Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN môn NHÀ nước và PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.86 KB, 14 trang )

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (LẦN 2)
Họ và tên: Trần Hải Nga
Lớp: H563
NỘI DUNG CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: Lấy ví dụ về quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của các ngành
Luật: Hành chính, dân sự, kinh tế, hôn nhân-gia đình:
·
Luật Hành chính: Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động
quản lý hành chính Nhà Nước
Quản lý NN là hoạt động quản lý được thực hiện bởi các cơ quan NN.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A đến Ủy ban nhân dân xã B làm giấy khai sinh cho con.
Quan hệ này do Luật Hành chính điều chỉnh vì việc đăng ký khai sinh là hoạt động
QLHH-NN đây là hoạt động chấp hành điều hành.
·
Luật Dân Sự: Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Luật Dân sự bao gồm các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội tài sản và quan
hệ nhân thân nẩy sinh trên cơ sở bình đẳng, độc lập và tự định đoạt của các chủ thể
tham gia vào các quan hệ đó
Luật dân sự có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A đến Ủy ban nhân dân xã B làm giấy ủy quyền tài sản cho
con.
·
Luật Kinh Tế: Là một ngành luật bao gồm các QPPL điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội phát sinh trực tiếp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ví dụ: Công ty cổ phần B kí kết hợp đồng bán lô thuốc Tây cho Ông Nguyễn Văn A
Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn A. Đây là quan hệ được điều chỉnh bởi Luật
Kinh tế.
·
Luật Hôn Nhân-Gia Đình: Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, là tổng hợp các QPPL do các cơ quan NN có thẩm quyền ban hành để điều
chỉnh các mối quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh trong lĩnh vực hôn


nhân- gia đình.
Câu 2: Tự lấy 1 ví dụ về vi phạm hành chính và phân tích các yếu tố cấu thành
của vi phạm hành chính đó.
Ví dụ vi phạm Hành chính:
Chị: Nguyễn Thị A, sinh năm 1980(có đủ năng lực trách nhiệm hành chính), điều
khiển xe máy vượt đèn đỏ bị công an giao thông giữ lại xử phạt hành chính 150
nghìn đồng.
Phân tích dấu hiệu pháp lý của vi phạm này :
+ Về mặt Chủ thể: Là cá nhân Nguyễn Thị A, sinh năm 1980 có năng lực trách nhiệm
Hành chính, đã thực hiện hành vi vi phạm hàng chính là điều khiển xe máy vượt đèn
đỏ.
Vi phạm của A chính là hành vi lái xe vượt đèn đỏ.
+ Về mặt khách thể :Là hành vi vượt đèn đỏ của A vi phạm những quy tắc xử sự,
những quy định trong luật giao thông đường bộ , rằng người điều tham gia giao
thông không được điều khiển xe vượt đèn đỏ.
+ Về mặt khách quan : hành vi của A là điều khiển xe máy vượt đèn đỏ, có thể gây
tai
nạn
cho
những
người
cùng
tham
giao
thông.
+ về mặt chủ quan : hành vi của A là cố ý vượt đèn đỏ, với động cơ rút ngắn thời gian
đi lại nhằm mục đích cá nhân.

1



Câu 3: Phân biệt Cán bộ, Công chức, Viên chức
Công chức (chi tiết theo Nghị định 06/2010/NĐ-CP):
Được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế
giữ một công vụ thường xuyên, hoặc nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan hành
chính nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện; trong các cơ quan, đơn vị QĐND (mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp như chuyên viên vi tính, kế
toán...); trong các cơ quan, đơn vị công an nhân dân (mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên nghiệp); trong các cơ quan Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng
Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước; trong các bộ và cơ quan ngang bộ; TAND các cấp
(Phó chánh án TAND tối cao; chánh án, phó chánh án các tòa chuyên trách, thẩm
phán); Viện KSND; tổ chức CT-XH (Mặt trận Tổ quốc VN, Tổng liên đoàn Lao động
VN, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên...); trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập...
Viên chức (theo Luật Viên chức):
Được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức
danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý (trừ các chức vụ quy định là công chức). Viên
chức là người thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ
năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực:
giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao
động - thương binh và xã hội, thông tin - truyền thông, tài nguyên môi trường, dịch
vụ... như bác sĩ, giáo viên, giảng viên đại học...
Công chức
- Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý.
- Hình thức tuyển dụng: thi tuyển, bổ nhiệm, có quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thuộc biên chế.
- Lương: hưởng lương từ ngân sách nhà nước, theo ngạch bậc.
- Nơi làm việc: cơ quan nhà nước, tổ chức CT-XH (Liên đoàn Lao đông tỉnh,
Văn phòng Tỉnh ủy…).
Viên chức

- Thực hiện chức năng xã hội, trực tiếp thực hiện nghiệp vụ.
- Hình thức tuyển dụng: xét tuyển, ký hợp đồng làm việc.
- Lương: một phần từ ngân sách, còn lại là nguồn thu sự nghiệp.
- Nơi làm việc: đơn vị sự nghiệp và đơn vị sự nghiệp của các tổ chức xã hội./.

2


Câu 4: Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung 600 triệu đồng. Bà
B có tài sản riêng 180 triệu đồng. Hai người có hai con chung là C (17 tuổi) và D
(15 tuổi). Bà B có con riêng là E (20 tuổi, không bị bệnh tâm thần và có khả năng
lao động). Năm 2005, bà B chết. Bà B đã lập di chúc hợp pháp cho M (em họ) 100
triệu đồng, cho quỹ từ thiện 200 triệu đồng. Hãy chia thừa kế khi bà B chết.
Tài sản thời kỳ Hôn nhân mà bà B được là:
600tr /2= 300 tr + 180tr tài sản riêng = 480tr
-Theo di chúc hợp pháp bà B cho M = 100tr, cho từ thiện (X)=200tr
Vậy: 480tr - 100tr - 200tr = 180tr
Như vậy TS chưa định đoạt: A = C = D = E = 180 : 4 = 45tr
- Mà theo quy định hàng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc được PL bảo
vệ (vì dưới 18 tuổi không có nguồn thu ) gồm: A = C = D = 2/3 trên tổng số TS; 2/3
x (480: 4) = 120tr x 2/3 = 80 tr. vậy 80 tr là số tiền PL phải bảo vệ cho A.C,D
Trường hợp này phải chia cho A,C,D phần TS được PL vảo vệ là: 80tr chứ
không chia theo TS chưa định đoạt cho A,C,D
Như vậy: A = C = D = 240tr + E = 240tr + 45tr = 285tr
Ø 480tr – 285 tr = 195 tr là số tiền còn trong di chúc phải chia cho M và X
Ø M = 1/3 của 195tr = 195: 3 = 65tr
Ø X = 2/3 của 195tr = 130tr
Đáp án: D = E = 80tr
A = 380tr
M = 65tr

X = 130tr

3


Câu 5: Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên với doanh nghiệp tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên với công ty cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên và doanh nghiệp tư
nhân (DNTN) đều có một số nét tương đồng, tuy nhiên về bản chất, cơ cấu tổ chức,
hoạt động khác nhau.
Dưới đây là bài viết so sánh công ty TNHH một thành viên và DNTN.

Khái niệm

Công ty TNHH 01 thành viên

DNTN

Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá
nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ
của công ty.

Là doanh nghiệp do một cá nhân
làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về
mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Số lượng chủ sở

hữu
Chủ sở hữu

Một
Tổ chức, cá nhân

Cá nhân

Điều khoản ràng Không có điều khoản ràng buộc đối với chủ sở Mỗi cá nhân chỉ được quyền
buộc
hữu công ty TNHH một thành viên.
thành lập một DNTN.
Chủ DNTN không được đồng
thời là chủ hộ kinh doanh, thành
viên công ty hợp danh.
DNTN không được quyền góp
vốn thành lập hoặc mua cổ phần,
phần vốn góp trong công ty hợp
danh, công ty TNHH hoặc công
ty cổ phần.
Quyền phát hành
chứng khoán

Không có quyền phát hành chứng khoán

Vốn góp

- Công ty TNHH một thành viên được quyền
thay đổi vốn điều lệ.
- Tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty

TNHH một thành viên tách biệt.

- Chủ DNTN có quyền tăng hoặc
giảm vốn đầu tư của mình tùy
vào hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Không tách biệt tài sản của chủ
DNTN với tài sản của DNTN.

Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn
góp của chủ sở hữu với công ty TNHH một
thành viên.

Chịu trách nhiệm vô hạn.

Tư cách pháp
nhân

Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy Không có tư cách pháp nhân
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức

Có thể lựa chọn 01 trong 02 mô hình sau:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc và Kiểm soát viên;
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc và Kiểm soát viên.


Chủ sở hữu tự quản lý hoặc thuê
người quản lý.

4


Quyền của chủ
sở hữu

Nếu chủ sở hữu là cá nhân:
- Chủ DNTN có toàn quyền
- Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, quyết định đối với tất cả hoạt
bổ sung Điều lệ công ty.
động kinh doanh của doanh
- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận
kinh doanh hằng năm của công ty.
sau khi đã nộp thuế và thực hiện
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ các nghĩa vụ tài chính khác theo
nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý
quy định pháp luật.
công ty.
- Quyết định dự án đầu tư phát triển;
- Quyết định các giải pháp phát triển thị trường,
tiếp thị và công nghệ.
- Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp
đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị
bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được
ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty
hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy

định tại Điều lệ công ty;
- Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn
hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo
cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ
hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ
công ty.
- Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty;
chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều
lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
- Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào
công ty khác;
- Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh
doanh của công ty;
- Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã
hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài
chính khác của công ty;
- Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá
sản công ty;
- Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau
khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
- Quyền khác theo quy định của Luật doanh
nghiệp 2014 và Điều lệ công ty.
Nếu chủ sở hữu là tổ chức:
- Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi,
bổ sung Điều lệ công ty.
- Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội
bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có
quy định khác.
- Quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng
một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty

cho tổ chức, cá nhân khác;
- Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã
hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài
chính khác của công ty;

5


- Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá
sản công ty;
- Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau
khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
- Quyền khác theo quy định của Luật doanh
nghiệp 2014 và Điều lệ công ty.
Nghĩa vụ của
chủ sở hữu

- Góp đầy đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty. - Phải chịu trách nhiệm về mọi
- Tuân thủ Điều lệ công ty.
hoạt động kinh doanh của doanh
- Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở nghiệp.
hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ sở hữu
công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của
cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên
cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc.
- Tuân thủ quy định pháp luật về hợp đồng và
pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay,
cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác
giữa công ty và chủ sở hữu công ty.

- Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn
bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn
bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác;
trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều
lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì
chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải
liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
- Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận
khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
- Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của
Luật doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty.

Hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Giấy đề nghị đăng ký doanh
- Điều lệ công ty.
nghiệp.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao Thẻ căn cước công dân,
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
Giấy chứng minh nhân dân, Hộ
+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh
chiếu hoặc chứng thực cá nhân
nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác
hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân.

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác
của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước
công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu
hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của
người đại diện theo ủy quyền của thành viên là
tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản
sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp
hóa lãnh sự.

6


+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà
đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư.

1. Định nghĩa:
Công ty cổ phần:
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đổi vốn, vốn của công ty được chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi à cổ đông, chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình công ty gồm tối thiểu 2 thành viên và tối đa
không quá 50 thành viên góp vốn thành lập và ty chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ công ty
bằng tài chính của mình.
2. So sánh:
Giống nhau:
- Thành viên công ty cỏ thể là cá nhân hoặc tổ chức;

- Đều chịu sự điểm chỉnh của luật doanh nghiệp;
- Đều là loại hình công ty đổi vốn;
- Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi góp vốn của công ty;
- Đều có quyền chuyển nhượng vón theo quy định của pháp luật;
- Đều được phát hành trái phiếu.
Khác nhau:
Công ty TNHH hai thành viên trở
lên
số lượng thànhLượng thành viên tối thiểu là 3, Lượng thành viên tối thiểu là 2 và tối
viên
không giới hạn thành viên tham gia. đa là 50 thành viên.
Được phát hành cổ phiếu để huyKhông được phát hành cổ phiếu để
vốn
động vốn;
huy động vốn.
Quy định chặt chẽ hơn, phải chào bán
cho thành viên trong công ty trước.
Trong thời gian 30 ngày nếu thành
chuyển
Được tự do chuyển nhượng vốn
viên trong công ty không mua hoặc
nhượng vốn theo quy định của pháp luật;
mua không hết, lúc này mới được
chuyển nhượng cho người ngoài công
ty.
Tổ chức quảnCơ cấu tổ chức phức tạp gồm:Cơ cấu tổ chức đơn giản hơn gồm:

- Đại hội đồng cổ đông;Hội
đồng
thành

viên;
Hội
đồng
quản
trị;- Chủ tịch hội đồng thành viên;
- Giám đốc hoặc tổng giám đốc;- Giám đốc hoặc tổng giám đốc;
Điểm khác

Công ty cổ phần

7


- Công ty cổ phần có trên 11 cổ
- Công ty TNHH trên 11 thành viên
đông phải có ban kiểm soát gồm từ
phải có ban kiểm soát
3 đến 5 thành viên.

8


Câu 6: Hãy nêu các hành vi tham nhũng, tác hại của tham nhũng, vấn đề công
khai minh bạch tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Khái niệm: Tham nhũng là hành vi của người có chức có quyền hạn, đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Theo khoản 3, Điều 1, của bộ luật PCTN là người có chức vụ, quyền hạn bao gồm :
“a) Cán bộ công chức, viên chức;
b) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên

môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo,
quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người được giao nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ,
công vụ đó”.
Trên cơ sở khái niệm hành vi tham nhũng và khái niệm người có chức vụ, quyền hạn
nêu trên, Điều 3 của Luật phòng, chống tham nhũng quy định cụ thể 12 loại hành vi
tham nhũng, bao gồm:
- Tham ô tài sản.
- Nhận hối lộ.
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải
quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
- Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì
vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Trong 12 loại hành vi tham nhũng nêu trên, thì có 7 loại hành vi đầu đã được quy
định trong Bộ luật hình sự năm 1999 (từ Điều 278 đến Điều 284), 5 loại hành vi sau
là những hành vi đã phát sinh trong xã hội và đang trở nên phổ biến, cần được quy
định cụ thể làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý.
2. Tác hại của tham nhũng :
- Gây tác hại rất lớn về tài sản cùa nhà nước, của tập thể và của nhân dân.
- Ảnh hưởng đến cán bộ công chức, viên chức nhà nước.

- Cản trở sự nghiệp đổi mới của đất nước.
- Làm thay đổi, đảo lộn chuẩn mực đạo đức xh làm xói mòn giá trị đạo đức tốt đẹp có
tính truyền thống của dân tộc.
- Làm mất lòng tin đối với Đảng, Nhà nước, làm mất niềm tin của Nhân dân đối với
Đảng, đối với NN, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.
3. Phòng ngừa tham nhũng
- Phòng ngừa tham nhũng được coi là yếu tố quan trọng, mang tính chiến lược,
quyết định hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng. Luật phòng, chống tham nhũng đã
quy định một hệ thống các biện pháp nhằm phòng ngừa tham nhũng và có thể coi đây
là nội dung quan trọng nhất của Luật.
- Công khai, minh bạch hoá hoạt động của bộ máy nhà nước: Công khai, minh bạch
9


là một giải pháp quan trọng trong hệ thống các giải pháp phòng ngừa tham nhũng.
Luật phòng, chống tham nhũng đã dành nhiều quy định cho công khai, minh bạch,
vấn đề công khai, minh bạch đã được đề cập một cách toàn diện, chi tiết và có tính
khả thi. Nói cách khác, công khai, minh bạch đã được " cơ chế hoá" trong đạo luật
này.
- Xây dựng, hoàn thiện và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, định mức,
tiêu chuẩn.
- Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức
- Việc tặng quà và nhận quà tặng
-Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức
- Minh bạch tài sản của cán bộ, công chức
-Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng.

Câu 7: Trình bày quan điểm và nội dung dân chủ ở cơ sở.
1. Khái niệm dân chủ và dân chủ cơ sở
Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa

nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do. Mặc dù
chưa có một khái niệm thống nhất về dân chủ, có hai nguyên tắc mà bất kỳ một khái niệm
dân chủ nào cũng đưa vào: Nguyên tắc thứ nhất là tất cả mọi thành viên của xã hội (công
dân) đều có quyền tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng và thứ hai, tất cả mọi thành
viên (công dân) đều được hưởng các quyền tự do được công nhận rộng rãi.
Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của cách mạng Việt Nam. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng nêu rõ: dân
chủ ở cơ sở thực chất là vấn đề “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Để thực hiện dân
chủ cơ sở, mọi công dân phải được đảm bảo thực hiện các quyền:
- Quyền được biết, được thông tin;
- Quyền được bàn bạc, tham gia, đóng góp ý kiến;
- Quyền kiểm tra, giám sát.
2. Những nội dung cơ bản về dân chủ cơ sở ở xã
- Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở xã
+ Bảo đảm trật tự, kỷ cương, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
+ Bảo đảm quyền của nhân dân được biết, tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và
giám sát việc thực hiện dân chủ ở xã.
+ Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
+ Công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dân chủ ở xã
+ Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước.
- Những nội dung chính quyền xã phải công khai cho nhân dân biết là nội dung liên
quan trực tiếp đến người dân, gắn liền với quyền và lợi ích của người dân, được nhân dân
quan tâm bao gồm:
+ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự
10


toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã.
+ Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ
trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa
bàn cấp xã.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công
việc của nhân dân.
+ Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án
đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp.
+ Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm
nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ
cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế.
+ Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính
liên quan trực tiếp tới cấp xã.
+ Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ,
công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
+ Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm
quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy
định tại Điều 19 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
+ Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền
cấp xã trực tiếp thu.
+ Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan
đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.
+ Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
- Những nội dung nhân dân bàn và quyết định bao gồm: công việc mà nhân dân
bàn, quyết định trực tiếp và công việc nhân dân sau khi bàn, biểu quyết đa số, phải
được cấp có thẩm quyền công nhận mới có giá trị thi hành:
Công việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp bao gồm: chủ trương và mức
đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi xã,
thôn do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong
nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.

Công việc nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định bao gồm:
hương ước, quy ước của thôn; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn; bầu, bãi nhiệm
thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
11


- Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết
định bao gồm: dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã; phương án chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án
phát triển ngành nghề của xã; dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương
án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của xã;...
- Những nội dung nhân dân giám sát bao gồm tất cả các nội dung phải công khai để
nhân dân biết, những nội dung nhân dân bàn và quyết định, những nội dung cơ quan có
thẩm quyền phải đưa ra lấy ý kiến nhân dân.
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp trong việc tổ
chức thực hiện dân chủ ở cấp xã.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở cấp xã
có trách nhiệm giám sát việc thực hiện và tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực
hiện dân chủ ở cấp xã.

12


13


14




×