Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

NỀN CHÍNH TRỊ QUỐC tế ĐƯƠNG đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.92 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đẹp biết bao và cũng phức tạp biết bao thế giới mà chúng ta đang sống. Những
chuyển biến lớn lao của thế giới có những điều kỳ diệu nhưng cũng có cả những biến cố,
bí ẩn khôn lường. Có một thế giới đang đi về phía trước ngày càng tốt đẹp hơn nhưng
trong đó vẫn tồn đọng bao điều phi lý, mâu thuẫn. Có những nỗi buồn vô cớ đến kỳ cục
của giai tầng quá giàu có đến nỗi mọi nhu cầu, mọi khát vọng của họ đều được đáp ứng,
thỏa mãn, kể cả việc bay lên trời hay chui xuống biển; họ buồn vì như vậy là “bất hạnh”,
chẳng còn điều gì cần thiết và đáng để mà mong đợi, không còn gì để có được niềm vui.
Trong khi đó, có những niềm vui thật lớn lao khi chỉ nhận được những gói hàng cứu trợ là
lương thực, thuốc men đối với những người cùng cực do đói khổ loạn lạc, thiên tai. Có
những thành phố cực kỳ sang trọng, sầm uất đầy sắc hoa và không khí trong lành quyến
rũ thì cũng có những nơi đổ nát hoang tàn khét lẹt mùi súng đạn. Ấm áp, thanh bình có ở
nhiều nơi, nhưng súng vẫn nổ chưa bao giờ ngưng nghỉ cũng ở nhiều nơi trên trái đất vì
thế giới còn bao kẻ lái súng chẳng muốn ai yên.
Đúng là thế giới có bao nghịch lý và biết bao sự kiện ngổn ngang đang diễn ra từng
ngày, từng giờ, nhưng trong các phức tạp và hỗn độn ấy vẫn có thể tìm ra những nét
chung nhất và chiều hướng vận động phát triển của thế giới. Nhận diện được đặc điểm và
những nhân tố quan trọng nhất đang tác động và chi phối thế giới hôm nay và thời gian
sắp tới là công việc vô cùng hệ trọng cho mỗi đất nước và cho mỗi chúng ta.
I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm
1.1.1. Chính trị
Chính trị (tiếng Anhː Politics) là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp,
cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền
lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là
hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm
kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi
ích.
Từ khi xuất hiện, chính trị đã có ảnh hưởng to lớn tới quá trình tồn tại và phát triển
của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại. Bởi vậy nghiên cứu và định
1




hình về chính trị cũng được các học giả Đông-Tây-kim-cổ bàn luận không ít giấy
mực. Trước khi chính trị học ra đời với tư cách là một khoa học (political science) nghiên
cứu chính trị như một chỉnh thể, có đối tượng, phương pháp, khái niệm, phạm trù..., đã có
rất nhiều các quan niệm, quan điểm, thậm chí là tư tưởng, học thuyết của các học giả khác
nhau bàn về các khía cạnh của chính trị.
Hiện nay, trên thế giới đã hình thành 4 cách hiểu khác nhau về chính trị:





Nếu quan niệm rằng chính trị chỉ Nghệ thuật của phép cai trị
Những công việc của chung
Sự thỏa hiệp và đồng thuận
Quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích

là những hoạt động xoay quanh vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước
thì, theo lý luận của chủ nghĩa Marx, trong xã hội cộng sản tương lai sẽ không có chính trị
bởi vì lúc đó nhà nước đã tiêu vong. Nói cách khác, chính trị sẽ dần dần trở nên thừa thãi
và mất hẳn trong xã hội lý tưởng của nhân loại – xã hội cộng sản.
1.1.2.Nguồn gốc và bản chất của chính trị
Nguồn gốc kinh tế chính trị
Xét về sự xuất hiện của chính trị trong lịch sử nhân loại: Chính trị ra đời gắn liền với
sự xuất hiện của giai cấp và nhà nước. Sự xuất hiện đó lại liên quan chặt chẽ đến vấn
đề tư hữu tư liệu sản xuất - tư hữu những của cải dư thừa của xã hội- cũng tức là liên
quan đến hoạt động kinh tế. Để bảo vệ cho sự tư hữu về tư liệu sản xuất đó, những tầng
lớp "trên" của xã hội đã tổ chức ra nhà nước nhằm mục đích cưỡng chế các giai tầng xã
hội khác. Như vậy chính trị xuất hiện trong lịch sử xuất phát từ kinh tế.

Xét trên góc độ lợi ích: Chủ nghĩa Mác- Lê nin khẳng định chính trị chính là lợi ích,
là quan hệ giữa các giai cấp trong việc phân chia lợi ích. Như vậy chính trị chính là
sự biểu hiện tập trung của kinh tế.
Xét trên quan điểm về các hình thái kinh tế, xã hội: Chính trị thuộc kiến trúc thượng
tầng, bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhà nước, các đảng phái xuất hiện khi xã hội phân
chia thành các giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế. Như vậy, chính Cơ sở hạ tầng kinh
tế là yếu tố quyết định đến sự hình thành các quan điểm và các thiết chế chính trị
Bản chất giai cấp của chính trị

2


Mối quan hệː Chính trị bao giờ cũng là sự bộc lộ mối quan hệ giữa các giai cấp:
Trong một xã hội có giai cấp, chính trị với những thiết chế được đặt ra là để xác lập mối
quan hệ giữa các giai cấp. Khái niệm quan hệ chính trị cho chúng ta thấy, đó là quan hệ
giữa các giai cấp, trong việc giành, giữ và tổ chức quyền lực Nhà nước. Trong các quan
hệ đó, các giai cấp xác định đâu là giai cấp thống trị, đâu là giai cấp, tầng lớp bị thống trị,
đâu là giai cấp, tầng lớp tham gia vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
Đảng phái, Nhà nướcː Bản chất chính trị của giai cấp thể hiện ở sự tổ chức thành
Đảng phái, thành Nhà nước để giai cấp thống trị đạt được mục đích trấn áp giai cấp, tầng
lớp khác trong xã hội vì lợi ích trước hết và trên hết của giai cấp mình. Thông qua
hoạt động của các Đảng phái là đội tiên phong của chính mình, đồng thời thông qua hoạt
động của Nhà nước, giai cấp thống trị gián tiếp can thiệp vào các hoạt động tổ chức sản
xuất và đời sống xã hội.
Quyền lực chính trịː Bản chất chính trị của giai cấp còn liên quan đến vấn đề quyền
lực chính trị. Các mác khẳng định "Quyền lực chính trị thực chất là bạo lực có tổ chức của
giai cấp này, trấn áp giai cấp khác". Mỗi một giai cấp sẽ có cách thức sử dụng quyền lực
chính trị khác nhau. Chế độ phong kiến sử dụng quyền lực tuyệt đối thuộc về một người,
chế độ tư sản sử dụng quyền lực trên cơ sở thuyết Tam quyền phân lập; chế độ xã hội chủ
nghĩa quyền lực được xuất phát từ nhân dân và có sự phân công, phân nhiệm trong sử

dụng.
Văn hóa tư tưởng chính trịː Bản chất giai cấp của chính trị thể hiện ở chế độ văn hóa
chính trị, bao gồm hệ tư tưởng, nền tảng pháp lý và các giá trị, chuẩn mực được áp dụng
cho toàn xã hội.1

1 Một số vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay(2012).PGS.TS Nguyễn Hoàng
Giáp( Chủ biên).NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật.

3


II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ ĐƯƠNG ĐẠI
2.1. Nền chính trị quốc tế đương đại
2.1.1. Đặc điểm của thế giới đương đại
Kinh tế thế giới bấp bênh
Nhìn chung, gam màu kinh tế thế giới năm 2013 vẫn là màu xám. Năm năm sau cơn
“siêu địa chấn” tài chính thế giới 2008, kinh tế toàn cầu vẫn đang ngổn ngang với nhiều
bất ổn. Sự phục hồi kinh tế trên phạm vi toàn thế giới vẫn mong manh và chưa rõ rệt. Mặc
dù tốc độ tăng trưởng kinh tế đã được ghi nhận ở một vài nước phát triển, song các nền
kinh tế đó vẫn bị yếu đi đáng kể và tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro trong năm 2013.
Tại Mỹ, sau 17 tháng tranh luận và 17 giờ cãi lộn từ cuối năm cho tới đầu năm mới,
giới lãnh đạo Mỹ đã bắt tay nhau để tạm thời tránh được một vực thẳm ngân sách với việc
tăng thuế đối với người giàu nhưng vẫn phải tăng chi. Khi giới chủ bị đánh thuế cao hơn
sẽ dẫn tới kết cục là họ sẽ dồn gánh nặng thuế đó cho những người tiêu thụ hoặc sẽ giảm
bớt việc tuyển thêm người, làm cho sản xuất bị ngưng trệ và nạn thất nghiệp lại gia tăng.
Sự phục hồi kinh tế của Mỹ chậm chạp và dễ bị tổn thương còn do tác động tiêu cực
của hệ thống tài chính của khu vực đồng euro (Erozone). Châu Âu vẫn đang đứng trên bờ
vực suy thoái với tăng trưởng của một số thành viên đã, đang và sẽ bị “cài số lùi” trong
vài năm nữa. Khủng hoảng nợ của nhiều nước từ Hy Lạp đến Tây Ban Nha, Italy đã đưa
tới nhiều xáo trộn xã hội, ảnh hưởng tới nền kinh tế không chỉ ở châu Âu mà còn tới Mỹ

và toàn cầu.
Châu Á mấy năm trước vốn là động lực tăng trưởng của thế giới thì nay đang gặp
nhiều khó khăn với các hoạt động thương mại, đặc biệt là xuất khẩu bị suy giảm. Các
nước Mỹ Latinh cũng bị ảnh hưởng nhiều từ Mỹ và châu Âu. Trong một thế giới ngày
càng phụ thuộc lẫn nhau và các nền kinh tế mở, hoạt động kinh tế vĩ mô của một nước
ngày càng chịu tác động bởi những tiến triển ở bên ngoài và các chính sách ở các nước
khác. Điều đó đòi hỏi tất cả các nền kinh tế đều phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc
phục những yếu kém của mình, tạo sự cộng hưởng đưa nền kinh tế thế giới tiếp tục phát
triển đi lên.
Tình hình chính trị phức tạp

4


Sau hai năm “Mùa xuân Ả Rập”, tình hình ở Tunisia cũng như ở Ai Cập vẫn bất ổn.
Điều đó là đương nhiên vì những cuộc cách mạng này không phải vì nhân dân mà chỉ
dùng nhân dân làm lực lượng lật đổ chính quyền cũ để khi thành công rồi thì giới cầm
quyền mới giành giật lợi ích cho họ. Sau cuộc cách mạng năm 2011, Ai Cập đã tổ chức
cuộc bầu cử và thành lập chính phủ dân sự nhưng lại sớm rơi vào khủng hoảng chính trị
do không đạt được sự hợp tác giữa đảng Hồi giáo cầm quyền và những phe phái đối lập.
Cũng sau cuộc cách mạng lật đổ chế độ cũ, Libya chưa thiết lập được an ninh do nhiều
phe phái vũ trang cùng tranh nhau đòi trị vì đất nước. Vụ tấn công vào Lãnh sự quán Mỹ
ở Benghazi thể hiện tình trạng bất ổn ở quốc gia Bắc phi này.
Trong khi ở Tunisia, Ai Cập, Libya chưa yên thì tình hình Trung Đông vẫn tiếp tục
căng thẳng và không ngưng tiếng súng. Chương trình phát triển hạt nhân ở Iran thường
xuyên là mục tiêu đối phó của phương Tây. Tiến trình hòa bình Israel-Palestin vẫn tiếp tục
bế tắc do thái độ cứng rắn từ cả hai phía, đặc biệt của chính quyền Israel. Việc Palestin
được chấp nhận với tư cách Nhà nước quan sát phi thành viên Liên hợp quốc qua cuộc bỏ
phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 29/11/2012 là một sự kiện mang tính lịch sử.
Đó là sự công nhận thắng lợi về ngoại giao, chính trị của nhân dân Palestin. Nhưng chừng

nào không gây được áp lực với Israel để tiến tới một nền hòa bình, thì chưa thay đổi được
tình thế trên thực địa.
Tình hình ở Syria cũng chung một kịch bản khi số người chết đã vượt qua con số
40.000 người. Thất bại của Basha al-Assad là không thể tránh khỏi vì phe chống đối đã
thống nhất lại với sự hậu thuẫn ngày càng trực tiếp và đắc lực của phương Tây.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, những kịch bản ở các nước nêu trên đều có những nét
giống nhau và đều do phương Tây, nhất là Mỹ đạo diễn. Với sức mạnh quốc phòng chi
phí hàng năm bằng nửa chi phí của toàn thế giới, Mỹ đã dùng bá quyền đó để tiến hành
phân chia lại của cải trên thế giới bằng súng đạn. Từ Nam Tư, Iraq, Afghanistan, Libya tới
Syria và còn ở nơi khác nữa, lần nào những kịch bản đó cũng khiến hàng chục hay hàng
trăm nghìn dân thường bị giết hại.
Toàn cầu hóa và chống toàn cầu hóa
Quá trình toàn cầu hóa như một tất yếu khách quan, phát triển theo cả chiều rộng và
chiều sâu, thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, làm tăng sự liên hệ,
5


phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới, nhất là về thương mại, tài
chính quốc tế. Toàn cầu hóa làm sâu sắc hơn sự chuyên môn hóa và phân công quốc tế;
kích thích gia tăng sản xuất trên qui mô toàn thế giới, thúc đẩy sự giao lưu giữa các quốc
gia, làm cho con người ở mọi châu lục hiểu biết nhau hơn, nắm được thông tin thế giới
một cách nhanh chóng.
Toàn cầu hóa là một quá trình vận động phức tạp, chứa đựng cả mặt tích cực lẫn mặt
tiêu cực, cả cơ hội và thách thức cho mọi quốc gia, dân tộc. Các nước nghèo, các nước
chậm phát triển tham gia quá trình toàn cầu hóa phải gặp nhiều thách thức, rủi ro.
Do có nhiều tầng lớp, nhiều bộ phận dân chúng và nhiều dân tộc bị tổn thương trong
quá trình toàn cầu hóa, nên trên thế giới đang xuất hiện phong trào “chống toàn cầu hóa”.
“Chống toàn cầu hóa” còn có tên gọi khác là “phong trào chống chủ nghĩa tư bản mới”, là
hình thức mới nhất của sự phản đối quyết liệt chống lại chính sách toàn cầu hóa, chống lại
việc thiết lập trật tự kinh tế có lợi cho các nước phát triển do các công ty xuyên quốc gia

và liên minh các cường quốc tiến hành. Những người theo phong trào chống toàn cầu hóa
coi kẻ thù chính trị - tư tưởng chủ yếu của mình là chủ nghĩa tự do mới cùng quan điểm
bành trướng nổi bật của nó. Theo họ, chính sách cưỡng ép thị trường của chủ nghĩa tự do
mới mà những công cụ chủ yếu được sử dụng là các thể chế quốc tế như IMF, WTO, WB
có quyền lực hơn cả chính quyền các nước, dẫn tới sự suy thoái của nhiều ngành sản xuất
dân tộc, phá hủy các ngành nghề thủ công truyền thống, các nền văn hóa dân tộc, phá hủy
chủ quyền về lương thực của các nước. Chủ nghĩa toàn cầu hóa và chủ nghĩa tự do mới
được xem như là hai quan điểm có liên hệ mật thiết với nhau trong hệ tư tưởng hiện đại
của chủ nghĩa tư bản. Vì thế phong trào “chống toàn cầu hóa” có mục tiêu chính là hướng
tới một trật tự kinh tế thế giới công bằng hơn.
Hợp tác và đấu tranh
Trên thế giới hiện nay có tới 200 nước lớn nhỏ, mạnh yếu khác nhau, các thể chế
chính trị - xã hội khác nhau nhưng cùng chung sống trên một trái đất, cùng chịu những
ảnh hưởng ở mức độ khác nhau của những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm
môi trường sinh thái, bệnh tật… Đó như một lẽ đương nhiên bởi chưa nước nào, thậm chí
chưa một người nào có thể sống ngoài hành tinh này. Cũng chính vì lẽ đương nhiên đó
nên nảy sinh nhiều vấn đề. Đó là mâu thuẫn giữa các khuynh hướng và định hướng phát
6


triển xã hội. Ngay cả những nước có bản chất xã hội giống nhau vẫn có những nét đặc thù
khác nhau. Chủ nghĩa tư bản Mỹ khác với chủ nghĩa tư bản ở Pháp, cũng khác xa ở Nhật.
Các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa cũng có những nét đặc thù riêng. Vấn đề chi
phối sâu sắc toàn cầu cần nhắc đến trong thế giới đương đại là lợi ích quốc gia, dân tộc.
Tất cả điều đó diễn ra trong không gian toàn cầu hóa đưa tới một thế giới cùng chấp nhận
tồn tại hòa bình, hợp tác để cùng phát triển, cùng có lợi. Sự hợp tác đó diễn ra trên mọi
lĩnh vực, ở mọi cấp song phương, đa phương cũng như phạm vi toàn cầu. Đồng thời với
quá trình chung sống hòa bình, hợp tác là quá trình đấu tranh giải quyết những mâu thuẫn
về lợi ích không ngừng nảy sinh. Cuộc đấu tranh đó diễn ra trên nhiều lĩnh vực, lúc yên
tĩnh, thầm lặng, lúc bùng lên quyết liệt; có cả cuộc đấu tranh bằng súng đạn nên trên thế

giới chưa bao giờ vơi tiếng súng.
Từ những đường nét chính yếu nêu trên, bức tranh toàn cảnh của thế giới đương đại
là bức tranh đa màu, đa sắc và có những gam màu sáng tối. Theo qui luật phát triển của
lịch sử, nhất định bức tranh đó sẽ ngày càng khởi sắc, tươi mới. Nhận rõ cảnh sắc chung
đó để chúng ta biết mình biết người hơn và càng tự tin về những định hướng đất nước mà
ta đi tới, đó là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội tươi màu thời đại./. 2
2.2.Thể chế chính trị
2.2.1. Khái niệm cơ bản
Thể chế chính trị là loại hình chế độ, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước mà mỗi quốc
gia lựa chọn để quyết định xây dựng những quy định, luật lệ cho một chế độ xã hội mà
chính phủ nước đó sử dụng để quản lý xã hội. Trên thế giới có nhiều dạng thể chế chính
trị khác nhau và Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất của mỗi nước quy định về loại
hình chế độ hay thể chế chính trị của nước đó.
Cho đến thế kỷ 13, tại Âu châu chế độ phong kiến bắt đầu suy tàn và nền quân chủ
được củng cố tại các nước Tây Âu; tuy nhiên Trung Âu vẫn còn sống dưới chế độ phong
kiến thêm vài thế kỷ nữa.
Tại Á châu, các nước đã chuyển từ phong kiến sang quân chủ từ vài thế kỷ trước.
Tại Anh quốc, năm 1215, cuộc tranh chấp quyền hành giữa vua John và các nhà quý tộc
dẫn đến một sự kiện lịch sử có thể được coi là cuộc cách mạng dân quyền đầu tiên của
2

7


nhân loại; đó là sự ra đời của Đại Hiến Chương (Magna Carta) quy định trên văn bản
quyền lợi, và nghĩa vụ của nhà vua và quý tộc. Tuy nhiên, từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18, Âu
châu vẫn chưa thực sự ra khỏi chế độ quân chủ (hậu duệ của vua John vẫn muốn tìm cách
tái lập quân chủ chuyên chế) mãi cho đến cuộc cách mạng giành độc lập của Mỹ năm
1776, và sau đó là cuộc cách mạng tư sản dân quyền Pháp 1789, thì lịch sử nhân loại mới
sang hẳn một chương mới, và hình thành các chế độ chính trị khác nhau tuỳ theo lịch sử

mỗi nước. 3
2.2.2. Các chính thể trên thế giới
*

Chính thể quân chủ

Hình thức chính thể này có hai loại cơ bản là: quân chủ tuyệt đối và quân chủ lập
hiến.
-

Quân chủ tuyệt đối

Quân chủ tuyệt đối, hay quân chủ chuyên chế, là thể chế chính trị mà Hoàng gia
(Vua hay Nữ hoàng) nắm thực quyền. Hiến pháp không tồn tại trong chế độ này. Chế độ
quân chủ chuyên chế thường có mặt tại các quốc gia chủ nô và các quốc gia phong kiến.
Chế độ này thịnh hành ở các nước trên thới giới vào các thế kỷ 17 và 18.
- Quân chủ lập hiến [quân chủ Đại nghị]
Quân chủ lập hiến là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vua nhưng
đa phần không nắm thực quyền, quyền lực thường nằm trong tay quốc hội do thủ
tướng của đảng chiếm đa số ghế đứng đầu.
Chính thể quân chủ hạn chế trong các nhà nước tư sản gọi là quân chủ lập hiến.
Trong các nhà nước tư sản theo chính thể quân chủ lập hiến, quyền lực của nguyên thủ
quốc gia (vua, nữ hoàng) bị hạn chế rất nhiều. Với tư cách nguyên thủ quốc gia, nhà vua
chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống, cho sự thống nhất của quốc
gia, không có nhiều quyền hành trong thực tế, "nhà vua trị vị nhưng không cai trị". Chính
thể quân chủ lập hiến theo quy mô hình đại nghị đang tồn tại ở nhiều nước phát triển như

3 Hans J. Morgenthau (1948). “International Politics: A Dual Approach”, in H.J.
Morgenthau, Politics


among

Nations:

The

Struggle

NY: Alfred A. Knopf), pp. 3-9.

8

for

Power

and

Peace (New

York,


Nhật Bản, Vương quốc Anh, Thụy Điển, Đan Mạch, v.v... do những nguyên nhân lịch sử
nhất định.
Là hình thức chính thể phổ biến hiện nay. Việc tổ chức quyền lực nhà nước vừa có
vua vừa có hiến pháp. Nhà vua chỉ có quyền lực thật sự khi không có hiến pháp. Một khi
đã có hiến pháp thì nhà vua không có quyền lưc tuyệt đối, như trong chế độ phong kiến
nữa. lúc ban đầu những nguyên tắc cơ bản của quân chủ lập hiến là dựa trên cơ sở của hoc
thuyết phân quyền của Montesquieu: Lập pháp do nghị viện có cơ cấu hai viện, một viện

thứ dân và một viện quý tộc; nắm hành pháp là hoạt động chỉ huy thực hiện bao giờ cũng
phải nhanh nhạy nên do một ông vua tốt hơn là nhiều người đảm nhiệm. Ngày nay khi nói
đến những nhà nước vừa có vua vừa có hiến pháp, người ta gọi những “ông vua lập hiến”,
tức là có hàm ý chỉ những ông vua hình thức, không có thực quyền theo công thức “ Nhà
Vua trị vì nhưng không cai trị”. Quyền lực nhà nước chủ yếu nằm trong tay bộ máy hành
pháp và người đứng đầu hành pháp.
Cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước của chính thể quan chủ lập hiến không phải ở
chổ có chế độ trách nhiệm hình sự của từng vị bộ trưởng trước nghị viện mà là chế độ
chịu trách nhiệm chính trị của toàn bộ chính phủ trước nghị viện. Theo thông lệ, chính
phủ ở các nước theo chính thể này chỉ chịu trách nhiệm trước Hạ nghị viện và được thành
lập từ cơ sở của thành phần Hạ nghị viện.
Quân chủ lập hiến có hai loại: Thứ nhất quân chủ nhị nguyên và loại thứ hai là quân
chủ đại nghị.
Quân chủ nhị nguyên
Là loại hình tổ chức nhà nước, trong đó quyền lực nhà nước được chia đều cho hai
cơ quan cơ bản của cấu trúc nhà nước - quyền lực nhà vua và quyền lực của nghị viện.
Đây là loại hình tồn tại không lâu ở thời đầu của cách mạng tư sản. Thời kì quá độ chuyển
chính quyền từ giai cấp phong kiến sang giai cấp tư sản. Các bộ trưởng do nhà vua bổ
nhiệm, vừa chịu trách nhiệm trước nhà vua, vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện.
Quân chủ đại nghị
Là loại quân chủ phổ biến hiện nay ở các nước tư bản kể cả các nước tư bản phát
triển (Anh, Nhật, Tây ban nha,…). Ở chính thể này nguyên thủ quốc gia là các vị hoàng
đế được truyền ngôi cho con và chính phủ, bộ máy hành pháp được thành lập và được
9


hoạt động khi nào vẫn còn sự tín nhiệm của Hạ nghị viện. Các bộ trưởng và người đứng
đầu hành pháp phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (Hạ viện). Trên thực tế việc thành
lập và hoạt động của chính phủ đều nằm trong tay đảng chiếm đa số ghế trong Hạ viện.
Nhà Vua hầu như không tham gia vào giải quyết các công việc của nhà nước theo một

loạt những nguyên tắc, mà sau này đã trở thành những thành ngữ dân gian:
"Nhà vua trị vì nhưng không cai trị"
"Nhà vua không bao giờ làm sai"
"Nhà vua không hại ai cả"
"Nhà vua không chịu trách nhiệm gì"
"Nhà vua không có quyền nên không gánh vác trách nhiệm"....
Nhà vua được tuyệt đối hoá trở thành một nhân vật siêu phàm, tượng trưng cho sự
độc lập vĩnh hằng của dân tộc.
Khi còn ở thời kỳ đầu của cách mạng, giai cấp tư sản không đủ sức đánh đổ hoàn
toàn giai cấp phong kiến nên buộc phải chia sẻ quyền lực nhà nước cho người đại diện
giai cấp này là nhà vua. Sau này, theo tiến trình lịch sử, cùng với sự khẳng định chỗ đứng
của giai cấp tư sản và sự suy tàn của giai cấp phong kiến, đã dẫn đến vai trò ngày càng
hình thức của nhà vua.
Với chức năng là biểu tượng cho sự bền vững của dân tộc, nguyên thủ quốc gia của
các chính thể quân chủ có một vị trí rất quan trọng trong những thời điểm mà nền an ninh,
chủ quyền độc lập của các quốc gia bị xâm phạm. Khi nền an ninh của các quốc gia bị vi
phạm, với tư cách là người đứng đầu, biểu tượng cho sự bền vững của dân tộc, nhà vua
phải đứng ra kêu gọi tinh thần yêu nước, sự hy sinh của thần dân bảo vệ đất nước.
Đây cũng là một lý do quan trọng cho việc tồn tại của chế định nguyên thủ quốc gia
trong chế độ quân chủ đại nghị. Nguyên thủ quốc gia của các nhà nước này được nhiều
nhà khoa học phân tích là hành pháp tượng trưng - một phần của hành pháp. Trong khi đó,
Thủ tướng là người đứng đầu hành pháp, có quyền điều hành thực sự - gọi là hành pháp
thực quyền.
Trong chính thể quân chủ đại nghị, nghị viện là cơ quan có vai trò tối cao. Chính vì
sự tối cao này mà mô hình tổ chức của nhà nước được gọi là chính thể đại nghị. Nghị viện

10


có quyền giải quyết mọi vấn đề của nhà nước, hay chí ít thì những vấn đề của nhà nước

phải được giải quyết dựa trên cơ sở của nghị viện.
Từ đặc điểm này mà một đặc điểm quan trọng của chính thể quân chủ đại nghị đã
được hình thành: chính phủ phải được Nghị viện thành lập từ thành phần Hạ nghị viện.
Từ đó hình thành nên một đặc điểm quan trọng nhất của loại hình tổ chức nhà nước
này: Chính phủ chỉ được hoạt động khi vẫn còn sự tín nhiệm của Nghị viện. Trong trường
hợp không còn sự tín nhiệm của Nghị viện, thì Chính phủ phải từ chức, Nghị viện thành
lập ra Chính phủ mới. Trong trường hợp không thành lập được Chính phủ mới thì Nghị
viện bị giải tán. Mặc dù Nghị viện là cơ quan lập pháp, nhưng có một nhiệm vụ quan
trọng trên hết và phải thực hiện trước khi lập pháp là phải thành lập ra Chính phủ, (trong
trường hợp không thành lập được Chính phủ, Nghị viện có thể phải giải tán).
Khác căn bản với chế độ tổng thống, ngoài việc phải thực hiện chức năng cơ bản của
mình là lập pháp, Nghị viện còn phải thành lập chính phủ và phải giám sát chính phủ. Ở
đây, chính phủ có thể bị lật đổ theo quyết định của Nghị viện, hoặc có thể tự rút lui theo
quyết định của người đứng đầu chính phủ.
Trong hiến pháp của nhiều nước theo chính thể này quy định Nghị viện có quyền
luận tội các quan chức có hàm bộ trưởng ( Hiến pháp Đan mạch, Hiến pháp Na uy, Hiến
pháp Bỉ,…). Thủ tục luận tội được pháp luật tư sản gọi là thủ tục đàn hạch. Mặc dù thủ
tục đàn hạch có khác nhau nhưng nói chung buộc tội thuộc quyền Hạ viện, luận tội và kết
tội thuộc quyền Thượng viện. Bên cạch thông lệ nêu trên vẫn còn một số biệt lệ về vấn đề
này. Cũng là chính thể quân chủ nghị viện (đại nghị) nhưng Hiến pháp Nhật, Hiến pháp
Thụy điển không quy định quyền luận tội và buộc tội của các quan chức cao cấp của Nghị
viện.
*

Chính thể cộng hòa

Hình thức chính thể cộng hòa có hai loại chủ yếu là chính thể cộng hòa tổng thống
và chính thể cộng hòa đại nghị.
-


Cộng hòa tổng thống

Hình thức chính thể cộng hòa tông thống là hình thức tổ chức nhà nước mà ở đó
tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vưa là người đứng đầu bộ máy hành pháp do nhân
dân trục tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Mỗi thành viên của chính phủ đều do tổng thống bổ
11


nhiệm và chịu trách nhiêm trước tổng thống không chịu trách nhiệm trước nghi viện,
không có chức danh thủ tướng. Người ta gọi đây là chính phủ một đầu. Không phải là
chính phủ lưỡng đầu như ở loại hình quân chủ, cộng hòa đại nghị, bên cạnh nguyên thủ
quốc gia còn có thủ tướng người đứng đầu bộ mày hành pháp. Ở những nước này áp
dụng triệt để học thuyết phân chia quyền lực nhà nước một cách tuyệt đối hay còn gọi là
cách phân quyền cứng rắn và tăng cường quyền lực của tổng thống. Loại hình này được
áp dụng một cách tương đối phổ biến ở các nước tư bản châu Mỹ La Tinh, mà khuôn mẩu
của nó là Hợp chúng quốc Hoa Kì.
Khái niệm về vùng ảnh hưởng riêng biệt giữa ngành hành pháp và lập pháp
đã được nói rỏ trong Hiến pháp Hoa Kỳ cùng với sự ra đời của chức vụ Tổng
thống Hoa Kỳ được bầu lên riêng biệt không lệ thuộc vào quốc hội. Mặc dù đây không
phải là hệ thống đặc trưng riêng của các nước cộng hòa vì hệ thống này vẫn có thể được
áp dụng trong trường hợp của các nước quân chủ lập hiến bán phần mà trong đó nhà vua
thực thi quyền lực của mình (cả trong tư cách nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu
ngành hành pháp của chính phủ) bên cạnh một ngành lập pháp nhưng thuật từ này
thường có liên hệ đến các hệ thống cộng hòa ở châu Mỹ.
• Tổng thống không đề nghị các đạo luật. Tuy nhiên tổng thống có quyền phủ quyết
các đạo luật của ngành lập pháp, và rồi sau đó đến lượt ngành lập pháp, bằng một đa số
phiếu, có thể được dùng đến để vô hiệu quá sự phủ quyết của tổng thống. Thông lệ này
được sao chép lại từ truyền thống tán thành vương quyền của Vương quốc Anh mà theo
đó một đạo luật từ quốc hội không thể trở thành luật nếu không có sự tán thành của nhà
vua.

• Tổng thống có nhiệm kỳ nhất định. Các cuộc bầu cử được tổ chức theo những thời
gian đã được định rỏ và không thể bị đưa ra để bỏ phiếu bất tín nhiệm hay những qui trình
lập pháp khác có mục đích như vậy. Tại một số quốc gia, có một ngoại lệ đối với qui luật
mà trong đó một vị tổng thống sẽ bị truất phế nếu xét thấy đã phạm luật.
• Ngành hành pháp là do một người nắm (tổng thống). Các thành viên nội các chỉ
phục vụ theo ý của tổng thống và phải thực thi các chính sách của ngành hành pháp và
lập pháp. Tuy nhiên, tổng thống chế thường xuyên cần có sự chấp thuận của ngành lập
pháp đối với các nhân sự mà tổng thống đề cử cho các chức vụ trong nội các cũng như
12


nhiều vị trí phức tạp khác của chính phủ, thí dụ như các quan tòa. Một vị tổng thống
thông thường có quyền lực điều hành các thành viên nội các, quân sự hay bất cứ các viên
chức hoặc nhân viên của ngành hành pháp, nhưng thông thường không có quyền lực bãi
nhiễm hay ra lệnh cho các quan tòa.
• Quyền lực ân xá hay giảm bớt hình phạt đối với các tội phạm bị kết án thường
nằm trong tay của những nguyên thủ quốc gia trong các chính phủ có ngành lập pháp và
hành pháp tách biệt.
Các quốc gia có chính phủ theo tổng thống chế không nhất thiết là những quốc gia
duy nhất sử dụng danh xưng Tổng thống hay hình thức chính phủ cộng hòa. Chẳng hạn,
một kẻ độc tài có thể hay không có thể được dân chúng bầu lên chính thức nhưng vẫn
thường được gọi là tổng thống. Tương tự, nhiều quốc gia dân chủ đại nghị là cộng hòa và
có tổng thống nhưng chức vụ tổng thống này phần lớn là nghi thức thí dụ nổi bật gồm có
Đức, Ấn Độ, Ireland, Israel và Bồ Đào Nha.
Hai chức danh nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu hành pháp tập trung vào một
người – Tổng thống, cho nên tổng thống có quyền trong việc quyết định các nhân sự
trong chính phủ. Và vì thế tự mình lựa chọn , tự mình bổ nhiệm và tự mình bãi nhiệm vào
bất cứ thời gian nào. Về nguyên tắc các bộ trưởng không hợp thành cơ quan bàn bạc chịu
trách nhiệm tập thể trước Nghi viện mà chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống. các bộ
trưởng chỉ là người giúp việc cho Tổng thống không được mâu thuẩn với đường lối,

chính sách của tổng thống.
Do Tổng thống có thể được nhân dân bầu ra bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp
nên tức là với lượng tuyển cử đoàn rộng rãi hơn.
Đặc điểm quan trọng của chính thể cộng hòa tông thống là áp dụng tuyệt đối
nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước. Chính việc áp dụng này là cơ sơ cho việc
không chịu trách nhiệm lẫn nhau giữa hành pháp và lập pháp. Thay cho cơ chế chịu trách
nhiệm lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp là cơ chế kiềm chế và đối trọng. Không cơ
quan nào lợi dụng quyền lực. Tổng thống và các bộ trưởng toàn quyền trong lĩnh vực làm
luật. Nghị viện không có quyền lật đổ chính phủ và ngược lại Tổng thống – nguyên thủ
quốc gia cũng không có quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn. Ở chính thể này, nếu
tổng thống và đa số Nghị viện ở cùng một đảng thì quyền lực nhà nước tập trung tuyệt
13


đối vào trong tay Tổng thống. Còn nếu không cùng một đảng thì rất dễ dẫn đến sự mâu
thuẩn giữa lập pháp và hành pháp. Tuy nhiên trong luật hiến pháp tư sản không chứa đựng
những quy định giải quyết những mâu thuẩn này.
Một số tổng thống trên thế giới là những nguyên thủ quốc gia mang tính nghi
thức cũng giống như các nhà vua tại các quốc gia quân chủ lập hiến. Những vị tổng thống
này không phải là những người đứng đầu ngành hành pháp của các chính phủ (tuy nhiên
một số nhà vua tại các quốc gia quân chủ lập hiến vẫn có quyền lực đặc biệt). Ngược lại,
đối với một quốc gia tổng thống chế toàn phần, một vị tổng thống được nhân dân bầu lên
để trở thành người đứng đầu ngành hành pháp. Các chính phủ tổng thống chế không có
phân biệt giữa chức vụ nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ vì cả hai chức
vụ này đều do tổng thống nắm. Nhiều chính phủ đại nghị chế có một nguyên thủ quốc gia
biểu tượng trong hình thức là một vị tổng thống hay một nhà vua (một số nhà vua vẫn
duy trì quyền lực đặc biệt). Người này có trách nhiệm hình thức hóa các chức năng của
quốc gia hay trong trường hợp của các nhà vua với những quyền lực đặc biệt không can
thiệp vào công việc của một nghị viện đang hoạt động hiệu quả trong khi đó đặc quyền
hiến định trong vai trò là người đứng đầu chính phủ thì thường thường do thủ tướng đảm

nhiệm. Những tổng thống biểu tượng có chiều hướng được bầu trong cách ít trực tiếp hơn
là các tổng thống thuộc tổng thống chế toàn phần, thí dụ họ chỉ được bầu lên từ ngành lập
pháp. Một vài quốc gia như Ireland và Bồ Đào Nha lại có các tổng thống biểu tượng
được dân chúng bầu lên trực tiếp. Một vài quốc gia như Nam Phi có tổng thống đầy
quyền lực nhưng do ngành lập pháp bầu lên. Các tổng thống này được chọn trong cách
thức tương tự như cách bầu một Thủ tướng. Tuy nhiên sự khác biệt là các tổng thống này
vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu chính phủ.
Các Tổng thống trong các hệ thống tổng thống thì luôn luôn là những người tham
gia tích cực trong các tiến trình chính trị mặc dù phạm vi quyền lực tương đối của họ có
thể bị ảnh hưởng bởi thành phần chính trị hợp thành ngành lập pháp và việc những người
ủng hộ hay những người đối lập với họ có một vị trí chi phối trong đó hay không.
Tóm lại, nguyên thủ quốc gia ở chính thể này có nhiều quyền lực trong việc lãnh
đạo quốc gia, lãnh đạo lực lượng vũ trang, cũng như bộ máy hành chính dân sự. Ngoài ra
Tổng thống còn can thiệp sâu vào hoạt động lập pháp của nghi viện.
14


Một thể chế như vậy sẽ cho phép quyền lực nhà nước tập trung vào bộ máy hành
pháp, mà người đứng đầu là bộ máy là tông thống. Với việc tập trung quyền lực nhà nước
vào trong tay một người đã tạo điều kiện khách quan cho việc giải quyết nhanh nhạy
nhiều tình huống xảy ra trong thời đại khoa học – kỹ thuật – công nghệ, góp phần không
nhỏ giúp cho sự phát triển của đất nước. Nói như vậy không có nghĩa là nước nào áp dụng
hình thức này cũng phát triển điển hình như các nước LaTinh như Bra-xin cũng không thu
được kết quả tốt đẹp mấy.
-

Cộng hòa đại nghị

Chính thể cộng hòa đại nghị là chính thể mà ở đó nguyên thủ quốc gia không được
hình thành bằng con đường thế tập truyền ngôi mà bằng phương pháp bầu cử.

Có thể nói trong chính thể này thì Nguyên thủ quốc gia không có thực quyền. Phân
tích dấu hiệu chính thể cộng hoà đại nghị, nhiều nhà nghiên cứu luật học và chính trị học
cho rằng, chính thể cộng hoà đại nghị là chính thể có nhiều đặc điểm giống như chính thể
quân chủ đại nghị, chỉ khác về nguyên thủ quốc gia. Nếu nguyên thủ quốc gia được hình
thành do thế tập, truyền ngôi thì gọi là quân chủ đại nghị và nếu được hình thành thông
qua bầu cử (thường là dựa trên cơ sở của Nghị viện) thì được gọi là cộng hoà đại nghị.
Vì vậy, cộng hoà đại nghị là chính thể được tổ chức ở những nhà nước có nguyên
thủ quốc gia do Nghị viện bầu ra, Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu không chịu trách
nhiệm trước nguyên thủ quốc gia, mà chỉ chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Bên cạnh
việc đồng ý với những dấu hiệu trên, một số dấu hiệu không thể thiếu được của chính thể
này, đó là việc tuyên bố nguyên tắc quyền lực tối cao của Nghị viện thành chế độ đại
nghị; có chức danh Thủ tướng và sự tham gia một cách hình thức của nguyên thủ quốc gia
vào việc thành lập chính phủ; nguyên thủ quốc gia được hiến pháp quy định rất nhiều
quyền hạn, nhưng trên thực tế không trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các công việc
của nhà nước.
Nguyên thủ quốc gia của chính thể này được thành lập dựa trên cơ sở của Nghị viện,
do Nghị viện bầu ra, hoặc dựa trên cơ sở của Nghị viện (có thêm các thành phần khác như
là đại diện của các lãnh địa trực thuộc), mà không do nhân dân trực tiếp bầu ra. Chính
việc không do nhân dân trực tiếp bầu ra Tổng thống, theo quan điểm của các nhà luật học,
là nguyên nhân không cho phép nguyên thủ quốc gia có thực quyền.
15


Ở tất cả các nước theo chính thể này, hiến pháp (hoặc tục lệ) không quy định nguyên
thủ quốc gia là người đứng đầu hành pháp và cũng không là thành viên của hành pháp.
Nếu có quy định đi chăng nữa thì nguyên thủ quốc gia không bao giờ thực hiện được một
cách đích thực những quyền này.
Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện do đặc điểm hình thành cũng
giống như đăc điểm như ở chính thể quân chủ đại nghị, chính phủ – hành pháp, trung tâm
của bộ máy nhà nước được hình thành dựa trên cơ sở của Nghị viện, nên Chính phủ phải

chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Đây là đặc điểm chính yếu của chính thể đại nghị, kể cả
cộng hoà đại nghị lẫn của quân chủ đại nghị.
Nguyên tắc “Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện” là cơ sở cho việc
Nghị viện có thể lật đổ Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ có quyền hoặc yêu cầu
nguyên thủ quốc gia giải tán Nghị viện.
Về cơ bản, các nước theo chính thể cộng hoà đại nghị, giống như các nước theo
chính thể quân chủ đại nghị, đều tuyên bố nguyên tắc: nguyên thủ quốc gia “không chịu
trách nhiệm”. Điều 90 của Hiến pháp Italia tuyên bố: “Tổng thống nước cộng hoà không
chịu trách nhiệm các hoạt động của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, trừ trường
hợp phản bội Tổ quốc hoặc hành động xâm phạm tới Hiến pháp”. Hiến pháp của Hy Lạp
cũng quy định một điều khoản tương tự (Khoản 1 Điều 49). Bên cạnh thông lệ này, còn có
nước vẫn quy định trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia. Ví dụ, Hiến pháp của nước
Cộng hoà Áo quy định việc chịu trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia: “Tổng thống liên
bang chịu trách nhiệm việc thực hiện chức năng của mình trước Quốc hội liên bang”
(Điều 142).
Nói chung, khi bàn về nhiệm vụ, quyền hạn của nguyên thủ quốc gia ở chính thể
cộng hoà đại nghị, các nhà luật học tư sản đều thừa nhận rằng, thực chất nguyên thủ quốc
gia không tham gia vào việc lãnh đạo quốc gia, không có quyền đích thực ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật và cũng không có những quyền hạn đặc biệt nào. Trong tác
phẩm của mình, Bayme viết: “Chức danh Tổng thống Cộng hoà Liên bang Đức gắn liền
với nhiệm vụ có tính cách đại diện hơn là thẩm quyền quyết định các công việc của nhà
nước”. Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hoà đại nghị không khác nào địa vị của
nhà vua hoặc nữ hoàng trong chính thể quân chủ đại nghị, theo nguyên tắc:
16


“Nhà Vua trị vì nhưng không cai trị”
Một số hiến pháp quy định tính trung lập không đảng phái của nguyên thủ quốc gia
ở loại hình chính thể này, để tỏ rõ sự vô tư của nguyên thủ quốc gia. Khi một người được
bầu làm tổng thống thì người đó phải từ bỏ đảng phái (CHLB Đức, Italia). Nhưng trên

thực tế, quy định này rất khó thực hiện. Bởi vì, việc được bầu vào chức danh tổng thống,
trước hết bắt đầu bằng việc được đảng giới thiệu ra ứng cử tổng thống, hoặc chí ít phải
được sự ủng hộ của đảng khi ra tranh cử.
Đặc biệt, khi phân tích chế định “phó thự”, có thể thấy rằng, nguyên thủ quốc gia
không thể hoạt động trung lập. Mọi văn bản của Tổng thống chỉ có hiệu lực thực thi trên
thực tế khi có chữ ký “phó thự” của các hàm bộ trưởng hoặc trên bộ trưởng (Thủ tướng
người đứng đầu bộ máy hành pháp). Quy định này đã tước hẳn quyền quyết định đích
thực của Tổng thống. Và cũng chính vì vậy, Tổng thống mới có cơ sở “là vô trách nhiệm”,
chính người ký phó thự mới là người chịu trách nhiệm văn bản do Tổng thống ban hành.
Theo thông lệ, không thể bắt người không có quyền lại phải đứng ra gánh chịu trách
nhiệm.
Về mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với chính phủ, đa số các nước tư sản theo
loại hình chính thể cộng hoà đại nghị đều quy định Tổng thống có quyền bổ nhiệm người
đứng đầu chính phủ. Nhưng quy định bổ nhiệm và tiêu chuẩn của người đứng đầu chính
phủ như thế nào lại không được pháp luật quy định rõ.
Thay cho sự thiếu hụt này của hiến pháp thành văn là quy định của tập tục không
thành văn: Người đứng đầu bộ máy hành pháp phải có sự ủng hộ của đa số nghị sĩ trong
nghị viện. Hay nói một cách khác hơn, nguyên thủ quốc gia – Tổng thống nước cộng hoà
đại nghị – không thể bổ nhiệm một người nào đó khác hơn là thủ lĩnh của đảng chiếm đa
số ghế trong nghị trường làm người đứng đầu bộ máy hành pháp.
Những điều phân tích trên có bao hàm nghĩa, nguyên thủ quốc gia không còn một vị
trí vai trò nào đích thực trong chính thể đại nghị. Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên
cứu, vai trò của nguyên thủ quốc gia của chính thể cộng hoà đại nghị cũng như của nhà
vua trong chính thể quân chủ đại nghị chỉ có thể được đánh giá cao trong những trường
hợp đất nước bị khủng hoảng. Trong tình trạng khủng hoảng, Tổng thống mới có điều
kiện độc lập hành động mà không phụ thuộc vào các đảng phái chính trị. Nguyên thủ
17


quốc gia như là một chế định tiềm tàng của nhà nước hòng giải quyết những tình trạng

khủng hoảng chính trị có thể xảy ra.
Đơn cử như theo quy định của Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Đức, Tổng thống liên
bang có quyền đề nghị ứng cử viên Thủ tướng để Hạ nghị viện bỏ phiếu. Trong vòng 14
ngày, nếu ứng cử viên của Tổng thống không nhận được đa số tuyệt đối số phiếu thuận thì
Hạ nghị viện có quyền bầu ứng cử viên của mình. Trong trường hợp vẫn không bầu được
Thủ tướng, Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ tướng theo ý mình người nào có nhiều
phiếu hơn hoặc giải tán Hạ nghị viện.
Nói tóm lại, ở loại hình chính thể cộng hoà đại nghị có nhiều đặc điểm cơ bản như
chính thể quân chủ đại nghị, chỉ khác chính thể quân chủ ở chỗ, nguyên thủ quốc gia
không do thế tập truyền ngôi, mà do Nghị viện hoặc dựa trên cơ sở nghị viện bầu ra, mặc
dù được hiến pháp quy định là một quyền hạn hết sức rộng rãi, nhưng mọi hoạt động của
nguyên thủ đều có sự đề nghị, yêu cầu từ phía hành pháp. Nhánh hành pháp cùng với
người đứng đầu hành pháp ngày càng trở thành cơ quan trung tâm thực hiện chủ yếu
quyền lực nhà nước, được thành lập dựa trên cơ sở của Nghị viện và phải chịu trách
nhiệm trước Nghị viện; Chính phủ – hành pháp chỉ được hoạt động khi vẫn còn sự tín
nhiệm của Nghị viện. Khi không còn sự tín nhiệm, thì chính phủ có thể bị lật đổ và kèm
theo đó, Nghị viện có thể bị giải tán.
-

Cộng hòa hỗn hợp [cộng hòa Lưỡng tính]

Chính thể cộng hòa hỗn hợp là chính thể mà ở đó việc tổ chức nhà nước vừa có đặc
điểm của cộng hòa đại nghị vừa có đặc điểm của cộng hòa tổng thống.
Giống như chính thể cộng hòa đại nghị, chính phủ có thủ tướng đứng đầu. Nhưng
thực ra chính phủ đặc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổng thống. Tổng thống chủ tọa các
phiên họp Hội đồng bộ trưởng để quyết định các chính sách quốc gia. Thủ tướng chỉ
được quyền lãnh đạo các phiên họp này khi được tổng thống cho phép. Thủ tướng chỉ
được quyền chỉ đạo các phiên họp Nội các để chuẩn bị cho các phiên họp của Hội đồng
bộ trưởng (Chính phủ) và lãnh đạo chính phủ thực thi các chính sách đã được Tổng thống
hoạch định và phải chịu trước Quốc hội và Tổng thống việc thực thi các chính sách này.

Tổng thống càng có nhiều quyền lực hơn trong trường hợp Tổng thống và đa số nghị viện
cùng một đảng. Quyền hành của Thủ tướng và của Chính phủ chỉ được gia tăng khi đa số
18


nghị viện không cùng một đảng với Tổng thống. Hình mẫu cho hình thức chính thể cộng
hòa hỗn hợp này là nước Pháp nền cộng hòa thứ V của hiến pháp 1958 đang hiện hành.
Theo nhận định của các nhà khoa học: hiến pháp 1958 của Pháp, bên cạnh việc
tuyên bố một đặc trưng của chế độ nghị viện, có thiết lập một chế độ chính quyền cá nhân
của Tổng thống. Tổng thống không do nghị viện hoặc dựa trên cơ sở nghi viện bầu ra như
các nước theo chính thể cộng hòa đại nghị mà do nhân dân trực tiếp bầu ra. Nhiệm kỳ của
Tổng thống là 7 năm, có nhiệm vụ quyền hạn rất lớn kể cả quyền giải tán nghị viện của
cộng hòa đại nghị, lần quyền tự thành lập chính phủ của cộng hòa tổng thống. Hiến pháp
năm 1958 của Pháp tăng cường sự chịu trách nhiệm của bộ trưởng trước nghị viện. Điều
23 của hiến pháp này quy định: “chức năng của bộ trưởng không thể trùng hợp với chức
năng của nghị sĩ và với một chức năng chuyên nghiệp nào khác”.Điều này đã làm hạn chế
sự chịu trách nhiệm của bộ trưởng trước nghị viện.4
III. VÍ DỤ
Một ví dụ điển hình về chế độ quân chủ chuyên chế châu Âu là nước Pháp dưới triều
vua Louis XIV. Các vua Pháp trước thời Louis XIV đã xây dựng chế độ quân chủ tập
quyền ở một mức độ nào đó, nhưng Louis XIV mở rộng hơn hẳn. Vào đầu thế kỷ 18, tất
cả những người bảo hoàng và phê bình trên khắp nước Pháp và châu Âu đều coi uy quyền
của ông là độc đoán. Chế độ quân chủ chuyên chế của ông cũng được các nước Nga, Phổ
và Áo noi theo. Đời vua Pyotr Đại Đế, nhà vua cải cách xây dựng chế độ quân chủ
chuyên chế Nga, nắm quyền kiểm soát Giáo hội nước Nga khi đó. Cùng thời, vua Phổ là
Friedrich Wilhelm I tin chắc rằng một Quân vương phải sáng suốt, và phải là vị cha uy
quyền chuyên chính của toàn dân. Trong thời đại này, các chế độ quân chủ chuyên chế
thường được hỗ trợ bởi một lực lượng Quân đội thường trực , mà vị vua - chiến binh kinh
điển là Friedrich II Đại Đế - một vị vua lớn trong lịch sử nước Phổ. Trong thời đại của
trào lưu triết học Khai Sáng mới mẻ, nền quân chủ chuyên chế Pháp suy yếu trong khi hai

nền quân chủ chuyên chế của người Đức là Áo và Phổ thì tiến hành cải cách tiến bộ và
chấp nhận lý tưởng Khai Sáng, với những ông vua năng động như Joseph II nước Áo và
Friedrich II Đại Đế nước Phổ. Đó gọi là chế độ "quân chủ chuyên chế Khai sáng", tuy
4 Giáo trình quan hệ chính trị quốc tế(2008). Dương Xuân Ngọc, Lưu Văn An.NXB Chính trị
Quốc gia.

19


nhiên nó vẫn có hạn chế; đời vua Friedrich II Đại Đế, vị vua anh minh này vẫn trị vì độc
đoán, nền quân sự và hành chính Phổ vẫn khắc nghiệt. Ánh sáng của trào lưu triết học
đương thời cũng soi sáng cả chế độ quân chủ chuyên chế Tây Ban Nha đương thời. Việt
Nam thời kỳ này cũng theo hình thức chính thể này với sự chuyên quyền của các vị
hoàng đế, vua chúa. Điều đó tạo ra một quyền lực rất lớn mà lời nói của vua cũng chính là
luật pháp của quốc gia,… Đây là loại hình thức của nhà nước phong kiến, nhưng hiện
nay vẫn còn một số ít nước đi theo chính thể này, tất nhiên là có vài sự thay đổi nhỏ để
phù hợp hơn với điều kiện hoàn cảnh.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Một số vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay(2012).PGS.TS
Nguyễn Hoàng Giáp( Chủ biên).NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật.
[2]. Giáo trình quan hệ chính trị quốc tế(2008). Dương Xuân Ngọc, Lưu Văn
An.NXB Chính trị Quốc gia.
[3]. Hans J. Morgenthau (1948). “International Politics: A Dual Approach”, in H.J.
Morgenthau, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (New York,
NY: Alfred A. Knopf), pp. 3-9.
[4]. Website:

20




×