Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

đánh giá pisa ban hoan chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.45 KB, 29 trang )

I. TỔNG QUAN VỀ PISA
1.1. PISA là gì?
Là chương trình đánh giá học sinh quốc tế, viết tắt PISA (tiếng Anh:Programme
for International Student Assesment), là một tập hợp các nghiên cứu của Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế (OECD- Organization for Economic Cooperation and
Development), và nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả – chất lượng của hệ
thống giáo dục của mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với
giáo dục phổ thông. PISA được thực hiện theo chu kì 3 năm một lần (bắt đầu từ năm
2000). Đối tượng đánh giá là học sinh trong độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo
dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng – độ tuổi PISA).
PISA hướng vào các trọng tâm về chính sách, được thiết kế và áp dụng các phương pháp
khoa học cần thiết để giúp chính phủ các nước tham gia rút ra các bài học về chính sách
đối với giáo dục phổ thông.
1.2.Những quốc gia đã tham gia PISA
Tất cả các nước thành viên OECD, cùng với một số quốc gia đối tác khác. Kỳ đánh
giá năm 2000 có 43 nước tham gia, năm 2003 có 41 nước, năm 2006 có 57 nước và năm
2009 có 67 nước trong đó Đông Nam Á có các nước Thailand, Indonesia tham gia từ năm
2000, Singapore từ năm 2009, Việt Nam tham gia năm 2012.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, PISA là cuộc khảo sát tin cậy về kiến thức và
kỹ năng của học sinh song chúng ta đang đứng trước những thách thức lớn khi lần đầu
tiên Việt Nam tham gia PISA.
1.3. Việt Nam tham gia PISA
Mục đích Việt Nam tham gia PISA:
– Bước tích cực của hội nhập quốc tế về giáo dục;
– So sánh “mặt bằng” giáo dục quốc gia với giáo dục quốc tế;

1


– OECD đưa ra kết quả phân tích và đánh giá về chính sách giáo dục quốc gia và đề xuất
những thay đổi về chính sách giáo dục cho các quốc gia;


– Góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: học tập quốc tế về đánh giá
chất lượng giáo dục, nhất là đổi mới về kĩ thuật và phương pháp đánh giá, đưa ra cách tiếp
cận mới về dạy – học, thi và đánh giá.
Viêt Nam bắt đầu tham gia PISA từ đợt đánh giá năm 2012, theo mẫu học sinh
được lấy trong cả nước. Việc chọn mẫu rất nghiêm ngặt, theo phương pháp chọn ngẫu
nhiên nhờ phần mềm do ban quản lý PISA của OECD cung cấp và giám sát. Kết quả của
học sinh Việt Nam qua 2 lần tham gia chương trình PISA được biểu diễn ở bảng sau
(trong các ô số trước là thứ hạng, số sau là điểm số):

m

Toán

Khoa học Đọc hiểu

2012 17 ↔ 511 8 ↔ 528

19 ↔ 508

2015 22 ↔ 495 8 ↔ 525

32 ↔ 487

1.4. Đối tượng đánh giá
Học sinh trong độ tuổi 15 (được định nghĩa chính xác là từ 15 tuổi 3 tháng đến 16
tuổi 2 tháng) đang theo học ở chương trình phổ thông và giáo dục thường xuyên. Một tỷ
lệ học sinh được chọn theo mẫu ngẫu nhiên, không phân biệt đang học lớp nào, sẽ được
chọn để tiến hành đánh giá, tuy nhiên các quốc gia tham gia có thể chọn một tỷ lệ cao hơn
tỷ lệ chung của PISA nếu thấy cần có các phân tích chi tiết hơn về tình hình giáo dục
trong nước.

1.5. Đặc điểm của Pisa
PISA có một số đặc điểm cơ bản sau:
2


a, Quy mô của PISA rất lớn và có tính toàn cầu. Qua 5 cuộc khảo sát đánh giá, ngoài
các nước thuộc khối OECD còn có rất nhiều quốc gia là đối tác của khối OECD đăng ký
tham gia.
b, PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì (3 năm 1 lần) tạo điều kiện cho các
quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt được các
mục tiêu giáo dục cơ bản.
c, Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh giá về năng
lực phổ thông của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các
quốc gia.
PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:
Chính sách công (public policy). Các chính phủ, các nhà trường, giáo viên và phụ
huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như "Nhà trường của chúng ta đã
chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống của
người trưởng thành chưa?", "Phải chăng một số loại hình giảng dạy và học tập của những
nơi này hiệu quả hơn những nơi khác?" và "Nhà trường có thể góp phần cải thiện tương
lai của học sinh có gốc nhập cư hay có hoàn cảnh khó khăn không?",...
Năng lực phổ thông (literacy). Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình
giáo dục cụ thể, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về các năng lực của học sinh trong
việc ứng dụng các kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản vào các tình huống thực tiễn.
Ngoài ra còn xem xét đánh giá khả năng phân tích, lí giải và truyền đạt một cách có hiệu
quả các kiến thức và kĩ năng đó thông qua cách học sinh xem xét, diễn giải và giải quyết
các vấn đề.
Học tập suốt đời (lifelong learning). Học sinh không thể học tất cả mọi thứ cần biết
trong nhà trường. Để trở thành những người có thể học tập suốt đời có hiệu quả, ngoài
việc thanh niên phải có những kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản họ còn phải có cả ý

thức về động cơ học tập và cách học. Do vậy PISA sẽ tiến hành đo cả năng lực thực hiện
của học sinh về các lĩnh vực Đọc hiểu, Toán học và Khoa học, đồng thời còn tìm hiểu cả
về động cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược học tập hỏi học sinh.
3


1.6. Mục đích của PISA
- Cung cấp các dữ liệu so sánh nhằm giúp các nước cải thiện các chính sách và kết quả
giáo dục.
- Đo lường sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của học
sinh.
- Khảo sát các mối quan hệ giữa việc học của học sinh và các yếu tố khác để hiểu rõ sự
khác biệt về kết quả trong mỗi nước và giữa các nước.
1.7. Khái niệm năng lực trong PISA
Thuật ngữ năng lực (literacy) trong PISA bao hàm cả hai khái niệm kiến thức và kỹ
năng. Một trong các mục tiêu của PISA là xác định mức độ mà các học sinh ở tuổi 15 có
thể kích hoạt các quy trình nhận thức giúp họ tận dụng các kiến thức và kỹ năng đọc hiểu,
toán học, và khoa học tích lũy được ở trường học vào các bối cảnh, tình huống thực trong
đời sống.
1.7.1. Những năng lực được đánh giá trong chương trình PISA
- Là những kiến thức, kỹ năng thiết yếu chuẩn bị cho cuộc sống ở một xã hội hiện đại.
- Các lĩnh vực năng lực phổ thông được sử dụng trong PISA bao gồm:
+ Năng lực toán học
+ Năng lực đọc hiểu
+ Năng lực khoa học.

 Năng lực toán học
 Năng lực toán học được thể hiện ở 3 nhóm (cấp độ):
+ Nhóm 1: Tái hiện (lặp lại).
+ Nhóm 2: Kết nối và tích hợp.

+ Nhóm 3: Tư duy toán học, khái quát hóa và nắm được những tri thức toán học ẩn dấu
bên trong các tình huống và các sự kiện.
4




Các bối cảnh, tình huống để áp dụng toán học có thể liên quan tới những vấn đề

của cuộc sống cá nhân hàng ngày, những vấn đề của cộng đồng và của toàn cầu.

 Năng lực đọc hiểu
 Là năng lực hiểu, sử dụng và phản hồi lại ý kiến của một cá nhân sau khi đọc một
văn bản, nhằm mục đích nâng cao kiến thức.
 Năng lực đọc hiểu được xác định trên ba phương diện:
+ Thu thập thông tin.
+ Phân tích, lí giải văn bản.
+ Phản hồi và đánh giá.

 Năng lực khoa học
 Nhận biết các vấn đề khoa học: đòi hỏi học sinh nhận biết các vấn đề mà có thẻ
được khám phá một cách khoa học, nhận ra những nét đặc trưng chủ yếu của việc ngiên
cứu khoa học.
 Giải thích hiện tượng một cách khoa học: Học sinh có thể áp dụng kiến thức khoa
học vào tình huống đã cho, mô tả, giải thích hiện tượng một cách khoa học và dự đoán sự
thay đổi;
 Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết luận.
II. Quy trình thực hiện PISA

5



Xác định mục đích cần đánh giá
Xác định đối tượng đánh giá và chọn mẫu học
sinh để đánh giá
Chuẩn bị về tổ chức thực hiện
Xác định nội dung, phương pháp đánh giá
Xây dựng công cụ đánh giá
Xây dựng ma trận của các bộ công cụ
Viết các câu hỏi
Thử nghiệm các bộ công cụ đánh giá
Phân tích, đánh giá các câu hỏi
Sửa chữa, hoàn thiện các bộ công cụ sử
dụng cho khảo sát chính thức

Tiến hành đánh giá
Nhập dữ liệu và xử lý dữ liệu
Xây dựng báo cáo kết quả
Tổng kết đợt đánh giá và đề xuất các giải pháp cải
tiến
Lựa chọn các câu hỏi tốt đưa vào ngân hàng câu
hỏi.
6


Các bộ công cụ đánh giá của PISA:
- Các quyển đề thi (bắt buộc cho các nước).
- Phiếu hỏi học sinh (bắt buộc cho các nước).
- Phiếu hỏi Nhà trường (hiệu trưởng trả lời; bắt buộc cho các nước).
- Phiếu hỏi phụ huynh (tự chọn, VN không đăng ký tham gia).

- Kỳ 2012 không có phiếu hỏi giáo viên.
- Kỳ 2015 có phiếu hỏi giáo viên (tự chọn, VN không đăng ký tham gia).
III. Các nguyên tắc chung trong đánh giá
Về độ tuổi học sinh, kỳ thi PISA đánh giá năng lực đọc hiểu, toán học, và khoa học
của học sinh ở độ tuổi tuổi từ 15 tuổi 3 tháng đến 16 tuổi 2 tháng tính đến thời điểm bắt
đầu giai đoạn đánh giá, đang theo học mọi hình thức đào tạo (trừ các học sinh được dạy
học ở nhà – home-schooled). Do vào độ tuổi này, học sinh ở phần lớn các nước OECD
sắp hoàn thành bậc giáo dục phổ cập.
Về phương thức đánh giá, không giống phương thức đánh giá ở trường học, PISA có
cách tiếp cận rộng hơn về việc đánh giá kiến thức, kỹ năng, và thái độ của học sinh. PISA
hướng tới đánh giá ở học sinh các năng lực sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ
và thách thức thường nhật. Kỳ thi này không chỉ đánh giá kiến thức của học sinh ở một
môn học cụ thể, mà còn đánh giá năng lực suy luận và sử dụng những kiến thức đã học
trong một môi trường mới. Cách tiếp cận bao quát và thực tiễn này giúp PISA phản ánh
kịp thời các thay đổi trong chương trình học. Cụ thể hơn, phương thức đánh giá của PISA
dựa trên mô hình học tập suốt đời; trong đó, việc tích lũy các kiến thức và kỹ năng mới
cần thiết để thích nghi trong một thế giới luôn thay đổi là một quá trình diễn ra suốt đời –
không chỉ bó hẹp trong phạm vi trường học.
Về nội dung đánh giá, PISA tập trung vào những điều mà học sinh ở độ tuổi 15 cần
cho tương lai và đánh giá năng lực học tập suốt đời của học sinh thông qua quá trình học
sinh sử dụng những kiến thức đã học ở trường để giải quyết các vấn đề trong đời sống,…
7


IV. Nguyên tắc đo các năng lực trong PISA
Dưới đây là nguyên tắc đo ba năng lực cơ bản được đánh giá ở tất cả các kì thi
PISA.
Nguyên tắc đo năng lực đọc hiểu: PISA dựa trên hai nguyên tắc chính là:
1) Đảm bảo bao quát được nội dung đọc và mục đích đọc của học sinh, ở trong cũng như
ngoài nhà trường;

2) Sắp xếp nội dung trong mảng năng lực đọc sao cho các bài tập có độ khó được phân bố
đồng đều.
Nguyên tắc đo năng lực toán học: Để đo năng lực toán, PISA nhấn mạnh vào nguyên tắc
phù hợp và thực tế. Trọng tâm đánh giá được nhấn mạnh vào các tình huống và nội dung



×