Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

PHƯƠNG PHÁP làm bài văn NGHỊ LUẬN về một sự VIỆC HIỆN TƯỢNG đời SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.07 KB, 7 trang )

PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG ( nghị luận xã hội)
I.Phương pháp làm bài
1.MB: giới thiệu vấn đề nghị luận
2.TB
a. giải thích khái niệm
b. nêu thực trạng của vấn đề (biểu hiện- dẫn chứng)
c.phân tích lợi – hại hoặc đúng- sai
c.nguyên nhân
d.giải pháp khắc phục
3.KB
-bài học cho bản thân
II.Luyện tập
1.Bài 1
“Việc nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay có thể dẫn đến những tác hại khôn lường
Hãy làm rõ điều đó bằng một bài văn nghị luận.
GỢI Ý
a.MB
-vấn đề nghị luận: “Việc nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay có thể dẫn đến những tác hại
khôn lường
b.TB
*giải thích khái niệm
-Facebook là gì? là một mạng xã hội mà ở đó cho phép con người ta chia sẻ các trạng thái, hình
ảnh cũng như tương tác với nhau một cách dễ dàng
- nghiện Facebook là gì?lên facebook hàng ngày, hàng giờ, phụ thuộc vào facebook, không dứt
ra khỏi facebook
*Thực trạng
-ăn F, ngủ F, đi chơi cũng F, đi làm cũng F ...
-phụ thuộc vào F: truy cập vào F như một phản xạ tự nhiên và không dứt ra được
*Phân tích lợi –hại
-Lợi: chia sẻ, giao lưu ...


-Hại:
+tiêu tốn thời gian, ảnh hưởng tới học tập ...
+khiến cuộc sống bị đảo lộn: đăm chìm vào thế giới ảo,mất cân bằng trong cuộc sống
+ảnh hưởng đến sức khỏe
+bị lợi dụng: ăn cắp thông tin cá nhân, bị lợi dụng thực hiện các mục đích xấu ...
+ Có nguy cơ tiếp xúc với luồng thông tin không lành mạnh
*Nguyên nhân nghiện F:
*giải pháp
-nhà quản lí: cần tìm ra các giải pháp, công cụ làm lành mạnh môi trường facebook
-gia đình, nhà trường: quan tâm, giáo dục, định hướng cho các em để sử dụng F một cách hữu
ích
-bản thân:
+ tỉnh táo, làm chủ bản thân trước F
+không sử dụng F vào mục đích xấu
+biết lựa chọn phân tích thông tin trên F cho phù hợp
c.KB:


-Nhấn mạnh lại vấn đề
-nhắn nhủ: “HÃY SỬ DỤNG FACEBOOK MỘT CÁCH THÔNG MINH”
2.Bài 2
Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn nạn gây nhức nhối trong dư luận
Viết một bài văn không quá 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
GỢI Ý
a.MB
-nêu vấn đề nghị luận
b.TB
*Giair thích khái niệm
-bạo lực học đường: là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp,đạo lí xúc phạm,
gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học

*Thực trạng
-bạo lự học đường diễn ra dưới nhiều hình thức:
+bạo lực về tinh thần: chửi, lăng mạ, sỉ nhục trà đạp danh dự và tinh thần ...
+bạo lực về thể xác: đánh, đấm, xé quần áo, giật tóc ...
*Chỉ ra tác hại
-với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác lẫn tinh thần,ảnh hưởng đến học tập, đến sức khỏe
-với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục,ảnh hưởng đên trật tự , an ninh xã
hội
-với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang ...
-với người gây ra hành vi bạo lực: phát triền không toàn diện, là mầm mống của tội ác, làm
hỏng tương lai của mình, bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét ...
*Nguyên nhân
-bản thân bị bênh tâm lí, ảnh hưởng của bạo lực từ cuộc sống, nghiện game ...
-thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trường ...
-xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức ...
*giải pháp
-cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội
-tuyên truyền , giáo dục về lói sống nhân ái, ý thức chấp hành pháp luật
-có biện pháp răn đe, xử phạt thích hợp
-bản thân tích cực tham gia vào các hoạt động bổ ích
-đấu tranh, tố cáo những hành vi vi phạm bạo lực học đường ...


PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG
ĐẠO LÍ
I.Phương pháp làm bài
1.MB: giới thiệu vấn đề nghị luận
2.TB
a. giải thích khái niệm
b.Bàn luận: khẳng định vấn đề đúng hay sai? Vì sao?

c.dẫn chứng: - Trong lịch sử
-Trong nhà trường
-Trong gia đình
d.Mở rộng vấn đề: những trường hợp làm trái đạo lí đó.
3.KB
-bài học cho bản thân
II.Luyện tập

BÀI TẬP
1.Bài 1:Từ câu tục ngữ “Có chí thì nên”, em hãy nêu suy nghĩ của mình về vai trò của ý chí,
nghị lực trong cuộc sống của con người bằng bài văn nghị luận không quá 20 câu.
GỢI Ý
a.MB: -Vấn đề nghị luận: ý chí, nghị lực trong cuộc sống
b.TB:
*giải thích khái niệm:
-chí: chí hướng, ý chí, quyết tâm, nghị lực vượt lên khó khăn trong cuộc sống
-nên: thành công, đạt được thành quả như mong đợi
->có ý chí nghị lực sẽ đạt được những thành công trong cuộc sống
*Bàn luận:
- Cần phải có ý nghí ngị lực vì:
+cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn, chông gai, thử thách, đòi hỏi con người phải vượt
qua. Có ý chí nghị lực, quyết tâm con người sẽ có sức mạnh, động lực để đạt được thành công
(D/c: thầy Nguyễn Ngọc Kí, ...)
+Nếu không có ý chí, nghị lực, nếu nản lòng, thối chí thì con người sống không ước mơ, không
hoài bão, khát vọng, sống thụ động, buông xuôi, phó mặ cuộc đời cho giông tố của xã hội. Con
người sẽ thất bại, không bao giờ chạm tới đích của vinh quang (lấy dẫn chứng minh họa)
*MRVĐ:
-Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn có những người sống thiếu ý chí, nghị lực, niềm tin, nản lòng,
thối chí . Đó là cách sống đang tự giết chết mỗi con người. Những con người đó thật đáng phê
phán.

3.KB:
- ý chí, nghị lực có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người, là yếu tố
không thể thiếu để đạt tới thành công. Mỗi người càn không ngừng học tập, trau dồi để có bản
lĩnh vững vàng trong cuộc sống
- Liên hệ bản thân
BÀI VĂN MẪU
Trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca VN có rất nhiều câu tục ngữ hay bàn về ý chí, nghị
lực trong cuộc sống. Một trong những câu tục ngữ đó là “có chí thì nên”.


Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là “có chí thì nên”? “chí” là gì? là chí hướng, ý chí,
quyết tâm, nghị lực vượt lên khó khăn trong cuộc sống. “nên” là gì? là thành công, đạt được
thành quả như mong đợi. “Có chí thì nên” là có ý chí, nghị lực sẽ đạt được những thành công
trong cuộc sống.
Vì sao chúng ta cần phải có ý chí, nghị lực? Bởi lẽ, cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó
khăn, chông gai, thử thách, đòi hỏi con người phải vượt qua. Có ý chí, nghị lực, quyết tâm con
người sẽ có sức mạnh, động lực để đạt được thành công. Ví như thầy Nguyễn Ngọc Kí. Cuộc
đời thầy gặp nhiều khó khăn khi bị liệt cả hai tay. Nhưng không đầu hàng số phận, không dựa
dẫm vào người khác,bằng ý chí, nghị lực, ngày ngày thầy vẫn thường xuyên luyện tập miệt mài
và rồi cuối cùng không những thầy biết viết mà thầy còn viết rất đẹp bằng đôi chân của mình.
Thầy đã trở thành một thầy giáo, nhà thơ nổi tiếng.
Có thể nói, nếu không có ý chí, nghị lực, nếu nản lòng, thối chí thì con người sống không ước
mơ, không hoài bão, khát vọng, sống thụ động, buông xuôi, phó mặ cuộc đời cho giông tố của
xã hội. Con người sẽ thất bại, không bao giờ chạm tới đích của vinh quang.Một học sinh nghèo,
nếu không có ý chí nghị lực sẽ khó thay đổi được số phận cuộc đời. Một người khuyết tật nếu
không có ý chí, nghị lực vượt lên số phận sẽ sống thụ động, tự ti,đau khổ.
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn có những người sống thiếu ý chí, nghị lực, niềm tin, nản
lòng, thối chí . Đó là cách sống đang tự giết chết mỗi con người. Những con người đó thật đáng
phê phán.
Tóm lại, ý chí, nghị lực có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người, là

yếu tố không thể thiếu để đạt tới thành công. Mỗi người cần không ngừng học tập, trau dồi để
có bản lĩnh vững vàng trong cuộc sống. Bản thân em, là một học sinh đang ngồi trên ghé nhà
trường, em luôn tự nhắc mình cần có ý chí nghị lực vượt qua mọi khó khăn trong học tập cũng
như trong cuộc sống.

================================
2.Bài 2: Viết bài văn nghị luận không quá 15 câu bàn về chủ đề “Quê hương”
GỢI Ý
a.MB:- Quê hương có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi con người
b.TB:
*giải thích:
- Quê hương: là nơi ta sinh ra và lớn lên, có gia đình, kỉ niệm thời thơ ấu ...
*Quê hương có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tâm hồn của mỗi con người. Vì:
-Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt
đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có
tính chất tự nhiên, sâu nặng.
-Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quý: tình làng nghĩa xóm,
tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng ... (D/c: bán anh em xa mua láng giềng gần)
-quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ
động viên, là đích hướng về của con người (D/c: các vận động viên đi thi đấu luôn vì màu cờ
sắc ao...)


*MRVĐ: -phê phán một số người không coi trọng quê hương, không có ý thức xây dựng quê
hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hướng xứ sở: bọn phản động nói xấu bôi nhọ đảng và
nhà nước ta ...
3.KB:
-Khẳng định lại vấn đề
-Liên hệ: chúng ta cần xây đắp bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê
hương là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người

+Là học sinh cần tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng và bảo vệ quê hương.
================================
3.Bài 3: Viết bài văn nghị luận không quá 15 câu nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa
con cháu với ông bà.
GỢI Ý
a.MB: Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Một trong các mối quan hệ không
thể thiếu là quan hệ giữa con cháu với ông bà.
b.TB:
*giải thích:
-ông bà: là thế hệ sinh thành, nuôi dưỡng, tạo dựng nền móng cho con cháu, là nguồn cội của
gia đình..ông bà là tấm gương cho con cháu noi theo.
*Bàn luận:
-Con cháu cần phải biết ơn, kính trọng ông bà, phải hiếu thảo với ông bà.
*Dẫn chứng
-con cháu cần chăm sóc, phụng dưỡng ông bà
-vâng lời ông bà...
*MRVĐ: Hiện nay vẫn còn những hiện tượng không tôn trọng ông bà: cãi láo, bỏ mặc ...->cần
phê phán
c.KB:
-Khẳng định lại vấn đề: con cháu cần biết ơn hiếu thảo với ông bà
-liên hệ bản thân
=====================
4.Bài 4: Viết bài văn nghị luận không quá 15 câu nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa
anh em ruột thịt trong gia đình
5.Bài 5:
a.Viết bài văn nghị luận không quá 15 câu nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của con cháu
với tổ tiên.
b.Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về đạo làm con với cha mẹ
6.Bài 6: Trong bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:
“Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mà thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Dựa vào ý thơ trên, hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về vai trò của quê hương, đất nước
đối với đời sống tâm hồn mỗi người.
7.Bài 7:
a. Hãy viết đoạn văn nghị luận (không quá 15 câu) phát biểu suy nghĩ của em về tình bạn đẹp.
b.Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về sự chia sẻ trong tình
bạn.
8.Bài 8: Hãy viết đoạn văn nghị luận (không quá 15 câu) phát biểu suy nghĩ của em về lòng
hiếu thảo


9.Bài 9: Hãy viết đoạn văn nghị luận (không quá 15 câu) phát biểu suy nghĩ của em về mái ấm
gia đình với trẻ em.
10.Bài 10: Hãy viết đoạn văn nghị luận (không quá 15 câu) phát biểu suy nghĩ của em về vai
trò của tự học với học sinh ngày nay.
11.Bài 11:
Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì
lòng người ngại núi e sông”.
Hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về câu nói trên.
12.Bài 12:
“Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác”.
Hãy viết đoạn văn nghị luận (không quá 20 dòng) phát biểu suy nghĩ của em về vấn đề trên.
13.Bài 13:
Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng ) nêu một việc tốt mà em, bạn em hoặc chi đội
em đã làm để thể hiện sự “đền ơn, đáp nghĩa” đối với những gia đình có công với nước nhân
ngày Thương binh Liệt sĩ (ngày 27 thánh 7).
(Lưu ý, khi viết đoạn văn học sinh không được nêu tên mình, trường mình, xã, phố mình, ... mà
chỉ nêu chung chung (em, bạn em, chi đội em, xã em, phố em ...). Trái với điều này là đánh dấu

bài thi, bài thi sẽ bị loại).
14.Bài 14:
Từ việc cảm nhận nét đặc sắc của 2 câu thơ:
“Nếu những người mẹ không còn biết hát ru
Thì những đứa trẻ sinh ra sẽ như cây non trồng xuống cát”
(Đặng Hiển- Hội nhà văn Hà Nội)
15.Bài 15: Thật thà là một đức tính đáng quý của người học sinh trong học tập và ứng xử.
Hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày nhận xét của mình về ý kiến trên.
16.Bài 16:
Viết một bài văn nghị luận (không quá 15 câu) nêu suy nghĩ của em về đạo lí “Uống nước nhớ
nguồn”.
17.Bài 17:
Viết bài văn nghị luận (không quá 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về bài ca dao sau:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
18.Bài 18: Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: “Bỏ phí
thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp”
19.Bài 19: Viết đoạn văn khoảng 10 câu bàn về chủ đề sau: “Sử dụng bao bì nilon đúng cách
để góp phần thiết thực bảo vệ trái đất –ngôi nhà chung của chúng ta”.
20.Bài 20: Hãy viết đoạn văn khoảng 15 câu bàn về chủ đề: “Đọc sách giúp con người trưởng
thành cả về trí tuệ và nhân cách”.
21. Bài 21: Hãy viết đoạn văn khảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về chủ đề sau: “Muốn
đọc sách có hiệu quả cần phải chọn sách cho tinh”.
22.Bài 22: Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý
kiến sau: “Tác phẩm văn học giúp cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn, inh tế và
sâu sắc hơn”.
23.Bài 23: Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về hiện tượng “bạo lực học đường” hiện
nay.

24.Bài 24: Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu bàn về các vấn đề sau:


a. sức mạnh của lời cảm ơn.
b.sức mạnh của lời xin lỗi.
25.Bài 25: Hãy viết đoạn văn khoảng 15 câu trình bày suy nghĩ của em về cội nguồn sinh
dưỡng của mỗi người.
26.Bài 26: Hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu về chủ đề: sức mạnh của niềm hi vọng.



×