Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC PHÂN TÍCH VỀ NHÂN VẬT, HÌNH TƯỢNG VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 40 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẬU GIANG
TRƯỜNG THPT CÂY DƯƠNG
BỘ MÔN: NGỮ VĂN
********

CHUYÊN ĐỀ
PHÂN TÍCH, CẢM NHẬN MỘT
NHÂN VẬT (HÌNH TƯỢNG)
VĂN HỌC

Biên soạn: Thầy LÊ MINH TƯƠNG
LÊ MINH TƯƠNG

1


CHUYÊN ĐỀ:

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT, HÌNH TƯỢNG VĂN HỌC
I. CÁCH LÀM:
Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:
Mở bài:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác).
- Giới thiệu khái quát về nhân vật (hình tượng) văn học – giới hạn bài làm.
Thân bài:
1. Phân tích các khía cạnh về nội dung của nhân vật (lần lượt phân tích kĩ các nội
dung).
(có thể chia làm nhiều luận điểm tùy theo nhân vật văn học)
2. Phân tích các đặc sắc nghệ thuật trong xây dựng nhân vật của tác phẩm.
3. Liên hệ mở rộng: So sánh, liên hệ mở rộng để làm sâu sắc thêm vấn đề đang
phân tích (có thể xen kẽ vào từng nội dung ở ý 1 và ý 2)


Kết bài:

- Khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật tiêu biểu. Vị trí của

nhân vật trong tác phẩm và sự nghiệp của nhà văn.
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
II. THỰC HÀNH CỤ THỂ:
Câu 8. Hình ảnh con sông Đà qua sự cảm nhận của Nguyễn Tuân trong đoạn
trích tác phẩm Người lái đò sông Đà.
GỢI Ý TRẢ LỜI
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò Sông Đà.
- Nêu vấn đề: trong đoạn trích tác phẩm Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân
đã làm sống dậy vẻ đẹp của sông Đà bằng một phong cách văn chương độc đáo.
2. Thân bài:
- Hình ảnh con sông Đà “hung bạo”: HS cần phân tích được các chi tiết
Nguyễn Tuân miêu tả về THÁC, ĐÁ, VÁCH THÀNH, GHỀNH, GIÓ, SÓNG,
NHỮNG CÁI HÚT NƯỚC,… trên sông Đà. Nhà văn đã sử dụng nhứng ấn tượng thị
LÊ MINH TƯƠNG
2


giác, xúc giác, thính giác, kết hợp với những tri thức ở nhiều ngành khác nhau và
những liên tưởng, so sánh mới mẻ, độc đáo,…để cho ta thấy cái dữ dội, hiểm trở và
sức mạnh ghê ghớm của dòng sông, đồng thời gợi lên hình ảnh một thiên nhiên kì vĩ,
hoang sơ.
- Hình ảnh con sông Đà “trữ tình”:
+ Đẹp nhất là khi tác giả so sánh “Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc
trữ tình…”. Lúc này con sông thoắt biến thành người con gái với vẻ đẹp gợi cảm,
duyên dáng, đầy sức sống. Nguyễn Tuân còn dõi theo sông Đà qua dòng chảy thời

gian. Nhà văn nhận ra sắc nước của dòng sông thay đổi theo mùa: mùa xuân dòng
sông xanh màu ngọc bích, mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người
bầm đi vì rượu bữa. Dường như nhà văn không phải đang miêu tả một dòng sông mà
miêu tả diện mạo một con người trong sự biến thiên của cuộc đời.
+ Vẻ trữ tình của sông Đà hiện lên đậm nét nhất khi nhà văn miêu tả một quãng
sông “lặng tờ”. Câu văn của Nguyễn Tuân lúc này trở nên êm ái, có những câu toàn
thanh bằng khiến ta lạc vào một giấc mơ êm đềm. Con sông Đà là thực mà như là hư
ảo, như là tiên cảnh. Những bãi ngô, những đám cỏ gianh ướt đẫm sương đêm, những
chú hươu thơ ngộ,… tạo nên một bức tranh lãng mạn, “hoang dại”.
+ Trong cảm nhận của Nguyễn Tuân, sông Đà không chỉ chảy qua thời gian,
không gian. Nó còn chảy qua những áng thơ của Nguyến Qunag Bích, Tản Đà,…
Thêm nữa, tác giả còn sử dụng lối so sánh rất đặc biệt khiến cho con sông như vừa
gần vừa xa, vừa thực vừa hư ả: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn
nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa…”.
3. Kết bài: Khẳng định “cái tôi” độc đáo của Nguyễn Tuân khi miêu tả hình ảnh sông
Đà: Nguyễn Tuân thích thú bao nhiêu trước vẻ dữ dội của sông Đà thì cũng say đắm
bấy nhiêu trước vẻ trữ tình của nó. Tả sự hung bạo, Nguyễn Tuân đưa ta đến với khúc
tráng ca; tả vẻ trữ tình, ông lại mang đến cho ta những trang văn như vần thơ trữ tình.
Những trang văn như thế đã khơi dậy ở người đọc tình ywwu quê hương đất nước
mình.
Câu 9. Vẻ đẹp con sông Hương trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng
sông?(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
LÊ MINH TƯƠNG

3


GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu hỏi yêu cầu HS làm rõ vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích Ai đã đặt
tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngoạc Tường). Tham khảo gợi ý sau:

1. Mở bài:
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là bài kí xuất sắc được Hoàng Phủ Ngọc Tường
viết tại Huế tháng 1 – 1981 và sau đó được in trong tập sách cùng tên. Tập sách gồm
tám bài kí, viết ngay sau chiến thắng mùa xuân năm 1975 nên vẫn bừng bừng khí thế
chống giặc ngoại xâm và cảm hứng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng.
- Đoạn trích trong SGK Ngữ văn 12, tập một là đoạn văn xuôi súc tích và đầy
chất thơ về sông Hương với vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp lịch sử, vẻ đẹp đời thường và
vẻ đẹp thi ca.
2. Thân bài:
a) Vẻ đẹp của sông Hương:
 Vẻ đẹp tự nhiên của sông Hương:
- Sông Hương ở thượng lưu:
+ Sông Hương – “bản trường ca của rừng già”.
+ Sông Hương – “cô gái Di-gan phóng khoáng và hoang dại”.
- Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế:
+ Sông Hương – “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
+ Sông Hương – “người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu
Hóa đầy hoa dại” được “người tình mong đợi” đến đánh thức.
+ Sông Hương – “ vẻ đẹp “trầm mặc”, “như triết lí, như cổ thi”
- Sông Hương giữa lòng thành phố Huế:
+ Sông Hương – “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”
+ Sông Hương – “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”
+ Sông Hương – “người tình dịu dàng và chung thủy”
 Vể đẹp lịch sử, vể đẹp đời thường và thi ca của sông Hương:
- Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao
chiến công oanh liệt của dân tộc.
- Trong đời thường, sông Hương mang một vẻ đẹp giản dị của một người con
gái dịu dàng.
LÊ MINH TƯƠNG


4


- Trong văn học, sông Hương đã khơi nguồn những cảm hứng khác nhau cho
các văn nghệ sĩ, đặc biệt là các nhà thơ.
(Lưu ý: Với mỗi biểu hiện trên, HS cần tìm những dẫn chứng tiêu biểu và phân
tích giá trị của chúng đẻ làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương.)
b) Nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích:
- Sức liên tưởng phong phú và dựa trên những kiến thức về địa lí, lịch sử, văn
hóa, nghệ thuật,… và những trải nghiệm của chính tác giả.
- Ngôn ngữ phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng có
hiệu quả các phép tu từ.
- Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.
c) Tình cảm của tác giả với sông Hương.
3. Kết bài: Nêu cảm nhận, ấn tượng riêng của cá nhân về con sông Hương qua tùy
bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
----- HẾT ----Câu 1. Phân tích ý nghĩa điển hình của nhân vật Chí Phèo.
GỢI Ý TRẢ LỜI
Để giải quyết câu hỏi này, trước hết HS cần nắm vững khái niệm điển hình và
các khía cạnh tạo nên tính cách điển hình của nhân vật; từ đó huy động những kiến
thức cụ thể về nhân vật Chí Phèo để làm sáng tỏ ý nghĩa điển hình của nhân vật.
Tham khảo cách trình bày sau:
1. Mở bài:
- Là nhà văn sáng tác theo trường phái hiện thực, những sáng tác của Nam Cao
trước Cách mạng tháng Tám 1945 đã phản ánh chân thực, sinh động cả diện mạo và
bản chất của xã hội đương thời bằng những điển hình sâu sắc.
- Truyện ngắn Chí Phèo đã khẳng định vị trí Nam Cao trên văn đàn ở một
mảng đề tài vốn đã có nhiều cây bút tài năng khám phá và thể hiện – đề tài nông thôn
và người nông dân. Góp phần làm nên thành công của Nam Cao chính là nghệ thuật
điển hình hóa và xây dựng nhân vật điển hình Chí Phèo.

2. Thân bài:
- Nêu khái niệm:
LÊ MINH TƯƠNG

5


+ Điển hình: sự kết hợp giữa cái riêng sắc nét và cái chung mang tính khái quát
cao.
+ Nhân vật điển hình: người vừa mang tính cụ thể, cá thể, không lặp lại vừa
mang những phẩm chất, đặc điểm chung để trở thành đại diện cho một tầng lớp trong
xã hội.
+ Các phương diện biểu hiện tính điển hình: tính cách, số phận, quan hệ xã hội,

- Phân tích nhân vật Chí Phèo – một nhân vật điển hình:
+ Tính cách của Chí Phèo là sản phẩm của hoàn cảnh, do hoàn cảnh:
● Thuở nhỏ: được cưu mang bởi những người lương thiện song cũng sớm phải
tự lập kiếm sống trong thân phận của kẻ đi ở, người làm thuê làm mướn. Thời gian
đó, Chí là người lương thiện, hiền lành, thậm chí nhút nhát.
● Từ năm 20 tuổi: phải đối mặt với xã hội đầy hiểm ác, thù địch với con người
(bà ba Bá Kiến đầy dục vọng, Bá Kiến thâm độc, nhà tù thực dân đen tối,…), Chí tha
hóa và trở thành thằng du côn, thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
● Khi gặp thị Nở, được đối xử như một con người, Chí đã thức tỉnh nhân cách,
thèm làm người lương thiện, thèm được làm hòa với bà con.
● Khi bị thị Nở từ chối, cùng đường tuyệt vọng, Chí trở nên liều lĩnh, quyết
tâm trả thù và vứt bỏ sinh mạng của mình.
+ Số phận Chí Phèo điển hình cho những đau khổ của người nông dân trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945:
● Bị bóc lột, đày đọa và xúc phạm: bị tước mất những niềm hạnh phúc và
quyền lợi tối thiểu (không cha, không mẹ, không tấc đất cắm dùi, không một mái ấm

nương thân); sống vất vả, cơ cực trong thân phận của kẻ ăn người ở cho các nhà giàu;
bị lăng nhục (phải thỏa mãn nhu cầu của một bà chủ dâm đãng).
● Bị tha hóa, biến chất: bản tính Chí Phèo vốn lương thiện, nhưng khi bị Bá
Kiến tước quyền tự do, Chí Phèo phải vào tù. Nhà tù dạy Chí những bài học đầu tiên
để trở thành một thằng du côn. Bá Kiến sau đó lại làm tiếp phần việc còn lại của nhà
tù thực dân: biến thằng du côn thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Trong quá trình ấy,
tình thế đơn độc và tình trạng u tối khiến Chí không thể kháng cự lại kẻ thù và cũng
không đủ tỉnh táo để nhận ra sự bi thảm của số phận mình.
LÊ MINH TƯƠNG

6


● Bị từ chối quyền làm người lương thiện: cuộc gặp gỡ với thị Nở làm Chí
thức tỉnh nhân cách, thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người nhưng quá
khứ bất hảo khiến Chí bị từ chối. Giải pháp mà Chí lựa chọn là đâm chết bá Kiến và
tự sát, kết thúc cuộc đời bi thảm của mình.
Qua tính cách và số phận của Chí Phèo, ta thấy Chí không những bị bần cùng
hóa, bị lưu manh hóa mà còn bị cự tuyệt quyền làm người. Tính cách và số phận ấy
vừa là của riêng Chí vừa mang những phẩm chất đặc điểm chung để trở thành đại
diện cho nhiều người thuộc giai cấp nông dân trong xã hội đương thời.
+ Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao:
● Xây dựng môi trường, hoàn cảnh có tính chất điển hình với những mâu thuẫn
căng thẳng, gay gắt.
● Đặt nhân vật trong nhưng quan hệ vừa đối kháng, vừa gắn bó.
● Huy động tối đa sức mạnh của những chi tiết về cuộc đời, số phận, tâm lí,
tính cách, quan hệ,…để làm nỗi bật nét riêng, màu sắc cá biệt của hiện tượng cũng
như mối liên hệ giữa hiện tượng với các hiện tượng khác.
- Đánh giá:
+ Thành công về mặt nghệ thuật: Xây dựng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao thể

hiện tài năng bậc thầy trong miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật, bút tích điển hình
hóa và khả năng khái quát hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật.
+ Ý nghĩa tư tưởng và giá trị nội dung: Xây dựng hình tượng Chí Phèo, Nam
Cao thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ và sâu sắc. Qua hình tượng này, nhà văn
không chỉ phản ánh được nỗi thống khổ và số phận bi kịch của con người mà còn góp
phần lí giải nguyên nhân của nỗi thống khổ ấy. Đồng thời, qua nhân vật, Nam Cao đã
cất lên tiếng kêu cứu khẩn thiết: hãy cứu lấy nhân phẩm của con người được sống
lương thiện và hạnh phúc.
3. Kết bài:
- Trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã xây dựng được một điển hình sinh
động về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với cá tính riêng sắc
nét và số phận tiêu biểu cho nỗi thống khổ của con người. Chân dung Chí Phèo sinh
động và chân thực đến độ nó không chỉ là hình tượng trong tác phẩm mà còn bước
vào cuộc sống để sống tiếp đời sống phong phú của nó.
LÊ MINH TƯƠNG

7


- Ở mảng đề tài nông thôn, nông dân, Nam Cao tuy là người đến sau nhưng đã
nhanh chóng khẳng định được tên tuổi của mình. Tầm vóc, tài năng cùng với sự sâu
sắc về tư tưởng đã giúp viết nên một truyện ngắn được xếp vào hạng xuất sắc nhất
của văn học Việt Nam hiện đại.

Câu 2: Phân tích tâm trạng của Chí Phèo qua đoạn trích sau:
Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh, hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say
rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ
buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu, hắn hơi
rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người
ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của

những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen
thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!
(Nam Cao, Chí Phèo, Ngữ văn 11, tập một, 2014, tr.149)

GỢI Ý TRẢ LỜI
HS cần đọc kĩ đoạn trích để biết được vị trí của nó trong diễn biến của tác
phẩm, từ đó phân tích được những biểu hiện tâm trạng của Chí Phèo trong đoạn trích
cũng như nghệ thuật thể hiện tâm trạng ấy. Tham khảo các ý sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu nội dung của đoạn trích nêu trong đề bài.
2. Thân bài:
- Nêu vị trí của đoạn trích: nằm ở phần giữa của tác phẩm Chí Phèo, diễn tả một
phần tâm trạng tỉnh táo của Chí Phèo trong buổi sáng gặp thị Nở, ăn nằm với thị, đau
bụng và nôn mửa.
- Tâm trạng của Chí:
+ Được diễn tả trực tiếp qua các từ ngữ chỉ cảm giác. Ngôn ngữ kết hợp lời kể
của tác giả và độc thoại nội tâm của nhân vật; đan xen giữa những câu kể, tả là những
câu hỏi và câu cảm thán.
+ Biểu hiện: Đoạn trích diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau của Chí
Phèo sau khi tỉnh rượu:
LÊ MINH TƯƠNG

8


● Đầu tiên là tâm trạng “bâng khuâng như tỉnh dậy sau cơn say rất dài”. Đó là
sự luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn một cái gì đó không rõ ràng.
● Tiếp theo là cảm giác: “miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn,
chân tay không buồn nhấc”. Đó là những cảm giác thực của một người đang ở vào

một trận ốm, mệt mỏi rã rời nhưng lại cô đơn.
● Rồi “Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí”.
Chí hiểu chính rượu đã khiến hắn ra nông nỗi này, để rồi hắn “sợ rượu cũng như
những người ốm thường sợ cơm”.
● Sau đó, Chí nhận thấy: “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười
nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen
thuộc hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!”. Đó
là những âm thanh rất bình thường của cuộc sống như giờ đây là mới mẻ đối với Chí.
Những âm thanh ấy đã nhắc Chí nhớ lại những ước mơ bình dị mà giờ đây đã trở nên
rất đỗi xa xôi – ước mơ về một cuộc sống bình thường và được sống dưới một mái
nhà yên ấm, giản dị. Cái quá khứ trong mơ ấy giờ đây đối lập gay gắt với hiện thực
mà Chí đang sống.
Những cảm giác này cho thấy Chí thực sự đã tỉnh táo về tâm lí cho dù người
còn đang rất mệt. Khi triền miên trong những cơn say, Chí không hề cảm nhận thấy
những cảm giác đó của mình cũng như những âm thanh vui vẻ của cuộc sống.
Thường trực trong Chí luôn là cảm giác uất hận, muốn gây sự, muốn chém giết; âm
thanh mà Chí nghe thấy chính là giọng nói của mình, là tiếng chửi mỗi khi Chí say và
họa chăng là những con chó cắn xao lên trong xóm mỗi khi nghe thấy những tiếng
chửi ấy.
3. Kết bài: Miêu tả những cảm giác, tâm trạng tỉnh táo của Chí Phèo sau cơn say dài
để từ đó nhận ra tình trạng bi đát của mình và khao khát trở lại làm người lương
thiện, Nam Cao đã thể hiện sự sâu sắc và tinh tế trong cảm nhận và miêu tả tâm trạng
con người.
Câu 3. Suy nghĩ và bình luận về vai trò của nhân vật thị Nở trong truyện Chí
Phèo (Nam Cao).
GỢI Ý TRẢ LỜI
LÊ MINH TƯƠNG

9



Với câu hỏi này, HS cần vận dụng thao tác phân tích để xem xét, xác định và
đánh giá đặc điểm của nhân vật thị Nở trong truyện Chí Phèo (Nam Cao). Sau đó đặt
nhân vật trong mối quan hệ với nhân vật trung tâm (Chí Phèo) và toàn bộ tác phẩm để
chỉ ra vai trò của nhân vật trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Tham
khảo cách trình bày ý cho bài viết như sau
1. Mở bài:
- Truyện Chí Phèo được Nam Cao viết vào năm 1941, phản ánh hiện thực về
con người và cuộc sống nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Bức tranh hiện thực mà Nam Cao miêu tả trong truyện vô cùng phong phú với những
mối quan hệ phức tạp, chồng chéo, vừa gắn bó, phụ thuộc vào nhau lại vừa mâu
thuẫn, xung đột với nhau. Từ những mối quan hệ ấy, cả mộ hệ thống nhân vật hiện
lên cũng đa dạng và sinh động không kém để giúp nhà văn bộc lộc cách nhìn và thể
hiện ý đồ nghệ thuật của mình.
- Trong thế giới nghệ thuật của Chí Phèo, thị Nở tuy chỉ là một nhân vật phụ
song lại có vai trò quan trọng trong cấu trúc hình thức cũng như ý nghĩa nội dung của
toàn tác phẩm.
2. Thân bài:
a) Đặc điểm và vai trò của nhân vật thị Nở:
- Những dấu hiệu, đặc điểm bên ngoài và ý nghĩa của nó: thị Nở - loại nhân vật cá
biệt, nhân vật xấu xí, dị dạng – một loại nhân vật được xây dựng khá nhiều trong
những sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng. Cũng như những nhân vật thuộc loại
này, thị Nở được ngòi bút Nam Cao đặc tả thật khách quan, trần trụi để thể hiện lên
như là nơi hội tụ của tất cả những gì kém cỏi, xấu xí nhất ở cõi người: một người dở
hơi, “ngẩn ngơ như người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn”.
+ Dở hơi, ngẩn ngơ: hành động hoàn toàn theo bản năng và không có khả năng
nghĩ tới hậu quả, nghĩ rất lâu mới xong cả chuyện đơn giản nhất.
+ Xấu ma chê quỷ hờn: từng đường nét trên gương mặt đều không giống với
những gì có thể có và nên có ở con người, nhất là người phụ nữ (mũi, môi, răng,
gương mặt,…).

+ Nghèo và có mả hủi: được nói đến như những thứ “tội nợ” trong lí lịch để
ngăn cản hạnh phúc, khiến thị không thể lấy chồng.
LÊ MINH TƯƠNG

10


Nam Cao không hề vô tình khi miêu tả những đặc điểm này của thị Nở. Cả
giọng điệu và từ ngữ mà ông sử dụng đều cho thấy điều đó. Chẳng hạn: giọng hài
hước pha lẫn chua chát, cụm từ “đã thế” lặp lại ba lần, “và thị lại” lập lại hai lần với
hàm ý nhấn mạnh để làm nổi bật vẻ thảm hại của thị Nở ở cả vẻ ngoài và lí lịch.
- Những phẩm chất bên trong và ý nghĩa của nó: Mục đích của Nam Cao khi xây
dựng nhân vật thị Nở không phải là để miệt thị, hạ thấp con người mà trước hết là để
làm nổi bật những giá trị chân chính của con người. Ở điểm này, Nam Cao đã cố ý sử
dụng thủ pháp đối lập để thể hiện quan niệm rất hiện đại về hai chữ “con người”:
không có con người hoàn toàn thánh thiện, cũng không có con người hoàn toàn xấu
xa, con người hiện diện với tất cả sự phức tạp của những mặt đối lập. Và đối lập với
ngoại hình bất thành nhân dạng ấy là một nội tâm tràn đầy nhân tính:
+ Tình thương: đối tượng của tình thương là Chí Phèo – một người ốm và cô
đơn – “ốm mà nằm còng queo một mình”. Biểu hiện của lòng thương là nấu cháo
hành để giải cảm – cách chăm sóc người ốm đơn giản nhất; mang cháo sang cho Chí
với thái độ ân cần chân thành. Giá trị tình thương ấy rất lớn: vừa giải cảm, giải độc
cho Chí Phèo để Chí rũ bỏ cái vỏ quỷ dữ mà trở lại bản tính người có vừa khiến cho
chính thị Nở cũng trở nên có giá trị hơn khi trong mắt Chí, thị có duyên, đáng yêu và
đúng là người, khác hẳn với bà ba bá Kiến là con quỷ cái dâm đãng khiến Chí khinh
bỉ và ghê sợ.
+ Tình nghĩa: ý thức trách nhiệm trong mối quan hệ với Chí khiến thị không bỏ
mặc Chí khi Chí ốm đau, khiến thị tự nguyện chăm sóc Chí một cách ân cần.
+ Khao khát hạnh phúc: thích cuộc sống gia đình có vợ, có chồng và nghĩ rất
nghiêm túc về mối quan hệ với Chí (cảm giác “ngường ngượng mà thinh thích”, hành

động về xin phép bà cô, sự tức giận khi bà cô từ chối,…).
Ý nghĩa: thể hiện tư tưởng nhân đạo của Nam Cao khi phát hiện ra vai trò, giá
trị và sức mạnh của tình thương trong cuộc sống của con người, đồng thời cảm thông
với những khát khao chính đáng và trân trọng những giá trị người trong con người.
- Quan hệ với nhân vật trung tâm và ý nghĩa của mối quan hệ đó:
+ Mục đích lớn nhất của Nam Cao khi xây dựng nhân vật thị Nở là tạo ra một
chất “xúc tác” để thể hiện trọn vẹn vấn đề trung tâm của tác phẩm: tính chất bi thảm
trong bi kịch cuộc đời của Chí Phèo.
LÊ MINH TƯƠNG

11


● Khi xuất hiện với tư cách một con người có tình thương ở bên cạnh Chí, thị
Nở khiến Chí hồi sinh: thoạt đầu là tỉnh rượu, tiếp đó là tỉnh ngộ rồi cuối cùng khát
khao làm người lương thiện, khát khao hoàn lương. Nghĩa là: trong mối quan hệ với
thị Nở, Chí Phèo đã trở lại với tính người toàn vẹn.
● Sự từ chối của thị Nở đã đẩy Chí từ đỉnh cao của khát khao hạnh phúc xuống
đến tận cùng của nỗi bất hạnh, tủi nhục, khốn khổ vì bị người đàn bà xấu ma chê quỷ
hờn từ chối. Chí đau đớn, tuyệt vọng vì cánh cửa mở vào thế giới lương thiện đã bị
đóng lại, con đường trở lại làm người lương thiện đã bị chặn đứng. Chí uất ức, hận
thù vì bị khinh bỉ, coi thường, bị tước đi cơ hội sống như một con người,... Tất cả
những yếu tố tâm lý đẩy Chí đến chỗ tự sát một cách nhanh chóng, quyết liệt và bi
thảm.
+ Ý nghĩa: xây dựng nhân vật thị Nở, Nam Cao đã làm nỗi bật khao khát sống
của Chí Phèo; đồng thời làm nỗi bật thực tế tàn bạo của xã hội ấy: con người muốn
sống cho lương thiện thì đồng thời cũng phải chọn cho mình cái chết để bảo vệ phần
người lương thiện ấy.
b) Đánh giá:
- Thị Nở được xây dựng như một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên một tình

huống đặc biệt của truyện (cuộc gặp gỡ Chí Phèo-thị Nở) và thúc đẩy quá trình diễn
biến của tác phẩm. Trong tình huống truyện ấy, cả hai nhân vật điều bộc lộ trọn vẹn
những gì tốt đẹp bấy lâu nay bị che khuất. Trong diễn biến cốt truyện của Chí Phèo,
sự hiện diện của thị Nở một mặt tạo cho truyện cái vị trữ tình đặc biệt qua sự tỏa sáng
của tình thương, tình người, mặt khác tạo ra tính bước ngoặt cho mạch truyện khiến
chủ đề tư tưởng của tác phẩm trở nên sáng rõ.
- Xây dựng nhân vật thị Nở, Nam Cao đã hé mở một phần hiện thực cuộc sống
của người phụ nữ nông thôn và thể hiện sâu sắc tấm bi kịch của người nông dân trước
cách mạng thánh Tám năm 1945.
3. Kết bài:
- Với thị Nở, cách xây dựng nhân vật của Nam Cao bề ngoài có vẽ theo chủ
nghĩa tự nhiên song trong chiều sâu ý nghĩa thì đó lại là tinh thần nhân đạo sâu sắc,
bởi nó xuất phát từ thái độ trân trọng con người, đề cao vai trò, sức mạnh của tình
thương đối với con người.
LÊ MINH TƯƠNG

12


- Đọc tuyện Chí Phèo, ấn tượng ban đầu về thị Nở chỉ một người đàn bà xấu xí,
khốn khổ. Song dấu ấn quan trọng nhất mà nhân vật để lại trong tác phẩm và trong
lòng người đọc lại chính là cách sống giản dị đến thô mộc mà luôn ấm áp tình thương
– dấu ấn đủ để mỗi người đọc cảm thấy một cách thấm thía ý nghĩa của tác phẩm này.
Câu 4. Bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng qua nhân vật Hộ
trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao.
GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu này yêu HS phân tích bi kịch của nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa của
Nam Cao, từ đó khái quát bi kịch chung của người tri thức tiểu tư sản trước cách
mạng, đồng thời chỉ rõ tư tưởng của Nam Cao gửi gắm qua tác phẩm việc thể hiện bi
kịch này. Bài viết cần nên được các ý sau:

1. Mở bài:
Đời thừa là truyện ngắn tiêu biểu cho mảng sáng tác về đề tài trí thức nghèo của
Nam Cao trước cách mạng năm 1945. Truyện tập trung đi sâu vào tấn bi kịch tinh
thần đau đớn, dai dẳng của Hộ - người tri thức nghèo khao khát sống cuộc sống có ý
nghĩa, ôm ấp một “hoài bão lớn” về sự nghiệp văn chương có ích cho xã hội nhưng
rút cục vì gánh nặng cơm áo gia đình mà phải sống cuộc sống vô nghĩa, vô ích, một
“đời thừa”. Chẳng những thế, trong tâm trạng bế tắc, đau khổ, con người có lòng vô
cùng nhân hậu và coi tình thương là trên hết ấy đã nhiều lần có thái độ phũ phàng, thô
bạo với vợ con, vi phạm vào lẽ sống tình thương của chính mình. Qua nhân vật nhà
văn Hộ, Nam Cao đã phát biểu trực tiếp nhiều ý kiến tiến bộ, sâu sắc, thể hiện quan
điểm nghệ thuật nhân đạo của ông.
2. Thân bài:
a) Bi kịch tinh thần của Hộ nói gọn lại nỗi đau không được sống cho ra sống
(không được sống cho xứng đáng là nhà văn, sống cho xứng đáng là con người ):
nghĩa là đau đớn vì đang sống thừa, đang chết mòn. Có thể xem là hai nỗi đau nối
tiếp nhau.
- Bi kịch của Hộ trong vai trò một nhà văn (bi kịch văn chương): Đây là bi kịch
của một người tri thức, có ý thức sâu sắc về sự sống, muốn được khẳng định và nâng
cao ý nghĩa đời sống của mình bằng một sự nghiệp văn chương có giá trị, được mọi
LÊ MINH TƯƠNG

13


người thừa nhận nhưng Hộ đã bị gánh nặng áo cơm hằng ngày đè bẹp, phải chấp
nhận một cuộc sống vô ích, vô nghĩa, phải chịu kiếp “đời thừa”.
+ Hộ có những phẩm chất đẹp của một nhà văn chân chính:
 Hộ có niềm đang mê mãnh liệt đối với văn chương.
 Không chỉ “mê” văn, Hộ còn có hoài bão cao đẹp, coi văn chương là lẽ
sống, là lí tưởng của cuộc đời.

 Hộ là một nhà văn có lương tâm nghề nghiệp.
+ Tuy nhiên, thực tế đời sống đã lần lượt hủy hoại những phẩm chất cao qúy ấy
của nhà văn Hộ. Tất ca những phẩm chất đẹp đẽ của mộ nhà văn chân chính, những lí
tưởng và khát vọng cao cả của Hộ lần lượt đổ vở tan tành, bị hủy hoại đau đới khi
anh phải đối diện với thực tế đời sống.
 Với riêng mình, khi không còn là một chàng trai độc thân, Hộ đã từng “khinh
những nỗi lo lắng tủn mủn về vật chất”. Hộ không mảy bận tâm đến “đói rét” và “cực
khổ”. Với Hộ, lúc ấy nghệ thuật là tất cả. Hộ hoàn toàn thanh thản trong cuộc sống eo
hẹp bởi cách viết thận trọng của mình.
 Từ khi có “một gia đình phải chăm lo”, Hộ đã hiểu thế nào là giá trị của đồng
tiền, hiểu những nỗi khổ khi một người đàn ông thấy “vợ con mình bị đói rét”. Hộ
phải ra sức kiếm tiền nuôi vợ con với một cách duy nhất là viết văn. Và vì thế anh
phải viết nhanh, viết nhiều, viết ẩu; phải lấy văn chương làm phương tiện kiếm tiền
cũng có nghĩa là anh đã đi ngược lại hoàn toàn với lí tưởng sống của mình.
Thực chất bị kịch của Hộ là không thể viết văn nhưng lại phải viết thứ văn
chương không có tư tưởng, không có sáng tạo, nghĩa là anh phải từ bỏ hoài bão của
một nhà văn chân chính để làm một người thợ viết tầm thường. Đó là bi kịch của mộ
người tự ý thức sâu sắc là mình đành đánh mất chính mình, đang dần bị tha hóa mà
không có cách nào thoát ra được sự chi phối nghiệt ngã của đời sống áo cơm.
Bi kịch đó càng sâu sắc hơn khi trước sau Hộ vẫn là người có lương tri, vẫn
suy nghĩ về “sống và viết”, vẫn luôn phải quằn quại đau đớn trong tấm bi kịch “đời
thừa”.
- Bi kịch của Hộ trong vai trò một người chồng, người cha (bi kịch tình thương):

LÊ MINH TƯƠNG

14


+ Hộ không vượt qua nỗi đau đớn và đã chà đạp, hủy hoại lẽ sống tình thương

của mình: Hộ luôn u uất, buồn bã. Hộ tìm đến rượu để giải sầu, gặp bạn bè để nói
chuyện văn chương, gợi ra những chương trình mà ngay trong lúc nói, Hộ đã biết là
chẳng bao giờ có thể thực hiện được. Khi say, Hộ mắng chửi vợ, thậm chí còn đánh,
đuổi Từ ra khỏi nhà. Hộ đã đem đến cho những người anh yêu thương bao nhiêu đau
khổ nặng nề, dai dẳng.
+ Khi tỉnh rượu, Hộ thấy nình đánh mất lương tri và không có gì có thể biện hộ
hoặc tha thứ cho bản thân. Hộ khóc và coi mình là một thằng khố nạn.
Cứ như thế, cuộc đời Hộ chìm trong những bế tắc, luẩn quẩn của bi kịch và tới
khi truyện kết thúc, vẫn chưa có gì đảm bảo là anh sẽ thoát ra được.
Mâu thuẫn không thể giải quyết được, cứ trở đi trở lại giằng xé nội tâm nhân
vật Hộ chủ yếu là mâu thuẫn giữa một bên là khát vọng sống cho thật có ý nghĩa, thật
vẻ vang và một bên là trách nhiệm chăm lo chu đáo cho cuộc sống gia đình; một bên
là cái hay cái đẹp, một bên là tình thương; một bên là lý tưởng, một bên là hiện thực.
Thực ra lý tưởng xã hội và trách nhiệm gia đình vẫn thường nảy sinh mâu
thuẫn. Bi kịch của Hộ là ở chỗ không thể bỏ cái này để chọn cái kia; không thể tiến
hành đồng thời đã đành mà cũng không thể chọn cái nào làm trước, cái nào làm sau.
Hộ không thể giải quyết được mâu thuẫn này bởi nó tiềm ẩm ngay trong bản thân đời
sống xã hội đương thời, trong đó nhà văn nghèo không có cơ hội để thực hiện lý
tưởng, hoài bão của mình khi đang phải vật lộn với sự nghèo túng.
b) Bi kịch của Hộ cũng là bi kịch của người tri thức tiểu tư sản trong xã hội củ nói
chung. Nỗi đau của họ xuất phát từ mâu thuẫn không thể điều hòa giữa khát vọng và
khả năng thực hiện; giữa những phẩm chất cao đẹp với sự tha hóa tầm thường, đau
xót. Đó là tấn bi kịch tinh thần dai dẳng, thầm lặng và đau đớn khi nhưng lý tưởng,
những hoài bão đẹp đẽ của những con người luôn có lương tri lần lượt bị hủy hoại, bị
chà đạp khi đối diện với gánh nặng cơm áo.
c) Phản ánh những bi kịch tinh thần dai dẳng, thầm lặng và đau đớn của người trí
thức tiểu tư sản trong xã hội cũ, Nam Cao thể hiện khả năng thấu hiểu hiện thực và
bộc lộ tư tưởng nhân đạo sâu sắc,mới mẽ.
3. Kết bài: Qua nhân vật Hộ, truyện Đời thừa vừa phơi bày cuộc sống cơ cực, bế tắc
của con người trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng thánh Tám năm 1945; vừa ca

LÊ MINH TƯƠNG

15


tụng “lòng thương, tình bác ái, sự công bình”. Có thể nói, con ngưới trong tác phẩm
của Nam Cao dù vật vã, đau đớn những vẫn luôn kiên trì lẽ sống tình thương và giữ
vững lương tri.
Câu 5. Phân tích bi kịch của Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng
Đài (trích vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng).
GỢI Ý TRẢ LỜI
Để thực hiện yêu cầu của câu hỏi, trước hết HS cần hiểu rõ khái niệm “bi
kịch”, từ đó, vận dụng vào việc tìm hiểu nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh
biệt Cửu Trùng Đài. Bài viết cần nêu được các ý sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch Vũ Như Tô.
- Giới thiệu nhân vật Vũ Như Tô: là hình tượng trung tâm của vở kịch – một
kiến trúc sư thiên tài. Vốn là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân song vì
mượn quyền lực và tiền bạc của bạo chúa để thực hiện khát vọng của mình nên Vũ
Như Tô đã rơi vào bi kịch. Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài đã tập trung làm nổi
bật bi kịch ấy.
2. Thân bài:
a) Giải thích khái niệm “bi kịch” và nêu khái quát bi kịch của Vũ Như Tô:
- “Bi kịch” là “tình cảnh éo le, mâu thuẫn dẫn đến đau thương” mà nhân vật rơi
vào và không thể giải quyết được. Mâu thuẫn này diễn ra căng thẳng và quyết liệt đến
mức nhân vật thường chí thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm, gây nên những suy
tư và tác động mạnh mẽ đối với công chúng.
- Bi kịch của Vũ Như Tô: vốn là một nghệ sĩ chân chính, có tài năng, Vũ Như
Tô ôm ấp khát vọng nghệ thuật cao cả song lại rơi vào một mâu thuẫn không thể hóa
giải nổi: mâu thuẫn giữa tài năng, ước vọng cao cả, niềm khát khao và đam mê sáng

tạo với thực tế phũ phàng, ngang trái của xã hội.
b) Phân tích bi kịch của Vũ Như Tô:
- Vẻ đẹp con người Vũ Như Tô:
+ Có tài năng: Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài ba, có thể “sai khiến gạch đá
như ông tướng cầm quân, có thể xây những lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề
tính sai một viên gạch nhỏ”, “chỉ một vẩy bút là chim, hoa đã hiện trên mãnh lụa,
thần tình biến hóa như cảnh hóa công”. Trong đánh giá của cung nữ Đan Thiềm thì
đó là “tài trời” và có thể đem ra để “điểm tô” cho đất nước.
LÊ MINH TƯƠNG

16


+ Có khát vọng cao cả, lớn lao: “đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài
hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công”. Xây Cửu
Trùng Đài với Vũ Như Tô vừa là để bộc lộ trọn vẹn cái tài trời phú, vừa để thực hiện
giấc mộng lớn – giấc mộng sáng tạo một công trình nghệ thuật kì vĩ, mĩ lệ, cao cả,
huy hoàng, một “cảnh Bồng Lai” giữa cõi trần lao lực, góp phần điểm tô cho đất
nước. Cửu Trùng Đài chính là tâm huyết, là linh hồn của Vũ Như Tô: “Tôi sống với
Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một
bước. Hồn tôi để cả đây…”.
+ Có bản lĩnh cứng cỏi, mạnh mẽ: trước đây khi mới bị Lê Tương Dực bắt về
để xây Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô đã không chịu khuất phục trước uy quyền của bọn
thống trị. Theo lời khuyên của Đan Thiềm, Vũ Như Tô chấp nhận mượn tay Lê
Tương Dực, dựa vào quyền thế và tiền bạc của hắn để thực hiện khát vọng nghệ thuật
của mình. Khi xảy ra loạn lạc, Vũ Như Tô không nghe theo lời khuyên của Đan
Thiềm, không bỏ trốn mà kiên quyết ở lại để bảo vệ Cửu Trùng Đài: “người quân tử
không bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết, thì cũng phải để cho mọi người biết rằng
công việc mình làm là chính đại quang minh”. Nghĩa là, bản lĩnh của Vũ Như Tô là
bản lĩnh của một nghệ sĩ dám dồn sức, dồn tài năng, tâm huyết cho nghệ thuật, sẵn

sàng chết để bảo vệ cái đẹp.
- Thực tế đời sống:
+ Mục đích và bản chất của tầng lớp thống trị phong kiến: Lê Tương Dực cũng
khao khát xây dựng Cửu Trùng Đài song không phải để tạo cho đất nước một công
trình nghệ thuật mà chỉ đơn giản là để làm nơi vui chơi với các cung nữ. Cửu Trùng
Đài trong mục đích của Lê Tương Dực chính là hiện thân của cuộc sống xa hoa đầy
lạc thú. Nó sẽ tiêu tốn tiền của công khố, bòn rút mồ hôi xương máu của nhân dân.
+ Cuộc sống của nhân dân khi Cửu Trùng Đài được xây dựng: vô cùng lầm
than, khốn khổ (“mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất
chồng”). Tình cảnh khốn khổ ấy tất sinh biến loạn: khi quân phản nghịch nổi lên, thợ
xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch.
- Bi kịch của Vũ Như Tô trong đoạn trích:
+ Bị hiểu lầm và kết tội: Vì mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện khát vọng
nghệ thuật của mình nên Vũ Như Tô bị đánh đồng với kẻ xa hoa tàn ác, với tên hôn
quân bạo chúa, bị coi là kẻ gây tội ác: “ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì
LÊ MINH TƯƠNG

17


ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì
ông, thần nhân trách móc là vì ông”. Trong hoàn cảnh ấy, cả Vũ Như Tô và Cửu
Trùng Đài đều trở thành mục tiêu của sự oán giận, trở thành đối tượng để nhân dân và
quân phiến loạn tàn phá, hủy hoại, giết hại. Chỉ có Đan Thiềm là người duy nhất hiểu
được khát vọng và quý trọng tài năng của ông nhưng Đan Thiềm cũng hoàn toàn bất
lực, không thể khuyên nhủ cũng không thể bảo vệ được Vũ Như Tô.
+ Bị vỡ mộng: Cho đến phút cuối cùng, Vũ Như Tô vẫn không thể hiểu và
không thể tin rằng việc mình làm là trái với quyền lợi của nhân dân. Ông vẫn một
mực khẳng định rằng mình không có tội và vì sao dân chúng nổi lên phá Cửu Trùng
Đài, không hiểu vì sao xây dựng Cửu Trùng Đài là việc làm hại nước, hại dân. Điều

bi thương nhất của Vũ Như Tô là sự lạc lõng của ông giữa những kẻ nông nổi và tàn
ác, là sự cô đơn đến đáng thương trước lòng hận thù của nhân dân. Khi Cửu Trùng
Đài bị đốt cháy cũng là lúc Vũ Như Tô vỡ mộng, bừng tỉnh, đau đớn đến tuyệt vọng:
“Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”
c. Đánh giá:
- Nguyên nhân của bi kịch: Do Vũ Như Tô quá chìm đắm trong niềm đam mê cái
đẹp nên đã mơ mộng, ảo vọng khi mượn tay Lê Tương Dực để xây Cửu Trùng Đài.
Khát vọng nghệ thuật của ông là cao đẹp nhưng lại đặt nhầm chỗ, lầm thời và xa rời
thực tế nên phải trả giá bằng sinh mạng và cả công trình nghệ thuật. Vũ Như Tô là
hiện thân của tài năng, nhân cách và hoài bão lớn lao nhưng đi ngược lại với lợi ích
của nhân dân nên rơi vào bi kịch.
- Ý nghĩa bi kịch của Vũ Như Tô: thể hiện những vấn đề sâu sắc và có ý nghĩa
muôn thuở về cái đẹp, về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và nhân dân, giữa những
khát vọng nghệ thuật muôn thuở với quyền lợi trực tiếp của quần chúng.
- Qua việc xây dựng bi kịch của Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện tài
năng và tấm lòng của mình:
+ Tài năng: ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao, nhịp điệu của lời
thoại nhanh, phản ánh tình thế nguy cấp, khẩn trương. Tính cách, tâm trạng nhân vật
được thể hiện sinh động, rõ nét; các lớp kịch linh hoạt, tự nhiên, liền mạch.
+ Tấm lòng: cảm thông với bi kịch của Vũ Như Tô, tôn trọng tài năng và hoài
bão của người nghệ sĩ khát khao sáng tạo cái đẹp cho đời sống cũng không đồng tình
LÊ MINH TƯƠNG

18


với Vũ Như Tô và những người nghệ sĩ chỉ biết đến khát vọng và quyền lợi của cá
nhân mà xa rời lợi ích của quần chúng, xa rời thực tế cuộc sống của nhân dân.
3. Kết bài:
- Tài năng, khát vọng nghệ thuật của người nghệ sĩ rất đáng trân trọng song họ

cần phải gắn bó với nhân dân; nghệ thuật chân chính phải xuất phát từ mục đích vì
cuộc sống, vì con người. Chỉ khi giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nghệ thuật và
cuộc sống, giữa nghệ sĩ và nhân dân thì nghệ thuật mới có cơ sở để tồn tại và phát
triển.
- Vũ Như Tô chính là điển hình của mẫu nghệ sĩ có tài năng, có nhân cách, có
hoài bão lớn lao, đẹp đẽ song vì xa rời thực tế, ảo tưởng nên đã rơi vào bi kịch. Việc
Vũ Như Tô phải trả giá đắt cho việc làm của mình có ý nghĩa như một bài học thức
tỉnh những người nghệ sĩ đồng bệnh với ông.
Câu 6. Phân tích chân dung biếm họa nhân vật Khải Định trong truyện ngắn
“Vi hành” (Nguyễn Ái Quốc).
BÀI VĂN THAM KHẢO
Nếu như bước vào thế giới Số đỏ (Vũ Trọng Phụng) ta được chứng kiến những
cái mặt nạ che đậy những bộ mặt thật của một lễ hội các-na-van lộn ngược thì đến với
“Vi hành” (Nguyễn Ái Quốc), người đọc gặp gỡ với một chân dung - chân dung biếm
họa Khải Định được vẽ từ hai hướng nhìn, trong một “hoàn cảnh sáng tác” rất độc
đáo, thú vị.
Nếu coi mỗi tác phẩm là một cơ thể sống thì chi tiết cấu tạo nên nó chính là
linh hồn của cơ thể ấy. Đặc biệt, đối với thêt loại truyện ngắn thì chi tiết càng đóng
vai trò quan trọng. Dường như ý thức được rất rõ điều đó, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã
sáng tạo nên chi tiết “nhầm lẫn”. Qua chi tiết này, bộ mặt tên vua bù nhìn An Nam
hiện lên rõ ràng, sinh động từ ngoại hình đến phẩm chất bên trong:
‘- Hắn đấy!
- Đâu phải!
- Đúng mà! Anh đã bảo là chính hắn đấy.”
Tác giả đã rất khéo léo khi khơi gợi trí tò mò của người đọc. Ngay lập tức, một
câu hỏi được đặt ra: “Hắn” là ai?
LÊ MINH TƯƠNG

19



Nhân vật “hắn” hiện lên sau đó qua sự mô tả thứ nhất- cái nhìn của đôi bạn trẻ.
Hắn có “cái mũi tẹt”, “đôi mắt xếch” và cái mặt “bủng như vỏ chanh”, “Hắn” được
đặt trong dáng điệu “nhút nhát, lúng ta lúng túng, có cả cái chụp đèn lên cái đầu quấn
khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”. Nếu không có những lời kể tiếp theo của
nhân vật “tôi”, hẳn không ai trong chúng ta có thể tưởng tượng mình đang được
chiêm ngưỡng đấng hoàng thượng người đứng đầu nước An Nam. Vậy mà chẳng
khác nào một tên hề trong rạp xiếc, thậm chí nếu không có những lời miêu tả hoạt
động thì ông vua này hiện lên chẳng khác nào một ma-nơ-canh kì dị dưới mắt người
Pháp. Ta nhớ đến một hình ảnh tương tự trong Số đỏ: “Tuy vận âu phục, vua Xiêm
cũng đội cái mũ bản xứ bằng kim ngân châu báu, trông như một cái tháp cao, vì nó có
tới chín tầng gác..”. Nếu đặt hai ông vua này ở cạnh nhau hẳn cái “kho giải trí” của
người Pháp trở nên đầy ắp. Ngôn ngữ trào phúng đã phát huy tác dụng của nó. Chỉ
bằng vài câu nói chuyện trao đổi bâng quơ, trong một tình huống khó mà phân biệt là
có thật hay là tưởng tượng của tác giả, nhân vật đã bị phơi trần và đã kích không
thương tiếc. Nguyễn Tuân cũng đã sử dụng cách để nhân vật Huấn Cao xuất hiện
trước hết là qua con mắt viên quản ngục. Chính vì thế mà sự oai phong, hiên ngang,
kiêu bạc của Huấn Cao càng được tô đậm. Khải Định cũng vậy. Nhân vật này không
trực tiếp đặt bộ mặt của mình lên trang giấy. Nhưng cũng chính qua cái nhìn khách
quan của người Pháp, chân dung của hắn cứ lồ lộ nổi lên rõ ràng và chi tiết. Về ngoại
hình, khuôn mặt An Nam hiện lên với các đặc trưng “mũi tẹt”, “mắt xếch”, “mặt bủng
như vỏ chanh” mà Khải Định đã mang đại diện. Điều này vỗn dĩ đã được miêu tả àm
người đọc hình dung rất rõ nét. Tuy nhiên, có thể đổ cho đặc trung xứ sở, cũng như ta
khó mà phân biệt được người Tây, chỉ thấy ai cũng da trắng, mắt xanh, mũi lõ,…
nhưng hãy xem tư thế của một đấng hoàng thượng: “nhút nhát, lúng ta lúng túng” đến
nỗi làm cho họ- những người dân nước Pháp bật cười. Nhất là những thứ “ngọc ngà
châu báu” ở nước ta thì trong mắt người Pháp đã trở thành “bộ lụa là, bộ hạt cườm”.
Trong trang phục của hoàng đế, Khải Định chẳng những không tạo nổi vẻ uy nghi,
lẫm liệt mà chỉ càng khiến thiên hạ bật cười. Chi tiết “cái chụp đèn chụp lên cái đầu
quấn khăn” đã hoàn thành nốt bức chân dung lố bịch của một tên hề Khải Định. Than

ôi! Giá trị của một đức vua chỉ ngang với một tên hề! Không dừng lại ở chổ đó, đoạn
văn ghi lại lời đôi trai gái so sánh Khải Định với các trò mua vui khác càng nhấn
LÊ MINH TƯƠNG

20


mạnh tư cách của nhân vật Khải Định. Đúng lúc các trò giải trí sắp cạn, hoàng thượng
của chúng ta trở thành một phát hiện mới thú vị, hấp dẫn lại rẻ tiền: “nghe nói ông
bầu nhà hát Múa rối có ý định kí giao kèo thuê đấy…” đến nước này thì Khải Định đã
trở thành một món hàng béo bở cho các khu giải trí khai thác. Câu nói bâng quơ của
đôi bạn trẻ “nghe nói..” đã trở thành ấn tượng chung của dư luận công chúng Pháp
đối với Khải Định.
Chân dung của “đức hoàng thượng” còn được thể hiện sâu sắc hơn từ góc nhìn
thứ hai- qua lời kể của nhân vật “tôi”. “Vi hành” được viết dưới hình thức một bức
thư, điều này rất có lợi cho những ý tạt ngang, chuyển cảnh. Nhân vật “tôi” từ tình
huống hiểu nhầm của đôi bạn trẻ và chứng kiến cuộc đối thoại ấy đã cất lên lời nói
của mình. Những vị vua anh minh, tài đức thường cải trang đi dò la khắp xứ, tìm hiểu
cuộc sống của nhân dân mình. Khải Định được hiểu là có thể đang “vi hành”. Sự
ngẫu nhiên khi nhìn thấy nhân vật “tôi” trên chuyến xe làm đôi bạn trẻ nghĩ như thế,
đồng thời khơi mở cả ý nghĩ của “tôi”. Nhân vật “tôi” cho rằng “ngày nay, còn có
những ông hoàng, ông chúa, để tiện việc riêng và vì những lí do không cao thượng
bằng, cũng “vi hành” đấy”. Các giả thiết đặt ra để giải thích, suy đoán về ý đồ vi hành
của Khải Định: “ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền cai trị của bạn nagì là A-lếchxăng Đệ nhất có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc
phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không? Phải chăng ngài muốn
học sử dụng (theo kiểu Pháp) cái liềm của nhà nông cùng cái búa của thầy thợ để sau
cuộc ngao du, đem về chút ấm no cho đám “dân”bất hạnh của ngài tới nay hoàn toàn
chẳng biết đến? Hay là chán cảnh làm một ông vua to, bây giờ ngài lại muốn nếm thử
cuộc đời của các cậu công tử bé?”. Mỗi suy đoán dường như là một mũi dao đả kích
sắc nhọn hướng vào Khải Định. Đằng sau đại từ ngài nghe có vẻ tôn trọng ấy là sự

mỉa mai, chế giểu. Nhân vật Khải Định, qua nhận thức của một người dân An Nam,
không chỉ là một tên vua bù nhìn mà còn vô cùng ngu dốt. Hắn trở thành một con rối
vô nghĩa, bù nhìn trong sự điều khiển của thực dân Pháp, một tên vua bất tài, bán
nước trong con mắt người dân An Nam. “Ngày nay, cứ mối lần ra khỏi cửa thật tôi
không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được
có một vị hoàng đế”. Câu nói ấy chứa đựng sự mỉa mai chua chát đối với Khải Đinh.
Từ tình huống “nhầm lẫn” ban đầu, theo diễn biến của câu chuyện ngày càng được
LÊ MINH TƯƠNG

21


mở rộng, éo le và hài hước, nhân vật Khải Định cũng theo đó mà bộc lộ bản chất của
mình.
Bằng tài năng sáng tạo độc đáo, Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng nên một bức
chân dung biếm họa thep phép “lạ hóa” của người phương Tây. Ngôn ngữ trào phúng
dày đặc trong truyện tạo thành một nét phong cách riêng. Không phải Nguyễn Ái
Quốc- một người cộng sản, mạt sát Khải Định mà là công chúng Pháp đấy chứ!Thủ
pháp nghệ thuật “vẽ mây nẩy trăng” đã tô đạm một Khải Định với bộ dạng ngớ ngẩn,
kì quái, lố bịch, một gã ăn chơi bừa bãi: “thế hay là hắn đem tất cả các thứ đó đến
tiệm cầm đồ rồi?”. Cái giá của món hàng Khải ĐỊnh thật thảm hại. Trong câu chuyện,
ta có thể tìm thấy những từ ngữ tác giả đưa ra để suy đoán như “phải chăng ngài
muốn..”, “hay là ngài muốn..” có ai cấm được người viết đưa ra nhưungx phán đoán
như thế. Chính vì vậy mà Khải Định cứ ngày càng được suy đoán theo những mức
cao hơn và bản chất của hắn cũng hiện rõ theo chiều tăng tiến ấy. Từ tên vua bù nhìn,
Khải Định dần dần bị lột trần từ cái vẻ ngoài giả dối đến một trí tuệ rỗng tếch và bản
chất thấp hèn, ti tiện. Con tàu điện tù lúc xuất phát đến lúc chuyển ga lần thứ hai đã
chở theo một bức chan dung như thế và để lại rất nhiều suy nghĩ trong lòng người
đọc.
Chúng ta đều biết Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh viết văn hạy làm thơ không

vì mục đích văn chương. Sáng tác văn thơ đối với người là một hành vi chính trị, một
hình thức hoạt động cách mạng. vì thế từ nội dung đến tư tưởng của “Vi hành” cũng
không nằm ngoài mục đích ấy và nhân vật Khải Định là nhân vật rất phù hợp để tác
giả thực hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Khải Định xuất hiện trước công chúng Pháp
tạo ra một tràng cười mỉa mai, một không khí tiếp đón “nồng nhiệt”. “Hắn đấy!- Đâu
phải!- “Đúng hắn mà!”…như một loạt đại bác trào phúng. Tác giả đã lật tẩy không
biết bao nhiêu mặt nạ đang diễn trò trong cuộc đấu xảo ấy, từ tên vua ngờ nghệch đến
chính phủ Pháp đương thời. Nhìn vào nhân vật Khải Định, công chúng Pháp không
chỉ được chứng kiến bộ mặt của một cá nhân mà còn hiểu được sự xảo trá của chính
phủ Pháp hòng lòe mắt mọi người. Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ mục đích chính
trị của Nguyễn Ái Quốc.
“Vi hành” được viết trên đất Pháp, để công chúng Pháp đọc. Chính vì thế từ
ngôn ngữ đến hình thức tác phẩm đều được tác giả cân nhấc, lựa chọn sao cho phù
LÊ MINH TƯƠNG

22


hợp với đối tượng ấy. “Vi hành” đã đánh trúng thị hiếu của công chúng Pháp và nhân
vật Khải Định thành công rực rỡ. Người đọc bật cười trước bóng dáng Khải Định.
Nếu như Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ làng Vũ Đại mang theo sự khốn khổ, tha
hóa đến thảm hại của số phận những người nông dân thảm hại trước Cách mạng
tháng Tám thì tên vua Khải Định ngơ ngáo, lững thững bước ra từ “Vi hành” mang
theo bản chất nhu nhược, bán nước của triều đình phong kiến và khoác lên mình tấm
áo giả dối của chính quyền Pháp. Câu suy đoán: “Hay là chán cảnh làm một ông vua
to, bây giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé?” không chỉ là sự
suy đoán bâng quơ, ngẫu nhiên. Nó góp phần tái hiện hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
Nguyễn Ái Quốc một mặt hạ bệ tên vua ngu dốt đang từ địa vị một “ông vua to”
xuống vị trí một “công tử bé”; mặt khác, tác giả nêu bật hiện trạng của các nước
Đông Dương trong cảnh thuộc địa, dưới “vòng ôm ấp, bảo vệ” của “mẫu quốc”. Qua

nhân vật Khải Định, mũi tên của Nguyễn Ái Quốc đã nhắm trúng nhiều đích, phơi
bày, bóc trần sự giả dối của vũ hội các-na-van đang nhộn nhịp diễn ra. Đồng thời,
Người cũng tở rõ thái độ của người dân An Nam đang sống trên đất Pháp trước hoàn
cảnh nước nhà. Chuyến đi thăm mẫu quốc của Khải Định là một cơ hội tốt để tác giả
hướng ngòi bút sắc sảo, nhạy bén của mình vào mục đích phục vụ phong trào cách
mạng nước nhà. Người đọc như nhìn thấy chân dung Khải Định bị “kéo lê” trên khắp
các lối ngõ nước Pháp. Từ nhân vật Khải Định, tac giả đặt ra những câu hỏi lớn cho
công chúng Pháp về tư tưởng, nhận thức của những con người sống trong cảnh nô lệ.
Hơn thế nữa, công chúng Pháp còn hướng sự thắc mắc của mình vào chính phủ Pháp
đương thời.
Nhân vật là xương thịt cấu tạo nên tác phẩm, thổi vào tác phẩm một luồng sinh
khí, tạo cho nó sức sống lâu bền. Sở dĩ “vi hành” có được điều đó là nhờ xây dựng
được một tình huống độc đáo và một nhân vật rất điển hình. Trong vô vàn những bức
chân dung mà văn học xây dựng nên, Khải Định là một khuôn mặt khó quên. Nhân
vật Khải Định được xây dựng bằng ngôn ngữ trào phúng sắc sảo, thâm thúy. Từ hai
hướng nhìn khách quan và chủ quan, tác giải đã mang đến cho người đọc một cái
nhìn toàn diện về tên vua bán nước. Với một xã hội, người ta đôi khi chỉ nhìn vào
một vài biểu hiện là có thể dánh giá được bộ mặt của xã hội ấy. Nếu như Vũ Trọng
Phụng chớp lấy cảnh “hạnh phúc của một tang gia” để làm nổi bật hàng loạt bộ mặt
LÊ MINH TƯƠNG

23


giả dối, Nguyễn Công Hoan nhặt lấy một “đồng hào có ma” để phác họa nên gương
mặt quan phụ mẫu,..thì Nguyễn Ái Quốc nhân một cuộc đấu xảo đã vạch mặt kẻ đứng
đầu xã hội Việt Nam thời bấy giờ, góp vào cho dòng văn học trào phúng một tiếng
cười chế giểu sây cay, sắc sảo.
Chúng ta thường chỉ nhắc đến một nhà thơ cách mạng Hồ Chí Minh, một nhà
chính trị kiệt xuất, tài ba, một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Văn học Việt Nam còn

biết đến một cây bút trào phúng sắc sảo Nguyễn Ái Quốc.
(dẫn theo Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên- Đỗ Ngọc Thống, văn bồi dưỡng
học sinh giỏi THPT, tập II, NXB Quốc gia Hà Nội, 2002- có chỉnh sửa)
Câu 7. Hình tượng nhân vật trữ tình trong Nhật kí trong tù – một tâm hồn lớn,
một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn.
GỢI Ý TRẢ LỜI
1. Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác Nhật kí trong tù: năm 1942, Hồ Chí Minh trên
con đường hoạt động Cách mạng bị quân Tưởng Giới Thạch bắt ở Trung Quốc và
rơi vào cảnh ngộ tù đày gian lao khổ ải, trong lúc phong trào cách mạng ở nước ta
đang rất cần sự có mặt của Người.
- Nhật kí trong tù được viết trong một tình thế đặc biệt: “Ngâm thơ ta vốn
không ham  Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây”. Một tập nhật kí chỉ nhằm ghi lại
một cách chân thật những gì tác giả nếm trải ở chốn lao tù, vậy mà qua Nhật kí trong
tù, chúng ta thấy hiện lên hình tượng nhân vật trữ tình Hồ Chí Minh  một tâm hồn
lớn, một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn.
2. Thân bài: Cần làm nổi bật những nội dung cơ bản sau:
- Tâm hồn lớn: đó là một trái tim tràn đầy tình yêu thương và nhạy cảm trước
thiên nhiên, cuộc sống.
+ Một tâm hồn luôn rộng mở để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên: dù ở bất kì
hoàn cảnh nào (trong ngục, trên đường chuyển lao), dù thể xác luôn bị đày đọa,
Người vẫn phát hiện và rung động trước cái đẹp (một làn hương hoa bay vào nhà
ngục, một ánh trăng lọt qua khe cửa buồng giam, một buổi chiều nơi núi rừng với
“Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng”,...) bằng trái tim đồng điệu của một thi nhân.
LÊ MINH TƯƠNG

24


+ Nhưng hơn hết, đó là một trái tim đồng cảm, yêu thương mọi thân phận, mọi

cảnh ngộ; đồng cảm với mọi nỗi buồn; trân trọng mọi niềm vui và lòng tốt của con
người (từ một tiếng khóc, trẻ thơ, một cuộc gặp gỡ “Anh đứng trong cửa sắt  Em
đứng ngoài cửa sắt” đến hình ảnh một cô thiếu nữ xay ngô bên bếp lửa, một cảnh
“Làng xóm ven sông đông đúc thế  Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh”, một
Trưởng ban họ Mạc “Chẳng dùng quyền thế, chỉ dùng ân”,...). Trong bất kì hoàn cảnh
nào, Người đều quên đi nỗi buồn, nỗi đau của riêng mình để chia sẻ hết mình nỗi
buồn và niềm vui của con người.
- Trí tuệ lớn: đó là một trí tuệ sáng suốt, thể hiện ở tầm nhìn sắc sảo, sâu rộng
trước những biểu hiện của cuộc sống xung quanh.
+ Người đã nhận ra hiện thực xã hội Trung Hoa với tất cả mặt trái của nó và đã
thể hiện bằng một ngòi bút châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay (một xã hội Lai Tân
“vẫn thái bình” mà mọi guồng quay đều đảo ngược; một người phụ nữ có chồng trốn
đi lính đã được “Quan trên xót nỗi em cô quạnh  Nên lại mời em tạm ở tù”…).
+ Người đã nhận ra những quy luật sâu sắc từ những biểu hiện thường nhật của
cuộc sống (Trong ngục giờ đây còn tối mịt  Ánh hồng trước mặt đã bừng soi; Hết
mưa là nắng hửng lên thôi. Hết khổ là vui vốn lẽ đời...), để trong cảnh ngục tù, Người
vẫn suy nghĩ về cách mạng, về trách nhiệm của một thi nhân  chiến sĩ: “Nhà thơ
cũng phải biết xung phong”,…
- Dũng khí lớn: Hồ Chí Minh có một sức mạnh, tinh thần lớn lao. Người luôn
lạc quan trước mọi cảnh ngộ chốn lao tù. Người cảm thấy mình dù bị xiềng xích, dây
trói mà vẫn như “khanh tướng vẻ ung dung”, cảnh ghẻ lở mà “Gảy đàn, trong ngục
thảy tri âm”,... Không một trở lực nào ngăn cản được trái tim và khối óc của Người.
Hơn mười ba tháng bị giam giữ, đày đọa chốn ngục tù, Người vẫn nghĩ suy và cống
hiến cho cách mạng, vẫn ung dung tự tại, làm chủ bản thân mình.
3. Kết bài:
- Một tâm hồn lớn, một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn đã làm nên hình tượng
một con người luôn tự thấy mình là “khách tự do” giữa chốn lao tù. Một con người
vừa ung dung tự tại như một bậc hiền triết lại vừa chủ động, tự tin, phóng khoáng
giữa thiên nhiên, trời đất với một tấm lòng, một trái tim rộng mở “Ôm cả non sông,
LÊ MINH TƯƠNG


25


×