Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sang kien kinh nghiem phuong phap giai bai tap dien phan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.87 KB, 19 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
“Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh” (HS) là một việc làm hết sức
quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Đây là công việc thể hiện tâm và tài của người giáo viên – người giữ vai trò định
hướng, chèo lái con thuyền tri thức cho các thế hệ học trò. Công việc này phù
hợp với tinh thần của phương pháp dạy học mới, nhằm định hướng cho HS cách
ghi nhớ và khắc sâu kiến thức bài học cũng như có được sự chủ động và tâm thế
cho các giờ học tiếp theo. Qua thực tế, tôi thấy việc “nâng cao hứng thú học tập
cho HS” chưa được đầu tư thỏa đáng và không phải bài học nào cũng thực sự
được chú trọng. Đây cũng là lí do khiến không ít HS rất sợ gặp những bài tập
dạng mới, phức tạp và cũng chẳng hào hứng khi vào học bài mới. Và điều đó đã
ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giờ học nói chung, giờ học Hoá học nói
riêng.
Trong những năm qua, ngành Giáo dục nước nhà đang có những thay đổi
hết sức lớn lao, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Thiết nghĩ,
việc “nâng cao hứng thú học tập môn Hoá học cho HS” chính là góp phần vào
công cuộc đổi mới chung, cũng là góp phần nâng cao chất lượng giờ học Hoá
học. Từ những vấn đề trên, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình
vào việc tìm tòi phương pháp dạy - học thích hợp cho HS, tạo tiền đề cho việc
phát triển tư duy của các em nên tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm :
“Một số phương pháp tự thiết kế bài tập dựa vào bài toán gốc để nâng cao
hứng thú học tập môn Hóa học cho HS trung học phổ thông”
II. Mục đích nghiên cứu
- Giúp HS có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học, từ đó
“nâng cao hứng thú học tập cho HS”, khơi dậy nội lực vốn có và kết quả học tập
vì thế mà được nâng lên.
- Giúp HS tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất của con người
mới tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống.
- Đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy
bộ môn Hoá học.


III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1


“Nâng cao hứng thú học tập cho HS” là khâu rất cần thiết trong tất cả các
Kế hoạch bài học của giáo viên ở mọi cấp học. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài
này, người viết chỉ đề cập đến một số dạng bài toán Hoá học cơ bản.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp thống kê phân loại.
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT đã nêu: “Phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc
trưng môn học, đặc điểm đối tượng HS, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng
cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách
nhiệm học tập cho HS”
Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự
lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của
người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà
trường phổ thông.
PPDH tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không
chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.
Trong xã hội đang biến đổi nhanh cùng với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ
thuật, công nghệ phát triển như vũ bão, thì không thể nhồi nhét vào đầu HS khối
lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho HS phương pháp học.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho
người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho

họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập
sẽ được nâng lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động
trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang
học tập chủ động.

2


Với môn Hóa học – một môn Khoa học tự nhiên khô khan, đầy những con
số, thì người giáo viên càng cần phải sáng tạo trong phương pháp giảng dạy để
HS có được sự tích cực, chủ động, từ đó tháo gỡ những khó khăn trong học tập
đặc biệt là trong các bài toán khó. Điều này sẽ góp phần động viên cổ vũ tinh
thần của các em, tạo hứng thú trong học tập, say mê nghiên cứu, tìm tòi phát
hiện và giải quyết vấn đề đặt ra.
Đối với các bài toán đơn giản thì các em có thể giải một lần là nhớ, nhưng
với những bài tập Hoá học phức tạp hơn thì việc cần lặp đi, lặp lại cho nhớ theo
kiểu “Văn ôn võ luyện” theo tôi là khá cần thiết. Trên thực tế, các dạng bài tập
rất phong phú, mà thời lượng cho các tiết luyện tập trên lớp chưa được nhiều, do
vậy, thầy cô không thể cho HS ôn luyện một cách kĩ càng các dạng bài tập được.
Vì vậy, nếu như thầy cô hướng dẫn cho các em một số kỹ năng để có thể tự thiết
kế bài tập dựa trên bài tập mẫu, thì chắc chắn sẽ tăng hứng thú cho HS và đồng
thời giúp các em nắm chắc phương pháp giải những dạng bài tập đó một cách dễ
dàng hơn, vì đây chính là sản phẩm sáng tạo của các em.
2.2. THỰC TRẠNG
Thực trạng chung: Trong quá trình giảng dạy bộ môn Hoá học ở trường
phổ thông, tôi nhận thấy rằng nhiều HS sau khi đã làm những dạng bài tập cơ
bản như oxit axit (CO2, SO2…), axit (H2S, H3PO4…) tác dụng với dung dịch
kiềm (NaOH, Ba(OH)2, KOH…) nhưng sau đó, khi kiểm tra đánh giá lại thì các
em không làm lại được dù chỉ thay số. Đặc biệt ở các kỳ thi HS giỏi cũng vậy,
mặc dù đã được ôn luyện và làm những dạng bài tập cơ bản, nâng cao như tính

pH, KCB … nhưng khi thi gặp lại các em vẫn không giải quyết được bài toán một
cách triệt để. Đây cũng là lý do trong nhiều năm gần đây HS giỏi tỉnh các môn
tự nhiên của Nhà trường là rất hạn chế, có thể không có giải.
Đối với HS:
Khi được hỏi tại sao đã làm rồi mà khi đi thi vẫn không làm lại được thì
các em trả lời là không còn nhớ rõ cách làm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng
trên theo tôi có hai nguyên nhân :
Một là, HS của chúng tôi có năng lực tư duy hạn chế hơn một số các HS
trường bạn (do chất lượng đầu vào còn thấp) nên việc tiếp thu kiến thức còn
nhiều hạn chế.
Hai là, do các em chưa chăm chỉ làm lại các bài tập đã làm, chưa chịu khó
tìm tòi các bài tập tương tự để giải lại.
3


Đối với giáo viên:
Trong các giờ ôn tập, luyện thi không có nhiều thời gian để giải đi giải lại
các dạng bài tập đã làm, trong khi đó khối lượng kiến thức thì lớn, nên giáo viên
chỉ tập trung được một vài vấn đề cốt lõi, các dạng bài tập hầu như chỉ đưa ra
giải mẫu chứ không có thời gian cho HS luyện nhiều.
Vậy làm sao để các em có thể biết cách giải quyết các dạng bài tập đã
làm, qua đó giúp các em có hứng thú hơn trong học tập môn hoá, say mê nghiên
cứu tài liệu, biết vượt qua khó khăn ban đầu, không né tránh những vấn đề khó
trong học tập cũng như trong cuộc sống. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã đưa ra
“Một số phương pháp tự thiết kế bài tập dựa vào bài toán gốc để nâng cao
hứng thú học tập môn hoá học cho HS trung học phổ thông”. Sau một thời
gian áp dụng tôi nhận thấy vấn đề này là khá mới và có ý nghĩa thực tiễn vậy
nên tôi đã lấy làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân. Với hy vọng đề tài sẽ
góp phần nhỏ vào việc dạy và học hóa học ở trường phổ thông hiện nay.
2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

2.3.1. Phương pháp thay đổi số liệu đề bài
Với phương pháp này chúng ta hầu như giữ lại đề, chỉ thay đổi số liệu dữ
kiện đề bài cho. Đây là phương pháp thực hiện khá đơn giản, áp dụng được cho
nhiều dạng bài toán hoá học và nhiều đối tượng HS có thể làm được. Trong
khuôn khổ hạn hẹp của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ xin đưa ra một số bài
toán gốc mà các em hay gặp trong chương trình phổ thông.
Bài toán 1: Oxit axit tác dụng với dung dịch bazo
Phương pháp chung
Tính tỷ lệ T =

nOH −
nCO2

+ Nếu T ≤ 1 chỉ xảy ra phản ứng: CO2 + OH- → HCO3- (1)
* Số mol HCO3- = số mol OH+ Nếu 2 ≤ T chỉ xảy ra phản ứng: CO2 + 2OH- → CO32- + H2O (2)
* Số mol CO32- = số mol CO2.
+ Nếu 1 ≤ T ≤ 2, xảy ra hai phản ứng (1) và (2)
Đặt số mol HCO3- = x, CO32- = y
Ta có hệ phương trình: x + y = n CO và x + 2y = n OH .
2



4


Giải ra ta được: y = n OH - n CO và x = 2n CO - n OH .


2


2



Ví dụ 1: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Tính
khối lượng muối thu được ?
Hướng dẫn giải
n OH = nNaOH = 1.0,2 = 0,2 mol


n CO = 2,24/22,4 = 0,1 mol
2

Ta có: T =

nOH −
nCO2

= 0,2/0,1 = 2, tạo muối trung hòa

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Số mol Na2CO3 = 0,1 mol
Khối lượng muối Na2CO3 = 0,1.106 = 10,6 gam
Trên cơ sở bài toán trên chúng ta có thể thay số liệu đề bài cho để được
bài toán khác.
Ví dụ 2: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 0,5M.
Tính khối lượng muối thu được ?
Đáp số : 8,4 gam NaHCO3.
Ví dụ 3: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 0,75M.

Tính khối lượng muối thu được ?
Đáp số: 9,5 gam hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3.
Bài toán 2: Axit photphoric (H3PO4) tác dụng với dung dịch bazo.
Phương pháp chung:
Tính tỷ lệ T =

nOH −
n H 3 PO4

+ Nếu T ≤ 1 chỉ xảy ra phản ứng: H3PO4 + OH − → H2PO4- + H2O (1)
* Số mol H2PO4- = số mol OH −
+ Nếu T = 2 chỉ xảy ra phản ứng: H3PO4 + 2OH − → HPO42- + 2H2O
* Số mol HPO42- =

(2)

1
số mol OH −
2

+ Nếu T ≥ 3 chỉ xảy ra phản ứng: H3PO4 + 3OH − → PO43- + 3H2O
* Số mol PO43- = H3PO4
+ Nếu 1 ≤ T ≤ 2, xảy ra hai phản ứng (1) và (2)

(3)

5


Đặt số mol H2PO4- = x, HPO42- = y

Ta có hệ phương trình: x + y = n H PO và x + 2y = n OH .
3



4

Giải ra ta được: y = n OH - n H PO và x = 2 n H PO - n OH .


3

4

3



4

+ Nếu 2 ≤ T ≤ 3 xảy ra hai phản ứng (2) và (3)
Đặt số mol HPO42- = x, PO43- = y
Ta có hệ phương trình: x + y = n H PO và 2x + 3y = n OH .
3



4

Giải ra ta được: y = n OH - 2n H PO và x = 3n H PO - n OH .



3

4

3

4



Ví dụ 1: Thêm 0,24 mol KOH vào dung dịch chứa 0,24 mol H 3PO4. Muối nào
được tạo thành sau phản ứng?
Dựa vào phương pháp chung trên ta có thể dễ dàng xác định được muối
tạo ra là KH2PO4.
Khi thay số liệu của đề bài (số mol H 3PO4 hoặc KOH hoặc cả hai) ta
được các bài toán tương tự.
Ví dụ 2: Thêm 0,24 mol KOH vào dung dịch chứa 0,09 mol H 3PO4. Sau phản
ứng, trong dung dịch có những muối gì?
Tính tỷ lệ T =

nOH −

= 0,24/0,09 = 2,67 ⇒ tạo hai muối K2HPO4 và K3PO4

n H 3 PO4

Ví dụ 3: Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H 3PO4. Sau phản
ứng, trong dung dịch có những muối gì?

Tính tỷ lệ T =

nOH −
n H 3 PO4

= 0,15/0,1 = 1,5 ⇒ tạo hai muối KH2PO4 và

K2HPO4
Bài toán 3: Kim loại tác dụng với dung dịch axit.
Phương pháp chung:
- Viết quá trình oxi hoá, quá trình khử
- Tính số mol electron do chất khử nhường và chất oxi hoá nhận
- Sử dụng định luật bảo toàn electron
Ví dụ 1: Cho m gam Al tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thu được 2,24 lít NO
(đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tính giá trị của m ?
Hướng dẫn giải
Al → Al3+ + 3e
x

3x

N+5 + 3e
0,3



N+2
0,1

Ta có: nNO = 0,1 ⇒ ne = 0,3 mol

6


Theo định luật BT electron: 3x = 0,3 ⇒ x = 0,1
Vậy mAl = 0,1.27 = 2,7 gam
Chúng ta có thể thay đổi số mol NO, sản phẩm khử để có được bài toán
tương tự!
Ví dụ 2: Cho m gam Al tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thu được 6,72 lít NO
(đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tìm giá trị của m ?
Đáp số: m = 8,1 gam.
Ví dụ 3: Cho m gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít N2O
(đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tìm giá trị của m ?
Đáp số: m = 7,2 gam.
Bài toán 4 : Kim loại tác dụng với dung dịch muối
Phương pháp chung :
- Tính khối lượng kim loại phản ứng và khối lượng kim loại tạo ra
- Khối lượng thanh kim loại tăng = khối lượng kim loại tạo ra – khối
lượng kim loại phản ứng. Ngược lại
- Khối lượng thanh kim loại giảm = khối lượng kim loại phản ứng –
khối lượng kim loại tạo ra.
Ví dụ 1 : Nhúng một thanh nhôm nặng 45 gam vào 600 ml dung dịch CuSO 4
0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Tính
khối lượng Cu tạo ra ?
Hướng dẫn giải
Cách 1:

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
x

1,5x


Đặt nAl pư = x, từ PTHH ta thấy nCu tạo ra = 1,5x.
Khối lượng thanh nhôm lấy ra có khối lượng của Al còn lại và Cu tạo ra bám
vào
Ta có: (45 - 27x) + 1,5x.64 = 46,38
Giải ra x = 0,02 vậy mCu = 0,03.64 = 1,92 gam
Cách 2: Phương pháp tăng giảm khối lượng
Từ PTHH ta thấy:
Cứ 2 mol Al phản ứng với 3 mol CuSO 4 thì tạo ra được 3 mol Cu, vậy khối
lượng sẽ tăng được (3.64 - 2.27) = 138 gam
7


Vậy x mol Al phản ứng với 1,5x mol CuSO 4 thì tạo ra được 1,5x mol Cu, vậy
khối lượng sẽ tăng được 138x/2 = 69x gam
Theo bài ra: 69x = 46,38 - 45 = 1,38. Giải ra x = 0,02 ⇒ mCu = 0,03.64 = 1,92
gam
Ta có thể thay số liệu khối lượng thanh nhôm khi lấy ra để được bài
toán tương tự. Tất nhiên độ tăng khối lượng của thanh kim loại không thể
lớn hơn 13,8 gam được do bài này Al phản ứng tối đa là 0,2 mol.
Ví dụ 2: Nhúng một thanh nhôm nặng 45 gam vào 600 ml dung dịch CuSO 4
0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng 47,76 gam. Tính
khối lượng Cu bám vào thanh nhôm (Giả sử toàn bộ Cu sinh ra đều bám vào
thanh nhôm).
Đáp số : mCu = 3,84 gam
Ví dụ 3: Nhúng 1 thanh sắt nặng 50 gam vào 200 ml dung dịch CuSO 4 0,5M.
Sau một thời gian lấy thanh sắt ra cân lại thấy nặng 50,8 gam. Giả sử toàn bộ Cu
sinh ra đều bám vào thanh sắt. Tính khối lượng Cu bám vào thanh sắt.
Đáp số : mCu = 6,4 gam
Bài toán 5 : Tính pH của dung dịch

Phương pháp chung :
- Tính [H+]
- Tính pH = - lg[H+]
Ví dụ 1 : Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,1M. Biết Ka = 1,8.10-5.
Hướng dẫn giải
CH3COOH
Bđ:

0,1

P.ly:

x

CH3COO- + H+
x

x

x

x

Cb:

0,1 – x

⇒ Ka =

[CH 3 COO − ][ H + ]

x2
=
= 1,8.10-5
[CH 3 COOH ]
0,1 − x

Ka

Giải ra ta được x = 1,33.10-3 ⇒ pH = 2,88
Với bài toán này chúng ta có thể thay đổi nồng độ mol của axit để có bài
toán tương tự!
Ví dụ 2: Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,05M ? Biết Ka = 1,8.10-5.
8


Đáp số : pH = 3,03.
Ví dụ 3: Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,2M ? Biết Ka = 1,8.10-5.
Đáp số : pH = 2,72.
Bài toán 6 : Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ.
Phương pháp chung :
* Dựa vào % khối lượng nguyên tố
M 12.x 1. y 16.z
=
=
=
hoặc
100 %C % H %O

Trong đó : mC =


mCO2 .12
44

mH =

(g) ;

mH 2O .2
18

( g ) ; mN =

VN2 .28
22, 4

(g)

- Tính được:
m .100
m .100
m .100
%C = C
; %H = H
; %N = N
; %O = 100-%C-%H-%N
a
a
a
Từ đó ta có : x =


M .%C
M .% H
M .%O
; y=
; z=
12.100
1.100
16.100

* Dựa vào công thức đơn giản nhất
x : y : z = nC : nH : nO =

Hoặc x : y : z =

mC mH mO
:
:
12 1 16

%C % H %O
:
:
=a:b:c
12
1
16

(Trong đó a, b, c nguyên tối giản nhất)
Từ công thức đơn giản nhất ⇒ Công thức phân tử có dạng (CaHbOc)x.
M CTPT


Tìm x :

x= M
CTDGN

* Dựa vào PTHH :
Tính trực tiếp theo phương trình hoá học
t
CxHyOzNt + (x + y/4 – z/2) O2
→
nX
0

x CO2 + y/2 H2O + t/2 N2.
nCO2
nH2O
nN2

⇒ x = nCO2/nX ; y = 2. nH2O/nX ; t = 2. nN2/nX ;

16z = M – 12x – y – 14t.

Ví dụ 1 : Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam một chất hữu cơ X thu được 2,24 lít CO 2
(đktc) và 2,7 gam H2O. Xác định công thức đơn giản nhất của X ?
Hướng dẫn giải
Ta có : mC = n CO .12 = 1,2 gam ⇒ nC = 0,1
2

mH = nH.1 = 2n H O = 0,3 gam ⇒ nH = 0,3

2

9


⇒ mO = 2,3 - mC - mH = 0,8 gam ⇒ nO = 0,05

Vậy nC : nH : nO = 0,1 : 0,3 : 0,05 = 2 : 6 : 1
⇒ Công thức đơn giản nhất của X là C2H6O.

Thay đổi số liệu của đề bài để được các bài toán tương tự :
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,0 gam một chất hữu cơ X thu được 2,24 lít CO 2
(đktc) và 1,8 gam H2O. Xác định công thức đơn giản nhất của X.
Đáp số: CH2O.
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,5 gam một chất hữu cơ X thu được 2,24 lít CO 2
(đktc) và 2,7 gam H2O. Xác định công thức đơn giản nhất của X.
Đáp số: CH3.
Bài toán 7: Bài toán các ion trong một dung dịch.
Phương pháp chung:
Sử dụng định luật bảo toàn điện tích và bảo toàn khối lượng
Ví dụ 1 : Một dung dịch có chứa 2 cation là Fe2+(0,1 mol); Al3+(0,2 mol) và 2
anion là Cl-(0,2 mol); SO42-(x mol). Tính giá trị của x ?
Hướng dẫn giải
Áp dụng ĐL BT điện tích: 2.0,1 + 3.0,2 = 1.0,2 + 2.x ⇒ x = 0,3
Bài tập tương tự khi ta thay đổi số liệu của đề bài
Ví dụ 2: Một dung dịch có chứa 2 cation là Fe2+ (0,2 mol); Al3+ (0,2 mol) và 2
anion là Cl-(0,2 mol); SO42-(x mol). Tính giá trị của x ?
Đáp số : x = 0,5
Ví dụ 3: Một dung dịch có chứa 2 cation là Fe 2+(0,1 mol); Al3+(0,15 mol) và 2
anion là Cl-(0,2 mol); SO42-(x mol). Tính giá trị của x ?

Đáp số : x = 0,225.
Bài toán 8 : Bài tập điện phân dung dịch.
Phương pháp chung
- Viết quá trình điện phân các chất và ion ở hai điện cực (theo thứ tự).
- Áp dụng công thức điện phân, các định luật bảo toàn electron, bảo
toàn điện tích, bảo toàn nguyên tố ...
Ví dụ 1: Điện phân 100 ml dung dịch CuCl2 0,2M với cường độ dòng điện I =
3,86 (A) trong thời gian 500 giây. Tính khối lượng kim loại thu được ở catot ?
10


Đáp số mCu = 0,64 gam.
Bài tập tương tự khi ta thay đổi số liệu của đề bài
Ví dụ 2: Điện phân 100 ml dung dịch CuCl2 0,2M với cường độ dòng điện I =
3,86 (A) trong thời gian 1000 giây. Tính khối lượng kim loại thu được ở catot ?
Đáp số : mCu = 1,28 gam
Ví dụ 3: Điện phân 100 ml dung dịch CuCl2 0,2M với cường độ dòng điện I =
3,86 (A) trong thời gian 1500 giây. Khối lượng kim loại thu được ở catot là
Tính khối lượng kim loại thu được ở catot ?
Đáp số : mCu = 1,28 gam.
2.3.2. Phương pháp chuyển đổi yêu cầu và dữ kiện đề bài : chuyển dữ kiện
thành yêu cầu và ngược lại
Chúng ta giữ nguyên đề bài, chỉ thay đổi yêu cầu của đề. Yêu cầu trở
thành dữ kiện, và dữ kiện ban đầu trở thành yêu cầu của bài tập mới.
Bài toán số 1.
Ví dụ 1: Cho V lít CO2 (đktc) tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 0,75M, sau
phản ứng thu được 9,5 gam muối. Tính giá trị của V ?
Hướng dẫn giải
Ta có : n OH = nNaOH = 0,75.0,2 = 0,15 mol



CO2 + NaOH → NaHCO3
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Giả sử có 2 muối tạo thành. Đặt số mol NaHCO3 là x, Na2CO3 là y
Ta có: 84x + 106y = 9,5 và x + 2y = 0,15
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Giải ra được: x = 0,05, y = 0,05
Vậy tổng số mol CO2 = x + y = 0,1 mol
Giá trị của V = 2,24 lít
Ví dụ 2: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH x mol/l.
Phản ứng xong thu được 9,5 gam muối. Tính giá trị của x ?
Đáp số x = 0,75
Bài toán số 2

11


Ví dụ 1: Thêm x mol KOH vào dung dịch chứa 0,5 mol H3PO4. Sau phản ứng
thu được 68 gam muối. Xác định giá trị của x ?
Đáp số: x = 0,5.
Ví dụ 2: Thêm 0,5 mol KOH vào dung dịch chứa y mol H3PO4. Sau phản ứng
thu được 68 gam muối. Xác định giá trị của y ?
Đáp số: y = 0,5.
Bài toán số 3
Ví dụ 1: Cho 2,7 gam Al tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thu được V lít NO
(đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tính giá trị của V ?
Đáp số : V = 2,24 lít.
Ví dụ 2: Cho 1,92 gam Cu tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO
(đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tính giá trị của V ?
Đáp số : V = 4,48 lít.

Bài toán 4 : Có thể yêu cầu tính khối lượng của thanh kim loại sau
phản ứng hoặc khối lượng thanh kim loại ban đầu.
Ví dụ 1 : Nhúng một thanh nhôm nặng 45 gam vào 150 ml dung dịch CuSO 4
0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng m gam.
Tính giá trị m ?
Đáp số : m = 46,38 gam.
Ví dụ 2: Ngâm một lá sắt trong 250 ml dung dịch Cu(NO 3)2 0,2 M đến khi kết
thúc phản ứng, lấy lá sắt ra cân lại thấy khối lượng lá sắt tăng 0,8 % so với khối
lượng ban đầu. Tính khối lượng lá sắt trước phản ứng ?
Đáp số: 50 gam.
Bài toán 5 : Thay đổi yêu cầu bài toán: tính CM hoặc Ka.
Ví dụ 1: Cho pH của dung dịch CH3COOH là 3,03. Tính CM của dung dịch, biết
Ka = 1,8.10-5.
Đáp số : CM = 0,05M.
Ví dụ 2: Dung dịch CH3COOH 0,01 M có pH bằng 3,38. Tính K a của
CH3COOH ?
Đáp số : Ka = 1,76.10-5.
Bài toán 6 : Ta thay đổi dữ kiện và yêu cầu bài toán để được bài tập
tương tự

12


Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol no đơn chức X thu được 2,24 lít
CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Tính m ?
Đáp số : m = 2,3 gam.
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam một ancol no đơn chức X thu được 2,24 lít
CO2 (đktc) và m gam H2O. Tính m ?
Đáp số : m = 2,7 gam.
Bài toán 7 : Thay đổi dữ kiện đề bài, ta có các bài tương tự.

Ví dụ 1: Một dung dịch có chứa 2 cation là Fe2+ (0,1 mol); Al3+ (0,2 mol) và 2
anion là Cl- (x mol); SO42- (y mol). Khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam
muối khan. Tính giá trị của x và y ?
Đáp số : x = 0,2; y = 0,3.
Ví dụ 2 : Dung dịch A chứa các ion: SO42-; 0,2 mol Ca2+; 0,1 mol NH4+ và 0,2
mol NO3-. Tính tổng khối lượng các muối khan có trong dung dịch A ?
Đáp số : 36,6 gam.
Bài toán 8 : Tính thời gian điện phân hoặc cường độ dòng điện…
Ví dụ 1: Điện phân 100 ml dung dịch CuCl2 0,2M với cường độ dòng điện I =
3,86 (A) trong thời gian t (giây) thấy khối lượng catot tăng 0,64 gam. Tính giá
trị của t ?
Đáp số : t = 500 giây.
Ví dụ 2: Điện phân 100 ml dung dịch CuCl2 0,2M với cường độ dòng điện là I,
trong thời gian 500 giây thấy khối lượng catot tăng 0,64 gam. Tính giá trị của I ?
Đáp số : I = 3,86 ampe.
2.3.3. Phương pháp phức tạp hóa hoặc đơn giản hoá bài toán
Phương pháp này đòi hỏi người học phải có kiến thức vững chắc thì mới
thực hiện được. Chúng ta có thể đơn giản hoá (đơn giản dữ kiện, đơn giản yêu
cầu hoặc cả dữ kiện và yêu cầu) hoặc phức tạp hoá (phức tạp dữ kiện, phức tạp
yêu cầu hoặc cả hai) bài toán gốc để được các dạng toán có cùng bản chất hoá
học. Sau đây là các trường hợp cụ thể :
Bài toán 1: Được phát triển thêm : cho 2 bazo, tính kết tủa
Ví dụ 1: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH
0,5M và KOH 0,25M. Tính khối lượng muối thu được ?
Đáp số : 16,35 gam
13


Ví dụ 2: Cho 0,1 mol CO2 hấp thụ vào 400 ml dung dịch NaOH a% (D =
1,18g/ml). Tiếp tục thêm lượng dư dung dịch BaCl 2 vào thấy tạo ra 18,715 gam

kết tủa. Tính a ?
Đáp số : a = 1,65%
Ví dụ 3: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với 100 ml dung dịch Ca(OH) 2 0,5M
và KOH 2M. Tính khối lượng kết tủa thu được ?
Đáp số : 5 gam
Bài toán 2: Được phức tạp hơn tuỳ vào năng lực của từng HS
Ví dụ 1: Cho 44 gam dung dịch NaOH 10% tác dụng với 10 gam dung dịch
H3PO4 39,2%. Muối nào sau đây thu được sau phản ứng ?
Đáp số : Na2HPO4 và Na3PO4
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo
thành tác dụng với 50 gam dung dịch NaOH 32%. Muối tạo thành trong dung
dịch sau phản ứng là muối nào ?
Đáp số : NaH2PO4
Ví dụ 3: Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M, sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu
được 3m gam chất rắn khan. Tính giá trị của m ?
Đáp số : m = 8,52
Bài toán 3: Các bài toán tương tự, nhưng có tính phức tạp hơn : thêm
sản phẩm khử, thêm kim loại, thêm chất oxi hoá...
Ví dụ 1: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thu được
hỗn hợp gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO (không có sản phẩm NH 4NO3).
Tính giá trị của m ?
Đáp số : m = 1,35 gam.
Ví dụ 2: Cho 12,9 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch hỗn
hợp gồm H2SO4 và HNO3 thu được 0,1 mol mỗi khí SO2; NO; N2O. Tính khối
lượng Al có trong hỗn hợp ?
Đáp số : mAl = 8,10 gam
Ví dụ 3: Cho 1,35 gam hỗn hợp X gồm Cu, Al, Mg tác dụng hết với dung dịch
HNO3, thu được 1,12 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO 2 có tỉ khối so với H2 bằng
21,4. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch ?

14


Đáp số : 5,69 gam
Bài toán 4: Được ghép từ nhiều bài toán đơn giản lại
Ví dụ 1: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 15 gam trong 340 gam dung
dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian lấy vậy ra thấy khối lượng AgNO 3 trong
dung dịch giảm 25%. Khối lượng của vật sau phản ứng là bao nhiêu ?
Đáp số : 17,28 gam.
Ví dụ 2: Cho một lượng kim loại X (hoá trị không đổi) tác dụng với dung dịch
AgNO3 trong cốc 1 và dung dịch Cu(NO3)2 trong cốc 2. Sau một thời gian lấy
kim loại X ra thấy khối lượng chất rắn ở cốc 1 tăng 27,05 gam, còn cốc 2 tăng
8,76 gam. Biết lượng X tan trong cốc 2 bằng hai lần lượng X tan trong cốc 1.
Xác định tên kim loại X ?
Đáp số : Crom.
Ví dụ 3: Một thanh kim loại M (hoá trị II) được nhúng vào 1 lít dung dịch FeSO 4
sau phản ứng thấy khối lượng thanh kim loại tăng lên 16 gam. Nếu nhúng cùng
thanh kim loại ấy vào 1 lít dung dịch CuSO4 thì khối lượng thanh tăng lên 20
gam. Biết rằng các phản ứng trên đều xảy ra hoàn toàn và 2 dung dịch FeSO 4 và
CuSO4 có cùng nồng độ CM. Tìm kim loại M ?
Đáp số : Magie.
Bài toán 5 : Thêm phản ứng giữa H+ và OH- hoặc tính toán trong
dung dịch đệm.
Ví dụ 1: Trộn 3 dung dịch : H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M; HCl 0,3M với những thể
tích bằng nhau được dung dịch A. Lấy 30 ml dung dịch A cho tác dụng với V lit
dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M để được dung dịch có pH = 2,0.
Tính V ?
Đáp số : V = 0,0134 lít.
Ví dụ 2: Trộn 250ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,08M và H 2SO4 0,1M với 250ml
dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được m gam kết tủa và 500ml dung dịch có

pH=12. Tính m và a ?
Đáp số : m = 0,5825 gam; a = 0,15M.
Ví dụ 3: Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,1M sau khi được cho thêm
CH3COONa đến nồng độ 0,1M ? Biết Ka = 1,8.10-5.
Đáp số : pH = 4,75.
15


Bài toán 6 : Các bài toán được biến đổi theo hướng phức tạp hơn
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hơi hợp chất hữu cơ X (chỉ gồm C, H, O) cần
vừa đủ 110 ml khí O2 thu được 160 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua
dung dịch H2SO4 đặc (dư), còn lại 80 ml khí Z. Biết các thể tích khí và hơi đo ở
cùng điều kiện. Xác định công thức phân tử của X ?
Đáp số : C4H8O.
Ví dụ 2: Trong một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp hơi chất A
(CxHyO) với O2 vừa đủ để đốt cháy hợp chất A ở 136,5 oC và 1 atm. Sau khi đốt
cháy, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thì áp suất trong bình là 1,2 atm. Mặt khác,
khi đốt cháy 0,03 mol A lượng CO 2 sinh ra được cho vào 400 ml dung dịch
Ba(OH)2 0,15M thấy có hiện tượng hoà tan kết tủa, nhưng nếu cho vào 800 ml
dung dịch Ba(OH)2 nói trên thì thấy Ba(OH)2 dư. Xác định CTPT của A ?
Đáp số: C3H6O.
Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam chất hữu cơ A, rồi cho sản phẩm lần lượt
qua bình (1) chứa H2SO4 đậm đặc, bình (2) chứa nước vôi trong dư, thấy khối
lượng bình (1) tăng 3,6 gam và bình (2) thu được 30 gam kết tủa. Khi hóa hơi
5,2 gam A, thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6 gam khí oxi đo
cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Tìm công thức phân tử của A ?
Đáp số: C3H4O4.
Bài toán 7 : Thêm ion, hoặc xác định loại ion...
Ví dụ 1: Một dung dịch X gồm 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3− và
a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Xác định ion X và giá trị của a ?

Đáp số: X là NO3− và a = 0,03.
Ví dụ 2: Một dung dịch có chứa các ion: x mol M 3+; 0,2 mol Mg2+; 0,3 mol Cu2+;
0,6 mol SO42-; 0,4 mol NO3-. Cô cạn dung dịch này thu được 116,8 gam hỗn hợp
các muối khan. Xác định ion M3+ ?
Đáp số : Cr3+.
Ví dụ 3: Dung dịch A chứa các ion CO 32-, SO32-, SO42- và 0,1 mol HCO3-, 0,3 mol
Na+. Thêm V (lít) dung dịch Ba(OH) 2 1M vào dung dịch A thì thu được lượng
kết tủa lớn nhất. Tính V?
16


Đáp số : V = 0,15 lít
Bài toán 8: Thêm nhiều chất hơn để bài toán phức tạp hơn.
Ví dụ 1: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl 3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1
mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt đầu thoát khí thì ở anot thu được V lít
khí (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Tính giá trị của V ?
Đáp số : V = 5,60 lít.
Ví dụ 2: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1 M và Cu(NO3)2 0,2 M
với điện cực trơ và cường độ dòng điện bằng 5(A). Sau 19 phút 18 giây dừng
điện phân, lấy catot sấy khô thấy tăng m gam. Tính giá trị của m ?
Đáp số : m = 3,44 gam .
Ví dụ 3: Điện phân 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl và KCl có vách ngăn với
cường độ dòng điện I = 9,65 Ampe trong thời gian 20 phút thì dung dịch thu
được chứa một chất tan duy nhất có pH = 13. Coi thể tích dung dịch không thay
đổi. Xác định nồng độ mol/l của HCl và KCl ban đầu ?
Đáp số: HCl = 0,2M và KCl = 0,1M.
2.4. KIỂM NGHIỆM ĐỀ TÀI
Đối tượng HS đã thi TN, ĐH-CĐ năm học 2013 – 2014.
Năm học 2013 – 2014, trong quá trình ôn thi Đại học, Cao đẳng cho các
em HS tôi đã hướng dẫn cho HS “một số phương pháp tự thiết kế bài tập dựa

trên bài toán gốc để nâng cao hứng thú trong học tập môn hoá học cho HS
THPT”. Sau khi thi xong kì thi TN và kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ tôi đã làm một
cuộc khảo sát đối với 100 HS với câu hỏi: chuyên đề “một số phương pháp tự
thiết kế bài tập dựa trên bài toán gốc để nâng cao hứng thú trong học tập môn
hoá học cho HS THPT” có tạo hứng thú cho em không?
Kết quả như sau:
Câu trả lời

Không
Số HS
98
2
%
98,00%
2,00%
Đối tượng HS đang học lớp 12 năm học 2014 – 2015.
Thăm dò hứng thú học tập của HS khi học xong chuyên đề “một số
phương pháp tự thiết kế bài tập dựa trên bài toán gốc để nâng cao hứng thú
trong học tập môn hoá học cho HS THPT” ở 2 lớp 12C4 và 12C5 Trường THPT
17


Nguyễn Trãi qua câu hỏi: Em có hứng thú khi học chuyên đề “một số phương
pháp tự thiết kế bài tập dựa trên bài toán gốc để nâng cao hứng thú trong học
tập môn hoá học cho HS THPT” không ?
Kết quả như sau:
Lớp
Sỹ số
Có hứng thú
Không hứng thú

12C4
45
42
3
12C5
46
42
4
Tổng
91
84
7
%
100%
92,31%
7,69%
- Kiểm tra, đánh giá HS 1 bài kiểm tra 15 phút gồm 20 câu trắc nghiệm
được lấy từ các đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng các năm và đề thi thử Đại
học, Cao đẳng các năm đã thi có dạng trong chuyên đề nghiên cứu ở trên của 2
lớp 12C4, 12C5 được học và 2 lớp 12C3, 12C7 làm đối chứng. Kết quả điểm
như sau:
5,0 đ ≤
Tổng số
điểm
< 7,0 đ
28
30,77

7,0 đ ≤
Tổng số

điểm
< 9,0 đ
41
45,05

Tổng số
điểm
≥ 9,0 đ

0
0,00

2,5 đ <
Tổng số
điểm
< 5,0 đ
3
3,30

8
9,41

30
35,29

35
41,18

10
11,77


2
2,35

Nhóm
lớp

Tổng số
HS và %

Tổng số
điểm ≤
2,5 đ

Thực

91
100%
85
100%

nghiệm
Đối
chứng

19
20,88

- Đặc biệt hơn năm học 2014 – 2015 trường THPT Nguyễn Trãi, môn hoá
đã có HS giỏi cấp tỉnh và là môn duy nhất trong các môn tự nhiên có được HSG

tỉnh. Như vậy:
- HS đã hứng thú hơn đối với việc học tập môn hoá học.
- Việc cung cấp “một số phương pháp tự thiết kế bài tập dựa trên bài
toán gốc để nâng cao hứng thú trong học tập môn hoá học cho HS THPT” một
cách hợp lý đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học hoá học ở
trường phổ thông.
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3. 1. KẾT LUẬN

18


Trên đây là “một số phương pháp tự thiết kế bài tập dựa trên bài toán
gốc để nâng cao hứng thú trong học tập môn hoá học cho HS THPT”. Quá trình
tìm tòi nghiên cứu tôi đã giải quyết được những vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của các dạng toán thông dụng. Từ đó rút ra
phương pháp chung để giải các bài toán đó.
- Nêu ra một số cách để thiết kế ra một bài tập mới dựa trên bài tập mẫu
từ đó nâng cao được hứng thú trong học cho HS.
Trong các năm giảng dạy và ôn luyện thi với việc áp dụng phương pháp
trên tôi thấy khả năng nhớ được phương pháp giải các dạng toán khó của HS đã
được nâng cao; các em có hứng thú hơn trong học tập. Ở các lớp luyện thi với
đối tượng là HS trung bình, khá thì số HS hiểu và có kỹ năng giải được các dạng
bài tập trên là tương đối. Đặc biệt được giáo viên cùng tổ chuyên môn xem đây
là một tài liệu rất bổ ích dùng để bổ trợ, ôn thi HS giỏi và ôn thi THPT Quốc gia.
Mặc dù tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu song chắc chắn không tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến
của các bạn đồng nghiệp trong toàn tỉnh.
3.2. ĐỀ XUẤT


Bồi dưỡng một số phương pháp tự thiết kế bài tập để nâng cao hứng thú
học tập cho HS đã phát huy được một số tác dụng và thu được hiệu quả nhất
định. Theo tôi Sở Giáo dục – Đào tạo Thanh Hóa nên phổ biến rộng những sáng
kiến hay có nhiều ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy cho giáo viên trong toàn
tỉnh (công bố trên web, hộp thư điện tử... của ngành), để giáo viên có thêm tham
khảo, học tập theo từng môn ở những buổi họp tổ định kỳ.
Trong khuôn khổ của đề tài và hạn chế của bản thân nên tôi không thể đề
cập hết các phương pháp thiết kế bài tập được, chỉ đề cập tới một số phương
pháp đơn giản phù hợp cho HS. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài này, có
thể triển khai tiếp hướng nghiên cứu của đề tài với nhiều phương pháp khác
nhau để có lượng bài tập phong phú hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hoá, ngày 25 tháng 5 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không
sao chép nội dung của người khác.

Dương Đình Luyến

19



×