để thực hiện khuyến mại nhằm phục vụ cho mục đích
riêng của bất kỳ thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân nào.
- Cạnh tranh lành mạnh: Việc thực hiện khuyến mại không được tạo ra sự so sánh
trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch và của thương nhân, tổ chức hoặc
cá nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
- Không khuyến mại thuốc chữa bệnh: Không dược dùng thuốc chữa bệnh cho
người, kế cả các loại thuốc đã được phép lưu thông để khuyến mại.
1.4.Một số quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định khá chi tiết về hoạt động khuyến mại của
thương nhân. Điển hình như Luật Thương Mại 2005, từ Điều 88 đến Điều 101 là các quy
định cụ thể về họat động khuyến mại. Có thể kể đến Điều 95 quy định về quyền của
thương nhân thực hiện khuyến mại. Theo đó, thương nhân có quyền lựa chọn hình thức,
thời gian, địa điểm khuyến mại, quy định những lợi ích cụ thể mà khách hàng được
hưởng....Đi kèm với quyền luôn là nghĩa vụ, tại Điều 96 quy định rất rõ ràng nghĩa vụ của
7
thương nhân khi thực hiện khuyến mại, cụ thể như: thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục
khuyến mại theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã
thông báo và cam kết...Quy định này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng đồng thời cũng góp phần điều chỉnh việc thực hiện hoạt động khuyến mại của
thương nhân được nghiêm túc hơn.
Một quy định cũng không kém phần cần thiết đó là các hành vi bị cấm trong hoạt
động khuyến mại. Các điều cấm và hàng hóa bị cấm được quy định chi tiết trong Điều
100, cụ thể như: cấm khuyến mại thiếu trung thực, lừa dối khách hàng, khuyến mại tại các
trường học, trụ sở của cơ quan nhà nước...Đây là quy định thực sự cần thiết trong nền
kinh tế hàng hóa hiện nay. Khuyến mại là quyền của thương nhân, nhưng mỗi người là sử
dụng các quyền của mình theo cách thức khác nhau. Vì thế, cần đưa ra quy định này để
hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh gây khó khăn cho thương nhân khác đồng thời
gây nên những ảnh hưởng xấu đến lợi ích của khách hàng.
Ngoài các quy định của Luật Thương mại 2005, Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày
4-4-2006 còn quy định rất chi tiết về các hoạt động xúc tiến thương mại trong đó có
khuyến mại. Nghị định 37/2006/NĐ-CP quy định khá rõ ràng về hoạt động khuyến mại
của thương nhân, các quy định này được ghi nhận ở chương II của Nghị định. Mục 1 của
chương II ( từ Điều 4 đến Điều 6 ) là các quy định về nguyên tắc thực hiện khuyến mại;
hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; mức giảm tối đa đối với
hàng hóa và dịch vụ dùng để khuyến mại. Đây là những quy định nhằm mục đích điều
tiết giá của các sản phẩm dùng để khuyến mại tránh tình trạnh các cuộc chạy đua về giá
giữa các nhà sản xuất gây rối loạn thị trường.
Mục 2 gồm các điều từ Điều 7 đến Điều 14 là các quy định về các hình thức
khuyến mại. Nghị định phân tích rõ hơn các hình thức khuyến mại nhằm tránh tình trạng
hiểu sai, hiểu nhầm về các hình thức này khi đọc các quy định trong Luật Thương mại
2005.
Mục 3 gồm các điều từ Điều 15 đến Điều 20 là các quy định về trình tự, thủ tục
đăng ký thực hiện khuyến mại. Các quy định này góp phần giải tỏa vướng mắc cho
thương nhân khi muốn thực hiện một hoạt động khuyến mại đối với sản phầm của mình.
Điều 19,20 là các quy định về chấm dứt và đình chỉ hoạt động khuyến mại. Thương nhân
8
không có quyền chấm dứt họat động khuyến mại trước thời hạn đã công bố trừ trường
hợp bất khả kháng hoặc bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ. Nếu vi phạm các hành vi bị
cấm đã được quy định ở Điều 100 Luật Thương mại, thương nhân sẽ bị cơ quan có thẩm
quyền đình chỉ hoạt động thương mại.
1.5.Quyền và nghĩa vụ của thương nhân hoạt động khuyến mại
* Theo Điều 95 Luật Thương mại 2005, khi tổ chức hoạt động khuyến mại, thương
nhân có quyền:
Lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại;
Quy định những lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng;
Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho
mình;
Tự mình tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại theo quy định của pháp luật.
* Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại có các nghĩa vụ cơ bản sau theo
Điều 96 Luật thương mại 2005:
- Thực hiện đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện
các hình thức khuyến mại. Trước khi thực hiện việc khuyến mại, thương nhân phải đăng
kí tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương noi
tổ chức khuyến mại về thời gian, hình thức khuyến mại. Kết thúc đợt khuyến mại, thương
nhân phải thực hiện việc thông báo kết quả đợt khuyến mại tại các cơ quan này.
- Thông báo công khai các nội dung, thông tin về hoạt động khuyến mại cho khách
hàng theo Điều 97 Luật thương mại 2005.
- Thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và cam kết với khách
hàng.
- Nghĩa vụ trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong
trường hợp không có người trúng thưởng (đối với các hình thức trúng thưởng mang tính
may rủi).
- Tuân thủ các thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại đã ký kết.
1.6.Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại
Theo Điều 100 Luật Thương mại năm 2005 thì một số hoạt động khuyến mại sau
đây bị Nhà nước cấm thực hiện:
9
Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ bi cấm kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ bị hạn
chế kinh doanh, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng;
Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hoá, dịch vụ cấm kinh
doanh, hàng hoá dịch vụ bị hạn chế kinh doanh, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch
vụ chưa được phép cung ứng;
Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi;
Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại
dưới mọi hình thức;
Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối
khách hàng;
Khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường,
sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác;
Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng;
Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá
hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo
quy định của pháp luật.
10
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH
THỨC KHUYẾN MẠI TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI
HỒNG GAI
2.1.Giới thiệu công ty
Tên công ty
Mã số thuế
Ngày cấp
Tình trạng hoạt động
Nơi đăng ký quản lý
Địa chỉ trụ sở
Điện thoại
Fax
Chủ sở hữu
Địa chỉ chủ sở hữu
CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG
GAI
5701832742
25/10/2016
Người nộp thuế đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
Chi cục Thuế TP Hạ Long
Số nhà 21, tổ 6, khu 3B, Phường Giếng Đáy, Thành phố
Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam (Xem bản đồ)
0333845289
0333845289
Vũ Văn Thuyết
Số 21, Tổ 6, Khu 3B-Phường Giếng Đáy-Thành phố Hạ
Long-Quảng Ninh
2.2. Ngành nghề kinh doanh
F41000 - Xây dựng nhà các loại
F4210 - Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
F42200 - Xây dựng công trình công ích
F43110 - Phá dỡ
F43120 - Chuẩn bị mặt bằng
F43210 - Lắp đặt hệ thống điện
F4322 - Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí
G4610 - Đại lý, môi giới, đấu giá
G4632 - Bán buôn thực phẩm
G4633 - Bán buôn đồ uống
G4649 - Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
G46510 - Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
G46520 - Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
11
G4659 - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
G4662 - Bán buôn kim loại và quặng kim loại
G4663 - Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
G47210 - Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh
H4931 - Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe
buýt);
H4932 - Vận tải hành khách đường bộ khác
H4933 - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
I5510 - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
I5610 - Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
I5630 - Dịch vụ phục vụ đồ uống
K66190 - Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu
M7490 - Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu
N7710 - Cho thuê xe có động cơ
G4741 - Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các
cửa hàng chuyên doanh
G4752 - Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các
cửa hàng chuyên doanh
G4759 - Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ
đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên
doanh.
G4772 - Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng
chuyên doanh
N82110 - Dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp
N82300 - Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
N82990 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
P8532 - Giáo dục nghề nghiệp
N79110 - Đại lý du lịch
N79120 - Điều hành tua du lịch (Ngành chính)
12
N79200 - Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch
2.3.Thực hiện các quy định pháp luật về các hình thức khuyến mại
2.3.1. Về hạn mức giảm giá
Về thời hạn giảm giá:
Nhiều doanh nghiệp khi niêm yết giá đề là giá được giảm 20% hay 30%, nhưng
bảng đó được yết quanh năm, với mức giá là một con số tuyệt đối không thay đổi. Như
vậy, giá đó là giá bán thật, không phải là giá giảm và hành vi này được coi là lừa dối
khách hàng.
Thực tế, các doanh nghiệp vẫn có thể quanh năm thực hiện giảm giá, nhưng là sự
giảm giá luân phiên từng nhóm mặt hàng mà mình kinh doanh vẫn không vi phạm quy
định. Do pháp luật chỉ có quy định: “Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại
bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90
(chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45
(bốn mười lăm) ngày”. Hình thức giảm giá luân phiên thường được áp dụng ở các doanh
nghiệp có số mặt hàng kinh doanh lớn như các siêu thị; đối với các doanh nghiệp chuyên
doanh áp dụng ở mức hạn chế hơn.
Về mức giảm giá:
Mặc dù đã có những quy định cụ thể về hạn mức giá trị vật chất dùng để khuyến
mại cho một đơn vị hàng hoá, dịch vụ (là không quá 50% đơn giá của hàng hoá, dịch vụ
trước thời gian khuyến mại). Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp, vì muốn bán
hàng tồn kho hoặc hết thời trang, muốn thực hiện “đại hạ giá” ở mức 60-80%. Do giá bán
khuyến mại chỉ so sánh với giá “ngay trước thời gian khuyến mại” nên để thực hiện được
điều này, doanh nghiệp đã chia làm nhiều chặng thời gian giảm giá (mỗi chặng có thể
ngắn, hết chặng đầu có thể nâng lên cao hơn một chút và sau đó lại giảm mạnh ở chặng
thứ hai) mà vẫn không trái với quy định.
2.3.2. Về hình thức khuyến mại
Các hình thức khuyến mại được pháp luật quy định rất chi tiết và cụ thể. Tuy
nhiên, trên thực tế việc áp dụng các hình thức này còn có nhiều sự nhầm lẫn. Nhiều
13
thương nhân đã lợi dụng những “ranh giới” mong manh giữa các hùnh thức này để thực
hiện hoạt động khuyến mại bất hợp pháp.
Giữa hình thức “tặng quà” và hàng mẫu:
Mục đích của thương nhân là khi đưa hàng mẫu cho khách hàng là muốn giới thiệu
với họ về hàng hoá, dịch vụ của mình, định hướng hành vi mua bán của họ sau khi kiểm
nghiệm chất lượng của hàng hoá, dịch vụ của thương nhân. Bởi với hàng hoá có chất
lượng tương đương, khách hàng sẽ có tâm lý muốn chọn mua hàng hoá đang được khuyến
mại, khách hàng vì quà tặng mà mua hàng.
Hình thức khuyến mại mà các hãng viễn thông rất hay sử dụng hiện nay là “mua 1
tặng 1 hay “nạp thẻ nhân đôi tài khoản”…
Hình thức này có phần giống với hình thức “giảm giá” nhưng thực ra về bản chất
thì không phải như vậy. Khi giảm giá, khách hàng sẽ được mua sản phẩm với giá bán thấp
hơn lúc chưa khuyến mại, còn với hình thức “mua 1 tặng 1” khách hàng sẽ được tặng
100% giá trị của hàng hoá đã mua. Trong 8 hình thức khuyến mại mà Luật Thương mại
2005 đã quy định thì không có hình thức nào gọi là “mua 1 tặng 1”. Nếu các doanh
nghiệp muốn áp dụng hình thức khác ngoài 8 hình thức đó thì phải đăng ký với cơ quan
quản lý nhà nước về thương mại tại địa phương. Nhưng nếu các doanh nghiệp sử dụng
hình thức “mua 1 tặng 1” với việc tặng 100% giá trị của hàng hoá như vậy cũng vi phạm
quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại. Qua đó, cho
thấy việc áp dụng các quy định về hình thức khuyến mại còn rất nhiều bất cập.
Về hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kém theo việc tham dự các chương trình
mang tính may rủi.
Có những doanh nghiệp khi thực hiện các chương trình may rủi chưa trung thực và
minh bạch, như yêu cầu khách hàng sưu tập đủ số nắp chai có in hình các bộ phận chiếc
xe đạp để ghép thành chiếc xe sẽ có giải cao nhưng trên thực tế không phát hành đủ các
nắp chai có in hết các bộ phận; hoặc thẻ cào trúng thưởng nhưng không phát hành thẻ có
giải đặc biệt...
Do dó, có những chương trình khuyến mại được quảng cáo với giải thưởng rất cao
nhưng không có người trúng. Doanh nghiệp "câu" người tiêu dùng mua nhiều hàng để hy
vọng trúng giải nhưng cuối cùng không mất chi phí giải thưởng cho khách hàng.
14
Tuy nhiên, các hình thức cụ thể của khuyến mại mang tính may rủi khá đa dạng.
Do đó, một doanh nghiệp thực hiện chương trình một cách trung thực và minh bạch vẫn
có thể xảy ra việc không có người trúng giải (giải cao hoặc thấp) và phải thực hiện nghĩa
vụ nộp ngân sách.
Về chất lượng hàng hoá, dịch vụ dùng cho khuyến mại.
Theo quy định của pháp luật thì việc khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất
lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác là
hoàn toàn bị cấm. Tuy nhiên, trên thực tế thì quy định này hầu như không được các donh
nghiệp áp dụng khi thực hiện hoạt động khuyến mại.
Ví dụ như chương trình khuyến mại của Tứ gia Computer dành cho khách hàng
thuộc 30 tỉnh miền Bắc và miền Trung từ ngày 20/9 đến ngày 19/10/2008. Theo đó, khách
hàng thuộc tỉnh được mua hàng khuyến mãi hàng ngày sẽ được mua các sản phẩm trong
danh sách với giá ưu đãi (VD: Ram 512, loa…). Nhưng khi khách hàng đến mua thì nhận
được các sản phẩm không đúng với thông tin mà công ty đã đưa ra, phần lớn các sản
phẩm bán cho khách hàng là hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc hoặc hàng cũ, đã
qua sử dụng..
2.3.3.Về quy định thông báo khuyến mại
Theo Điều 96 Luật Thương mại, trước khi tiến hành hoạt động khuyến mại, thương nhân
phải đăng ký và gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về thương mại
tại địa phương nơi tổ chức khuyến mại. Nhưng qua các dấu hiệu khảo sát cho thấy, hầu
như các thương nhân thực hiện khuyến mại đều không thực hiện quy định này của pháp
luật.
2.4.Những mặt hạn chế trong việc thực hiện hoạt động khuyến mại
Luật thương mại 2005 đã quy định một cách cụ thể về các hình thức khuyến mại,
chủ thể tiến hành hoạt động khuyến mại, hàng hóa dịch vụ để khuyến mại...Trong nghị
định 37/2006/NĐ-CP của chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Luật thương
mại 2005 trong hoạt động khuyến mại đã quy định chi tiết về quy trình tiến hành thực
hiện hoạt đông khuyến mại, các điều kiện bắt buộc phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động
thương mại của thương nhân. Mặc dù hệ thống quy định của Luật hiện hành về hoạt động
15
khuyến mại là tương đối đầy đủ và chặt chẽ nhưng trên thực tiễn hoạt động khuyến mại ở
nước ta vẫn còn nhiều bất cập.
Với các hình thức khuyến mại đã được quy định bao gồm: Đưa hàng hoá mẫu,
cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền; tặng hàng hoá cho
khách hàng; cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước
đó; bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để
khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định; bán hàng, cung ứng dịch vụ có
kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã
công bố; bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính
may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc
trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công
bố; tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên.
Theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua
hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng,
phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác; tổ chức cho khách
hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục
đích khuyến mại thì có thể thấy được hoạt động khuyến mại ở nước ta đang diễn ra một
cách sôi động và phong phú. Nhưng có một thực tế là các hoạt động khuyến mại đang
diễn ra một các ồ ạt nhưng thiếu sự kiểm soát của nhà nước. Hai hình thức khuyến mại
phổ biến nhất mà các thương nhân hay sử dụng phổ biến nhất là: giảm giá bán hàng hóa
và cung ứng dịch vụ cũng như bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo phiếu dự thi để chọn
người trao giải thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố là hai hình thức khuyến mại
mà người tiêu dùng dễ bị " đánh lừa". Với hình thức giảm giá bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, người tiêu dùng hầu như ít biết được giá cả hàng hóa được giảm là tỷ lệ bao
nhiêu so với giá cả thông thường trước khi giảm giá ( nhất là với hình thức bán hàng giảm
giá của các cửa hàng, công ty nhỏ). Với các tấm biển " hạ giá " và " đại hạ giá", các cửa
hàng này đã đánh trúng tâm lý muốn mua rẻ của người tiêu dùng song trên thực tế họ đã
tự ý nâng giá cả lên để ngụy tạo ra mức giảm giá hấp dẫn nhằm câu kéo khách hàng.
Ngoài ra, một số nhà sản xuất, nhà phân phối hàng hóa còn lợi dụng hình thức khuyến
mại giảm giá nhằm bán phá hàng hóa, dịch vụ hay hiện tượng các nhà cung cấp hàng hóa
16
lớn bắt tay với nhay hạ giá đồng loạt sản phẩm với dụng ý cạnh tranh thiếu lành mạnh với
các đối thủ khác trên thị trường liên quan.
Trong khi đó, với hình thức tham gia chương trình khuyến mại trúng thưởng của
nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ, các thông tin đưa ra về cách thức lựa chọn người trúng
thưởng, nghĩa vụ tài chính của người trúng thưởng, danh sách người trúng giải... thường
bị công bố không rõ ràng, rất dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng, thậm chí làm phát sinh
tiêu cực trong việc lựa chọn người trúng thưởng. Tình trạng thiếu minh bạch thông tin
trong quá trình thực hiện chương trình khuyến mại kiểu này còn rất dễ làm phát sinh tiêu
cực kiểu cơ cấu người trúng giải hay giải thưởng cho người trúng thưởng không đúng như
đã công bố.
17
CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.Kiến nghị
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về khuyến mại
- Đối với các hình thức khuyến mại chắc chắn có người tiêu dùng trúng thưởng
(như bốc thăm trúng thưởng, quay số trúng thưởng…): ban hành áp dụng các quy định
quy chế kiểm tra, giám sát đối với quy trình thực hiện khuyến mại, các hoạt động xác định
người tiêu dùng trúng thưởng để đảm bảo tính minh bạch, công bằng, công khai của hoạt
động khuyến mại;
- Đối với các hình thức khuyến mại không chắc chắn có người trúng thưởng như
(giật nắp lon, tem trúng thưởng trong hàng hoá…): ban hành các quy định về kiểm tra,
giám sát đối với việc đưa giải thưởng vào hàng hoá và việc lưu thông hàng hoá trên thị
trường;
- Giảm bớt thủ tục hành chính trong quá trình thương nhân tiến hành hoạt động
khuyến mại như bãi bỏ quy định về việc thương nhân phải tiến hành thông báo cho các Sở
thương mại cấp tỉnh về hoạt động khuyến mại đối với các loại hình khuyến mại đã áp
dụng hình thức cấp phép;
- Bổ sung các hình thức khuyến mại và xác định rõ chỉ tiêu phân loại các hình thức
khuyến mại;
- Quy định chi tiết, rõ ràng về các hình thức khuyến mại và các yêu cầu đối với
thương nhân khi thực hiện các hình thức này để thương nhân có thể chủ động trong hoạt
động kinh doanh nói chung và khuyến mại nói riêng, tránh được các rủi ro về mặt pháp
lý.
3.2.Kết luận
Mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ. Để thực
hiện mục đích mày, các đợt khuyến mại có thể hướng tới mục tiêu lôi kéo hành vi mua
sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng… Cách thức thực hiện khuyến mại của các thương
nhân hiện nay rất phong phú. Tuy nhiên, hệ quả của hoạt động khuyến mại mang lại cho
thương nhân cũng như cho khách hàng mới là cái được mọi người quan tâm. Việc khuyến
18
mại đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng đồng thời tăng doanh thu cho doanh nghiệp
có lẽ luôn luôn là mục đích mà các thương nhân hướng tới.
19
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là vấn đề tất yếu của doanh nghiệp. Trong
cuộc ganh đua đó, các doanh nghiệp sử dụng mọi giải pháp để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội
bán hàng và cung ứng dịch vụ. Hiện nay, với xu thế cạnh tranh đó, để tồn tại và phát triển
các doanh nghiệp phải có chiến lược nghiên cứu, xác định thị trường kinh doanh, phân
tích hành vi và nhu cầu mua sắm của khách hàng, tìm mọi biện pháp để tiêu thụ hàng hóa
một cách tốt nhất. Cùng với sự đa dạng của hàng hóa và đa phương hóa quan hệ mua bán,
các doanh nghiệp phải hạch toán chiến lược kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh đó, đồng thời phải cạnh tranh với nhau để tìm kiếm thị trường cho mình.
Để lôi kéo khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, các doanh nghiệp tìm đến các giải
pháp quảng cáo, khuyến mại sản phẩm của mình...Hoạt động xúc tiến thương mại nói
chung đã trở thành nhu cầu tất yếu của mọi doanh nghiệp nhằm mục đích đưa ra những
giải pháp tiếp cận thị trường một cách tốt nhất để đi đến kết quả cuối cùng là thu về lợi
nhuận.
Khuyến mại là một trong các hình thức xúc tiến thương mại được sử dụng phổ biến
nhất hiện nay. Với các hình thức khuyến mại rất đa dạng như: giảm giá, mua hàng nhận
quà tặng, phần thưởng hay phiếu mua hàng có ưu đãi...Khuyến mại có ý nghĩa giới thiệu
một sản phẩm mới, nhưng cũng có thể là sản phẩm cũ được bán với giá cạnh tranh hơn
nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình, gia tăng thị phần trong kinh doanh. Bên cạnh đó
khuyến mại cũng góp phần kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng từ đó đòi hỏi
các doanh nghiệp phải nỗ lực trong việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng ./.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Giáo trình Luật thương mại, tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB
CAND – 2008;
[2]. Luật thương mại năm 2005;
[3]. Luận văn thạc sĩ - Trần Dũng Hải, Pháp luật thương mại về hoạt động
quảng cáo và khuyến mại – Thực trạng và giải pháp;
[4]. />[5]. />
21